Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Dự án đầu tư công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 62 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc


DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

PHÂN HỮU CƠ VI SINH
“KHÔNG ĐỂ LẠI GIỌT NƯỚC BẨN TRÊN MẶT ĐẤT”

Vị trí đầu tư : Ấp , Xã, Huyện Bến Lức, Long An.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 02 năm 2016


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU ĐẦU TƯ VÀ
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG................................ 2
1.1. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ..............................................................................2
1.1.1. Khái niệm......................................................................................................2
1.1.2. Vai trò của phân hữu cơ..............................................................................2
1.1.2.1. Cải tạo đất, hạn chế việc sử dụng phân hóa học....................................2
1.1.2.2. Tăng năng suất cây trồng.........................................................................4
1.1.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và các mầm bệnh...............................5
1.1.3. Một số hạn chế trong sản xuất phân hữu cơ hiện nay..............................5
1.2. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ.......................................................................................7
1.3. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG, TIÊU THỤ SẢN PHẨM.............7
1.3.1. Nhu cầu thị trường.......................................................................................7
1.3.2. Tổng nguồn cung..........................................................................................9
1.3.2.1. Sản xuất trong nước..................................................................................9


1.3.2.2. Giá phân bán trên thị trường.................................................................10
1.4. ĐỊA ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT..................................................................................................11
1.4.1. Địa lý, địa hình............................................................................................11
1.4.2. Khí hậu........................................................................................................13
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CƠNG NGHỆ,....15
QUY MƠ XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................15
2.1 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CƠNG NGHỆ..................................................15
2.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất phân hữu cơ...................................15
2.1.2 Quy trình sản xuất phân hữu cơ thông thường.......................................19
2.1.3 Các công nghệ sản xuất đang sử dụng......................................................20
2.1.3.1 Hệ thống sản xuất phân hữu cơ theo công nghệ đánh luống...............21
2.1.3.2 Sản xuất phân hữu cơ kiểu thùng hay kênh mương..............................24
2.1.4 Định hướng công nghệ sản xuất của dự án..............................................26
2.1.4.1 Mơ tả cơng nghệ.......................................................................................26
2.1.4.2 Tính khả thi của cơng nghệ Bioway.......................................................29
2.1.4.3 Tính khả thi về đăng ký chất lượng sản phẩm.......................................31
2.1.4.4 Tính khả thi về nguồn nguyên liệu.........................................................32
2.2 CHI TIẾT THIẾT KẾ XÂY DỰNG DỰ ÁN..............................................37
2.2.1 Phương án thiết kế xây dựng.....................................................................37
2.2.2 Địa điểm xây dựng dự án...........................................................................37
2.2.3 Nội dung, quy mơ cơng trình.....................................................................38
2.2.4 Biện pháp thi công xây dựng.....................................................................39
2.2.5 Tiến độ xây dựng........................................................................................39
2.2.6 Trang thiết bị..............................................................................................39
2.2.7 Chi tiết các hạng mục hạ tầng kỹ thuật....................................................41


2.3 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG...........................................................................43
2.4 TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI DỰ ÁN.................................................................43

CHƯƠNG 3 KHAI THÁC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ
QUẢN LÝ DỰ ÁN..................................................................44
3.1 PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG........................44
3.1.1 Nhân sự khối sản xuất...................................................................................44
3.1.2 Nhân sự khối quản lý.....................................................................................44
3.2 HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN.................................................................45
CHƯƠNG 4 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ KINH TẾ,......................................................................46
TÀI CHÍNH VÀ XÃ HỘI......................................................46
4.1 CƠ SỞ TÍNH TỐN.....................................................................................46
4.2 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ..................................................................................46
4.3 ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN...................................................................47
4.4 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ................................................47
4.5 VỐN VAY.......................................................................................................49
4.6 PHƯƠNG ÁN KINH DOANH.....................................................................49
4.6.1 Cơ sở tính tốn............................................................................................49
4.6.2 Kế hoạch sản lượng....................................................................................49
4.7 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG..................................................50
4.7.1 Tác động mơi trường khi xây dựng cơng trình........................................50
4.7.2 Tác động mơi trường khi dự án đi vào hoạt động...................................51
4.7.3 Phòng cháy chữa cháy................................................................................51
4.8 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TÀI CHÍNH, XÃ HỘI.......................52
4.8.1 Đánh giá hiệu quả tài chính.......................................................................52
4.8.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội..............................................................55
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN.......................................................57
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3



CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN
Căn cứ:
 Luật Đất đai số 45/2013/QH-13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
ngày 15/05/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003, Nghị định số 12/2009/NĐCP ngày 02/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình;
 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Nghị định 108/2006/NĐ-CP
ngày 29/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật đầu tư;
 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn
chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP Ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý
phân bón.
 Thơng tư 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐCP
 Công văn số 2114/BCT-HC ngày 19/03/2014 của Bộ Công Thương về việc
triển khai thực hiện Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón.
 Thơng tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận
hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi  quản lý của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
 Thông tư số 512/TT-QLCL của Cục trồng trọt ngày 31/03/2014 V/v thực hiện
chứng nhận, cơng bố hợp quy phân bón hữu cơ và phân bón khác theo quy định
của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP.

