Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Lv nguyen thanh tung suafinal 20230403090827 e 7336

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.01 KB, 83 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT
----------

NGUYỄN THANH TÙNG

TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN
CHƯƠNG MỸ, THANH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ
VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM MẠNH HÙNG

Hà Nội, Năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình
thực tế của huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Tùng


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Phạm Mạnh Hùng,


người đã hướng dẫn tôi hết sức tận tâm, khoa học để tơi hồn thành luận văn Thạc sỹ
này.
Đồng thời, tơi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các Thầy, Cơ giáo
của Trường Đại học Kiểm Sốt, đặc biệt là các Thầy cô trong khoa sau Đại học đã giúp
tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, những người đã quan
tâm, sát cánh bên cạnh và ủng hộ tơi là động lực cho tơi hồn thành luận văn này một
cách thuận lợi.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Tùng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS

Bộ luật hình sự

TTHS

Tố tụng hình sự

PLHS

Pháp luật hình sự

GTĐB

Giao thơng đường bộ


TGGTĐB

Tham gia giao thơng đường bộ

CSGT

Cảnh sát giao thơng

ATGT

An tồn giao thơng

TNGT

Tai nạn giao thơng

TAND

Tịa án nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

TP

Thành phố

VKSND


Viện kiểm sát nhân dân

CQĐT

Cơ quan điều tra


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số vụ án xét xử tội vi phạm quy định về TGGTĐB tại huyện Chương
Mỹ từ (năm 2020- 2022) ...................................................................................... 34
Bảng 2.2. Tình hình tội vi phạm quy định về TGGTĐB tại huyện Chương Mỹ
xét theo địa bàn hành chính cấp xã ...................................................................... 34
Bảng 2.3. Tình hình tội vi phạm quy định về TGGTĐB tại huyện Chương Mỹ
theo tuyến đường .................................................................................................. 36
Bảng 2.4. Các điều kiện về điều khiển phương tiện của các bị cáo phạm tội vi
phạm quy định về TGGTĐB tại huyện Chương Mỹ ........................................... 38
Bảng 2.5. Cơ cấu bị cáo bị xét xử về tội vi phạm quy định về TGGTĐB tại
huyện Chương Mỹ................................................................................................ 38
Bảng 2.6. Các thiệt hại trong các vụ án về tội vi phạm quy định về TGGTĐB tại
huyện Chương Mỹ................................................................................................ 40
Bảng 2.7. Các vụ án TNGT bị CQĐT xử lý hình sự về tội vi phạm quy định về
TGGTĐB tại huyện Chương Mỹ giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022 ............ 41
Bảng 2.8. Các vụ án TNGT về tội vi phạm quy định về TGGTĐB tại huyện
chương Mỹ bị đình chỉ giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022 ............................ 42
Bảng 2.9. Các loại vi phạm trong tội vi phạm quy định về TGGTĐB tại huyện
Chương Mỹ đã được đưa ra xử lý hình sự giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022
.............................................................................................................................. 45
Bảng 2.10. Hình phạt mà TAND huyện Chương Mỹ tuyên phạt cho các bị cáo
phạm tội vi phạm quy định về TGGTĐB tại huyện Chương Mỹ ........................ 46



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1 ................................................................................................................ 7
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ........................................................................................................... 7
1.1. Khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ ............... 7
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ....................................................................................... 15
1.2.1. Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về
tham gia giao thơng đường bộ trước khi Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ
sung năm 2017 được ban hành ............................................................................. 15
1.2.2. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ trong Bộ luật hình
sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 ............................................................. 20
Tiểu kết Chương 1................................................................................................ 31
Chương 2 .............................................................................................................. 32
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM QUY
ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI HUYỆN CHƯƠNG
MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................... 32
2.1. Khái quát chung về huyện Chương Mỹ và tình hình giao thơng đường bộ tại
huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội ............................................................... 32


2.2. Kết quả đạt được trong áp dụng Bộ luật hình sự về tội phạm vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ tại huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội
từ năm 2020 đến năm 2022 .................................................................................. 33
2.2.1. Số liệu phản ánh thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự về tội phạm vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ tại huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà

