Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THAN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.47 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
Chương 1.Giới thiệu Bộ chỉ tiêu quốc gia về đánh giá phát triển bền
vững.
I. Vai trò quan trọng của ngành than.
Than luôn là ngành năng lượng có tầm quan trọng bậc nhất. Trong thập kỷ qua,
nguồn nhiên liệu than có mức tăng trưởng hàng năm cao nhất và từ năm 2000 đến
năm 2010, than đã đáp ứng được nhu cầu năng lượng bổ sung của thế giới ngang
bằng với các nguồn nhiên liệu khác (như dầu mỏ, khí tự nhiên, năng lượng hạt
nhân và nănglượng tái tạo) cộng lại.Tới nay, theo tính toán, than đóng góp tới 41%
trong tổng nguồn nhiên liệu cho sản xuất điện trên thế giới, gần gấp hai lần so với
nguồn nhiên liệu đứng thứ hai là khí tự nhiên. Như vậy, than đóng vai trò trụ cột
trong sản xuất và cung cấp điện tại hầu khắp các châu lục và cũng là nguồn cung
cấp năng lượng ổn định và an toàn cho những nước trên thế giới. Một trong những
lý do khiến than đóng vai trò quan trọng trong sản xuất điện là khả năng huy động
của nó. Không như dầu mỏ và khí đốt, trữ lượng than được phân bố ở hầu hết các
nước trên thế giới, nhiều nhất được tập trung tại Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ và
tới nay, có trên 80 nước đã tiến hành khai thác than.
Bên cạnh ưu điểm về khả năng huy động, một lý do nữa khiến cho than trở lên quan
trọng đối với sản xuất điện là khả năng cạnh tranh cao về chi phí so với dầu mỏ và
khí tự nhiên. Trong nhiều trường hợp, đốt than rẻ hơn nhiều so với các nguồn nhiên
liệu khác, đặc biệt là các nhiên liệu tái tạo.Ngoài sản xuất điện năng, than còn là
nguồn nhiên liệu chính để sản xuất thép và xi măng, những vật liệu xây dựng tối
cần thiết sử dụng trong xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cửa, hệ thống giao thông vận
tải cũng như các thiết bị để sản xuất điện như các tuabin gió.
Đối với Việt Nam, ngành than đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm cung cấp
nhiên liệu hoạt động cho hầu hết các ngành khác đặc biệt là điện, phân bón, xi
măng.
Dự báo nhu cầu than trong nước tới năm 2030
Nhu cầu
than
2012 2015 2020 2025 2030


P/A
cơ sở
P/A
cao
P/A
cơ sở
P/A
cao
P/A
cơ sở
P/A
cao
P/A
cơ sở
P/A
cao
P/A
cơ sở
P/A
cao
Tổng số 32.9 33.7 56.2 60.7 112.4 120.3 145.5 220.3 220.3 270.
1
II. Sự cần thiết của Bộ Chỉ tiêu quốc gia đánh giá phát triển bền
vững ngành than
Trong những năm qua, ngành công nghiệp than đang phát triển nóng. Về sản lượng
: từ 45 triệu tấn than khai thác trong năm 2007, năm 2012, trong điều kiện nền
kinh tế gặp nhiều khó khăn, ngành công nghiệp than vẫn đạt sản lượng 44,5 triệu
tấn. Bên cạnh đó, Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam Vinacomin đã
phát triển một số sản phẩm mới như: sản xuất điện, vật liệu nổ công nghiệp, kim
loại màu, chế tạo thiết bị mỏ… tuy nhiên, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng để phát

triển bền vững đã không được chú trọng Ô nhiễm huỷ hoại môi trường do ngành
than “tăng tốc” đã đến hồi báo động. Nếu ngành than không trù tính tới nguồn tài
nguyên hữu hạn của mình để chuẩn bị cho một chiến lược phát triển lâu dài vì lợi
ích quốc gia mà tiếp tục gia tăng sản lượng một cách quá "nóng" như hiện nay thì
chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự hụt hẫng khi nhu cầu của các ngành công nghiệp
cùng lúc xuất hiện trong một tương lai gần.
Thực tế cho thấy, nguồn tài nguyên than ở Việt Nam đang dần cạn kiệt. Việc khai
thác hầm lò đã phải xuống sâu vài trăm mét. Các mỏ lộ thiên thì tăng sản lượng,
một cách vội vã gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho môi trường sinh thái. Qua
những điều nêu trên cho thấy, việc phải phát triển bền vững ngành công nghiệp
Than là hết sức cấp thiết.
Để phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển bền vững ngành công nghiệp
than, cần thiết xây dựng mô hình và bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của ngành công
nghiệp than Việt Nam.
1. Khái quát bộ chỉ tiêu
Bộ chỉ tiêu được đề xuất bởi PGS.TS.Nguyễn Minh Duệ vàNCS.Ths. Nguyễn Công
Quang thuộcTrường Đại học Bách khoa - Hà Nội.
Mô hình phát triển bền vững ngành than được xây dựng căn cứ vào:
- Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21
của Việt Nam).
- Định hướng chiến lược phát triển bền vững ngành công nghiệp Việt Nam giai
đoạn 2011- 2020.
- Định hướng chiến lược phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam đến năm
2020.
- Định hướng chiến lược phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, và Quy
hoạch phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam giai đoạn đến 2020, có xét triển
vọng đến 2030…
- Những đặc thù và hiện trạng của ngành công nghiệp Than Việt Nam.
Căn cứ vào khái niệm, nội dung cũng như các nguyên tắc phát triển bền vững và
đặc điểm của ngành công nghiệp than có thể nêu khái quát về phát triển bền vững

