Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Hoàn thiện quy trình nhân giống hoa lan hoàng thảo cf 22 03 (dendrobium swartz) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 52 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
HỒN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG HOA LAN
HỒNG THẢO CF.22.03 (DENDROBIUM SWARTZ)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY IN VITRO

Sinh viên thực hiện :

Nguyễn Quốc Khánh

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Văn Tiến
TS. Bùi Thị Thu Hương

Mã sinh viên:

623753

Lớp:

K62CNSHC

Hà Nội – 2023


LỜI CAM ĐOAN
Khoá ḷn “Hồn thiện quy trình nhân giống hoa lan Hồng Thảo


CF.22.03 (Dendrobium Swartz) bằng phương pháp ni cấy IN VITRO” hồn
tồn do tơi nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức thực tế và trao đổi
với giảng viên hướng dẫn.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong khoá luận là trung thực, khách quan và
chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã
được cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong khoá ḷn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2023

Tác giả

Nguyễn Quốc Khánh

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp này, đòi hỏi một sự nỗ lực rất
lớn của bản thân và sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình từ nhiều phía.
Nhân dịp hồn thành khoá ḷn, lời đầu tiên cho phép tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Tiến, ts. Bùi Thị Thu Hương đã dành rất
nhiều thời gian quan tâm, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý Thầy Cô Khoa Công Nghệ
Sinh Học , Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp tôi trang bị kiến thức, tạo
môi trường thuận lợi nhất trong quá trình học tập và thực hiện khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, anh chị em trong trung tâm
nghiên cứu phát triển Hoa Cây Cảnh –Viện Nghiên Cứu Rau Qủa đã tạo mọi
điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ cũng như cung cấp những tài liệu và thông tin cần
thiết giúp tôi phục vụ tốt cho đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã tạo điều
kiện thuận lợi về mọi mặt, động viên, khún khích tơi hồn thành tốt khoá ḷn.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng hồn thành khoá
ḷn tốt nhất song cũng khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý
kiến của quý Thầy, Cô.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Người thực hiện

Nguyễn Quốc Khánh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1
2. Mục đích ............................................................................................................ 2

3. Yêu cầu .............................................................................................................. 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1. Giới thiệu chung về chi hoa lan hoàng thảo................................................... 3
2.1.1. Nguồn gốc lịch sử ....................................................................................... 3
2.1.2. Vị trí phân bố............................................................................................... 3
2.1.3. Phân loại chi lan Hồng Thảo ..................................................................... 4
2.2. Các phương pháp nhân giống hoa lan ............................................................ 5
2.2.1. Phương pháp nhân giống hữu tính cây lan Hồng Thảo............................. 5
2.2.2. Phương pháp nhân giống vơ tính ................................................................ 6
2.2.2.1. Phương pháp tách nhánh (kei) ................................................................. 6
2.2.2.2 Phương pháp nhân giống nuôi cấy mô ...................................................... 7
2.3. Kỹ thuật nuôi trồng hoa lan Dendrobium ...................................................... 8
2.4. Tình hình sản xuất và thiêu thụ hoa lan Hoàng Thảo ở Việt Nam và trên thế
giới ......................................................................................................................... 9
2.4.1. Tình hình sản xuất và thiêu thụ hoa lan Hoàng Thảo trên thế giới............. 9
2.4.2. Tình hình sản xuất và thiêu thụ hoa lan Hồng Thảo ở Việt Nam ........... 10
2.5. Tình hình nghiên cứu về nhân giống in vitro hoa lan Hoàng Thảo trên thế
giới và ở Việt Nam .............................................................................................. 10
2.5.1. Tình hình nghiên cứu về nhân giống in vitro hoa lan Hoàng Thảo trên thế
giới. ...................................................................................................................... 10
iii


2.5.2. Tình hình nghiên cứu về nhân giống in vitro lan Hoàng Thảo ở Việt Nam . 13
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 17
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ................................................................. 17
3.1.1. Đối tượng sử dụng ..................................................................................... 17
3.1.2. Vật liệu sử dụng ........................................................................................ 17
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. ............................................................... 17
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. ........................................................ 17

3.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu in vitro ............................. 17
3.3.2. Nợi dung 2: Nghiên cứu tối ưu hóa môi trường nhân nhanh. ................... 19
3.3.3. Nội dung 3: Nghiên cứu tối ưu hóa mơi trường ra rễ ............................... 20
3.3.4. Nội dung 4: Nghiên cứu xác định giá thể tối ưu cho giai đoạn ra ngôi .... 21
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................... 21
3.5. Xử lý số liệu ................................................................................................. 22
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 23
4.1. Tạo vật liệu khởi đầu in vitro ....................................................................... 23
4.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nano bạc đến khả năng tạo mẫu sạch và khả
năng phát sinh hình thái của chồi mang mắt ngủ ................................................ 23
Hình 4.1: Mẫu thân mang mắt ngủ sau khử trùng sau 15 ngày bằng nano bạc .. 24
4.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng của nano bạc đến tỷ lệ
mẫu sạch và phát sinh hình thái. ......................................................................... 24
4.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mơi trường nền Hyponex đến khả năng phát
sinh hình thái ....................................................................................................... 26
4.2. Tối ưu hóa mơi trường nhân nhanh. ............................................................. 28
4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nước dừa đến khả năng nhân nhanh và chất
lượng chồi ............................................................................................................ 28
4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của bột chuối đến khả năng nhân chồi ................ 30
4.3. Tối ưu hóa mơi trường ra rễ ......................................................................... 32
4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nước dừa đến khả năng ra rễ và chất lượng cây
con ....................................................................................................................... 32
iv


4.3.2. Ảnh hưởng của bột chuối đến khả năng ra rễ và chất lượng cây non ....... 34
4.4. Xác định giá thể tối ưu cho giai đoạn ra ngôi .............................................. 36
4.4.1. Nghiên cứu xác định giá thể tối ưu cho giai đoạn ra ngôi ........................ 36
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 38
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 38