Nội từ năm 2020 đến năm 2022 ........................................................................... 33
2.2.2. Kết quả đạt được trong việc áp dụng luật hình sự về tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ tại huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội .... 47
2.3. Hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong áp
dụng luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại
huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội ............................................................... 48
2.3.1. Hạn chế, thiếu sót trong áp dụng luật hình sự về tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ tại huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội ......... 48
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong áp dụng luật hình sự về
tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại huyện Chương Mỹ,
Thành phố Hà Nội ................................................................................................ 49
Tiểu kết Chương 2................................................................................................ 53
Chương 3 .............................................................................................................. 54
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG
ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM QUY
ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI HUYỆN CHƯƠNG
MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................... 54
3.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự ........................................................................ 54


3.1.1. Cơ sở của việc hoàn thiện pháp luật .......................................................... 54
3.1.2. Hồn thiện pháp luật hình sự về Tội vi phạm quy định về an tồn giao
thơng đường bộ .................................................................................................... 56
3.2. Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về Tội vi phạm quy định
về an tồn giao thông đường bộ tại huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội ...... 58
3.2.1. Nâng cao trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm của cán bộ, của cơ quan
tiến hành tố tụng ................................................................................................... 58
3.2.2. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ
quan có liên quan trong phịng chống tội phạm vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ............................................................................................. 61

3.2.3. Các giải pháp khác ..................................................................................... 67
Tiểu kết Chương 3................................................................................................ 69
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 72


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế thế
giới. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày một nâng cao
dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Số lượng người và
phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều. Điều đó đặt nhiều sức ép cho
hệ thống GTĐB của nước ta. Tình hình tội phạm vi phạm quy định về tham gia
GTĐB có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng tội phạm và số vụ án liên
quan đến tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB. Vấn đề cấp thiết được đặt ra
để đảm bảo an ninh trật tự, an tồn GTĐB là vấn đề ln được Đảng và Nhà
nước ta hết sức quan tâm, yêu cầu ban ngành các cấp từ trung ương tới địa
phương tập trung chỉ đạo, quản lý chặt chẽ, đẩy mạnh phổ biến về giáo dục pháp
luật đối với người dân.
Huyện Chương Mỹ là huyện có diện tích lớn thứ 3 thuộc TP Hà Nội trong
tổng số 32 đơn vị hành chính trực thuộc Hà Nội (2 thị trấn và 30 xã). Huyện có
hệ thống giao thơng thuận tiện với 2 quốc lộ lớn chạy qua là quốc lộ 6A với
chiều dài 18 km, quốc lộ 21A và đường Hồ Chí Minh với chiều dài 16,5 km.
Hiện nay, huyện là cửa ngõ tây nam của TP tập trung nhiều khu công nghiệp,
làng nghề truyền thống văn hoá, mật độ dân cư đông đúc, kinh tế ngày càng phát
triển. Cùng với sự phát triển về kinh tế, lượng người và xe cơ giới tham gia giao
thông lớn, số lượng các vụ tai nạn GTĐB nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng
và tài sản của con người ngày càng gia tăng.

Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về tội vi phạm quy định về tham gia
GTĐB tại huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. Việc xử lý các đối tượng vi phạm quy
định về tham gia GTĐB tại huyện Chương Mỹ còn gặp nhiều khó khăn trong
việc xác định hành vi phạm tội, xác định đúng đối tượng phạm tội do trình độ
năng lực cán bộ còn hạn chế, việc thu thập chứng cứ phức tạp do hiện trường các


vụ TNGT thường bị xáo trộn. Ngoài ra, ngày 19/06/2022, Bộ Công an ban hành
Thông tư số 63/2022/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn
giao thơng đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông (Thông tư số 63), có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 khi áp dụng trong thực tiễn điều tra giải
quyết vụ án cũng đã phát sinh nhiều khó khăn, bất cập.
Do đó, việc lựa chọn đề tài: “Tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB từ
thực tiễn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội” để qua đó đánh giá đúng thực tế áp
dụng quy định, xác định tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB tại huyện
Chương Mỹ, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật đối với tội phạm quy định về tham gia GTĐB tại huyện Chương Mỹ là
cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là một trong
những tội có tính phổ biến cao trong xã hội, và đã chiếm một phần không nhỏ
trong các tội phạm. Trong khoa học pháp lý hình sự đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về tội phạm này:
- Giáo trình Luật hình sự của Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Sách
chuyên khảo Bình luận khoa học về những điểm mới của Bộ luật hình sự năm
2015 (Sửa đổi, bổ sung 2017) của tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa và Phan Anh
Tuấn, Bình luận khoa học Luật hình sự (hiện hành) sửa 3 đổi, bổ sung 2017 của
tác giả Nguyễn Đức Mai... đã phân tích các dấu hiệu pháp lý cũng như những
điểm mới của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Về các bài báo: Đinh Văn Quế có bài viết “Bình luận về Tội vi phạm quy

