Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Chứng minh du lịch góp phần phát triển kinh tế một cách bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.86 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
*******

HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Đề tài:
Chứng minh du lịch góp phần phát triển kinh tế một cách bền
vững

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................4
NỘI DUNG.........................................................................................................................5
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VỀ MẶT KINH
TẾ........................................................................................................................................5
1.1 Khái niệm du lịch.......................................................................................................5
1.2 Khái niệm du lịch bền vững.......................................................................................6
1.2.1 Mục tiêu phát triển du lịch bền vững về mặt kinh tế...........................................7
1.2.2 Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững về mặt kinh tế.......................................7
1.3 Khái niệm kinh tế du lịch bền vững...........................................................................8
II. DU LỊCH GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ MỘT CÁCH BỀN VỮNG........9
2.1 Thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển..........................................................9
2.2 Kích thích hoạt động đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngồi.................................9
2.3 Tạo cơng ăn việc làm cho người lao động...............................................................10
2.4 Tăng cường nhu cầu tiêu thụ sản phẩm địa phương.................................................11
2.5 Góp phần tăng thu nhập thuế cho Nhà nước............................................................11
2.6 Đóng góp vào GDP..................................................................................................11


2.7 Mang lại nguồn thu ngoại tệ.....................................................................................11
III. LỢI ÍCH CỦA DU LỊCH GIÚP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG............12
3.1 Thế giới....................................................................................................................12
3.2 Việt Nam..................................................................................................................13
KẾT LUẬN.......................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................18


MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì cùng với đó du lịch đã trở
thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhiều người. Hiện nay du
lịch là một xu hướng phát triển mạnh ở các quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam. Trong
đó du lịch bền vững đang ngày càng được quan tâm và phát triển trong ngành du lịch.
Đây là một hình thức du lịch với sự tập trung vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực của
hoạt động du lịch đến mơi trường, văn hóa và kinh tế địa phương.
Hiện nay du lịch có thể góp phần phát triển kinh tế một cách bền vững bởi vì nó là
một ngành cơng nghiệp quan trọng và có tiềm năng phát triển. Du lịch tạo ra các cơ hội
việc làm, thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế, đóng góp vào ngân sách quốc gia và cải
thiện mức sống cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, để đảm bảo sự bền vững, việc
quản lý du lịch phải đảm bảo khơng gây tổn hại đến mơi trường, văn hóa và phát triển xã
hội trong dài hạn.


NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VỀ MẶT KINH
TẾ
1.1 Khái niệm du lịch
Con người vốn tị mị về thế giới xung quanh, muốn có thêm hiểu biết về cảnh
quan, địa hình, hệ động thực vật và nền văn hóa của những nơi khác. Vì vậy, du lịch đã
xuất hiện và trở thành một hiện tượng khá quan trọng trong đời sống của con người. Đến

nay, du lịch khơng cịn là một hiện tượng riêng lẻ, đặc quyền của cá nhân hay một nhóm
người nào đó, mà du lịch đã trở thành một nhu cầu xã hội phổ biến, đáp ứng mục tiêu
không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Tuy nhiên, khái niệm
du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.
Tiếp cận dưới góc độ nhu cầu: Du lịch là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú
thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm
việc làm (kiếm tiền) và trong thời gian đó (họ) phải tiêu tiền mà họ đã kiếm
được.
Tiếp cận dưới góc độ tổng hợp: Michael Coltman đã đưa ra khái niệm như sau.
Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua
lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng
đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch.
Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía cạnh:
Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người
ngồi nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử, cơng trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ cầu,
góc độ người đi du lịch.
Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt
như nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp
phần làm tăng thêm tình u đất nước; đối với người nước ngồi là tình hữu nghị với dân
tộc mình. Về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể


coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch được xem
xét ở góc độ một ngành kinh tế.
Theo Chương I, Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định.”
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới: “Du lịch bao gồm tất cả những hoạt động của cá