1


CHƯƠNG 1 SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU ĐẦU TƯ VÀ ĐÁNH GIÁ NHU
CẦU THỊ TRƯỜNG
1.1.


SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

1.1.1. Khái niệm
Phân bón hữu cơ vi sinh là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu
hữu cơ khác nhau, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, có thể
chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn
qui định, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Phân hữu cơ vi sinh
không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, môi trường sinh thái và chất lượng
nông sản.
Sản xuất phân hữu cơ vi sinh là quá trình làm phân hủy tự nhiên các chất hữu
cơ bằng các vi sinh vật trong những điều kiện được kiểm soát. Các nguyên liệu hữu cơ
như các loaị rác thải từ hoa màu sau khi thu hoạch, thức ăn dư thừa, phân động vật, rác
thải đô thị và một số loại rác thải đô thị thích hợp được sử dụng làm nguyên liệu làm
phân hữu cơ.
Phân hữu cơ được làm từ các phế phẩm nông nghiệp như xác miá, rơm rạ, cỏ
dại và các loại cây hoặc các loại chất thải nông nghiệp khác được gọi là phân hữu cơ
nông nghiệp. Thành phần dinh dưỡng trung bình cuả phân hữu cơ nông nghiệp thường
là 0.5% N, 0.5% P2O5 và 0.5% K2O. Giá trị dinh dưỡng cuả phân hữu cơ nông nghiệp
có thể được cải thiện bằng cách dùng thêm quặng phosphate ở mức từ 10-15 kg/tấn
nguyên liệu ở giai đoạn đầu cuả quá trình ủ phân. Phân hữu cơ làm từ rác thải đô thị
như phân rút hầm cầu, rác đường phố và rác thu gom từ hộ dân được gọi là phân hữu
cơ đô thị, thành phần dinh dưỡng của phân bao gồm 1.4% N, 1.00% P2O5 và
1.4%K2O.
1.1.2. Vai trò của phân hữu cơ
1.1.2.1.

Cải tạo đất, hạn chế việc sử dụng phân hóa học

Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, ngành nông nghiệp cũng đã có

những thay đổi rất đáng kể. Nhiều máy móc tiên tiến, công nghệ trồng trọt, giống

2


mới…ra đời, đã đáp ứng kịp với những nhu cầu ngày càng cao. Việt Nam là nước
nông nghiệp nên phân bón và giống có thể xem là 2 yếu tố có tính quyết định đến năng
suất và chất lượng. Nhiều nơi, do sử dụng quá mức cần thiết các loại phân bón và
thuốc trừ sâu hố học làm cho đất canh tác bị bạc màu đi rất nhanh chóng.
Ngồi ra, những ảnh hưởng của phát triển nông nghiệp theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa cũng góp phần làm cho diện tích đất nơng nghiệp ngày một giảm đi,
trong khi đó dân số tiếp tục tăng lên, nhu cầu về nhà ở ngày càng nhiều, nếu chúng ta
khơng có quy hoạch và quản lý tốt thì diện tích đất màu mỡ sẽ mất đi nhanh chóng.
Mặt khác, mưa nhiều và tập trung làm cho đất trở nên xói mịn, rửa trơi khá
nhanh, đất dễ bị suy thối, cạn kiệt dinh dưỡng. Bên cạnh đó, việc khai thác và sử
dụng quá mức cũng như chế độ canh tác không hợp lý cũng dẫn đến tình trạng sa mạc
hóa.
Do nhu cầu xã hội ngày càng phát triển cao đòi hỏi con người sử dụng nhiều
biện pháp khác nhau để tăng năng suất sản lượng sản phẩm. Những hoạt động nhằm
mục đích kinh tế này cũng là nguyên nhân cơ bản làm ô nhiễm môi trường.
Mặt khác, ngành nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng phân bón
hóa học, vì thế dư lượng các chất hóa học trong các loại phân này gây ô nhiễm môi
trường đất, môi trường nước và ảnh hưởng nhiều đến sinh vật cũng như con người.
Để trả lại độ phì nhiêu cho đất, sử dụng phân hữu cơ vi sinh vật là giải pháp hay
nhất hiện nay có thể giải quyết được các vấn đề trên. Phân bón hữu cơ dựa vào các
chủng vi sinh vật sẽ phân giải các chất hữu cơ trong bùn, phế thải, rác thải, phế phẩm
công nông nghiệp,…. tạo ra sinh khối, sinh khối này rất tốt cho cây cũng như cho đất,
giúp cải tạo làm đất tơi xốp.Vả lại với mức sống trung bình của một người nơng dân
hiện nay khơng thể dùng các loại phân bón cho cây trồng với giá cả cao như vậy, sự ra
đời của phân vi sinh đã đáp ứng được mong muốn của người nông dân, vừa tăng năng

suất lại hợp túi tiền. Dùng phân hữu cơ có vi sinh có thể thay thế được từ 50-100%
lượng phân đạm hóa học (tùy từng loại cây trồng bón phân vi sinh có thể tiết kiệm
được nhiều chi phí do giá phân hạ, giảm lượng phân bón, giảm số lần phun và lượng
thuốc bảo vệ thực vật)…Do bón vi sinh nên sản phẩm rất an toàn, lượng nitrat giảm

3


đáng kể, đất không bị ô nhiễm, khả năng giữ ẩm tốt hơn, tăng cường khả năng cải tạo
đất do các hệ sinh vật có ích hoạt động mạnh làm cho đất tơi xốp hơn, cây dễ hút thu
dinh dưỡng hơn.
1.1.2.2.