định về tham gia giao thông đường bộ”, đăng trên Tạp chí Kiểm sát số
11/2022.... Các bài viết này đều chỉ ra nhiều ưu điểm và hạn chế của quy định về
tội vi pham quy định về tham gia giao thơng đường bộ theo Điều 260 Bộ luật
hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung 2017). Tuy nhiên, do giới hạn ở phạm vi bài


viết nghiên cứu nên lý luận chưa sâu, và chỉ dừng lại ở mức độ nêu lên những
hạn chế, vướng mắc đề nghị sửa đổi.
Về luận văn thạc sỹ: Luận văn thạc sỹ “Tội vi phạm quy định về tham gia
giao thơng đường bộ theo Pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Sơn Trà
thành phố Đà Nẵng” của tác giả Hồ Ngọc Linh (2020), Học viện Khoa học xã
hội - Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Luận văn thạc sỹ “Tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Pháp luật hình sự Việt Nam từ
thực tiễn tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Trần Hải Đăng (2021), Học viện Khoa
học xã hội - Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Luận văn thạc sỹ “Tội vi
phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ theo Pháp luật hình sự Việt
Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Bá Công (2022), Học viện
Khoa học xã hội - Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Nhìn chung, những cơng trình đó đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận,
pháp lý và thực trạng về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
đồng thời cũng đã đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong
việc giải quyết các vụ án trong thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên, có thể thấy việc
nghiên cứu đề tài này còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, chủ yếu tiếp cận dưới
góc độ luật hình sự. Tác giả kế thừa và phát huy những kết quả đạt được của
những cơng trình nghiên cứu này, đồng thời bổ sung những vấn đề mới về những
quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều
tra Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong thời gian qua từ
thực tiễn huyện Chương Mỹ, Hà Nội, từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về Tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu


Luận văn hướng đến mục tiêu làm rõ một số vấn đề lý luận về Tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ, thực trạng áp dụng trên địa bàn
huyện Chương Mỹ, Hà Nội trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị hồn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về Tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nói trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu
sau:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về Tội vi phạm quy định
về tham gia giao thơng đường bộ.
- Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật hình sự về Tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ, thông qua việc nghiên cứu luận văn chỉ ra
những hạn chế, bất cập của các quy định này làm cơ sở cho việc đưa ra giải pháp
hoàn thiện pháp luật;
- Khảo sát thực tiễn áp dụng Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội trong thời gian qua, chỉ ra các
hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót đó làm cơ sở đưa
ra các giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả áp dụng Tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Các quan điểm, cơng trình nghiên cứu về Tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ.
- Quy định của pháp luật hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ.
- Thực tiễn áp dụng Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường

bộ trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội thời gian qua.


4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Các quan điểm, cơng trình khoa học trong nước về Tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ.
- Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về Tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ.
- Thực tế áp dụng Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội từ năm 2020 – 2022.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận của luận văn là học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; phép duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và
Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp
và đấu tranh phòng, chống tội phạm theo yêu cầu cải cách tư pháp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Bên cạnh phương pháp luận, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để giải quyết các nhiệm vụ đặt
ra của tình hình nghiêm cứu và những vấn đề lý luận (Chương 1);
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá được sử dụng để
giải quyết các nhiệm vụ làm rõ thực tiễn áp dụng tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Chương Mỹ - Hà Nội cũng như hạn
chế, bất cập và nguyên nhân của nó trong q trình điều tra thu thập chứng cứ
giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ (Chương 2);



- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng để giải quyết
nhiệm vụ đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu
quả áp dụng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Chương 3).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm sâu sắc thêm một số vấn đề lý luận về tội vi phạm
quy định về tham gia giao thơng đường bộ, có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo trong công tác nghiên cứu, đào tạo.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng
tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ sẽ góp phần hồn thiện
các quy định của pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ, đồng thời nâng cao hiệu quả thực tiễn cơng tác đấu tranh phịng,
chống tội phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn
huyện Chương Mỹ - Hà Nội.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ tại huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng
quy định của pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ tại huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1.1.

Khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường

bộ
Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS
năm 2015) không quy định khái niệm Tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ. Tuy nhiên, dưới góc độ luật hình sự, các nhà khoa học có
những quan điểm khác nhau về khái niệm Tội vi phạm quy định về tham gia giao
thơng đường bộ. Có thể khái qt một số quan điểm nổi bật như sau:
Theo tác giả Đinh Văn Quế thì “Vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ là hành vi vi phạm quy định về an tồn giao thơng
đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức
khỏe, tài sản của người khác” 1. Cùng quan điểm này nhưng tiếp cận dưới góc
độ Luật hình sự hiện hành cũng cho rằng: “Vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ là hành vi vi phạm quy định về an tồn giao thơng trong khi
tham gia giao thơng đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác”2. Các quan điểm nêu trên
mới chỉ nêu định nghĩa về hành vi chứ chưa làm rõ khái niệm tội phạm này.
Tác giả Trần Minh Hưởng lại cho rằng “Tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi vi phạm quy định của Nhà

Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự - Phàn các tội phạm, Tập VII – Các tội
xâm phạm quy định về an toàn giao thơng, Nxb Thành phố HCM.
2
Bài viết “Bình luận BLHS 2015: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ” Truy cập ngày 20/12/2022.
1



nước về an tồn giao thơng đường bộ”3. Quan điểm này còn chung chung, chưa
đầy đủ dấu hiệu về chủ thể, thiệt hại do hành vi vi phạm quy định của Nhà nước
về an tồn giao thơng đường bộ.
Tác giả Ngô Ngọc Thủy cho rằng “Tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ là hành vi hành vi của người điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ nhưng mà vi phạm quy định về an tồn giao
thơng đường bộ sau đó gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của
người khác hoặc gây thiệt hại cho tính mạng của người khác”4. Khái niệm này
tiếp cận xây dựng từ quy định của BLHS năm 1999 nên cũng chưa phù hợp với
quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015.
Theo Luật sư Phạm Ngọc Minh: “Tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ là hành vi của người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm
quy định về an tồn giao thơng đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây
thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác”5. Khái niệm này
tương đối toàn diện nhưng dấu hiệu hậu quả của hành vi vi phạm quy định về an
tồn giao thơng đường bộ khơng chỉ chỉ rõ là hành vi nguy hiểm cho xã hội và
hành vi đó phải được quy định trong BLHS.
Theo tác giả luận văn, để xây dựng được khái niệm Tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ cần phải tiếp cận từ khái niệm, đặc điểm của
tội phạm; các dấu hiệu pháp lý về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ được quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015.
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung
2017 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015), khái niệm tội phạm đượ cụ thể hóa
Trần Minh Hưởng (2010) “Chương XIX – Các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng”, Trong
sách: Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Lao Động,
Hà Nội, 2010.
4
Nguyên Ngọc Hòa (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội.
5
Bài viết Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ đăng tại truy cập ngày 25/12/2022.

3


như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn
hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy
định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”. Theo định nghĩa này có thể thấy các
đặc điểm của hành vi bị coi là tội phạm được xác định trong định nghĩa về tội
phạm là: Đặc điểm nguy hiểm cho xã hội; Đặc điểm có lỗi (cố ý hoặc vô ý); Đặc
điểm được quy định trong luật hình sự (trái pháp luật hình sự); Đặc điểm do
người có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS thực hiện; Đặc điểm phải chịu
hình phạt. Cụ thể:
Thứ nhất, tính nguy hiểm cho xã hội:
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một thuộc tính của tội phạm
thể hiện ở việc gây thiệt hại hoặc tạo ra nguy cơ gây thiệt hại cho các quan hệ xã
hội là đối tượng bảo vệ của luật hình sự. Nó là thuộc tính cơ bản và quan trọng
nhất, quyết định những thuộc tính khác của tội phạm. Việc nhận thức đúng đắn,
đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm với tư cách là một thuộc tính xã
hội của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức đúng đắn tính nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm, là chìa khóa để làm sáng tỏ bản chất xã hội và giai
cấp của các chế định tội phạm và hình phạt, từ đó làm cơ sở cho việc xã hội hóa
đấu tranh phịng, chống tội phạm.
Tính nguy hiểm cho xã hội được coi là dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất,
điều này đã được thể hiện qua các quy định của pháp luật:
Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 đã khẳng định: “Tội phạm là hành vi
nguy hiểm cho xã hội…”. Như vậy tính nguy hiểm chính là dấu hiệu quan trọng



