Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học lớp 11 vào đời sống theo tiếp cận pisa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.62 KB, 80 trang )

SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT C NGHĨA HƯNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VẬN DỤNG
KIẾN THỨC HÓA HỌC LỚP 11 VÀO ĐỜI SỐNG THEO TIẾP CẬN PISA
Lĩnh vực(mã)/cấp học: Hóa học(05)/THPT

Tác giả: TRỊNH THỊ XN
Trình độ chun mơn: Cử nhân Sư phạm Hóa học
Chức vụ: Giáo viên Hóa học
Đơn vị cơng tác: Trường THPT C Nghĩa Hưng

Nam Định, ngày 25 tháng 10 năm 2020


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến
thức hóa học lớp 11 vào đời sống theo tiếp cận PISA.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hóa học(05)/THPT
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2019 - 2020
4. Tác giả:
Họ và tên: Trịnh Thị Xuân
Ngày sinh: 04/02/1993
Nơi thường trú: Đội 2 Phú Thọ - Xã Nghĩa Hải – Nghĩa Hưng – Nam Định
Trình độ chun mơn: Cử nhân Sư phạm Hóa học
Chức vụ cơng tác: Giáo viên Hóa học
Nơi làm việc: Trường THPT C Nghĩa Hưng
Điện thoại: 0384568057
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến


Tên đơn vị: Trường THPT C Nghĩa Hưng
Địa chỉ: Thị trấn Rạng Đông – Nghĩa Hưng – Nam Định
Điện thoại: 03503873162


1
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Trong tiến trình thực hiện cơng cuộc cải cách giáo dục ở nước ta, việc
nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, hội nhập giáo dục khu vực và thế giới là
chủ đề được bàn luận rộng rãi trên các diễn đàn khoa học, là vấn đề trọng tâm
của tồn ngành giáo dục. Nhằm đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
của đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế, nghị quyết quan trọng của Đảng và nhà nước đặt ra chính là
định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Với giải pháp quan
trọng là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại,
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc, tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự
cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực, chuyển từ học chủ yếu
trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng.
Hiện nay, giáo dục nước ta vẫn còn mang tính hàn lâm, chưa thực sự
đào tạo ra người lao động đáp ứng yêu cầu của thế kỉ XXI. Đổi mới giáo dục địi
hỏi nhà trường khơng chỉ trang bị cho học sinh (HS) những kiến thức đã có của
nhân loại mà cịn phải bồi dưỡng, hình thành ở HS tính năng động, óc tư duy
sáng tạo và kỹ năng thực hành áp dụng, tức là đào tạo những người lao động
khơng chỉ có kiến thức mà phải có năng lực hành động, kỹ năng thực hành.
Phân mơn hóa học trong trường trung học phổ thông giữ một vai trị quan
trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của mơn
học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh

những tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ thực
hành… của hóa học. Học hóa là để hiểu, để giải thích được các vấn đề thực tiễn
thơng qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hóa của các chất bằng
các phương trình phản ứng hóa học… Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát
huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Hóa
học góp phần giải tỏa, xóa bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống,


2
tinh thần của con người…Do đó cần có những bài tập có ý nghĩa thực tiễn trong
các bài dạy cũng như kiểm tra – đánh giá để nâng cao chất lượng dạy và học bộ
mơn Hóa học.
PISA là chương trình đánh giá HS quốc tế do OECD khởi xướng và chỉ
đạo thực hiện, là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất trên thế giới có tính chu kì (3
năm 1 lần) để đánh giá kiến thức và kỹ năng của HS ở độ tuổi 15 - 16. Nội
dung đánh giá của PISA hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến thức, kỹ
năng cần thiết cho cuộc sống tương lai, khơng dựa vào nội dung các chương
trình giáo dục quốc gia. Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình
giáo dục cụ thể, PISA xem xét khả năng của HS ứng dụng các kiến thức và kỹ
năng trong lĩnh vực chun mơn cơ bản, khả năng phân tích, lý giải và truyền
đạt một cách có hiệu quả khi họ xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề. Các
bài tập trong PISA có tính liên hệ thực tế cao, và đòi hỏi HS phải rèn luyện các
kĩ năng, thao tác tư duy logic để giải quyết được các câu hỏi mà đề bài đặt ra,
phù hợp với xu hướng đổi mới, hiện đại hóa nền giáo dục của nước ta hiện nay.
Trong dạy học bộ mơn Hóa học, ngoài việc truyền đạt các kiến thức lý thuyết thì
việc sử dụng các bài tập có định hướng PISA, hay có tính thực tiễn sẽ giúp HS
có hứng thú, đam mê và u thích mơn học, từ đó nâng cao chất lượng dạy và
học, đồng thời trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các em. Tuy nhiên
việc sử dụng bài thập theo định hướng PISA hiện nay ở các trường THPT vẫn
chưa được phổ biến.

Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập đánhgiá
năng lực vận dụng kiến thức hóa học lớp 11 vào đời sống theo tiếp cận
PISA”.
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Nhiều năm qua, việc xây dựng nội dung sách giáo khoa cũng như các loại
sách bài tập tham khảo của giáo dục nước ta nhìn chung cịn mang tính hàn lâm,
kinh viện nặng về thi cử, chưa gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của thực tiễn phát


3
triển kinh tế – xã hội cũng như nhu cầu của người học. Học sinh còn hạn chế về
năng lực vận dụng các kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Điều này dẫn đến việc không phát huy hết năng lực của học sinh trong quá trình
học tập bộ mơn, làm chất lượng dạy học khơng cao. Bên cạnh đó, việc ít có
hứng thú và tiếp thu bài học trong mơn Hóa học ngun nhân một phần cũng là
do giáo viên không tạo được sự hấp dẫn và gắn kiến thức với thực tiễn trong mỗi
bài dạy và bài tập của mình, khiến học sinh cảm thấy nhàm chán và dành ít tình
cảm, đam mê cho bộ mơn này.
2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra - đánh giá
trong nhà trường phổ thông sau năm 2015
Ngày 4/11/2013, tại Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa
XI (nghị quyết số 29-NQ/TW) đã ban hành nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết ban hành nhằm đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong đó có nhiều vấn đề được đề cập liên quan
đến việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thơng sau năm
2015.
Nghị quyết đã đánh giá tình hình và nêu rõ nguyên nhân về những bất cập

và yếu kém trong giáo dục. Đó là chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn
thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống
giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức
giáo dục, đào tạo, còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với
nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động,
chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc.
Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu
thực chất.
Đồng thời nghị quyết cũng đưa ra định hướng đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo. Thứ nhất, giáo dục và đào tạo phải là quốc sách hàng đầu,
là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Phát triển giáo dục và đào tạo


4
là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục
nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Phát triển giáo dục
và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc, với
tiến bộ khoa học và công nghệ. Đặc biệt, phải chủ động, tích cực hội nhập quốc
tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.
Đối với giáo dục phổ thông, mục tiêu đổi mới là tập trung phát triển trí
tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng
năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, chú trọng giáo dục năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
Nhiệm vụ, giải pháp đặt ra là phải đổi mới chương trình nhằm phát triển
năng lực và phẩm chất người học, hài hịa đức, trí, thể, mỹ... Đổi mới nội dung
giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ
và ngành nghề, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đặc biệt, tiếp

tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học,
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách
học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi
mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang
tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học. Xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thơng theo
hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới
và phân hóa dần ở các lớp học trên, giảm số môn học bắt buộc, tăng môn học,
chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn. Biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hỗ trợ
dạy và học phù hợp với từng đối tượng.


5
Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, việc
đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo
dục cũng được chú trọng. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào
tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục
thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình
học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá
của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội.
Đổi mới phương thức kiểm tra và đánh giá ở các cấp học sao cho đánh giá đúng
năng lực HS, chú ý đến khả năng HS đáp ứng được yêu cầu của xã hội, không
coi trọng về bằng cấp đào tạo.
2.2. Tìm hiểu về chương trình đánh giá HS quốc tế PISA
a. Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh quốc tế Pisa
* PISA là gì?
PISA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for International
Student Assessment – Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” do OECD (viết

tắt của cụm từ tiếng Anh “Organization for Economic Co-operation and
Development” – Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) khởi xướng và chỉ đạo,
nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả – chất lượng của hệ thống giáo
dục của mỗi nước tham gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo
dục phổ thơng. PISA được thực hiện theo chu kì 3 năm một lần (bắt đầu từ năm
2000) với đối tượng học sinh trong độ tuổi PISA (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2
tháng).
* Mục đích của PISA
Với mục tiêu tổng quát là kiểm tra xem, khi kết thúc độ tuổi PISA, HS đã
được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào.
Ngồi ra, PISA cịn hướng tới:
– Xem xét đánh giá các mức độ năng lực đạt được ở các lĩnh vực Đọc hiểu,
lĩnh vực Toán học và lĩnh vực Khoa học của HS ở lứa tuổi 15.
– Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của HS.


