Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

tài liệu ôn tập môn thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.57 KB, 19 trang )

TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CHƯƠNG IV : HỐI PHIẾU VÀ KỲ PHIẾU
A, HỐI PHIẾU (BILL OF EXCHANGE).
I, Khái niệm.
Luật CCCN VN, 2005: “ Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do Người ký phát lập, yêu cầu Người bị
ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định
trong tương lai cho người thụ hưởng.”
 Nội dung của hối phiếu : (Theo luật công cụ chuyển nhượng VN 2005)
- Tiêu đề hối phiếu : Bắt buộc phải ghi tiêu đề của HP, nếu không HP sẽ vô giá trị.
- Yêu cầu thanh toán không điều kiện một số tiền xác định : Nếu có sự khác nhau giữa số tiền ghi bằng
chữ và bằng số thì chọn số tiền bằng chữ. Nếu có sự khác nhau giữa các số tiền ghi bằng số thì sẽ chọn số
nhỏ nhất.
- Địa điểm trả tiền : Nếu không ghi rõ thì lấy địa điểm kinh doanh hoặc nơi thường trú của người bị ký
phát làm địa điểm thanh toán.
- Thời hạn trả tiền : Nếu không ghi rõ thì sẽ coi là HP trả tiền ngay. Thời hạn trả tiền là vô điều kiện. Nếu
biến nó thành có điều kiện thì HP sẽ bị coi là vô hiệu.
- Tên và địa chỉ của người ký phát, người bị ký phát và người thụ hưởng.
- Địa điểm và ngày ký phát : Nếu địa điểm ký phát không được xác định cụ thể thì sẽ coi là HP được phát
hành tại địa điểm kinh doanh hoặc nơi thường trú của người ký phát.
- Chữ ký của người ký phát.
II, Đặc điểm của hối phiếu.
1, Hối phiếu được hình thành từ các giao dịch cơ sở
- Giao dịch cơ sở của hối phiếu thương mại là giao dịch hợp đồng thương mại.
- Giao dịch cơ sở của hối phiếu ngân hàng là hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyển tiền ký kết giữa ngân
hàng và người yêu cầu chuyển tiền.
- Những hối phiếu không được hình thành từ các giao dịch cơ sở gọi là hối phiếu khống.
2, Hình thức của HP dễ dàng nhận dạng trực tiếp.
3, Hối phiếu là trái vụ một bên.
- Hối phiếu là công cụ do người phát hành yêu cầu người bị ký phát thực hiện nghĩa vụ dân sự trả tiền, vì
vậy nghĩa vụ có được thực hiện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự chấp nhận của người bị ký phát 
trái vụ 1 bên.


- Hối phiếu sẽ trở thành vô hiệu khi bị người bị ký phát từ chối thanh toán một cách hợp pháp hoặc bị phá
sản.
4, Tính trừu tượng của hối phiếu: trong nội dung của HP không cần ghi rõ lý do của việc đòi tiền  hối
phiếu có tính trừu tượng.
5, Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu phải được lưu thông 1 cách dễ dàng.
- Nếu lưu thông nhằm mục đích đòi tiền  lưu thông hối phiếu đóng vai trò như là phương tiện thanh
toán thay cho tiền mặt
- Nếu lưu thông nhằm mục đích chuyển nhượng quyền hưởng lợi hối phiếu  lưu thông hối phiếu đóng
vai trò như là chuyển nhượng tài sản.
6, HP là một lệnh đòi tiền vô điều kiện, không phải 1 yêu cầu đòi tiền.
III, Các bên liên quan trong hối phiếu.
1, Người ký phát hối phiếu.
a, Quyền lợi.
- Tạo lập hối phiếu ra lệnh cho người bị ký phát trả 1 số tiền nhất định cho người hưởng lợi.
- Là người hưởng lợi đầu tiên của hối phiếu.
- Chuyển nhượng quyền hưởng lợi hối phiếu cho bất kỳ ai hoặc hủy bỏ tờ hối phiếu.
- Có quyền xin chiết khấu hoặc thế chấp hối phiếu tại ngân hàng.
b, Nghĩa vụ.
- Người ký phát hối phiếu đã ký tên ko phải tên của mình sẽ phải chịu trách nhiệm như thể là ký tên của
mình.
- Khi hối phiếu bị tử chối trả tiền, người ký phát phải có trách nhiệm trả tiền cho người hưởng lợi.
2, Người bị ký phát.
a, Quyền lợi.
- Không chịu trách nhiệm đối với HP trước khi ký chấp nhận thanh toán hối phiếu.
- Kiểm tra dây chuyền ký hậu chuyển nhượng trước khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
- Thu lại hối phiếu hay hủy bỏ nó sau khi đã trả tiền HP.
- Chấp nhận hoặc từ chối trả tiền hối phiếu một cách hợp pháp.
b, Nghĩa vụ.
- Trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền khi hối phiếu được xuất trình.
- Thực hiện nghĩa vụ quy định trên HP khi HP đáo hạn.