nhân đi, đến và lưu lại ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dài (hơn một
năm) với những mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền hàng ngày”
Tóm lại, du lịch là một khái niệm có nhiều cách tiếp cận xuất phát từ tính chất
phong phú và sự phát triển của hoạt động du lịch. Chính vì vậy, tùy thuộc vào từng mục
đích nghiên cứu mà ta có thể sử dụng các khái niệm đó một cách phù hợp.
1.2 Khái niệm du lịch bền vững
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc, du lịch bền vững là du lịch đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch hiện tại và các khu vực tiếp nhận đồng thời bảo vệ và nâng
cao cơ hội cho tương lai. Mục tiêu là duy trì các lợi thế kinh tế và xã hội khi phát triển du
lịch đồng thời giảm thiểu bất kỳ tác động không mong muốn nào đến môi trường tự
nhiên, lịch sử, văn hóa xã hội tại địa bàn liên quan. Điều đó có nghĩa là để du lịch thực sự
bền vững, duy trì hiệu quả lâu dài cần hài hịa, quan tâm tới việc thực hiện cả hai mục
tiêu chính là vừa mang đến lợi ích kinh tế, xã hội đồng thời vẫn đảm bảo sự đóng góp
cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát
triển hoạt động du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng
cao mức sống của cộng đồng địa phương.
Theo Liên minh Bảo tổn thế giới (World Conservation Union, 1996): “Du lịch bền
vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với
môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên, các đặc điểm văn hóa kèm theo (có
thể là cả trong quá khứ và hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ
du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của
cộng đồng địa phương.”


Khái niệm về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam đã được đưa ra trong Luật
Du lịch Việt Nam (2014): “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng
đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hịa lợi ích của các
chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về
du lịch trong tương lai”.
Một vấn đề quan trọng trong phát triển du lịch bền vững đó là phải gắn phát triển

du lịch bền vững với phát triển bền vững. Do du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có
định hướng tài nguyên rõ rệt (bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn) và sự
phát triển của du lịch gắn liền với mơi trường nên chính bản thân sự phát triển của du lịch
địi hỏi phải có sự phát triển bền vững chung của xã hội và ngược lại.
1.2.1 Mục tiêu phát triển du lịch bền vững về mặt kinh tế
 Đạt hiệu quả kinh tế
Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để các doanh nghiệp và các điểm du
lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và đạt lợi nhuận lâu dài.
 Phát triển cho địa phương
Với tính đặc thù liên ngành, phát triển bền vững khơng phải chỉ riêng nó mà kéo theo
nhiều lĩnh vực khác. Trong lĩnh vực du lịch, việc hỗ trợ cho ngành nghề khác không chỉ
các doanh nghiệp trực tiếp tham gia hoạt động du lịch mà còn hỗ trợ rất nhiều doanh
nghiệp gián tiếp tham gia vào hoạt động này, từ đó dẫn đến hỗ trợ kinh tế cho địa
phương. Tăng tối đa đóng góp của du khách đối với sự phát triển thịnh vượng của nền
kinh tế địa phương tại các điểm du lịch, khu du lịch, bao gồm phần tiêu dùng của khách
du lịch được giữ lại tại địa phương.
1.2.2 Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững về mặt kinh tế
 Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể của kinh tế xã hội
Nhắc đến phát triển bền vững có nghĩa là ngành du lịch cần có kế hoạch và định
hướng để tồn tại và phát triển lâu dài. Để tồn tại và phát triển lâu dài thì sự phát triển của
du lịch phải nằm trong khuôn khổ chiến lược, định hướng về kinh tế xã hội của một quốc
gia, vùng miền hoặc địa phương. Chính vì thế, để thực hiện phát triển bền vững ngành du


lịch cần phải quan tâm đến cả nhu cầu của du khách lẫn người dân địa phường, cần phải
biết họ cần gì, muốn gì để dựa vào đó phát triển du lịch. Trong việc quy hoạch và khai
thác du lịch cần có sự thống nhất và phù hợp về mặt kinh tế xã hội, môi trường và định
hướng phát triển chung. Thực hiện lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch vào chiến
lược phát triển chung. Lấy chiến lược phát triển chung làm định hướng cho tồn ngành.
Sự tơn trọng đối với tình hình kinh tế xã hội tổng thể của một địa phương, một vùng miền