5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 39

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến tỷ lệ mẫu sạch và khả năng phát
sinh hình thái .......................................................................................... 23
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của thời gian khử trùng của nano bạc 150 ppm đến khả
năng tạo mẫu sạch và phát sinh hình thái ............................................... 25
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của môi trường nền đến khả năng phát sinh hình thái của
chồi (sau 6 t̀n ni cấy) ...................................................................... 27
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của nước dừa đến khả năng nhân nhanh và chất lượng
chồi (Sau 6 tuần nuôi cấy) ...................................................................... 29
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của bột chuối đến khả năng nhân nhanh và chất lượng
chồi (Sau 6 tuần nuôi cấy) ...................................................................... 31
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của nước dừa đến khả năng ra rễ và chất lượng cây con ..... 33
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của bột chuối đến khả năng ra rễ và chất lượng cây non..... 35

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Mẫu thân mang mắt ngủ sau khử trùng sau 15 ngày bằng nano bạc .. 24
Hình 4.2: Ảnh hưởng của thời gian khử trùng của nano bạc 150 ppm đến khả
năng tạo mẫu sạch và phát sinh hình thái ............................................... 26
Hình 4.3: Ảnh hưởng của mơi trường nền đến khả năng phát sinh hình thái của
chồi (sau 6 t̀n ni cấy) ...................................................................... 28
Hình 4.4: Ảnh hưởng của nước dừa đến khả năng nhân chồi và chất lượng chồi

................................................................................................................ 30
Hình 4.5: Ảnh hưởng của bợt chuối đến khả năng nhân chồi và chất lượng chồi
................................................................................................................ 32
Hình 4.6: Ảnh hưởng của nước dừa đến khả năng ra rễ và chất lượng cây con . 34
Hình 4.7: Ảnh hưởng của bột chuối đến khả năng ra rễ và chất lượng cây con . 36
Hình 4.8: Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của cây
non ngoài vườn ươm .............................................................................. 37

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PSHT : Phát Sinh Hình Thái
MS

: (Murashige và Skoog, 1962)

NAA : Naphthalene Acetic Acid ( chất điều hòa sinh trưởng thực vật tơng hợp
tḥc nhóm Auxin có cơng thức phân tử là C10H7CH2COOH
Ppm : Part per million đơn vị đo mật độ thể tích

viii


TĨM TẮT
Hoa lan Hồng Thảo CF.22.03 (Dendrobium Swartz) được biết đến là loại
cây cảnh được trồng phổ biến nhất bởi sự da dạng về hình thái màu sắc và hương
thơm của hoa nó vốn là mợt loại cây được đánh giá dễ trồng sinh trưởng khỏe và có
chất lượng hoa phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. ngoài ra nó còn được sử dụng
trong y học cở trùn.

Đề tài hoạn thiện quy trình QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG HOA LAN HỒNG THẢO
CF.22.03 (DENDROBIUM SWARTZ) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NI CẤY IN VITRO
DƯỢC TIẾN HÀNH NHẰM nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng của giống. đề tài

có vai trò quang trọng, giúp tối ưu hóa được nồng đợ Nano bạc và môi trường
nền nuôi cấy trong khử trùng, giúp tối ưu hóa quá trình nhân giống bao gồm xác
định được loại môi trường nhân nhanh và môi trường ra rễ phù hợp nhất và xác
định được loại giá thể khi ra cây. kết quả khảo sát cho thấy:
1. Khử trùng mẫu bằng Nano bạc nồng độ 150 ppm trong 45 phút sau đó
ni cấy trên mơi trường Hyponex 2,5g/l + 0,3 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA cho
hiệu quả vào mẫu tốt nhất với tỷ lệ mẫu sạch và sống đạt 72%, 100% mẫu phát
sinh hình thái theo đường hướng tạo chồi, chồi xanh.
2. Môi trường nhân nhanh tốt nhất là Hyponex 2,5g/l + 0,5 mg/l BA + 0,2
mg/l NAA + 100 ml/l ND + 7,5g/l bột chuối với hệ số nhân đạt 4,75 lần, chồi
xanh mập.
3. Môi trường ra rễ thích hợp nhất là Hyponex 2,5g/l + 0,5 mg/l NAA +
100 ml/l ND + 7g/l bột chuối với số rễ/cây đạt 5,38 rễ, chiều dài rễ đạt 4.17 cm
và chiều cao cây đạt 5,75 cm.
4. Giai đoạn ra ngôi cây con trên nền giá thể Dớn đạt hiệu quả tốt nhất đối
với giống lan Hoàng Thảo CF.22.03, tỷ lệ cây sống đạt 98,88%, chiều cao cây
đạt 7,82 cm, số lá/cây đạt 5,33 lá.

