Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

khóa luận tốt nghiệp thời cơ và thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi việt nam gia nhập wto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 138 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG




KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề Tài:
THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHI
VIỆT NAM GIA NHẬP WTO



Giáo viên hướng dẫn
: TS. Nguyễn Văn Hồng
Sinh viên thực hiện
: Lưu Đức Thi
Lớp
: Nhật 2 - K41 F - KTNT




Hà Nội - 2006


LỜI CẢM ƠN


Trước tiên cho phép em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Giáo sư, Phó Giáo
sư, Tiến sỹ, các Thầy Cô giáo và các cán bộ của Trường Đại Học Ngoại Thương Hà
Nội, đã giảng dạy, truyền thụ cho chúng em rất nhiều kiến thức, những phương
pháp nghiên cứu khoa học và sự giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian khoá học hệ
chính quy khoá 41-Chuyên nghành Kinh tế Đối Ngoại (2002-2006) tại trường Đại
Học Ngoại Thương Hà Nội.
Em cũng xin được phép bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc tới
Thầy giáo: TS. Nguyễn Văn Hồng, Phó hiệu trưởng Trường Đại Học Ngoại Thương,
người đã hướng dẫn tận tình, cung cấp cho em những nguồn tài liệu thiết thực và
luôn dành cho em những ý kiến đóng góp quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành khoá luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ Thư viện Trường Đại Học Ngoại
Thương Hà Nội, Thư viện quốc gia, Thư viện Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới,
Thư viện Việt-Nhật, Các chuyên gia nghiên cứu, tư vấn của Ngân hàng ADB trong
dự án nghiên cứu và hỗ trợ làng nghề La Phù-Hoài Đức- Hà Tây đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình thu thập tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu
và hoàn thành khoá luận này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Khoá luận tốt nghiệp

SV: Lưu Đức Thi Lớp: Nhật2-K41-KTNT-ĐHNT
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI
WTO VÀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA
VIỆT NAM 1
1.1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO 1
1.1.1. Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO 1

1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của WTO 1
1.1.1.2. Mục tiêu, chức năng hoạt động và các lợi ích căn bản của Tổ
chức Thương mại Thế giới 4
1.1.1.3. Các nguyên tắc và nền tảng pháp lý của WTO 8
1.1.2. Giải quyết tranh chấp của WTO 10
1.1.2.1. Ý nghĩa của cơ chế giải quyết tranh chấp 10
1.1.2.2. Nội dung cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp 11
1.2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 13
1.2.1. Khái quát qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế 13
1.2.1.1. Khái niệm và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế 13
1.2.1.2. Tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 14
1.2.1.3. Qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 16
1.2.2. Tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam 18
1.2.2.1. Tính tất yếu của việc gia nhập WTO 18
1.2.2.2. Qúa trình gia nhập WTO của Việt Nam 22
1.2.2.3. Một số nội dung cơ bản của các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO 24
CHƢƠNG II: THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 36
2.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM . 36
2.1.1. Đặc điểm của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 36
2.1.1.1. Đặc điểm chung 36
Khoá luận tốt nghiệp

SV: Lưu Đức Thi Lớp: Nhật2-K41-KTNT-ĐHNT
2.1.1.2. Những ưu thế và hạn chế của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ 37

2.1.2. Vai trò của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ 39
2.1.2.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần tạo công ăn việc làm, tăng
thu nhập, ổn định xã hội 40
2.1.2.2. Cung cấp khối lượng lớn sản phẩm dịch vụ cho nền kinh tế, đóng

góp quan trọng cho tăng trưởng GDP 40
2.1.2.3. Góp phần tạo lập sự phát triển cân bằng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo các vùng lãnh thổ 41
2.1.2.4. Doanh nghiệp vừa và nhỏ thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá và phát
triển kinh tế thị trường 41
2.1.2.5. Tận dụng các nguồn vốn cho đầu tư, sử dụng tối ưu nguồn lực địa
phương 42
2.1.2.6. Góp phần khai thác lợi thế so sánh, thâm nhập thị trường quốc tế,
phát triển nguồn hàng XK, tăng thu ngân sách Nhà nước 42
2.1.2.7. Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi gieo mầm cho các tài năng
kinh doanh 43
2.1.2.8. Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò là các vệ tinh hỗ trợ
cho các doanh nghiệp lớn 43
2.1.3. Khái quát tình hình phát triển của các SMEs trong thời gian qua 44
2.1.3.1. Những kết quả đã đạt được 44
2.1.3.2. Những tồn tại yếu kém 45
2.2. THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 52
2.2.1. Thời cơ đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Việt Nam gia
nhập WTO 52
2.2.1.1. WTO mở ra cơ hội một cách toàn diện về thị trường hàng hóa, thị
trường dịch vụ, thị trường vốn, thị trường công nghệ cho các SMEs 52
2.2.1.2. Gia nhập WTO sẽ đem lại cho các SMEs Việt Nam tư cách pháp
lý đầy đủ và bình đẳng hơn trong thương mại thế giới 60
Khoá luận tốt nghiệp

SV: Lưu Đức Thi Lớp: Nhật2-K41-KTNT-ĐHNT
2.2.1.3. Môi trường kinh doanh được cải thiện theo hướng tự do, minh
bạch, bình đẳng hơn, tạo thuận lợi cho các Doanh nghiệp vừa và
nhỏ đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh 61

