Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Kết luận PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ HYDROCACBON TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.77 KB, 2 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Cô Vũ Thị Thơ
KẾT LUẬN
A. KẾT LUẬN :
Qua luận văn này, em đã được tìm hiểu sâu hơn kiến thức về phần hydrocacbon kể cả
kiến thức lý thuyết và cách phân loại cũng như đưa ra phương pháp giải cho một số dạng
bài tập lý thuyết và bài tập tính toán. Từ đó, em rút ra được một số nhận xét sau :
1. Nắm được cơ sở lý luận của bài tập hóa học, thấy được tác dụng và vai trò to lớn của
bài tập hóa học đối với việc dạy và học hóa học ở trường Phổ thông cũng như ở Đại
học.
2. Nắm được cách phân loại các dạng bài tập và đưa ra phương pháp giải cho các dạng
bài tập đó.
3. Khi giải các bài tập lý thuyết, học sinh không chỉ được ôn lại kiến thức đã học mà
còn có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn về kiến thức đó, hiểu được bản chất các phản ứng
cũng như các hiện tượng hóa học thông qua các câu hỏi so sánh, các bài điều chế,
tách và tinh chế các chất.
4. Khi giải các bài toán về lập CTPT, xác định CTCT, các bài toán hỗn hợp hay các bài
toán tổng hợp bao gồm cả bài toán và các câu hỏi lý thuyết thì học sinh không những
nắm vững được những phương pháp giải toán khác nhau mà còn nắm được những
tính chất lí hóa của hợp chất cũng như một số thủ thuật tính toán thông thường hay
sử dụng.
5. Bên cạnh đó, thông qua luận văn, đã giúp em đa dạng hóa được phương pháp dạy
học.
6. Ngoài ra, qua quá trình làm luận văn, em có cái nhìn tổng quát về chương trình hóa
học hữu cơ lớp 11. Điều này sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong quá trình dạy học sau
này.
7. Và trong quá trình làm luận văn đã giúp em tăng cường khả năng sử dụng tính, sử
dụng các phần mềm để phục vụ cho việc giảng dạy, thực hiện giảng dạy bằng giáo án
điện tử.
B. ĐỀ XUẤT :
Bài tập phần hydrocacbon tương đối đa dạng và lại là phần mở đầu của chương
trình hóa hữu cơ ở trường phổ thông. Do đó trong quá trình dạy học, người giáo viên nên


:
1. Tùy theo trình độ học sinh mà giáo viên chỉ nên đưa ra các bài tập căn bản hoặc mở
rộng nhiều dạng khác nhau, đưa ra nhiều bài tập và phương pháp giải. Mỗi bài tập có
thể tiến hành theo nhiều cách khác giải khác nhau, từ đó xác định phương pháp giải
thích hợp nhất, học sinh dễ tiếp nhận nhất.
2. Cần phân loại các bài tập khác nhau cho nhiều đối tượng học sinh : giỏi, khá, trung
bình, yếu.
3. Cần rèn luyện cho học sinh nắm thật vững các phương pháp giải, để học sinh có thể
đi sâu vào giải quyết các vấb đề khó hơn.
SVTH : Phan Thị Thùy
114
Luận văn tốt nghiệp GVHD : Cô Vũ Thị Thơ
4. Đối với sinh viên thực tập năm cuối thì thời gian chủ yếu là để dạy lý thuyết có rất ít
bạn được dạy tiết bài tập nếu có thì cũng vài tiết. Như vậy đối với những sinh viên
làm luận văn nếu có phần thực nghiệm liên quan đến giờ bài tập thì thật khó khăn để
tiến hành thực nghiệm hoặc có cũng chỉ ở mức độ sơ sài. Em mong trường ĐHSP có
một tờ giấy giới thiệu xuống trường Phổ thông xin cho những sinh viên này được dạy
thêm giờ bài tập để tiến hành thực nghiệm kỹ hơn.
SVTH : Phan Thị Thùy
115

×