Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số dòng lúa thuần mới chọn tạo trong điều kiện vụ xuân năm 2022 tại gia lâm, hà nội (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 77 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT
LƯỢNG MỘT SỐ DÒNG LÚA THUẦN MỚI CHỌN
TẠO TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN NĂM 2022
TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện

: ĐỖ VĂN ĐỨC

Mã sinh viên

: 632313

Lớp

: K63 - KHCTA

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS. TRẦN VĂN QUANG

Bộ môn

: DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG
CÂY TRỒNG



HÀ NỘI - 2022


LỜI CẢM ƠN !
Để hoàn thành nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp này, ngồi sự cố
gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của rất
nhiều cá nhân và đơn vị thực tập.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Văn
Quang – Trưởng khoa Nông Học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam – là người
thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tơi về mặt chun mơn trong suốt
q trình thực hiện đề tài và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các chị trong phịng
Nghiên cứu và Phát triển kỹ thuật Nông Nghiệp – Viện Nghiên cứu và Phát triển
cây trồng – Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn tới Ban chủ nhiệm Khoa, cùng toàn thể các thầy cô giáo
trong Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng – Khoa Nông học – Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi trong học tập nghiên cứu để tôi
thực hiện tốt đề tài này.
Tôi xin cảm ơn những người bạn đã cùng tôi học tập và lao động tại Viện
Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, những người đã sát cánh cùng tôi, giúp đỡ
và hỗ trợ tơi trong suốt q trình nghiên cứu tại đây.
Sau cùng là gia đình, bạn bè đã ln bên cạnh động viên, khích lệ và giúp
đỡ tơi trong suốt thời gian hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2022
Tác giả

Đỗ Văn Đức


i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ! ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
TĨM TẮT KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ........................................................... ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu....................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích ...................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu đề tài .............................................................................................. 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .............................................................................. 3
2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới ......................................................... 4
2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam ......................................................... 7
2.4. Các phương pháp chọn tạo lúa thuần ........................................................... 13
2.4.1. Định hướng chọn tạo ................................................................................. 13
2.4.2. Đánh giá tập hợp vật liệu khởi đầu ........................................................... 13
2.4.3. Chọn lọc dòng và đánh giá dòng thuần ..................................................... 13
2.5. Kết quả chọn tạo lúa thuần ở Việt Nam ....................................................... 14
2.6. Đặc điểm nông sinh học của cây lúa ............................................................ 16
2.6.1. Thời gian sinh trưởng của cây lúa ............................................................. 16
2.6.2. Chiều cao cây ............................................................................................ 16
2.6.3. Chiều dài bơng .......................................................................................... 17
2.6.4. Chỉ số diện tích lá ...................................................................................... 17
2.7. Các thành phần năng suất và năng suất thực thu ......................................... 18

ii


2.7.1. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu................................................................................. 18
2.7.2. Số bơng/khóm ........................................................................................... 18
2.7.3. Tổng số hạt trên bông ................................................................................ 18
2.7.4. Tỷ lệ hạt chắc ............................................................................................ 19
2.7.5. Khối lượng hạt........................................................................................... 19
PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 21
3.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 21
3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 22
3.3.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................................. 22
3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.................................................................. 22
3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 22
3.3.4. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu............................................................ 28
3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................... 28
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 30
4.1. Một số đặc điểm giai đoạn mạ của các dòng lúa thuần trong vụ Xuân
2022 ........................................................................................................... 31
4.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống lúa thuần
trong vụ Xuân 2022 ................................................................................... 33
4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống lúa .................... 36
4.4. Động thái tăng trưởng số lá của các dòng, giống......................................... 38
4.5. Động thái tăng trưởng số nhánh của các dòng giống lúa thuần trong
vụ Xuân 2022............................................................................................. 40
4.6. Một số đặc điểm hình thái của các dịng, giống lúa thuần trong vụ
Xuân 2022.................................................................................................. 42
4.7. Kết quả đánh giá mùi thơm trên lá của các dòng lúa thuần ......................... 44
4.8. Một số đặc đểm cấu trúc bông của các dòng, giống lúa thuần trong vụ

Xuân 2022.................................................................................................. 46
iii


4.9. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các dòng, giống lúa .................................. 48
4.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng giống ............. 50
4.11. Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các dòng, giống lúa thuần .................. 53
4.12. Một số chỉ tiêu chất lượng cơm của các dòng, giống lúa thuần vụ
Xuân 2022.................................................................................................. 56
4.13. Kết quả tuyển chọn các dịng, giống lúa có triển vọng .............................. 58
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 60
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 60
5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 62
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 64