ngành công nghiệp than như sau: phát triển bền vững ngành công nghiệp than là
quá trình phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu về sản phẩm than của hiện tại, đồng
thời có tính đến việc đáp ứng nhu cầu cho thế hệ tương lai bằng cách liên tục tìm
kiếm các nguồn tài nguyên than mới, hoặc phát triển các sản phẩm thay thế và đảm
bảo thân thiện với môi trường và xã hội.
Nội hàm của phát triển bền vững ngành công nghiệp than bao gồm: phát triển bền
vững kinh tế, phát triển bền vững xã hội và phát triển bền vững môi trường.
Trên cơ sở khái niệm nêu trên, đề xuất mô hình phát triển bền vững cho ngành công
nghiệp than Việt Nam với các nội dung như sau:
a. Phát triển liên tục, ổn định, lâu dài, hài hòa, thân thiện.
b. Phát triển để đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không gây tổn hại đến việc đáp
ứng nhu cầu của thế hệ tương lai, tức là phải có trách nhiệm đối với thế hệ tương
lai theo tinh thần:
- Để lại nguồn tài nguyên khoáng sản than mới phát hiện, thăm dò.
- Giảm tổn thất và tăng hệ số thu hồi tài nguyên than trong tất cả các khâu của quá
trình khai thác, vận chuyển, chế biến và sử dụng than.
- Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên than hiện có.
PTBV ngành than
PTBV Kinh tếPTBV Xã hội PTBV Môi trường
Phát triển SXKD than Phát triển SXKD lan tỏa trên
nền than
Phát triển các sản phẩm thay thế
than
- Tạo ra nguồn tài nguyên mới (bao gồm nguồn lực mới, năng lực sản xuất mới, cơ
hội mới để trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm thay
thế nguyên, nhiên liệu than).
c. Phát triển có trách nhiệm đối với xã hội và môi trường, tức là phát triển
bền vững trên cả 3 mặt: kinh tế - xã hội - môi trường.
d. Phát triển phù hợp với đặc thù của ngành công nghiệp than.
2.Nội dung của phát triển bền vững ngành công nghiệp than Việt Nam

a. phát triển bền vững kinh tế
(i) Phát triển sản xuất kinh doanh than:
- Tìm kiếm, thăm dò tài nguyên than:
+ Nâng cấp tài nguyên, trữ lượng than đã phát hiện.
+ Tìm kiếm, thăm dò tài nguyên, trữ lượng mới để: (1) bù đắp phần tài nguyên, trữ
lượng đã khai thác, (2) gia tăng tài nguyên, trữ lượng để nâng cao sản lượng khai
thác.
- Khai thác than:
+ Dùy trì sản lượng → Tái sản xuất giảm đơn.
+ Gia tăng sản lượng → Tái sản xuất mở rộng (phát triển theo chiều rộng) đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng.
+ Giảm tổn thất và tăng hệ số thu hồi tài nguyên than trong các khâu khai thác, vận
chuyển.
- Chế biến than → Phát triển theo chiều sâu:
+ Chế biến phục vụ cho công đoạn tiếp theo theo quy trình công nghệ sản xuất của
sản phẩm than.
+ Chế biến theo hướng đa dạng hóa sản phẩm.
+ Chế biến theo hướng tạo ra sản phẩm sạch thân thiện với môi trường.
+ Giảm tổn thất và tăng hệ số thu hồi tài nguyên than trong khâu chế biến và sử
dụng.
(ii) Phát triển lan tỏa theo hướng kinh doanh đa ngành trên nền tảng sản phẩm
than:
- Phát triển các loại đầu vào phục vụ cho sản xuất than.
- Phát triển các loại sản phẩm có đầu vào là than nhằm tạo ra chuỗi giá trị gia tăng,
ví dụ: từ than ra điện, từ than ra khí, nhiên liệu lỏng, từ than ra sản phẩm hóa
chất…
- Phát triển kinh doanh trên cơ sở tận dụng năng lực sản xuất sẵn có của doanh
nghiệp than để khai thác các tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn.
(iii) Phát triển sản xuất các loại sản phẩm thay thế sản phẩm than:
- Phát triển các loại năng lượng mới, năng lượng tái tạo (mặt trời, gió, thủy triều,

địa nhiệt, khí sinh học, nhiên liệu sinh học ) thay thế các loại nhiên liệu hóa thạch
than.
- Phát triển các sản phẩm, các loại vật liệu mới thay thế các loại nguyên liệu than
cung cấp cho các ngành công nghiệp.
- Phát triển các loại sản phẩm, các loại vật liệu mới thay thế sản phẩm than phục vụ
sản xuất và đời sống.
Như vậy, mô hình phát triển bền vững kinh tế trong sản xuất kinh doanh than nêu
trên có 3 nội dung chính là: (1) Phát triển bản thân ngành than; (2) Phát triển lan
tỏa trên nền than; và (3) Phát triển các sản phẩm thay thế than. Với mô hình đó
đã đáp ứng được các yêu cầu a, b và d nêu trên.
b. Phát triển bền vững xã hội
- Đáp ứng các nhu cầu nguyên nhiên liệu than cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Góp phần thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
- Góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn
hóa, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo ổn định chính trị, an
ninh quốc phòng và trật tự trị an trên địa bàn.
- Không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp và cải thiện đời sống vật chất, tinh
thần của người lao động.
c. Phát triển bền vững môi trường
- Xử lý các loại ô nhiễm, các tác động xấu tới môi trường của quá trình sản xuất,
kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện tái chế chất thải, phế liệu, phế thải từ quá trình sản xuất và các giải
pháp khác theo hướng sản xuất sạch hơn.
- Hoàn nguyên, phục hồi môi trường hoặc cải tạo khu vực khai thác than (khai
trường và bãi thải) theo quy định và phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội theo
yêu cầu của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Đảm bảo đáp ứng đồng thời cả 2 mục tiêu: doanh nghiệp môi trường và sản phẩm
thân thiện với môi trường
Căn cứ vào mô hình phát triển bền vững ngành công nghiệp than đã nêu trên, đề
xuất bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp than Việt Nam, gồm 3 chỉ