2.2.1.4. Gia nhập WTO tạo điều kiện cho các SMEs tiếp cận dễ dàng hơn
với các đầu vào phục vụ cho sản xuất với chi phí rẻ và nguồn
cung cấp đa dạng 63
2.2.1.5. Tạo cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc
khai thác lợi thế so sánh 64
2.2.1.6. Tham gia vào WTO sẽ tạo ra sức ép, môi trường và động lực
thúc đẩy cho sự phát triển và lớn mạnh của các SMEs Việt Nam 65
2.2.2. Những thách thức đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Việt
Nam gia nhập WTO 66
2.2.2.1. Hội nhập WTO trong bối cảnh nhiều Doanh nghiệp vừa và nhỏ
chưa chuẩn bị đầy đủ hành trang cần thiết 66
2.2.2.2. Các SMEs phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt 70
2.2.2.3. Các SMEs phải đối mặt với nguy cơ bị thôn tính từ các công ty lớn 72
2.2.2.4. Thách thức trong việc tuân thủ và đáp ứng các quy định của luật
pháp thế giới 72
2.2.2.5. Thách thức trong việc vượt qua các hàng rào phi thuế quan trong
thương mại quốc tế 74
2.2.3. Một số đánh giá chung về thời cơ và thách thức đối với các SMEs
Việt Nam 75
CHƢƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM 79
3.1. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 79
3.1.1. Kinh nghiệm của nhóm nƣớc OECD 79
3.1.2. Kinh nghiệm của một số nƣớc ASEAN 82
3.1.3. Một số kết luận rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của các nƣớc
trong việc phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ 83
Khoá luận tốt nghiệp

SV: Lưu Đức Thi Lớp: Nhật2-K41-KTNT-ĐHNT

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG BỐI
CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 83
3.2.1. Về phía nhà nƣớc 83
3.2.1.1. Nhóm các giải pháp về hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật 84
3.2.1.2. Nhóm các giải pháp hỗ trợ về vốn 85
3.2.1.3. Nhóm các giải pháp về hỗ trợ phát triển công nghệ 88
3.2.1.4. Nhóm các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực. 89
3.2.1.5. Giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất cho các SMEs đi đôi với
việc phát triển hạ tầng cơ sở. 90
3.2.1.6. Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến kiến thức về
WTO cho cộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 91
3.2.1.7. Một số giải pháp khác. 91
3.2.2. Giải pháp đối với các SMEs 92
3.2.2.1. Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chủ động trang bị những
thông tin cần thiết về WTO 93
3.2.2.2. Về vấn đề tạo dựng tiềm lực vốn, và chống lại các áp lực thôn
tính của các đối thủ. 93
3.2.2.3. Về nguyên liệu đầu vào, máy móc thiết bị, công nghệ 94
3.2.2.4. Nâng cao năng lực quản lý và đào tạo 94
3.2.2.5. Chú trọng công tác thị trường, xây dựng chiến lược xuất khẩu và
xây dựng uy tín, thương hiệu, tên tuổi trên thị trường thế giới 95
3.2.2.6. Chủ động áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động sản
xuất kinh doanh 97
KẾT LUẬN





DANH MC CC CH VIT TT


I. DANH MC CC CH VIT TT TING ANH

ADB
Asian Development Bank
Ngõn hng phỏt trin Chõu ỏ
AFTA
ASEAN FREE TRADE
AREA
KHU VC MU DCH T DO
ễNG NAM
EU
European Union
Liờn minh Chõu u
GATT
GENERAL AGREEMENT
ON TARIFFS AND TRADE
HIP NH CHUNG V THNG
MI HNG HO
GATS
General Agreement on Tariffs
and services
Hip nh chung v thng mi dch
v
GSP
GENERALISED SYSTEM
OF PREFERENCES
H THNG U I THU QUAN
PH CP
HACCP

Hazard Analysis Critical
Control Point
H thng phõn tớch ri ro bng im
kim soỏt ti hn
ISO
ORGANIZATION OF
INTERNATIONAL
STANDARDS
T CHC TIấU CHUN QUC
T
ISO 14000

H thng qun lý mụi trng theo
tiờu chun quc t
ISO 9000

H THNG QUN Lí CHT
LNG THEO TIấU CHUN
QUC T
SME
Small Midium Enterprise
Doanh nghip va v nh
TBT
AGREEMENT ON
TECHNICAL BARRIERS
TO TRADE
HNG RO K THUT I VI
THNG MI
TRIMs
Agreement on Trade Related

Acpects of Intelectual
property Right
Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên
quan đến th-ơng mại
TRIPS
AGREEMENT ON TRADE
RELATED INVESTMENT
MEASURES
HIP NH V CC BIN PHP
U T LIấN QUAN N
THNG MI
USD
United States Dollar
ụ la M
WB
WORLD BANK
NGN HNG TH GII
WTO
World Trade Organization
T chc Thng mi Th gii

II. DANH MC CC CH VIT TT TING VIT

DN
Doanh nghip
DNNN
Doanh nghip Nh nc
DNVVN
Doanh nghip va v nh



DNTN
Doanh nghiệp Tư nhân
NK
Nhập khẩu
XK
Xuất khẩu



LỜI MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Trong thời đại toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ hiện nay, hội
nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu trên con đường phát triển của mỗi quốc
gia. Hiện nay, WTO với gần 150 nước thành viên, chiếm trên 90% thương mại của
toàn cầu, đang giữ một vai trò hết sức quan trọng là một tổ chức, một định duy nhất
điều tiết quá trình toàn cầu hoá kinh tế và các hoạt động thương mại của thế giới.
Do đó việc gia nhập WTO là một nội dung chủ yếu và là một đòi hỏi khách quan
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Nhưng mặt khác, khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, các Doanh
nghiệp vừa và nhỏ sẽ là khu vực chịu rất nhiều tác động (bao gồm cả mặt thuận và
mặt nghịch). Với số lượng đông đảo (trên 90% tổng số doanh nghiệp được thành
lập), lại có vai trò vô cùng quan trọng về mặt kinh tế xã hội, sự thành hay bại của
quá trình hội nhập này phụ thuộc rất nhiều vào chính khả năng của các SMEs Việt
Nam. Qua 11 năm kiên trì chờ đợi, thời khắc Việt Nam chính thức gia nhập WTO
đã cận kề. Nhưng chính trong thời khắc này, khi nhìn nhận lại những vấn đề tồn tại
của các SMEs khiến chúng ta không khỏi lo lắng cho viễn cảnh tương lai. “Liệu
WTO sẽ mang lại những thời cơ và đặt ra những thách thức gì cho các SMEs?”
đang trở thành một vấn đề bức thiết được xã hội đặt ra. Chỉ có hiểu rõ được những
nội dung này chúng ta mới có thể có những giải pháp để giúp các Doanh nghiệp vừa

