HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
------------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN TỬ HỆ GEN VIRUS
CANINE PARVOVIRUS-2 (CPV-2) GÂY BỆNH
TRÊN CHÓ TẠI HÀ NỘI NĂM 2022”
Hà Nội, 2023
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
------------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN TỬ HỆ GEN VIRUS
CANINE PARVOVIRUS-2 (CPV-2) GÂY BỆNH
TRÊN CHÓ TẠI HÀ NỘI NĂM 2022”
Sinh viên
: Đỗ Thị Lan Hƣơng
Ngành
: Công nghệ sinh học
Giảng viên hƣớng dẫn
: TS. Đồn Thị Thanh Hƣơng
Viện Cơng nghệ sinh học
TS. Nguyễn Hữu Đức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Hà Nội, 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận này hồn tồn được hồn thiện bằng sự tìm
hiểu nghiên cứu khoa học của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS. Đồn Thị
Thanh Hương, Phịng Miễn dịch học – Viện Cơng nghệ sinh học – Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và TS. Nguyễn Hữu Đức, Bộ môn Công
nghệ sinh học động vật – Khoa Công nghệ sinh học – Học viện Nông nghiệp
Việt Nam. Tất cả các số liệu, hình ảnh, kết quả được trình bày trong khóa luận
này là hồn tồn trung thực, khơng sao chép bất cứ tài liệu, cơng trình nghiên
cứu của người khác, mà không ghi rõ nguồn tham khảo. Những nội dung khóa
luận có tham khảo và sử dụng tài liệu, thơng tin được đăng tải trên các tác phẩm,
tạp chí và các website được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo khóa luận.
Tơi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước hội đồng và Học
viện.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2023
Sinh viên
Đỗ Thị Lan Hƣơng
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Đồn
Thị Thanh Hương – Trưởng phòng, Phòng Miễn dịch học – Viện Công nghệ
sinh học – Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt thời gian
thực hiện khóa luận.
Tơi cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể cán bộ phịng Miễn dịch
học – Viện Cơng nghệ sinh học đã quan tâm và hướng dẫn tận tình cho tơi trong
suốt thời gian thực hiện khóa luận này.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS. Nguyễn
Hữu Đức – Bộ môn Công nghệ sinh học Động vật – Khoa Công nghệ sinh học –
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã luôn quan tâm sát sao, hướng dẫn và chỉ
dạy tận tình cho tơi trong suốt q trình học tập cũng như thực hiện khóa luận
này.
Tiếp theo, tơi muốn gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô trong Khoa Công
nghệ sinh học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã luôn tạo điều kiện, tận tình
giúp đỡ tơi trong suốt bốn năm đại học.
Cuối cùng, tơi xin được bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, những người
thân trong gia đình và tồn thể bạn bè của tơi đã ln giúp đỡ, động viên và
đồng hành cùng tôi trong những năm tháng trên giảng đường đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2023
Sinh viên
Đỗ Thị Lan Hƣơng
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... vii
TÓM TẮT .......................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
1.1. Tổng quan về bệnh Parvo ở chó (Canine Parvovirus – CPV) ....................... 4
1.1.1. Lịch sử về bệnh Parvo ở chó ....................................................................... 4
1.1.2. Triệu chứng lâm sàng .................................................................................. 4
1.1.3. Bệnh tích ..................................................................................................... 5
1.1.4. Con đường xâm nhập và cách lây lan ......................................................... 5
1.1.5. Phương pháp phòng và điều trị bệnh .......................................................... 6
1.2. Tổng quan về Canine Parvovirus 2 (CPV-2)................................................. 7
1.2.1. Cách gọi tên và phân loại ............................................................................ 7
1.2.2. Đặc điểm sinh học của CPV-2 .................................................................... 7
1.3. Các phương pháp chẩn đoán CPV-2 ............................................................ 11
1.3.1. Chẩn đoán theo triệu chứng ...................................................................... 11
1.3.2. Chẩn đoán huyết thanh học ....................................................................... 12
1.3.3. Chẩn đoán bằng phương pháp sinh học phân tử ....................................... 12
1.4. Tình hình nghiên cứu về CPV-2 .................................................................. 13
1.4.1. Một số nghiên cứu về CPV-2 trên thế giới ............................................... 13
1.4.2. Một số nghiên cứu về CPV-2 tại Việt Nam .............................................. 15
Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 18
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu .............................. 18
2.1.1. Đối tượng................................................................................................... 18
2.1.2. Thời gian ................................................................................................... 18
2.1.3. Địa điểm .................................................................................................... 18
iii
2.2. Các bước tiến hành ....................................................................................... 19
2.3. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 19
2.3.1. Vật liệu ...................................................................................................... 19
2.3.2. Dụng cụ, trang thiết bị và hóa chất ........................................................... 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 21
2.4.1. Thu nhận và bảo quản mẫu ....................................................................... 21
2.4.2. Phương pháp tách chiết DNA tổng số....................................................... 21
2.4.3. Phương pháp thiết kế mồi ......................................................................... 23
2.4.4. Phương pháp PCR (polymerase chain reaction) ....................................... 24
2.4.5. Phương pháp điện di kiểm tra sản phẩm PCR .......................................... 25
2.4.6. Phương pháp tinh sạch sản phẩm PCR ..................................................... 26
2.4.7. Phương pháp giải trình tự.......................................................................... 28
2.4.8. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................... 29
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................ 30