tiêu như sau:
Các chỉ tiêu phát triển bền vững kinh tế: (gồm 3 chủ đề chính với 10 chỉ tiêu)
Các chỉ tiêu phát triển sản xuất kinh doanh than: gồm 7 chỉ tiêu.
Các chỉ tiêu phát triển kinh doanh đa ngành trên nền than (phát triển lan tỏa): 1
chỉ tiêu.
Các chỉ tiêu phát triển sản phẩm thay thế nguyên, nhiên liệu than: 2 chỉ tiêu.
Các chỉ tiêu phát triển bền vững xã hội: 13 chỉ tiêu
Các chỉ tiêu phát triển bền vững môi trường: 8 chỉ tiêu
Bảng 1.Đề xuất bộ chỉ tiêu tổng hợp phát triển bền vững ngành CN than VN
Kinh tế (10)
Chủ đề chính Chủ đề nhánh Chỉ tiêu
Thành phần
đo
(% trong kỳ)
Phát triển sản
xuất kinh doanh
than (6)
Trữ lượng
ECC01: Trữ lượng mới
thăm dò xác minh thêm
trong kỳ
- Trữ lượng
tăng thêm trong
kỳ
- Trữ lượng đã
khai thác trong
kỳ (Rp)
Giảm tỷ lệ tổn thất
tài nguyên
ECC02: Tỷ lệ tổn thất kỳ

này so với kỳ trước
- Tổn thất than
trong kỳ
- Trữ lượng đưa
vào khai thác
(Rp)
Tăng trưởng sản
lượng hàng năm
ECC03: Tốc độ tăng
hàng năm
- Sản lượng
kinh tế năm này
(Qpn + 1)
- Sản lượng
kinh tế năm
trước (Qpn)
Tăng trưởng giá trị
gia tăng (lợi nhuận)
ECC04: Tỷ lệ tăng
trưởng giá trị gia tăng
OR lợi nhuận
- Giá trị gia
tăng của năm
này
- Giá trị gia
tăng của năm
trước
Sản phẩm qua chế
biến
ECC05: Tỷ lệ doanh thu

sản phẩm qua chế biến
trên tổng sản phẩm
- Doanh thu của
sản phẩm qua
chế biến
- Tổng doanh
thu các sản
phẩm trong kỳ
Mức độ đổi mới & đa
dạng hoá sản phẩm
ECC06: tỷ lệ doanh thu
sản phẩm mới trên
tổng doanh thu than
trong kỳ
- Doanh thu sản
phẩm mới
- Tổng doanh
thu sản phẩm
than trong kỳ
Mức độ quan trọng
của SP trong đời
sống xã hội kinh tế.
ECC07: Tỷ lệ than tính
theo đầu người
-Tổng sản lượng
than hàng năm
-Tổng dân số có
nhu cầu than
Phát triển sản
xuất kinh doanh

đa ngành trên
nền than (1)
Mức độ tham gia
vào chuỗi giá trị gia
tăng trên nền than
ECC08: Tỷ lệ tổng
doanh thu các sản
phẩm đa ngành trên
nền than/tổng doanh
thu các sản phẩm trong
chuỗi giá trị gia tăng
trên nền than
- Doanh thu các
sản phẩm đa
ngành trên nền
than (dệt may,
XM, điện)
Phát triển sản
phẩm thay thế
nguyên, nhiên
liệu than (điện,
khí sinh học năng
lượng mới tái
tạo )
Sản phẩm mới thay
thế nguyên, nhiên
liệu than
ECC09: Mức sản lượng
OR doanh thu sản phẩm
than giảm trong kỳ so

với kỳ trước
- Doanh thu sản
phẩm than
(hoặc định mức
sản lượng than
trong kỳ)
- Doanh thu
hoặc định mức
sản lượng sản
phẩm than kỳ
trước
Tỷ lệ giá trị sản
phẩm mới thay thế
than
ECC10: Tỷ lệ giá trị sản
phẩm mới thay thế
than trên tổng giá trị
sản phẩm
- Doanh thu các
sản phẩm thay
thế nhiên liệu
than
- Tổng doanh
thu các sản
phẩm than +
doanh thu các
sản phẩm thay
thế than
Xã hội (13)
Chủ đề chính Chủ đề nhánh Chỉ tiêu

Thành phần
đo
(% trong kỳ)
Đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế
xã hội - nhà nước
và địa phương
Mức độ đáp ứng nhu
cầu nguyên, nhiên
liệu cho nền kinh tế
phát triển sản xuất -
đời sống xã hội
SOC 01: Tỷ lệ sản lượng
khai thác than đạt
được so với nhu cầu
của nền kinh tế đối với
loại than đó.
- Sản lượng
khai thác than
đạt được
- Nhu cầu nền
kinh tế đối với
loại than
Tỷ lệ tăng trưởng
nộp NSNN
SOC 02: Tốc độ gia tăng
các khoản nộp ngân
sách nhà nước (năm)
- Tổng các
khoản nộp