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên Thế giới giai đoạn
2007 - 2017 .................................................................................................. 5
Bảng 2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2002-2015 .................. 9
Bảng 4.1: Một số đặc điểm giai đoạn mạ của các dòng, giống lúa thuần
trong vụ Xuân 2022 tại Gia Lâm, Hà Nội ................................................. 31
Bảng 4.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống lúa
thuần trong vụ Xuân 2022 ......................................................................... 34
Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống lúa
thuần trong vụ Xuân 2022 tại Gia Lâm, Hà Nội ....................................... 37
Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng số lá của các dòng, giống lúa thuần trong

vụ Xuân 2022 tại Gia Lâm, Hà Nội........................................................... 39
Bảng 4.5. Động thái tăng trưởng số nhánh của các dòng, giống lúa thuần
trong vụ Xuân 2022 tại Gia Lâm, Hà Nội ................................................. 41
Bảng 4.6. Một số đặc điểm hình thái của các dịng, giống lúa Thuần trong
vụ Xuân 2022 tại Gia Lâm, Hà Nội........................................................... 43
Bảng 4.7. Bảng đánh giá điểm mùi thơm trên lá của các dòng lúa thuần
trong vụ Xuân 2022 ................................................................................... 45
Bảng 4.8. Một số đặc điểm nông sinh học của các dòng, giống lúa Thuần
trong vụ Xuân 2022 tại Gia Lâm, Hà Nội ................................................. 46
Bảng 4.9. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại tự nhiên của các dòng, giống lúa
Thuần trong vụ Xuân 2022 tại Gia Lâm, Hà Nội ...................................... 49
Bảng 4.10. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng,
giống lúa Thuần trong vụ Xuân 2022 tại Gia Lâm, Hà Nội...................... 51
Bảng 4.11 Một số đặc điểm hạt gạo và chỉ tiêu chất lượng gạo của các
dòng, giống lúa thuần trong vụ Xuân 2022 ............................................... 54

v


Bảng 4.12 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá cảm quan cơm của các dòng,
giống lúa thuần vụ Xuân 2022 bằng phương pháp cho điểm.................... 57
Bảng 4.13 Một số đặc điểm của các dòng lúa Thuần triển vọng ........................ 59

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Sản lượng gạo và mức tăng trưởng sản lượng hàng năm 2010 2019 ............................................................................................................. 6
Hình 2. So sánh giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và một số nước xuất

khẩu hàng đầu Thế giới ............................................................................. 12

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
IRRI

: International Rice Research Institute (Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế

USDA

: United States Department of Agriculture (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ)

FOB

: Free On Board (giá tại cửa khẩu bên nước người bán)

VFA

: Hiệp hội Lương thực Việt Nam

NPT – IJ

: New plant type – Indica japonica (dịng lúa có kiểu cây mới được
tạo ra từ việc lai 2 lồi phụ indica và japonica)

ĐBSCL

: Đồng bằng sơng Cửu Long


XK

: Xuất khẩu

Đ/C

: Đối chứng

LAI

: Leaf Area Index (Chỉ số diện tích lá)

QTL

: Quantitative trait locus (Tính trạng số lượng).

PCR

: Polymerase Chain Reaction

NST

: Nhiễm sắc thể

SSR

: Simple sequence repeats (Sự lặp lại của một trật tự đơn giản)

PIC


: Hệ số đa dạng di truyền

AND

: Axit deoxyribonucleic

TB

: Trung bình

BT

: Bình thường

GL

: Grain length (chiều dài hạt)

Gs

: Dạng hạt

GW

: Grain width (chiều rộng hạt)

CAP

: Cleaved Amplified Polymorphic


GABA

: γ-aminobutyric axit

Ils

: Introgression lines (Dòng ưu tú)

viii


TĨM TẮT KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
Mục đích đề tài: Đánh giá được đặc điểm, sinh trưởng phát triển, đặc
điểm nông sinh học, đặc điểm hình thái, khả năng chống chịu với các loại sâu
bệnh hại và năng suất, chất lượng cơm gạo của một số dòng, giống lúa thuần
mới được chọn tạo. Từ đó chọn ra 5 – 8 dịng triển vọng.
Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân
năm 2022, tại khu thí nghiệm của Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng –
Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Vật liệu nghiên cứu bao gồm 21 dòng lúa
thuần do Viện Nghiên Cứu và Phát triển Cây trồng cung cấp (L3, L4, L6, L11,
L16, L22, L24, L25, L29, L37, L39, L41, L49, L73, L74, L81, L82, L103,
L109, L114, L119) và 2 giống đối chứng (Bắc Thơm 7, Thiên ưu 8). Thí nghiệm
được bố trí theo phương pháp khảo sát tập đồn, tuần tự khơng nhắc lại, diện
tích mỗi ơ thí nghiệm là 10m2.
Kết quả và thảo luận: Qua thí nghiệm đã đo đếm, đánh giá, thụ thập các
chỉ tiêu và chọn ra được 5 dòng, giống triển vọng.
Kết luận và kiến nghị: Cần đưa 5 dòng triển vọng này vào chọn tạo ở vụ
sau và tiến hành phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng như độ bền gel,
hàm lượng protein, hàm lượng amtlose, nhiệt độ hồ hóa,... để chọn được dịng có

chất lượng cao một cách chính xác. Đưa 05 dịng có triển vọng: L29, L37, L73,
L81, L119 đã được chọn ở trên vào thí nghiệm so sánh chính quy và khảo
nghiệm sản xuất để đánh giá khả năng thích ứng.