3.1. Kết quả chẩn đoán CPV-2 bằng phương pháp PCR .................................... 30
3.2. Kết quả thu nhận hệ gen hoàn chỉnh của một số chủng CPV-2 trong
nghiên cứu ..................................................................................................... 31
3.3. Kết quả thu nhận trình tự genome hồn chỉnh của các chủng CPV-2
trong nghiên cứu ........................................................................................... 33
3.4. Thu nhận trình tự gen VP2 và xác định genotype của ba chủng nghiên
cứu ................................................................................................................. 36
3.5. So sánh tỷ lệ tương đồng về nucleotide và amino acid vùng gen VP2 của
các mẫu CPV-2 nghiên cứu........................................................................... 38
3.6. Phân tích trình tự amino acid của VP2......................................................... 42
3.7. Kết quả phân tích cây phả hệ nguồn gốc dựa vào gen VP2 và genome
của các chủng CPV-2 trong nghiên cứu này ................................................. 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 50
Kết luận ............................................................................................................... 50
Kiến nghị ............................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 51
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách mẫu nghiên cứu ................................................................. 19
Bảng 2.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm ........................................................... 20
Bảng 2.3. Quy trình tách chiết DNA tổng số ...................................................... 22
Bảng 2.4. Các cặp mồi thiết kế sử dụng trong nghiên cứu ................................. 23
Bảng 2.5. Thành phần phản ứng PCR ................................................................. 25
Bảng 2.6. Chu trình nhiệt của phản ứng PCR ..................................................... 25
Bảng 3.1. Mẫu bệnh phẩm .................................................................................. 30
Bảng 3.2. Vị trí các gen mã hóa của CPV-2 ....................................................... 35
Bảng 3.3. Danh sách các chủng CPV-2 sử dụng trong nghiên cứu này để so
sánh tương đồng vùng gen VP2 .......................................................... 39
Bảng 3.4. Tỷ lệ (%) đồng nhất về nucleotide (trên đường chéo) và amino acid
(dưới đường chéo) vùng gen VP2 của các chủng CPV-2 ................... 40
Bảng 3.5. Kết quả phân tích đặc điểm gen VP2 dựa trên trình tự amino acid
suy diễn của các chủng nghiên cứu..................................................... 43
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc của Canine parvovirus............................................................ 8
Hình 1.2. Sơ đồ minh họa genome của chủng CPV-2 .......................................... 9
Hình 1.3. Một số q trình tiến hóa của CPV-2 ở chó ........................................ 10
Hình 2.1. Phịng thí nghiệm Miễn dịch học ........................................................ 18
Hình 2.2. Sơ đồ minh họa vị trí các cặp mồi để thu nhận toàn bộ hệ gen CPV-2... 24
Hình 3.1. Kết quả PCR chẩn đốn CPV-2 .......................................................... 31
Hình 3.2. Kết quả điện di sản phẩm PCR khuếch đại genome hoàn chỉnh của
3 chủng CPV-2 trong nghiên cứu này................................................. 32
Hình 3.3. Kết quả đọc trình tự của chủng Par1-VN-2022 qua phần mềm
BioEdit ................................................................................................ 33
Hình 3.4. Kết quả truy cập Ngân hàng gen và so sánh tương đồng trên hệ
thống BLAST-NCBI ........................................................................... 34
Hình 3.5. So sánh trình tự genome của 3 chủng nghiên cứu và chủng tham
chiếu CPV-SH1516 phân lập tại Trung Quốc .................................... 35
Hình 3.6. Cây phả hệ thể hiện mối quan hệ nguồn gốc giữa các chủng CPV-2
của Việt Nam và thế giới (có trên Ngân hàng gen), dựa trên trình tự
nucleotide của gen VP2 có kích thước 1755 bp, sử dụng chương
trình MEGA7, phương pháp Maximum Likelihood với hệ số tin cậy
bootstrap là 1000. ................................................................................ 46
Hình 3.7. Cây phả hệ thể hiện mối quan hệ nguồn gốc giữa các chủng CPV-2
của Việt Nam và thế giới (có trên Ngân hàng gen), dựa trên trình tự
tồn bộ khung đọc mở hệ gen, sử dụng chương trình MEGA7,
phương pháp Maximum Likelihood với hệ số tin cậy bootstrap là
1000. .................................................................................................... 48
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tên đầy đủ
aa
Acid amin
bp
Base pair (Cặp base)
CPV
Canine Parvovirus
cs
Cộng sự
DNA
Deoxyribonucleic acid
kb
Kilobase
nt
Nucleotide
NS
Non-structural protein
ORF
PCR
Open reading frame
(Khung đọc mở)
Polymerase Chain Reaction
(Phản ứng tổng hợp chuỗi)
VP
Viral protein
µl
Microliter
vii
TÓM TẮT
Canine parvovirus type 2 (CPV-2) xuất hiện vào cuối những năm 1970, là
một trong những tác nhân gây bệnh viêm ruột tiêu chảy nghiêm trọng ở chó,
thường gây tử vong. Hiện nay, virus đã lưu hành ở hầu khắp các quốc gia trên
thế giới với tốc độ biến đổi phức tạp. CPV-2 ban đầu đã được thay thế bằng ba
biến thể kháng nguyên mới, là CPV-2a, CPV-2b và CPV-2c.
Mục đích của nghiên cứu này là cung cấp thơng tin đặc điểm phân tử hệ
gen của các chủng CPV-2 được thu thập ở Hà Nội năm 2022. Các mẫu nghiên
cứu được chẩn đoán phát hiện CPV-2 bằng phương pháp sinh học phân tử.
Gen viral protein 2 (VP2) của virus CPV-2 là vùng quyết định tính kháng
ngun, có những biến đổi quan trọng, là chỉ thị phân tử cho các biến thể kháng
ngun. Kết quả giải trình tự và phân tích trình tự gen VP2 của các chủng Việt
Nam cho thấy mối liên hệ chặt chẽ với các chủng CPV-2c có nguồn gốc châu Á;
đặc biệt có đặc trưng riêng bởi các đột biến A5G và I447M, khác biệt với các
chủng của thế giới.
Kết quả so sánh tương đồng nucleotide và amino acid, cùng với phân tích
trình tự amino acid của protein VP2 cho thấy các chủng nghiên cứu có tỷ lệ
tương đồng cao so với các chủng thuộc CPV-2c nhóm châu Á (> 99,54%) và tỷ
lệ tương đồng thấp hơn khi so với chủng vaccine VanguardPlus (97,43 –
98,58%). Mặc dù tỷ lệ sai khác không nhiều, nhưng những đột biến này xảy ra ở
vị trí quan trọng, có thể dẫn tới giảm hiệu lực của vaccine, do đó chó đã tiêm
vaccine nhưng vẫn có thể mắc CPV-2.