6
– Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy – học tập có ảnh hưởng dến
kết quả học tập của HS.
* Đặc điểm của PISA
Chương trình đánh giá HS quốc tế PISA có một số đặc điểm sau:
– Quy mơ của PISA là rất lớn và có tính tồn cầu. Đến nay, qua 5 cuộc
khảo sát đánh giá, ngoài các nước thuộc khối OECD, cịn có nhiều quốc gia là
đối tác của khối OECD đăng kí tham gia. Việt Nam tham gia lần đầu tiên vào
cuộc khảo sát lần thứ 4 năm 2012 (trong 3 ngày 12, 13 và 14 tháng 4 năm 2012,
tại 162 trường thuộc 59 tỉnh, thành phố với khoảng 5.100 HS ở tuổi 15).
–PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì 3 năm một lần.
– Cho tới nay, PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chỉ chuyên đánh
giá về năng lực phổ thông của HS ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt
buộc ở hầu hết các quốc gia.

– PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau:
+ Chính sách cơng (public policy):“Nhà trường của chúng ta đã chuẩn bị
đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộc sống trưởng
thành chưa ?”,…
+ Hiểu biết phổ thông (literacy):PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về
các năng lực của HS trong việc ứng dụng các kiến thức và kỹ năng phổ thôngcơ
bản vảo các tình huống thực tiễn. Ngồi ra cịn xem xét đánh giá khả năng phân
tích, lí giải và truyền đạt một cách có hiệu quả các kiến thức và kỹ năng đó
thơng qua cách HS xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề.
+ Học suốt đời (lifelong learning):PISA sẽ tiến hành đo năng lực thực hiện
của HS về các lĩnh vực Đọc hiểu, làmToán và Khoa học, đồng thời cịn tìm hiểu
cả về động cơ, niềm tin vào bản thân cũng như các chiến lược học tập.
– Bài tập của PISA: Các câu hỏi của PISA hầu hết đều là các câu hỏi dựa
trên các tình huống của đời sống thực, và nhiều tình huống được lựa chọn không
phải chỉ để HS thực hiện các thao tác về tư duy, mà còn để HS ý thức về các vấn
đề xã hội (như là sự nóng lên của trái đất, phân biệt giàu nghèo,...). Dạng thức
của câu hỏi phong phú. Chất liệu được sử dụng để xây dựng các câu hỏi này


7
cũng đa dạng, ví dụ như: bài tập đọc hiểu của PISA có thể xây dựng trên bảng
biểu, biểu đồ, văn bản, bài báo,...
* Mục tiêu đánh giá
+ Năng lực đọc hiểu phổ thông(Reading literacy)
Là năng lực hiểu, sử dụng và phản hồi lại ý kiến của một cá nhân sau khi
đọc một văn bản. Biết đọc là một nhân tố quan trọng trong việc xây dựng, mở
rộng những kiến thức, kỹ năng và chiến lược của mỗi cá nhân trong học tập và
suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các tình huống khác nhau cũng như trong mối
quan hệ với người xung quanh. Đánh giá đọc hiểu PISA được xây dựng trên ba
đặc tính chủ yếu: văn bản, khía cạnh và tình huống. Các cấp độ về năng lực Đọc

hiểu trong PISA thể hiện qua các nhiệm vụ yêu cầu người đọc:
– Cấp độ 1: Xác định vị trí của một mảng thơng tin hay vị trí của một hoặc
nhiều mảng độc lập của thông tin được quy định rõ ràng.
– Cấp độ 2: Xác định vị trí của một hoặc nhiều hơn các mảng thơng tin, có
thể cần phải được suy luận và đáp ứng một số điều kiện.
– Cấp độ 3: Xác định, và một số trường hợp nhận ra được mối quan hệ giữa
một số các thông tin phải đáp ứng nhiều điều kiện.
– Cấp độ 4: Xác định vị trí và tổ chức những mảng thơng tin đính kèm.
– Cấp độ 5: Xác định vị trí và tổ chức những mảng thơng tin đính kèm, suy
luận thơng tin trong văn bản có liên quan.
– Cấp độ 6: Thực hiện nhiều suy luận, so sánh và tương phản các nội dung
một cách chi tiết và chính xác.
+ Năng lực tốn học phổ thơng(Mathematical literacy)
Là năng lực của một cá nhân để nhận biết và hiểu về vai trị của tốn học
trong thế giới, biết dựa vào tốn học để đưa ra những suy đốn có nền tảng vững
chắc. Đó chính là năng lực phân tích, lập luận và truyền đạt ý tưởng (trao đổi
thông tin) một cách hiệu quả thơng qua việc đặt ra, hình thành và giải quyết vấn
đề tốn học trong các tình huống và hoàn cảnh khác nhau.
Các cấp độ về năng lực Toán học trong PISA:
– Cấp độ 1: Ghi nhớ, tái hiện.