Tăng năng suất cây trồng

Phân bón hữu cơ có bổ sung vi sinh vật có tác dụng là sản phẩm được sản xuất
từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
trồng, cải tạo đất, chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống được tuyển chọn với mật
độ đạt tiêu chuẩn qui định, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nơng sản. Phân
hữu cơ vi sinh vật không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, môi trường sinh thái
và chất lượng nông sản. Bên cạnh việc cải thiện năng suất cây trồng cũng như phẩm
chất nông sản (mà biểu hiện rõ nhất thông qua chỉ số dư tồn nitrate trong sản phẩm),
hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh còn thể hiện qua việc cải thiện tính chất đất bao gồm
đặc tính vật lý, hố học và sinh học đất.
Chất hữu cơ cịn là nguồn thức ăn cho các lồi sinh vật sống trong đất. Phần lớn
vi sinh vật trong đất thuộc nhóm hoại sinh. Nguồn thức ăn chủ yếu của nhóm này là dư
thừa và thải thực vật. Cung cấp chất hữu cơ giúp duy trì nguồn thức ăn, tạo điều kiện
phát triển sinh khối, đa dạng chủng loại và kiềm hãm sự gia tăng của các loài vi sinh
vật có hại.
Duy trì thế cân bằng vi sinh vật có lợi trong đất chủ yếu là bảo vệ và cân bằng

vi sinh vật có ích, cũng như các lồi thiên địch có lợi trên đồng ruộng. Do đó, thường
xuyên bổ sung chất hữu cơ cho đất cũng như các nguồn vi sinh vật có lợi để tạo điều
kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển hạn chế mầm bệnh. Việc bón phân hữu cơ có bổ
sung nguồn vi sinh vật đất như nấm Trichoderma sẽ làm giảm tác nhân gây bệnh thối
rễ trên cà chua và ớt, bổ sung các nguồn vi sinh vật cố định đạm và hoà tan lân, tăng
cường nguồn phân đạm cố định được và các hợp chất lân kém hoà tan trong đất trở
thành những dạng hữu dụng, dễ tiêu cho cây trồng.
Ngoài ra, nghiên cứu của Cục Trồng trọt cho thấy, bón 1 tấn phân hữu cơ giúp
bà con trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng tăng năng suất thêm 80–120kg, ở ĐBSCL là

4


90 – 120kg. Một số thí nghiệm cũng cho thấy, nếu vùi thân lá cây lạc, rơm rạ, thân lá
cây bắp của vụ trước cho cây vụ sau giúp tăng năng suất thêm 0,3 tấn đối với đậu
trong vụ xuân, 0,6 tấn lúa và khoảng 0,4 tấn ngô hạt/ha.
1.1.2.3.

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và các mầm bệnh

Các chất thải hữu cơ thường chứa các hợp chất khó phân hủy như lignin,
cellulose, hemicellulose, polysaccharides, proteins, lipids ... Các hợp chất này khơng
thể sử dụng ngay làm phân bón mà phải được chuyển đổi thành các hợp chất vơ cơ có
giá trị dinh dưỡng cho đất. Nếu các hợp chất nêu trên được đưa vào đất mà không qua
giai đoạn chuyển đổi thì sau khi đưa vào đất, quá trình phân hủy để chuyển đổi sẽ diễn
ra và quá trình này sẽ lấy đi các chất dinh dưỡng và năng lượng của cây trồng trên đất.
Vì vậy, để giữ độ màu mỡ của đất, các chất nêu trên cần phải được xử lý trước khi đưa
vào sử dụng để bón cho hoa màu.
Trong quá trình sản xuất phân hữu cơ, thể tích khối của các chất thải hữu cơ
được giảm xuống đáng kể nhờ quá trình phân hủy, nhiệt lượng của quá trình phân hủy

do các vi sinh tiêu diệt các mầm bệnh, các mầm của các loại cỏ dại. Ngoài ra, trong
q trình sử dụng phân hữu cơ có vi sinh, các vi sinh cũng góp phần phân hủy các chất
thải rắn, cặn dầu và các kim loại nặng cũng như góp phần phân hủy hơn 99% các hợp
chất hữu cơ dễ bay hơi (volatile organic chemicals -VOCs) có trong khí thải cơng
nghiệp. So với các cơng nghệ xử lý môi trường thông dụng khác, việc sản xuất và sử
dụng phân hữu cơ có chứa vi sinh tiết kiệm hơn 50% chi phí bỏ ra.

1.1.3. Một số hạn chế trong sản xuất phân hữu cơ hiện nay
-

Mặc dầu phần lớn vi khuẩn bị tiêu diệt nhưng khơng phải hồn tồn, đặc biệt
khi sự ủ compost không đồng đều về thời gian, phương pháp, lượng ủ. Một số
mầm bệnh vẫn tồn tại có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.

-

Thành phần phân ủ thường không ổn định về chất lượng do thành phần nguyên
liệu đưa vào không đồng đều.