- Thực hiện các nghĩa vụ khác do Luật HP quy định.
3, Người hưởng lợi.
- Có thể là người ký phát hoặc bất cứ người nào do người ký phát chỉ định.
- Thực tiễn ở VN : Theo nguyên tắc chế độ quản lý ngoại hối, người hưởng lợi đầu tiên của thương nhân
XKVN được thể hiện trên mặt trước của HP là các ngân hàng TM.
4, Người ký hậu.
- Bị ràng buộc trách nhiệm đối với những người ký hậu tiếp theo và đối với người cầm phiếu.
- Người ký hậu đầu tiên là người ký phát HP.
5, Người được chuyển nhượng.
Là người được người khác ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho mình. Và lúc này là người hưởng lợi HP.
6, Người cầm phiếu.
Là người hưởng lợi HP với điều kiện HP là loại HP vô danh hoặc ký hậu vô danh để trống. Người cầm
phiếu có thể trở thành người được chuyển nhượng bằng cách ghi tên mình vào HP.
7, Người chấp nhận trả tiền HP và người bảo lãnh HP.
Thông thường là những ngân hàng có uy tín.
IV, Những nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu.
1, Nghiệp vụ chấp nhận trả tiền HP.
- Chấp nhận là hành vi thể hiện bằng ngôn ngữ của người bị ký phát đồng ý trả tiền hối phiếu vô điều kiện
cho người hưởng lợi.
- Tuy nhiên, HP vẫn có thể lưu thông được trước khi HP được chấp nhận thanh toán vì : Khi hối phiếu bị
tử chối trả tiền, người ký phát phải có trách nhiệm trả tiền cho người hưởng lợi.
a, Các hình thức của chấp nhận.
- Chấp nhận trên mặc trước của HP : Ở góc bên trái ở dưới của HP và để tránh nhầm lẫn với ký hậu.
- Chấp nhận bằng 1 văn thư riêng biệt : Lưu thông phức tạp hơn so với chấp nhận ở mặt trước và dễ dàng
bị sửa đổi.
b, Nguyên tắc của chấp nhận.
- Chấp nhận phải là vô điều kiện.
- Mọi sự chấp nhận làm thay đổi nội dung của HP bị coi là từ chối chấp nhận hoặc chấp nhận có điều kiện
 Chấp nhận vô hiệu.
- Chấp nhận xảy ra khi HP hết hạn hiệu lực hoặc hết hạn thanh toán  chấp nhận vô hiệu.(ULB quy định

thời hạn chấp nhận là 12 tháng kể từ ngày ký phát HP)
- Có thể chấp nhận trả tiền từng phần.
2, Nghiệp vụ ký hậu.
- Là hành vi thể hiện bằng ngôn ngữ ở mặt sau hối phiếu của người hưởng lợi HP đồng ý chuyển nhượng
quyền hưởng lợi HP cho người khác.
- Ký hậu mang tính trừu tượng.
a, Nguyên tắc của ký hậu.
- Ký hậu phải vô điều kiện.
- Ký hậu chuyển nhượng từng phần HP sẽ vô hiệu.
- Người ký phát là người ký hậu đầu tiên.
- Ký hậu làm thay đổi nội dung của HP sẽ vô hiệu.
- Ký hậu phải ký bằng tay, ngôn ngữ phải rõ ràng, đơn giản.
- Thủ tục ký hậu phải được thực hiện trước khi HP hết hạn thanh toán.
b, Các loại ký hậu.
 Ký hậu để trắng.
- Là việc ký hậu không chỉ định rõ tên người thụ hưởng kế tiếp, bất kỳ ai cầm hối phiếu đều là chủ sở hữu
hợp pháp đối với HP đó  rủi ro lớn.
 Ký hậu đích danh (ký hậu hạn chế).
- Ký hậu chỉ rõ tên người thụ hưởng kế tiếp và chỉ người này mới được quyền hưởng lợi số tiền ghi trên
HP và không được phép ký hậu để chuyển nhượng cho bất cứ người nào khác  Chỉ chuyển nhượng
được cho 1 người.
 Ký hậu theo lệnh đích danh.
- Người ký hậu chỉ cần ghi câu : “trả theo lệnh công ty X”…  phổ biến.
 Ký hậu miễn truy đòi.
- Là việc ký hậu trong đó người ký hậu ghi thêm câu “miễn truy đòi” hoặc “miễn đòi lại tiền”.
- Nếu HP bị từ chối thanh toán, người hưởng lợi chỉ được quyền đòi lại tiền người ký phát, không được
phép truy đòi đối với người ký hậu.
3, Bảo lãnh thanh toán.
- Là việc người thứ 3( người bảo lãnh) cam kết với người thụ hưởng HP rằng sẽ thực hiện thay nghĩa vụ
trả tiền cho người bị ký phát nếu khi hết hạn mà người bị ký phát không thể thanh toán hoặc thanh toán