ix


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa L.) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
khu vực đông nam châu Á và châu Phi. Cây lúa là cây lương thực quan trọng
của nhiều quốc gia trên thế giới. Lúa gạo được xếp vào cây lương thực xếp vị trí
thứ hai sau lúa mì. Chính vì vậy, ngành nơng nghiệp ln chiếm tỷ trọng lớn
trong nền kinh tế. Hiện tại có khoảng 50% dân số trên thế giới dùng lúa gạo làm
cây lương thực chính. Do đó, cây lúa là cây lương thực chính đảm bảo an ninh
lương thực của nhiều quốc gia trên thế giới.
Với điều kiện khí hậu gió mùa ở Việt Nam, việc sản xuất lúa có nhiều
thuận lợi. Vào thập kỉ 70 - 80 nước ta còn thiếu lương thực triền miên, sản xuất
không đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước, phải thường xuyên nhập lúa gạo.
Sang thập kỉ 90, nhờ vào đổi mới cơ chế, chính sách cùng các giải pháp quan
trọng khác như tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp (thủy lợi,
giao thông, phân bón…), áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ
cấu mùa vụ mà sản lượng lúa ở Việt Nam tăng trưởng nhanh bước đầu đã có
một lượng lương thực dư thừa. Đây là bước tiến quan trọng trong ngành trồng
lúa, nước ta đã chuyển từ một nước nhập khẩu lúa gạo trở thành nước sản xuất
lúa gạo đứng thứ hai thế giới. Trong sản xuất lúa gạo, ngồi việc đầu tư chăm
sóc, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các hình thức canh tác mới có hiệu quả
thì yếu tố về giống cũng là một nhân tố quyết định về năng suất và chất lượng
của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người.
Do đó, việc nghiên cứu và áp dụng các giống lúa có năng suất, chất lượng

cao vào thực tế sản xuất là nhu cầu tất yếu và rất cần thiết hiện nay, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng
một số dòng lúa thuần mới chọn tạo trong điều kiện vụ Xuân năm 2022 tại
Gia Lâm, Hà Nội”.

1


1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng phát triển, đặc điểm nông sinh học,
đặc điểm hình thái, mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng, giống lúa thuần mới.
- Đánh giá được năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng
cơm, gạo của các dòng, giống lúa thuần mới.
1.2.2. Yêu cầu đề tài
- Theo dõi một số đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm nơng sinh học, đặc
điểm hình thái và khả năng chịu nóng của các dịng.
- Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng được
nghiên cứu.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh của dòng trên đồng ruộng.

2


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2021 đến đầu năm 2022
có xu hướng tăng. Tuy nhiên, chất lượng gạo xuất khẩu của nước ta vẫn chưa
được cao. Mặt khác, nhu cầu của người tiêu dùng trong nước về các loại gạo có
chất lượng cao, thơm ngon ngày càng tăng, nhưng giá của các loại gạo thơm

truyền thống như đài thơm 8, tám thơm, tám xoan, … cịn cao do các giống lúa
thơm này có thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp, chống chịu sâu bệnh yếu,
chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
Ở Việt Nam, các giống lúa chất lượng cao, lúa thơm cũng đang được quan
tâm, trú trọng, khuyến khích trồng để xuất khẩu và sử dụng trong nước khơng có
giới hạn. Tuy nhiên, số lượng giống lúa chất lượng cao của nước ta hiện nay còn
rất hạn chế, chưa đa dạng, tính thích ứng cịn hẹp, các giống lúa thơm, lúa nếp,
japonica nhập nội có năng suất khá, gạo thơm ngon nhưng nhiễm nhiều loại sâu
bệnh (rầy, bạc lá, đạo ôn) nên việc mở rộng diện tích vẫn cịn khó khăn. Việc
chọn tạo và phát triển giống lúa thơm, nếp, japonica trong thời gian qua cịn
mang tính chất nhỏ lẻ, khơng đồng bộ, đầu tư khơng đầy đủ. Vì vậy các giống
lúa thơm, lúa nếp, japonica chọn tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, ngành sản xuất lúa
gạo ở nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như thị trường nhập
khẩu gạo truyền thống không ổn định, cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo
khác như Thái Lan, yêu cầu về chất lượng và quản lý chất lượng thóc giống, quy
trình chăm sóc, thu hoạch, chế biến gạo phải nghiêm ngặt, …
Vì vậy, việc nghiên cứu và chọn tạo ra các giống lúa thuần chất lượng là
một hướng đi đúng đắn và cần thiết. Việc tìm ra các giống lúa thuần mới cho
năng suất, chất lượng tốt, chống chịu tốt với sâu bệnh hại, thích ứng nhiều vùng

