Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Chương trình giáo dục đại học ngành quản trị kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.82 KB, 8 trang )

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Tên chương trình: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
Ngành, chuyên ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh
(Business Administration)
Mã số ngành, chuyên ngành: 60 34 05


1. Mục tiêu chung
Đào tạo những học viên có phẩm chất chính trị vững vàng; có kiến thức bao quát về
lĩnh vực kinh tế; có những kiến thức và kỹ năng cơ bản, hiện đại và tổng hợp về quản trị kinh
doanh trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và nền kinh tế tri thức; phát triển kỹ năng quản lý cần
thiết để giúp học viên trở thành một nhà quản trị năng động và thành đạt, có phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp và có trách nhiệm đối với xã hội; xây dựng một nền tảng kiến thức vững chắc để
tiếp tục tự đào tạo, phát triển năng lực cá nhân và nâng cao khả năng thích nghi với sự thay đổi
của môi trường làm việc.

2. Mục tiêu cụ thể
a. Kiến thức:
- Mở rộng, nâng cao và cập nhật hơn cho học viên các kiến thức cơ sở đã được giảng dạy
ở bậc đại học chuyên ngành “Quản trị kinh doanh”.
- Cung cấp các kiến thức chuyên sâu về quản trị và quản trị kinh doanh hiện đại.
- Cung cấp cho học viên các công cụ cần thiết trong việc thu thập thông tin, xử lý và giải
quyết các vấn đề liên quan đến quản trị tổ chức và quản trị kinh doanh (sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ) các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
b. Kỹ năng:
- Phát triển khả năng tư duy, xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến chiến lược
và những quyết định đúng đắn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức.
- Phát triển kỹ năng sáng tạo, kỹ năng quản lý trên cơ sở ứng dụng những kiến thức về
quản trị kinh doanh vào giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu


luôn biến động của nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Trang bị kỹ năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ chuyên ngành và các phương tiện điện
tử phục vụ hoạt động kinh doanh trong môi trường quốc tế.
c. Năng lực:
- Có năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn liên quan đến hoạt động
quản trị của một tổ chức ở các cấp độ khác nhau (ngành, các tổ chức kinh tế-xã hội…).
- Có khả năng quản lý, điều hành, thực hiện các hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong môi trường kinh doanh trong nước cũng
như quốc tế.
- Có năng lực nghiên cứu, xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách cho các tổ
chức để hoạt động trong môi trường khu vực và quốc tế.

3. Danh mục học phần
Mã số Tên học phần Số tín chỉ
Học phần
tiên quyết
1. Phần kiến thức chung 4
PS501 Triết học 2(2-0)
GS501 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2(2-0) PS501
2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành 26
2.1. Các học phần bắt buộc 18
EC501 Kinh tế vi mô 2(2-0)
EC502 Kinh tế vĩ mô 2(2-0)
EC503 Kinh tế lượng 2(1-1)
EC531 Phương pháp nghiên cứu kinh tế và kinh doanh 2(1-1) GS501
EC532 Quản trị chiến lược 2(1-1)
EC533 Quản trị nguồn nhân lực 2(1-1)
EC534 Quản trị Marketing 2(1-1)
EC535 Quản trị sản xuất 2(2-0)
AF511 Quản trị tài chính 2(1-1)

2.2. Các học phần tự chọn 8
EC523 Luật thương mại quốc tế 2(2-0)
EC536 Quản trị rủi ro 2(2-0)
EC537 Quản trị kinh doanh quốc tế 2(2-0)
EC538 Nghiên cứu Marketing 2(1-1)
EC539 Nghệ thuật lãnh đạo 2(2-0)
EC540 Hành vi tổ chức 2(2-0)
AF501 Kế toán quản trị cho quyết định 2(1-1)
AF512 Phân tích và đánh giá dự án 2(1-1)
AF513 Tài chính quốc tế 2(2-0)
3. Luận văn 15
EC600 Luận văn thạc sĩ 15(0-15)
Tổng cộng: 45

4. Mô tả vắn tắt nội dung các học phần
EC501Kinh tế vi mô 2(2-0)
Là môn học cơ sở, mô tả hành vi ứng xử của các thành viên của một nền kinh tế, trong
đó chủ yếu là người tiêu dùng và doanh nghiệp trước những khả biến của thị trường. Môn học
cũng trình bày những lý thuyết về cấu trúc và phân tích thị trường, những biến dạng của cơ chế
cạnh tranh và khả năng đạt lợi ích tối đa của người tiêu dùng và doanh nghiệp trước các nguồn
lực có hạn trong sản xuất cũng như trong tiêu dùng. Môn học cũng trình bày các tác động của
các chính sách kinh tế đối với các doanh nghiệp dưới góc độ kinh tế vi mô.

