Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Luan van thac si tran hai anh 20230403035921 e 5843

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 82 trang )

VIEN KIEM SAT NHAN DAN TOI CAO

TRUONG DAI HOC KIEM SAT HA NOI

TRAN HAI ANH

TAM DINH CHI DIEU TRA VU AN HINH SU
TREN DIA BAN THANH PHO HA NOI

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Hà Nội - 2022


VIEN KIEM SAT NHAN DAN TOI CAO

TRUONG DAI HOC KIEM SAT HA NOI

TRAN HAI ANH

TAM DINH CHI DIEU TRA VU AN HINH SU
TREN DIA BAN THANH PHO HA NOI

Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Hoàng Thị Quỳnh Chi


Hà Nội - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc ro rang,

được trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm vẻ tính chính xác và trung thực của Luận văn này.
Tác giả luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Hải Anh


LỜI CẢM ƠN
Lan đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy cô Trường
Đại học Kiểm sát Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong thời gian em

học tập. Với vốn kiến thức là nền tảng cho quá trình nghiên cứu Luận văn của mình.
Em xin bảy tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Thị Quỳnh Chi người

trực tiếp hướng dẫn đề tài đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em tìm ra hướng

nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, phân tích số liệu và đã tạo điều
kiện tốt nhất để em hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình.

Trong quá trình làm bài Luận văn, do trình độ lý luận cũng như kinh

nghiệm thực tiễn của em còn hạn chế nên bài Luận văn không tránh khỏi những

sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thây, cơ để bài viết
của em được hồn thiện hơn.

Cuối cùng em xin gửi lời kính chúc quý thầy, cơ có sức khỏe dơi đảo và
thành cơng trong sự nghiệp.
Em xin chán thành cảm ơn
Hà Nội ngày

tháng

năm 2022

Tác giả luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Hải Anh


DANH MUC CAC TU, CHU VIET TAT

BLHS
BLTTHS
CQĐT
CQTHTT
DTV
KSV
THQCT
VAHS

TTHS
TTLT
VKS
XHCN

Bộ luật Hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự

Cơ quan điều tra
Cơ quan tiễn hành tổ tụng
Điều tra viên

Kiểm sát viên
Thực hành quyên công tổ
Vụ án hình sự
Tố tụng hình sự
Thơng tư liên tịch

Viện kiểm sát
Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIẾU
TEN BANG
Bảng 2.1. Bảng thông kê số vụ và số bị can đã thụ lý điểu

TRANG
36

tra và tạm đình chỉ điểu tra


Bảng 2.2. Bảng thơng kê số vụ và số bị can đã thụ lý điểu

38

tra và tạm đình chỉ điểu tra trên địa bàntThành pho Ha Noi

Bảng 2.3. Bảng số liệu về căn cứ tạm đình chỉ điễu tra

40

được áp dụng (thực tiễn thành phố Hà Nội)
Bang 2.4. Bang số liệu tạm đình chỉ điều tra theo tội danh

4I

(thực tiễn thành phó Hà Nội)

TEN BIEU
Biểu đơ 1: Dién biển hoạt động tạm đình chỉ diéu tra

36

VAHS của COĐT các cấp từ năm 2018 đến năm 2021
Biểu đồ 2. Diên biển hoạt động tạm đình chỉ diéu tra VAHS

của COĐT trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2018 đến
năm 2021

38



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..........................
<< co He...
1A1AA1rkserrresrrrsee
LỜI CẢM ƠN............................... sesssssscsssescsssecssssccsssscessssosssseesesnsesssesessseeesse
DANH MUC CAC TU, CHU VIET TẮTT............................---s<-ccss©eesesesee
DANH MUC CAC BANG BIEU w....csescsssccssssccssscesnssecsnssecsnseernseecenseesenseeese
298005710077... .......... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................---<< cscc2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..............................--<< 5 < se sesecsessesesesee 3

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên CỨU ...............................
<< 5 «55 << << se £ss+ 4
SA... 214.10.
.n..ộóa.............. 4
3.2. Nhiệm Vụ HghiÊH CỨH. . . . . . . . .

. s. cv

KT
HH HH

5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài...............................-.---- 5
4.1. Đối tượng HghiÊH CỨPH..................
55-5 Set SE EEEEEEkEEEkerrrrrerrreered

4.2. Phạm vi HghiÊH CÍỨPH. . . . . . . . . .
«cv KH TH TH HH
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...............................
5.1. Phương pháp ÏHẬN. . . . . . . . . . . .
- «cv KH TH TH KH HH
5.2. Phương pháp HghiÊH CỨPH........................
.- «cv KH khe

5
5
5
5
6

6. Ý nghĩa khoa học của luận văn..............................---s2 se
7. Kết cầu của luận văn...........................-2- «5£ se s se seeessxseeersersesersesscee 8
CHƯƠNG l........ 9939880803938800308080803008808080803080803006 atstecssescersecacesensscees 8
NHUNG VAN ĐẺ CHUNG VÉ TẠM ĐÌNH CHÍ ĐIÊU TRA ............. 8

00:07:80...

8

1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự8
1.1.1.
1.1.2.

Khái niệm tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự.......................---- 8
Y nghia của việc tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự............... 13


1.2. Sw phát triển của chế định tạm đình chỉ điều tra trong pháp luật
tơ tụng hình sự Việt Nam về tạm đình chỉ điêu tra trước BUITHS

"617 ................................ 15
1.2.1. Chế định tạm đình chỉ điểu tra trong pháp luật tổ tụng hình sự Việt
Nam từ năm 1945 đến trước năm 1988.......................-csececvtstekeeererereree 15
1.2.2. Chế định tạm đình chỉ điểu tra trong pháp luật tổ tụng hình sự Việt

Nam từ năm 1988 đến trước ngày 01/7/2004.....................---+©5+55+c<+: 16

1.2.3. Chế định tạm đình chỉ điểu tra trong pháp luật tổ tụng hình sự Việt
Nam từ năm 2004 đến 0)1/01/2016.....................--525cSe+e+t+t+kErtetskeeeeererereree 17

Tiểu kết Chương l ................................o-2<< s2 s©s sEE£s#£eeEsersereezsererssrsers 19
CHƯNG

2. . . . .