NSNN năm nay
- Tổng các
khoản nộp
NSNN năm
trước
Tỷ lệ tăng trưởng
đóng góp ngân sách
địa phương
SOC 03: Tốc độ gia tăng
các khoản nộp ngân
sách nhà nước địa
phương
- Tổng các
khoản nộp ngân
sách nhà nước
năm nay
- Tổng các
khoản nộp
NSNN năm
trước
Góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
đất nước hoặc địa
phương
SOC 04: Tỷ trọng GDP
ngành than so với GDP
cả nước
- GDP của
ngành than
- GDP của nước

(hoặc địa
phương)
Lao động, việc
làm
- PTVH - GD - y tế
- xoá đói nghèo
Tăng trưởng lao
động hàng năm
SOC 05: Tốc độ gia tăng
tổng số lao động làm
việc hàng năm của toàn
ngành than
- Tổng số lao
động làm việc
của năm này
- Tổng số lao
động làm việc
của năm trước
Số lao động được
giành cho địa
phương
SOC 06: Tỷ lệ số lao
động là người địa
phương so với tổng lao
động toàn ngành than
- Số lao động là
người địa
phương trong
ngành than
năm nay

- Số lao động
địa phương
trong ngành
than năm trước
Mức đóng góp sự
nghiệp phát triển
giáo dục đào tạo
nguồn nhân lực nói
chung hoặc cho địa
phương
SOC 07: Tỷ lệ % chi phí
cho giáo dục đào tạo
phát triển nguồn nhân
lực năm nay so với năm
trước
- Tổng chi phí
cho sự nghiệp
GD&ĐT nguồn
nhân lực năm
nay
- Tổng chi phí
cho sự nghiệp
GD&ĐT nguồn
nhân lực năm
trước
Mức đóng góp cho
phát triển kết cấu hạ
tầng và địa phương
SOC 08: Tỷ lệ % đóng
góp cho phát triển hạ

tầng ngành than
- Tổng chi phí
cho phát triển
kết cấu hạ tầng
năm nay
- Tổng chi phí
cho phát triển
kết cấu hạ tầng
năm trước
Đóng góp duy trì
phát triển văn hoá
xã hội, xoá đói giảm
SOC 09: Tỷ lệ % đóng
góp cho phát triển văn
hoá - y tế - xoá đói giảm
- Chi phí cho
phát triển văn
hoá - y tế và xoá
nghèo, phát triển y
tế
nghèo năm nay so với
năm trước
đói giảm nghèo
năm nay
- Chi phí cho
phát triển văn
hoá - y tế và xoá
đói giảm nghèo
năm trước
Sức

khoẻ tốt
SOC 10: Tỷ lệ lao động có sức khoẻ tốt so với
tổng số lao động
- Tổng số lao
động có sức
khoẻ tốt
- Tổng số lao
động
Tỷ lệ lao động nữ
Giảm tỷ lệ hộ nghèo
Chỉ tiêu phúc lợi xã hội - y tế
Môi trường (08)
Chủ đề chính Chủ đề nhánh Chỉ tiêu
Thành phần
đo
(% trong kỳ)
An toàn lao động
Tỷ lệ giảm tai nạn
lao động (cải thiện
điều kiện lao động)
ENC 01: Tỷ lệ % tai nạn
năm sau so với năm
trước
- Tổng số vụ tai
nạn lao động
năm sau
- Tổng số vụ tai
nạn lao động
năm trước
Chất thải, phế

thải
Tỷ lệ giảm khối
lượng chất thải
ENC 02: Tỷ lệ giảm
thiểu khối lượng chất
- Khối lượng
chất thải năm
Các thông số môi
trường
thải phát sinh trong
quá trình sản xuất
nay
- Khối lượng
chất thải rắn
năm trước
Tỷ lệ tái chế/thu hồi
chất thải, phế thải so
với tổng số chất thải,
phế thải
ENC 03: Tỷ lệ % tái chế,
thu hồi sử dụng chất
thải, phế thải với tổng
khối lượng chất thải
phát sinh trong kỳ
- Khối lượng
chất thải tái
chế, tái sử dụng
trong kỳ
- Tổng khối
lượng chất thải

phát sinh trong
kỳ
Mức độ cải thiện
thông số môi trường
làm việc trong mỏ,
nhà máy và xung
quanh
ENC 04: Tỷ lệ % thông
số môi trường đạt tiêu
chuẩn trên tổng số
thông số môi trường
- Thông số môi
trường đạt tiêu
chuẩn trong kỳ
- Tổng thông số
môi trường quy
định (độ bụi,
không khí,
nước )
Sản phẩm sạch
Tỷ lệ sản phẩm sạch
và quy mô áp dụng
sản xuất sạch hơn
ENC 05: Tỷ lệ % giá trị
sản phẩm sạch so với
tổng giá trị sản phẩm
sản xuất
- Tổng giá trị
sản phẩm được
sản xuất sạch