không đầy đủ, đúng hạn.
a, Nguyên tắc bảo lãnh.
- Bảo lãnh vô điều kiện.
- Bảo lãnh phải ghi tên người được bảo lãnh.
- Có thể bảo lãnh từng phần trị giá của HP.
b, Hình thức bảo lãnh.
- Bảo lãnh trực tiếp trên HP.
- Bảo lãnh bằng 1 văn thư riêng biệt.
4, Quyền khởi kiện.
Việc hối phiếu bị từ chối thanh toán, thanh toán không đầy đủ…người thụ hưởng HP có quyền khởi kiện
các bên có liên quan đến việc thanh toán HP.
V, Các loại hối phiếu.
1, Căn cứ vào thời hạn trả tiền.
1.1, Hối phiếu trả tiền ngay.
Người bị ký phát phải trả tiền ngay khi hối phiếu được xuất trình (hoặc cũng có nơi có thể là ngày kế tiếp
của ngày xuất trình)
1.2, Hối phiếu trả chậm (hối phiếu kỳ hạn).
- Người bị ký phát sẽ phải trả tiền khi HP đến hạn thanh toán quy định trên HP.
- Thời hạn thanh toán là X ngày thì ngày trả tiền là X ngày kể từ ngày HP được chấp nhận thanh toán.
2, Căn cứ vào việc trả tiền HP có kèm theo chứng từ hay không.
2.1, Hối phiếu trơn (Clean Bill of Exchange): Là loại hối phiếu mà việc trả tiền không kèm theo chứng từ
hàng hoá.
2.1, Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Bill of Exchange): Là loại hối phiếu có kèm theo chứng từ
hàng hoá. Người trả tiền phải trả tiền hối phiếu hoặc chấp nhận giả tiền vào hối phiếu rồi mới được nhận
chứng từ hàng hoá.
3, Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng của HP.
3.1, Hối phiếu đích danh : Không thể chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu.
3.2, Hối phiếu theo lệnh :
- Là hối phiếu ghi rõ tên người thụ hưởng, kèm chữ “theo lệnh”
- Không giới hạn số lần chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu.

4, Căn cứ vào người ký phát HP.
4.1, Hối phiếu thương mại : Do người bán ký phát.
4.2, Hối phiếu ngân hàng : Do ngân hàng phát hành yêu cầu ngân hàng đại lý trích 1 số tiền ở tài khoản
của mình để trả cho người thụ hưởng ghi trên HP.
PHÂN BIỆT HP THƯƠNG MẠI VÀ HP NGÂN HÀNG
Hối phiếu thương mại Hối phiếu ngân hàng
Giao dịch cơ sở là HĐ mua bán hàng hóa
thương mại
Giao dịch cơ sở là hợp đồng cung ứng dịch
vụ chuyển tiền ký kết giữa ngân hàng và
người yêu cầu chuyển tiền
Do người bán ký phát đòi tiền người mua Do ngân hàng phát hành ra lệnh cho ngân
hàng đại lý trích 1 số tiền nhất định từ tài
khoản của mình trả cho người thụ hưởng
Có thể chuyển nhượng Không thể chuyển nhượng
VI, Lưu thông hối phiếu : Sách giáo trình trang 102.
B, KỲ PHIẾU.
I, Khái niệm :
Là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người
thụ hưởng quy định trên kỳ phiếu hoặc theo lệnh của người này để trả cho người khác.
PHÂN BIỆT HỐI PHIẾU VÀ KỲ PHIẾU
ST
T
Tiêu chí Hối phiếu Kỳ phiếu
1 Nguồn luật điều
chỉnh
Cả hối phiếu và kì phiếu đều chịu điều chỉnh của các nguồn luật Luật hối
phiếu Anh 1882, luật Thương mại thống nhất của Mỹ, công ước Genevo
1930, và Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005
2 Nghiệp vụ phát