-

Phải tốn thêm cơng ủ và diện tích.

5


-

Việc ủ phân thường ở dạng thủ công và lộ thiên tạo sự phản cảm về mỹ quan và
phát tán mùi hơi. Trong khi đó các loại phân hóa học như urê, NPK,… gọn nhẹ,

tương đối rẻ tiền, chất lượng đồng đều và "sạch hơn" gây tâm lý thuận tiện cho
việc sử dụng hơn phân ủ compost.

Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư
-

Nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ ngày càng tăng vì:
o Sử dụng phân bón hữu cơ sẽ thay thế dần việc bón phân hố học trên
đồng ruộng, đất trồng trọt mà vẫn đảm bảo được nâng cao năng suất thu
hoạch.
o Sử dụng phân bón hữu cơ có vi sinh về lâu dài sẽ dần dần trả lại độ phì
nhiêu cho đất như làm tăng lượng phospho và kali dễ tan trong đất canh
tác, cải tạo, giữ độ bền của đất đối với cây trồng nhờ khả năng cung cấp
hàng loạt các chuyển hoá chất khác nhau liên tục do nhiều quần thể vi
sinh vật khác nhau tạo ra.
o Việc sử dụng phân bón hữu cơ cịn có ý nghĩa rất lớn là tăng cường bảo
vệ mơi trường sống, giảm tính độc hại do hố chất trong các loại nông
sản thực phẩm do lạm dụng phân bón hóa học.
o Giá thành hạ, nơng dân dễ chấp nhận, có thể sản xuất được tại địa
phương và giải quyết được việc làm cho một số lao động, ngồi ra cũng
giảm được một phần chi phí ngoại tệ nhập khẩu phân hố học.

-

Phân bón mang lại lợi nhuận cho người nông dân. Tuy nhiên, để hạn chế những
ảnh hưởng của phân bón đến mơi trường và sức khỏe con người thì nhà nơng
cần hạn chế sử dụng phân bón vơ cơ.

-


Sử dụng phân bón cần hạn chế hơn, không lạm dụng sử dụng vô ý thức các loại
phân có thể gây một số bệnh hiểm nghèo như ung thư.

-

Nên sử dụng một số loài phân vi sinh để tăng năng suất nơng sản và tránh làm
thối hóa đất.

6


Hiệu quả của dự án mang lại tập trung vào các nhân tố:
 Cải tạo đất.
 Tạo môi trường trong sạch và không ô nhiễm.
 Phát triển nông nghiệp bền vững.
 Tiết kiệm tiền của cho nhà nước và tạo cơng ăn việc làm cho người lao
động.
 Góp phần ỏn định thị trường phân bón .
 Phát triển phúc lợi xã hội, và tăng cường vốn xã hội cho người dân vùng
dự án.
1.2.

MỤC TIÊU ĐẦU TƯ

Dự án dự định xây dựng một nhà máy sản xuất phân vi sinh hữu cơ trên một khu đất
có diện tích khoảng 20.000 m2 tại xã …….., huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
1.3.

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG, TIÊU THỤ SẢN PHẨM


1.3.1. Nhu cầu thị trường
Theo dự báo, giá phân bón thế giới sẽ còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới và như
thế lượng phân nhập khẩu vào Việt Nam sẽ rất hạn chế. Theo số liệu từ Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nơng thơn, hàng năm nhu cầu phân bón các loại của cả nước
khoảng trên 11 triệu tấn, trong đó: nhu cầu phân urê là 2,2 triệu tấn, phân DAP
900.000 tấn, phân NPK 4 triệu tấn...
Với sản lượng 8 triệu tấn phân bón các loại, doanh nghiệp trong nước đã chủ động
được gần 80% nhu cầu. Riêng phân urê, do Nhà máy Đạm Cà Mau sẽ nâng công suất
từ 150.000 tấn/năm lên 500.000 tấn/năm, dự kiến, đến cuối năm phân urê sẽ dư thừa
khoảng 400.000 tấn. Vì thế, trong thời gian tới chúng ta cần nhanh chóng thay đổi tập
quán bón phân, thay thế dần việc bón đạm đơn thuần bằng việc bón phân hỗn hợp
NPK, sử dụng các loại phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, các loại phân hữu cơ tận
dụng từ nguồn phân xanh, phế phẩm nơng nghiệp trong gia đình.

7


Thực tế, hiện nay lượng phân hữu cơ trong nước sản xuất chưa cao, lượng phân hữu cơ
còn thiếu, sử dụng phân hữu cơ chưa được tiện dụng bằng các loại phân vơ cơ nên
việc bón phân hữu cơ cho cây trồng còn chưa đủ, ngoại trừ rau và một số loại cây
trồng có giá trị cao mới được nơng dân đầu tư phân hữu cơ. Do vậy, trong thời gian
tới việc sản xuất phân hữu cơ các loại có hàm lượng dinh dưỡng cao, tiện dụng là rất
cần thiết vừa hướng nông dân quen dần với việc sử dụng phân hữu cơ đồng thời làm
giảm áp lực nhập khẩu phân bón.
Lợi ích của việc sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp đã được thực tế và
nhiều cơng trình khoa học chứng minh trong việc duy trì độ phì nhiêu đất đai và chất
lượng nơng sản.
Cây trồng
Lúa nước
Khoai mì

