Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nguyen huy hoang 0904 2997

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CẢNG LOTUS NĂM 2019

Ngành

: Kinh tế vận tải

Chuyên ngành: Kinh tế vận tải biển

Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN VĂN KHOẢNG
Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN HUY HỒNG
Lớp: KT15CLC2

MSSV: 15H4010035

TP. Hồ Chí Minh, 2020
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:


PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CẢNG LOTUS NĂM 2019

Ngành

: Kinh tế vận tải

Chuyên ngành: Kinh tế vận tải biển

Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN VĂN KHOẢNG
Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN HUY HỒNG
Lớp: KT15CLC2

MSSV: 15H4010035

TP. Hồ Chí Minh, 2020

ii


iii


iv


v



MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ viii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................... 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ .................................. 3
1.1 Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh tế. ........................................... 3
1.1.1 Ý nghĩa. ................................................................................................................ 3
1.1.2 Mục đích. .............................................................................................................. 3
1.1.3 Đối tượng.............................................................................................................. 4
1.2 Nguyên tắc phân tích. ................................................................................................ 4
1.3 Các phương pháp phân tích........................................................................................ 5
1.3.1 Phương pháp chi tiết............................................................................................ 5
1.3.2 Phương pháp so sánh. ......................................................................................... 6
1.3.3 Phương pháp thay thế liên hoàn. ........................................................................ 8
1.3.4 Phương pháp số chênh lệch. ............................................................................. 11
1.3.5 Phương pháp cân đối......................................................................................... 12
1.3.6 Phương pháp chỉ số. .......................................................................................... 13

CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 15
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẢNG LOTUS .......................................................... 15
2.1 Giới thiệu tổng quan về cảng Lotus. ........................................................................ 15
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển................................................................... 15
2.1.2 Vai trị – vị trí của cảng Lotus trong hệ thống cảng biển Việt Nam. ............... 18
2.2 Chức năng hoạt động và các dịch vụ chính của cảng. ............................................. 18
2.2.1 Chức năng hoạt động. ....................................................................................... 18
2.2.2 Các dịch vụ chính của cảng. ............................................................................. 19
2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật. ............................................................................................ 19
2.3.1 Hệ thống kho bãi................................................................................................ 19
2.3.2 Hệ thống cầu bến. .............................................................................................. 20

2.3.3 Hệ thống cơ sở vật chất - trang thiết bị............................................................. 20
2.4 Cơ cấu tổ chức của cảng. ......................................................................................... 21
2.4.1 Cơ cấu tổ chức. .................................................................................................. 21
2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. ....................................................... 22
2.4.3 Cơ cấu lao động của cảng Lotus. ...................................................................... 28

CHƯƠNG 3 ............................................................................................................. 30
vi


PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CẢNG LOTUS NĂM 2019 ..................................................................................... 30
3.1 Đánh giá chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Lotus năm 2019. 30
3.1.1 Mục đích, ý nghĩa việc đánh giá chung kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh. .......................................................................................................................... 30
3.1.2 Đánh giá chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Lotus năm
2019. 31
3.2 Phân tích tình hình thực hiện sản lượng tại cảng lotus năm 2019. ............................ 37
3.2.1 Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tình hình thực hiện sản lượng. ........... 37
3.2.2 Phân tích tình hình thực hiện sản lượng theo chiều hàng tại cảng Lotus năm
2019. 39
3.2.3 Phân tích tình hình thực hiện sản lượng theo thời gian tại cảng Lotus năm
2019. 44
3.2.4 Tình hình thực hiện sản lượng theo khách hàng tại cảng Lotus năm 2019. . 49
3.3 Phân tích tình hình thực hiện chi phí. ........................................................................ 53
3.3.1 Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tình hình thực hiện chi phí.................. 54
3.3.2 Phân tích tình hình thực hiện chi phí tại cảng Lotus năm 2019. .................... 55
3.3.3 Phân tích tình hình thực hiện chi phí quản lý doanh nghiệp của cảng Lotus
năm 2019. .................................................................................................................... 65
3.4 Phân tích tình hình thực hiện doanh thu. ................................................................... 73