(<5 <<

S9

91H E9

THỤC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VẺ TẠM ĐÌNH CHI DIEU TRA VỤ ÁN HÌNH
ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHĨ HÀ
2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự


99

0

900 00g, 20

TỎ TỤNG HÌNH SỰ
SỰ VÀ THỰC TIỀN
NỘI........................... 20
hiện hành về tạm đình


chỉ điều tra vụ án hình sự.................................-.-2 «5° se sesseseesessesessesee 20

2.1.1. Quy định về tạm đình chỉ điểu tra vụ án hình sự.................... 20

2.1.2. Nhận xót, đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về tạm đình

chỉ điểu tra vụ Gn AUN SU cecccccsccccccscscscsesesesesesesesssesescscscscscscseseecsesees 33

2.2. Thực tiễn áp dụng quy định về tạm đình chỉ điều tra vụ án hình

sự trên địa bàn thành phố Hà Nội ....................................--.5--5-2 5e =
2.2.1. Kết quả hoạt động tạm đình chỉ điểu tra vụ án hình sự trong

J2)//2//818528/1x⁄ữOOOOO.................. 36

2.2.2. Kết quả hoạt động tạm đình chỉ điểu tra vụ án hình sự trong


phạm vi thành phố THà NỘI...................
HH
ngờ 40
2.2.3. Nhận xét kết quả đạt được trong áp dụng pháp luật vé tam dinh
chi diéu tra vu an hinh sự từ thực tiên thành phó Hà Nội................ 42
2.2.4. Những hạn chế tơn tại trong việc áp dụng pháp luật tố tụng hình
sự về tạm đình chỉ điỂU Fd....................-cScceccEsE
SE SE SE SE
krkrrrrrrerree 46
2.2.5. Nguyên nhân của những hạn chế tôn tại trong việc thực hiện
quy định về tạm đình chỉ điểu tra vụ án hình sự.....................----c-ccsc: 51

Tiểu Két Chuo ng 2.....cccsccscsscsssssessesssssessssssssssessessssssssssessessesssssssessssesseseees 56

CHUON =—.................... 57
YEU CAU, GIAI PHAP HOAN THIEN PHAP LUAT VA NANG CAO
HIEU QUA THUC HIEN PHAP LUAT VE TAM DINH CHI DIEU
TRA VU AN HINH SU ......cssssssssosssssoscsssssssscseseossecconcssssnsssssasesesaseanesscenees 57

3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật tạm đình chỉ điều tra vụ án hình

SU c. co Go 0.
c0
10.0... 000.10 09.900.100.000 00 0004.100990 0004 1000095.1609.00 000 57
3.1.1. Yéu cau CAT CACK 10 PRAD estes terete teeta reenter
58
3.1.2. Yéu cau DảO VỆ QUVÊH CON HgỜI .......................e.cccccccccecreereereerre 60
3.1.3. u cầu đấu tranh phịng, chống tội phạtm.................. ..--.--5-c5©5e: 60
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện


pháp luật về tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự

61

3.2.1. Hồn thiện quy định của pháp luật về tạm đình chỉ điểu tra...... 61
3.2.2. Các giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng tạm đình chỉ

điều tra vụ án trên cả nước và trên địa bàn thành pho Hà Nội...... 62

Tiểu kết Chương 3..............................

es©+Yxee©rrxsttrretrrseetrrertreserrred 71

KET LUAN Lu... .........................

72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................--5-2 s52 s

PHẢN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thơng qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực thi

hành kể từ ngày 01/7/2016 (sau đây gọi tắt là BLTTHS năm 2015) với nhiều
điểm mới, sửa đổi, bổ sung một cách căn bản và tồn điện so với Bộ luật tơ

tụng hình sự năm 2003. BLTTHS năm 2015 đã thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn

chủ trương cải cách tư pháp của Đáng Cộng sản Việt Nam theo tinh thần Nghị

quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “M⁄ơ số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tr pháp trong thời gian tới”; Nghị quyết số 48-NQ/TW

ngày 25/4/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị
quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách
tư pháp đến năm 2020 với nội dung “sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên
quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn

thiện hệ thống pháp luật...” và Hiến pháp năm 2013, dam bao tinh liên tục, hiệu
lực, hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm quyên con người, quyền cơng dân trong suốt q trình giải quyết vụ án
hình sự.
BLTTHS năm 2015 đã quy định day du, cu thé trinh tự, thủ tục các hoạt
động tố tụng trong mỗi giai đoạn nhằm khắc phục hạn chế, bất cập trong Bộ

luật tố tụng hình sự năm 2003. Trong đó có chế định tạm đình chỉ điều tra vụ
án hình sự. Bộ luật quy định rõ căn cứ, thắm quyên và thủ tục tạm đình chỉ điều
tra, là cơ sở pháp lý để Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành
một số hoạt động điều tra tạm ngừng các hoạt động điều tra đối với vụ án hoặc

bị can, giúp cơ quan tổ tụng có thời gian tiếp tục áp dụng các biện pháp tố tụng

đối với bị can như bắt buộc chữa bệnh đối với bị can hoặc biện pháp tổ tụng
khác trong quá trình khởi tổ vụ án, khởi tố bị can, đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của chủ thể, đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyên.