Khoai lang
Mía
Đậu nành
Đậu phụng
Thuốc lá
Trà
Cao su

Lượng phân
(tấn/ha)
5 – 10
5–7
5 10
10 – 20
10
10
10 – 15
20 – 30
10 – 24

Ghi chú

Lượng dùng trong 1 vụ
Lượng dùng trong 1 vụ
Lượng dùng trong 1 vụ
Lượng dùng trong 1 vụ
Lượng dùng trong 1 vụ
Lượng dùng trong 1 vụ
Lượng dùng trong 1 vụ
Bón lót khi trồng mới và hàng năm

Bón lót và hàng năm. Lượng dùng tùy
mật độ và tuổi cây
Cà phê
12 – 15
Bón lót khi trồng mới và hàng năm
Cây ăn quả
2 – 30
Tùy loại cây
Rau các loại
20 – 40
Tuỳ loại rau
Bảng 1.1 Khuyến cáo lượng phân hữu cơ dùng cho một số loại cây trồng
(Nguồn: tổng hợp từ các tài liệu)

8


Nhu cầu phân hữu cơ hiện nay tại nước ta khá cao, ước lượng nhu cầu phân hữu cơ
cho sản xuất nơng nghiệp ở Việt Nam như sau:
Loại cây

Diện tích canh
Ước lượng nhu cầu phân hữu cơ
tác (nghìn ha)
(tấn)
Tổng diện tích, trong đó
12285,1
49.102.000 – 193.505.600
Cây hàng năm
10463,0

30.881.000 – 138.842.600
     Lúa
  7648,1
38.240.500 – 76.481.000
     Màu
  1220,3
9.348.000 – 18.015.600
     Bắp
    686,9
6.869.000 – 13.738.000
     Khoai lang
    269,0
1.345.000 – 2.690.000
     Khoai mỳ
    226,8
1.134.000 – 1.587.600
     Rau
    662,2
13.244.000 – 26.488.000
Cây CN hàng năm
    892,9
4.464.500 – 17.858.000
     Bông vải
      22,4
134.400 – 179.200
     Mía
    350,8
3.508.000 – 7.016.000
     Đậu phụng
    248,2

2.482.000
     Đậu nành
    129,2
1.292.000
     Thuốc lá
      32,5
325.000 – 487.500
Cây lâu năm
1822,1
18.221.000 – 54.663.000
     Cây ăn quả
  496,0
99200 – 1.488.000
     Cây công nghiệp
1247,7
12.477.000 – 37.431.000
          Trà
    84,6
1.696.000 – 2.538.000
          Cà phê
  397,4
4.768.800 – 5.961.000
          Cao su
  394,3
3.943.000 – 9.463.200
Bảng 1.2 Ước lượng nhu cầu phân hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp
1.3.2. Tổng nguồn cung
1.3.2.1.

Sản xuất trong nước


Chỉ trong năm 2013 cả nước đã có thêm 250 cơ sở sản xuất phân bón với quy
mơ lớn, nhỏ khác nhau. Chất lượng, giá thành sản phẩm được đưa ra thị trường cũng
rất khác nhau đã tạo áp lực không nhỏ cho các doanh nghiệp.
Có thể nói, thị trường phân bón năm 2014 có nhiều điểm tương đồng với năm
2013 khi nguồn cung phân bón ngày một dồi dào, giá phân bón trong nước giảm
mạnh, tình trạng phân bón kém chất lượng chưa được kiểm soát hiệu quả.
Giá bán của các loại phân bón hữu cơ dao động và chênh lệch nhau từ 1.2007.500 đồng/kg tùy theo chất lượng từng loại. Nhiều bà con nơng dân cho rằng lượng
tiêu thụ phân hữu cơ nói chung trên cây trồng cạn phải cần từ 500-3.000 kg/ha/năm.

9


Trong thực tế số lượng phân hữu cơ được tiêu thụ lớn hơn nhiều so với thống kê và
các nhà sản xuất đã thu một khoản lợi nhuận khá từ ngành hàng này. Giá phân hữu cơ
dao động như đã nêu, nhưng chất lượng đến tay người tiêu dùng biểu hiện qua những
định mức, tiêu chuẩn gì thì đến nay chưa có cơ quan quản lý nào trả lời rõ ràng. Có
khá nhiều tên gọi đối với loại sản phẩm vật tư nơng nghiệp này: phân bón sinh học,
phân vi sinh, phân hữu cơ tổng hợp. Theo PGS-TS Mai Thành Phụng của Trung tâm
Khuyến nông Quốc gia cho rằng phân hữu cơ là loại phân bón có chứa chất hữu cơ lớn
hơn 15% và có chứa vi sinh vật có ích với mật độ phù hợp với tiêu chuẩn đã ban hành.
1.3.2.2.