3.4.1 Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tình hình thực hiện doanh thu. ........... 73
3.4.2 Phân tích tình hình thực hiện doanh thu tại cảng Lotus năm 2019 ............... 73
3.5 Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận..................................... 80
3.5.1 Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận. ............ 80
3.5.2 Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tại cảng Lotus
năm 2019. .................................................................................................................... 82
3.6 Phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của cảng lotus năm
2019. ................................................................................................................................ 89
3.6.1 Thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa. ............................................................ 91
3.6.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp. ........................................................................... 91
3.6.3 Thuế thu nhập cá nhân. .................................................................................... 92
3.6.4 BHXH, BHYT, BHTN. ...................................................................................... 92
3.6.5 Các khoản phải nộp khác. ................................................................................. 92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 94
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 94
KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................... 94

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
 BH và CCDV: Bán hàng và cung cấp dịch vụ.
 BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng
đồn, bảo hiểm thất nghiệp.
 CNV: Công nhân viên.
 CSH: Chủ sở hữu.
 DN: Doanh nghiệp.
 DVMN: Dịch vụ mua ngoài.
 ĐVT: Đơn vị tính.

 GTVT: Giao thơng vận tải.
 GTGT: Giá trị gia tăng.
 GVHB: Giá vốn hàng bán.
 HĐQT: Hội đồng quản trị.
 HĐ SXKD: Hoạt động sản xuất kinh doanh.
 HĐTC: Hoạt động tài chính.
 LN: Lợi nhuận.
 LN HĐKD: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
 MĐAH: Mức độ ảnh hưởng.
 QC: Quảng cáo.
 T: Tấn.
 TSCĐ: Tài sản cố định.
 TT: Tỷ trọng.
 TTQ: Tấn thông qua.
 TC: Tài chính.
 VND: Việt nam đồng.

viii


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, sau khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế tập
trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày
càng trở nên gây gắt theo các quy luật của nền kinh tế thị trường ngày càng tăng theo
trình độ phát triển của nó. Để có thể tồn tại, mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng là tối đa hóa lợi nhuận, thu được kết quả cao nhất. Vì vậy địi hỏi
các doanh nghiệp phải hoạt động sao cho có hiệu quả, hoàn toàn độc lập, tự chủ và
tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất của mình.
Các doanh nghiệp luôn chịu sự tác động của qui luật thị trường, trong cơ chế đó
các doanh nghiệp phải ln đói phó, giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh trong

quá trình hoạt động như sự cạnh tranh, sự biến động giá cả, sự thay đổi trong quan hệ
cung cầu, sự thay đổi trong các chính sách Nhà Nước,... Những thay đổi đó bắt buộc
các doanh nghiệp phải ln cố gắng tìm ra các chiến lược kinh doanh tốt nhất, sắp
xếp bố trí một cách hợp lý các nguồn lực mà doanh nghiệp có được, phải ln tự đánh
giá, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để từ đó có biện
pháp phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt yếu kém.
Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến là việc
nghiên cứu quản lý và đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để
từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là vấn
đề có tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp, nhất là
đối với một doanh nghiệp có một vai trị khơng kém phần quan trọng trong vận tải
biển Việt Nam như cảng Lotus.
Trong thời gian thực tập tại cảng được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn
Khoảng và sự hướng dẫn giúp đỡ của cảng, em đã có điều kiện thu thập những số liệu
tại cảng và kết hợp với những kiến thức đã học ở trường để hoàn thành bài luận văn
này với đề tài:
“PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CẢNG LOTUS NĂM 2019”
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thu thập số liệu, tiến hành nghiên cứu và

1


hồn thành đề tài, vì cịn nhiều hạn chế về kiến thức, thời gian cũng như kinh nghiệm
nên không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Em rất mong nhận được sự chỉ
bảo và góp ý kiến của quý thầy cô, ban lãnh đạo cảng cùng với bạn bè.
Kết cấu của đề tài bao gồm 4 chương chính. Chương 1 tìm rõ hơn sâu cơ sở lý
luận và phân về phân tích hoạt động kinh tế. Chương 2 sẽ có những khái qt chung
về cảng Lotus. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cảng Lotus năm
2019 sẽ được thảo luận tại chương 3 và cuối cùng kết luận và kiến nghị chương 4.