(hoặc áp dụng
sản xuất sạch)
- Tổng giá trị
sản phẩm được
sản xuất trong
kỳ
Môi trường lao
động an toàn-sức
khoẻ
Tỷ lệ đơn vị đạt tiêu
chuẩn môi trường
theo ISO 14000/tổng
đơn vị của doanh
nghiệp
ENC 06: Tỷ lệ % doanh
nghiệp (đơn vị) đạt tiêu
chuẩn theo ISO 14000
so với tổng số doanh
nghiệp của ngành (của
đơn vị)
- Tổng số doanh
nghiệp đạt tiêu
chuẩn ISO
14000
- Tổng số doanh
nghiệp của
ngành
Tỷ lệ lao động làm
việc trong môi
trường độc hại, nguy

hiểm
ENC 07: Tỷ lệ % số lao
động làm việc trong
môi trường độc hại ,
nguy hiểm so với tổng
số lao động
- Tổng số lao
động phải làm
việc trong môi
trường độc hại
- Tổng số lao
động sử dụng
Tỷ lệ lao động mắc
bệnh nghề nghiệp
ENC 08: Tỷ lệ % số
người lao động mắc
bệnh nghề nghiệp so
với tổng số lao động
- Tổng số lao
động mắc bệnh
nghề nghiệp
- Tổng số lao
động được sử
dụng
Chương 2. Đánh giá tính bền vững của Ngành Công nghiệp
than theo các tiêu chí.
I. Bền vững về kinh tế.
Quan điểm của nhóm đánh giá dựa trên các tiêu chí
- Sản lượng khai thác than so với trữ lượng
- Tăng trưởng kinh doanh hằng năm

- Doanh thu từ các sản phẩm khác than
1. Sản lượng khai thác than so với trữ lượng
Sản lượng khai thác được tang đều từng năm cho tới năm 2010. Sau năm 2010, sản
lượng giảm nhẹ do
Bảng 2. Trữ lượng than Đơn vị : 1000 tấn
STT Khu vực Tổng số
1 Bể than Đông Bắc 8.826.923
2 Bể than Đồng bằng Sông Hồng 39.351.916
3 Các mỏ than nội địa 181.189
4 Các mỏ than địa phương 37.434
5 Các mỏ than bùn 331.790
Tổng cộng 48.728.952
Bảng 3. Trữ lượng than trong quy hoạch Đơn vị : 1000 tấn
STT Khu vực Tổng số
1 Bể than Đông Bắc 3.279.994
2 Bể than Đồng bằng Sông
Hồng
3.617.955
3 Các mỏ than nội địa 84.281
4 Các mỏ than địa phương 18.078
5 Các mỏ than bùn 200.122
Tổng cộng 7.200.430
Tổng trữ lượng địa chất huy động là 7,2 tỷ tấn, tổng trữ lượng công nghiệp (khai
thác được) là 5,404 tỷ tấn, trong đó của Tập đoàn Công Nghiệp Than Khoáng sản
(TKV) là 5,21 tỷ tấn (96%).
Tổng công suất thiết kế tối đa của ngành than VN dự kiến khoảng 144 tr.t/năm
Tổng sản lượng than nguyên khai tối đa sẽ tăng từ 50 tr.tấn năm 2010 lên 120,6
tr.tấn năm 2030 (tương đương khoảng 100 tr.t than sạch). Trong đó, các mỏ dự
kiến do TKV quản lý là 110,2 tr.t, các mỏ do địa phương và các ngành quản lý là
10,4 tr.t. Tổng sản lượng tối đa của các mỏ hiện có 64 tr.t. (chiếm 53%); các mỏ mới

chưa được giao ở Quảng Ninh- 23 tr.t; các mỏ mới thuộc bể than ĐBSH- 25 tr.t; các
mỏ than bùn- 8 tr.t. Như vậy, có tới 56 tr.t (chiếm 47%) phải dựa vào các mỏ hoàn
toàn mới, chưa được giao và rất cần được thăm dò sớm để xác minh trữ lượng.
Với trữ lượng dự kiến sẽ được huy động và với sản lượng dự kiến đến năm 2030
như trên, thời hạn tồn tại của các mỏ dự kiến như sau: các mỏ của TKV ở bể than
Đông Bắc (đã được giao)- đến năm 2030+8; các mỏ của TKV trong nội địa (đã được
giao)- đến năm 2030+12; các mỏ than đá của các địa phương (chưa được giao)-
đến năm 2030+1; các mỏ than bùn của các địa phương (chưa được giao)- đến năm
2030+11; các mỏ của TKV ở bể than Đông Bắc (chưa được giao)- đến năm
2030+25; các mỏ của TKV ở bể than ĐBSH (chưa được giao)- đến năm 2030+92.
Như vậy, trên các khoáng sàng hiện có đã được giao cho TKV thăm dò và đang khai
thác, với tổng sản lượng dự kiến năn 2030 đạt 64 tr.t, thì các mỏ sẽ đóng cửa, kết
thúc tồn tại vào năm 2038 ở vùng Quảng Ninh, và vào năm 2042 ở Thái Nguyên và
Lạng Sơn. Nếu huy động được cả vùng than chưa được giao, với sản lượng tối đa
sau 2030 là 23 tr.t/năm, bể than Đông Bắc cũng chỉ kéo dài "tuổi thọ" đến năm
2055.
Ngoài ra, nếu không phát triển bể than ĐBSH, ngành công nghiệp than của VN sẽ
đóng cửa hoàn toàn vào năm 2055. Như vậy, ngành than chưa đảm bảo sản lượng
khai thác bền vững
2. Tăng trưởng doanh thu hằng năm
Vinacomin là doanh nghiệp lớn nhất trong ngành than với hang chục công ty thành
viên.Vinacomin chính là bộ mặt của ngành than nước nhà. Năm giữ nhiều lợi thế
như thuế suất xuất khẩu thấp, độc quyền khai thác than, Vinacomin thực hiện khá
tốt hoạt động kinh doanh của mình.
Hình 1. Kết quả kinh doanh của Vinacomin từ 2007-2011
Ngoài ra, năm 2012 doanh thu của tập đoàn đạt 95000 tỷ đồng, năm 2013 đạt
97000 tỷ đồng. Các số liệu này đều vượt 4-6 % kế hoạch đặt ra, cả về doanh thu
cũng như lợi nhuận. Như vậy, xét về tiêu chí sản xuất kinh doanh, ngành than phát
triển bền vững.
3. Doanh thu từ các sản phẩm khác than.