Giá phân bán trên thị trường

Giá phân hữu cơ vi sinh cũng không quá đắt mà hiệu quả mang lại cho cây
trồng hiệu quả như phân hoá học. Phân hữu cơ vi sinh có chứa các vi sinh vật là nấm
đối kháng sẽ giúp phòng trừ nấm bệnh cho cây trồng. Việc sử dụng phân vi sinh có thể
cung cấp cho đất từ 30-60 kg N (đạm)/năm, tăng hiệu lực phân lân, làm tăng độ phì
nhiêu của đất, làm tăng khả năng trao đổi chất trong cây, nâng cao sức đề kháng và

chống bệnh ở cây trồng, làm tăng chất lượng nông sản, tăng thu nhập cho nông dân.
Giá phân vi sinh cũng khá ổn định trên thị trường.
Giá bán tham khảo tại thời điểm hiện tại như sau :
Quy cách Giá bán
kg/bao (đồng/bao)
25
127.500
25
285.225
50
190.000
50
240.000
50
240.000
50
235.000
50
580.000
35
553.000
25
290.000

Giá/1 kg
Tên sản phẩm
(đồng
Giá(đồng)/ tấn
GV-Hữu cơ Vi Sinh bón lót
5.100

5.100.000
GV-Organic
11.409
11.409.000
Hữu cơ bón lót Việt-Úc
3.800
3.800.000
Dona
4.800
4.800.000
Humix vi sinh đặc biệt
4.800
4.800.000
Hữu cơ gà đã qua xử lý
4.700
4.700.000
Hữu cơ gà cao cấp
11.600
11.600.000
Dinamix
15.800
15.800.000
Hữu cơ Malaysia
11.600
11.600.000
Giá bán bình quân
8.179
8.178.778
Bảng 1.3. Giá bán một số sản phẩm phân bón hữu cơ
(Nguồn: Thơng kê của CTCP Đầu tư Sản xuất và Thương mại Song Long) 


10


1.4.

ĐỊA ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT

1.4.1. Địa lý, địa hình
Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tỉnh lỵ
của Long An hiện nay là thành phố Tân An, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí
Minh khoảng 50 km theo đường Quốc lộ 1A. Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực Đồng bằng
sơng Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh, bằng
hệ thống giao thơng đường bộ như tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50,...Tỉnh được xem là
thị trường tiêu thụ hàng hóa nơng sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long.
Tỉnh Long An thuộc khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long, có tọa độ địa lý
từ 105030' 30 đến 106047' 02 kinh độ Đơng và 10023'40 đến 11002' 00 vĩ độ Bắc.
phía Đơng giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp với
tỉnhSvay Rieng, Vương Quốc Campuchia, phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp và phía
Nam giáp với tỉnh Tiền Giang. Sở hữu vị trí địa lý khá đặc biệt bên cạnh đó cịn
thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Long An được xác định là vùng kinh
tế động lực có vai trị đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.
Dù xếp vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất
chuyển tiếp giữa Đơng Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ
Đơng Bắc xuống Tây Nam. phía Bắc và Đơng Bắc tỉnh có một số gị đồi thấp; giữa
tỉnh là vùng đồng bằng và phía Tây Nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong
đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha.
Tỉnh có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp

chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ
độc tố.
Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt
với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành
sông Vàm Cỏ, kênh Dương Văn Dương,... trong đó lớn nhất là sơng Vàm Cỏ
Đơng chảy qua Long An.

11


Bến Lức nằm phía Đơng của tỉnh Long An là một địa bàn chiến lược về kinh tế
và quân sự của thành phố Hồ Chí Minh, là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ.
Huyện Bến Lức có diện tích 285,97 Km2, dân số (năm 1997) 123.845 người[2], chiếm
6,59% về diện tích và 9,55% về dân số so toàn tỉnh, mật độ dân số là 433 người/km 2,
lớn gấp 1,93 lần so với mật độ tồn tỉnh.


Phía Bắc giáp huyện Đức Hồ, huyện Đức Huệ.



Phía Đơng giáp huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.



Phía Nam giáp huyện Cần Giuộc, huyện Cần Đước, huyện Tân Trụ.

Phía Tây giáp Thủ Thừa.
Quốc lộ 1 A là trục giao thơng chính của Quốc gia nối liền địa bàn vùng kinh tế



trọng điểm phía Nam với đồng bằng sông Cửu Long đi qua huyện Bến Lức, tạo điều
kiện cho phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, tiếp cận nhanh chóng những thơng tin
mới nhất trong nước, hoà nhập với kinh tế thị trường, phát triển nhiều loại hình dịch
vụ, hình thành các điểm trung chuyển hàng hố giữa miền Tây lên Thành phố Hồ Chí
Minh và ngược lại.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 28.579 ha, trong đó đất nơng
nghiệp chiếm 76,8%, đất ở (bao gồm đất đơ thị và dân cư nông thôn) chiếm 2,4%, đất
chuyên dùng 5,56%, đất chưa sử dụng 14,9%. Trên địa bàn huyện Bến Lức có 14 loại
đất, chủ yếu là các loại đất phèn, đất phù sa...


Đất phèn: Với diện tích 15.166,3 ha chiếm 53,4% diện tích tồn huyện, chủ
yếu tại các xã Thạnh Hồ, Thạnh Lợi, Tân Hồ, Lương Bình, Bình Đức...
Nồng độ độc tố rất cao Cl-, SO-2, Al+3, Fe+3. Muốn sử dụng tốt loại đất
này hệ thống kênh mương cần phải hoàn chỉnh và riêng biệt.