2


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
1.1

Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh tế.
1.1.1 Ý nghĩa.
Là một nhà kinh doanh, bao giờ chúng ta cũng phải quan tâm đến hiệu quả và

mong muốn đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Độ đạt được điều đó
trước hết phải có nhận thức đúng. Từ nhận thức đúng đi đến quyết định và hành động.
Nhận thức, quyết định và hành động là bộ ba biện chứng của sự lãnh đạo và quản lý
khoa học. Trong đó, nhận thức giữ vai trị quan trọng trong việc xác định mục tiêu và
nhiệm vụ trong tương lai. Để có nhận thức đúng đắn, người ta sử dụng một cơng cụ
quan trọng đó là phương thức hoạt động kinh tế. Dụng cụ này nghiên cứu mối quan
hệ cấu thành, quan hệ nhân quả để phát hiện quy luật tạo thành, quy luật phát triển
của các hiện tượng và kết quả kinh tế. Từ đó có những quyết định đúng đắn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu thiếu những kết luận rút ta từ phân
tích hoạt động kinh tế thì mọi quyết định đưa ra đều thiếu căn cứ khoa học và thực
tiễn, vì thế khó có thể có kết quả tốt đẹp. Vậy có thể phát biểu về ý nghĩa của phân
tích hoạt động kinh tế như sau: “Với vị trí là cộng cụ quan trọng của nhận thức phân
tích hoạt động kinh tế trở thành một công cụ quan trọng để quản lý khoa học, có hiệu
quả của các hoạt động kinh tế. Nó là hình thức, biểu hiện của chức năng tổ chức và
quản lý của nhà nước”.
1.1.2 Mục đích.
Việc phân tích hoạt động kinh tế bao gồm những mục đích sau:
 Đánh giá các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả việc thực hiện

các nhiệm vụ được giao, đánh giá các việc chấp hành chính sách, chế độ quy
định của Đảng và nhà nước.
 Tính tốn mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến kết quả và hiện tượng kinh tế

3


cần nghiên cứu. Xác định các nguyên nhân dẫn đến sự biến động các nhân tố,
làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế.
 Đề xuất phương hướng và biện pháp để cải tiến công tác, khai thác các khả
năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
Các mục đích này có quan hệ chặt chẽ với nhau, cái này làm tiền đề cho cái kia,
cái sau phải dựa vào kết quả của cái trước. Đồng thời các mục đích này cũng quy
định nội dung của cơng tác phân tích hoạt động kinh tế.
1.1.3 Đối tượng.
Phân tích hoạt động kinh tế là một mơn khoa học. Nó hình thành sau các mơn
khoa học khác như: thống kê, kế tốn, tài chính, tổ chức quản lý... Nó có liên hệ mật
thiết với các mơn khoa học đó vì có chung đối tượng nghiên cứu là hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc dân nói chung.
Mặc khác, về nội dung của mơn phân tích hoạt động kinh tế là vận dụng những
kiến thức chuyên môn cộng với những phương pháp phân tích để nghiên cứu. Tuy
vậy, mơn khoa học này cũng có tính độc lập nhờ lãnh vực riêng của mình. Nó nghiên
cứu sự hoạt động của doanh nghiệp dưới một góc độ riêng, nghĩa là có đối tượng
riêng. Có thể phát biếu đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh tế như sau:
“trên cơ sở các số liệu, tài liệu được rút ra từ hệ thống thông tin kinh tế của doanh
nghiệp. Nghiên cứu các hiện tượng và kết quả kinh tế được biểu hiện bằng các chỉ
tiêu kinh tế với sự tác động của các nhân tố”. Từ đó tìm ra phương hướng, những biện
pháp để cải tiến công tác khai thác những khả năng tiềm tàng, đưa hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp đến mức cao hơn.


1.2 Nguyên tắc phân tích.
Phân tích hoạt động kinh tế dù ở phạm vi nào cũng phải tuân theo những nguyên
tắc sau:
 Phân tích bao giờ cũng xuất phát từ việc đánh giá chung, sau đó mới phân tích