3


khí hậu khác nhau và đặc biệt đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Nhằm
đóng góp một phần nhỏ bé vào bộ giống lúa của Việt Nam.
Hiện nay, các vùng trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng diện tích canh tác
các giống lúa ngắn ngày, năng suất khá, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu và
thị hiếu của người tiêu dùng, nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo như BT7, P6,
Nàng xuân, BC15, ... đang ngày càng tăng lên. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn

trong sản xuất, việc tiến hành nghiên cứu chọn tạo các giống lúa chất lượng tốt
là cấp thiết.
2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Lúa gạo là một trong 3 loại lương thực chính và vơ cùng quan trọng đối
với 3,5 tỷ người, chiếm 50% dân số thế giới và có liên quan mật thiết đến tình
hình an ninh lương thực và tình trạng nghèo khó trên thế giới. Cho nên, nó được
trồng và phân bố rộng khắp trên thế giới, có khoảng trên 110 quốc gia trồng và
sản xuất lúa gạo. Trong đó, tập trung nhiều ở các nước Châu Á chiếm 89% sản
xuất lúa gạo toàn cầu. Nhiều nước đang phát triển đã thực hiện chính sách tự túc
lúa gạo. Theo dự báo của Tổ chức lương nông Liên hiệp quốc (FAO), trong năm
2017, sự trao đổi thương mại thế giới sẽ tăng 2,1% đến 42,9 triệu tấn gạo. Năm
2016, gạo tồn trữ thế giới khoảng 170,3 triệu tấn, kém hơn năm trước 0,4% do
Thái Lan và Ấn Độ giảm tồn trữ công cộng. Gạo tồn trữ thế giới chiếm 1/3
lượng tiêu thụ toàn cầu ở mức an toàn lương thực khá tốt. Theo thống kê của tổ
chức lương thực thế giới FAO năm 2016 sản lượng lúa gạo đạt 748 triệu tấn
tăng 1,1% so với năm 2015 (739,7 triệu tấn) và diện tích trồng cũng tăng lên
163,1 triệu ha tăng 1,6%. Năng suất bình quân 4,6 tấn/ha.

4


Bảng 2. 1 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên Thế giới giai đoạn 2007
- 2017
Diện tích (Triệu

Năng suất

Sản lượng

ha)


(Tấn/ha)

(Triệu tấn)

2007

155,31

4,23

656,56

2

2008

160,08

4,29

687,05

3

2009

157,79

4,35


685,66

4

2010

161,68

4,34

701,11

5

2011

162,72

4,46

726,38

6

2012

162,19

4,54


736,26

7

2013

164,53

4,51

741,99

8

2014

162,91

4,56

742,43

9

2015

160,76

4,60


740,08

10

2016

165,2

4,64

756,10

11

2017

167,2

4,60

769,60

STT

Năm

1

(Nguồn: FAOSTAT, 2018)

Trong 4 năm bước vào thực hiện “tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo”, chúng
ta cũng gặp nhiều thuận lợi song cũng đối mặt với nhiều biến động và thách
thức, nhất là vấn đề thị trường.
Theo USDA, trong 10 năm gần đây, sản lượng lúa gạo trên Thế giới vẫn
tăng trưởng đều và mới mức khoảng 1,1%/năm. Năm 2019 đạt sản lượng 496,7
triệu tấn, giảm nhẹ so với mức 499,2 triệu tấn năm 2018. Mười quốc gia có sản
lượng gạo lớn nhất bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam,
Thailand, Myanma, Philipines, Nhật Bản và Pakistan. Tổng sản lượng gạo của
10 quốc gia này chiếm 84,9% sản lượng gạo tồn cầu; Trung quốc có tổng sản
lượng gạo 146,7 triệu tấn (chiếm 29,5%); Ấn Độ 115 triệu tấn (23,2%);

5


Indonesia, Bangladesh và Việt Nam có tổng sản lượng gạo lần lượt là 36,5
triệu tấn (7,3%), 35,9 triệu tấn (7,2%) và 28,3 triệu tấn (5,7%).