Phân tích phả hệ nguồn gốc dựa vào trình tự nucleotide của gen VP2 và
toàn bộ khung đọc mở của 3 mẫu CPV-2 thu được đều thuộc genotype CPV-2c
nhóm châu Á.
viii
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Hiện nay, Việt Nam là một nước có số lượng chó ni tương đối lớn. Theo
Cục Thú y, trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng đàn chó cả nước là gần 7 triệu con
(Trang Thông tin điện tử Cục Thú Y (cucthuy.gov.vn)). Đặc biệt, việc ni chó
cảnh làm thú cưng ngày càng có xu hướng tăng lên theo nhu cầu và điều kiện
kinh tế tăng. Tuy nhiên, do sự đa dạng về các giống nên sức đề kháng và khả
năng thích nghi của chúng khác nhau, cùng với điều kiện khí hậu và mơi trường
nóng ẩm dễ tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh truyền nhiễm lây lan và phát triển.
Canine parvovirus type 2 (CPV-2) là một trong những tác nhân gây bệnh
viêm ruột tiêu chảy nghiêm trọng ở cả chó nhà và chó hoang dã, với tỷ lệ mắc và
tử vong cao, đặc biệt ở những chó nhỏ, chưa được tiêm vaccine (Appel và cs.,
1979; Mylonakis và cs., 2016). Bệnh do parvo virus gây ra ở chó rất dễ lây lan,
chiếm 26% tỉ lệ tử vong trong các bệnh do virus và tỷ lệ tử vong lên đến 10% ở
chó trưởng thành, 91% ở chó con (Appel và cs., 1979; Trương Quang Lâm và
cs., 2022). Các biểu hiện lâm sàng khi nhiễm CPV-2 xuất hiện sau 3-7 ngày ủ
bệnh, bao gồm chán ăn, trầm cảm, nôn mửa, tiêu chảy ra máu hoặc phân nhầy,
thường xuyên mất nước và sốt. CPV-2 được ghi nhận đầu tiên vào cuối những
năm 1970 và lan rộng khắp thế giới vào năm 1978 (Appel và cs., 1979).
CPV-2 thuộc chi Protoparvovirus, họ Parvoviridae và hiện được xếp vào trong
loài Carnivore protoparvovirus 1 (ICTV, 2021), cùng với Feline panleukopenia
virus (FPV) gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo, Mink enteritis virus (MEV) gây viêm
ruột ở chồn và Raccoon parvovirus (RPV) ở gấu mèo. CPV-2 được đặt tên để phân
biệt với Canine minute virus (CnMV) – trước đây gọi là Canine parvovirus type 1.
CPV-2 không liên quan về mặt di truyền và kháng nguyên với CnMV - hiện được
đưa vào chi Bocavirus cùng với parvovirus ở bò và parvovirus ở người (Decaro và
cs., 2011).
Bộ gen của CPV-2 dài khoảng 5,2 kb, gồm 2 gen mã hóa protein phi cấu
trúc (non-structural protein) NS1, NS2 và 2 gen mã hóa protein cấu trúc (viral
1
protein) là VP1 và VP2 (Reed và cs., 1988; Shackelton và cs., 2005). Vỏ capsid
của CPV-2 được tạo thành từ phức hợp của khoảng 60 bản sao của VP1 và VP2
với tỷ lệ tương đương khoảng 10% và 90%. Trong đó, protein VP2 là yếu tố độc
lực chính, có vai trò quan trọng đối với sự tương tác giữa virus và tế bào vật
chủ; protein VP1 hình thành nên một cấu trúc khối 20 mặt, giúp chúng có khả
năng chống lại axit, bazơ, dung môi và nhiệt độ lên tới 50°C (Decaro và
Buonavoglia, 2012). Hai gen không cấu trúc NS1 và NS2 đóng vai trị thiết yếu
cho sự nhân lên của virus và quá trình ―tế bào chết theo chương trình‖
(apoptosis) (Callaway và cs., 2017).
Từ khi trở nên phổ biến vào năm 1978, nhiều biến thể kháng nguyên của
CPV-2 đã xuất hiện và lưu hành ở nhiều quốc gia. Dựa trên sự khác biệt về
kháng nguyên, CPV-2 được chia thành 3 loại biến thể (CPV-2a, CPV-2b và
CPV-2c), thể hiện qua biến đổi tại vị trí amino acid 426 (Asparagine-Asn trong
CPV-2a, Axit aspartic-Asp trong CPV-2b, Axit glutamic-Glu trong CPV-2c)
trên gen VP2 (Nakamura và cs., 2004; Zhou và cs., 2017).
Ở Việt Nam, những ca nhiễm CPV-2 đầu tiên xuất hiện từ năm 1994.
Nghiên cứu của Nakamura và cộng sự năm 2004 tại Việt Nam đã chỉ ra sự lây
truyền rộng rãi CPV-2b giữa chó và mèo. Hiện nay, cả ba biến chủng CPV-2a,
CPV-2b, CPV-2c đều đã có mặt tại Việt Nam (Minh Hoàng và cs., 2019). Kết
quả nghiên cứu của Hoàng và cộng sự năm 2019 cung cấp bằng chứng cho thấy
CPV-2c là biến thể phổ biến nhất ở Việt Nam. Hiện nay, các nghiên cứu về
CPV-2 ở chó tại Việt Nam đang phát triển, tuy nhiên các công bố chủ yếu tập
trung vào chẩn đoán phát hiện, giải mã và phân tích hệ gen VP2 (Đồn Thị
Thanh Hương và cs., 2021). Các nghiên cứu về giải mã và phân tích tồn bộ hệ
gen CPV-2 tại Việt Nam còn hạn chế, hiện có hai cơng bố của Nguyễn Mạnh
Tường và cộng sự năm 2020; Võ Văn Hải và cộng sự năm 2022. Do đó, chúng
tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm phân tử hệ gen virus
Canine Parvovirus 2 (CPV-2) gây bệnh trên chó tại Hà Nội năm 2022” nhằm
2
cập nhật, bổ sung các thông tin về đặc điểm phân tử của hệ gen CPV-2 đang lưu
hành tại Hà Nội.