và nhỏ có những bước đi, kế sách thích hợp tham gia hiệu quả vào thị trường thế
giới, giúp các doanh nghiệp có thể chủ động nắm bắt các cơ hội, đồng thời nhận biết
và vượt qua những thách thức đặt ra, bắt kịp với trình độ phát triển chung.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của đề tài là sẽ phân tích và chỉ ra các thời cơ, thách thức đối với các
Doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Việt Nam gia nhập WTO. Từ đó, đề tài đưa ra các
giải pháp, kiến nghị giúp các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng các thời cơ và đối
phó với thách thức để hội nhập vào thị trường thế giới một cách hiệu quả, góp phần


thiết thực vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kỳ hội
nhập.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của luận văn sẽ là các tác động của việc Việt Nam gia
nhập WTO tới các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, tác động đó tạo ra các thời cơ vận hội
gì, đặt ra các thách thức và khó khăn gì cho các SMEs Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu những tác
động chung, chủ yếu (bao gồm thời cơ và thách thức) của việc Việt Nam gia nhập
WTO tới các SMEs được thành lập tại Việt Nam (không bao gồm các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài), không đi sâu vào nghiên cứu về các hiệp định cụ thể
trong WTO vì đây là một vấn đề rất sâu rộng.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện khoá luận này, người viết có sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu như phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp dựa trên các
nguồn tài liệu thu thập được từ các báo cáo, số liệu phát triển kinh tế hàng năm, tạp
chí, thông tin trên truyền hình, mạng internet, tham khảo ‎kiến của các Thầy Cô, các
chuyên gia,


V. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
-Tên của luận văn: “Thời cơ và thách thức đối với các Doanh nghiệp vừa và
nhỏ khi Việt Nam gia nhập WTO ’’
-Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phục lục, Khoá luận tốt
nghiệp này gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về tổ chức Thương mại thế giới WTO và quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Chương II: Thời cơ và thách thức đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ khi
Việt nam gia nhập WTO.
Chương III: Một số kiến nghị, giải pháp phát triển Doanh nghiệp vừa và


nhỏ Việt Nam .

Khoá luận tốt nghiệp

SV: Lưu Đức Thi Lớp: Nhật2-K41-KTNT-ĐHNT
1
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO VÀ QUÁ
TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
1.1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO
1.1.1. Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO
1.1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển
của WTO
 Qúa trình hình thành:
WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương
mại Thế giới (World Trade Organization) - Tổ
chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc

thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế
tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của GATT - Hiệp định chung về
Thuế quan Thương mại.
GATT ra đời sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, khi mà trào lưu hình thành
hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế đang diễn ra
sôi nổi, điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, thường được biết
đến như là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày
nay. Năm 1947,các nước sáng lập cùng nhau ký kết “Hiệp định chung về Thuế quan
và Thương mại” gọi tắt là GATT1947, chính thức có hiệu lực vào 1/1948. Từ đó tới
nay, GATT đó tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Từ thập kỷ 70 và
đặc biệt từ hiệp định Uruguay (1986-1994) do thương mại quốc tế không ngừng
phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan
mà còn tập trung xây dựng các hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều
tiết các hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các
biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng
dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ thống thương
mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan về Thương mại
Khoá luận tốt nghiệp

SV: Lưu Đức Thi Lớp: Nhật2-K41-KTNT-ĐHNT
2
(GATT) vốn chỉ là một sự thỏa thuận của nhiều nội dung ký kết mang tính chất tùy
ý đó tỏ ra không còn thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrakesh (Maroc), các
bên đã thành lập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự
nghiệp của GATT. WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp
Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995. [3]
(Xem thêm phục lục I- Phụ lục về quá trình phát triển từ GATT đến WTO)
 Các bƣớc phát triển của WTO:
Từ khi chính thức thành lập đến nay, WTO với tư cách là một tổ chức thương
mại có qui mô toàn cầu đã đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy tự do hoá thương

mại hàng hoá và dịch vụ trên toàn thế giới. Khi mới thành lập, WTO có 130 thành
viên, đến nay số thành viên đã lên tới 149 nước, trong đó 2/3 là các nước đang phát
triển, và chắc chắn rằng số thành viên sẽ không chỉ dừng lại ở con số 149 mà sẽ còn
tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Tạo nên sự thành công trong quá trình hoạt động của WTO phải kể đến các hội
nghị Bộ trưởng, đây là cơ quan quyền lực cao nhất có vai trò quyết định các đường
lối, chính sách chung của WTO. Hội nghị Bộ trưởng được diễn ra hai năm một lần,
và trải qua các kỳ họp này WTO không ngừng được củng cố và phát triển.
Hội nghị Bộ trưởng WTO lần đầu tiên được tổ chức tại Singapore, từ ngày
mùng 9 đến ngày 13 tháng 12 năm 1996, hội nghị đánh dấu thiết lập sự chỉ đạo nhất
quán cho các công việc của WTO trong những năm tới.
Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 2 được tiến hành tại Geneva 18-20/05/1998.
Trong tuyên bố của mình, hội nghị Bộ trưởng đã khởi xướng một chương trình
nhằm đảm bảo thực thi đầy đủ và công bằng hiệp định của WTO, chỉ đạo thiết lập
một chương trình làm việc tổng thể để kiểm tra tất cả các vấn đề liên quan tới
thương mại điện tử.
Hội nghị bộ trưởng lần thứ 3 diễn ra tại Seattle 30/11-03/12/1999 được mong
đợi là sẽ khởi động một chương trình làm việc có qui mô lớn bao gồm việc thực thi
đầy đủ các hiệp định hiện hành, xúc tiến các cuộc đàm phán nhằm tiếp tục đẩy
mạnh tự do hoá thương mạị. Tuy nhiên, cuối cùng thì hội nghị đã không đạt được
sự đồng thuận cần thiết. Sự thất bại của hội nghị Seattle đã phơi bày những khác
Khoá luận tốt nghiệp