hay một quốc gia chính là “chìa khóa” cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của ngành du
lịch.
 Phát triển du lịch phải chia sẻ lợi ích kinh tế cho địa phương
Tại sao nói phát triển du lịch phải chia sẻ lợi ích kinh tế cho địa phương? Đó là bởi lẽ,
khi chúng ta phát triển du lịch tại một vùng miền hay một địa phương nào đó, việc khai
thác tài nguyên và nguồn lực là điều tất yếu xảy ra, chính vì thế chỉ khai thác và biết đến
lợi ích của mình mà khơng quan tâm đến lợi ích kinh tế chung và quyền lợi của người
dân địa phương thì việc phát triền du lịch không gọi là phát triển du lịch bền vững. Một
địa điểm du lịch hấp dẫn du khách chính là nhờ tài ngun vốn có của nó và sự độc đáo
của văn hóa và đời sống của dân cư địa phương, chúng gắn bó với nhau, lồng ghép tạo
nên sự thu hút riêng của địa điểm đó. Nếu là người khai thác du lịch thơng minh sẽ sớm
nhìn nhận thấy được sự phát triển của kinh tế xã hội của địa phương liên quan mật thiết
đến sự phát triển của du lịch tại địa phương đó. Chẳng có du khách nào muốn đến nghỉ
ngơi thư giãn tại những địa điểm mà kinh tế còn nghèo nàn, dân cư vì khơng có nền tảng
về kinh tế mà lạc hậu, du lịch thì khơng gắn liền với văn hóa xã hội. Chưa kể, nếu khai
thác du lịch mà không quan tâm đến đời sống kinh tế của dân cư địa phương thì rất dễ
phát sinh ra những mâu thuẫn, không chỉ không hỗ trợ được về mặt kinh tế mà cịn gây
khó khăn, đẩy người dân địa phương vào tình thế phải khai thác các nguồn tài nguyên sẵn
có tại địa phương mình để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Điều này dẫn tới
sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững
của một địa phương. Và thử nghĩ xem, nếu làm du lịch trên một vùng đất càng ngày càng
kém phát triển thì mơ hình du lịch của bạn sẽ ra sao? Đó có phải là phát triển du lịch bền
vững khơng? Từ đó, chúng ta có thể thấy đời sống kinh tế của người dân và ngành du lịch
tại địa phương đó có một mối liên hệ mật thiết với nhau. Chính vì vây, phát triển du lịch
bền vững phải đi kèm với đóng góp về mặt kinh tế cho địa phương.


Do đó, du lịch phải là đầu tàu cho nhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển, làm nền
tảng cho sự đa dạng hóa kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Phát triển du lịch bền vững chính là
làm du lịch và hỗ trợ cho các ngành khác cùng phát triển, tạo việc làm cho người dân địa