8
– Cấp độ 2: Kết nối, tích hợp.
– Cấp độ 3: Khái qt hóa, tốn học hóa.
+Năng lực khoa học phổ thông(Science literacy)
Là năng lực của một cá nhân biết sử dụng kiến thức khoa học để xác định
các câu hỏi và rút ra kết luận dựa trên chứng cứ để hiểu và đưa ra quyết định về
thế giới tự nhiên thông qua hoạt động của con người thực hiện việc thay đổi thế
giới tự nhiên. Các cấp độ về năng lực khoa học trong PISA:

– Cấp độ 1: Xác định các câu hỏi khoa học.
– Cấp độ 2: Giải thích hiện tượng một cách khoa học.
– Cấp độ 3: Sử dụng các căn cứ khoa học để rút ra kết luận.
* Nội dung đánh giá
Nội dung đánh giá của PISA hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến
thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai, không dựa vào nội dung các
chương trình giáo dục quốc gia. Đây chính là điều mà PISA gọi là “năng lực phổ
thơng” (về làm Tốn, về Khoa học, về Đọc hiểu) – những năng lực cần thiết
chuẩn bị cho cuộc sống trong một xã hội hiện đại.
* Cách đánh giá trong bài tập PISA
Các kiểu câu hỏi được sử dụng
– Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn kiểu đơn giản.
– Câu hỏi Đúng/ Sai phức hợp.
– Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn.
– Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài.
– Câu hỏi đóng địi hỏi trả lời.
– Câu hỏi yêu cầu vẽ đồ thị, biểu đồ.
– Câu hỏi yêu cầu HS dùng lập luận để thể hiện việc đồng tình hay bác bỏ
một nhận định.
– Câu hỏi liên quan đến việc HS phải đọc và trích rút thơng tin từ biểu đồ,
sơ đồ, hình vẽ để trả lời.
Các mức trả lời


9
Có ba mức trả lời: Mức đầy đủ, mức chưa đầy đủ,mức không đạt.Các câu
trả lời được đánh giá dựa vào mức độ HS hiểu văn bản hoặc chủ đề trong câu
hỏi.
* Đối tượng đánh giá
HS trong độ tuổi 15, đang theo học ở chương trình phổ thơng và giáo dục

thường xuyên. Đây là độ tuổi được coi là kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở
hầu hết các quốc gia.
2.3. Nguyên tắc xây dựng các bài tập Hóa học theo định hướng PISA
Để xây dựng các bài tập Hóa học theo định hướng PISA cần có các nguyên
tắc xây dựng cụ thể, để từ đó mỗi GV có được cơ sở xây dựng được các bài tập
phù hợp nhất, đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Các nguyên tắc để xây dựng
thành công các bài tập Địa lí theo định hướng PISA như sau:
- Đảm bảo hệ thống các nguyên tắc dạy học sư phạm: thống nhất giữa tính
khoa học và tính giáo dục trong dạy học, đảm bảo thống nhất giữa lí luận và thực
tiễn, học đi đơi với hành, đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự trong dạy học,
đảm bảo tính vững chắc của tri thức và sự phát triển năng lực nhận thức của HS…
- Nội dung bài tập phải ngắn gọn, súc tích, khơng q nặng về tính tốn
mà cần chú ý tập trung vào rèn luyện và phát triển các năng lực nhận thức, tư
duy Hóa học và hành động cho HS.
- Đặc biệt GV phải chú trọng các vấn đề trong thực tiễn đời sống của cá
nhân HS, của cộng đồng, của xã hội...liên quan đến nội dung học tập, có liên hệ
với thực tiễn như thế nào để tìm hiểu và xây dựng thành các bài tập Hóa học.
- Đa dạng hóa các hình thức câu hỏi, bài tập, như: sử dụng sơ đồ, văn
bản, hình ảnh, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi tự luận ngắn, câu hỏi
mở ...
2.4. Xây dựng chủ đề “Xây dựng hệ thống bài tập đánhgiá năng lực vận
dụng kiến thức hóa học lớp 11 vào đời sống theo tiếp cận PISA”
1, Chương I: Sự điện li
Câu 1: Tại sao nước không dẫn điện nhưng khi cho dây điện xuống nước ao, hồ,
sơng thì các sinh vật như cá tơm lại bị điện giật?