Ngoài khai thác và kinh doanh than, Vinacomin còn có các hoạt động kinh tế như
khai thác, kinh doanh các khoáng sản khác ; sản xuất và bán điện ; sản xuất cơ khí ;
sản xuất,cung ứng các vật liệu nổ công nghiệp. Dưới dây là biểu đồ thể hiện tỉ trọng
kinh doanh các sản phẩm của Vinacomin năm 2012
Các lĩnh vực kinh doanh ngoài than chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng cơ cấu của
Vinacomin.Điều đó cho thấy khi trữ lượng than không còn, tập đoàn sẽ đối mặt với
rất nhiều thách thức.Vì vậy, ở tiêu chí kinh tế này, ngành than chưa đảm bảo bền
vững.
II. Bền vững xã hội.
Dựa vào bộ chỉ số đã được đề xuất, nhóm đã tiến hành thu thập số liệu và đánh giá
một số chỉ số quan trọng gồm :
- Đáp ứng nhu cầu than trong nước
- Mức độ tăng nộp ngân sách nhà nước
- Thu nhập của nhân viên ngành than
1. Đáp ứng nhu cầu than trong nước
Một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của ngành than là đảm bảo an
ninh năng lượng quốc gia. Điện, phân bón, xi măng là các ngành tiêu thụ than
nhiều nhất.
Cho tới nay, ngành than vẫn đảm bảo nhu cầu tiêu dùng than nội địa và chỉ xuất
khẩu những chủng loại than trong nước không có nhu cầu.Tuy nhiên, trong tương
lai nền kinh tế dự báo yêu cầu nguồn cung than lớn hơn nhiều, đặc biệt là than cho
sản xuất điện.
Bảng 2. Dự báo nhu cầu than trong nước tới năm 2020 Đơn vị : Triệu tấn
2012 2015 2020
P/A cơ sở P/A cao P/A cơ sở P/A cao P/A cơ sở P/A cao
Tổng nhu
cầu
31.0 32.7 56.2 60.7 112.4 120.3
Than cho
điện

13 14.2 33.6 38 82.8 90.8
Lượng
than phải
nhập
khẩu
5.0 40-52.4 45-55.3
Việc khai thác than đảm bảo cho nhu cầu sản xuất điện hiện nay chủ yếu tập trung
ở vùng Bể than Đông Bắc (trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh), ngoài ra có một số mỏ
than ở các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Nông Sơn với sản lượng 46,98 triệu tấn;
48,28 triệu tấn và 44,33 triệu tấn, 42,85 triệu tấn than nguyên khai tương ứng với
các năm 2010, 2011 và 2012, 2013. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2025-2030 cho thấy
khả năng khai thác và chế biến than của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam (TKV) cũng chỉ đáp ứng được 40-50% nhu cầu than cho sản xuất điện,
thực chất sản lượng than sẽ chỉ đủ cung cấp cho khoảng 12.000MW, nghĩa là sản
xuất được không quá 72 tỉ kWh mỗi năm, kể cả đến những năm 2025-2030, do đó
cho thấy Việt Nam sẽ sớm trở thành quốc gia nhập khẩu than trong giai đoạn sau
2020. Như vậy, xét về mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội,ngành than chưa đảm bảo
bền vững
2. Đóng góp cho ngân sách nhà nước
Số liệu nộp ngân sách nhà nước của Vinacomin trong các năm gần đây như sau:
2013 : 12000 tỷ đồng
2012 : 14000 tỷ đồng
2011 : 13700 tỷ đồng
2010 : 8000 tỷ đồng
Phần lớn các mỏ than trong nước tập trung tại tỉnh Quảng Ninh.Chính vì vậy,
ngành than có vai trò kinh tế đặc biệt quan trọng với tỉnh.Khai thác than đóng góp
tới 1/3 GDP và hơn một nửa ngân sách cho tỉnh. Điều đó cho thấy ngành than đã
chung tay cùng Quảng Ninh xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Như
vậy, xét về phương diện đóng góp ngân sách nhà nước, ngành than đã đảm bảo bền
vững.