Mục đích nghiên cứu
Giải mã và phân tích đặc điểm phân tử hệ gen một số chủng virus CPV-2
gây bệnh trên chó ở Hà Nội năm 2022.
Yêu cầu của nghiên cứu
- Chẩn đoán phát hiện CPV-2 bằng phương pháp PCR.
- Thu nhận, giải trình tự hệ gen của một số chủng virus CPV-2 đang lưu
hành tại Hà Nội.
- Phân tích đặc điểm phân tử và xác định kiểu gen của một số chủng CPV-2
đang lưu hành tại Hà Nội dựa trên dữ liệu gen kháng nguyên VP2.
- Phân tích phả hệ nguồn gốc của các chủng virus CPV-2 nghiên cứu dựa
trên dữ liệu gen VP2 và toàn bộ hệ gen.
3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về bệnh Parvo ở chó (Canine Parvovirus – CPV)
1.1.1. Lịch sử về bệnh Parvo ở chó
Bệnh Parvo ở chó là bệnh do Canine Parvovirus 2 (CPV-2) gây ra, hay
còn gọi là bệnh viêm dạ dày-ruột. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng và có tỷ lệ tử
vong cao, đặc biệt là ở chó con và chó chưa được tiêm phịng đầy đủ (Appel và
cs., 1979; Mylonakis và cs., 2016).
Năm 1978, CPV-2 đã được đồng thời ghi nhận trên khắp thế giới là
nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy do virus ở chó (Parrish, 1990). Sự lây lan toàn
cầu của CPV-2 đã được kiểm tra bằng cách phân tích huyết thanh được lưu trữ,
thu thập từ chó trong những năm 1970. Các báo cáo huyết thanh dương tính với
CPV-2 sớm nhất được thu thập ở Hy Lạp vào năm 1974 (Koptopoulos và cs.,
1986). Huyết thanh dương tính được thu thập ở Bỉ và Hà Lan vào cuối năm
1976 và trong năm 1977. Virus lây lan nhanh chóng trên khắp thế giới trong
năm 1978, được thu thập ở Úc vào tháng 5, ở Hoa Kỳ tháng 6, ở Đan Mạch từ
tháng 1 đến tháng 6, ở New Zealand từ tháng 7 đến tháng 10 và Nhật Bản trong
tháng 7 năm 1978 (Parrish, 1990).
Ở Việt Nam, những trường hợp đầu tiên nhiễm CPV ở chó xuất hiện từ
năm 1994. Sau đó đã có những đợt bùng phát bệnh với tỷ lệ mắc và tử vong cao
xảy ra trên toàn quốc (Nakamura và cs., 2004).
1.1.2. Triệu chứng lâm sàng
Thời gian ủ bệnh dao động khoảng từ 3 đến 14 ngày (Trương Quang Lâm
và cs., 2022). Bệnh được biểu hiện ở ba thể lâm sàng: thể ruột, thể viêm cơ tim
và thể tim - ruột kết hợp (canineparvovirus.org).
Thể ruột:
- Là dạng phổ biến nhất, thường gặp ở chó 5 – 10 tuần tuổi.
- Chó sốt kéo dài, ủ rũ, bỏ ăn, nơn mửa.
- Chó tiêu chảy có phân màu hồng hoặc lẫn máu, nhầy, có mùi tanh.
- Chó chết do tiêu chảy mất nước và mất cân bằng điện giải.
4
Thể viêm cơ tim:
- Thường gặp ở chó 4 – 8 tuần tuổi, chó bị suy tim cấp do virus tấn công
gây hoại tử cơ tim.
- Thường chưa biểu hiện triệu chứng nhưng chết đột ngột.
- Có thể biểu hiện thiếu máu nặng, niêm mạc nhợt nhạt, nôn mửa.
Thể kết hợp tim – ruột:
Xuất hiện ở chó 6 – 16 tuần tuổi, chó con chết sau 24 giờ từ khi có triệu
chứng đầu tiên.
1.1.3. Bệnh tích
- Bệnh tích chủ yếu ở ruột, viêm, xuất huyết ở niêm mạc ruột già và ruột
non.
- Thành ruột mỏng do bị bào mòn.
- Hạch lympho ở mạc treo ruột lưng, xuất huyết.
- Phù phổi và viêm cơ tim ở thể kết hợp tim – ruột (Decaro và cs., 2012;
Moon và cs., 2019).
1.1.4. Con đƣờng xâm nhập và cách lây lan
Nguồn lây nhiễm CPV-2 là từ phân của chó bệnh. Canine Parvovirus-2
lây qua tiếp xúc miệng với phân bị nhiễm, hoặc thông qua các bề mặt ơ nhiễm.
CPV-2 có khả năng chống lại tác động của nhiệt độ, chất tẩy rửa và cồn, nên
chúng có thể tồn tại rất lâu ở môi trường xung quanh (Mylonakis và cs., 2016).
Bệnh có thể lây nhiễm trực tiếp khi tiếp xúc với phân của chó bệnh, hoặc gián
tiếp thơng qua lơng, chuồng ni, dây xích, quần áo hoặc da con người từng tiếp
xúc với mầm bệnh, hay trong các môi trường như bệnh viện thú y, cửa hàng thú
cưng, sân chơi,… CPV-2 có thể tồn tại trong 5 tháng ở mơi trường ngồi hoặc
hơn ở điều kiện thuận lợi (Jacob và cs., 1980).
Do đó, việc quản lý và chăm sóc chó bệnh cần đặc biệt chú ý, cũng như
việc tăng cường vệ sinh khu vực nuôi nhốt, điều kiện nuôi dưỡng để hạn chế lây
lan rộng CPV-2.