ix


x


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Ở nước ta, hoa và cây cảnh có thể nói là những lồi thực vật rất quan
trọng trong cuộc sống ngày nay. Con người chúng ta dùng hoa để thể hiện tình
cảm cảm xúc, dùng hoa để trang trí cảnh quan, dùng hoa vào những ngày trọng
đại. Có thể nói hoa cây cảnh đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống hiện
đại, cung cấp các giá trị về thẩm mỹ cũng như tinh thần,... Cùng với những giá
trị mà hoa, cây cảnh đem lại, nhu cầu tiêu thụ các loại hoa, cây cảnh ở Việt Nam
là rất lớn, có rất nhiều loại hoa cây cảnh đem lại giá trị kinh tế cao. Nởi bật nhất
trong những năm gần đây có thể kể tới hoa Lan – mợt lồi hoa có rất nhiều
chủng giống với nhiều kiểu dáng màu sắc khác nhau. Việt Nam có khoảng 800
lồi lan rừng mọc tự nhiên ( Trần Hợp -1998). Trong đó Lan Hồng Thảo là mợt
trong những chi lan có số lượng lồi lớn nhất và có vùng nguồn gốc tḥc các
nước Đơng Á và Nam Á, Đơng Nam Á có khí hậu ơn đới, nhiệt đới. Nước ta có
khoảng 101 lồi phân bố rải rác từ Bắc vào Nam. (Trần Hợp - 2000)
Trong số các lồi lan được ưa cḥng hiện nay, lan Hồng Thảo được xếp
vào nhóm trồng phở biến nhất bởi sự đa dạng về hình thái, màu sắc và hương
thơm của hoa, hơn nữa, chúng cũng không đòi hỏi quá ngặt nghèo về điều kiện
trồng và chăm sóc. Bên cạnh đó, đây là loại hoa được đánh giá sinh trưởng khỏe,
có năng suất chất lượng hoa cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Lan Hồng Thảo tḥc họ phong lan. Loại lan này có nguồn gốc từ
Trung Quốc, Hồng Kơng, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, các vùng ôn
đới và nhiệt đới Châu á. Hoàng Thảo là họ nhà lan được sử dụng trong y học cổ
truyền điều trị cơn khát, sốt, tiểu đường, nhiễm trùng, viêm, ung thư, bảo vệ thị
lực và cải thiện khẩu vị, tiêu hóa, bất lực và có mặt trong mợt số loại thực phẩm
chức năng nhằm tăng hiệu suất lao động. Chất chiết xuất từ lan Hoàng Thảo như
dendrobine, dendroxine, dendramine. Trong số này, dendrobine có tác dụng
dược lý bao gồm giảm đau hạ sốt. Ngoài các hiệu quả trên lan Hoàng Thảo còn
là một loại hoa lan cảnh được mọi người chơi khá nhiều và có giá trị kinh tế cao.
1



Nước ta mợt trong những vùng đất được tạo hóa ban cho lồi lan Hồng
Thảo này, nếu khơng có biện pháp bảo vệ kịp thời có thể lâm vào nguy cơ tuyệt
chủng ngồi tự nhiên. Mợt trong những biện pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát
triển loài lan quý hiếm này cần phải tiến hành nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy
in vitro.
Kỹ thuật nhân giống in vitro là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay với
các ưu điểm như tạo được cây con trẻ hóa và sạch bệnh nên tiềm năng sinh
trưởng, phát triển và năng suất cao, khắc phục được nhược điểm của phương
pháp nhân giống truyền thống, khơi phục lại các phẩm chất vốn có của thực vật.
Đồng thời hệ số nhân của phương pháp nhân giống này cao đáp ứng nhu cầu về
số lượng và chất lượng cây giống, đáp ứng nhu cầu sản xuất trên quy mơ lớn.
Vì vậy tơi tiến hành đề tài: “Hồn thiện quy trình nhân giống hoa lan Hồng
Thảo CF.22.03 (Dendrobium Swartz) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro”.
2. Mục đích
Hồn thiện quy trình nhân giống hoa lan Hồng Thảo CF.22.03
(Dendrobium Swartz) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng cây giống.
3. Yêu cầu
Xác định được công thức khử trùng bằng nano bạc và môi trường nền
nuôi cấy tối ưu.
Xác định được môi trường nhân nhanh tối ưu.
Xác định được môi trường ra rễ tối ưu.
Xác định giá thể ra ngôi tối ưu.

2


PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về chi hoa lan hoàng thảo
2.1.1. Nguồn gốc lịch sử
Cây hoa lan được biết đến đầu tiên ở phương Đơng, nói về hoa lan là phải

nói đến người Trung Hoa, họ đã biết về lan vào khoảng 2500 năm về trước tức
là ở thời đại của Đức Khổng Tử (551-479 trước công nguyên ). Ở phương Đông
lan được chú ý đến vì vẻ đẹp duyên dáng của lá, hương thơm của hoa do đó
Khởng Tử đề cao lan là vua của những lồi cỏ cây có hương thơm. Theo các tác
giả Trần Hợp (1990) , Nguyễn Tiến Bân (1997), Võ Văn Chi và Dương Đức
Tiến (1978), Nguyễn Văn Chương, Trịnh Văn Thịnh (1991), cây lan Orchida
thuộc họ

lan

Orchidaceae, bộ

lan Orchidales, lớp

một

lá mầm

Monoctyledoneae, họ lan Orchidaceae ở trong lớp đơn tử diệp, thuộc ngành
ngọc lan, thực vật hạt kín Magoliophyta, phân lớp hành Lilidae, có thể nói theo
Pharastus (376-285 trước cơng ngun) là cha đẻ ngành học và ông cũng là
người đầu tiên dùng từ orchid để chỉ mợt loại lan có củ tròn, Người đạt nền tảng
hiện đại cho môn học về lan là Joanlind (1979-1985), năm 1936 ông đã công bố
sắp xếp các tông họ lan (A Tabuler view of the tribes of orchidaler) và tên của
họ lan do ông đưa ra được dùng cho đến ngày nay
2.1.2. Vị trí phân bố
Cây hoa lan mọc khắp mọi nơi trên thế giới từ miền gió tút đến sa mạc
nóng bỏng khơ cằn từ miền núi cao rừng thẳm đến đồng cỏ miền Bình Ngun và
ngay cả các vùng sình lầy cũng có lan, qua lịch sử biến đổi, cho đến ngày nay,
người ta đã biết họ lan có mợt số lượng lồi rất lớn khoảng 15.000 – 35.000 loài

phân bố chủ yếu ở 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam (nằm gần cực Bắc như Thụy Điển,
Alasksa) xuống đến các đảo cuối cùng của cực Nam ở Australia (tác giả, năm).
Tuy nhiên, phân bố chính của họ này là trên các vĩ độ nhiệt đới đặc biệt là
châu Mỹ và Đông Nam Á. Đa số lan mọc tập trung ở các rừng nhiệt đới, ở các
nước châu Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam… như Phalaenopsis,