sinh
Cùng có các nghiệp vụ: ký hậu chuyển nhượng, bảo lãnh thanh toán,
chiết khấu, cầm cố
3 Nghiệp vụ bảo
lãnh
Để đảm bảo khả năng thanh toán cần
có người đứng ra bảo lãnh cho người
bị ký phát. Nhưng để lưu thông thì có
thể không cần. Vì theo luật công cụ
chuyển nhượng 2005, khi HP bị từ
chối thanh toán, người ký phát có
nghĩa vụ trả tiền cho người thụ hưởng
Kỳ phiếu muốn lưu thông dễ
dàng thường phải có người đứng
ra bảo lãnh cho người ký phát kỳ
phiếu, trừ trường hợp người lập
phiếu là người có uy tín lớn về
tài chính
3 Bản chất Là một công cụ đòi tiền Là một công cụ hứa trả tiền
4 Hình thức Một bộ có thể gồm nhiều bản gốc
giống nhau
Chỉ có 1 bản
5 Người lập Chủ nợ lập Người thiếu nợ lập
6 Người thụ
hưởng
Người ký phát hoặc người thứ 3 được
người ký phát chuyển nhượng
Là người ghi trên kỳ phiếu hoặc
người thứ 3 được chuyển
nhượng. Người phát hành có

nghĩa vụ trả tiền cho người thụ
hưởng
7 Số người ký
phát
Do một người ký phát tạo lập Có thể do một người tạo lập
hoặc do nhiều người tạo lập
8 Thời hạn Có nhiều trường hợp ghi thời hạn hối
phiếu không rõ ràng, do đó khó xác
định thời hạn của hối phiếu thuộc loại
nào:trả ngay hay trả sau. Có luật quy
định hối phiếu ghi như thế sẽ vô hiệu.
Song cũng có luật quy định hối phiếu
đó được coi như là hối phiếu trả ngay
( Công ước Geneva 1930, Luật công
cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005)
Vì là công cụ hứa trả tiền nên kỳ
hạn kỳ phiếu phải được các định
rõ ràng cụ thể trên kỳ phiếu.
Song, nếu kỳ phiếu không quy
định kỳ hạn thanh toán thì một
số luật coi là trả ngay( Công ước
Geneva 1930, Luật công cụ
chuyển nhượng Việt Nam 2005)
9 Yêu cầu chấp
nhận thanh toán
Có yêu cầu chấp nhận thanh toán đặc
biệt là hối phiếu trả chậm
Không phát sinh yêu cầu chấp
nhận thanh toán
10 Thời gian phát

hành
Phát hành sau khi người thụ hưởng
hoàn thành nghĩa vụ của hợp đồng cơ
sở
Phải phát hành trước khi người
thụ hưởng thực hiện nghĩa vụ
của hợp đồng cơ sở
11 Phạm vi sử
dụng
Chỉ sử dụng trong quan hệ thương
mại
Được sử dụng không chỉ trong
quan hệ thương mại mà còn
trong các quan hệ dân sự khác
12 Mối liên hệ Thường có ba người quan hệ với
nhau: Người phát hành hối phiếu
(người kí phát), người trả tiền theo
hối phiếu (người bị kí phát) và người
hưởng thụ
Thường có 2 người liên hệ:
người ký phát và người thụ
hưởng
CHƯƠNG V : SÉC
I, Khái niệm :
Séc là một lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng rút một số tiền nhất định
từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này trả cho người
khác hoặc trả cho người cầm séc.
 Một số lưu ý :
- Người ký phát séc phải có số dư trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng. Số tiền phát hành
trên tờ séc không được vượt quá số dư trên tài khoản, trừ trường hợp ngân hàng dành cho người ký phát 1