Trong giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra phải tiễn hành các hoạt động

điều tra nhằm xác định tội phạm và người thực hiện tội phạm. Đối với trường
hợp hết thời hạn điều tra mà chưa xác định được bị can hay đã xác định được

bị can nhưng không biết bị can đang ở đâu hoặc có căn cứ cho răng bị can đó
bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác thì cơ quan điều tra thực hiện tạm

đình chỉ điều tra. Thực tiễn thời gian qua vẫn cịn khơng ít trường hợp cơ quan
điều tra tạm đình chỉ điều tra không đúng căn cứ do pháp luật quy định dẫn đến
kéo dài thời gian tố tụng, gây tốn kém nhân lực, vật lực trong giải quyết các vụ
án hình sự hoặc vẫn cịn hiện tượng áp dụng căn cứ pháp luật chưa chính xác
gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan tố tụng, cá

biệt có những trường hợp lợi dụng các chế định tạm đình chỉ điều tra để tiếp
tay cho bị can trốn tránh trách nhiệm hình sự, tránh việc bồi thường oan sai...
Hà Nội, là địa phương có số lượng án chiếm tỉ lệ cao so với cả nước,

trong vòng 04 năm từ năm 2018 đến năm 2021, số vụ án, số bị can mà CQĐT

trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thụ lý điều tra và tạm đình chỉ điều tra 36889
vụ án/55861 bị can. Khi so với số vụ án và số bị can tạm đình chỉ điều tra trên

tồn quốc cho thấy thành phố Hà Nội là 01/63 tỉnh thành chiếm tỉ lệ khá cao về
số vụ và số bị can tạm đình chỉ điều tra. Khi đánh giá từ góc độ thực tiễn thì
tạm đình chỉ điều tra trên địa bàn thành phố Hà Nội cịn có một số điểm chưa

thực sự chuyền biến, cụ thể như việc điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ chưa
day đủ, xem xét đánh giá chứng cứ còn phiến diện chưa khách quan dẫn đến
việc vận dụng căn cứ tạm đình chỉ điều tra chưa đúng quy định của pháp luật

tơ tụng hình sự.
Trong khoa học luật hình sự và tơ tụng hình sự Việt Nam, chế định tạm
đình chỉ điều tra mặc dù đã được nghiên cứu ở các khía cạnh, góc độ khác nhau

nhưng chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách đây đủ, sâu sắc, tồn diện và

có tính hệ thống.


Từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “7grm đình chí điều tra vụ

án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội” mang tính cấp thiết, có ý nghĩa cả

về mặt lý luận và thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Theo học viên được biết thì ngoài một số đề tài nghiên cứu và luận văn

thạc sĩ có đề cập đến chế định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra nói chung thì có
một số cơng trình nghiên cứu có liên quan. Cụ thể:
Sách, giáo trình đề cập đến các quy định của tạm đình chỉ điều tra vụ án

hình sự như: Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2019), Giáo trình luật tổ tụng
hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội; Trường Đại học
Luật Hà Nội (2019), Giáo trình luật tổ tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Cơng an
nhân dân, Hà Nội; Phạm Mạnh Hùng (2019), Bình luận khoa học Bộ luật 16
tụng hình sự năm 2015, Nxb. Lao động, Hà Nội...

Ngồi ra có nhiều tác giả nghiên cứu khoa học về tố tụng hình sự, cũng
như một số bài viết liên quan đến tạm đình chỉ điều tra đăng trên các báo và tạp


chí, tiêu biểu như: Đặng Văn Dũng (2002), “Tịa án tạm đình chỉ vụ án khi bị
can, bị cáo trỗn tránh”, 7gp chí Dân chủ và Pháp luật số 3/2002; Mai Văn Minh
(2006), “Bàn về quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án và bị can theo
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự”, Tap chi kiểm sát - VKSNDTC số 01/2006;

Dinh Van Qué (2006), “Tham phán ra quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ vụ
án trong giai đoạn xét xử sơ thâm”,

7¡ qạp chí Tịa án nhân dân, số 17/2006;

Huỳnh Quốc Hùng (2008), “Một số đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế định đình
chỉ, tạm đình chỉ vụ án và phục hồi điều tra trong Bộ luật tô tụng hình sự, 7

chí kiểm sát, số 5/2008; Nguyễn Ngọc Khanh (2009), “Tham quyền của Viện
kiểm sát trong việc quyết định truy t6, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án theo

yêu cầu cải cách tư pháp, Tạp chí Kiểm sát, số 3/2009; Vũ Gia Lâm (2013),
“Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của Tịa án trong giai đoạn xét
xử sơ thâm vụ án hình sự”, 7: ap chí Luật học 86 3/2013...


Ở mức độ luận văn thạc sĩ có: Tác giả Nguyễn Xuân Lâm (2018), Đình
chỉ, tạm đình chỉ điều tra trong t6 tụng hình sự, Luận văn Thạc sĩ luật hoc,
Trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Anh Tuan (2011), Tam dinh chi va đình
chi diéu tra trong tổ tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường

Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Sao Mai (2016), Vấn để đình chỉ, tạm đình chỉ
vu dn trong tổ tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật -


Đại học Quốc gia Hà Nội; Lư Kế Trường (2020), 7m đình chỉ và đình chỉ điều
tra vụ án hình sự theo pháp luật tổ tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật
học, Học viện khoa học xã hội - Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam...

Có thể thấy các giáo trình, luận văn, bài viết liên quan đến vấn dé tam
đình chỉ điều tra vụ án hình sự nêu trên là những tài liệu tham khảo rất quan

trọng, phản ánh quy định của tạm đình chỉ vụ án hình sự dưới nhiều góc độ.

Tuy nhiên, những cơng trình nêu trên chỉ đề cập một cách tổng thể, khái quát
những vấn để lý luận và chưa đi sâu nghiên cứu toàn diện, sâu sắc, riêng biệt
về chế định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự trên cả hai góc độ lý luận và

thực tiễn áp dụng, đặc biệt kế từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu
lực pháp luật chưa có cơng trình nghiên cứu nào về Tạm đình chỉ điều tra vụ
án hình sự trên phạm vi thành phố Hà Nội, nên việc nghiên cứu dé tai: “Tam
dinh chi diéu tra vu dn hinh sv trén dia ban thanh pho Hà Nội ” là cần thiết,

góp phân làm mới các vấn để lý luận cũng như thực tiễn ở nước ta hiện nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài “7m đình chỉ điều tra vụ án hình sự trên địa bàn

thành phố Hà Nội ” nhằm đạt được những mục tiêu sau:
- Làm sáng tỏ những vấn để chung về tạm đình chỉ điều tra vụ án hình
sự theo pháp luật tơ tụng hình sự Việt Nam.

