Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu nhân giống in vitro cây dâu tây hana có nguồn gốc từ nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 56 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY DÂU TÂY
HANA CÓ NGUỒN GỐC TỪ NHẬT BẢN

HÀ NỘI, 2023


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY DÂU TÂY
HANA CÓ NGUỒN GỐC TỪ NHẬT BẢN

Sinh viên thực hiện

: LÊ VĂN TỐN

Mã sinh viên

: 640927


Ngành

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Giảng viên hƣớng dẫn

: TS. NGUYỄN THỊ LÂM HẢI

HÀ NỘI, 2023


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân em thực hiện. Các
số liệu và kết quả đƣa ra trong luận văn này hoàn tồn trung thực, chƣa từng đƣợc sử
dụng và cơng bố trong các khoá luận nào trƣớc đây.
Em xin cam đoan các thơng tin trích dẫn đƣợc sử dụng trong khố luận đều đã
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc, đảm bảo trích dẫn theo đúng quy định.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2023

Sinh viên thực hiện

Lê Văn Tốn

i



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, em đã nhận đƣợc những sự giúp đỡ tận tình và quý báu của các cá nhân và tập thể.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô của Học
Viện Nông Nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thầy, cô giáo và các cán bộ thuộc bộ môn
Công nghệ sinh học Thực vật – Khoa Cơng nghệ sinh học đã tận tình giảng dạy, định
hƣớng và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Lâm Hải đã dành nhiều
thời gian, tâm huyết hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và truyền đạt kiến thức thiết thực
nhất cho em trong suốt quá trình thực tập.
Đồng thời, em xin gửi lời chân thành cảm ơn sâu sắc nhất tới anh Vũ Công
Sơn-Giám đốc Công ty Cổ phần T.E.N Biotech cùng các anh chị trong cơng ty đã
nhiệt tình dạy dỗ, chỉ bảo, trực tiếp hƣớng dẫn khoá luận và cho em những kiến thức
vô cùng quý giá phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn tất cả sự động viên, giúp đỡ, chia sẻ, quan tâm
của gia đình, các anh chị em, bạn bè trong suốt quá trình học tập và hồn thành khóa luận
tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2023

Sinh viên thực hiện

Lê Văn Tốn

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................... vii
TÓM TẮT .......................................................................................................... viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1.Đặt vấn đề........................................................................................................ 1
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài ........................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ....................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ......................................................................................................... 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1 Giới thiệu chung về cây dâu tây ...................................................................... 3
2.1.1 Nguồn gốc .................................................................................................... 3
2.1.2 Phân bố ......................................................................................................... 3
2.1.3 Phân loại ....................................................................................................... 3
2.1.4 Đặc điểm thực vật học.................................................................................. 4
2.1.5 Yêu cầu ngoại cảnh ...................................................................................... 6
2.2 Giá trị của cây dâu tây ..................................................................................... 7
2.2.1 Giá trị dinh dƣỡng ........................................................................................ 7
2.2.2 Giá trị kinh tế................................................................................................ 9
2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu tây trên thế giới và trong nƣớc ................ 9
2.3.1 Trên thế giới ................................................................................................. 9
2.3.2 Trong nƣớc ................................................................................................. 12
2.4 Các nghiên cứu nuôi cấy mô về cây dâu tây trên thế giới và Việt Nam ....... 13
2.4.1 Các nghiên cứu về dâu tây trên thế giới ..................................................... 13

2.4.2 Các nghiên cứu về dâu tây ở Việt Nam ..................................................... 14
iii


PHẦN III: NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 17
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 17
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 17
3.3 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 17
3.3.1 Nội dung 1: Nghiên cứu môi trƣờng nền thích hợp để nhân nhanh cây
dâu tây Hana ........................................................................................................ 17
3.3.2 Nội dung 2: Nhân nhanh cây dâu tây Hana ............................................... 18
3.3.3 Nội dung 3: Tạo cây hoàn chỉnh ................................................................ 19
3.3.4 Nội dung 4: Đƣa cây ra ngoài vƣờn ƣơm .................................................. 20
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................... 21
3.5 Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................................. 21
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 22
4.1 Nghiên cứu môi trƣờng tối ƣu để nhân nhanh cây dâu tây Hana ................. 22
4.2 Nghiên cứu nhân nhanh dâu tây .................................................................... 23
4.2.1 Ảnh hƣởng của BAP tới sự nhân nhanh chồi dâu tây Hana ...................... 24
4.2.2 Ảnh hƣởng của sự kết hợp giữa BAP và IAA tới sự nhân nhanh chồi
dâu tây ................................................................................................................. 25
4.2.3 Ảnh hƣởng của sự kết hợp giữa BAP và IBA đến sự nhân nhanh chồi
dâu tây Hana ........................................................................................................ 27
4.3 Nghiên cứu tạo cây hoàn chỉnh ..................................................................... 28
4.3.1 Ảnh hƣởng của IBA đến sự hình thành rễ cây dâu tây Hana..................... 29
4.3.2. Ảnh hƣởng của Than hoạt tính đến sự hình thành rễ cây dâu tây Hana ... 30
4.4. Trồng cây trong vƣờn ƣơm .......................................................................... 32
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 34
5.1 Kết luận ......................................................................................................... 34
5.2 Đề nghị .......................................................................................................... 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 35
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 38