Hình 1. Sản lượng gạo và mức tăng trưởng sản lượng hàng năm 2010 - 2019
(Báo cáo thường niên ngành hàng gạo - Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp).
Trong năm 2019, mức tiêu thụ toàn cầu đạt 491,5 triệu tấn gạo, tăng nhẹ
so với mức tiêu thụ 2018 với 486,7 triệu tấn. Mười quốc gia tiêu thụ gạo lớn
nhất Thế giới gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam,
Philippines, Thailand, Myanma, Nhật Bản và Brazil. Trong các quốc gia này,
Ấn độ có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ gạo cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2019
với 1,4%/năm; Philippines và Thailand với mức tăng trưởng tiêu thụ là
1,0%/năm. Ba quốc gia có mức giảm tăng trưởng tiêu thụ gạo là Brazil,
Indonesia và Nhật Bản với mức 1%, 0,1% và 0,08%/năm.
Hiện nay, sản xuất lúa gạo đang trở thành một thách thức lớn và càng
khơng chắc chắn trong tương lai. Cần phải phân tích tình hình hiện tại trong các
hệ thống sản xuất và nhân giống lúa. Một số khó khăn và thách thức mới mà

việc trồng lúa phải đối mặt là: diện tích trồng lúa bị thu hẹp do dân số ngày càng
gia tăng, biến đổi khí hậu, đa dạng di truyền thu hẹp và sản xuất bền vững. Để
có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thu gạo đến năm 2030 sản lượng lúa phải đạt
được 800 triệu tấn so với năm 2003 là 595 triệu tấn. Việc tăng thêm 215 triệu
6


tấn thì các dịng lúa phải đáp ứng đủ các yếu tố sau: 330 bông/𝑚2 , 150 hạt/bông,
tỷ lệ hạt chắc > 80%, khối lượng hạt >25mg (đã sấy khô), 22 tấn sinh khối/ha
(ẩm độ 14%), chỉ số thu hoạch 50% (Khush, 2003). Để phát huy tối đa tiềm
năng năng suất của các dịng NPT – IJ có bơng to thì ngồi việc cải thiện tiềm
năng năng suất, cũng cần phải có chiến lược quản lý đồng ruộng nhằm nâng cao
khả năng kháng sâu bệnh và phẩm chất hạt. Do đó, các khu vực vẫn có thể mở
rộng sản xuất lúa đang thu hút sự quan tâm của Thế giới. Một số khu vực này là
vùng ôn đới nơi trồng lúa ơn đới, chiếm khoảng 20% diện tích sản xuất lúa trên
thế giới.
2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nền nơng nghiệp có vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế
và xã hội. Cây lúa là cây lương thực chính góp phần bảo đảm đời sống cho nhân
dân, có thể nói cây lúa gắn bó với người dân Việt Nam từ rất lâu đời, được coi là
một nước có truyền thống sản xuất lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới. Theo đánh
giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau gần 30 năm đổi mới, một
trong những thành tựu lớn nhất của nông nghiệp Việt Nam là sự phát triển của
ngành lúa gạo. Sản xuất lúa gạo đã góp phần quan trọng vào xóa đói giảm
nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy xuất khấu, tăng thu nhập ngoại tệ và
góp phần đẩy mạnh quan hệ quốc tế. Trong những năm qua Việt Nam không
ngừng tăng sản xuất nâng cao năng suất, sản lượng và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Một số thị trường truyền thống của Việt Nam như Iraq, Iran (Trung Đông), thị
trường Châu Á (Indonesia, Philipines). Đến năm 2013 Việt Nam đã mở rộng và
phát triển thêm một số thị trường tiềm năng như Châu Phi, Mỹ La Tinh và EU.

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lượng
cao đã và đang được tiến hành ở nhiều cơ quan nghiên cứu như Viện Cây lương
thực và Cây thực phẩm, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu lúa
Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (Học viện
Nông nghiệp Việt Nam)... Cụ thể, Viện Nghiên cứu lúa Đồng bằng sông Cửu
7


Long với phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học (marker phân tử, nuôi cấy
túi phấn) kết hợp với khảo nghiệm đồng ruộng đã chọn tạo ra giống lúa ngắn
ngày, năng suất cao, chất lượng tốt như: OM1490, OM2517, OM3536,
OM2717… Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm với phương pháp thu thập
nguồn vật liệu giống lúa cạn chịu hạn địa phương và các dòng lúa cải tiến nhập
nội từ Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với phương pháp lai hữu tính kết
hợp với gây đột biến để tạo ra các tổ hợp lai có khả năng chịu hạn khá và năng
suất cao như CH2, CH3, CH133, CH5… trồng rộng rãi ở vùng Trung du miền
núi phía Bắc, Trung bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Việt Nam cũng đã làm
chủ được công nghệ sản xuất lúa lai hai và ba dòng như Việt Lai 20, TH3-3,
TH3-4… của Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội.
Tính đến thời điểm hiện nay đã có hàng trăm giống lúa chất lượng cao
được nhập nội vào nước ta qua nhiều con đường. Thông qua hệ thống đánh giá
kiểm nghiệm trên toàn quốc, một số giống không phù hợp nhưng một số giống
khác lại tỏ ra rất thích ứng với điều kiện sinh thái của Việt Nam và được đưa vào
sản xuất đại trà như Bắc Thơm 7, Hương thơm số 1.v.v.ở Miền Bắc và ĐS20,
Jasmine, Nàng Thơm bảy Núi… Ở miền Nam, những giống này là nguồn vật
liệu khởi đầu phong phú và vô cùng quý giá cho công tác chọn tạo giống lúa
chất lượng cao.