- Đánh giá thực tiễn áp dụng quy định về tạm đình chỉ điều tra trên địa

bản thành phố Hà Nội và xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật va

nâng cao hiệu quả áp dụng quy định này.


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục tiêu trên, dé tài thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Phân tích làm rõ những quy định của pháp luật về tạm đình chỉ điều tra
(khái niệm, dấu hiệu, vai trị, ý nghĩa của tạm đình chỉ), cơ sở pháp lý của các
quy định tạm đình chỉ điều tra và tìm ra những bắt cập trong các quy định pháp
luật đó.

- Tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về
việc tạm đình chỉ điều tra trên phạm vi thành phố Hà Nội từ ngày 01/01/2018

đến 31/12/2021; qua đó đánh giá những bắt cập, hạn chế trong quy định pháp
luật và trong thực tiễn hoạt động điều tra vụ án hình sự và nguyên nhân của
những bắt cập, hạn chế đó, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện
quy định pháp luật về tạm đình chỉ điều tra và các giải pháp nâng cao hiệu quả

áp dụng quy định này trong thực tiễn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các quan điểm khoa học được nêu ra trong khoa học

pháp lý nói chung và khoa học pháp luật tố tụng hình sự nói riêng: các quy định
của Bộ luật tố tụng hình sự về tạm đình chỉ điều tra; các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan và thực tiễn áp dụng quy định này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về
tạm đình chỉ điều tra.


- Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành

về tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự từ ngày 01/01/2018 đến 31/12/2021 trên
phạm vi thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
53.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh


và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN, trong đó có chính sách hình sự, đường lối xử lý tội phạm
ở Việt Nam hiện nay.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể
và đặc thù của khoa học luật tố tụng hình sự như:

- Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích, luận giải những vấn
dé cơ bản của pháp luật tơ tụng hình sự về tạm đình chỉ điều tra và làm rõ các

căn cứ pháp lý để tạm đình chỉ điều tra quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự

năm 2015. Phân tích, xây dựng khái niệm về tạm đình chỉ điều tra; làm rõ bản
chất, vai trò, ý nghĩa hoạt động này.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh sự thay đổi về quan
điểm, nhận thức, áp dụng pháp luật tạm đình chỉ điều tra trong từng giai đoạn

lịch sử nhằm tìm ra điểm tương đồng cũng như khác biệt.

- Phương pháp thống kê - tổng hợp được sử dụng cho việc thu thập và xử
lý một cách khoa học, hiệu quả các số liệu liên quan đến thực tiễn áp dụng quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự về tạm đình chỉ điều tra trên phạm vi thành

phố Hà Nội; làm cơ sở để đánh giá tính khoa học của pháp luật về tạm đình chỉ
điều tra; đánh giá vai trị, giá trị của việc quy định tạm đình chỉ điều tra trong
Bộ luật tố tụng hình sự.

- Phương pháp lịch sử - cụ thể được sử dụng nghiên cứu quá trình ra đời,
hình thành và phát triển của pháp luật về tạm đình chỉ điều tra gan voi qua trình
vận động và phát triển của xã hội.
- Phương pháp hệ thống được sử dụng đề thông kê các tài liệu, cơng trình
nghiên cứu khoa học, các bài viết, các khóa luận, luận văn, các văn bản quy

phạm pháp luật có liên quan, phục vụ cho giai đoạn đâu nghiên cứu; đồng thời
sắp xếp, phân loại nó cho phù hợp với từng câu hỏi nghiên cứu và giả thiết
nghiên cứu nhằm đạt hiệu quả cao nhất.


Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng các phương pháp khác như tổng kết thực
tiễn, phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu; hỏi ý kiến của chuyên gia có uy
tín, tọa đàm khoa học...

6. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Đề tài “7m

đình chỉ điểu tra vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hà

Nội” có ý nghĩa quan trọng về cá lý luận và thực tiễn.


Về lý luận: Đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình hình
thành và phát triển của quy định tạm đình chỉ để từ đó làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận, cơ sở khoa học và căn cứ pháp lý theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự Việt Nam. Chỉ ra những khiếm khuyết, bất cap, han chế của quy định

nảy trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và đưa ra những để xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
Vẻ thực tiễn áp dụng: Đề tài nghiên cứu góp phân đem lại cách hiểu đúng
đẫn về tạm đình chỉ điều tra, từ đó giúp cho việc áp dụng pháp luật một cách
chính xác, khách quan trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Góp phan dap
ứng u cầu nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm,

giải quyết vụ án hình sự đúng quy định pháp luật.
Ngồi ra, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho việc học tập và nghiên cứu liên quan đến tạm đình chỉ điều tra cũng
như đổi mới tư duy nhận thức của các nhà hoạch định chính sách pháp luật đặc

biệt là xây dựng pháp luật về tạm đình chỉ điều tra ở nước ta góp phần nâng cao
hiệu quả hồn thiện pháp luật và đảm bảo áp dụng pháp luật nghiêm chỉnh,
thống nhất.
7. Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có

kết cầu như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự
Chương 2: Thực trạng quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tạm
đình chỉ điều tra vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chương 3: Yêu cầu, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thực hiện pháp luật về tạm đình chỉ điểu tra vụ án hình sự



CHUONG 1

NHUNG VAN DE CHUNG
VE TAM DINH CHI DIEU TRA VU AN HINH SU
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự
1.11. Khai niém tam dinh chi diéu tra vụ án hình sự
Về mặt lý luận, theo quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, sự

vật vận động biến đổi không ngừng, khơng có gì là tuyệt đối. Nhận thức là q

trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều. Các Mác và Ăngghen đã
giải thích một cách biện chứng răng thế giới không phải là một cái gì khác ngồi
vật chất vận động và phát triển. Khơng phải ý thức của con người sinh ra thế
giới vật chất như các nhà duy tâm quan niệm mà ngược lại, vật chất tồn tại độc
lập với con người. Sự phản ánh thế giới khách quan đó khơng phải là một hành
động nhất thời, giản đơn máy móc và thụ động mà là một quá trình phức tạp
của hoạt động trí tuệ, tích cực và sang tao.