3


Vanda, Archinis… ở châu Mỹ như Costarica, Colombia, Venezuela… có các
giống Cattleya, Odontoglosum… (tác giả, năm)
Theo Briger (1971) vùng trung sinh Bắc bán cầu có 75 chi và 900 lồi,
Bắc Mỹ có 170 lồi. Họ lan (Orchidaceae) tḥc vào mợt lồi hoa đơng đảo với
khoảng chừng 750 chi và 30000 lồi ngun thủy và khoảng mợt triệu lồi lai; là
lồi hoa có số lượng lớn đứng thứ 2 sau họ cúc (Asteraceae).
Theo Peresley (1981) thì vùng Châu Á nhiệt đới có 250 chi và 6801 lồi
trong đó chi Dendrobium có 1400 lồi, chi Coelogyne có 200 lồi, chi
Phalaenopsis có 35 lồi. Vùng Châu Mỹ nhiệt đới có 306 chi và 8266 lồi. Trên
thế giới có mợt số nước tập trung nhiều lồi hoa như Colombia có 1300 lồi,
Tân Ghinê có 1450 loài (Phan Thúc Huân).
Ở Việt Nam, dấu vết nghiên cứu về lan ban đầu không rõ rệt lắm, người
đầu tiên có khảo sát về lan ở Việt Nam là Giolas Noureio – Nhà truyền giáo
người Bồ Đào Nha, ông đã mô tả cây lan ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1789
trong cuốn “Flora cochin chinensis”, gọi tên các cây lan trong c̣c hành trình
đến nam phần Việt Nam là Aerides, Phaius và Sarcopodium… đã được Netham
và Hooker ghi lại trong cuốn “Genera Planterum” (1862 – 1883).
Khảo sát sơ bợ ở Việt Nam, chi Dendrobium có khoảng 89 lồi,
Paphipoedium có 25 lồi, Aerdes có 5 lồi, chi Cymbidium có 20 lồi, chi
Phalaenopsis có 7 – 8 lồi…
2.1.3. Phân loại chi lan Hoàng Thảo

Chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) là chi lan lớn thứ 2 trong họ hoa lan
đứng sau lan lọng. Lan Hoàng Thảo rất phong phú và đa dạng với hơn 1600 loài,
phân bố ở các vùng Châu Úc, Châu Á tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á. Lan
Hoàng Thảo rất đa dạng về cấu tạo sinh học, hình thái và phong phú về dạng
cây, dạng hoa. Vì vậy các nhà khoa học đã chia thành 40 nhóm nhỏ để tiện cho
việc nghiên cứu và trồng trọt. Trong đó tiêu biểu nhất là các nhóm:
Nhóm thứ nhất có đặc điểm là lá xanh quanh năm, hoa thường mọc ở gần
ngọn có nhiều màu sắc sặc sỡ như: Dendrobium bigibbum, Dendrobium phalaenopsis…
4


Nhóm thứ hai có đặc điểm là các giả hành buông thõng xuống, mang
nhiều lá xanh hai bên, hoa mọc thành từng chùm hoặc từng hoa như:
Dendrobium anosmum, Dendrobium aphyllum…
Nhóm thứ ba có đặc điểm là hoa mọc ở đỉnh, bng thõng xuống và có
mùi thơm như: Dendrobium farmeri, Dendrobium chrysotoxum…
Nhóm thứ tư có đặc điểm là chùm hoa mọc thẳng đứng, màu xanh hoặc
màu vàng như: Dendrobium atroviolaceum, Dendrobium spetabile…
Nhóm thứ năm có đặc điểm là giả hành mọc thẳng đứng có mợt lớp lơng
bao phủ như: Dendrobium draconis, Dendrobium formosum…
Bên cạnh đó, có thể căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng và dạng thân, lan
Dendrobium được chia thành 2 nhóm chính:
Nhóm thân mềm: Có đặc điểm là các giả hành buông lõng hoặc rủ xuống,
thường thấy ở vùng khí hậu lạnh, gồm các giống được lấy ở vùng cao ngun
Việt Nam, Miến Điện…, trên đợ cao 1000 m.
Nhóm thân cứng: Mọc thẳng đứng thường ở vùng nóng hơn (Malaysia,
Indonexia…).
Ngồi ra còn mợt nhóm Dendrobium trung gian có thể sống ở cả vùng
nóng lạnh như: Dendrobium primulimun, Dendrobium farmeri…
Tác gả Trần Duy Dương (2015)

2.2. Các phương pháp nhân giống hoa lan
2.2.1. Phương pháp nhân giống hữu tính cây lan Hoàng Thảo
Đây là phương pháp truyền thống. Cây con mọc lên từ hạt do quá trình
gieo phấn giữa cây bố và cây mẹ tạo thành. Vì vậy tính trạng của cây con hồn
tồn khơng thể xác định trước được
 Ưu điểm:
- Nhân giống nhanh, số lượng nhiều
- Hệ số nhân giống cao, có thể tạo giống mới từ phương pháp này khi lai tạo
 Nhược điểm:
- Dễ lẫn giống, cây con không đồng đều, năng suất thấp
5


- Hạt hoa nhỏ, khơng hồn chỉnh
- Tỷ lệ nảy mầm thấp
Phương pháp này được tiến hành bằng cách chọn những quả lan có kích
thước to, tròn, khơng dị dạng, không sâu bệnh làm hạt giống.
Tuy nhiên trong quy mô sản xuất thì phương pháp này khó thành cơng vì
phần lớn hạt thường bị chết do không thể gặp được nấm cộng sinh để nảy mầm.
Thông thường lan sẽ nảy mầm trong điều kiện ẩm ướt ở rừng nhiệt đới . tác giả
Bùi thị hền (2009)
2.2.2. Phương pháp nhân giống vơ tính
2.2.2.1. Phương pháp tách nhánh (kei)
Là phương pháp nhân giống hoa lan bằng cách sử dụng những chồi ( keiki )
hình thành từ những đốt ở vòi hoa hoặc trên thân. Những chồi con này có thể
được cắt ra rồi trồng vào chậu hoặc để lại trên thân cây mẹ - chúng sẽ lớn lên
theo chiều đứng và cũng mọc ra hoa như cây mẹ.
Ưu điểm của phương pháp này là giúp nhân nhanh các giống hoa lan, giữ
lại những đặc điểm của cây gốc, dễ làm, phương pháp này thường được các nhà
vườn hay sử dụng với mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, phương pháp này có