8



Bảng 2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2002-2015
Diện tích

Sản lượng

Năng suất

(Triệu ha)

(Triệu tấn)

(Tấn /ha)

2002

7,50

34,45

4,59

2003

7,45

34,57

4,64


2004

7,45

36,15

4,85

2005

7,33

35,83

4,90

2006

7,32

35,85

4,89

2007

7,21

35,94


4,99

2008

7,40

38,73

5,23

2009

7,44

38,95

5,23

2010

7,49

40,00

5,34

2011

7,65


42,30

5,53

2012

7,75

43,70

5,63

2013

7,80

44,04

5,65

2014

7,81

44,98

5,76

2015


7,75

45,20

5,83

Năm

(Tổng cục thống kê, 2016)
Sau những năm khó khăn về thị trường, giá gạo của Việt Nam luôn thua
kém gạo cùng cấp của một số nước top đầu xuất khẩu gạo, Thực hiện tái cấu
trúc lúa gạo với nhiều giải pháp quyết liệt, đặc biệt giải pháp phát triển sản xuất
và nâng cao tỷ trọng gạo thơm, gạo chất lượng.
Năm 2012 Việt Nam đã xuất khẩu được 7,72 triệu tấn đứng thứ hai thế
giới, Ấn Độ xuất khẩu 5 triệu tấn đứng thứ nhất, Thái Lan đứng thứ ba với 6,9
triệu tấn. Các quốc gia Châu Á vẫn là những thị trường chính của Việt Nam
trong mùa vụ 2011/2012 chiếm 77,7% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

9


Nhờ các biện pháp kĩ thuật canh tác tốt mà sản lượng lúa gạo của Việt Nam
không ngừng tăng trong mấy năm gần đây.
Năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu gần 6,6 triệu tấn gạo, giảm hơn 1,4
triệu tấn (tức giảm 17,76%) so với năm 2012. Với kết quả này Việt Nam đã xếp
thứ 3 sau Ấn Độ và Thái Lan. Trong năm 2013 các thị trường xuất gạo chính
của Việt Nam gồm Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Hồng Kông
và Bờ biển Ngà trong đó Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của
Việt Nam.
Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo 9

tháng đầu năm 2014 đạt 4,788 triệu tấn, giảm 8% so với cùng kỳ 2013. Riêng
tháng 9/2014 xuất khẩu gạo đạt 545.362 tấn, tăng 3,6% khối lượng và 11,1% giá
trị so với tháng 9/2013. Từ 1/1-6/11/2014, xuất khẩu gạo của Việt Nam
đạt 5,458 triệu tấn, giảm 12% so với 6,17 triệu tấn tháng 1-11/2013, theo số liệu
của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).
Sản lượng lúa gạo của Việt Nam năm 2015 đạt tới 44,7 triệu tấn. Trong
năm 2015, các doanh nghiệp đã XK được 6,568 triệu tấn gạo, trị giá FOB là 2,68
tỷ USD. So với năm 2014, lượng gạo xuất khẩu năm 2015 cao hơn trên 200
ngàn tấn, nhưng trị giá FOB lại thấp hơn trên 100 triệu USD. Xuất khẩu gạo đầu
năm 2016 đã có sự bứt phá mạnh cả về lượng lẫn giá trị. Cụ thể, khối lượng gạo
xuất khẩu tháng 1 ước đạt 495.000 tấn với giá trị đạt 218 triệu USD, tăng 56,7%
về khối lượng và tăng 46% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Xuất khẩu gạo
sang thị trường Trung Quốc – thị trường lớn nhất tiêu thụ gạo của Việt Nam
cũng tăng 4,8% về lượng nhưng vẫn sụt giảm 3,59% về kim ngạch so với năm
2014 (đạt 2,12 triệu tấn, tương đương 859,2 triệu USD). Xuất khẩu sang
Philippines cũng giảm cả về lượng và kim ngạch, đạt 1,14 triệu tấn, thu về
467,26 triệu USD (giảm 15,4% về lượng và giảm 23,22% về kim ngạch). Năm
2015 xuất khẩu sang thị trường Indonesia lại đạt mức tăng mạnh 105,4% về

10


lượng và tăng trên 77% về kim ngạch (đạt 0,67 triệu tấn, tương đương 266,72
triệu USD).
Sản lượng lúa của Việt Nam năm 2016 đạt 43,6 triệu tấn, tương đương
28.3 triệu tấn gạo, giảm 4% so với năm 2015.
Về xuất khẩu gạo, theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan và Hiệp hội
Lương thực Việt Nam, năm 2017, Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng đầu về thị
trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 39,5% tổng lượng xuất khẩu, đạt 2,29
triệu tấn.