Đất phù sa: Với diện tích 9.867,6 ha chiếm tỷ lệ 34,47% diện tích tồn
huyện, chủ yếu tại các xã Mỹ n, Phước Lợi, Long Hiệp, Thạnh Phú, Nhựt
Chánh. Đất phù sa là loại đất tốt cho năng suất luá cao, đặc sản và nhiều vụ
trong năm.



Đất xám: Chiếm tỷ lệ nhỏ cỡ 2,43%, phân bố ở địa hình cao, thích hợp với
cây màu và các cây cơng nghiệp ngắn ngày.

12



Nhìn chung, tài ngun đất của huyện Bến Lức có nhiều điều kiện cho phát
triển công nghiệp, nguồn đất chưa sử dụng cịn nhiều, địa hình tương đối bằng phẳng,
thuận tiện cho san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.
1.4.2. Khí hậu
Có hai mùa khí hậu:
Khí hậu đồng bằng Nam Bộ không thể hiện rõ bốn mùa như các vùng phía Bắc và
Trung Bộ Việt Nam. Nhiều nhà khí hậu sử dụng chỉ tiêu: mùa mưa là những tháng liên
tục có lượng mưa trung bình (LMTB) lớn hơn 100 mm. Mùa khơ là những tháng liên
tục có LMTB < 100 mm. Dựa vào chỉ tiêu đó thì khí hậu Long An được phân chia làm
hai mùa: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau (5 - 6 tháng); mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (6 - 7 tháng).
Chế độ nhiệt
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2
vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho
vùng Đồng bằng sơng Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của
vùng miền Đơng.
Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 -27,7 oC. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ
trung bình cao nhất 28,9 oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2oC.
Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 –1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp
ranh Thành phố Hồ Chí Minh xuống phía tây và Tây Nam. Các huyện phía Đơng
Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mịn ở vùng gị cao,
đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản
xuất và đời sống của dân cư.
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82%. Thời gian chiếu sáng bình
quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Tổng tích ơn
năm 9.700 -10.100oC. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4oC.

13



Mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70%. Mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%.
Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và
tổng tích ơn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ơn hịa.
Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp
Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều khơng đều từ biển Đơng qua
cửa sơng Sồi Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kì triều là 13-14
ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam Quốc lộ 1A,
đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 đến 6 tháng trong năm. Triều biển Đơng tại cửa sơng
Sồi Rạp có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với
cường độ triều mạnh nhất là mùa khô. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 đến
235 cm tại Tân An và từ 60 đến 85 cm tại Mộc Hoá. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều
mùa gió chướng đe doạ xâm nhập mặn vào vùng phía nam. Trong mùa mưa có thể lợi
dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông,Vàm Cỏ Tây làm giảm chi
phí sản xuất.
Bị ngập mặn chủ yếu là từ biển Đơng qua cửa sơng Sồi Rạp do chịu ảnh hưởng của
chế độ bán nhật triều. Trước đây,sông Vàm Cỏ Tây mặn thường xâm nhập trên Tuyên
Nhơn khoảng 5 km. Mặn xâm nhập bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 với mức 2 đến 4
gam/lít. Đất phèn tập trung với 2084,49 km2, chiếm 69,8% diện tích tồn vùng Đồng
Tháp Mười và bằng 46,41% diện tích tự nhiên của tỉnh. Lũ thường bắt đầu vào trung
tuần tháng 8 và kéo dài đến tháng 11, mưa tập trung với lưu lượng và cường độ lớn
nhất trong năm gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Lũ đến tỉnh Long An chậm và
mức ngập không sâu.

14



CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CƠNG NGHỆ,
QUY MƠ XÂY DỰNG DỰ ÁN
2.1 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CƠNG NGHỆ
2.1.1

Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất phân hữu cơ

Tuy việc sản xuất phân hữu cơ là quá trình làm phân hủy các chất thải hữu cơ
bằng các vi sinh nhưng ngồi sự có mặt của những sinh vật cần thiết, những yếu tố
chính ảnh hưởng lên q trình sản xuất phân hữu cơ có thể được chia làm 03 nhóm
chính là: nhóm những yếu tố dinh dưỡng, mơi trường và vận hành.
Các yếu tố dinh dưỡng:

2.1.1.1

Stt

Thơng số

Điều kiện tối ưu

1

Kích thước vật liệu

1-8 cm

2


Tỷ lệ dinh dưỡng (C/N)

25-35

3

Độ ẩm

45-55%

4

Độ pH

6-8

5

Tỷ lệ Oxi

>5%

6

Nhiệt độ

45-70oC
Bảng 2.1 Điều kiện của nguyên liệu sản xuất

Nguyên tố đa lượng và vi lượng

* Nguyên tố đa lượng như: C, N, P, Ca, và K.
* Nguyên tố vi lượng như: Mg, Mn, Co, Fe, S …
Trong thực tế, hầu hết chúng trở nên độc nếu nồng độ vượt quá mức cho phép.
Hầu hết những nguyên tố Mg, Co, Mn, Fe, S…có vai trị trong việc trao đổi tế bào
chất.
Cơ chất là nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cần
thiết, cho dù có sự bất ổn trong q trình hoạt động nhưng trong thực tế muốn có lợi
ích bắt buộc phần lớn hoặc tất cả cơ chất trong quá trình sản xuất phân hữu cơ đều là
chất thải. Sự bất ổn là do nguyên nhân giữa các nguyên liệu khác nhau, có sự khác
nhau bởi một số chất dinh dưỡng đối với vi khuẩn. Sự khác nhau đó phụ thuộc vào sự