nhược điẻm dễ gây suy nhược hoa lan, làm giảm sức sống và khả năng phát triển
của hoa.
Các bước nhân giống hoa lan bằng cách tạo chồi keiki
Bước 1: Kích chồi keiki
Cách 1: Bạn cắt giả hành ra, để nguyên độ dài, bó thành 1 bó, treo chỡ mát,
ẩm. 5 ngày phun B1 và Atonik 1 lần. Phun thuốc phòng trừ nấm cho lan.
Cách 2: Cắt giả hành ra, xử lý vết cắt, gắn, ghép luôn lên giò, chậu. Để nơi
mát ẩm, phân thuốc tưới tắm như trên. Cách này có nhược điểm là không phân
loại được keiki to nhỏ dài ngắn, không xếp ngay ngắn thẳng hàng thẳng lối được
các keiki vì khơng biết trước nó sẽ bung vị trí nào.
Cách 3: Khi chuẩn bị mùa hoa, đáng ra phải tưới vào gốc và cho phơi nắng
để có hoa thì lại cho vào chỗ mát, ẩm thấp, hằng ngày tưới ướt sũng giả hành,
6


tưới vào gốc một lượng nhỏ . 5-7 ngày xịt đẫm vitamin B1 và atonik vào thân
giả hành. Đảm bảo khơng có 1 bơng hoa, keiki mọc chi chít, mỡi mắt 1 keiki.
Bước 2: Cắt keiki
Khi các keiki phát triển và bắt đầu tách ra, rễ dà khoảng 4-5cm thì dùng
dao hoặc kéo đã khử trùng để cắt chúng ra rồi ghép luôn vào giò ( đừng cắt keiki
khi rễ keiki quá dài hoặc quá ngắn- nếu để dài quá sẽ khó ghép còn ngắn hoặc
chưa ra rễ thì sức bật của keiki sẽ yếu không bám được vào giá thể). Sau đó chờ
rễ đâm sâu, bám chắc vào giá thể thì mới bắt đầu bón phân.
2.2.2.2 Phương pháp nhân giống nuôi cấy mô
Đây là phương pháp phổ biến hiện nay được áp dụng trên cây lan và nhiều
loài cây khác.
Ưu điểm: cây con sạch bệnh, khả năng nhân giống nhanh
Vật liệu ni cấy có thể từ đỉnh sinh trưởng của cây con được ươm từ hạt
hoặc cây đã trưởng thành.
Các giai đoạn nuôi cấy

- Chuẩn bị mẫu và các loại môi trường
- Nhập mẫu và khử trùng mẫu
- Đưa mẫu vào các môi trường theo từng giai đoạn phát triển của lan
- Trồng ở ngồi nhà màng
Tồn bợ quá trình từ khi bắt đầu tới khi cây con được đem ra trồng khoảng
6 tháng.
Các công đoạn nhân gống hoa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô
Bước 1: Chuẩn bị mẫu và môi trường
Tiêu chuẩn mẫu được chọn phải khỏe mạnh, sạch bệnh đồng đều về kích
thước và chất lượng. Cây đạt chiều cao từ 1,5 – 2,0 cm, lá xanh tươi, từ 3 - 4
lá thật, không gãy dập, bộ rễ trắng, khỏe mạnh. Tưởng Thị Lý, và cộng sự,
năm 2007
Mơi trường chính sử dụng trong ni cấy in vitro là môi trường MS
(Murashige và Skoog, 1962).
7


Bước 2: Nhập mẫu và khử trùng mẫu
Sau khi chọn được mẫu đáp ứng yêu cầu thì tiến hành rửa sạch, khử trùng
bằng các hóa chất. Đảm bảo mẫu vơ trùng và hoàn toàn sạch.
Bước 3: Cấy mẫu
Mẫu sau khi đã được rửa sạch, đảm bảo điều kiện vô trùng thì thực hiện
thao tác tách mẫu trong tủ cấy vơ trùng. Cấy mẫu cây sau khi tách vào môi
trường nhập mẫu. Sau đó để ở điều kiện nhiệt đợ và cường đợ ánh sáng thích
hợp để mẫu cây hình thành chồi và calluss.
Bước 4: Chuyển mẫu vào môi trường nhân nhanh
Sau khoảng thời gian khoảng 55-60 ngày, mẫu hình thành chồi hoặc cụm
chồi. Tách nhỏ chồi và cụm chồi cây vào môi trường nhân nhanh. Cấy cẩn thận,
thẳng đứng, tránh gãy dập, rồi để mẫu ở cường độ ánh sáng và nhiệt đợ thích hợp.
Bước 5: Chủn mẫu vào mơi trường ra rễ

Sau khoảng 40-45 ngày tiến hành cho cây ra rễ. Các chồi cấy vào môi
trường ra rễ phải khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn về độ tuổi, đồng đều vì sau giai đoạn
này là giai đoạn ngồi nhà màng rất quan trọng.
Bước 6: Chuyển sang vườn ươm
Sau 45 – 50 ngày cấy cây vào môi trường ra rễ, cây hình thành từ 3 – 4 rễ,
3 - 4 lá và chiều cao đạt 1,5 – 2,0 cm, đem cây tập nắng trong vòng 5 ngày. Cây
giống được lấy ra khỏi bịch nuôi cấy nhẹ nhàng, rửa sạch môi trường còn bám
quanh rễ, tránh làm tổn thương cây và rễ. Để cây ráo 5-7 phút và tiến hành trồng
cây vào khay đã chuẩn bị sẵn giá thể.
2.3. Kỹ thuật nuôi trồng hoa lan Dendrobium
Ánh sáng: Lan cần nhiều ánh sáng gần như có thể để ở ngồi trời nhưng
cần phải có lưới che phòng khi lá non bị cháy nắng. Khi thấy cây quặt quẹo, đó
là dấu hiệu thiếu nắng, nếu thiếu nắng cây khó ra hoa.
Nhiệt đợ: Lan cần nuôi trong nhiệt độ từ 8 - 25°C tuy nhiên lan có thể
chịu nóng tới 38°C và có thể chịu lạnh tới 3,3°C. Ngồi ra nếu vào mùa đơng
lạnh dưới 15,6°C trong vòng 4 - 6 tuần lan sẽ khó ra nụ.
8