SV: Lưu Đức Thi Lớp: Nhật2-K41-KTNT-ĐHNT
3
biệt đáng kể về chính sách giữa các nước thành viên cũng như những thiếu sót của
WTO trong thời gian tiến hành hội nghị. Sau hội nghị các thành viên rút kinh
nghiệm, xây dựng lại niềm tin đã mất và hướng tới những vấn đề mà tất cả các nước
đều quan tâm.
Tại hội nghị Doha 9-13/11/2001 các Bộ trưởng đã khởi xướng một chương

trình làm việc rộng, đầy tham vọng cho WTO trong những năm tiếp theo trong đó
nhấn mạnh vào những thách thức mà WTO đang phải đối mặt, nhấn mạnh vào
những nhu cầu, lợi ích hết sức đa dạng của các nước thành viên.
Chương trình làm việc - chương trình nghị sự phát triển Doha (DDA) (kết hợp
các cuộc đàm phán thương mại đa phương và các hoạt động được thiết kế nhằm ứng
phó với những thách thức mà WTO đang phải đối mặt và đáp ứng nhu cầu, lợi ích
của các nước thành viên) chính thức được khởi động.
Tiếp theo đó, qua các hội nghị Cancun (10-14/09/2003) và Hong Kong (13-
18/12/2005), các nước thành viên tiếp tục đàm phán trong các lĩnh vực thuộc
chương trình nghị sự Doha (DDA), và những nỗ lực tiếp theo của các hội nghị này
đã thu hẹp bớt khoảng cách, bất đồng giữa các nước, đưa các quốc gia đến gần nhau
hơn về quan điểm. Tuy nhiên, sự thực là các cuộc đàm phán này đã không mang lại
sự đột phá lớn. Dù đã rất cố gắng nhưng vẫn còn quá nhiều tranh cãi và thậm chí là
mâu thuẫn về quan điểm, lợi ích giữa các thành viên.
Hơn một thập kỷ, trải qua sáu kỳ Hội nghị Bộ Trưởng, tuy còn có rất nhiều vấn
đề phải tiếp tục thảo luận song phải thừa nhận rằng WTO đã có những đóng góp vô
cùng to lớn cho sự phát triển của thương mại toàn cầu, từng bước được kiện toàn về
tổ chức, tiếp tục nỗ lực xúc tiến các cuộc đàm phán nhằm đẩy mạnh hơn nữa tự do
hoá thương mại. Tính đến thời điểm hiện nay, theo đánh giá của chính WTO và giới
quan sát thì thành tựu quan trọng nhất qua các lần hội nghị Bộ trưởng chính là đã
khởi động chương trình nghị sự phát triển Doha (DDA) và những nỗ lực qua các kỳ
hội nghị là “mài sắc” mục tiêu của WTO:“Tự do hoá thương mại vì sự phát triển
của các nền kinh tế trên thế giới.‟‟
Các hiệp định trong WTO và bản thân tổ chức này không phải là bất biến, đôi
khi chúng được đàm phán lại và có thể được bổ sung, hoàn thiện bằng các hiệp định
Khoá luận tốt nghiệp

SV: Lưu Đức Thi Lớp: Nhật2-K41-KTNT-ĐHNT
4
mới. Trong một thế giới mà xu thế toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện

nay, WTO với tư cách là một tổ chức thương mại có quy mô toàn cầu duy nhất, lớn
nhất đã đang và sẽ tiếp tục giữ một vai trò hết sức quan trọng và sẽ tiếp tục có nhiều
bước phát triển trong thời gian tới.[21]
1.1.1.2. Mục tiêu, chức năng hoạt động và các lợi ích căn bản của Tổ chức
Thương mại Thế giới
 Mục tiêu hoạt động của WTO:
Mục tiêu kinh tế:
WTO thúc đẩy tiến trình tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ; phát triển
bền vững và bảo vệ môi trường; thúc đẩy phát triển thể chế thị trường. Những mục
tiêu này được thực hiện qua việc loại bỏ các hàng rào thương mại, nâng cao nhận
thức của chính phủ, tổ chức, cá nhân về các quy định điều chỉnh quan hệ thương
mại quốc tế, xây dựng môi trường pháp lý, thương mại rõ ràng
Mục tiêu chính trị:
Giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các thành viên trong
khuôn khổ hệ thống thương mại đa phương phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của
công pháp quốc tế và luật lệ của tổ chức này; đảm bảo cho các nước đang phát triển
đặc biệt là các nước kém phát triển được hưởng thụ từ những lợi ích thực sự từ sự
tăng trưởng của thương mại thế giới, phù hợp với nhu cầu phát triển của các nước
và khuyến khích hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào đời sống kinh tế thế giới.
Mục tiêu xã hội:
Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân của các nước thành
viên, đảm bảo các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
Với những mục tiêu và tôn chỉ đó, WTO có sức hấp dẫn cao đối với tất cả các
nước. Song trên thực tế có quá nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh trong việc phấn đấu
thực hiện nhưng mục tiêu này do mâu thuẫn về lợi ích, quyền lợi và sự chênh lệch
về trình độ phát triển giữa các nước thành viên.
 Chức năng chủ yếu của WTO:
WTO có 5 chức năng chủ yếu đó là:
Khoá luận tốt nghiệp