15


chênh lệch độ bền giữa các phân tử hữu cơ khác nhau trước sự phân hủy của vi khuẩn,
do đó dẫn đến sự khác biệt dẫn đến các quá trình.
Tỷ lệ C/N
-Tỷ lệ C/N là hệ số dinh dưỡng chính. Trong thực tiễn sản xuất compost, tỷ lệ
này vào khoảng 20:1 đến 25:1. Theo kinh nghiệm chung, nếu tỷ lệ C/N vượt quá giới
hạn vừa nêu, tốc độ phân hủy sẽ bị chậm lại. Ngược lại, nếu tỷ lệ thấp hơn 20:1, N có
khả năng bị thất thốt. Bởi vì, N dư chuyển hóa thành N trong NH 3. Giai đoạn chuyển
hóa tích cực (active stage) trong sản xuất compost có đặc điểm là nồng độ pH và nhiệt
độ khá cao, đặc điểm này có thể gây ra sự bay hơi của NH3.
Chất thải
Hàm lượng N
Tỷ lệ C:N
Bùn hoạt tính
5
6
Máu

10 đến 14
3
Phân bò
1,7
18
Bùn đã phân hủy
2 đến 6
4 đến 28
Mỡ cá, bã cá
6,5 đến 10
5,1
Rác trái cây
1,5
34,8
Cỏ bị xén
3 đến 6
12 đến 15
Phân ngựa
2,3
25
Cỏ hỗn hợp
214
19
Phân bắc
5,5 đến 6,5
6 đến 10
Rác rau củ, không kể các loại đậu
2,5 đến 4
11 đến 12
Phân heo

3,8
4 đến 19
Thân, lá khoai tây
1,5
25
Phân gia cầm
6,3
15
Bùn tươi
4 đến 7
11
Mùn cưa
0,1
200 đến 500
Rơm, yến mạch
1,1
48
Rơm, lúa mì
0,3 đến 0,5
128 đến 150
Nước tiểu
15 đến 18
0,28
Bảng 2.1 Hàm lượng N và tỉ lệ C/N của từng loại nguyên liệu sản xuất
Do đó, lựa chọn được loại nguyên liệu phù hợp và việc phối trộn nguyên liệu đạt được
đúng tỉ lệ phối trộn lý tưởng sẽ có tác dụng đẩy nhanh tốc độ phân hủy của nguyên

16



liệu, rút ngắn thời gian sản xuất, tăng tốc độ quay vòng vốn lưu động, tiết kiệm chi
phí.
2.1.1.2 Những yếu tố mơi trường
Chủ yếu ảnh hưởng đến q trình sản xuất compost là nhiệt độ, độ ẩm và pH. Ý
nghĩa là chúng (có thể là từng yếu tố hoặc nhiều yếu tố kết hợp lại) quyết định tốc độ
và mức độ phân hủy. Nếu khiếm khuyết một yếu tố bất kỳ nào đó sẽ làm giảm tốc độ
và mức độ phân hủy.
Nhiệt độ
Nếu nhiệt độ trên 650C quá trình sản xuất compost hầu như sẽ bị ảnh hưởng xấu
1 cách nghiêm trọng. Lý do là vi sinh vật hình thành bào tử tại mức nhiệt độ cao hơn
650C. Trừ khi chúng là vi sinh vật hoạt động trong khoảng nhiệt độ thermophilic (vi
sinh cao nhiệt), nếu không chúng sẽ rơi vào giai đoạn nghỉ hoặc chết. Vì vậy phương
pháp sản xuất compost hiện nay sử dụng quy trình vận hành được thiết kế tránh nhiệt
độ cao hơn 600C.
Độ pH
Vào giai đoạn đầu, độ pH=6,3 sau đó giảm xuống cịn 4,8 và cuối cùng tăng lên pH=9.
Quá trình sản xuất compost độ pH thường bị giảm xuống ở giai đoạn đầu vì do những
phản ứng tạo thành acid hữu cơ, những acid này đóng vai trị là những cơ chất cho
quần thể vi sinh vật kế tiếp. Đường biểu diễn độ pH sau đó tăng lên tương ứng với vi
sinh vật sử dụng những acid vừa sinh ra trong giai đoạn trước. Ở giai đoạn đầu pH
giảm xuống không gây ức chế đối với hầu hết các vi sinh vật, vì thế để nâng pH người
ta dung vơi trong (Ca(OH)2), nó giúp cải thiện điều kiện vật lý của khối ủ, một phần có
lẽ hoạt động như vật liệu hút ẩm.
Yếu tố độ ẩm
Việc sản xuất compost từ chất thải hữu cơ có một đặc điểm quan trọng là mối quan hệ
mật thiết giữa độ ẩm và khơng khí, cơ sở của mối quan hệ này dựa trên thực tế là
nguồn oxi chủ yếu cần cung cấp cho quần thể vi khuẩn đó là khơng khí giữ lại trong

17




×