nhất quyết định một tội phạm, nó được thể hiện thông qua hành vi nguy hiểm
cho xã hội.
Khoản 4 Điều 8: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính
chất nguy hiểm cho xã hội khơng đáng kể, thì khơng phải là tội phạm và được xử
lý bằng các biện pháp khác”. Như vậy dấu hiệu tội phạm được coi là dấu hiệu
tiên quyết, quyết định các dấu hiệu khác. Một hành vi có đủ 3 dấu hiệu của tội
phạm nhưng tính nguy hiểm cho xã hội của nó là khơng đáng kế thì khơng bị coi
là tội phạm.
Tính nguy hiểm cho xã hội cũng là căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự
theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 của điều 29 Bộ luật hình sự 2015.
“1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong
những căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính
sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong
các căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà
người phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm
nghèo dẫn đến khơng cịn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
c, Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc
phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của
tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt được Nhà nước và xã hội
thừa nhận.”


Như vậy, chúng ta có thể thấy tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là

một thuộc tính phát sinh trong mối quan hệ giữa người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm với xã hội và chỉ có thể nhận biết bằng tư duy.
Thứ hai tính có lỗi:
Lỗi là thái độ tâm lý chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm
cho xã hội mà họ thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, thể hiện
dưới dạng cố ý và vô ý, là một dấu hiệu rất quan trọng trong cấu thành tội phạm.
Trong luật hình sự Việt Nam, ngun tắc có lỗi được coi là nguyên tắc cơ
bản. Người chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam khơng phải chỉ
đơn thuần vì người này có hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội mà cịn vì
đã có lỗi trong thực hiện hành vi khách quan đó.
Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy
hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng
gây ra hậu quả từ hành vi đó.
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành
vi đó là sự kết hợp của sự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan
và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Căn cứ vào yếu tố ý chí và yếu tố lý trí mà lỗi được phân ra làm 2 loại là:
lỗi cố ý và lỗi vô ý. Cũng trên cơ sở ý chí và lý trí của chủ thể vi phạm pháp luật
mà khoa học pháp lý cũng phân biệt lỗi cố ý gồm 2 hình thức: lỗi cố ý trực tiếp
và lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý cũng có 2 hình thức: lỗi vơ ý vì quá tự tin và lỗi vô
ý do cẩu thả.
Thứ ba, tính trái pháp luật hình sự:
Tính trái pháp luật hình sự cũng được thể hiện thông qua Điều 8 là: “Tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội…được quy định trong Bộ luật hình sự..”.
Trong bộ luật hình sự, tính trái pháp luật hình sự khơng chỉ được thể hiện
ở Điều 8 mà còn được thể hiện ở Điều 2 và Điều 7. Điều 2 quy định: “chỉ người


nào phạm tội đã được bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình
sự…” Như vậy tính trái pháp luật cũng là dấu hiệu đặc biệt quan trọng. Những

hành vi được coi là trái pháp luật cũng đồng thời là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Luật hình sự. Tính trái pháp luật là căn cứ để đảm bảo
quyền lợi của công dân, tránh việc xử lý tùy tiện.
Tính trái pháp luật hình sự và tính nguy hiểm cho xã hộ là hai dấu hiệu có
mối quan hệ biện chứng với nhau, tính trai pháp luật hình sự là dấu hiệu về mặt
hình thức pháp lí phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội.
Thứ tư, tính phải chịu hình phạt:
Tính phải chịu hình phạt cũng là dấu hiệu đặc trưng của tội phạm. Chỉ có
hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, khơng có tội phạm cũng khơng có
hình phạt. Tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu kèm theo của dấu hiệu tính nguy
hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự. Tính nguy hiểm cho xã hội và tính
trái pháp luật hình sự là cơ sở để cụ thể hóa tính phải chịu hình phạt, tính nguy
hiểm cho xã hội càng lớn thì hình phạt càng cao. Cũng vì tính nguy hiểm cho xã
hội của tội phạm mà bất cứ hành vi phạm tội nào cũng có thể bị đe dọa áp dụng
hình phạt.
Trên cơ sở khái niệm tội phạm, các dấu hiệu của tội phạm nói chung và
quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015 quy định về Tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ có thể thấy Tội vi phạm quy định về tham gia giao
thơng đường bộ có những dấu hiệu pháp lý sau:
Dấu hiệu thứ nhất: là hành vi nguy hiểm cho xã hội – hành vi xâm phạm
vào những quy định về trật tự an tồn giao thơng đường bộ được quy định tại
các văn bản Luật và các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành không thực hiện đúng những quy định trong Luật Giao thông đường bộ liên quan
đến những quy tắc giao thông đường bộ, gây ra các thiệt hại cho các quan hệ xã
hội được luật hình sự bảo vệ như tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác mà