SV: Lưu Đức Thi Lớp: Nhật2-K41-KTNT-ĐHNT
5
Chức năng thứ nhất, thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và
thoả thuận thương mại đa phương; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật
thực hiện nghĩa vụ thương mại quốc tế và thụ hưởng các quyền lợi trong các hiệp
định đa phương.
Thứ hai, Tổ chức các cuộc đàm phán thương mại đa phương trong khuôn
khổ
WTO theo quyết định của hội nghị Bộ Trưởng của WTO; tổ chức các cuộc đàm
phán giữa các thành viên về những vấn đề được quy định trong hiệp định thương
mại đa phương và vấn đề thương mại quốc tế.
Thứ ba, tiến hành giải quyết tranh chấp giữa các thành viên liên quan đến
các việc thực hiện và giải thích các hiệp định của WTO.
Thứ tư, lập ra cơ chế xem xét, kiểm tra, rà soát chính sách thương mại của
các thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân
thủ các nguyên tắc, qui định của WTO.
Thứ năm, thực hiện hợp tác với các tổ chức kinh tế- thương mại quốc tế
khác như WB, IMF trong việc hoạch định chính sách và dự báo xu hướng phát triển
trong tương lai của nền kinh tế toàn cầu.[5]
 Những lợi ích căn bản của hệ thống thƣơng mại WTO:
Theo tổ chức Thương mại Thế giới thì hệ thống thương mại WTO mang lại 10
lợi ích căn bản sau:
Thứ nhất, Hệ thống này giúp tạo dựng và gìn giữ hoà bình.
Hoà bình phần nào là một thành quả lớn nhất hệ thống thương mại đa phương:
giúp thương mại được “thuận buồm xuôi gió” thông qua việc nỗ lực thúc đẩy tự do
hoá thương mại; đem lại cho các nước một lối thoát bình đẳng, công bằng để giải
quyết những tranh chấp bất đồng về các vấn đề có liên quan đến thương mại. Tất cả
những tranh chấp mâu thuẫn trong phạm vi của tổ chức này điều chỉnh đều giải
quyết thông qua con đường hoà bình, tuân theo những quy định pháp lý nền tảng
trong WTO. Đó cũng là một kết quả của sự hợp tác và lòng tin quốc tế do hệ thống

này tạo ra và duy trì. Lịch sử nhân loại bị vấy bẩn bởi những tranh chấp thương mại
dẫn tới các cuộc chiến tranh, xâm lược đầy chết chóc. Một trong những ví dụ sống
Khoá luận tốt nghiệp

SV: Lưu Đức Thi Lớp: Nhật2-K41-KTNT-ĐHNT
6
động nhất là cuộc chiến tranh thương mại những năm 1930 khiến cho cuộc đại suy
thoái kinh tế trở nên tồi tệ và châm ngòi cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Cuộc chiến tranh quá thảm khốc khiến người ta nhận ra tầm quan trọng của những
luật chơi chung, của các định chế khu vực và toàn cầu, và chính trong bối cảnh đó
GATT-tiền thân của WTO đã ra đời.

Thứ hai, Giải quyết các mâu thuẫn thương mại một cách xây dựng.
Do thương mại thế giới không ngừng tăng lên về khối lượng, số lượng sản
phẩm được trao đổi, và số lượng các nước các công ty tham gia nên những tranh
chấp nảy sinh là điều không thể tránh khỏi. WTO có sứ mệnh giải quyết các tranh
chấp này một cách công bằng, hoà bình và xây dựng. Nếu cứ để mặc chúng thì
những tranh chấp này có thể dẫn đến những xung đột nghiêm trọng, có thể làm tổn
hại đến thương mại thế giới bằng cách trả đũa lẫn nhau. Một trong những nguyên
tắc của WTO là các thành viên có nghĩa vụ phải đưa các tranh chấp của mình tới
WTO mà không được phép đơn phương tuỳ tiện giải quyết. Một khi đã đưa ra giải
quyết tại WTO thì các nước phải tuân theo các quy định, nguyên tắc, quy trình và
phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp chứ không phải là xung đột hay tuyên
chiến với nhau.
Thứ ba, Một hệ thống dựa trên các nguyên tắc chứ không phải là sức mạnh
để làm cho cuộc sống dễ dàng hơn với tất cả mọi người.
WTO không thể là một tổ chức đem lại bình đẳng một cách tuyệt đối. Nhưng
WTO thực sự làm giảm bớt một số bất bình đẳng, giúp các nước nhỏ có nhiều tiếng
nói hơn. Các quyết định và hiệp định được thực hiên bằng nhất trí ‎‎ý kiến. Các hiệp
định này áp dụng chung cho mọi thành viên. Các nước giàu hay nghèo đều có thể bị

chất vấn nếu họ vi phạm một hiệp ước, và họ có quyền chất vấn các nước khác. Nếu
thiếu một cơ chế đa phương như WTO, các nước mạnh hơn sẽ càng tự do đơn
phương áp đặt ‎ý‎ muốn của mình cho các nước yếu hơn.
Thứ tư, Thương mại tự do hơn giúp giảm chi phí cuộc sống.
Các quy định của WTO đã giảm bớt các hàng rào mậu dịch, tạo thuận lợi cho
chu chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn Kết quả là chi phí sản xuất giảm, giá hàng hoá
Khoá luận tốt nghiệp

SV: Lưu Đức Thi Lớp: Nhật2-K41-KTNT-ĐHNT
7
dịch vụ giảm và cuối cùng là chi phí cuộc sống thấp hơn. So với thời gian trước đây,
hàng rào mậu dịch đã giảm đi rất nhiều, các hàng rào này sẽ còn tiếp tục giảm và tất
cả chúng ta đều có lợi.
Thứ năm, Đem đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn, phạm vi chất
lượng rộng hơn để lựa chọn.
Hiện nay chúng ta có thể có được tất cả các hàng hoá và dịch vụ thông qua
thương mại. NK cho phép chúng ta có nhiều lựa chọn hơn cả về chủng loại lẫn chất
lượng. Thông qua cạnh tranh, cọ xát, học hỏi, tình hình hàng hoá dịch vụ nội địa
cũng có thể được cải thiện về chất lượng, giá cả, dịch vụ. Hàng NK còn có thể được
sử dụng làm nguyên nhiên vật liệu, linh kiện và thiết bị cho sản xuất trong nước.
Nếu thương mại cho phép NK nhiều hơn thì cũng tạo ra cơ hội cho phép nước khác
mua nhiều hàng hoá dịch vụ của chúng ta hơn Rõ ràng, đứng trên bình diện toàn
xã hội, tự do hoá thương mại mang lại lợi ích thiết thực cho đông đảo người tiêu
dùng.
Thứ sáu, Thương mại làm tăng thu nhập.
Giảm bớt rào cản thương mại sẽ thúc đẩy tăng trưởng thương mại, điều này làm
tăng thu nhập-cả thu nhập quốc dân lẫn thu nhập cá nhân. Dự tính của WTO về tác
động của các thoả thuận thương mại tại vòng Uruguay 1994 là thu nhập thế giới có
thể tăng từ 109 tỷ USD đến 510 tỷ USD.
Thứ bảy, Thương mại kích thích tăng trưởng kinh tế và có thể là tin tốt