khoản tín dụng thấu chi.
- Séc được phát hành mà trên tài khoản không có số dư có hoặc vượt quá hạn ngạch thấu chi được coi là
séc khống.
- Hình thức : Séc phải được tạo lập bằng văn bản. Hình thức của séc do tổ chức mở tài khoản cho khách
hàng quyết định.
- Séc không có thời hạn thanh toán. Mà thời hạn thanh toán là trả ngay khi xuất trình.
- Séc gồm hai phần: cuống séc và thân séc. Thân séc được chuyển giao cho người thụ hưởng séc. Cuống
séc được lưu lại trong quyển séc để quyết toán với NH trả tiền. (Những quy định trên không áp dụng đối
với séc du lịch).
- Séc mang tính chất thời hạn, chỉ có giá trị thanh toán trong thời hạn hiệu lực của nó (Thời hạn hiệu lực là
30 ngày kể từ ngày phát hành séc).
II, Các nội dung bắt buộc ghi trên séc và yêu cầu pháp lý :
 Tiêu đề séc :
- Séc phải ghi tiêu đề ở ngay mặt trước của séc, nếu không ghi, séc sẽ vô hiệu.
- Ngôn ngữ của tiêu đề phải cùng ngôn ngữ nội dung của séc.
 Lệnh rút tiền vô điều kiện
- Người phát hành séc được quyền ra lệnh cho Ngân hàng mở tài khoản trích một số tiền nhất định từ số
dư Có để trả cho người hưởng lợi.
- Ngân hàng mở tài khoản chấp hành lệnh (gửi tiền vào và rút tiền ra) là vô điều kiện.
 Số tiền của séc
- Là một số tiền nhất định.
- Số tiền ghi bằng số trên séc phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc. Nếu có sự khác biệt  chọn số
tiền ghi bằng chữ là số tiền thanh toán.
 Địa điểm trả tiền : Có thể là:
+ nơi mà Người thụ hưởng xuất trình séc để nhận tiền
+ nơi mà người thụ hưởng séc chỉ định cho Ngân hàng nhờ thu xuất trình séc để nhận tiền
Thông thường : địa điểm trả tiền ghi trên séc là địa chỉ của Ngân hàng mà người phát hành séc mở tài
khoản
- Trường hợp séc không ghi rõ địa điểm trả tiền, Luật CCCN VN quy định: lấy địa điểm kinh doanh hoặc
nơi thường trú của Người bị ký phát làm địa điểm trả tiền.

 Thời hạn trả tiền
- Thời hạn trả tiền của séc : trả ngay khi xuất trình
 Người bị ký phát
- Là trung gian tài chính nắm giữ tài khoản của người ký phát séc
- Người bị ký phát chủ yếu là Ngân hàng thương mại
 Ngày và địa điểm phát hành
- Séc phải có thời hạn hiệu lực (tính từ ngày phát hành séc đến ngày do Luật Séc quy định).
- Ngày phát hành phải được ghi trên séc, nếu không séc sẽ vô hiệu.
- Địa điểm phát hành cần được ghi rõ trên séc (bởi vì séc được lập ở đâu sẽ phải tuân thủ luật ở đó). Trong
trường hợp không ghi rõ địa điểm phát hành, địa chỉ ghi bên cạnh tên người ký phát séc được coi là địa
điểm phát hành.
 Chữ ký của Người ký phát
- Chữ ký trên séc phải giống hệt chữ ký của chủ tài khoản hoặc chữ ký ủy quyền.
- Ký séc phải ký bằng tay, các loại ký khác đều vô giá trị
- Khoản 8 Điều 10, Quy chế cung ứng và sử dụng séc VN quy định:“ Chữ ký của người ký phát phải là
chữ ký bằng tay trực tiếp trên tờ séc bằng bút mực hoặc bút bi theo chữ ký mẫu đã đăng ký tại người bị ký
phát, kèm theo họ tên của người ký phát và dấu (đối với những séc do người đại diện của tổ chức ký).
III, Lưu thông séc :
1, Lưu thông chuyển giao séc.
- Là việc lưu thông séc từ địa điểm phát hành đến địa điểm trả tiền séc nhưng không làm thay đổi quyền
sở hữu của người thụ hưởng.
VD : Người XK không thể tự mình thu được tiền trên séc nên ủy thác cho ngân hàng nước xuất khẩu thu
hộ tiền séc. NH nước XK lại ủy thác cho ngân hàng nước NK thu hộ tiền…  Lưu thông chuyển giao
séc.
2, Lưu thông chuyển nhượng séc.
- Là việc chuyển nhượng séc từ người này sang người khác, có làm thay đổi quyền hưởng lợi séc giữa
những người thụ hưởng.
a, Ký hậu.
 Nội dung ký hậu:
- Người ký hậu là người thụ hưởng hiện hành ghi trên séc