theo quy định của BLHS năm 2015 thì thiết hại đó đến mức phải chịu trách
nhiệm hình sự. Do vậy, trường hợp vi phạm các quy định về an toàn giao thơng
đường bộ gây thiệt hại cho chính bản thân người vi phạm mà khơng gây thiệt hại
cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, thì khơng bị coi là tội phạm.

Dấu hiệu thứ hai: hành vi nguy hiểm cho xã hội nêu trên "được quy định
trong Bộ luật hình sự". Hành vi xâm phạm vào những quy định về trật tự an tồn
giao thơng đường bộ được quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015. Tức là một
hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ không thể phạm Tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu như hành vi phạm tội đó
chưa được mơ tả tại Điều 260 BLHS năm 2015.
Dấu hiệu thứ ba: hành vi nguy hiểm cho xã hội "do người có năng lực
trách nhiệm hình sự thực hiện". Điều 12 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm
2017 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu
trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy
định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một
trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173,
178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của
Bộ luật này”. Điều 21 BLHS năm 2015 quy định: “Người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất
khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì khơng phải
chịu trách nhiệm hình sự”.
Như vậy, chủ thể của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ là người từ đủ 16 tuổi trở lên khơng thuộc tình trạng khơng có năng lực trách
nhiệm hình sự quy định tại Điều 21 BLHS năm 2015.
Dấu hiệu thứ tư: là tính có lỗi của tội phạm. Lỗi là thái độ tâm lý của
người thực hiện tội phạm đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện


và đối với hậu quả cho xã hội do hành vi đó gây ra. Lỗi của các tội xâm phạm
trật tự an tồn giao thơng đường bộ nói chung và của Tội vi phạm quy định về an
tồn giao thơng đường bộ được thể hiện dưới hình thức vơ ý.
Lưu ý: Nếu người điều khiển phương tiện giao thông cố ý sử dụng phương
tiện để giết người, gây thương tích hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì truy

cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng, cịn sử dụng phương tiện giao thông
sẽ được coi là thủ đoạn để thực hiện tội phạm. Ví dụ: A muốn giết B nên đã dùng
xe máy để đâm chết B khi B đang đi bộ trên đường, thì truy cứu trách nhiệm
hình sự A về tội giết người theo Điều 93 BLHS, xe máy được coi là phương tiện
để gây án.
Dấu hiệu thứ năm: là tính phải chịu hình phạt của tội phạm. Hình phạt đối
với Tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB được quy định tại điều 260 BLHS
với 4 khung hình phạt và 1 khung hình phạt bổ sung. Trong đó:
- Hình phạt thấp nhất là khung hình phạt tại khoản 4 điều này. Người
phạm tội bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
- Hình phạt cao nhất là khung hình phạt tại khoản 3 điều này. Người phạm
tội bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
- Hình phạt bổ sung quy định tại khoản 5 điều này. Người phạm tội có thể
bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm.
Ngoài ra, Các biện pháp xử lý hình sự khác là miễn TNHS theo quy định
tại khoản 3 điều 29 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Với các tiếp cận nêu trên có thể đưa ra khái niệm Tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ như sau: “Tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật
hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý, xâm


phạm trật tự an tồn giao thơng đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng, sức
khỏe, tài sản của người khác”.
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ
1.2.1. Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy
định về tham gia giao thơng đường bộ trước khi Bộ luật hình sự năm 2015,