phương, đào tạo nguồn lực sẵn có góp phần nâng cao dân trí tại địa phương. Phát triển du
lịch bền vững chính là giúp cho dân cư ở địa phương đó thấy được rằng họ có nhiều
nguồn tài ngun cần được gìn giữ, bảo tồn và khai thác để phát triển một cách hợp lí.
Nếu nhận thấy được tiềm năng kinh tế của ngành du lịch tại địa phương thì người dân sẽ
khơng phải bỏ xứ để đi làm ăn, cũng chính nhờ thế mà ngành du lịch cũng tận dụng được
một nguồn nhân lực dồi dào từ chính người dân địa phương đồng thời cũng hạn chế được
những sự tổn hại đến môi trường . Sự tương hỗ trong việc phát triển sẽ giúp ngành du lịch
sớm đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
1.3 Khái niệm kinh tế du lịch bền vững
Thuật ngữ phát triển bền vững được đưa ra khi mà con người nhận thức được
những hậu quả to lớn của việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế mà không quan tâm
đúng mức tới bảo vệ môi trường, đã làm phát sinh sự mâu thuẫn sâu sức giữa môi trường
và phát triển kinh tế. Nằm trong khối mâu thuẫn chung đó, du lịch là một ngành kinh tế
tổng hợp mà sự phát triển của nó gắn với sự tồn tại, phát triển của tài ngun và mơi
trường. Do đó việc phát triển du lịch theo hướng bền vững là xu hướng tất yếu mà các
quốc gia muốn đẩy mạnh kinh tế du lịch phải tính tới.
Ngay từ những năm đầu thập niên 1990, các nhà khoa học trên thế giới đã đề cập
nhiều đến việc phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về kinh tế đang đe dọa hủy hoại
môi trường sinh thái và các nền văn hóa bản địa. Do đó cần có một chiến lược phát triển
du lịch dài hạn nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo sự
phát triển lâu dài của ngành này. Từ đó các loại hình du lịch thân thiện với mơi trường đã
xuất hiện như du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm…
Kinh tế du lịch bền vững là một mơ hình phát triển du lịch thích ứng với các tiêu
chuẩn bền vững. Nó có thể đáp ứng nhu cầu du lịch hiện tại mà không làm tổn hại đến tài
nguyên tự nhiên, văn hoá và cộng đồng địa phương đồng thời tạo ra các lợi ích kinh tế, xã
hội và môi trường cho địa phương và du khách. Kinh tế du lịch bền vững tập trung vào
việc tạo ra các trải nghiệm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách và đồng thời giữ gìn và
bảo tồn tài nguyên du lịch cho thế hệ tương lai.



II. DU LỊCH GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ MỘT CÁCH BỀN VỮNG
2.1 Thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển
Sản phẩm du lịch được cấu thành từ rất nhiều các sản phẩm đơn lẻ khác nhau như
vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí... đây là sản phẩm của rất nhiều
ngành kinh doanh.
Ví dụ: Để có một sản phẩm ăn uống phục vụ khách du lịch, nhà hàng phải sử dụng
rất nhiều sản phẩm khác nhau như: sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp chế biến thủy
sản, rau, hoa quả của các doanh nghiệp trồng trọt, thịt của các doanh nghiệp chăn nuôi, sử
dụng trang thiết bị dụng cụ phục vụ ăn uống của các doanh nghiệp sản xuất hàng gia
dụng, các loại khăn vải của doanh nghiệp may mặc... Hoạt động du lịch càng phát triển
thì điều này rõ ràng sẽ kích thích các ngành nghề kinh doanh trên phát triển theo.
2.2 Kích thích hoạt động đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngồi
Nhìn chung sự phát triển của bất cứ ngành nào cũng tạo cơ hội đầu tư. Khác với
các ngành kinh tế khác, du lịch có một cấu trúc độc đáo - là ngành được tạo nên bởi rất
nhiều doanh nghiệp nhỏ và hàng loạt các dịch vụ khác nhau như lưu trú, ăn uống, vui
chơi giải trí, vận chuyển.... Ngoài ra, sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng như
đường sá, công viên, hệ thống cấp nước - điện, viễn thông... và đôi khi cả cấu trúc thượng
tầng như nghệ thuật, lễ hội, văn hóa dân gian... nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển
sẽ kích thích đầu tư rộng rãi của người dân, của các doanh nghiệp.
Đồng thời du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường mối
quan hệ hợp tác giữa các nước trên thế giới. Như Việt Nam đã có quan hệ liên kết với
nhiều quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, các nước Châu Âu… Ngành du
lịch Việt Nam ước tính thu hút được hơn 190 nhà đầu tư nước ngồi.
Có thể kể đến một vài minh chứng như năm 2014 Công ty TNHH Dewan
International do nhà đầu tư Hồng Kông đầu tư tại Khánh Hòa với tổng vốn đầu tư đăng
ký 1,25 tỉ đô la Mỹ. Dự án này dự kiến đầu tư vào việc xây dựng, phát triển toàn bộ khu
vực bãi biển chính của thành phố Nha Trang. Các khách sạn lớn ở Hà Nội như khách sạn
Sheraton là liên kết giữa Việt Nam và Malaysia. Grand Plaza là của Việt Nam và Hàn
Quốc, Khách sạn Sofitel Metropole được đầu tư bởi 2 nhà đầu tư người Pháp.