- Ký hậu có hiệu lực khi Người thụ hưởng kế tiếp tiếp nhận séc. Nghĩa vụ trả nợ hoàn thành chỉ khi Người
thụ hưởng kế tiếp nhận được tiền từ NH trả tiền
- Thể hiện bằng ngôn ngữ thể hiện ý chí chuyển nhượng quyền hưởng lợi cho người khác
- Ký hậu phải vô điều kiện
- Ký hậu phải chuyển nhượng toàn bộ quyền hưởng lợi tờ séc.
 Hình thức ký hậu.
- Ký vào mặt sau của tờ séc, nhằm tránh nhầm lẫn với ký bảo lãnh thanh toán séc.
- Có thể ký hậu vào 1 tiếp phiếu. Tiếp phiếu phải được gắn vào séc và trở thành một phần nội dung cấu
thành séc.
- Ký hậu phải ký bằng tay.
b, Bảo lãnh thanh toán.
Là việc người thứ 3 cam kết với người thụ hưởng sẽ thanh toán séc vô điều kiện toàn bộ hay từng phần số
tiền của séc nếu khi xuất trình mà séc không được trả tiền
 Nội dung bảo lãnh:
- Người bảo lãnh là 1 người thứ 3. Không thể là người ký phát séc hay ngân hàng trả tiền.
- Nội dung bảo lãnh phải ghi rõ bảo lãnh cho ai (người ký phát hay người ký hậu). Nếu không ghi rõ thì
được coi là bảo lãnh cho người ký phát.
- Bảo lãnh không thể hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của séc, ngoại trừ trường hợp séc vô hiệu
- Bảo lãnh thanh toán phải độc lập, chỉ có nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán như đã cam kết mà không bị chi
phối bởi các yếu tố, nội dung khác của séc.
- Bảo lãnh chỉ giới hạn về nghĩa vụ thanh toán séc.
 Hình thức bảo lãnh:
- Bảo lãnh được ghi vào mặt trước tờ séc bằng ngôn ngữ đơn giản như: “nhận bảo lãnh”, “bảo lãnh”…số
tiền bảo lãnh, tên và địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh…
- Có thể bảo lãnh bằng một tiếp phiếu
- Bảo lãnh bằng văn thư riêng biệt – thư bảo lãnh (letter of guarantee)
Chú ý : Bảo lãnh bằng văn thư riêng biệt thì người bảo lãnh chỉ bị ràng buộc trách nhiệm với người nào
quy định trong thư bảo lãnh. Nhưng bảo lãnh ký ngay trên tờ séc, người bảo lãnh sẽ bị ràng buộc trác
nhiệm với tất cả những người có liên quan đã được chỉ định trên séc.
IV, Xuất trình séc và trả tiền.

1, Thời hạn xuất trình
- Khi séc được chuyển giao đến địa điểm thanh toán quy định trên séc thì séc phải được xuất trình để đòi
tiền
- Luật séc quốc tế và séc quốc gia đều quy định thời hạn xuất trình séc.
 Séc xuất trình sau thời hạn thanh toán sẽ vẫn được thanh toán nếu :
- Phải có lý do chính đáng và xác thực
- Trường hợp không có lý do chính đáng và xác thực nhưng có số dư Có trên tài khoản thì séc vẫn được
thanh toán theo trật tự thanh toán ưu tiên và không có thông báo đình chỉ thanh toán của Người ký phát.
Thông báo đình chỉ thanh toán chỉ có hiệu lực nếu nó được ký phát sau thời hạn xuất trình theo luật định.
- Việc xuất trình séc không được vượt quá thời hạn hiệu lực của séc
 Quy định về thời hạn xuất trình:
- Luật CCCN VN-2005:
+ 30 ngày kể từ ngày ký phát (không tính thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại
khách quan
+ Tờ séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình thanh toán nhưng chưa quá 6 tháng kể từ ngày ký
phát séc, nếu người bị ký phát không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán tờ séc đó và người ký phát
có đủ khả năng thanh toán.
- Luật thống nhất về séc theo Công ước Geneve 1931:
+ Lưu thông trong nước: 8 ngày kể từ ngày ký phát séc
+ Lưu thông ra nước khác nhưng trong cùng Châu lục: 20 ngày kể từ ngày ký phát séc
+ Lưu thông sang châu lục khác: 70 ngày kể từ ngày ký phát.
 Địa điểm xuất trình
- Được ghi trên tờ séc, nếu không ghi thì séc được xuất trình tại địa chỉ ghi bên cạnh tên của Người ký
phát séc.
- Theo Luật CCCN VN-2005: Địa điểm xuất trình là địa chỉ kinh doanh chính của Người ký phát séc.
 Thực hiện trả tiền
- Người thụ hưởng séc có thể yêu cầu trả tiền toàn phần hay từng phần số tiền ghi trên séc. Số tiền đã trả
từng phần phải được thể hiện trên bề mặt của séc hoặc thể hiện trong một văn tự riêng biệt
- Người thụ hưởng séc có thể yêu cầu trả tiền séc trước thời hạn xuất trình do luật định.
- Đối với séc có nhiều ký hậu, khi trả tiền cần kiểm tra tính hợp thức của dây truyền ký hậu. Việc ký hậu

