ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.HCM
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------
ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN MÔN HỌC
I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ MÔN HỌC
1. Tên môn học: Quản trị Tiếp thị (Marketing Management)
2. Mục tiêu môn học:
Cung cấp cho người học những khái niệm, nguyên lý, và kỹ thuật cần thiết để có thể hoạch
định các chiến lược tiếp thị cho doanh nghiệp theo hướng thị trường. Những kiến thức này
cũng có thể áp dụng cho việc hoạch định chiến lược tiếp thị đói với những tổ chức không
kinh doanh.
3. Số đơn vị học trình: 3
4. Phân bổ thời gian: 45 tiết
5. Các môn học cần học trước: Tiếp thị căn bản
6. Hình thức giảng dạy chính của môn học:
Giảng lý thuyết trên lớp kết hợp hướng dẫn thảo luận nhóm theo tình huống
7. Giáo trình-tài liệu
1. Philip Kotler et all, Marketing Management :An Asian Perspective, 3
rd
edition,Singapore:
Pearson Prentice Hall,2003.
2 .Malcolm McDonald, Marketing Plans ,4
th
edition, Oxford:Butterworth,2004.
II. NỘI DUNG MÔN HỌC
Môn học quản trị tiếp thị được trình bày trong 9 chương.
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ TIẾP THỊ:
Chi tiết đề mục chương:
1. Các quan điểm quản trị tiếp thị
2. Đặc điểm của quản trị tiếp thị trong môi trường kinh doanh hiện đại
Mục tiêu:Trình bày những khái niệm căn bản về quản trị tiếp thị
Số tiết dự kiến:3- 5
Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:Các quan điểm quản trị tiếp thị và đặc điểm
1
của môi trường kinh doanh hiện đại.
Phương pháp dạy và học: Thuyết giảng và thảo luận
CHƯƠNG 2: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ
Chi tiết đề mục chương:
1. Tiến trình hoạch định chiến lược cấp công ty và cấp đơn vị kinh doanh.
2. Hoạch định tiếp thị: Tiến trình – Nội dung của kế hoạch tiếp thị.
Mục tiêu:
Giới thiệu vai trò của chiến lược và kế họach tiếp thị trong chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp
Số tiết dự kiến: 5
Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:
Tiến trình hoạch định chiến lược, nội dung của kế họach tiếp thị.
Phương pháp dạy và học: Thuyết giảng và thảo luận
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
Chi tiết đề mục chương:
1. Chiến lược phát triển sản phẩm mới: Sự cần thiết phải phát triển sản phẩm mới
2. Chiến lược tiếp thị theo chu kỳ sống của sản phẩm.
3. Chiến lược tiếp thị dịch vụ.
4. Chiến lược nhãn hiệu.
Mục tiêu:
Trình bày những chiến lược sản phẩm mà nhà quản trị tiếp thị có thể áp dụng.
Số tiết dự kiến: 5
Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:
Nội dung của các chiến lược sản phẩm.
Phương pháp dạy và học: Thuyết giảng và thảo luận
CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC GIÁ
Chi tiết đề mục chương:
1. Định giá: xác định mục tiêu, dự báo nhu cầu, ước tính chi phí, phân tích giá của đối thủ
cạnh tranh, chọn phương pháp định giá, chọn giá cuối cùng.
2. Điều chỉnh giá.
2
3. Thay đổi và đối phó với các thay đổi về giá của đối thủ cạnh tranh.
Mục tiêu:
Giơi thiệu những yếu tố mà nhà quản trị tiếp thị phải xem xét khi định giá , các phương pháp định
giá, và những chiến lược thay đổi giá.
Số tiết dự kiến: 5
Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:
Các yếu tố cần xem xét khi định giá, các phương pháp định giá.
Phương pháp dạy và học: Thuyết giảng và thảo luận
CHƯƠNG 5: CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI
Chi tiết đề mục chương:
1. Khái niệm về mạng lưới giá trị và hệ thống các kênh phân phối
2. Quyết định chọn kênh phân phối.
3. Các quyết định về quản trị đối với kênh phân phối.
4. Động thái của kênh phân phối.
5. Tổ chức và quản lý hoạt động bán sĩ, bán lẻ và tiếp vận trong hoạt động tiếp thị.
Mục tiêu:
Giới thiệu các lọai kênh phân phối và những hoạt động quản trị các kênh phân phối của nhà quản
trị tiếp thị.
Số tiết dự kiến: 5
Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:Ưu và nhược điềm của từng lọai kênh phân
Phối, cách thức quản lý các trung gian phân phối.