2.3 Nâng cao thu nhập cho người dân địa phương
Đặc thù của ngành du lịch là có hệ số sử dụng lao động rất cao. Ngành du lịch
cung cấp cho người dân nhiều việc làm và thu nhập cao hơn so với nhiều ngành khác. Cụ
thể:
Hướng dẫn viên du lịch: Hỗ trợ khách du lịch trong việc khám phá các địa danh và
các khu di tích lịch sử, giải trí và mua sắm.
Lữ hành và đặt phòng khách sạn: Hỗ trợ khách du lịch trong việc đặt phòng khách
sạn, vé máy bay, đưa đón sân bay, dịch vụ xe đưa đón
Khởi nghiệp trong ngành du lịch và ẩm thực: Khởi nghiệp trong cung cấp các dịch
vụ ăn uống, du lịch, vận chuyển, thuê xe, cung cấp món đặc sản
Đào tạo và giảng dạy: Truyền tải kỹ năng và kiến thức về ngành du lịch cho các
sinh viên, học viên hoặc những người muốn trở thành chuyên gia trong việc tổ chức và
quản lý các tour du lịch.
Công việc quản lý: Quản lý văn phòng, quản lý khách sạn, quản lý nhà hàng, bếp
trưởng hoặc giám đốc marketing...
Marketing và quảng bá: Tìm kiếm, quản lý khách hàng, tạo niềm tin cho sản phẩm
du lịch
Đồng thời du lịch tạo ra nhiều việc làm mang tính thời vụ hoặc nhất thời. Cơng
việc thời vụ, công việc theo ca và công việc vào các ngày nghỉ (cuối tuần, ngày lễ) là
những đặc điểm của ngành này. Mọi người đều thừa nhận rằng du lịch là ngành kinh
doanh 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần.
Như vậy ngành du lịch tạo ra hàng triệu công việc trên tồn cầu. Điều này góp
phần phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề thất nghiệp ở nhiều quốc gia.
2.4 Tăng cường nhu cầu tiêu thụ sản phẩm địa phương
Du lịch thường đòi hỏi những sản phẩm địa phương, từ thức ăn đến đồ thủ cơng
mỹ nghệ. Vì thế, du lịch tạo ra một nhu cầu thúc đẩy sản xuất địa phương và giúp cho các
sản phẩm địa phương được tiêu thụ rộng rãi hơn. Đồng thời du lịch giúp phát triển hoạt