Thế giới khách quan luôn luôn vận động biến đổi và phát triển không
ngừng, ý thức của con người luôn tồn tại độc lập với thé giới vat chat. Do do,
dé nhận thức được thế giới khách quan thì địi hỏi bộ não của con người luôn

phải đặt ra những giả thuyết và đi chứng minh những giả thuyết đó là đúng đắn.
Q trình nghiên cứu, chứng minh khoa học cũng vậy, người nghiên cứu có thé
có những nhận định ban đầu về đối tượng cần chứng minh, tuy nhiên không
phải lúc nào nhận định của con người về sự vật, hiện tượng cũng thuận lợi và

đúng đắn.

Hoạt động điều tra vụ án hình sự cũng là một quá trình nhận thức, đánh
giá dé chứng minh sự thật khách quan của vụ án. Từ những thông tin ban đầu

mới tiếp nhận về vụ việc, Cơ quan điêu tra sẽ đưa ra những giả thuyết điều tra
và áp dụng mọi biện pháp điều tra để chứng minh cho những giả thuyết ấy. Quá
trình chứng minh đó khơng phải kéo dài mãi mà phải trong thời hạn nhất định

do pháp luật quy định. Hết thời hạn đó mà chưa đủ yêu tố chứng minh những
nhận định ban đầu thì phải tạm dừng các hoạt động chứng minh.


Theo lý luận về điều tra vụ án hình sự thì vấn đề đặt giả thuyết và điều
tra, khám phá sự thật của vụ án cũng dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy

vật biện chứng. Nếu ngay từ khi tiếp nhận những thông tin ban đầu về vụ việc
mà cơ quan điều tra đã đặt ra những giả thuyết đúng đắn thì hoạt động chứng
minh sự thật khách quan sẽ đạt được hiệu quá, ngược lại nêu những giá thuyết

ban đầu khơng đúng đắn thì sẽ làm ảnh hưởng quá trình nhận thức, điều tra vụ
án gặp nhiều khó khan, hau qua lam bỏ lọt tội phạm, oan sat. Để tạo điều kiện
cho cơ quan điều tra tìm ra sự thật khách quan của vụ án, Bộ luật tơ tụng hình

sự quy định cho cơ quan điều tra một thời hạn nhát định, trong thời gian này cơ
quan điều tra được phép áp dụng mọi biện pháp để chứng minh những giả
thuyết đặt ra. Hết thời hạn đó, nếu chưa đủ căn cứ nhận định sự thật khách quan

nhưng có cơ sở để chứng minh cho nhận định, giả thuyết ban đầu thì có thể tạm
ngưng hoạt động chứng minh này hay còn gọi là hoạt động tạm đình chỉ điều
tra vụ án. Một số trường hợp, cơ quan tiễn hành tô tụng mặc dù đã chứng minh


được những nhận định, giả thuyết là đúng đăn nhưng lại có những căn cứ chưa
thé truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vị phạm tội thì

cơ quan tiến hành tơ tụng vẫn phải tạm đình chỉ hoạt động tố tụng. Nếu những
căn cứ đó xuất hiện trong giai doan diéu tra thi tam ngưng các hoạt động điều

tra. Với những cơ sở lý luận của quá trình nhận thức khách quan như vậy cho

nên Bộ luật tơ tụng hình sự có quy định về chế định tạm đình chỉ điều tra.
Vẻ mặt thực tiễn, quy định tạm đình chỉ điều tra trong tổ tụng hình sự
dựa trên cơ Sở sau:

Tứ nhất, mọi thơng tin về các vụ việc có dấu hiệu tội phạm đều phải
được các cơ quan tiến hành tố tụng tiếp nhận đây đủ, giải quyết kịp thời. Nếu
thấy đủ yếu tố cầu thành của một tội phạm được quy định trong Bộ luật hình

sự thì phải khởi tố và tiến hành điều tra vụ án nhằm thu thập chứng cứ tìm ra
người phạm tội. Tuy nhiên trên thực tiễn không phải lúc nào hoạt động điều tra
vụ án cũng diễn ra thuận lợi, người thực hiện hành vi phạm tội thì ln tìm cách

lân trơn, che giâu hành vi phạm tội và ngày càng xuât hiện nhiêu loại hành vĩ


10

phạm tội mới như tội phạm công nghệ cao, xuyên quốc gia, kinh tế... Với
những phương thức thực hiện ngày càng tỉnh vi, xảo quyệt nhất là trong điều
kiện nước ta đang trong quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Sau đó,
nhiều vụ án cơ quan điều tra khởi tổ vụ án nhưng khơng tìm ra được người thực
hiện hành vi phạm tội hoặc không chứng minh được tội phạm, người phạm tội


nên nếu tiếp tục điều tra sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng
dân, vi phạm ngun tắc suy đốn vơ tội. Cũng có nhiều trường hợp vì những
lý do khác như bị can trốn, bị can bị mắc bệnh hiểm nghèo, hết thời hạn truy

cứu trách nhiệm hình sự thì mặc dù cơ quan điều tra đã chứng minh được người
phạm tội nhưng lại không thê truy cứu trách nhiệm hình sự với họ được. Trong

những trường hợp này cần thiết phải tạm ngưng hoạt động điều tra để tránh tốn
kém, lãng phí hoạt động điều tra, khơng để xảy ra oan sai.