EC502 Kinh tế vĩ mô 2(2-0)
Học phần cung cấp các kiến thức về kinh tế vĩ mô bao gồm cơ sở khoa học và thực tiễn
của các nguyên lý kinh tế vĩ mô. Nâng cao và chuyên sâu về các quy luật vận động của nền
kinh tế thị trường, mối liên hệ biện chứng, nhân quả của các hiện tượng và quá trình của nền
kinh tế đóng, các nền kinh tế mở; các công cụ phân tích kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các công cụ
phân tích về chính sách tiền tệ, tài khoá và sự phối hợp tài khoá, tiền tệ nhằm điều tiết tổng cầu
bảo đảm tăng trưởng tích cực, kiểm soát lạm phát, hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp, khắc phục những

tiêu cực trong sự vận động có chu kỳ của nền kinh tế.

EC503Kinh tế lượng 2(1-1)
Học phần cung cấp cho người học lý thuyết và thực hành về các mô hình, phương pháp
phân tích định lượng trong việc xử lý dữ liệu kinh tế và định hướng vận dụng các phương pháp
này trong các lĩnh vực khác nhau như: Kinh tế thủy sản; Quản trị kinh doanh; Tài chính-Ngân
hàng...
Đây là công cụ cần thiết cho người học trong việc xây dựng các mô hình trong kinh tế,
quản lý. Nội dung học phần giới thiệu một số mô hình kinh tế, những phương pháp ước lượng
các mô hình tĩnh và động, những tiêu chuẩn để kiểm định các giả thiết thống kê, đánh giá mô
hình. Yêu cầu khi học, học viên phải hiểu được kết quả xử lý của các chương trình, sử dụng
được các phần mềm cơ bản (TSP, SPSS, EXCEL...) của kinh tế lượng.

EC504 Kinh tế môi trường 2(1-1)

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu về mối quan hệ giữa
môi trường phát triển kinh tế bền vững; kinh tế học của chất lượng môi trường; những kỹ năng
trong phân tích kinh tế tác động tới môi trường; các phương pháp đánh giá giá trị môi trường;
kinh tế học tài nguyên; sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên môi trường.


C531 PP nghiên cứu kinh tế và kinh doanh 2(1-1)
Học phần cung cấp cho học viên cả lý thuyết và thực hành về qui trình và
phương pháp NCKH; cách thức xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương và
tổ chức nghiên cứu khoa học theo các loại hình khác nhau (bao gồm đề cương luận
văn, chuyên đề nghiên cứu và tiểu luận khoa học…); phương pháp thu thập dữ liệu,
tài liệu và xử lý; phương pháp tìm đọc, lược khảo và trích dẫn các tài liệu khoa học
để viết luận văn/tiểu luận khoa học, viết bài báo khoa học và viết báo cáo đề tài/dự
án…



EC532 Quản trị chiến lược 2(1-1)

Môi trường kinh doanh ngày càng rộng, tính chất cạnh tranh và biến động của môi
trường ngày càng mạnh mẽ, việc định hướng trong tương lai càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Quản trị chiến lược là công cụ định hướng và điều
khiển các hoạt động của doanh nghiệp theo các mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh của môi trường
và do đó, nó đóng vai trò quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Đây là môn học chuyên
ngành quan trọng. Mục tiêu môn học là cung cấp cho học viên kiến thức chuyên sâu về quản trị
chiến lược và sự vận dụng vào thực tiễn doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Học phần này phân tích tiến trình quản trị chiến lược. Học viên nhận được sự hướng
dẫn theo định hướng thành lập tổ chức hiệu quả, phân tích môi trường ngành, đánh giá nguồn
lực tổ chức và năng lực cạnh tranh, chiến lược lợi thế cạnh tranh. Môn học phân tích các mô
hình kinh doanh và chiến lược trong thời đại internet, xây dựng sức mạnh nguồn lực và năng
lực tổ chức.