Đợ ẩm và thoáng gió: Lan mọc mạnh nếu đợ ẩm từ 60 - 70%. Nếu độ ẩm
quá thấp cây non sẽ không lớn được và bị teo đi. Cây cũng khơng mọc mạnh nếu
khơng thoáng gió và trong thời kỳ lan ra nụ nếu khơng thoáng gió nụ sẽ ít đi.
Giá thể: Với mợt số lồi lan trồng khơng cần dùng đến giá thể vẫn sinh
trưởng tốt, nhưng nếu mơi trường sống có giá thể vẫn tốt hơn. Giá thể của lan
gồm những thứ dễ kiếm, có sẵn trong tự nhiên. Những chất liệu này không phải
vùng nào cũng giống nhau và chúng được chọn tùy theo điều kiện ngoại cảnh,
nhân lực, lồi lan và quy mơ sản xuất. Những loại giá thể thường sử dụng như
vỏ thông, vỏ dừa, rêu...
Tưới nước: Vào mùa hè khi lan ra mầm non và mọc mạnh, tưới 2 - 3 lần
một tuần. Vào mùa thu, khi cây đã ngừng tăng trưởng nên tưới nước thưa đi,

mỗi tuần chỉ cần tưới 1 lần cho thân cây khỏi bị teo lại. Vào mùa đông, đây là
thời gian lan chuẩn bị để ra hoa, ngưng hẳn việc tưới nước. Nếu độ ẩm quá thấp
nên phun sương mỡi tháng 1 - 2 lần
2.4. Tình hình sản xuất và thiêu thụ hoa lan Hoàng Thảo ở Việt Nam và
trên thế giới
2.4.1. Tình hình sản xuất và thiêu thụ hoa lan Hoàng Thảo trên thế giới
Hoa lan Hoàng Thảo rất đa dạng và phong phú với hơn 1000 lồi xuất xứ tù
Ấn Đợ cho đến Hàn Quốc, Nhật Bản rồi xuống tới châu Úc, nhưng nhiều nhất
vẫn là ở khu vực Đông Nam Á. Trong vài thập kỷ qua, Thái Lan, Đài Loan và
một số nước Đông Nam Á khác (Malaysia, Singapo) đã tạo được nhiều giống
lan lai đa dạng về chủng loại, màu sắc, hình thái thích ứng với nhiều vùng sinh
thái nhiệt đới và cận nhiệt đới. Điều này góp phần đưa nền cơng nghiệp sản xuất
hoa lan trên thế giới phát triển mạnh mẽ, thị trường xuất nhập khẩu không
ngừng phát triển.
Hiện nay, Thái Lan đang là nước đứng đàu thế giới về xuất khẩu hoa lan
đạt tới 110 triệu USD trong năm 2003, riêng hoa lan cắt cành Dendrobium
chiếm 85-90% thị phần thế giới. Thị trường xuất khẩu hoa lan trên thế giới ngày
càng mở rộng. Kim ngạch xuất khẩu hoa lan trên thế giới hàng năm đạt 1,8 tỉ
9


USD. Kim ngạch thương mại hoa lan cắt cành thế giới năm 2000 đạt 150 triệu
USD. Trong đó nước nhập khẩu hoa lan cắt cành nhiều nhất thế giới là Nhật
Bản, tiếp sau đó là Italia, Pháp, Đức sau đó là Mỹ và các nước khác . (Đặc điểm
sinh trưởng phát triển của mợt số giống hoa lan Hồng Thảo (Dendrobium spp.)
mới nhập nợi tại Phú Thọ - Hồng Ngọc Thuận, Vũ Thanh Hải).
2.4.2. Tình hình sản xuất và thiêu thụ hoa lan Hồng Thảo ở Việt Nam
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm, khá phù hợp với nhu cầu sinh thái và là
điều kiện lý tưởng cho một số chủng lan. Tuy nhiên do vẫn chưa được quan tâm
và đầu tư nên ngành trồng hoa nói chung và ngành trồng hoa la nói riêng chưa

thực thực sự phát triển. Sản xuất hoa lan theo mơ hình cơng nghiệp ở nước ta
mới chỉ phát triển mạnh ở các tỉnh miền Nam – trong đó nởi tiếng nhất là Đà Lạt
và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay trên thị trường Việt Nam vẫn chủ yếu tiêu
thụ các sản phẩm hoa lan của nước ngoài và căn bản là các giống cũ về hình
thái, cấu trúc cánh hoa,.. còn hoa do nước ta sản xuất thì khá hiếm hoi. (Đặc
điểm sinh trưởng phát triển của một số giống hoa lan Hồng Thảo (Dendrobium
spp.) mới nhập nợi tại Phú Thọ Hồng Ngọc Thuận, Vũ Thanh Hải, năm 2016).
2.5. Tình hình nghiên cứu về nhân giống in vitro hoa lan Hoàng Thảo trên
thế giới và ở Việt Nam
2.5.1. Tình hình nghiên cứu về nhân giống in vitro hoa lan Hoàng Thảo trên
thế giới.
Năm 2010, H. Khatun, Mrs. Biswas và Mr. Kabir cùng các cộng sự đã thực
hiện nghiên cứu “ Đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của Dendrobium hybrid
orchid trong nuôi cấy in vitro”. Kết quả nghiên cứu cho rằng kết hợp BAP +
IBA là tốt nhất cho sự tái sinh của lan lai Dendrobium và nồng độ tốt nhất của
mỗi loại chất điều hòa sinh trưởng là 1,0 mg / l.
2010, M. Maridass cùng các cộng sự cho rẳng: “Các kết quả được trình bày
trong nghiên cứu này cho thấy rằng chồi, thân, rễ của Dendrobium nanum đang
phát triển rất tốt trong nuôi cấy in vitro. Môi trường cơ bản MS bổ sung BAP môi trường giàu chất dinh dưỡng để tạo chồi và rễ hình thành. Mơi trường này
10