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Hàm lƣợng dinh dƣỡng có trong 100g dâu tây ..................................... 8
Bảng 2.2. 5 quốc gia có giá trị xuất khẩu dâu tây lớn nhất trên thế giới – 2020 ........ 12
Bảng 4.1. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nền đến sự nhân nhanh chồi dâu tây
Hana sau 4 tuần nuôi cấy .................................................................... 22
Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của BAP đến sự nhân nhanh chồi dâu tây Hana sau 4
tuần nuôi cấy ....................................................................................... 24
Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của BAP và IAA đến sự nhân nhanh chồi dâu tây
Hana sau 4 tuần nuôi cấy .................................................................... 26
Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của sự kết hợp giữa BAP và IBA đến sự nhân nhanh
chồi dâu tây Hana sau 4 tuần nuôi cấy................................................ 27
Bảng 4.5. Ảnh hƣởng của IBA đến sự ra rễ của chồi dâu tây Hana sau 4
tuần nuôi cấy ....................................................................................... 29
Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của THT đến sự ra rễ của chồi dâu tây Hana sau 4
tuần nuôi cấy ....................................................................................... 31
Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến tỷ lệ sống của cây Dâu
tây Hana sau 4 tuần trồng.................................................................... 32

v


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Cấu trúc của cây dâu tây ........................................................................ 5

Hình 3.1 Mẫu cây dâu tây Hana .......................................................................... 17
Hình 4.1. Chồi dâu tây Hana trên môi trƣờng nền khác nhau sau 4 tuần ........... 22
Hình 4.2. Chồi dâu tây giống Hana trên môi trƣờng bổ sung BAP và sau 4
tuần ni cấy ....................................................................................... 24
Hình 4.3. Chồi dâu tây giống Hana trên môi trƣờng bổ sung kết hợp BAP
và IAA sau 4 tuần ni cấy ................................................................. 26
Hình 4.4. Chồi dâu tây giống Hana trên môi trƣờng bổ sung kết hợp BAP
và IBA sau 4 tuần ni cấy ................................................................. 28
Hình 4.5. Rễ của chồi dâu tây giống Hana trên môi trƣờng bổ sung IBA sau
4 tuần ................................................................................................... 30
Hình 4.6. Rễ của chồi dâu tây giống Hana trên môi trƣờng bổ sung THT
sau 4 tuần ............................................................................................ 31
Hình 4.7 Hình ảnh cây dâu tây Hana sau 4 tuần thích nghi với giá thể ở
điều kiện ngồi mơi trƣờng ................................................................. 33

vi


DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt

STT

Viết đầy đủ

1

BAP

6-Benzylaminopurine


2

CT

Cơng thức

3

CV%

Sai số thí nghiệm

4

ĐC

Đối chứng

5

HSN

Hệ số nhân

6

IAA

Axit indol axetic


7

IBA

Axit indol butyric

8

THT

Than hoạt tính

9

GA3

Axit gibberellic

10

TDZ

Thidiazuron

11

2-ip

Dimethylallylamini


12

α-NAA

α– Napthalene acetic acid

13

LSD0.05

Độ lệch tiêu chuẩn mức ý nghĩa 5%

14

MS

Mơi trƣờng Murashige and Skoog – 1962

15

NXB

Nhà xuất bản

16

TB

Trung bình


17

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

vii


TĨM TẮT

Vị ngọt thanh, hƣơng thơm hấp dẫn, căng trịn mọng nƣớc, đó là những đặc
điểm nổi bật của quả dâu tây Hana Nhật Bản. Trong đề tài này chúng tơi tiến hành
nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro cây dâu tây Hana nhập nội từ
Nhật Bản.
Nghiên cứu đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Môi trƣờng MS + 300mg/l NaH2PO4
là môi trƣờng nền cho chất lƣợng cây tốt nhất với chiều cao trung bình của chồi là
4,88 cm/chồi. Môi trƣờng MS + 0.5 mg/l BAP là môi trƣờng cho hệ số nhân cao nhất
với số chồi trung bình cao nhất là 5,26 chồi/mẫu. Mơi trƣờng bổ sung BAP kết hợp
với IAA và BAP kết hợp với IBA cho hệ số nhân chồi khá cao, chất lƣợng chồi tốt,
chồi to, khỏe. Túi nilon rất thích hợp với việc nuôi cấy in vitro cây dâu tây vừa cho
hệ số nhân chồi cao, chất lƣợng chồi tốt, dễ dàng sử dụng, giá thành lại rẻ hơn nhiều
so với các loại bình khác. Mơi trƣờng MS + 300mg/l NaH2PO4 là mơi trƣờng ra rễ
thích hợp và tiết kiệm chi phí nhất của chồi dâu tây giống Hana. Sau 4 tuần trồng, tỷ
lệ sống sót của cây dâu tây Hana trên giá thể Xơ dừa + Peatmoss đạt tỷ lệ sống cao
nhất lên tới 93,75%.