4


chi tiết từng khía cạnh của hiện tượng kinh tế.
 Phân tích phải thực hiện trong mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các hiện
tượng kinh tế.
 Phân tích phải đảm bảo tính tồn diện, khách quan, triệt để.
 Phân tích trong sự vận động của hiện tượng kinh tế.
 Phân tích phải sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp để thực hiện các
mục đích phân tích.
1.3 Các phương pháp phân tích.
1.3.1 Phương pháp chi tiết.
1.3.1.1 Chi tiết theo thời gian.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là kết quả của một quá trình. Ở các thời
kỳ khác nhau có những nguyên nhân khác nhau và cùng một nguyên nhân nhưng nó
tác động đến hiện tượng kinh tế với những mức độ khác nhau. Vì thế tiến độ thực
hiện q trình đó trong từng thời kỳ là khác nhau. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ta
tìm được nguyên nhân ở mỗi thời kỳ, xác định thời kỳ mà hiện tượng kinh tế xảy ra
tốt nhất, xấu nhất, xác định được nhịp độ phát triển của hiện tượng kinh tế. Tùy theo
đặc tính của q trình, nội dung của chỉ tiêu và mục đích phân tích mà ta chọn thời
gian cần chi tiết. Có thể chọn là các quý, các tháng, sáu tháng,... làm thời gian chi
tiết.
Từ việc nghiên cứu hiện tượng kinh tế đã chi tiết theo thời gian, ta có thể rút ra
được một vài quy luật nào đó theo thời gian. Từ đó xác định nguyên nhân thường xảy

ra ở các thời gian có tính quy luật. Qua đó, ta có biện pháp khai thác các tiềm năng,
hạn chế các tác động xấu của các nhân tố sao cho hợp với quy luật.
1.3.1.2 Chi tiết theo địa điểm.
Kết quả hoạt động của đơn vị ta nghiên cứu là tổng hợp kết quả hoạt động của
các đơn vị thành phần tạo nên. Khi chi tiết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
một đơn vị sản xuất theo các đơn vị thành phần sẽ cho phép ta đánh giá đúng đắn kết

5


quả hoạt động của mỗi đơn vị thành phần.
Mặc khác, kết quả hoạt động của mỗi đơn vị do những nguyên nhân khác nhau,
tác động không giống nhau. Mọi điều kiện về tổ chức, kỹ thuật của mỗi đơn vị không
giống nhau nên biện pháp khai thác các tiềm năng ở các đơn vị cũng không như nhau,
cần phải chi tiết để có những biện pháp riêng phù hợp với từng đơn vị riêng biệt.
Tác dụng nữa của chi tiết theo địa điểm là qua phân tích ta tìm được những điển
hình, từ đó rút ra kinh nghiệm cho các đơn vị khác. Đồng thời xác định được mức độ
hợp lý trong việc phân phối nhiệm vụ giữa các đơn vị.
1.3.1.3 Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu.
Chi tiết chỉ tiêu theo các bộ phận hợp thành cho ta biết rõ kết quả của chỉ tiêu
nghiên cứu được tạo ra do tác động của bộ phận nào, chỉ tiêu nào. Mỗi bộ phận hợp
thành có những xu hướng biến động riêng và chịu tác động những nguyên nhân riêng,
cần phải chi tiết theo các bộ phận để nghiên cứu sâu ở mỗi bộ phận ta coi đó là các
nhân tố, các chỉ tiêu cá biệt ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng thể đang nghiên cứu.
Tóm lại, phương pháp chi tiết có ba hình thức, các hình thức này bổ sung cho
nhau. Trong phân tích, muốn đạt yêu cầu toàn diện và triệt để ta cần sử dụng đồng
thời cả ba hình thức này. Chỉ tiêu nghiên cứu càng được chi tiết nhiều, liên tục thì sự
phát triển càng sâu sắc và đầy đủ.
1.3.2 Phương pháp so sánh.
So sánh là phương pháp được sử dụng nhiều, kết quả so sánh sẽ cho ta biết xu

hướng phát triển của các hiện tượng kinh tế, mức độ tiên tiến, lạc hậu giữa các đơn
vị sản xuất, tỷ trọng các thành phần trong tổng thể. Các trường hợp so sánh là: để
đánh giá được các hiện tượng kinh tế, cần có sự so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh
tế đó ở những địa điểm thời gian khác nhau.
 So sánh giữa trị số thực hiện trong từng thời kỳ nghiên cứu (năm, tháng, quý)
với thời kỳ trước đó (năm trước, tháng trước, quý trước) để thấy được sự biến
động của chỉ tiêu theo thời gian.