3. Thu nhập của người lao động trong ngành
Ngành khai thác than là một công việc nguy hiểm, chứa đựng tai nạn lao động cũng
như môi trường làm việc độc hại. Chính vì vậy, nhân viên trong ngành, đặc biệt là
công nhân khai thác mỏ cần có chế độ đãi ngộ tương xứng. Khảo sát từ Tập đoàn
Than Khoáng sản Việt Nam cho thấy, hiện Tập đoàn đang có khoảng 140.000 lao
động, trong đó tại khu vực Quảng Ninh có khoảng 110.000 lao động.Dân số tỉnh
khoảng 1.2 triệu người nên có thể thấy ngành khai thác than góp phần giải quyết
việc làm cơ bản cho địa phương.Nhưng đó cũng chính là vấn đê rất lớn của ngành.
85% công nhân khai thác than là nam và họ đều là lao động chính trong gia đình.
Thu nhập của công nhân ảnh hưởng tới cuộc sống của hơn 400.000 nhân khẩu
trong tỉnh. Cho tới thời điểm năm 2014, mức lương trung bình của nhân viên
Vinacomin là 7.7 triệu đồng/người /tháng. Lương thợ hầm lò là 9-10 triệu/tháng.
Mức lương trung bình tang 5% so với năm 2013 ( 7,76 triệu đồng) , tăng 7% so với
năm 2012 ( 7,4 triệu dồng) và tăng 1,2 % so với năm 2011 ( 7,8 triệu đồng). Tuy
nhiên, do tính chất đặc thù của ngành than,mức lương này vẫn chưa thu hút được
lao động cũng như giữ chân họ làm việc lâu dài. Tình trạng công nhân bỏ việc đang
xảy ra ngày càng phổ biến.
Bảng 3. Số lượng công nhân than bỏ việc
Điều kiện lao động của công nhân ngành than, đặc biệt là ở khai thác hầm lò hết
sức khắc nghiệt, tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro đến tính mạng. Do mỏ than lộ thiên hiện
chỉ còn 40-45%, còn lại, việc khai thác than hầm lò chiếm tỷ lệ trên 50% và sẽ còn
tăng hơn nữa. Mức lương hiện tại chưa tương xứng với tính chất khó khan của
công việc. Như vậy, ngành than chưa đảm bảo bền vững thu nhập cho người lao
động.
III. Bền vững môi trường.
Thực hiện bền vững môi trường ngành than thể hiện qua các khía cạnh
- Xử lý các loại ô nhiễm, các tác động xấu tới môi trường của quá trình sản xuất,
kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện tái chế chất thải, phế liệu, phế thải từ quá trình sản xuất và các giải
pháp khác theo hướng sản xuất sạch hơn.

- Hoàn nguyên, phục hồi môi trường hoặc cải tạo khu vực khai thác than (khai
trường và bãi thải) theo quy định và phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội theo
yêu cầu của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Đảm bảo đáp ứng đồng thời cả 2 mục tiêu: doanh nghiệp môi trường và sản phẩm
thân thiện với môi trường.
Dựa trên bộ chỉ số được đề xuất,nhóm nghiên cứu đánh giá 2 chỉ số là :
- Số vụ tai nạn lao động
- Tỉ lệ đơn vị thành viên đạt tiêu chuẩn môi trường ISO 14001: 2004
1. Tai nạn lao động trong ngành
Hoạt động khai thác than, hàng năm, vẫn có hàng chục vụ tai nạn lao động với
nhiều người chết và bị thương. Trên thế giới, trung bình một triệu tấn than hầm lò
mất 1 mạng người thì ở Việt Nam con số này gấp tới hơn 2 lần. Sự đánh đổi này
quả thật là quá lớn. Nhìn lại 10 năm qua, số vụ tai nạn, số người chết và bị thương
do TNLĐ trong ngành than tăng gần gấp đôi,một phần do tình hình khai thác có
phức tạp hơn nhiều so với trước.
Ngoài số người chết, TNLĐ còn khiến hàng trăm người bị thương nặng hằng năm.
Theo báo cáo của Vinacomin, năm 2013, toàn ngành than để xảy ra 522 vụ tai nạn
lao động, làm 289 người bị thương nặng, 217 người bị thương nhẹ. Trong khi đó,
416 vụ tai nạn lao động năm 2012làm 215 người bị thương nặng và 177 người bị
thương nhẹ. Thực tế cho thấy tai nạn lao động trong khai thác hầm lò có chiều
hướng gia tăng là do đặc điểm khắc nghiệt của nghề này là càng về sau, càng phải
xuống sâu, trong khi địa tầng, cấu trúc địa chất mỗi ngày một phức tạp, khó lường.
Vì thế, áp suất mỏ, cháy nổ khí và bục nước luôn là những nguyên nhân thường
trực gây tai nạn. Tuy vậy, ngành than vẫn chưa thực hiện tốt công tác nâng cấp hệ
thống cảnh báo, giám sát đảm bảo an toàn, tạo ra môi trường lao động bền vững
cho công nhân.
2. Số lượng đơn vị thành viên đạt tiêu chuẩn quản lí môi trường ISO
14001 : 2004
Công việc thác than, khoáng sản hiện nay, bất cứ yếu tố gây nguy hiểm cho môi
trường nào cũng đã tác động, gây ô nhiễm môi trường nặng nề, nhất là vùng than