sửa đổi bổ sung năm 2017 được ban hành
1.2.1.1. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trước khi
Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời
Trước năm 1985, pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các điều
kiện lịch sử của đất nước trong giai đoạn này. Trước thời điểm ban hành BLHS
năm 1985, khoa học pháp lý xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã hình thành và bước
đầu là nguồn có tính chất bổ sung của luật hình sự Việt Nam. Nguồn luật hình sự
Việt Nam giai đoạn này là nguồn của luật hình sự cách mạng, dân chủ, nhân đạo
và nhân dân. Cách mạng Tháng Tám thành công đã đem lại độc lập cho dân tộc,
tự do cho nhân dân. PLHS Việt Nam lúc này là pháp luật cách mạng, là ý chí của
nhân dân lao động Việt Nam đề lên thành luật để bảo vệ độc lập, chủ quyền của
Tổ quốc, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Trong giai đoạn
này, các tội liên quan đến vi phạm các quy định về tham gia GTĐB được thực
hiện căn cứ theo Bản sơ kết kinh nghiệm về đường lối xử lý tội vi phạm luật lệ
giao thông gây tai nạn (Công văn số 949 – NCPL ngày 25/11/1968 của TAND
tối cao). Đến năm 1976, Chính phủ ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày
15/3/1976 quy định tội phạm và hình phạt đối với hành vi xâm phạm trật tự cơng
cộng, an tồn cơng cộng và sức khoẻ của nhân dân.
Theo quy định tại Bản sơ kết kinh nghiệm ngày 25/11/1968 của Toà án
nhân dân tối cao về đường lối xử lý tội vi phạm luật lệ giao thơng gây tai nạn,
thì:


Tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn xâm phạm nền ATGT, một bộ
phận của nền trật tự, trị an vốn thuộc loại tội khinh xuất. Đối với loại tội này, cần
xác định chắc chắn là có hành vi phạm luật lệ giao thơng, có hậu quả tác hại cụ
thể do hành vi phạm tội gây nên. Đường lối xử lý đối với người phạm tội vi
phạm luật lệ giao thông gây tai nạn được quy định như sau: “trừng trị thích đáng
đối với những vi phạm nghiêm trọng, nghiêm trị đúng mức đối với những vi
phạm đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời kết hợp với thận trọng để xem xét đầy đủ

mọi tình tiết một cách tồn diện”.
Tại Điều 9 của Sắc luật số 03-SL/76 có quy định “tội xâm phạm đến trật
tự cơng cộng, an tồn công cộng và sức khoẻ của nhân dân”.
1.2.1.2. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong Bộ
luật hình sự năm 1985
Khi BLHS năm 1985 được ban hành, mà theo đó, hành vi xâm phạm đến
các quy định về ATGT vận tải được quy định tại Điều 186 với tên tội danh là:
“Tội vi phạm các quy định về ATGT vận tải gây hậu quả nghiêm trọng”. Tội vi
phạm các quy định về ATGT vận tải được quy định tại Điều 186 BLHS 1985
như sau:
1- Người nào điều khiển phương tiện giao thông vận tải mà vi phạm các
quy định về ATGT vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường khơng gây
thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng
đến tài sản, thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo khơng
giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:
a) Đi quá tốc độ, trở quá trọng tải quy định, tránh, vượt trái phép;
b) Không đi đúng tuyến đường, phần đường, luồng lạch, đường bay và độ
cao quy định;
c) Vi phạm các quy định khác về ATGT.


2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba
năm đến mười năm:
a) Điều khiển phương tiện giao thông vận tải mà không có bằng lái; trong
khi say rượu hoặc say do dùng chất kích thích khác;
b) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp
người bị nạn.
3- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm
đến hai mươi năm.
4- Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt

nghiêm trọng nếu được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ
đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Năm 1985 BLHS đầu tiên của nước ta ra đời trên cơ sở của nền kinh tế
bao cấp và thực tiễn của tình hình tội phạm thời kỳ đó. BLHS năm 1985 với ý
nghĩa là nguồn duy nhất trong đó quy định tội phạm và hình phạt.
Theo điều 186 BLHS năm 1985, có quy định về Tội vi phạm các quy định
về ATGT vận tải. Thời điểm này, tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB chưa
được tách riêng mà chỉ xác định chung là tội vi phạm các quy định về ATGT vận
tải. Phạm vi xác định hành vi trong luật vẫn bị bó hẹp.
Vi phạm các quy định về điều khiện phương tiện GTĐB được xác định là
những hành vi không chấp hành hoặc chấp hành một phần không đầy đủ các quy
định về an toàn khi tham gia GTĐB.
1.2.1.3. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong Bộ
luật hình sự năm 1999
Ngày 22/12/1999, tại kỳ họp thứ 6 khóa X Quốc hội nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua BLHS (sửa đổi, bổ sung) có hiệu lực từ
ngày 01/7/2000, mà theo đó, tên tội danh và nội dung tội phạm trước đây được
quy định tại Điều 186 BLHS năm 1985 đã có sự thay đổi cơ bản và được quy


×