viii



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Dâu tây thuộc chi Fragaria trong họ Rosaceae, là một loại thảo mộc lâu năm,
thân gỗ và là loại trái cây phổ biến. Dâu tây là một loại quả rất phổ biến và đƣợc ƣa
chuộng trên tồn thế giới. Nó đã đƣợc trồng đại trà ở nhiều quốc gia trên thế giới
(Biswas et al., 2007).
Dâu tây Hana có xuất xứ từ Nam Mỹ và đƣợc ngƣời dân Nhật Bản đem về lai
tạo lại và biến nó trở thành đặc sản của Nhật Bản. Với khả năng chịu nhiệt khá cao mà
hiện nay, dâu tây Hana đã và đang đƣợc trồng khá nhiều nơi trên thế giới và tại Việt
Nam, đặc biệt ở Mộc Châu.
Việc nhập khẩu cây giống khá là tốn kém. Hơn nữa chính vì ngƣời nơng dân
trồng ở ngồi trời đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý trên cây dâu tây xuất hiện
ngày một nhiều.
Dâu tây là loại quả có giá trị dinh dƣỡng và kinh tế cao. Hiện nay, ở Việt Nam
có Đà Lạt và Mộc Châu, đã và đang là 2 khu vực đang trồng nhiều dâu tây nhất cả
nƣớc. Dâu tây cũng là loại cây đang làm giàu cho ngƣời nông dân bởi giá thành không
hề rẻ của chúng. Ta có thể sử dụng dâu tây bằng cách ăn trực tiếp, hoặc xay sinh tố,
làm mứt, bánh, kẹo, v.v. Dâu tây có rất nhiều cơng dụng bởi thành phần của chúng,
một trong số đó có thể kể đến nhƣ: làm đẹp da, tốt cho mắt, ngăn ngừa ung thƣ .v.v.
Hiện nay, nhu cầu phát triển các vùng để trồng dâu tây Hana ngày một tăng,
kéo theo đó là nhu cầu cây giống cũng tăng một cách đột biến. Vì vậy, cần địi hỏi kĩ
thuật nhân giống một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, sạch bệnh nhất.
Phƣơng pháp nhân giống in vitro đã và đang đƣợc sử dụng để sản xuất cây
giống dâu tây Hana với số lƣợng lớn trong thời gian nhanh chóng với phần nhỏ của
cây ban đầu (rễ, thân, lá). Cây con trong nuôi cấy mơ đƣợc giữ trong mơi trƣờng
phịng thí nghiệm và thích ứng từ từ với điều kiện thời tiết tự nhiên, nhiều cây con đƣa
ra ngoài vƣờn ƣơm bị chết hoặc phát triển chậm trong thời gian này, tuy nhiên phƣơng
pháp này là cách tốt nhất và nhanh nhất để nhân giống cây trồng với số lƣợng lớn và
chất lƣợng tốt.


1


Do việc nghiên cứu ảnh hƣởng của các chất điều tiết sinh trƣởng đến cây dâu
tây Hana rất ít đƣợc nghiên cứu và cơng bố trƣớc đây. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu
nhân giống in vitro cây Dâu tây Hana” đƣợc tiến hành để đƣa ra nhận xét và tìm ra
chất điều tiết sinh trƣởng phù hợp nhất cho cây trong phƣơng pháp in vitro để đƣa vào
sản xuất số lƣợng lớn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của mọi ngƣời.
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro giống dâu tây Hana có nguồn gốc từ
Nhật Bản, cho hệ số nhân giống cao, cung cấp số lƣợng lớn nguồn cây giống sạch
bệnh, chất lƣợng tốt cho sản xuất.
1.2.2 Yêu cầu
-Xác định đƣợc mơi trƣờng nền thích hợp để nhân nhanh cây dâu tây Hana.
_

Xác định đƣợc mơi trƣờng thích hợp cho giai đoạn nhân nhanh in vitro, tạo cây

dâu tây Hana hồn chỉnh.
-Xác định giá thể ra cây thích hợp nhất đối với cây dâu tây Hana.