6


 So sánh với cùng kỳ năm trước để thấy được nhịp điệu thực hiện chỉ tiêu trong
khoảng một năm.
 So sánh trị số thực hiện của chỉ tiêu giữa các tháng, giữa các quý với năm, để
thấy được tiến độ thực hiện chỉ tiêu.
 So sánh giữa trị số thực hiện với trị số kế hoạch với trị số định mức.
 So sánh giữa thực tế với nhu cầu, thực tế với khả năng.
 So sánh giữa các đon vị với nhau, có thể đó là các đơn vị thành phần trong
đơn vị nghiên cứu, có thể so sánh giữa đơn vị nghiên cứu với ngành hoặc nền
kinh tế quốc dân, có thể so sánh đơn vị nghiên cứu với đơn vị khác trong nước
hay nước ngồi có điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự.
Nói chung các trị số dùng làm gốc so sánh (trị số năm trước, trị số kế hoạch...)
gọi là trị số kỳ gốc và thời kỳ được chọn làm gốc so sánh gọi là kỳ gốc. Thời kỳ đang
nghiên cứu gọi là kỳ nghiên cứu, kỳ phân tích, kỳ thực hiện. Các trị số kỳ nghiên cứu
gọi là trị số nghiên cứu, trị số kỳ tự nhiên.
Khi tiến hành so sánh cần chú ý đảm bảo điều kiện “có thể so sánh được”. Các
điều kiện đó là các chỉ tiêu đưa ra so sánh phải thống nhất về nội dung, phương pháp
tính, phạm vi tính, thời gian tính và các điều kiện về tổ chức, kỹ thuật phải tương tự.
Phương pháp so sánh dùng để xác định trị số biến động tuyệt đối, trị số biến động
tương đối và xu hướng biến động của chỉ tiêu.

 Trị số biến động tuyệt đối được tính bằng cách: lấy trị số kỳ nghiên cứu trừ đi
trị số kỳ gốc.
 Trị số biến động tương đối được tính bằng cách: lấy trị số kỳ nghiên cứu trừ
đi trị số kỳ gốc nhân với hệ số của một chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết
định quy mơ của chỉ tiêu.
Tổng quát:
Ta có trị số kỳ gốc là A 0
Trị số kỳ nghiên cứu là A1
Hệ số của chỉ tiêu liên quan là K
Vậy chỉ số biến động tuyệt đối là:
7


∆A = A1 – A0
Và trị số biến động tương đối là:
∆A’ = A1 – A0.K

1.3.3 Phương pháp thay thế liên hoàn.
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh
hưởng các nhân tố đến diễn biến và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nguyên
tắc của thay thế liên hoàn là: Khi tính tốn mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào
đó đến chỉ tiêu phân tích thì chỉ xét sự biến động của nhân tố đó cịn các nhân tố khác
coi như không thay đổi.
Nội dung của phương pháp thay thế liên hoàn là:
 Xác định mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố bằng một phương
trình kinh tế. Trong đó cần sắp xếp các nhân tố theo một trật tự nhất định.
Nguyên tắc sắp xếp là:
 Theo quan hệ nhân quả: lượng đổi dẫn đến chất đổi, các nhân tố số lượng xếp
trước các nhân tố chất lượng.
 Các nhân tố đứng kề nhau phải có mối quan hệ với nhau.

 Lần lượt thay thế trị số của từng nhân tố và tính mức độ ảnh hưởng của nhân
tố đó đến chỉ tiêu.
❖ Với nhân tố thứ nhất.
 Tính chỉ tiêu với giá trị các nhân tố ở kỳ gốc.
 Thay nhân tố thứ nhất bằng trị số kỳ nghiên cứu. Tính chỉ tiêu với nhân tố thứ
nhất mang trị số kỳ nghiên cứu, các trị số còn lại mang trị số kỳ gốc, kết quả
tính được gọi là kết quả thay thế lần một.
 Lấy kết quả thay thế lần một trừ đi chỉ tiêu chưa thay thế. Hiệu số chính là
mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ nhất đến chỉ tiêu nghiên cứu.
 Lấy mức độ ảnh hưởng tuyệt đối chia cho giá trị của chỉ tiêu chưa thay thế rồi
nhân với 100. Kết quả tính được là mức độ ảnh hưởng tương đối của nhân tố
đến chỉ tiêu nghiên cứu.
8