Quảng Ninh. Theo một bản báo cáo về môi trường của Tập đoàn than khoáng sản
trong tháng 6.2009, hàm lượng bụi tại các khu vực khai thác, chế biến than, khoáng
sản đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 – 5,2 lần (trung bình trong 24 giờ). Các
khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do bụi là Mạo khê, Đông Triều, Uông Bí, Cẩm
Phả. Ở các vùng khai thác than khác như Quán Triều (Thái Nguyên), Nông Sơn
(Quảng Nam), hàm lượng bụi tại các khu vực dân cư gần các công trường, xưởng
sàng than cũng vượt tiêu chuẩn cho phép 2,2 –4,2 lần.
Nước thải từ các khu vực khai thác than cũng đang làm xấu đi môi trường sống, lao
động của những người dân đến tệ hại. Tại vùng than Quảng Ninh, theo chính con số
của TKV đánh giá, có khoảng 25 – 30 triệu m3/năm. Độ pH của nước thải mỏ luôn
dao động từ 3,1 – 6,5. Hàm lượng cặn lơ lửng thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ
1,7 – 2,4 lần, có nơi lên tới hơn tám lần. Theo đánh giá của một đơn vị của TKV,
nước thải ở các mỏ than đang gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi sinh sông,
suối, vùng ven biển như gây bồi lấp, làm mất nguồn thuỷ sinh, suy giảm chất lượng
nước… Người ta dễ dàng chứng kiến, do tác động lâu ngày từ các hoạt động khai
thác than trong đó có các hoạt động khai thác than trái phép, một số hồ thuỷ lợi tại
vùng Đông Triều của Quảng Ninh đã bị chua hoá, gây khó khăn lớn cho sản xuất
nông nghiệp tại đây.
Chính vì vậy, song song với phát triển sản xuất kinh doanh, Tập đoàn Than khoáng
sản luôn phải giám sát chặt chẽ các đơn vị thành viên thực hiện công tác bảo vệ môi
trường. Việc áp dụng tiêu chuẩn quản lí bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Tuy
nhiên cho tới nay,mới chỉ có một thành viên của Vinacomin đưa hệ thống quản lí
môi trường tiêu chuẩn ISO 14001 vào áp dụng. Đơn vị đó là Công ty than Cửa Ông.
Số lượng này thực sự là quá hạn chế.Công việc gìn giữ bảo vệ môi trường là vô
cùng cấp thiết nhưng vẫn chưa được ngành than làm tốt, chưa đảm bảo bền vững
về môi trường.
IV. Kết luận chung về tính bền vững
Dựa trên đề xuất về bộ chỉ số đánh giá tính bền vững của ngành than, nhóm đã tiến
hành xem xét 3 khía cạnh chính của phát triển bền vững là Bền vững kinh tế, Bền
vững xã hội, Bền vững môi trường. Do bộ chỉ số trên vẫn chưa đi vào thực tế nên

dẫn đến sự hạn chế về số liệu thống kê. Vì vậy, tại mỗi khía cạnh, nhóm chỉ chọn ra
những chỉ số quan trọng nhất.Việc đánh giá này cũng đã cho thấy một phần tính
bền vững của ngành than.
Với các chỉ số về bền vững kinh tế, nhóm đánh giá chưa bền vững do sản lượng khai
thác than so với trữ lượng than còn lại và tỉ trọng kinh doanh các sản phẩm ngoài
than chưa đảm bảo cho tương lai lâu dài của ngành.
Với nhóm chỉ số bền vững xã hội, ngành than chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
than trong nước trong các giai đoạn sắp tới cũng như chưa đảm bảo cuộc sống ổn
định cho công nhân than.Như vậy ngành than cũng chưa đảm bảo bền vững về
phương diện xã hội.
Với các chỉ số bền vững môi trường,nhóm nhận thấy ngành than chưa thực hiện tốt
2 khía cạnh là đảm bảo an toàn lao động và tăng số lượng đơn vị thành viên đạt
tiêu chuẩn quản lí môi trường ISO 14001 : 2000
Tổng kết lại, nhóm đánh giá ngành than chưa đảm bảo phát triển bền vững trong
thời điểm hiện tại cũng như giai đoạn sắp tới.
Chương II. Giải pháp và Kiến nghị để ngành than phát triển
bền vững.
Từ thực trạng phát triển chưa bền vững của ngành than, nhóm nhận thấy ngành
cần có những giải pháp đồng bộ trên các công việc :
- Tổ chức thực hiện công việc chung
- Giải quyết vấn đề tài chính,vốn đầu tư
- Giải quyết vấn đề về nguồn nhân lực
- Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ
Dựa trên Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2015, định hướng
đến năm 2025:
 Ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quản lý, khai thác, chế biến,
kinh doanh than và phát triển ngành than theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước
 Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các công ty sản xuất than, tiến tới hình thành

thị trường theo hướng đa dạng hóa sở hữu và phương thức sản xuất, kinh
doanh than.
 Bố trí vốn ngân sách và các nguồn vốn ưu đãi khác cho công tác điều tra, tìm
kiếm cơ bản nguồn tài nguyên than và lập Quy hoạch phát triển ngành than
 Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình mỏ than thông qua việc đa dạng
hóa các hình thức đầu tư . Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư
nước ngoài vào thăm dò, khai thác đối với bể than đồng bằng sông Hồng và
khu vực dưới – 300m bể than Quảng Ninh
 Khuyến khích mở rộng đầu tư phát triển các dự án thăm dò, khai thác than
ở nước ngoài.
 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến kiến thức về an toàn
lao động và bảo vệ môi trường đến mọi cán bộ, công nhân viên
 Tranh thủ các nguồn vốn trong, ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các nguồn
vốn tài trợ khác dành cho môi trường; kết hợp với chính quyền địa phương
nhanh chóng khắc phục những tồn tại ô nhiễm môi trường do khai thác than
nhiều năm để lại
 Xây dựng kế hoạch và lộ trình dài hạn với các giải pháp đồng bộ nhằm khắc
phục và từng bước giải quyết tốt các vấn đề về môi trường trong hoạt động
khai thác than, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam, khu vực và thế
giới
 Kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật an
toàn và môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến và sử
dụng than. Trong quá trình triển khai các dự án cụ thể, chủ đầu tư phải lập
báo cáo đánh giá tác động môi trường, trình duyệt theo quy định hiện hành
 Chú trọng đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, mức độ tự động hóa cao
nhằm đề phòng và loại trừ các sự cố mỏ. Hiện đại hóa và quân sự hóa Trung
tâm cấp cứu mỏ chuyên nghiệp, trang bị đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu cá
nhân cho công nhân, đặc biệt là công nhân hầm lò để hạn chế đến mức thấp
nhất tai nạn lao động
 Phát huy nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa

học, tiếp thu chuyển giao công nghệ tiên tiến trên thế giới để không ngừng
nâng cao công tác an toàn, giảm tổn thất than và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường

×