10
Hướng dẫn đánh giá:


 Mức đầy đủ:
- Nước nguyên chất là chất điện li rất yếu nên không dẫn điện.
- Nước có trong tự nhiên như ở ao, hồ, sơng, suối thì có hịa tan các loại ion
như Fe3+, Mg2+, Ca2+,… nên các ion này làm cho nước trong tự nhiên có
khả năng dẫn điện.
 Mức chưa đầy đủ: Chỉ nêu được một trong hai ý trên.
 Không đạt: Trả lời khác hoặc không làm bài.
Câu 2: Trong số các chất sau, chất nào không dẫn điện được: NaOH (rắn, khan),
NaCl (trong nước), glucozơ, rượu etylic, dung dịch saccarozơ?
Hướng dẫn đánh giá:

 Mức đầy đủ: Chất không dẫn điện được gồm: NaOH (rắn, khan), glucozơ,
rượu etylic, dung dịch saccarozơ.
 Mức chưa đầy đủ: Chỉ nêu được 1 – 3 chất trên.
 Không đạt: Trả lời khác hoặc không làm bài.
Câu 3: Vì sao nước cất để lâu ngày ngồi khơng khí lại có pH < 7?
Hướng dẫn đánh giá:

 Mức đầy đủ:
- Vì nước cất để lâu ngày ngồi khơng khí sẽ hịa tan một lượng khí CO 2
trong khơng khí và trong dung dịch có các cân bằng sau:
CO2 + 2H2O  HCO3- + H+
HCO3- + H2O 

CO32- + H+

- Như vậy, CO2 hòa tan trong nước một lượng nhỏ và bị thủy phân tạo ra ion
H+ (tức là tạo ra môi trường axit) nên pH của dung dịch < 7.
 Mức chưa đầy đủ: Chỉ trả lời đúng 1 trong 2 ý trên.
 Không đạt: Trả lời khác hoặc không làm bài.



11
Câu 4: Khi hòa tan viên thuốc chứa 500 mg vitamin C trong 100 ml nước thì
dung dịch thu được có pH bằng bao nhiêu ? Biết vitamin C là axit ascorbic M =
176,13; giả sử đây là một đơn axit có pKa = 4,17.
Hướng dẫn đánh giá:

 Mức đầy đủ:


HA
Nồng độ ban đầu:

H+ +

A-

0,028M

Nồng độ cân bằng: (0,028 – x)

Ka = 10-4,17
0

0

x

x


x2
10 4,17


0,
028

x
 x = 0,00126 =  H   pH = -lg  H  =
Ta có: Ka =

2,9.
 Mức chưa đầy đủ: Tính được H+ nhưng không kết luận được giá trị pH.
 Không đạt: Trả lời khác hoặc không làm bài.
Câu 5: Rau quả khô được bảo quản bằng khí SO2 thường chứa một lượng nhỏ
hợp chất có gốc SO32- . Để xác định sự có mặt của các ion SO32- trong rau quả,
một học sinh ngâm một ít đậu trong nước. Sau một thời gian lọc lấy dung dịch
rồi cho tác dụng với dung dịch H2O2 (chất oxi hóa), sau đó cho tác dụng tiếp với
dung dịch BaCl2 . Viết các phương trình ion rút gọn của các phản ứng đã xảy ra.
Hướng dẫn đánh giá:

 Mức đầy đủ:
SO32- + H2O2  SO42- + H2O;
Ba2+ + SO42-  BaSO4 
 Mức chưa đầy đủ: Chỉ trả lời đúng 1 trong 2 phương trình trên.
 Không đạt: Trả lời khác hoặc không làm bài.
Chương 2: Nitơ – Photpho
Nội dung 1: Nitơ và hợp chất của Nitơ
Câu 1: Hãy giải thích câu ca dao:

Lúa chiêm lấp ló đầu bờ


12
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
Hướng dẫn đánh giá:

 Mức đầy đủ:
- Do trong khơng khí có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi. Khi có sấm chớp
(tia lửa điện) thì:
Sau đó:

2N2 + O2 → 2NO

2NO + O2 → 2NO2

- Khí NO2 hịa tan trong nước: 4NO2 + O2 + H2O → 4HNO3
HNO3 → H+ + NO3 (Đạm)
Nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giơng, mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất được
cung cấp khoảng 6-7 kg nitơ.
 Mức chưa đầy đủ: Chỉ trả lời đúng 1 trong 2 ý trên.
 Không đạt: Trả lời khác hoặc không làm bài.
Câu 2: Tại sao khi đi gần các sơng, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta lại
ngửi thấy mùi khai?
Hướng dẫn đánh giá:

 Mức đầy đủ:
- Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như
nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ… thì lượng urê trong các chất hữu
cơ này sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật,

urê bị phân hủy tiếp thành CO2 và

amoniac NH3 theo phản ứng:

(NH2)2CO + H2O  CO2 + 2NH3
- NH3 sinh ra hịa tan trong nước sơng, hồ dưới dạng một cân bằng động:
NH3 + H2O  NH4+ + OH- (pH < 7 nhiệt độ thấp)
NH4+ + OH- 

NH3 + H2O (pH > 7 nhiệt độ cao)

Như vậy khi trời nắng (nhiệt độ cao) NH 3 sinh ra do các phản ứng phân hủy urê
chứa trong nước sẽ khơng hịa tan vào nước mà bị tách ra bay vào khơng khí làm
cho khơng khí xung quanh sơng, hồ có mùi khai khó chịu.
 Mức chưa đầy đủ: Viết được cân bằng động trên nhưng chưa giải thích rõ


13
ràng.
 Không đạt: Trả lời khác hoặc không làm bài.
Câu 3: Trong thương mại và đời sống, amoniac có nhiều ứng dụng thực tế.
Những ứng dụng thực tế đó là gì? Đánh dấu (x) vào ơ có hoặc khơng với mỗi
nội dung trong bảng sau:
Ứng dụng của ammoniac
1. Làm chất gây lạnh trong các thiết bị lạnh
2. Dùng để bảo quản hoa quả, thực phẩm,…
3. Điều chế nhiên liệu cho tên lửa
4. Sản xuất phân bón, axit nitric HNO3
Hướng dẫn đánh giá:




Khơng

 Mức đầy đủ: 1 – Có, 2 – Khơng, 3 – Có, 4 – Có.
 Khơng đạt: Trả lời khác hoặc khơng làm bài
Câu 4: Thành phần chính của đạm ure Lâm Thao là gì?
A. P2O5

B. KCl

C. (NH4)2SO4

D. (NH4)2CO

Hướng dẫn đánh giá:

 Mức đầy đủ: Đáp án D.
 Không đạt: Trả lời khác hoặc không làm bài
Câu 5: Nhà bạn Hoa mở quán bán bánh mì, trong quá trình làm bánh mì, bạn
Hoa thấy bố mẹ nặn bánh mì nhỏ vậy mà khi nướng bánh lên bánh lại to và xốp.
Các bạn có thể giải thích cho bạn Hoa biết vì sao bánh mì sau khi nướng lại to
và xốp được không?
Hướng dẫn đánh giá:

 Mức đầy đủ: Bột nở có cơng thức là (NH4)2CO3, lúc nướng bánh thì
(NH4)2CO3 dễ bị phân hủy thành các chất khí và hơi nên làm cho bánh xốp và
nở hơn.

 Mức chưa đầy đủ: Bột nở là (NH4)2CO3 nhưng chưa giải thích được vì sao bột

nở làm bánh mì to và xốp.
 Không đạt: Trả lời sai hoặc không làm bài


14
Câu 6: Vân đi học về thấy mẹ vất vả nấu cơm cho cả nhà nên Vân thường vào
phụ giúp mẹ nấu nướng. Sau mỗi lần nấu nướng, Vân thường giúp mẹ lau bếp
và đồ dùng trong bếp bằng nước tẩy rửa ammoniac. Vân thường thắc mắc tại sao
mẹ lại dùng nước tẩy rửa ammoniac mà không dùng các nước rửa chén khác.
Em có thể giúp Vân giải đáp thắc mắc?
Hướng dẫn đánh giá:

 Mức đầy đủ: Do các chất bẩn trong bếp là những vết bẩn dầu mỡ, chất béo là
este

 Mức chưa đầy đủ: Bột nở là (NH4)2CO3 nhưng chưa giải thích được vì sao bột
nở làm bánh mì to và xốp.
 Khơng đạt: Trả lời sai hoặc không làm bài.
Câu 7: Để loại bỏ ammoniac trong nước thải, trước tiên phải kiềm hóa dung
dịch nước thải bằng Natri hidroxit đến pH = 11 sau đó cho chảy từ trên xuống
trong một tháp được nạp đầy các vòng đệm bằng sứ, cịn khơng khí được thổi từ
dưới lên. Phương pháp này loại bỏ khoảng 95% lượng amoni trong khí thải. Giải
thích cách loại bỏ amoni nói trên, viết các phương trình hóa học của các phản
ứng?
Hướng dẫn đánh giá:

 Mức đầy đủ: Kiềm hóa amoni để chuyển thành ammoniac, sau đó oxi hóa
bằng oxi khơng khí. Phương pháp ngược dịng và các đệm sứ nhằm mục đích
tăng diện tích tiếp xúc giữa ammoniac với oxi khơng khí.
NH4+ + OH-  NH3 + H2O


(1)

4NH3 + 3O2  2N2 + 6H2O

(2)

 Mức chưa đầy đủ: Viết được phương trình hóa học nhưng khơng giải thích
được.