lành cho vấn đề việc làm.
Vấn đề việc làm thường bị các chính phủ lợi dụng biện minh cho hành động
bảo hộ. Nhưng bản thân bảo hộ không phải là cách để giải quyết vấn đề này. Bởi lẽ
bảo hộ làm mất đi tính cạnh tranh, làm giảm tính năng động sáng tạo của các doanh
nghiệp. Với sức cạnh tranh kém, tư duy thụ động, ỷ lại trong kinh doanh, các doanh
nghiệp này sớm hay muộn cũng bị đào thải. Do đó mà mục tiêu giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động cũng không thể thực hiện được. Hơn thế nữa những
người theo chủ nghĩa bảo hộ lại lờ đi một vấn đề là: nếu họ bảo hộ thì thế giới phản
ứng thế nào?. Thực tế cho thấy rằng một hành động bảo hộ của một nước có thể dẫn
tới hành động trả đũa từ một quốc gia khác, dẫn tới mất mát niềm tin vào thương
Khoá luận tốt nghiệp

SV: Lưu Đức Thi Lớp: Nhật2-K41-KTNT-ĐHNT
8
mại tự do và tất nhiên nó sẽ tước đi những lợi ích lớn lao mà tự do hoá có thể mang
lại cho từng nước.
Thứ tám, Các nguyên tắc cơ bản làm cho hệ thống thương mại toàn cầu
hoạt động có hiệu quả hơn, giảm chi phí.
Nếu thiếu đi một trong năm nguyên tắc cơ bản của WTO (Xem phần: I.1.3- Các
nguyên tắc và nền tảng pháp lý của WTO) thì hoạt động thương mại thế giới không
thể phát triển được. Việc tuân thủ nghiêm chỉnh năm nguyên tắc này sẽ làm cho
thương mại đơn giản hơn, giảm bớt các phí tổn cho các doanh nghiệp.
Thứ chín, Hệ thống này giúp các chính phủ thoát khỏi những quyền lợi hẹp
hòi.
Sự phát triển của GATT, WTO và những lợi ích do bản thân chúng mang lại
giúp cho các chính phủ có một nhãn quan cân bằng hơn về chính sách thương mại.
Các chính phủ vững vàng hơn trong việc tự bảo vệ mình tránh khỏi những vận động
ngoài hành lang của những nhóm có quyền lợi hẹp hòi, cục bộ bằng việc tập trung
vào những cân đối vì lợi ích của tất cả mọi người trong nền kinh tế.
Thứ mười, Hệ thống này giúp chính phủ các nước hoạt động tốt hơn.

Các chính phủ phải thực thi chính sách công khai, minh bạch, dễ dự đoán. Đối
với giới kinh doanh, điều này có nghĩa là độ chắc chắn và rõ ràng hơn về các điều
kiện thương mại. Đối với các chính phủ, điều này thường đồng nghĩa với kỹ luật tốt.
Các quy định của WTO không khuyến khích chính phủ đưa ra những chính sách
thiếu thận trọng. Gia nhập WTO cũng là sức ép đòi hỏi các chính phủ phải nâng cao
khả năng quản lý về kinh tế, về pháp luật. Hệ thống pháp luật và bộ máy quản lý
phải tương thích với yêu cầu của hội nhập. Ngoài ra, thông qua minh bạch, công
khai hoá thủ tục và cơ chế chính sách cũng có thể giúp giảm bớt tệ tham ô, điều này
một mặt làm lành mạnh hoá chính phủ mặt khác cũng “giải phóng” cho người dân,
các doanh nghiệp thoát khỏi sự nhũng nhiễu của một số quan chức lạm quyền.[5]
1.1.1.3. Các nguyên tắc và nền tảng pháp lý của WTO:
Tổ chức thương mại thế giới hoạt động “dựa trên các luật lệ” và các luật lệ của
WTO chính là các nguyên tắc và nghĩa vụ pháp l‎ý chung của các nước thành viên.
Khoá luận tốt nghiệp

SV: Lưu Đức Thi Lớp: Nhật2-K41-KTNT-ĐHNT
9
Về phương diện pháp lý, Định ước cuối cùng của vòng đàm phán Uruguay tại
Marrakesh là một văn kiện pháp lý có nội dung điều chỉnh rộng lớn nhất, có tính
chất kỹ thuật pháp lý phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao và luật pháp quốc tế. Về
dung lượng, các hiệp định được ký kết tại Marrakesh và các phụ lục kèm theo bao
gồm 50000 trang, trong đó có riêng 500 trang quy định về các nguyên tắc và nghĩa
vụ pháp lý chung, bao gồm bốn nguyên tắc nền tảng và các hiệp định chung:
 Các nguyên tắc chủ yếu:
1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử:
Bao gồm 2 nguyên tắc nhỏ là dành cho nhau quy chế tối huệ quốc và qui chế
đối xử quốc gia.
- Qui chế tối huệ quốc có nghĩa là tất cả hàng hóa dịch vụ và công ty của các
thành viên WTO đều được hưởng một chính sách chung bình đẳng.
- Qui chế đối xử quốc gia ( đãi ngộ quốc gia) là không có sự phân biệt đối xử

giữa hàng hóa dịch vụ và các công ty của mình với hàng hóa dịch vụ và công ty của
nước ngoài trên thị trường nội địa.
Như vậy nguyên tắc không phân biệt đối xử đảm bảo sự đối xử bình đẳng giữa
các thành viên với nhau trên cả thị trường trong nước và thị trường thế giới.
2. Nguyên tắc tiếp cận thị trường ( Mở cửa thị trường):
Nguyên tắc này được hiểu trên hai khía cạnh. Thứ nhất, các nước thành viên
mở cửa thị trường cho nhau thông qua việc cắt giảm từng bước, đi tới xoá bỏ hàng
rào thuế quan và phi thuế quan. Thứ hai, các chính sách và luật lệ thương mại phải
được công bố kịp thời, công khai, minh bạch. Cả hai khía cạnh này đều tạo ra một
môi trường thương mại bình đẳng, dể tiếp cận cho tất cả các nước thành viên.
3. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng:
Nguyên tắc này yêu cầu các nước chỉ được phép dùng thuế là công cụ duy nhất
để bảo hộ. Các biện pháp phi thuế quan gây cản trở thương mại (giấy phép, hạn
nghạch, hạn chế nhập khẩu ) đều không được phép sử dụng. Các biểu thuế phải
được giảm dần trong quá trình hội nhập theo lộ trình thoả thuận.
4. Nguyên tắc áp dụng các hành động khẩn cấp trong trường hợp cần thiết:
Khi thị trường và nền kinh tế của một nước thành viên bị hàng nhập khẩu đe
Khoá luận tốt nghiệp