động kinh doanh địa phương bằng cách tạo điều kiện cho các cửa hàng, quán ăn, khách
sạn hoạt động, cung cấp dịch vụ.
2.5 Góp phần tăng thu nhập thuế cho Nhà nước
Khi khách du lịch đến và sử dụng sản phẩm dịch vụ trong hoạt động du lịch, thì
chi tiêu của họ đã bao gồm các khoản thuế nộp cho nhà nước. Số lượng khách đến càng
nhiều thì khả năng chi tiêu càng cao và các khoản thuế họ nộp vào nhà nước tương ứng
càng lớn. Ngoài ra khách du lịch cịn đóng góp các khoản thu nhập từ phí nhập cảnh, thuế
hải quan...
Các khoản thuế mà họ đóng thường là thuế trực tiếp như thuế khởi hành (departure
tax) phải trả ở các sân bay hoặc thuế phòng (bed tax) cộng thêm vào hóa đơn thanh tốn
lưu trú tại khách sạn. Cũng có thể là thuế gián tiếp như thuế máy bay tiếp đất, thuế nhiên
liệu máy bay hoặc thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hóa, dịch vụ. Vì du khách khơng
phải là cơng dân của địa phương hoặc quốc gia nên những khoản thuế mà họ đóng là
nguồn thu thêm cho Nhà nước.
2.6 Đóng góp vào GDP
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), du lịch là một lĩnh vực cực kỳ quan
trọng đối với đóng góp GDP của một quốc gia. Nó cung cấp hơn 10% GDP của tồn cầu
và là ngành cơng nghiệp lớn nhất trên thế giới. Trong nhiều quốc gia đang phát triển, du
lịch là một ngành công nghiệp quan trọng, giúp đưa quốc gia hoặc khu vực đó ra khỏi sự
cơ đọng của một nền kinh tế chỉ dựa trên một số ít ngành cơng nghiệp.
2.7 Mang lại nguồn thu ngoại tệ
Hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu chi của khu vực và đất nước.
Du khách quốc tế mang ngoại tế vào đất nước du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ
cho đất nước đó. Ngược lại các phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có
nhiều người đi du lịch nước ngoài. Trường hợp đầu cán cân thu chi sẽ nghiêng về nước
đón du khách, trường hợp thứ hai là nhà nước phải bỏ ra một lượng ngoại tệ lớn để gửi
khách đi du lịch nước ngoài.
Cán cân thu chi được thực hiện giữa các vùng có trình độ kinh tế khác nhau, tuy
không làm biến đổi cán cân kinh tế của đất nước, song có tác dụng điêu hịa nguồn vốn từ
vùng kinh tế phát triển sang vùng phát triển kém hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế

các vùng sâu, vùng xa.


Với thống kê tổng lượt khách du lịch quốc tế gần nhất là khoảng 1,458 tỉ lượt vào
năm 2019 tăng 3,5% so với năm 2018 thêm vào đó là số tiền chi tiêu nhiều cho du lịch
nhất lần lượt là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức,.. cho ta thấy được một nguồn ngoại tệ không
hề nhỏ đã và đang đem lại cho các quốc gia.


III. LỢI ÍCH CỦA DU LỊCH GIÚP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG
3.1 Thế giới
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), ngành du lịch trên
tồn thế giới đang phát triển mạnh mẽ và đóng góp lớn cho nền kinh tế tồn cầu như sau:
Du lịch là ngành công nghiệp lớn nhất trên thế giới, đóng góp 10,4% vào tổng
GDP tồn cầu và tạo ra hơn 319 triệu việc làm, chiếm khoảng 1/10 việc làm trên toàn
cầu.
Ngành du lịch cũng là ngành xuất khẩu hàng đầu của nhiều quốc gia, bao gồm Tây
Ban Nha, Hy Lạp, Pháp, Thái Lan, Việt Nam,..và đóng góp một phần quan trọng vào hệ
thống thương mại toàn cầu.
Biểu đồ dưới đây biểu thị tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP của các quốc gia

Hình trên cho thấy ngành du lịch tại 10 quốc gia có tỷ lệ đóng góp vào GDP cao
nhất năm 2019, lên tới gần 10 % đối với Mỹ và hơn 8% với Trung Quốc. Từ đó cho thấy
du lịch là một ngành kinh tế rất lớn và quan trọng trong hầu hết các nền kinh tế trên thế
giới. Nó cung cấp cho các quốc gia nhiều cơ hội để phát triển kinh tế một cách bền vững,
đặc biệt là trong các khu vực nghèo và ít phát triển.


Du lịch đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế bền vững, là một mảng kinh tế
rất quan trọng cho phát triển của một quốc gia. Việc tăng cường du lịch đáp ứng được