5
1.1.5. Phƣơng pháp phòng và điều trị bệnh
Tiêm chủng hiện đang là biện pháp hiệu quả nhất và cần thiết để bảo vệ
những cá thể chó, đồng thời thúc đẩy ―miễn dịch bầy đàn‖. Vaccine sống giảm
độc lực đang được sử dụng trên toàn thế giới với khả năng miễn dịch kéo dài (7
năm hoặc lâu hơn) giúp bảo vệ chống lại bệnh tật và nhiễm trùng (Mylonakis và
cs., 2016). Mũi tiêm phịng đầu tiên được tiêm ở chó con từ 6 – 8 tuần tuổi, sau
đó tiêm nhắc lại cứ 2 – 4 tuần, cho đến 16 tuần tuổi. Nếu chó tiêm phịng mũi
đầu sau 16 tuần tuổi, khuyến cáo tiêm hai liều cách nhau 2 – 4 tuần. Sau đó,
vaccine CPV được tiêm nhắc lại khơng thường xun hơn mỗi 3 năm (Day và
cs., 2016).
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại vaccine CPV hiện có, chứa các
biến thể CPV-2 hoặc CPV-2b mang lại khả năng bảo vệ, chống lại tất cả các
biến thể tự nhiên, bao gồm cả CPV-2c. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều báo cáo
ghi nhận các đợt bùng phát CPV nghiêm trọng ở chó nhỏ và chó trưởng thành,
mặc dù đã được tiêm phòng đúng cách (Mylonakis và cs., 2016).
Bên cạnh tiêm chủng, việc chăm sóc sức khỏe của chó là một phần không
thể thiếu. Giữ vệ sinh tốt chuồng nuôi, bao gồm khử trùng tất cả các bề mặt tiếp
xúc và người chăm sóc là rất quan trọng.
Chó nhiễm bệnh có tỷ lệ sống sót thấp tới 9% nếu khơng được điều trị,
nhưng có thể cao hơn 80% khi được điều trị ở các cơ sở chun mơn. Chó được
điều trị nội trú được đảm bảo tốt hơn, tỷ lệ chó khỏi bệnh khi điều trị tại bệnh
viện (78,3%), trong khi điều trị tại nhà là 63,2%. Với những chó có biểu hiện
bệnh nhẹ có thể điều trị tại nhà (Mylonakis và cs., 2016).
Các phương pháp điều trị parvo hiện tại chỉ tập trung vào điều trị triệu
chứng và phòng tránh nhiễm khuẩn thứ phát (Mylonakis và cs., 2016).
- Tiến hành truyền nước cho chó bệnh bằng truyền tĩnh mạch, tránh mất
nước và bổ sung ringer lactate, nước muối sinh lý 0.9%, glucose 5%, kaliclorid
10%.
6
- Sử dụng kháng sinh đường tiêm do chó nhiễm CPV-2 có nguy cơ nhiễm
trùng máu cao.
- Sử dụng thuốc chống nôn, đồng thời bổ sung thuốc bổ, vitamin để tăng
cường sức đề kháng cho chó bệnh.
- Kiểm sốt cơn đau bằng thuốc giảm đau.
1.2. Tổng quan về Canine Parvovirus 2 (CPV-2)
1.2.1. Cách gọi tên và phân loại
Tên khoa học: Canine Parvovirus type 2
Phân loại:
Family (Họ): Parvoviridae
Subfamilies (Phân họ): Parvovirinae
Genus (Chi): Protoparvovirus
Species (Loài): Carnivore protoparvovirus 1
Virus: Canine parvovirus 2
CPV-2 thuộc chi Protoparvovirus, họ Parvoviridae và hiện được xếp vào
trong loài Carnivore protoparvovirus 1 (ICTV, 2021).
1.2.2. Đặc điểm sinh học của CPV-2
1.2.2.1. Hình thái và cấu trúc hệ gen CPV-2
Canine Parvovirus có hình cầu, kích thước nhỏ, đường kính khoảng 25nm.
Cấu trúc capsid khơng có vỏ bao bọc. Vật chất di truyền là một phân tử DNA sợi
đơn, mạch thẳng với độ dài khoảng 5,2 kb (Reed và cs., 1988) (Hình 1.1).
Phân tử DNA chứa hai khung đọc mở chính (open reading frame, ORF).
Khung đọc mở đầu tiên mã hóa hai gen phi cấu trúc là NS1 (non-structural
protein 1) và NS2 (non-structural protein 2) nằm ở đầu 3’ của hệ gen, trong khi
khung đọc mở thứ hai nằm ở đầu 5’ mã hóa cho hai gen cấu trúc là VP1 (viral
protein 1) và VP2 (viral protein 2) (Reed và cs., 1988; Shackelton và cs., 2005).
7
Hình 1.1. Cấu trúc của Canine parvovirus
(Nguồn: />Hai gen khơng cấu trúc NS1 và NS2 đóng vai trị thiết yếu cho sự nhân
lên của virus và gây ra quá trình ―chết theo chương trình‖ (apoptosis) trong tế
bào vật chủ (Callaway và cs., 2017). NS1 là loại protein đa chức năng, cần thiết
để bắt đầu và điều khiển quá trình sao chép DNA của virus. Ngồi ra, NS1 cịn
có vai trị trong q trình đóng gói virus và chuyển hóa một số chất xúc tác. NS2
được tạo ra từ khung đọc mở bên trái của bộ gen virus, chứa 87 acid amin đầu
tận cùng với protein không cấu trúc 1 (NS1) liên kết với 78 acid amin từ một
khung đọc mở tiếp theo. Tuy nhiên, các đặc tính và chức năng của NS2 hiện vẫn
chưa được nghiên cứu chính xác (Wang và cs., 1998).
Khung đọc mở thứ hai mã hóa cho hai gen cấu trúc VP1 và VP2, với vai
trò cấu tạo nên vỏ capsid, ghép từ 6 bản sao của VP1 và 54 bản sao của VP2.