 Khơng đạt: Trả lời khác hoặc khơng làm bài.
Câu 8: Kết quả phân tích 2 mẫu nước thải ban đầu được xác định như sau:
Mẫu nước thải

Tiêu chuẩn hàm lượng Hàm lượng amoni trong
amoni cho phép (mg/l)

nước thải (mg/l)


15
Nhà máy phân đạm
1,0
18
Bãi chôn lấp rác
1,0
160
Sau khi được xử lí theo phương pháp trên thì 2 mẫu nước đó đã đạt tiêu chuẩn
để thải ra môi trường chưa?
Hướng dẫn đánh giá:

 Mức đầy đủ: Phương pháp xử lí trên loại bỏ 95% amoni. Lượng amoni còn lại
là:
Loại nước thải ở nhà máy phân đạm :
18.5% = 0,9 (mg/l) < 1,0 (mg/l)  đạt tiêu chuẩn cho phép.
Loại nước thải ở bãi chôn lấp rác :
160.5% = 8 (mg/l) > 1,0 (mg/l)  chưa đạt tiêu chuẩn cho phép.
 Mức chưa đầy đủ: Tính ra được kết quả nhưng khơng kết luận được hoặc chỉ
tính một mẫu nước.

 Khơng đạt: Trả lời khác hoặc không trả lời.
Câu 9: Một lượng lớn ion amoni trong nước thải sinh ra khi vứt bỏ vào ao hồ
được vi khuẩn oxi hóa thành nitrat và q trình đó làm giảm oxi hịa tan trong
nước gây ngạt cho sinh vật sống dưới nước. Vì vậy, người ta phải xử lí nguồn
gây ơ nhiễm đó bằng cách chuyển ion amoni thành ammoniac rồi chuyển tiếp
thành nitơ khơng độc thải ra mơi trường. Có thể sử dụng những hóa chất nào để
thực hiện việc này?
A. Xút và oxi.

B. Nước vơi trong và khơng khí.

C. Nước vơi trong và khí Clo.

D. Xođa và khí cacbonic.

Hướng dẫn đánh giá:
 Mức đầy đủ: Đáp án B.
Để chuyển NH4+  NH3 cần dùng một dung dịch bazơ và phải có tính kinh
tế  nước vôi trong.
Để chuyển NH3  N2 cần dùng một chất oxi hóa khơng độc với mơi trường
và có tính kinh tế  chọn oxi khơng khí.

Phương trình phản ứng:


16
Ca(OH)2  Ca2+ + 2OHNH4+ + OH-  NH3  + H2O
4NH3 + 3O2 (KK)  2N2 + 6H2O

 Không đạt: Đáp án khác hoặc không làm bài.
Câu 10: Tã lót trẻ em sau khi giặt vẫn giữ lại một lượng nhỏ ammoniac. Để khử
sạch amoniac nên dùng chất gì sau đây cho vào nước xả cuối cùng để giặt?
A. Phèn chua

B. Giấm ăn

C. Muối ăn

D. Gừng

tươi
Hướng dẫn đánh giá:
 Mức đầy đủ: Đáp án B.

 Không đạt: Đáp án khác hoặc khơng làm bài.
Câu 11: Dựa vào tính chất vật lí nào của nitơ để người ta sử dụng bơm vào các
lốp máy bay?
Hướng dẫn đánh giá:
 Mức đầy đủ: N2 là khí khơ và khơng duy trì sự cháy.
 Mức chưa đầy đủ: Chỉ trả lời được một trong hai ý trên.

 Không đạt: Trả lời không đúng ý nào hoặc khơng trả lời.

Câu 12: Vì sao nitơ lỏng được dùng làm lạnh trong công nghiệp và trong phịng
thí nghiệm?
Hướng dẫn đánh giá:
 Mức đầy đủ:
- N2 có nhiệt độ sôi thấp (-195,80C, nitơ chuyển sang trạng thái lỏng).
- Giá thành rẻ.
 Mức chưa đầy đủ: Chỉ trả lời được một trong hai ý trên.