SV: Lưu Đức Thi Lớp: Nhật2-K41-KTNT-ĐHNT
10
doạ, thì nước đó có quyền khước từ một nghĩa vụ nào đó hoặc có hành động khẩn
cấp, cần thiết để bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước .
5. Nguyên tắc ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển:
Các nước đang phát triển và chậm phát triển được kéo dài thời gian thực hiện
cam kết và mức độ cam kết thấp hơn, phạm vi nhỏ hơn so với các nước phát triển.[5]
 Các hiệp định chung:
Các hiệp định chung bao gồm:
+ Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới;
+ 20 hiệp định đa phương về thương mại hàng hoá;

+ 4 hiệp định đa phương về thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết
tranh chấp, kiểm điểm chính sách thương mại (TPRM);
+ 4 hiệp định nhiều bên về Hàng không dân dụng, mua sắm chính phủ, sản
phẩm sữa và sản phẩm thịt bò;
+ 23 tuyên bố và quyết định liên quan đến một số vấn đề chưa đạt được trong
vòng đàm phán Uruguay.
Tựu chung lại WTO có 2 nhóm hiệp định quan trọng nhất đó là các hiệp định
đa biên và các hiệp định nhiều bên. Nhóm các Hiệp định đa biên là nhóm cơ bản bắt
buộc, theo đó một trong những điều kiện để một nước là thành viên của tổ chức
thương mại thế giới là chấp nhận vô điều kiện nhóm hiệp định này. Các hiệp định
đa biên chủ yếu giải quyết 4 vấn đề lớn liên quan đến thương mại: Thương mại
hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và các biện pháp đầu tư. Bao gồm:
Hiệp định GATT 1994 (Hiệp định chung về thương mại hàng hoá), Hiệp định
GATS (hiệp định chung về thương mại dịch vụ), Hiệp định TRIPs ( Hiệp định về
quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại), Hiệp định TRIMs ( Hiệp định về
các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại).
Trong hiệp định GATT1994 đề cập tới các nội dung chủ yếu sau:
Hiệp định về thuế quan và thương mại; Hiệp định về nông nghiệp; Hiệp định
về các biện pháp vệ sinh dịch tễ ( kiểm dịch động thực vật); Hiệp định về hàng may
mặc, hàng dệt; Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; Hiệp định về
Khoá luận tốt nghiệp

SV: Lưu Đức Thi Lớp: Nhật2-K41-KTNT-ĐHNT
11
chống bán phá giá; Hiệp định về định giá hải quan; Hiệp định về kiểm định hàng
hoá khi xuất khẩu hàng hoá; Hiệp định về chứng nhận xuất xứ hàng hoá; Hiệp định
về thủ tục cấp phép xuất nhập khẩu; Hiệp định về biện pháp bảo hộ, trợ giá; Hiệp
định về các biện pháp tự vệ.[5]

1.1.2. Giải quyết tranh chấp của WTO

‎ 1.1.2.1. ý nghĩa của cơ chế giải quyết tranh chấp
Dẫu rằng bình đẳng và cùng có lợi là nguyên tắc chi phối các quan hệ kinh tế
quốc tế ngày nay, nhưng tranh chấp thương mại giữa các nước là điều không thể
tránh khỏi. Trước thực tế này, WTO đã quy định rõ cơ chế giải quyết tranh chấp
giữa các nước thành viên. Có thể nói cơ chế giải quyết tranh chấp này có tầm quan
trọng sống còn đối với việc duy trì một hệ thống thương mại quốc tế hiện nay, bởi
vì cơ chế đó không chỉ đơn thuần là giải quyết êm thấm các cuộc tranh chấp mà nó
còn là công cụ đảm bảo sự tin cậy về mặt pháp lý đối với các cam kết của các chính
phủ mà quan trọng hơn nữa nó còn là một vũ khí răn đe những nước chủ trương
chính sách ngoại giao, thương mại dựa trên sức mạnh. WTO đã kế thừa và phát
triển những nguyên tắc giải quyết tranh chấp của GATT. Sau một thời gian đi vào
hoạt động cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức Thương mại Thế giới đã thực
sự trở thành một trong những cơ quan quyền lực nhất trên thế giới. Ngay cả các siêu
cường như Mỹ, EU cũng phải chấp nhận đưa các tranh chấp của họ ra giải quyết
trước WTO và chấp nhận các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp, đây là
một điều khó có thể xảy ra được tại các tổ chức khác cho dù đó là Liên hợp quốc.
1.1.2.2. Nội dung cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp:
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là tổng thể thống nhất các cơ quan,
các nguyên tắc giải quyết tranh chấp và các quy định của WTO về quy trình, thủ tục
thi hành giải quyết tranh chấp và thi hành phán quyết của Cơ quan giải quyết tranh
chấp. Cơ chế này bao gồm:
 Thứ nhất, Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB ( Dispute Settlement Body)
là cơ quan tiến hành xem xét, xử lý và đưa ra các quyết định.
 Thứ hai, Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp tại WTO. Đó là những quy định
Khoá luận tốt nghiệp

SV: Lưu Đức Thi Lớp: Nhật2-K41-KTNT-ĐHNT
12
có tính cơ bản và quan trọng làm cơ sở, căn cứ cho việc đề ra các quyết định cụ thể về
việc giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên. Là một cơ quan trực thuộc WTO,