Các thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 và 3 thuộc về Philippines và Malaysia
với sản lượng lần lượt 552,9 nghìn tấn, tăng 40% so với năm 2016; sang
Malaysia đạt 532,2 nghìn tấn, tăng 97,3%.
Năm 2017, xuất khẩu gạo đã thành công trong tăng trưởng trở lại ở các thị
trường Nam Á là Bangladesh và Iraq. Kết thúc năm 2017, kim ngạch xuất khẩu
gạo năm 2017 đạt 5,79 triệu tấn, tăng 20,4% so với năm 2016, trị giá đạt khoảng
2,62 tỷ USD, tăng 21,2%. Giá FOB bình quân xuất khẩu ở mức 451,9 USD/tấn,
tăng 0,7%, tương đương mức tăng 3 USD/tấn so với giá xuất khẩu năm 2016.
Xuất khẩu gạo năm 2018 đạt 6,1 triệu tấn, trị giá 3,08 tỷ USD, tăng 5,1%
về lượng và16,3% so với năm 2017, tăng trưởng mạnh về giá trị. Nguyên nhân
chính do Việt Nam đã chuyển đổi được cơ cấu giống, từ các giống chất lượng
thấp sang các giống chất lượng cao. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm gần 80%
gạo xuất khẩu, vì vậy đã nâng giá gạo xuất khẩu bình quân tăng từ 452 USD/tấn
năm 2017 lên 501 USD/tấn năm 2018.

11


Hình 2. So sánh giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và một số nước xuất khẩu
hàng đầu Thế giới
Khi tính cả xuất khẩu thì diện tích lúa cần nhiều hơn và tùy theo mục tiêu
xuất khẩu của chúng ta là bao nhiêu. Nếu đáp ứng mục tiêu xuất khẩu 3,5 triệu
tấn gạo (kịch bản 1) thì chúng ta cần 3,3 triệu ha đất lúa năm 2030. So với diện
tích hiện tại thì chúng ta có thể giảm 760 nghìn ha đất lúa và vẫn đảm bảo đủ lúa
gạo cung cấp cho các nhu cầu trong nước. Với mục tiêu xuất khẩu 4,5 triệu tấn
gạo (kịch bản 2) thì diện tích lúa cần thiết là 3,56 triệu ha đất lúa năm 2030 và
theo phương án này chúng ta có thể giảm 616 nghìn ha đất lúa và vẫn đảm bảo
các nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 2/2020, kim
ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 372 triệu USD, tăng 20,5% về giá trị và

lượng tăng 15% so với cùng kì năm ngối. Tính chung trong 2 tháng đầu năm
2020 đạt 900.000 tấn, giá trị kim ngạch 410 triệu USD, tăng 27% về lượng và
32% về giá trị.
Như vậy, dự báo đến 2030 và bối cảnh tình hình mới có thể xem xét linh
hoạt chuyển đổi khoảng 600 nghìn ha đất lúa khơng hiệu quả sang hoạt động
nơng nghiệp có thu nhập cao hơn: Cây ăn quả, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
vừa tăng cường xuất khẩu, nâng cao giá trị và thu nhập cho nông dân và cũng
đảm bảo an ninh dinh dưỡng.

12


Giá gạo của Việt Nam đã ở nhóm cao của các nước xuất khẩu hàng đầu,
biến động tùy thời điểm, song giá đã luôn tiệm cận với giá gạo của Thái lan, trên
giá gạo cùng cấp của Ấn Độ, có thời điểm (năm 2018 và tháng 10/2020 giá gạo
5% tấm của Việt Nam đã cao hơn giá gạo 5% tấm của Thái Lan.
2.4. Các phương pháp chọn tạo lúa thuần
2.4.1. Định hướng chọn tạo
Mỗi vùng địa lý có đặc điểm sinh thái khí hậu riêng biệt, do vậy khi tiến
hành chọn tạo giống mới hay đánh giá tập đoàn các giống lúa thuần mới thường
tiến hành khảo sát đặc điểm sinh thái khí hậu để có mục tiêu chọn tạo cụ thể.
2.4.2. Đánh giá tập hợp vật liệu khởi đầu
Các nguồn vật liệu thường được đánh giá theo mục tiêu chọn tạo như:
- Chịu mặn
- Chịu hạn
- Chịu ngập úng
- Chống chịu sâu bệnh
- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
2.4.3. Chọn lọc dòng và đánh giá dòng thuần
Các biến dị được tạo ra từ nguồn vật liệu ban đầu phục vụ q trình chọn

tạo dịng thuần được tiến hành theo nhiều hướng như:
- Lai hữu tính
- Gây đột biến
- Nuôi cấy bao phấn
Nhưng hiện nay các biến dị được tạo ra chủ yếu từ phép lai hữu tính, tùy
vào mục tiêu chọn giống mà chọn các bố mẹ thích hợp làm tổ hợp lai. Thu con
lai F1, gieo trồng thu F2 chọn lọc cá thể theo tiêu chí cụ thể, chọn tới thế hệ F7
đem các dịng được chọn vào thí nghiệm so sánh RCB 3 lần nhắc lại.
Các cá thể ưu tú sẽ được khảo nghiệm và kiểm định giống.