chuyển nhượng séc có thể chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian dành cho việc xuất trình theo luật
định.
- Séc có thể xuất trình đòi tiền tại Trung tâm thanh toán bù trừ nếu như trên séc có quy định rõ ràng.
V, Quy trình lưu thông séc thanh toán.
VI, Quy trình chấp nhận thanh toán tại ngân hàng.
 Khách hàng xuất trình séc, PP/IP
 GDV kiểm tra tính xác thực của tờ séc, chữ ký
 Yêu cầu khách hàng ký chữ ký thứ 2 lên tờ séc
 Xin Appro Code của AMEX
 Hạch toán tại NH
 Chi tiền
 Lưu chứng từ và gửi nhờ thu
PHÂN BIỆT HỐI PHIẾU VÀ SÉC
 Giống nhau :
- Là phương tiện thanh toán thay thế tiền mặt.
- Có thể chuyển nhượng 1 lần hay nhiều lần.
- Số tiền thanh toán là một số tiền nhất định.
- Địa điểm trả tiền : Là nơi mà người thụ hưởng xuất trình séc (hối phiếu)
- Đều có tính trừu tượng, không cần ghi lý do.
- Đều có 2 hình thức bảo lãnh : Bảo lãnh trực tiếp trên HP (séc) và bảo lãnh bằng 1 văn thư riêng biệt
 Khác nhau :
Hối phiếu Séc
Nguồn luật điều
chỉnh
Luật hối phiếu Anh 1882.
Luật Thương mại thống nhất của
Mỹ .
Công ước Genevo 1930.
Luật công cụ chuyển nhượng Việt
Nam 2005….

Luật về Séc quốc tế - UB Luật TMQT
của ICC 1982.
Quy chế cung ứng và sử dụng Séc.
Công ước Geneno 1931.
Luật công cụ chuyển nhượng VN
2005….
Tiêu đề CƯ Genevo 1930 và Luật CCCN
2005  bắt buộc phải có tiêu đề.
Luật Anh – Mĩ không yêu cầu.
Bắt buộc phải có tiêu đề  nếu không
sẽ vô hiệu.
Bản chất Là một lệnh đòi tiền vô điều kiện. Là một lệnh rút tiền vô điều kiện.
Thủ tục chấp nhận Có thủ tục chấp nhận thanh toán Không có thủ tục.
Thời hạn trả tiền Trả ngay hoặc trả sau. Trả ngay sau khi xuất trình.
Người thụ hưởng Ghi rõ tên và địa chỉ Có thể ghi hoặc không ghi tùy thuộc
vào từng loại séc.
Sự hình thành Hình thành từ các giao dịch cơ sở Dựa trên cơ sở lưu thông tín dụng NH.
Thời hạn hiệu lực Tất cả các loại HP đều có thời
hạn hiệu lực.
Thời hạn hiệu lực của Séc du lịch là vô
hạn.
Người ký hậu đầu
tiên
Người ký phát Người thụ hưởng đầu tiên.
Ký hậu Vô điều kiện, ngược lại thì vô giá
trị.
Là vô điều kiện, nếu có thêm điều kiện
thì coi như không có điều kiện đó và
ký hậu vẫn có giá trị.
Thời hạn xuất trình

thanh toán
Xuất trình vào ngày HP đến hạn
thanh toán hoặc trong 5 ngày làm
việc tiếp theo.
Là 30 ngày kể từ ngày ký phát.
Hình thức Do tổ chức hoặc tư nhân tự định
ra và phát hành.
Do tổ chức mở tài khoản cho khách
hàng quyết định và được in sẵn theo
mẫu.
Số bản Thường được lập thành 2 hay
nhiều bản giống nhau (thường là
2 bản).
Chỉ có 1 bản.
VII, Các loại Séc.
1, Séc đích danh.
- Ghi rõ tên người thụ hưởng.
- Không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu.
2, Séc vô danh.
- Không ghi tên người thụ hưởng.
- Bất cứ ai cầm séc đều có thể trở thành người thụ hưởng  ko cần ký hậu khi chuyển nhượng mà chỉ cần
trao tay.
3, Séc theo lệnh.
- Ghi trả theo lệnh người thụ hưởng có tên trên séc.
- Chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu.
4, Séc gạch chéo.
- Trên mặt trước có 2 gạch chéo song song.
- Không dùng để rút tiền mặt mà dùng để chuyển khoản qua NH.
- Có 2 loại : + séc gạch chéo thường : Giữa 2 gạch chéo không có tên NH lĩnh hộ tiền.
+ séc gạch chéo đặc biệt : Có ghi tên NH.