Chúng là kháng nguyên chính tạo nên các kháng thể trung hịa và cũng là yếu tố
gây độc lực (Nakamura và cs., 2004; Zhou và cs., 2017). VP1 chiếm khoảng
10%, đóng vai trị chủ chốt trong quá trình lây nhiễm của capsid trong tế bào,
nhưng lại khơng đóng góp cao trong việc hình thành vỏ virus. Chúng thường
nằm sâu bên trong capsid và khó bị phát hiện bởi kháng thể. Vùng kết thúc của
VP1 chứa một số nhóm acid amin cơ bản giống với trình tự hạt nhân cổ điển,
bao gồm trình tự được bảo tồn gần đầu cuối vùng kết thúc, bao gồm bốn acid
amin cơ bản, mà trong một peptit có thể hoạt động để vận chuyển các protein
khác vào nhân tế bào (Vihinen-Ranta và cs., 2002). VP2 chiếm khoảng 90%
8
protein capsid, rất quan trọng đối với sự tương tác giữa virus và tế bào vật chủ,
tính dinh dưỡng của mô và khả năng sinh miễn dịch. Protein VP2 của virus
CPV-2 rất đa dạng về mặt di truyền và kháng nguyên. Các đột biến ở một số vị
trí quan trọng có thể gây ra những thay đổi acid amin làm thay đổi phạm vi vật
chủ và tính kháng nguyên của virus (Callaway và cs., 2018). Các protein capsid
có lõi trung tâm được bảo tồn cao, linh hoạt giữa các sợi β tương tác với nhau để
tạo nên hầu hết bề mặt capsid. Các đặc điểm bề mặt của capsid bao gồm một
vùng nhô lên dài 22 Å (spike) trên các trục gấp ba, một chỗ lõm sâu 15 Å
(canyon) xung quanh các cấu trúc hình trụ ở các trục gấp năm và một chỗ lõm
sâu 15 Å (dimple) ở hai trục gấp đơi. Ngồi ra, các trục gấp ba là vùng kháng
nguyên nhất của capsid và là mục tiêu để trung hịa các kháng thể (Miranda và
cs., 2016).
Hình 1.2. Sơ đồ minh họa genome của chủng CPV-2
1.2.2.2. Các biến chủng của CPV-2
Mặc dù CPV-2 là một virus DNA, nhưng tỷ lệ thay thế bộ gen của nó là
khoảng 10-4 trên mỗi vị trí mỗi năm, tương tự như virus RNA (Zhou và cs.,
2017). Năm 1978, CPV-2 lần đầu được xác định từ sự bùng nổ dịch ở chó tại
Hoa Kỳ và Úc (Appel và cs., 1979), sau đó, nó đã được báo cáo tại nhiều quốc
gia trong năm 1978 và 1979. CPV-2 có liên quan chặt chẽ với parovirus ở mèo
(FPV), vì thế, nó được giả định là biến thể vật chủ của FPV. CPV-2 được đặt tên
để phân biệt với Canine minute virus (CPV-1).
Các protein VP2 của virus CPV-2 rất đa dạng về mặt di truyền và tính
kháng nguyên. Đột biến ở vị trí quan trọng có thể gây ra những thay đổi về acid
amin ảnh hưởng đến phạm vi vật chủ, tính kháng nguyên cũng như độc lực của
virus, đồng thời làm phức tạp q trình phân tích phát sinh gen và xác định kiểu
gen của các chủng CPV-2.
9
Năm 1980, CPV-2 ban đầu được thay thế hoàn toàn bằng hai biến thể
kháng nguyên mới, được gọi là CPV loại 2a (CPV-2a) và 2b (CPV-2b). Năm
2000, CPV-2c với sự thay thế acid glutamic ở vị trí 426 (Asn ở 2a, Asp ở 2b)
được báo cáo ở Ý (Zhou và cs., 2017). Khi biến thể mới xuất hiện, chúng sẽ rất
nhanh chóng thay thế cho biến thể cũ. Cho đến nay, cả ba biến thể CPV-2 đều
được phân bố trên toàn thế giới, với tỷ lệ tương đối khác nhau theo năm và quốc
gia thu nhận.
Phân tích dịng thời gian của các biến thể kháng nguyên CPV-2 cho thấy
CPV-2 được đặc trưng bởi các đột biến so với FPV là K80R, K93N, V103A,
D323N, N564S và A568D trong VP2, sau đó, nó được thay thế bởi CPV-2a tại
M87L , I101T, A300G, D305Y, V555I. Năm 1984, CPV-2a được thay thế bằng
CPV-2b (N426D và I555V) và cuối những năm 1990, đầu những năm 2000,
CPV-2b được thay thế bởi CPV-2c, chỉ mang đột biến duy nhất D426E
(Miranda và cs., 2016).
Hình 1.3. Một số quá trình tiến hóa của CPV-2 ở chó
10
1.2.2.3. Cơ chế gây bệnh
Khi chó bị nhiễm CPV-2, thời gian ủ bệnh ngắn 3 – 7 ngày và sau đó sẽ
xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. CPV-2 sẽ sử dụng nguyên liệu của tế bào
vật chủ để nhân lên hàng loạt. Trước tiên, virus tấn công hạch bạch huyết tại
vùng hầu họng rồi tiếp tục xâm nhập vào tế bào lympho (Prittie và cs., 2004).
Những virus này sẽ cản trở đường đi của các tế bào lympho, đồng thời lẩn tránh
khỏi hệ thống phòng thủ của vật chủ và tiếp tục xâm nhập vào máu. Nhiều tế
bào lympho bị nhiễm CPV-2 sẽ bị tiêu diệt, dẫn đến số lượng bạch cầu giảm.
Khi đi vào máu, virus nhanh chóng tấn công vào tủy xương phá hủy tế bào miễn
dịch non và giảm số lượng bạch cầu làm suy yếu khả năng miễn dịch của vật
chủ. Cùng với đó, virus tấn công vào biểu mô của ruột non làm vô hiệu hóa khả
năng bổ sung chất dinh dưỡng và khả năng chống mất nước của cơ thể vật chủ.
Chu kỳ nhân lên của CPV-2 xảy ra trong nhân của tế bào vật chủ đang
phân chia tại cuối pha S hoặc đầu pha G2. Sự lây nhiễm và nhân lên diễn ra
nhanh chóng, thường tác động trên tủy xương và đường ruột của vật chủ. Một
gram phân của con chó nhiễm trùng nặng có thể chứa đủ vật chất virus để lây
nhiễm cho hơn 10 triệu con chó khác qua tiếp xúc đường tiêu hóa (Prittie và cs.,
2004). Virus bắt đầu nhân lên ở mô bạch huyết hầu họng và đi vào huyết tương,
tiếp đó là biểu mơ đường ruột thường nhiễm ở ngày thứ 4. Kháng thể có thể xuất
hiện khoảng ngày thứ 5 sau khi nhiễm bệnh và tăng lên đối đa từ ngày thứ 7 đến
ngày thứ 10. Các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện từ ngày 4 đến ngày 10 sau khi
nhiễm virus (Prittie và cs., 2004).