❖ Với nhân tố thứ hai.
 Tính giá trị của chỉ tiêu với nhân tố thứ hai và nhân tố thứ nhất mang trị số kỳ
nghiên cứu. Các trị số cịn lại mang trị số kỳ gốc. Kết quả tính được gọi là kết
quả thay thế lần hai.
 Lấy kết quả lần thay thế thứ hai trừ đi kết quả thay thế lần thứ nhất. Hiệu số là
mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ hai đến chỉ tiêu nghiên cứu.
 Lấy mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ hai chia cho giá trị chỉ tiêu
khi chưa thay thế, sau đó nhân với 100. Kết quả tính được là mức độ ảnh hưởng
tương đối của nhân tố thứ hai đến chỉ tiêu phân tích.
Lần lượt thay thế đến nhân tố cuối cùng (kết quả thay thế cuối cùng chính là giá
trị của chỉ tiêu nghiên cứu ở kỳ nghiên cứu) và tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố
đến chỉ tiêu nghiên cứu.
Mỗi lần thay thế một nhân tố nào đó thì kết quả lần thay thế đó được tính với trị
số kỳ nghiên cứu của nhân tố thay thế và các nhân tố đã thay thế. Các nhân tố còn lại
(chưa thay thế) mang trị số kỳ gốc. Ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thay thế đến chỉ

tiêu nghiên cứu bằng kết quả lần thay thế đó trừ đi kết quả lần thay thế trước đó. Cịn
mức độ ảnh hưởng tương đối của nhân tố nào đó đến chỉ tiêu nghiên cứu bằng ảnh
hưởng tuyệt đối nhân với 100, chia cho giá trị chỉ tiêu kỳ gốc.
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối mang đơn vị tính của chỉ tiêu nghiên cứu. Mức độ
ảnh hưởng tương đối mang đơn vị tính là phần trăm (%).
Cuối cùng tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Có bao nhiêu nhân tố thì
có bay nhiêu lần thay thế và cộng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chính bằng
chênh lệch của trị số chỉ tiêu giữa hai kỳ. Đó cũng chính là đối tượng phân tích.
Tổng quát: Giả sử chỉ tiêu A phụ thuộc vào ba nhân tố a, b, c. Mối liên hệ đó thể
hiện bằng cơng thức:
A = a.b.c
Trị số kỳ gốc của các nhân tố a 0 ,b0 ,c0 .
Trị số kỳ nghiên cứu của các nhân tố là a1 ,b1 ,c1 . Giữa hai kỳ, chỉ tiêu A biến
động một lượng tuyệt đối là:
9


∆A = A1 – A0 = a1.b1.c1 – a0.b0.c0
Và tính bằng chỉ tiêu tương đối là:
∆A

δA =

A0

× 100%

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu A
❖ Do nhân tố thứ nhất:
Kết quả thay thế lần một:


Aa = a1.b0 .c0
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối:
∆Aa = a1.b1.c1 – a0.b0.c0
Mức độ ảnh hưởng tương đối:
δAa =

∆Aa
A0

× 100%

❖ Do nhân tố thứ hai:
Kết quả thay thế lần hai:

Ab = a1.b1.c0
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối:
∆Ab = a1.b1.c0 – a1.b0.c0
Mức độ ảnh hưởng tương đối:
δAb =

∆Ab
A0

× 100%

❖ Do nhân tố thứ ba:
Kết quả thay thế lần hai:

Ac = a1.b1.c1

Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối:
∆Ac = a1.b1.c1 – a1.b1.c0
Mức độ ảnh hưởng tương đối:
δAc =

∆Ac
A0

× 100%

10


Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
∆A = ∆Aa + ∆Ab + ∆Ac
δA = δAa + δAb + δAc
1.3.4 Phương pháp số chênh lệch.
Phương pháp số chênh lệch là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng
của nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu. Thực chất phương pháp này chỉ là sự biến đổi
của phương pháp thay thế liên hồn. Thật vậy, khi ta tính mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố theo phương pháp thay thế liên hồn ta thấy có những thừa số chung trong
phép trừ giữa hai lần thay thế. Nếu rút các thừa số chung ra, ta còn lại một thừa số là
hiệu của trị số kỳ nghiên cứu và kỳ gốc của nhân tố đang xét. Đó chính là thể hiện
của phương pháp số chênh lệch.
Trong phân tích ta có thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương
pháp số chênh lệch, kết quả đều như nhau. Tuy nhiên, tùy trường hợp mà chọn
phương pháp đơn giản hơn.
Tổng qt: theo phương pháp thay thế liên hồn ta có thể đặt thừa số chung cho
phép trừ.
❖ Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ nhất:

∆Aa = a1.b0.c0 – a0.b0.c0 = ( a1 – a0 ) b0.c0
Mức độ ảnh hưởng tương đối:
δAa =

∆Aa
A0

× 100%

❖ Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ hai:
∆Ab = a1.b1.c0 – a1.b0.c0 = ( b1 – b0 ) a1.c0
Mức độ ảnh hưởng tương đối:
δAb =

∆Ab
A0

× 100%

❖ Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ ba:
∆Ac = a1.b1.c1 – a1.b1.c0 = ( c1 – c0 ) a1.b1

11


Mức độ ảnh hưởng tương đối:
δAc =

∆Ac
A0


× 100%

Đó là cách tính theo phương pháp chênh lệch.
1.3.5 Phương pháp cân đối.
Phương pháp này được sử dụng để tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
chỉ tiêu nghiên cứu, khi chỉ tiêu có quan hệ tổng đại số với các nhân tố. Như vậy, ảnh
hưởng của các nhân tố là hồn tồn độc lập với nhau, việc tính mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố trở nên đơn giản hơn phương pháp thay thế liên hoàn. Cụ thể, mức
độ ảnh hưởng tuyệt đối của mỗi nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu chính bằng chênh
lệch giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị số kỳ gốc của nhân tố đó.
Tổng quát: Giả sử chỉ tiêu A có quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng theo công
thức:
A=a+b+c
Trị số các nhân tố kỳ gốc là: a 0 ,b0 ,c0 .
Trị số các nhân tố kỳ nghiên cứu là a1 ,b1 ,c1 .
 Tuyệt đối: ∆A = A1 – A0 = ( a1 + b1 + c1 ) – ( a0 + b0 + c0 )
 Tương đối: δA =

∆A
A0

× 100%

❖ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất:
Ảnh hưởng tuyệt đối:
∆Aa = a1 – a0
Ảnh hưởng tương đối:
δAa =


∆Aa
A0

× 100%

❖ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ hai:
Ảnh hưởng tuyệt đối:
∆Ab = b1 – b0
Ảnh hưởng tương đối:

12


δAb =

∆Ab

× 100%

A0

❖ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ ba:
Ảnh hưởng tuyệt đối:
∆Ac = c1 – c0
Ảnh hưởng tương đối:
δAc =

∆Ac
A0


× 100%

❖ Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
Ảnh hưởng tuyệt đối:
∆A = ∆Aa + ∆Ab +∆Ac
Ảnh hưởng tương đối:
δA = δAa + δAb + δAc

1.3.6 Phương pháp chỉ số.
Chỉ số là chỉ tiêu tương đối biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ của
hiện tượng nghiên cứu, bộ môn thống kê đã nghiên cứu kỹ về nội dung này, ta chỉ
nghiên cứu việc áp dụng chỉ số để phân tích kinh tế nham xác định ảnh hưởng của
các nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu. Từ phương trình kinh tế xác định mối quan hệ
giữa chỉ tiêu và các nhân tố, ta có hệ thống chỉ số. Việc phân tích số tồn bộ thành
chỉ số có hai cách:
❖ Phương pháp liên hoàn:
Là phương pháp nêu lên ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu trong
quá trình các nhân tố biến động và tác động lẫn nhau. Mỗi nhân tố có quyền số khác
nhau. Thơng thường nhân tố chất lượng có quyền số ở kỳ nghiên cứu cịn nhân tố số
lượng có quyền số ở kỳ gốc. Nếu có nhiều nhân tố, ta sắp xếp theo nguyên tắc của
phương pháp liên hoàn và quyền số cũng lần lượt chuyển dần từ kỳ gốc sang kỳ
nghiên cứu.
❖ Phương pháp biến động riêng biệt:
Phương pháp này nói lên biến động của chỉ tiêu nghiên cứu do ảnh hưởng riêng
13


biệt của từng nhân tố cấu thành và ảnh hưởng do cùng biến động cũng tác động lần
nhau giữa các nhân tố, quyền số được lấy ở kỳ gốc.