- Séc gạch chéo thường có thể chuyển thành séc gạch chéo đặc biệt, nhưng ngược lại thì không.
5, Séc chuyển khoản.
- Là loại séc mà Người ký phát séc ra lệnh cho NH trích tiền từ tài khoản của mình để chuyển trả sang tài
khoản khác của người hưởng lợi trong hoặc khác NH.
- Số tiền séc không được thanh toán bằng tiền mặt, chỉ thanh toán chuyển khoản
- Người ký phát hoặc người chuyển nhượng ghi hoặc đóng dấu thêm cụm từ “trả vào tài khoản” ở mặt
trước của tờ séc ngay dưới chữ“séc”
6, Séc xác nhận (Certified check)
- Là loại séc được ngân hàng đứng ra xác nhận việc trả tiền.
- Mục đích xác nhận séc: nhằm đảo bảo khả năng thanh toán của tờ séc, hạn chế hiện tượng séc khống
(blank check)
- Trường hợp thường áp dụng : thanh toán các hợp đồng có kim ngạch lớn; việc trả tiền xảy ra thường
xuyên.
- Có thể xác nhận cho 1 tờ séc hoặc cả quyển séc.
7, Séc du lịch.
- Loại séc này do ngân hàng phát hành yêu cầu chi nhánh hoặc đại lý của mình ở nước ngoài trả một số
tiền nào đó cho người hưởng lợi séc.
- Trên séc phải có chữ ký của người thụ hưởng, khi nhận tiền phải ký đối chứng, nếu đúng ngân hàng mới
trả tiền.
- Thời hạn hiệu lực của séc du lịch là vô thời hạn.
- Trên séc ghi rõ khu vực Ngân hàng trả tiền, ngoài khu vực đó séc không có giá trị thanh toán.
8, Séc cá nhân quốc tế.
- Là loại séc của các chủ tài khoản (doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp, cá
nhân…)mở ở các Ngân hàng.
- Người phát hành: là chủ tài khoản mở tại các NH
- Người chấp hành lệnh rút tiền: các NH nắm giữ tài khoản
- Số tiền séc phụ thuộc vào yêu cầu chi trả của người phát séc.
- NH trả tiền cho người thụ hưởng chỉ sau khi séc được xuất trình cho NH và phải được sự đồng ý của
Người ký phát séc
9, Séc ngân hàng quốc tế.

- Là séc của NH này phát hành ra lệnh cho NH đại lý nắm giữ tài khoản của mình trích một số tiền nhất
định từ tài khoản đó trả cho Người thụ hưởng có tên trên séc.
- Người yêu cầu NH phát hành séc: là con nợ (Nhà NK, chủ đầu tư…)
- Người phát hành séc: Ngân hàng
- Người chấp hành lệnh rút tiền: là NH đại lý của NH phát hành hiện đang nắm giữ tài khoản của NH phát
hành
- Số tiền của séc: có thể là một số tiền bất định theo yêu cầu của người yêu cầu hoặc có thể là số tiền theo
mệnh giá séc
- Xuất trình séc : NH đại lý thực hiện lệnh ngay, không cần có ý kiến của NH phát hành.
10, Séc điện tử
- Được thiết lập trên cơ sở séc giấy nhưng sử dụng giữ liệu điện tử để tạo lập nội dung, ký tên, ký hậu séc
và chuyển giao bằng phương tiện điện tử thông thường hoặc kỹ thuật số.
- Quy trình thanh toán:
PHÂN BIỆT SÉC CÁ NHÂN, SÉC NGÂN HÀNG VÀ SÉC DU LỊCH
Tiêu chí Séc du lịch Séc cá nhân Séc ngân hàng
Người ký phát Ngân hàng Chủ tài khoản mở ở ngân
hàng phát hành
Ngân hàng
Ngân hàng trả Ngân hàng phát séc là ngân Ngân hàng nắm giữ tài khoản Ngân hàng đại lý
tiền hàng trả tiền
Số tiền Số tiền nhất định đã được
định trước theo mệnh giá
Tùy thuộc vào yêu cầu chi trả
của chủ tài khoản
Có thể là số tiền bất định
hoặc theo mệnh giá đã
được định trước.
Thời hạn hiệu
lực
Vô hạn Có thời hạn nhất định Có thời hạn nhất định

Hình thức Phải có chữ ký của người
thụ hưởng
Không cần Không cần
Xuất trình và
trả tiền
Khi xuất trình, người thụ
hưởng phải ký tại chỗ để NH
kiểm tra, nếu phù hợp mới
thanh toán
Chỉ trả tiền khi có sự đồng ý
của người ký phát séc
Thực hiện lệnh ngay mà
không cần có sự đồng ý
của NH phát séc.
Địa điểm
thanh toán
Có ghi rõ khu vực NH trả
tiền, ngoài khu vực đó, séc
không có giá trị lĩnh tiền
Bất cứ chi nhánh hay đại lý
nào của ngân hàng nắm giữ tài
khoản.
Ngân hàng đại lý của ngân
hàng phát séc.

×