1.3. Các phƣơng pháp chẩn đốn CPV-2
Vì CPV-2 lây nhiễm rất nhanh nên việc phát hiện sớm, chính xác để cách
ly và điều trị những con chó bệnh là vơ cùng quan trọng. Dưới đây là một số
phương pháp có thể áp dụng để chẩn đoán CPV-2.
1.3.1. Chẩn đoán theo triệu chứng
CPV-2 ở chó gây ra những triệu chứng như ủ rũ, chán ăn, sốt, nơn mửa và
tiêu chảy, phân có lẫn máu và chất nhầy, mùi tanh. Tuy nhiên, chẩn đoán theo
11
triệu chứng chỉ có thể áp dụng trong số ít trường hợp, bởi vì khơng chỉ có CPV2 gây ra các triệu chứng bệnh như trên (Mylonakis và cs., 2016).
1.3.2. Chẩn đoán huyết thanh học
Kỹ thuật ELISA (Enzyme-linked Immunosorbent assay): dựa vào tính đặc
hiệu kháng nguyên - kháng thể và được thực hiện bằng những bước cơ bản sau:
Kháng nguyên hoặc kháng thể đã biết được gắn trên một giá thể rắn, sau đó cho
mẫu có chứa kháng thể hoặc kháng nguyên cần tìm vào giếng. Bổ sung thêm
kháng thể có gắn với enzyme. Bước cuối cùng thêm cơ chất, enzyme sẽ biến đổi
cơ chất này và tạo tín hiệu màu có thể xác định được bằng máy đo huỳnh quang
(Prittie, 2004; Dik và Şimşek, 2021).
Kỹ thuật sắc ký miễn dịch (immunochromatographic – IC): Khi nhỏ huyết
thanh cần xác định kháng thể lên bản sắc ký, kháng thể đặc hiệu (nếu có) trong
huyết thanh sẽ kết hợp với kháng nguyên gắn màu, phức hợp miễn dịch kháng
thể - kháng nguyên (Dik và Şimşek, 2021).
Xét nghiệm ngưng kết hồng cầu (hemagglutination – HA) cũng là một xét
nghiệm nhanh chóng và đơn giản để phát hiện CPV-2 (Dik và Şimşek, 2021).
Tuy nhiên, các kỹ thuật trên có độ nhạy tương đối thấp (Decaro và
Buonavoglia, 2012).
1.3.3. Chẩn đoán bằng phƣơng pháp sinh học phân tử
Kỹ thuật phản ứng chuỗi polymerase (Polymerase Chain Reaction – PCR)
được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán nhiễm trùng do CPV-2. Phương pháp này chẩn
đốn nhanh chóng và có độ chính xác cao. Ngồi ra, PCR có thể giúp xác định
được kiểu gen của virus gây bệnh thông qua việc sử dụng các cặp mồi đặc hiệu.
Sản phẩm của phản ứng PCR được sử dụng để giải trình tự trực tiếp, cho
kết quả là trình tự nucleotide. Qua việc sử dụng các phần mềm tin sinh học, có
thể xác định tỷ lệ tương đồng và phân tích nguồn gốc của các chủng CPV-2
(Decaro và Buonavoglia, 2012).
12
1.4. Tình hình nghiên cứu về CPV-2
1.4.1. Một số nghiên cứu về CPV-2 trên thế giới
Năm 2001, Buonavoglia và cộng sự đã phân lập được 2 chủng CPV từ
chó bệnh. Nghiên cứu này đã xác định được sự thay đổi acid amin ở vị trí 426
(Asp thành Glu), trong vị trí kháng nguyên chính của capsid virus, đánh dấu sự
xuất hiện của chủng mới CPV-2c tại Ý, cung cấp bằng chứng tiến hóa của CPV
(Buonavoglia và cs., 2001).
Năm 2006, Chinchkar và cộng sự đã nghiên cứu, phân tích trình tự gen
VP2 từ chó nhiễm CPV-2 phân lập tại Ấn Độ. Kết quả cho thấy các chủng phân
lập tại Ấn Độ thuộc CPV-2a, ngoại trừ có bốn chủng thuộc CPV-2b. So sánh
trình tự gen VP2 cho thấy các dịng phân lập ở Ấn Độ có sự khác biệt so với các
dịng phân lập ở Đông Nam Á và dường như các chủng phân lập ở Ấn Độ tiến
hóa độc lập (Chinchkar và cs., 2006).
Nghiên cứu của Nicola Decaro và cộng sự năm 2007 cho thấy biến thể
mới CPV-2c phổ biến ở một số quốc gia châu Âu (Ý, Bồ Đào Nha, Đức) và xuất
hiện không thường xuyên tại Anh; CPV-2a thường xuất hiện ở Bỉ. Sự lan rộng
của CPV-2c trên thế giới cho thấy rằng đột biến Glu-426 mang lại lợi thế nhất
định trong việc nhân lên của virus (Decaro và cs., 2007).
Năm 2018, Torre và cộng sự đã xác định được sự hiện diện của các biến
thể CPV-2 trên chó (CPV-2a, CPV-2b, CPV-2c), đặc tính phân tử của các biến
thể dựa trên gen VP2 ở chó tại Ecuador (Torre và cs., 2008).
Năm 2019, nghiên cứu của Kenneth Ikejiofor Ogbu và cộng sự đã cung
cấp kết quả phân tích bộ gen, để xác định đặc điểm của các chủng CPV-2 được
thu thập ở Nigeria, Châu Phi. Kết quả cho thấy tỷ lệ phổ biến của CPV‐2c
(91,5%) so với biến thể CPV-2a (8,5%). Trình tự VP2 cho thấy sự khác biệt so
với các chủng trước đây ở Nigeria và có mối liên hệ chặt chẽ hơn với các chủng
CPV-2 có nguồn gốc từ Châu Á. Việc phân tích gen khơng cấu trúc NS1 đã
chứng minh những thay đổi acid amin chưa từng thấy trước đây, việc thay đổi
acid amin I60V trong NS1 cũng nằm ở cùng một gốc trong trình tự mã hóa NS2.