Phương pháp dạy và học :Thuyết giảng và thảo luận
CHƯƠNG 6: CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ
Chi tiết đề mục chương:
1. Tiến trình truyền thông.
2. Phối thức truyền thông tiếp thị: các công cụ cổ động, các yếu tố cần xem xét để thiết kế
phối thức truyền thông, đo lường kết quả.
3. Phát triển và quản lý hoạt động quảng cáo.
4. Khuyến mại.
5. Quan hệ công cộng
6. Tiếp thị trực tiếp.
7. Quản lý lực lượng bán hàng.
3
Mục tiêu:
Trình bày đặc điểm của từng công cụ cổ động để nhà quản trị tiếp thi có thể lựa chọn áp dụng.
Số tiết dự kiến: 5
Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:Đặc điểm của các công cụ cổ động và những
vấn đề quản lý khi thực hiện một công cụ cổ động.
Phương pháp dạy và học: Thuyết giảng và thảo luận
CHƯƠNG 7: CÁC CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ CẠNH TRANH
Chi tiết đề mục chương:
1. Nhận thức về đối thủ cạnh tranh: Phân loại đối thủ và tìm hiểu đối thủ.
2. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp dẫn đầu thị trường.
3. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp thách đố thị trường.
4. Chiến lược của doanh nghiệp đi theo.
5.Chiến lược của doanh nghiệp nép góc.
Mục tiêu:Trình bày những chiến lược tiếp thị mà các doanh nghiệp có thể chọn lựa căn cứ vào vị
thế cạnh tranh của họ.
Số tiết dự kiến: 5
Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:Nội dung của từng chiến lược theo vị thế cạnh tranh.
Phương pháp dạy và học: Thuyết giảng và thảo luận
CHƯƠNG 8: CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ QUỐC TẾ
Chi tiết đề mục chương:
1. Khái niệm về thị trường quốc tế và sự cần thiết của tiếp thị quốc tế.
2. Chọn lựa thị trường.
3. Các cách thức thâm nhập thị trường quốc tế.
4. Chọn lựa chương trình tiếp thị quốc tế.
5. Tổ chức hoạt động tiếp thị quốc tế.
Mục tiêu:
Trình bày ý nghĩa của chiến lược tiếp thị quốc tế và những cách thức thâm nhập thị trường quốc tế.
Số tiết dự kiến: 5
Kiến thức cốt lõi cần nắm vững: Chiến lược tiếp thị quốc tế
Phương pháp dạy và học: Thuyết giảng và thảo luận
4
CHƯƠNG 9: THỰC HIỆN VÀ KIỂM TRA KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TIẾP THỊ:
Chi tiết đề mục chương:
1. Tổ chức bộ phận tiếp thị trong doanh nghiệp.
2. Thực hiện chiến lược tiếp thị.
3. Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động tiếp thị.
Mục tiêu:
Trình bày những vấn đề liên quan đến việc thực hiện các chiến lược và chương trình tiếp thị, kiểm
tra đánh giá kết quả .
Số tiết dự kiến: 5
Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:Cách thức tổ chức bộ phận tiếp thị trong
Doanh nghiệp và các cách thức kiểm tra kết quả họat động tiếp thị,
Phương pháp dạy và học: Thuyết giảng và thảo luận
---------------------------------------------------------------
DANH SÁCH GIẢNG VIÊN
1/ TRẦN ANH TUẤN
Giám đốc chương trình Việt – Bỉ.
Quá trình đào tạo:
Tiến sĩ (Ph.D)Hành chánh, Đại Học Syracuse, Hoa Kỳ
Từ 1976 – 1990 : Nghiên cứu viên Viện Khoa Học Xã Hội
Từ 1990 – 1997 : Giảng viên – Trưởng Khoa Luật Đại Học Mở - Bán Công Tp.HCM
Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Tp.HCM
Từ 1997 – 2005: Giảng viên, Trưởng khoa Khoa Kinh tế & QTKD, Giám đốc chương
trình Việt – Bỉ Đại Học Mở Bán công TP.HCM
Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Tp.HCM
Phó chủ tịch Hiệp Hội luật sư thế giới
Lĩnh vực chuyên sâu : Quản trị học, Marketing căn bản, Quản trị chiến lược, Quản trị Marketing
Luật kinh tế.
2/ NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP
Phó Giáo sư, Tiến sĩ ngành QTKD, ĐH Kinh tế Sofia (Bulgaria),
Từ 1968 – 1975 : Cán bộ nghiên cứu UBKH Hà Nội
Từ 1988 – 1989 : Trưởng bộ môn – ĐH Tổng Hợp Hà Nội
Từ 1995 – nay: giảng dạy tại ĐH Kinh tế Tp.HCM
Lĩnh vực chuyên sâu : Quản trị học, Marketing căn bản, Quản trị chiến lược, Quản trị marketing
5