13


2.5. Kết quả chọn tạo lúa thuần ở Việt Nam
Hiện nay ở nước ta, diện tích dùng giống lúa cải tiến, hay giống lúa thấp
cây cao sản ngắn ngày lên tới khoảng 90%. Sự nỗ lực thể hiện trong chọn tạo
giống lúa ở Việt Nam thời gian qua là: ở thập kỷ 60, 70 của thế kỷ trước, hầu hết
các giống mới đều nhập nội hay có nguồn gốc ở nước ngoài. Đến nay, giống lúa
được chọn tạo trong nước đã chiếm gần 50%, trong đó ở ĐBSCL là 75%; ở
ĐBSH là 13 – 15%, còn lại là nhập nội.
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, trong thời gian vừa qua đã chọn
tạo được nhiều giống lúa mới phục vụ cho sản xuất: Các giống lúa cực ngắn như
P6ĐB; Các giống lúa thâm canh như ĐB5, ĐB6, BM9830, BM9603, Xi23, X21,
GL105…Các giống lúa chất lượng cao như P4, P6, P290, PC6, AC5, SH8,
HDT8...; Các giống lúa chịu hạn như CH2, CH3, CH 133, CH5; Chịu úng như
U17, U20, U21 và chịu mặn khá và năng suất cao như M6… Hàng chục các
giống lúa trong đó đã được chuyển giao bản quyền sản xuất và kinh doạnh hạt
giống cho các doanh nghiệp.
Viện Di truyền Nơng nghiệp đã có nhiều giống lúa chất lượng cao được
công nhận quốc gia như: DT122, DT16, CNC 11, Tám thơm đột biến và nếp

DT21...
Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp
Việt Nam) đã chọn tạo thành công nhiều giống lúa thuần, có thời gian tồn tại sản
xuất dài như: VN10, ĐH60, ĐH104, DDH32, Hương cốm, Hương cốm 3,
Hương cốm 4….
Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã chọn tạo được một số giống lúa
có thời gian sinh trưởng ngắn 90 – 100 ngày, có khả năng chống chịu sâu bệnh,
chất lượng cao như: OM1490, OM 576, Jasmine 85, OM 3536,... từ phương
pháp lai tạo truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học.

14


Một số vật liệu khởi đầu nhập nội đã được sử dụng có kết quả ở nước ta
qua con đường lai tạo, gây đột biến như OM996, OM2031, OM1495, AS996,
VNĐ95-20,...
Ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải
pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng
hiện đại. Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng
thơn) năm 2015, tổng diện tích gieo trồng của Việt Nam là 7,66 triệu ha. Giống
lúa đưa vào sản xuất là 255 giống (gồm 155 giống lúa thuần, 81/85 giống lúa lai,
lúa nếp là 19/22 giống). Tuy nhiên chỉ có 66 giống lúa chính gồm 46 giống lúa
thuần, 5 giống nếp và 15 giống lúa lai, chiếm 91% tổng số diện tích. Trong 12
giống lúa chính (chiếm 47% tổng diện tích gieo trồng trong cả nước) có 8 giống
lúa của Việt Nam là các giống lúa IR50404, OM5451, OM4900,
OM6976, OM4218, OM5954, BC15 và TH3-3.
Tuy nhiên những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ sinh học trong
chọn tạo giống lúa chất lượng cao cũng đã đạt được nhiều thành tựu tại Việt
Nam. Nguyễn Thị Kim Tuyến và cs. (2003) đã sử dụng thành công kỹ thuật nuôi
cấy bao phấn trong việc tạo ra nhiều dòng giống lúa thuần cho vùng đồng bằng

sông Cửu Long. Bằng việc sử dụng chỉ thị phân tử Nguyễn Thị Lang và Bùi Chí
Bửu cũng đã chọn tạo thành cơng nghiều dịng, giống lúa tẻ thơm như OM4900,
OM6074, OM5999 và OM6035 (Nguyễn Hữu Nghĩa và cs., 2006). Bộ môn
Công nghệ sinh học, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm cũng đã ứng dụng
thành công công nghệ nuôi cấy bao phấn để tạo ra nhiều dòng, giống lúa thơm,
chất lượng cao như AC5, AC6, AC15 và nhiều dòng giống lúa triển vọng khác.
Giống lúa AC5 năng suất khá (6 – 7 tấn/ha), chất lượng cao và cho cơm dẻo,
thơm, ngon đã được Bộ NN & PTNT công nhận là giống Quốc gia vào tháng 12
năm 2007 và đang được gieo trồng rộng rãi ở các tỉnh phía Bắc như Hải Dương,
Hải Phịng, Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Bình và nhiều vùng khác (Phạm Quang
Duy và cs., 2007).
15


×