Thứ hai, trong quá trình điều tra vụ án, có thể xảy ra khả năng một số
cán bộ, điều tra viên thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc và trình độ năng
lực nghiệp vụ của cịn hạn chế, yếu kém hoặc có rất nhiều lý do khác nhau làm

ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc... Nếu khơng quy định chặt chẽ
về thủ tục tạm đình chỉ điều tra có thể dẫn đến việc lạm quyên, tùy tiện trong
hoạt động tố tụng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của cơng dân và
uy tín của cơ quan tiễn hành tố tụng.

Bộ luật TTHS năm 2015 quy định q trình tơ tụng hình sự từ khi khởi

tố vụ án hình sự đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án là một quá trình phức
tap, gom nhiéu hoat động tô tụng được thực hiện trong các giai đoạn khác nhau.

Sau khi nhận được nguồn tin về tội phạm, cơ quan có thâm quyền giải quyết

nguồn tin về tội phạm tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh trong đó có
một số hoạt động điều tra để xác định dấu hiệu của tội phạm, nếu có đủ căn cứ


khởi tố vụ án hình sự thì ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Sau khi có quyết
định khởi tố, các hoạt động điều tra tố tụng được tiến hành để thu thập các tài
liệu, chứng cứ nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.


11

Trong BLTTHS hiện hành mới chỉ quy định căn cứ, thâm quyền ra quyết

định tạm đình chỉ điều tra vụ án chứ chưa đưa ra khái niệm thế nào là tạm đình
chỉ điều tra vụ án. Mặt khác, theo quy định của BUITHS

hiện hành thì tạm

đình chỉ vụ án (hoặc tạm đình chỉ điều tra) có cả ở ba giai đoạn (điều tra, truy

tố, xét xử). Về mặt pháp lý tạm đình chỉ điều tra hay tạm đình chỉ vụ án đều là
việc tạm dừng hoạt động tô tụng đối với vụ án hoặc từng bi can, bị cáo trong

vụ án. Tùy theo từng giai đoạn tố tụng mà BLTTHS

quy định “tạm đình chỉ

điều tra” hay “tạm đình chỉ vụ an”. Nếu vụ án đang ở giai đoạn điều tra mà bị
tạm đình chỉ thì gọi là “tạm đình chỉ điều tra vụ án”, nêu đã kết thúc giai đoạn

điều tra và đã chuyển sang giai đoạn truy tố hoặc xét xử mà vụ án bị tạm đình
chỉ thì gọi là “tạm đình chỉ vụ án”. Việc quy định như vậy nhằm làm rõ thầm

quyển của cơ quan ra quyết định cũng như hình thức văn bản tố tụng sử dụng

để ra quyết định. Trong phạm vi luận văn này, tác gia chi tap trung lam 16 khdi
niệm tạm đình chỉ điều tra.

Khi nghiên cứu khái niệm tạm đình chỉ điều tra trên cả hai phương diện

lý luận và thực tiễn thì cịn có nhiều cách hiểu khác nhau. Cụ thể:
Theo Đại từ điển tiếng Viet thi tr “tam” co nghia

“chi trong mot thoi

gian ngắn và sẽ còn thay đối ” [18, tr.456]. Theo Từ điển Bách khoa “7m đình
chi diéu tra là việc Cơ quan điểu tra ra quyết định tạm ngưng việc điễu tra đối
với một hoặc một số bị can [13, tr.1050].
Theo TS. Phạm Mạnh Hùng cho rằng “tạm đình chỉ điều tra là việc Cơ
quan diéu tra tam ngừng hoạt động điểu tra đổi với toàn bộ vụ án hoặc đối với
từng bị can khi có căn cứ do Bộ luật tổ tụng hình sự quy định” [9, tr.4ŠT].
Theo Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì “7n
dinh chi diéu tra là tạm ngưng việc tiến hành điễu tra đối với toàn bộ vụ án
hoặc đối với một hoặc một số bị can của vụ án đó trong thời gian nhát định.
Thời hạn tạm đình chỉ điều tra tùy thuộc vào căn cứ tạm đình chỉ diéu tra của

vụ án hoặc đổi với bị can. Cơ quan có thâm quyền ra quyết định tạm đình chỉ
điểu tra chính là cơ quan dang tién hanh diéu tra vụ án. Cơ quan này không


12

được tùy tiện ra quyết định tạm đình chỉ điễu tra, mà phải căn cứ vào quy định
của pháp luật” [2, tr.225].
Theo Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật

Hà Nội thì: “7m đình chỉ điểu tra là tạm Hgưng việc tiến hành điểu tra đối với
vụ án hoặc đổi với từng bị can trong mot thời gian nhất định” [12. tr.316]:

Có thể thấy, mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự khơng đưa ra khái niệm về
tạm đình chỉ điều tra tuy nhiên, hầu hết các quan điểm khoa học pháp lý tố tụng

hình sự đều khang định tạm đình chỉ điều tra là việc /qm đừng hoạt động tổ
tụng đối với vụ án hoặc bị can trong vu an. Để làm rõ khái niệm tạm đình chỉ

điều tra vụ án thì cần phải làm rõ đặc điểm và bản chất pháp lý của tạm đình
chỉ điều tra vụ án.
Theo ý kiến của tác giả, tạm đình chỉ điều tra vụ án có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, tạm đình chỉ điều tra là hoạt động của Cơ quan điều tra, Cơ
quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động diéu tra (gọi tắt là Cơ

quan có thâm quyền điểu tra) đang tiên hành điều tra vụ án theo quy định của
pháp luật TTHS, được thể hiện bằng một quyết định tơ tụng hình sự của người
có thâm quyền của Cơ quan có thầm quyên điều tra nhăm tạm ngừng các hoạt

động điều tra khi xuất hiện những lý do khách quan không thể tiếp tục tiến hành
các hoạt động điều tra, đồng thời đảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp của bị can.

Thứ hai, đôi tượng của hoạt động tạm đình chỉ điều tra là vụ án hoặc bị
can trong vụ án hình sự.
Thứ ba, phạm vì hiệu lực của quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án được
áp dụng đối với bị can có đủ căn cứ tạm đình chỉ điều tra vụ án theo quy định
của BLTTHS.