khác môi trường cơ bản bổ sung hữu cơ tự nhiên các hợp chất đã được sử dụng
để tăng cường in vitro chồi và phát triển rễ của một số phong lan lồi
Cymbidium kanran (Paek và cợng sự, 1990;Chung và cộng sự, 1985),
Cymbidium faberi (Hasegawa và cộng sự, 1985), Địa lan naveomagenatam,
C.goeringii (Paek và Kazoi, 1998) và Cymbidium forrestii (Paek vàYeung,
1991), Dendrobium candium, D. loddigesi, D. waggi và D. moniliforme (Zeng
et al., 1998; Shiau và cộng sự, 2005. Kết luận của nghiên cứu hiện tại, chúng tôi
đã phát triển một và giao thức hiệu quả nhân giống nhanh chóng để có được mợt

số lượng lớn cây con từ thân rễ nền văn hóa chồi của Dendrobium nanum có thể
được được sử dụng để nhân giống quy mô lớn và bảo tồn loài lan này.
Năm 2012, Lita Soetopo và Sri Lestari Purnamaningsih đã thực hiện nghiên
cứu “Vi nhân giống lan Hoàng Thảo thông qua nuôi cấy bảo tồn tế bào”. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra: “Có hai lồi Dendrobium tiếp tục tái sinh từ đầu chồi
non. Số lượng cây con của pseudoconantum tái sinh trên VW, VW + BA sống
sót trong quá trình di thực lần lượt là 75 và 2. Khơng có cây con nào tái sinh trên
½ MS và ½ MS + BA sống sót trong quá trình di thực. Số cây con của
strebloceras tái sinh trên VW là 11,26 trên VW + BA, 11 trên ½ MS và 11 trên
½ MS + BA. Những tấm ván này vẫn tồn tại trong quá trình di thực. Explant tái
sinh từ các cơ thể giống protocorm có nguồn gốc từ hạt chỉ được thực hiện bởi
quang phổ. Các số lượng plbs trên một mẫu dư thừa quang phổ được nuôi cấy
trên VW; VW + BA; ½ MS; ½ MS + BA lần lượt là 26, 3, 40 và 47. Đợi hình
bắn trên VW, VW + BA, ½ MS và ½ MS + BA lần lượt là 38, 7, 11 và 47. Tái
sinh từ chồi thân hoa chỉ P. amabilis. Tỷ lệ cây con sống sót của P. amabilis
trong mơi trường di thực là 62,5% trên VW, 83,33% trên VW + BA + NAA,
77,77% trên ½ MS và 83,33% trên ½ MS + BA + NAA. Sống sót tỷ lệ mẫu cấy
từ các cơ thể giống protocorm trên P. hieroglypha là 100%. Tỷ lệ hình thành plb
trên VW; VW + BA, ½ MS và ½ MS + BA là 8,89% ; 1,11%; 6,67% và 3,33%.
Sự hình thành các chùm và chồi là 5% và 0,56%.

11


Năm 2017, Jaime A.Teixeira da Silva, Mohammad Musharof Hossain
cùng các thành viên trong nhóm nghiên cứu của ơng đã thực hiện thí nghiệm “
Đánh giá khả năng thích nghi của hoa lan Hoàng Thảo được nhân giống bằng
phương pháp in vitro”.
Ơng đã kết ḷn rằng: “Những thay đởi mơi trường đợt ngợt trong quá trình
chủn từ điều kiện in vitro sang ex vitro gây stress cho cây con. Cây con phải

sửa chữa những bất thường về cấu trúc và chức năng do môi trường in vitro gây
ra (Pospišilová et al, 1999, Ziv, Chen, 2008) và chúng phải thích nghi với mơi
trường mới. Các ́u tố hóa học và vật lý của cả mơi trường trong ống nghiệm
và mơi trường ngồi ống nghiệm có thể ảnh hưởng đến sự thành cơng của quá
trình chủn đởi này, tức là sự thành cơng của quá trình thích nghi. Do đó, có
hai cơ hợi để tăng tỷ lệ sống sót và tăng cường sự phát triển của cây trồng trong
quá trình di thực: mợt là bằng cách khai thác và sử dụng các hiệu ứng lâu dài
hoặc hậu quả của điều kiện in vitro (Teixeira da Silva và cộng sự, 2015a), và hai
là lựa chọn điều kiện thích hợp để di thực.
Điều kiện in vitro trước khi thích nghi có thể thay đởi hình thái và sinh lý
của cây con được cấy ghép. Trong Dendrobium, điều kiện ánh sáng, các thành
phần môi trường như PGR hoặc hàm lượng carbohydrate, có thể thay đởi các
thành phần chính của quá trình thích nghi thành cơng (Teixeira da Silva và cộng
sự, 2015a), sự phát triển và chức năng của bợ máy quang hợp và khí khởng điều
chỉnh thoát hơi nước, như đã được chứng minh ở các lồi thực vật khác
(Pospišilová và cợng sự, 1999, Kadleček và cộng sự, 2001, Dobránszki,
Mendler-Drienyovszki, 2014a, Dobránszki, Mendler-Drienyovszki, 2014b).
Các điều kiện ex vitro, chẳng hạn như các yếu tố môi trường và chất nền
được sử dụng để thích nghi, như được áp dụng cho các loài Dendrobium và
giống lai khác nhau, được liệt kê trong Bảng 1. Mơi trường thích nghi trong các
nghiên cứu này có vẻ ngẫu nhiên, nhưng cần được cải thiện và tối ưu hóa bằng
cách theo dõi hình thái, những biến đởi cấu tạo và sinh lý của lá, thân và rễ cây
trong quá trình di thực. Cần có nhiều nghiên cứu đầy đủ hơn về việc sử dụng giá
12