13
Bốn thay đổi acid amin bổ sung trong trình tự mã hóa NS2 đã được quan sát
thấy: D93E, T94A, D151N và M152V. Những thay đổi này dẫn đến đột biến âm
thầm trong protein NS1 được mã hóa tương ứng. Kết quả phân tích phân tử cũng
cho thấy nguồn gốc tiến hóa của CPV-2 tại đây chung hướng với CPV-2 từ
Châu Á (Ogbu và cs., 2019).
Nghiên cứu của Bo-Youn Moon và cộng sự năm 2019 đã xác định trình tự
bộ gen với khung đọc mở hoàn chỉnh (4,269 nt) của CPV-2c, mã hóa cả protein
cấu trúc (VP) và protein khơng cấu trúc (NS). Các chủng ở Hàn Quốc này có sự
tương đồng cao so với các chủng ở Châu Á được phân lập tại Trung Quốc, Ý
(một số chó nhập từ Thái Lan) và Việt Nam từ năm 2013 đến 2017. Phân tích
phát sinh lồi dựa trên gen NS1 và VP2 cho thấy các chủng CPV-2c ở Hàn
Quốc liên quan chặt chẽ với chủng ở Châu Á và tách riêng với các chủng phân
lập ở Châu Âu, Nam Mỹ, Bắc Mỹ (Moon và cs., 2019).
Năm 2021, Chengqian Liu cùng cộng sự đã nghiên cứu đặc điểm phát
sinh loài của CPV-2c ở Thượng Hải, Trung Quốc. Nghiên cứu này chỉ ra rằng
các biến thể CPV-2c đã lan ra toàn thế giới và trở thành kiểu gen trội trên chó
nhà ở Thượng Hải. Các phân tích đột biến gen và cấu trúc của protein capsid
VP2 chỉ ra rằng một loại biến thể "CPV-2c châu Á" mới, sở hữu bốn đột biến vị
trí acid amin chính ở 5Gly, 267Tyr, 324Ile và 370Arg, khác với các biến thể
CPV-2c được báo cáo trước đó giữa năm 2011 và 2013. Kết quả cho thấy các
acid amin ở vị trí 426 và 324 của VP2 chịu áp lực chọn lọc, và vị trí của chúng
trong cấu trúc bậc ba của protein VP2 cũng chứng tỏ tầm quan trọng của các vị
trí đột biến acid amin này. Cần tăng cường giám sát di truyền bệnh thường
xuyên đối với các biến thể phổ biến của CPV-2 (Liu và cs., 2021).
Năm 2022, nghiên cứu của Marilena Carrino và cộng sự đã cung cấp
thông tin mới về các đặc điểm di truyền của CPV-2 ở Đông Bắc Ý gần đây, làm
sáng tỏ sự phân nhóm gen đặc biệt của CPV-2 ở Ý. Phân tích phát sinh lồi cho
thấy sự tồn tại của các dịng di truyền trên khắp nước Ý và có thể có sự xuất hiện
của CPV-2 từ các nước Đơng Âu và Châu Á. Chẩn đoán, thu thập dữ liệu bệnh
14
học và xác định trình tự của CPV-2 là tất cả các bước quan trọng để theo dõi
đúng bệnh này.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đều nhằm mục đích theo dõi tình hình
dịch bệnh CPV-2 ở chó và khả năng tiến hóa của virus, nhằm cung cấp thơng
tin, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, chế tạo vaccine cho cơng
tác phịng và điều trị bệnh. Do đó, việc nghiên cứu những thơng tin về CPV-2 là
vơ cùng cấp thiết, để xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật tình hình dịch tễ và đặc
điểm phân tử của CPV-2 trên từng vùng địa lý sẽ giúp cho việc dự đoán xu thế
lây nhiễm cũng như biến đổi của virus.
1.4.2. Một số nghiên cứu về CPV-2 tại Việt Nam
Từ khi xuất hiện sự lây nhiễm và bùng phát CPV-2 tại Việt Nam vào năm
1994 cho đến nay, CPV-2 đã trở thành mối quan tâm đặc biệt với sức khỏe của
những con chó. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào khảo
sát tỷ lệ nhiễm bệnh và các yếu tố liên quan. Những nghiên cứu cụ thể về virus
và sinh học phân tử vẫn chưa có nhiều.
Năm 2004, Nakamura và cộng sự đã nghiên cứu và phát hiện một biến thể
kháng nguyên mới của CPV-2 từ mẫu nghiên cứu tại Việt Nam. Nghiên cứu này
đã cho thấy sự xuất hiện của biến chủng CPV-2b, được kiểm tra bằng phản ứng
hemag-glutination với kháng thể đơn dòng 21C3 và 19D7. Kết quả chỉ ra sự
thay thế acid amin ở vị trí 426, Asp thành Glu, cũng tương tự như sự thay thế
được tìm thấy ở chủng CPV-2 tại Ý. Nghiên cứu này lần đầu tiên thông qua
kháng thể đơn dòng để xác định sự thay thế acid amin dẫn tới sự thay đổi về
kháng nguyên, cùng với đó, nghiên cứu cũng cho thấy có thể có sự xuất hiện của
các biến chủng khác nhau tại Việt Nam (Nakamura và cs., 2004).
Nghiên cứu của Trần Ngọc Bích và cộng sự năm 2013, ―Khảo sát tỷ lệ
bệnh do parvovirus trên chó từ 1 đến 6 tháng tuổi ở Thành phố Cần Thơ‖ dựa
vào kit test nhanh, Parvovirus Rapid test kit CPV Ag (CPV Ag). Kết quả cho
thấy 84 trong tổng số 184 chó nghi mắc bệnh bị nhiễm CPV với tỷ lệ là 45,1%.
15