DSB trước hết phải tuân thủ các nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt của WTO đó là: Không
phân biệt đối xử, Nguyên tắc tiếp cận thị trường, Nguyên tắc cạnh tranh công bằng,
Nguyên tắc áp dụng các hành động khẩn cấp trong trường hợp cần thiết, Nguyên tắc ưu
đãi dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển. Ngoài những nguyên tắc
chung nhất đó, khi giải quyết tranh chấp DSB dựa trên các nguyên tắc sau:
Một là, Nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên tranh chấp.
Theo nguyên tắc này, các nước thành viên dù là lớn hay nhỏ, dù là phát triển
hay chậm phát triển đều bình đẳng như nhau trong việc giải quyết tranh chấp phát
sinh. Đây là nguyên tắc chi phối.
Hai là, Nguyên tắc bí mật.
Các cuộc họp của ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm là các cuộc họp kín, không
công khai.
Ba là, Nguyên tắc “đồng thuận phủ quyết” (hay còn gọi là đồng thuận
nghịch).
Theo nguyên tắc này, việc ra quyết định thành lập ban hội thẩm, thông qua các
báo cáo của ban hội thẩm đều dựa trên nguyên tắc đồng thuận phủ quyết.
Bốn là, Nguyên tắc đối xử ưu đãi đối với các thành viên đang phát triển và
chậm phát triển .
Việc đối xử ưu đãi được thể hiện ở chỗ Ban thư ký dành hỗ trợ về mặt pháp lý
cho các nước này có thể kéo dài một số thời hạn trong quá trình giải quyết tranh
chấp, quyền lợi và tình hình kinh tế của các nước này sẽ được chú ý trong các giai
đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp.
 Thứ ba, các qui định của WTO về phương pháp, qui trình, thủ tục giải
quyết tranh chấp và bảo đảm thi hành các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh
chấp. Tất cả quy định này được ghi nhận trong Thoả thuận về các Quy tắc và Thủ
tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp gọi tắt là DSU (Dispute Settlement
Understanding). [25]

Khoá luận tốt nghiệp


SV: Lưu Đức Thi Lớp: Nhật2-K41-KTNT-ĐHNT
13
1.2. KHÁI QUÁT QÚA TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM .
1.2.1. Khái quát qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1.1. Khái niệm và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế
 Khái niệm:
Hội nhập kinh tế là một xu thế vận động tất yếu của các nền kinh tế trên thế
giới, khi quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá và quốc tế hoá đang diễn ra hết sức
nhanh chóng dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế quốc gia vào các tổ
chức kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các thành viên có sự
ràng buộc theo những quy định, luật lệ chung của khối, hay nói một cách khác đó là
quá trình mà các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào
các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hoá và tự do hoá
thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.
Xu hướng của hội nhập là đàm phán cắt giảm thuế quan, tiến tới thực hiện thuế
suất bằng không đối với hàng hoá xuất nhập khẩu; Giảm thiểu, tiến tới loại bỏ hàng
rào phi thuế quan gây cản trở cho thương mại; Giảm thiểu các hạn chế đối với
thương mại dịch vụ, tức là thực hiện tự do hoá việc cung cấp và kinh doanh các
hình thức dịch vụ; Giảm thiểu các hạn chế đối với đầu tư
 Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế:
Hội nhập kinh tế quốc tế là sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các
nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới. Nó là quá trình vừa hợp tác để phát
triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển
để bảo vệ lợi ích của mình, vì một trật tự công bằng, chống lại những áp đặt phi lý
của các cường quốc kinh tế và các tập đoàn xuyên quốc gia;
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình xoá bỏ từng bước và từng phần các rào
cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hoá kinh tế;
Hội nhập kinh tế luôn mang tính hai mặt. Một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mặt khác cũng đặt ra nhiều thách thức

buộc các doanh nghiệp phải có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên
thương trường;
Khoá luận tốt nghiệp

SV: Lưu Đức Thi Lớp: Nhật2-K41-KTNT-ĐHNT
14
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho các công cuộc cải cách ở các quốc
gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với các quốc gia trong việc đổi mới
và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách và phương thức quản lý
kinh tế vĩ mô;
Hội nhập kinh tế quốc tế chính là tạo dựng các nhân tố mới và điều kiện mới
cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độ phát
triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất;
Hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự khơi thông các dòng chảy nguồn lực
trong và ngoài nước, tạo điệu kiện mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và
các kinh nghiệm quản lý.
1.2.1.2. Tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Vì sao Việt Nam phải hội nhập kinh tế quốc tế? Liệu có tồn tại một kịch bản
nào khác cho chúng ta để phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội mà không phải tham gia
vào sân chơi toàn cầu hay không?. Câu trả lời chắc chắn là không! Trong thời đại
ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành tất yếu khách quan, là cách thức duy
nhất, ngắn nhất, hiệu qủa nhất để phục vụ cho mục tiêu xây dựng và phát triển đất
nước. Không có một quốc gia dân tộc nào có thể phát triển được nếu không tham
gia vào quá trình này.
 Về mặt chủ quan đối với Việt Nam:
Nhờ công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta đã phát triển nhanh chóng, trạng
thái của nền kinh tế đã thay đổi một cách nhanh chóng và cơ bản: Nếu như trong
những năm 70-80 của thế kỷ trước hầu như cái gì cũng khan hiếm thì ngày nay nền
kinh tế đã đáp ứng được các nhu cầu của nhân dân, sản xuất đã có dư, tình hình đó
đặt ra yêu cầu cấp bách phải tìm đầu ra tiêu thụ cho hàng hoá thì mới có thể tái sản

xuất mở rộng được. Nói một cách khác nhân tố đầu ra có một ‎‎ý nghĩa rất quan trọng,
trong nhiều trường hợp thậm chí có ý nghĩa quyết định. Thị trường nội địa 80 triệu
dân không phải là nhỏ nhưng sức mua còn thấp, một điều tất yếu là phải thúc đẩy
xuất khẩu ra thị trường bên ngoài.
Tại đầu vào của nền kinh tế, mặc dù tiềm lực kinh tế và trình độ khoa học công

×