Đối với trường hợp vụ án có nhiều bị can mà có căn cứ để ra


quyết định tạm đình chỉ đối với một hoặc một số bị can và việc tạm đình chỉ
đối với một hoặc một số bị can đó khơng làm ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ

án hình sự thì Cơ quan có thẳm quyền điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều
tra đối với từng bị can khi có căn cứ tạm đình chỉ. Khi quyết định tạm đình chỉ


13

điều tra, Co quan diéu tra sẽ tạm ngừng các hoạt động điều tra đang tiễn hành

đối với vụ án hoặc đối với một số bị can cho tới khi có căn cứ để hủy bỏ quyết
định tạm đình chỉ điều tra (bị can đã chữa trị khỏi bệnh hoặc đã xác định được
bị can hoặc bắt được bị can bỏ trốn).
Thứ tư, việc tạm đình chỉ điều tra phái dựa vào những căn cứ, thâm

quyên, trình tự, thủ tục được quy định tại BLTTHS. Trong quá trình giải quyết
vụ án hình sự, Cơ quan có thâm qun điều tra phải dựa vào những căn cứ đã
được quy định trong BLTTHS, chứ không thể tùy nghi áp dụng các căn cứ để
Ta quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án. Quyết định tạm đình chỉ điều tra của

Cơ quan có thâm quyên điều tra phải được VKS cùng cấp đồng ý.

Tứ năm, việc tạm đình chỉ điều tra chỉ là tạm thời, nó khơng hạn chế về
mặt thời gian, khi lý do tạm đình chí khơng cịn nữa thì vụ án phải được phục

hồi (trừ trường hợp bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác).
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về tạm đình chỉ điều
tra vụ án như sau: “?gm đình chỉ điểu tra vụ án là việc Cơ quan diéu tra, Co
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động diéu tra quyết định tạm


ngừng hoạt động điểu tra đối với vụ án khi có những căn cứ theo quy định của
Bộ luật tổ tụng hình sự”
L12

Ý nghĩa của việc tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự

Van dé tạm đình chỉ điều tra là một nội dung được quy định trong Bộ

luật t6 tụng hình sự, có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, xã hội và thực tiễn,
góp phần quan trọng vảo q trình giải quyết vụ án đảm bảo khách quan, chính
xác, thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta; cụ thể như sau:

Ý nghĩa chính trị, xã hội: Việc quy định quyền tạm đình chỉ điều tra trong
các giai đoạn tiến hành tơ tụng góp phần đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước
pháp quyền Việt Nam, trước tiên và quan trọng nhất chính là bảo đảm tính
thượng tơn pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh


14

vực tư pháp hình sự. Thượng tơn pháp luật được coi là ngun tắc cao nhất, có
tính ràng buộc đối với mọi hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và

công dân. Nguyên tắc này được thể hiện thông qua yêu cầu bảo đảm pháp chế
trong hoạt động tố tụng hình sự và trở thành nguyên tắc cơ bản của tổ tụng hình
sự. Trong đó, đặt ra yêu cầu khách quan đối với Cơ quan tiến hành tơ tụng,
trong q trình thực hiện nhiệm vụ, quyền

hạn của mình phải chủ động, tích


cực và thận trọng nhằm rà soát lại các hoạt động tố tụng đã diễn ra, qua đó khắc

phục những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình nhận thức của Cơ quan tiến
hành tổ tụng, người tiễn hành tố tụng, để đảm bảo vụ án được xử lý khách quan,
chính xác, khơng bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Việc quy định
tạm đình chỉ điều tra trong Bộ luật tố tụng hình sự đảm bảo cơng băng, bình

đẳng trong xã hội, bảo đảm khơng ai bị xử lý hình sự khi khơng có căn cứ, đồng
thời cịn thể hiện truyền thống nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta tạm

thời khơng xử lý hình sự đối với trường hợp bị can đang bị bệnh hiểm nghèo
hoặc đang bị mất năng lực trách nhiệm hình sự, khơng cịn khả năng thực hiện
các hành vi tố tụng để thực hiện quyền và nghĩa vụ tơ tụng của mình, khơng có

khả năng nhận thức được ý nghĩa của việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
hành vi phạm tội của họ.

Ý nghĩa thực tiên: Trong quá trình giải quyết vụ án, quy định tạm đình
chỉ điều tra khơng chỉ có ý nghĩa nhằm hạn chế tối đa khả năng kéo dải thời

hạn tổ tụng khi khơng cần thiết mà cịn khắc phục hiện tượng tồn đọng án, giảm
bớt nhu cầu sử dụng lực lượng và những chi phí vật chất khơng cần thiết cho

hoạt động tố tụng này. Mặt khác, tạm đình chỉ điều tra còn là một giải pháp chủ
động trong việc đề phịng những oan sai có thể xảy ra trong hoạt động tổ tụng.
Bên cạnh đó, chế định tạm đình chỉ điều tra cịn có ý nghĩa đưới góc độ bảo vệ
quyên và lợi ích hợp pháp của con người, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và

đấu tranh phòng chống tội phạm.