nhu cầu của những người du lịch trong nước và ngoài nước, giúp cho các quốc gia phát
triển ngày càng bền vững và thịnh vượng.
3.2 Việt Nam
Đối với Việt Nam ngành du lịch hiện nay được xem như là một trong ba ngành
kinh tế mũi nhọn, được chú trọng đầu tư, không ngừng phát triển và có những đóng góp
tích cực vào nền kinh tế quốc gia.
Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nhiều cảnh quan thiên nhiên
tươi đẹp, phong phú và đa dạng khắp trên mọi miền đất nước, có sức hấp dẫn đối với du
khách. Việt Nam có hơn 40.000 di tích và thắng cảnh, trong đó hơn 3.000 di tích được
xếp hạng di tích quốc gia, 5.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn
hóa, phong tục tập quán, lối sống khác nhau tạo thành nét cuốn hút riêng. Đây cũng là
một trong những số ít quốc gia trên thế giới được UNESCO cơng nhận có nhiều di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành du lịch đã tạo ra trên 2,5 triệu việc
làm vào năm 2019. Ngành du lịch cũng là một trong những ngành có mức tăng trưởng
cao nhất với 16,2% so với năm trước.
Du lịch là một ngành kinh tế đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Việt Nam.
Du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam từ một nền kinh tế nông nghiệp
chuyển sang một nền kinh tế dịch vụ.
Chẳng hạn như nhiều gia đình dân tộc nghèo khó trước kia chỉ sống bằng nông
nghiệp nay đã được cải thiện đời sống nhờ du lịch. Cụ thể như người dân tộc H'mông
Sapa trước đây là một đơn vị kinh tế thuần nông. Cơ cấu kinh tế truyền thống của người
H'mông ở Sapa gồm trồng trọt và nghề thủ cơng, trong đó chủ yếu là trồng trọt. Hầu hết
mức sống. nguồn thu nhập nhờ vào trồng trọt và chăn ni, cịn nghề thủ cơng chỉ đóng
vai trị phụ và ln phụ thuộc vào trồng trọt nên cuộc sống thiếu thốn nghèo khổ. Điều
kiện trồng trọt lại khó khăn, địi hỏi phải có nhiều lao động. Sapa lại khơng có điều kiện
để phát triển các ngành công nghiệp. Nhưng du lịch phát triển, các làng H'mơng có cảnh



quan đẹp. giữ được bản sắc văn hóa trở thành những điểm du lịch hấp dẫn. Do đó, đời
sống kinh tế của người H'mông được cải thiện. Họ chuyển sang sản xuất hàng thổ cẩm,
đồ trang sức, dẫn khách du lịch thay vì làm nơng nghiệp như trước đây. Hiện nay, tỉ lệ gia
đình người H'mơng tham gia hoạt động du lịch chiếm hơn 90%.
Hay như ở bản Lác, một bản của người dân tộc Thái ở Mai Châu – Hịa Bình. Từ
một làng dân tộc bình thường, do nhận thấy tiềm năng và có định hướng phát triển đúng
đắn nên giờ đây bản Lác và một số bản xung quanh đã trở thành làng du lịch. Đời sống
dân bản được nâng cao giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn người lao động tại đây.
Khách du lịch đến đây được sống trong nhà sàn, ăn thịt thú rừng, học cách dệt vải của
người Thái... nét văn hóa truyền thống khơng chỉ được lưu giữ, bảo tồn mà cịn được giới
thiệu cả trong và ngoài nước.
Một địa điểm khác là Hội An - thành phố đang phát triển về du lịch bền vững. Nơi
đây bắt đầu đón những du khách đầu tiên kể từ những năm đầu thập niên 1990 đến nay,
người dân Hội An đã có đến trên dưới 30 năm sống với du lịch. 90% sinh kế của người
dân gắn liền với du lịch, kể cả nông nghiệp, sản xuất cũng phần nhiều phục vụ cho du
lịch
Hội An sở hữu hai điểm đến được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đó là
Phố cổ Hội An, được cơng nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999 và Cù Lao Chàm
được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2019.
Nhờ đó, du khách đến với Hội An hầu như tăng đều qua các năm. Trước thời điểm
đại dịch, vào năm 2019, Hội An đón khoảng 5,4 triệu khách du lịch cả trong và ngoài
nước, một con số khổng lồ so với thành phố nhỏ bé, có dân số chưa đến 100 nghìn người.
Số lượng khách du lịch đến Hội An tăng khoảng 3,5 lần so với năm 2010, mang lại doanh
thu trên 5 tỷ USD cho ngành du lịch của thành phố.
Bên cạnh phố cổ Hội An và Cù Lao Chàm, nhiều điểm du lịch khác ở Hội An
cũng được khai thác một cách bền vững, gắn liền với cộng đồng, có thể kể đến như làng
gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế, rừng dừa Bảy Mẫu…, vậy nên du lịch đã tạo ra việc
làm cho hơn 50,3% dân số địa phương. Hội An có khoảng 650 khách sạn, nhà hàng và
các cơ sở dịch vụ lưu trú khác, cung cấp việc làm cho hàng ngàn người lao động.
Biểu đồ dưới đây biểu hiện tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP của Việt Nam



Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP của Việt Nam cũng ngày càng tăng,
từ 6,3% năm 2015 lên 9,2% vào 2019. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng của
ngành du lịch trong khu vực dịch vụ. Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đơ thị, nơng
thơn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt như Sa Pa,
Hạ Long, Cát Bà, Đà Nẵng, Hội An, khu vực đồng bằng sông Cửu Long và nhiều địa
phương khác. Các ngành thương mại, nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông, xây dựng, viễn
thông… nhờ phát triển du lịch mà những năm qua đã có thêm động lực phát triển, góp
phần thay đổi diện mạo của nền kinh tế Việt Nam.
Khi du lịch phát triển, Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường,
phát triển các sản phẩm du lịch với tính độc đáo, sáng tạo, sang trọng và mang lại nhiều
giá trị cho khách du lịch.
Như vậy, du lịch là một lĩnh vực đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế
bền vững của Việt Nam. Nó tạo ra nhiều cơ hội việc làm, chiếm một số lượng lớn trong
GDP của đất nước, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo và đóng góp tích
cực cho phát triển kinh tế chung của Việt Nam.


KẾT LUẬN
Du lịch được xem là ngành “công nghiệp không khói”. Vai trị của ngành du lịch
được đánh giá rất quan trọng đối với phát triển kinh tế. Du lịch là nguồn lớn nhất tạo ra
GDP và việc làm của thế giới, thành công của ngành du lịch ở nhiều quốc gia đã đóng
góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ. Du lịch được dự đoán sẽ tiếp tục tăng
trưởng một cách vững chắc và như vậy du lịch sẽ là đầu tàu kéo nền kinh tế phát triển
trong tương lai


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Thông tin du lịch (2021), TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA DU LỊCH ĐẾN KINH TẾ,

/>Ngày truy cập 20/4/2023.
[2] Phạm Trung Lương, Nhận thức và đánh giá về phát trển du lịch bền vững trong giai
đoạn mới,
Ngày truy cập 20/4/2023.
[3] Huyền Lưu (2022), Đề cương DLBV ( đã sửa) - đề cương dlbv,
Ngày truy cập 21/4/2023.
[4] Huy (2022), Tổng quan du Lịch - giáo trình,
/>tong-quan-du-lich-giao-trinh/24772486. Ngày truy cập 21/4/2023.
[5] Nguyễn Lê Thạch (2022), Kinh tế du lịch phải gắn với phát triển du lịch bền vững,
/>Ngày truy cập 21/4/2023.
[6] Viện Nghiên cứu phát triển KTXH TP. Đà Nẵng (2018), MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG THEO HƯỚNG BỀN
VỮNG,
Ngày truy cập 22/4/2023.
[7] ThS. Mai Anh Vũ (2020), Mục tiêu cơ bản và các nguyên tắc phát triển bền vững
trong du lịch,


Ngày truy cập 22/4/2023.
[8] huong.duong, Các tác động của du lịch đến kinh tế - Xã hội Việt Nam,
/>fbclid=IwAR2hY3Mryn06JWZaFzGx8qD1TxP8f_oIHheCZ9FSfcpbgOHm2p92uVTSdk. Ngày truy cập 23/4/2023.
[9] Phạm Sơn, Sứ mệnh của Hội An,
Ngày truy cập 23/4/2023.



×