14


CHƯƠNG 2:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẢNG LOTUS
2.1 Giới thiệu tổng quan về cảng Lotus.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Hình 2.1: Cơng ty Liên Doanh Bơng Sen - Cảng Lotus

Tên cảng: Cảng Bông Sen - Lotus port
Địa chỉ: 1A Nguyễn Văn Quỳ, Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại (Tel): 08.8730148

Fax: 08.8730145

E-mail:
Website: www.lotusport.com
Ban đầu, công ty Liên doanh Bông Sen (Lotus) được thành lập vào ngày
31/8/1991 theo giấy phép đầu tư số 237/GP của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, giữa Việt
Nam và hãng tàu ở nước ngồi:
Bên Việt Nam:
 Tổng Cơng ty giao nhận kho vận ngoại thương Vietrans (Bộ Thương mại). Trụ
sở tại: 13 Lý Nam Đế, Hà Nội.
 Đại Lý Hàng Hải Việt Nam VOSA (Bộ GTVT). Trụ sở tại: 3-5 Nguyễn Huệ,

15


Tp. Hồ Chí Minh.

Bên Việt Nam do: Vietrans làm đại diện.
Bên nước ngoài:
 Hãng tàu Biển Đen (BLASCO). Trụ sở tại: 270026, Lastochkina, Odessa,
Ukcraina.
Vốn sau khi thành lập:
Vốn đầu tư:

19,600,000 USD

Vốn pháp định:

12,728,000 USD

Việt Nam góp: 4,913,000 USD. Chiếm 38,6% trên tổng vốn pháp định cùng với
kho bãi, đường nội bộ, chi phí san lấp trị giá 1,063,000 USD. Chiếm 38.6% tổng vốn
đầu tư. Ngồi ra cịn quyền sử dụng 4 ha đất và 2 ha nước trị giá 3,000,000 USD trong
vòng 20 năm kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư.
Nước ngồi góp: 7,815,000 USD, chiếm 61.4% trên tổng vốn pháp định. Chi phí
xây cầu cảng và mua sắm phương tiện trị giá 4,565,000 USD.
Vốn lưu động mỗi bên tham gia liên doanh là: 250,000 USD
Ngày 19/08/1996, bổ sung thành viên vào bên nước ngồi đó là Cơng ty
Stevendoring Services America (SSA-Việt Nam). Trụ sở tại: 3415, đại lộ
M.S.W.Seatle, Washington 98130, Mỹ.
Vốn có sự thay đổi như sau:
Vốn đầu tư:

19,000,000 USD

Vốn pháp định:


12,728,000 USD

Việt Nam: 4,711,878 USD. Chiếm 37% trên tổng vốn pháp định
BLASCO: 4,077,036 USD. Chiếm 32% trên tổng vốn pháp định
Stevendoring: 3,939,087 USD. Chiếm 31% trên tổng vốn pháp định.
Ngày 03/06/2002, Công ty Stevendoring Services America chuyển nhượng phần
góp vốn trong vốn pháp định cho bên Việt Nam của Công ty Liên Doanh Bông Sen
theo hợp đồng ký ngày 23/01/2002.
Công ty Liên Doanh Bông Sen hiện nay cịn 2 bên góp vốn như sau:
Bên Việt Nam:

16


 Tổng Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương Vietrans (Bộ Thương mại).
Trụ sở tại: 13 Lý Nam Đế, Hà Nội.
 Đại Lý Hàng Hải Việt Nam VOSA (Bộ GTVT). Trụ sở tại: 3-5 Nguyễn Huệ,
Tp.Hồ Chí Minh.
Bên nước ngoài: Hãng tàu Biển Đen (BLASCO). Trụ sở tại: 270026,
Lastochkina, Odessa, Ukcraina.
Cùng với sự rút lui của SSA, tỉnh hình vốn của Cơng ty có sự thay đổi như sau:
 Vốn đầu tư: 15,661,000 USD
 Vốn pháp định: 8,789,000 USD
 Việt nam: 5,455,027 USD, chiếm 62.07% tổng vốn pháp định
+ Vietrans: 5,431,322,000 USD, chiếm 61.8%.
+ Vosa: 23,705 USD, chiếm 0.27%.
 BLASCO: 3,333,973 USD, chiếm 37.93% tổng vốn pháp định

38%
62%


Việt Nam
Nước ngoài

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn
Qua nhiều năm hoạt động, thương hiệu Lotus Port đã được nhiều nước trong khu
vực biết đến như một cảng biển hoạt động có hiệu quả vào loại hàng đầu tại Việt

17


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×