 Không đạt: Trả lời không đúng ý nào hoặc không trả lời.
Câu 13: Trong viện bảo tàng, người ta thường để tranh quý trong những ống
chứa chất khí gì để tránh sự rỉ màu?
Hướng dẫn đánh giá:


17
 Mức đầy đủ: Ống chứa nitơ.

 Không đạt: Trả lời không đúng ý nào hoặc không trả lời.
Câu 14: Vì sao khơng thể dùng trực tiếp nitơ trong khơng khí làm phân bón?
Hướng dẫn đánh giá:
 Mức đầy đủ: Cho dù là lượng nitơ trong khơng khí rất lớn nhưng lại tồn tại ở
dạng khí nitơ là hinhg thức tồn tại mà thực vật không thể trực tiếp hấp thụ
được. Vì các phân tử nitơ trong khơng khí là

 Không đạt: Trả lời không đúng ý nào hoặc không trả lời.
Câu 15: Nitơ được sử dụng rất rộng rãi trong việc bảo quản sản phẩm khỏi q
trình oxi hóa, enzim hóa và phản ứng của các vi sinh vật. Hãy nêu một số tính
chất vật lí vận dụng trong trường hợp này của nitơ?
Hướng dẫn đánh giá:
 Mức đầy đủ:

- N2 là chất khí khơng màu, khơng mùi, khơng hịa tan và khơng độc.
- Nitơ là khí “trơ” ở điều kiện thường.
 Mức chưa đầy đủ: Chỉ trả lời được một trong hai ý trên.

 Không đạt: Trả lời không đúng ý nào hoặc không trả lời.
Câu 16: Nitơ (N2) chiếm 78% thể tích của khơng khí. Tuy nhiên, đa số thực vật
khơng thể chuyển hóa nitơ tự do thành đạm được. Dựa vào cấu tạo phân tử của
nitơ, em hãy giải thích vấn đề trên?
Hướng dẫn đánh giá:
 Mức đầy đủ: Đa số thực vật không thể chuyển hóa nitơ tự do thành đạm là vì:
- Nitơ có liên kết ba rất bền vững, do đó rất khó tạo thành các hợp chất của
nitơ đạm amoni, đạm nitrat,…
- Chỉ có vi sinh vật ở nốt sần cây họ đậu có thể cố định đạm từ nitơ khơng
khí.
 Mức chưa đầy đủ: Chỉ trả lời được một trong hai ý trên.

 Không đạt: Trả lời không đúng ý nào hoặc không trả lời.


18
Câu 17: Trong thực tế, khi trồng rau, bà con nơng dân thường tận dụng nước
tiểu đem pha lỗng rồi tưới cho rau xanh. Sau hai ngày rau trở nên xanh non mỡ
màng. Vì sao tưới nước tiểu rau trở nên xanh non hơn? Rau sau khi tưới nước
tiểu hai ngày có nên hái bán hoặc dùng khơng?
Hướng dẫn đánh giá:
 Mức đầy đủ:
- Tưới nước tiểu chính là bón đạm cho cây vì trong nước tiểu có chứa ure.
- Sau khi tưới nước tiểu hai ngày thì khơng nên sử dụng rau ngay, vì hàm
lượng trong rau cịn nhiều, ăn rau sẽ không tốt cho sức khỏe.
 Mức chưa đầy đủ: Chỉ nêu và giải thích được một trong hai ý trên.


 Không đạt: Trả lời không đúng ý nào hoặc không trả lời.
Câu 17: Hãy kể tên 3 loại phân đạm thường được người nông dân sử dụng bón
cho cây trồng?
Hướng dẫn đánh giá:
 Mức đầy đủ: Phân đạm amoni, phân đạm nitrat, ure.
 Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng 1 hoặc 2 loại phân đạm.

 Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 18: Hàm lượng đạm (% khối lượng N) trong các loại phân đạm sau đây
giảm dần theo thứ tự?
A. CO(NH2)2 > NH4NO3 > (NH4)2SO4 > Ca(NO3)2
B. CO(NH2)2 > NH4NO3 > Ca(NO3)2 > (NH4)2SO4
C. (NH4)2SO4 > NH4NO3 > CO(NH2)2 > Ca(NO3)2
D. Ca(NO3)2 > (NH4)2SO4 > NH4NO3 > CO(NH2)2
Hướng dẫn đánh giá:
 Mức đầy đủ: Đáp án A.
Trong công thức của các loại đạm này đều có 2 nguyên tử N nên hàm lượng N
sẽ càng lớn khi phân tử khối có giá trị càng nhỏ.
Do đó hàm lượng đạm giảm dần theo thứ tự phân tử khối tăng dần:



×