EC533Quản trị nguồn nhân lực 2(1-1)
Học phần cung cấp tổng quan những nguyên tắc cơ bản về chọn lọc và tuyển dụng
cũng như những xu hướng của khu vực. Nhấn mạnh giá trị và mối tương quan giữa chiến lược
và việc tuyển dụng đúng người cho tổ chức. Môn học minh họa cụ thể các công cụ tuyển dụng,
ví dụ: bảng phân tích công việc, trắc nghiệm tâm lý, phỏng vấn, lý lịch, tham khảo, v.v..
Học viên được trang bị những kiến thức nâng cao về: đào tạo & phát triển và thực hành
cách xây dựng một chương trình đào tạo cho doanh nghiệp; hệ thống khen thưởng và đặc biệt
những vấn đề công bằng trong chính sách chi trả lương thưởng và phúc lợi, đồng thời làm thế
nào để chính sách đó gắn liền với mục tiêu chiến lược của tổ chức. Các thành tố chính của hệ
thống đánh giá và khen thưởng, học viên sẽ được thực hành như bảng mô tả công việc, bảng
phân tích và đánh giá công việc, cấu trúc chi trả, khảo sát lương, và hoạch định tiền thưởng.

EC534Quản trị Marketing 2(1-1)
Quản trị marketing là môn học khái quát toàn bộ họat động marketing trong doanh

nghiệp. Học phần giúp học viên nắm vững và hệ thống hóa những kiến thức chuyên sâu sau: hệ
thống thông tin marketing; phân tích môi trường, ngành, đối thủ cạnh tranh; nghiên cứu & lựa
chọn thị trường mục tiêu; định vị sản phẩm; chiến lược marketing mix; xây dựng kế hoạch
marketing hoàn chỉnh; tổ chức thực hiện các chương trình marketing và kiểm tra – đánh giá
hiệu quả hoạt động marketing. Những kiến thức này có thể áp dụng cho việc hoạch định chiến
lược tiếp thị đối với những doanh nghiệp theo hướng thị trường hoặc các tổ chức không kinh
doanh.

EC535Quản trị sản xuất 2(2-0)
Quản trị sản xuất và công nghệ là một trong những nội dung chính trong quản trị doanh
nghiệp, là yếu tố quyết định trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất và sức cạnh tranh của
doanh nghiệp. Môn học sẽ trang bị cho học viên những kiến thức chuyên sâu bao gồm: Dự báo
nhu cầu sản xuất sản phẩm; Ra quyết định trong quản trị sản xuất; Định vị doanh nghiệp; Đánh
giá năng lực công nghệ; Dự báo công nghệ; Lựa chọn công nghệ; Đổi mới công nghệ; Quản trị
R&D; Chuyển giao công nghệ; Chiến lược công nghệ của doanh nghiệp.
Học xong học phần này học viên có thể nắm vững bản chất của quản trị sản xuất và
công nghệ, nhận thức được vai trò của sản xuất và công nghệ, có thể tham gia vào việc ra quyết
định về những vấn đề liên quan đến sản xuất và công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất và
công nghệ của doanh nghiệp.

AF511Quản trị tài chính 2(1-1)
Học phần cung cấp cho học viên kiến thức chuyên sâu về quản lý tài chính trong các
doanh nghiệp. Cụ thể bao gồm phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, phân
tích và ra quyết định đầu tư dài hạn theo quan điểm dòng tiền, học viên hiểu và vận dụng các
mô hình quản lý tài sản, chính sách cổ tức, hệ thống đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính
trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Giáo viên sẽ hướng người học vận dụng các lý thuyết
này vào thực tiễn của doanh nghiệp thông qua phân tích thảo luận nhóm về khả năng ứng dụng
cho từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể phục vụ cho việc ra quyết định quản lý về mặt tài chính.

EC523Luật thương mại quốc tế (2-0)


Luật thương mại quốc tế điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế liên quốc gia,
bao gồm một tổng thể các luật lệ và quy tắc chơi trong thương mại, kinh doanh toàn cầu,
dựa trên các lý thuyết kinh tế, pháp luật chủ yếu là của các nước công nghiệp phát triển.

×