thể đồng bằng hoặc hỗn hợp để hiểu rõ hơn về các yêu cầu dinh dưỡng và rễ của
các giống cây Chùm Ngây và mối tương quan của chúng với sự sống còn của
cây ở giai đoạn thích nghi.
Tạo rễ có thể là mợt giải pháp thay thế hiệu quả để cải thiện khả năng ra rễ

và tỷ lệ sống của Dendrobium. Nuôi cấy quang dưỡng của Dendrobium là một
lĩnh vực khác chưa được khám phá, nhưng có thể là mợt cách để cải thiện hiệu
quả của các quy trình di thực. Theo nghĩa này, tiền thích nghi trong nhà kính
được sử dụng trong mợt số hiện vật sinh học thương mại để sản xuất cây con
(Cardoso và cộng sự, 2013), chủ yếu ở Nam Mỹ và Châu Á, nhưng chưa được
khám phá ở cấp độ khoa học. Kỹ thuật này bao gồm tạo rễ trong ống nghiệm
(tức là trước khi thích nghi) và làm cứng cây con khi vẫn còn trong bình của
chúng trong mơi trường nhà kính bằng cách cho cây con tiếp xúc với sự thay đổi
nhiệt độ, tăng cường độ và chất lượng ánh sáng (ánh sáng mặt trời tự nhiên).
Điều này cũng làm giảm chi phí liên quan đến chiếu sáng nhân tạo trong phòng
tăng trưởng.
Di truyền học phân tử của chi Dendrobium đang tiến bợ rất nhanh, cho
phép phân tích di trùn của lồi quan trọng về kinh tế này (Teixeira da Silva et
al., 2016b). Nếu các gen có giá trị, chẳng hạn như tăng khả năng chống chịu
stress phi sinh học hoặc sinh học, hoặc thậm chí cho màu sắc hoa mới lạ hoặc
kiến trúc thực vật, thì các gen đó có thể được đưa vào thông qua kỹ thuật di
truyền (Teixeira da Silva và cợng sự, 2016c). Các cây biến đởi có nguồn gốc từ
sản phẩm của các thử nghiệm chuyển đổi gen và sinh học phân tử này cũng đòi
hỏi một quy trình thích nghi mạnh mẽ để đưa các kiểu hình mới của chúng thành
hoa quả.”
2.5.2. Tình hình nghiên cứu về nhân giống in vitro lan Hoàng Thảo ở Việt Nam
Năm 2010, Nguyễn Thanh Tùng, và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu “ Áp
dụng phương pháp nuôi cấy lát mỏng tế bào trong nhân giống in vitro cây lan
Hoàng Thảo thân gãy”. Họ kết luận rằng: “Từ kết quả thí nghiệm, chúng tơi
bước đầu đưa ra quy trình nhân giống in vitro lan Hồng Thảo thân gãy thơng
13


qua nuôi cấy lát mỏng tế bào. Lát cắt mỏng đoạn thân (1,0 - 1,5 mm) được nuôi
cấy trên môi trường ½ MS bở sung 0,5 mg/l BAP sau 8 tuần nuôi cấy đạt 50%

tTCL phát sinh PLB với 29,85 PLB/tTCL. 2. Cụm PLB (0,3 x 0,3 cm với 4 - 6
PLB) được nuôi cấy trên môi trường MS đầy đủ bổ sung 3,0 mg/l kinetin kết
hợp với 0,3 mg/l NAA sau 6 t̀n ni cấy cho số chồi hình thành là 5,67
chồi/mẫu với chiều cao chồi đạt 5,68 cm. 3. Chồi in vitro tạo rễ trên môi trường
MS bổ sung 2,0 mg/l NAA sau 4 tuần nuôi cấy đạt trung bình 9,18 rễ/chồi với
chiều dài 1,37 cm. 4. Cây con in vitro hoàn chỉnh (2 - 3 cm; 2 - 3 rễ; 4 - 5 lá)
được huấn luyện và trồng trên giá thể rêu nước và dương xỉ (1:1) sau 4 tuần có
tỷ lệ sống sót là 90%”.
Nghiên cứu khả năng nhân giống lan Hoàng Thảo sáp (Dendrobium
crepidatum Lindl.& Paxt.) – do Nguyễn Văn Kết và Nguyễn Văn Minh (2010
cho rằng “Trong kết quả của thí nghiệm này có thể rút ra một số kết luận sau:
Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy trong 4 loại môi trường thí
nghiệm, mơi trường Vacin Went cho kết quả về các chỉ tiêu sinh trưởng về
chiều cao của cây cao hơn mợt cách có ý nghĩa so với các mơi trường khác.
Trên môi trường Vacin Went, cây lan Dendrobium sinh trưởng và phát triển tốt,
đạt trọng lượng tươi cao (255,4 mg) sau đó là đến mơi trường Hyponex
(180,5 mg), thấp nhất là mơi trường ½ MS (130,7 mg). Trọng lượng khơ
cũng cho kết quả cao trên môi trường Vacin Went (21,5 mg). Tác đợng BA
cảm ứng tạo chồi ở trong thí nghiệm này cho hiệu quả cao hơn TDZ một cách rõ
rệt. Với BA (0.5 mg/l) bổ sung vào môi trường cho kết quả cao nhất (6,8
chồi/cụm chồi). Nồng độ chất điều tiết sinh trưởng càng cao thì kết quả
càng làm giảm trọng lượng tươi cũng như trọng lượng khô cuối cùng.”
Nghiên cứu nhân giống in vitro lan Hoàng Thảo kèn (Dendrobium
lituiflorum Lindl.) do Nguyễn Đức Tuấn, Huỳnh Phước Lễ cùng các cộng sự.
Kết quả nghiên cứu cho biết: “Khử trùng quả lan bằng HgCl2 0,5% trong thời
gian 7 phút có hiệu quả khử trùng tốt nhất với tỉ lệ mẫu sống đạt 83,72%. Môi

14



×