15

1.2. Sự phát triển của chế định tạm đình chỉ điều tra trong pháp luật
tơ tụng hình sự Việt Nam giai đoạn trước BLTTHS 2015

1.2.1. Chế định tạm đình chí điều tra giai đoạn từ năm 1945 đến trước
năm 1988
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa được thành lập. Trong thời gian này, việc tiến hành các hoạt động
tơ tụng hình sự được thực hiện trên cơ sở những quy định của các văn bản pháp

luật đơn hành. Các văn bản này chủ yêu chỉ hướng tới việc xây dựng một hệ
thống Tòa án độc lập như Sắc lệnh số 33/C về thiết lập các Tòa án quân sự ngày
13/9/1945: Sắc lệnh 40 đặt một Tòa án Quân sự ở Nha Trang ngày 29/9/1945:

Sắc lệnh 77 về đặt một Tòa án Quân sự ở Phan Thiết, Sắc lệnh số 13 ngày
24/01/1946 quy định việc thành lập Tòa án thường với sự tham gia của phụ

thâm nhân dân; Sắc lệnh số 85 ngày 22/5/1950 đổi tên Tòa án thường thành
Tòa án nhân dân... Bên cạnh đó, trong thời kỳ này đất nước ta vẫn còn chiến
tranh, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy Hiến pháp và các
van ban ban hành nhằm xây dựng và củng có chính quyền nhân dân, duy trì trật
tự xã hội, chăm lo đời sống nhân dân. Mọi hoạt động xây dựng pháp luật của
Nhà nước fa quan tâm đặc biệt đến việc tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt

động của bộ máy Nhà nước, xây dựng và củng cô quốc phịng, bảo vệ chế độ.
Do đó, trong khoảng thời gian trước năm 1988, các quy định về tạm đình chỉ
vụ án chưa được chú trọng điều chỉnh.


Tại Thông tư liên bộ số 01/TT-LB ngày 23/01/1984 giữa Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ về quan hệ giữa hai ngành kiểm sát và công an

trong công tác điều tra và kiểm sát điều tra có quy định: “Đới với các trường
hợp cần tạm đình chỉ điễu tra hoặc dy lý, Cơ quan điễu tra làm văn bản nêu rõ
lý do gửi sang Viện kiểm sát để xem xét và quyết định; Việc truy tổ và làm cáo
trạng miễn tố, đình chỉ điểu tra hoặc tạm đình chỉ điễu tra, dy lý vụ án (nói
chung đổi với các loại an) déu do Vién kiém sat quyết định và chịu trách nhiệm,

Viện kiêm sát cắn nghiên cứu kỹ hồ sơ và các ý kiên đề xuất của cơ quan Công


16

an trước khi quyết định. Sau khi quyết định truy to thì Viện kiểm sát gửi sang
cơ quan Cơng an một bản cáo trạng”.
Như vậy, trong giai đoạn này, các văn bản quy phạm pháp luật mới dừng

lại ở chỗ đưa ra quy định về thâm quyên tạm đình chỉ vụ án thuộc về Viện kiểm
sát mà chưa đưa ra được khái niệm, căn cứ, trình tự, thủ tục ra quyết định đình
chỉ, tạm đình chỉ vụ án.

1.2.2. Chế định tạm đình chí điều tra giai đoạn từ năm 1988 đến trước
ngay 01/7/2004

Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 - Bo luat tố tụng hình sự đầu tiên của
nước ta ra đời đã có những quy định rõ ràng, đầy đủ về tạm đình chỉ điều tra vụ
án, cụ thê như sau:
Căn cứ tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự: (1) Khi bị can bị bệnh tâm


thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp
v. (2) Chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu khi đã

hết thời hạn điều tra.
Thâm quyền ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án: Trong giai đoạn
điều tra, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thâm quyền ra quyết định tạm đình

chỉ điều tra. Bên cạnh đó, khi thực hiện nhiệm vụ. quyền hạn của Viện kiểm sát
đối với hoạt động điều tra Viện kiểm sát có thâm quyên ra quyết định tạm đình
chỉ điều tra.
Trinh tự, thu tục ra quyết định tạm đình chỉ điễu tra vụ án: Trong giai
đoạn điều tra, khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng

nhận của Hội đồng giám định pháp y thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi
hết hạn điều tra. Trong trường hợp chưa xác định được bị can hoặc khơng biết

rõ bị can đang ở đâu thì tạm đình chỉ điều tra khi đã hết thời hạn điều tra. Nếu
khơng biết bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã
trước khi tạm đình chỉ điều tra. Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ
điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho

bị can, người bị hại biết.


17

Như vậy, khi BLTTHS năm 1988 ra đời, các quy định về tạm đình chỉ
điều tra vụ án lần đầu tiên được điều chỉnh trong Bộ luật tơ tụng hình sự, với


các quy định về căn cứ, thâm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục khá rõ ràng, chi
tiết. Những quy định này tạo cơ sở pháp lý để cơ quan có thâm quyền ra quyết

định tạm đình chỉ điều tra.
1.2.3. Chế định tạm đình chỉ điều tra giai đoạn từ năm 2004 đến
01/01/2018
Tiếp tục kế thừa những quy định đang phát huy tích cực trong đâu tranh
phịng và chống tội phạm, khắc phục căn bản những vướng mắc, bắt cập đặt ra
trong q trình thi hành Bộ luật tơ tụng hình sự năm 1988, đồng thời, hồn thiện

kỹ thuật lập pháp, bảo đảm tính cụ thể, minh bạch và khả thi, Điều 160 Bộ luật

tố tụng hình sự năm 2003 quy định về tạm đình chỉ điều tra:

Căn cứ tạm đình chỉ điều tra bao gồm: Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc
bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y; Chưa

xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu khi thời hạn điều tra

đã hết.

Thâm quyên ra quyết định tạm đình chỉ điều tra: Thủ trưởng CQDT hoặc
Phó Thủ trưởng CQĐT được phân cơng điều tra vụ án hình sự.
Trình tự, thu tục ra quyết định tạm đình chỉ điểều tra: Mục đích của hoạt

động điều tra là thu thập tài liệu chứng cứ để xác định, chứng minh người phạm
tội và làm rõ toàn bộ vụ án để xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Bản

chất của chế độ ta là ưu việt, những người ốm đau, bệnh tật thì dù họ có tội
cũng phải được chăm sóc, chữa bệnh. Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh


hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y thì có thể tạm

đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra. Chỉ có Hội đồng giám định
pháp y mới có đủ chuyên môn và chức năng pháp lý để xác nhận bị can bị bệnh
tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác, trên cơ sở quyết định trưng cầu giám
định của CQĐT hoặc Viện kiểm sát. Quá trình giám định phụ thuộc vào trình

độ chun mơn của người giám định, phương tiện kỹ thuật, nội dung, yêu cầu


×