2


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu chung về cây dâu tây
2.1.1 Nguồn gốc

Dâu tây có tên danh pháp khoa học là Fragaria × ananassa; là một chi thực vật
hạt kín và lồi thực vật có hoa thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Dâu tây xuất xứ từ châu
Mỹ và đƣợc các nhà làm vƣờn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu
tây đƣợc trồng rộng rãi hiện nay. Loài này đƣợc Duchesne miêu tả khoa học đầu tiên
năm 1788. Loại quả này đƣợc nhiều ngƣời đánh giá cao nhờ hƣơng thơm đặc trƣng,
màu đỏ tƣơi, mọng nƣớc và vị ngọt. Các giống dâu tây đƣợc trồng tại Nhật Bản hiện
nay có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và Chile. Cách đây hơn 200 năm, các thƣơng nhân ngƣời
Hà Lan đã mang giống dâu tây của châu Mỹ về lục địa già để canh tác. Trong quá trình
giao thƣơng, những quả dâu tây ra đời tại Hà Lan đƣợc đƣa đến Nhật Bản vào khoảng
giữa thế kỷ 19. Cảng Nagasaki, cửa ngõ giao dịch sầm uất nhất lúc bấy giờ là nơi tiếp
nhận các thùng dâu tây Hà Lan. Trong suốt nửa cuối thế kỷ 19, dâu tây đƣợc xem là
một loại trái cây nhập khẩu từ châu Âu, ngƣời ta không nghĩ đến việc trồng nó ngay tại
nƣớc Nhật.
2.1.2 Phân bố
Dâu tây thích nghi với nhiều loại sinh thái khác nhau: ôn đới, Ðịa Trung Hải,
cận nhiệt đới và á ôn đới, v.v. Trên thế giới có rất nhiều quốc gia trồng nhiều dâu tây
nhƣ: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan và một số quốc gia khác. Tại Nhật Bản, dâu
tây đƣợc đƣợc trồng trên khắp cả nƣớc. Mỗi nơi mỗi giống dâu tây khác nhau tạo ra sự
đa dạng về các loại dâu tây trên thị trƣờng tiêu thụ cũng nhƣ tăng cao tính đặc thù của
từng địa phƣơng.
Ở Việt Nam, dâu tây chủ yếu đƣợc trồng ở những nơi nhƣ: Đà Lạt – Lâm Đồng,
Sapa – Lào Cai, Mộc Châu – Sơn La là những nơi có khí hậu mát mẻ và điều kiện
ngoại cảnh phù hợp với sự sinh trƣởng và phát triển của dâu tây.
2.1.3 Phân loại
Theo hệ thống phân loại thực vật quốc tế Classification USDA PLANTS cây dâu
tây đƣợc phân loại nhƣ sau:

3



• Giới Plante – Thực vật
• Phân giới Tracheobionta – Thực vật bậc cao
• Ngành Magnoliophyta – Thực vật có hoa
• Lớp Magnoliopsida – Thực vật 2 lá mầm
• Họ Rosaceae – Họ hoa hồng
• Chi Fragaria L.
Các lồi dâu tây trồng chính nhƣ sau:
• Fragaria daltoniana
• Fragaria iinumae
• Fragaria nilgerrensis
• Fragaria nipponica
• Fragaria nubicola
• Fragaria viridis
• Fragaria yezoensis
• Fragaria moupinensis
• Fragaria orientalis
• Fragaria vesca (Dâu tây dại)
• Fragaria moschata ( Dâu tây xạ)
• Fragaria x ananassa (Dâu tây vƣờn)
• Fragaria chiloensis (Dâu tây Chile)
• Fragaria iturupensis (Dâu tây Iturup)
• Fragaria virginiana (Dâu tây Virginia)
Theo James F.Hancock (1992), bộ nhiễm sắc thể của cây dâu tây có nhiều độ bội
khác. Dựa vào các độ bội đó ngƣời ta chia dâu tây thành 5 nhóm: nhóm nhị bội
(2n=14), nhóm tứ bội (4n=28), nhóm lục bội (6n=42), nhóm bát bội (8n=56), nhóm
thập bội (10n=70).
2.1.4 Đặc điểm thực vật học
Cây dâu tây là loại cây thân thảo, cây lâu năm, thân ngắn với rất nhiều lá mọc
cực kỳ gần nhau. Chồi nách đƣợc mọc từ nách lá, phụ thuộc từng điều kiện môi trƣờng
và đặc điểm ra bông của từng giống.


4


Hình 2.1 Cấu trúc của cây dâu tây
(Nguồn: Larry L. Strand, 1994)

2.1.4.1 Thân
Cây dây tây có thân ngắn gọi là “crown”. Những lá mới và hoa phát sinh từ
phía thân vào đầu mùa xn. Thƣờng thì từ thân chính sẽ phát sinh thêm 1 đến 2 thân
con nữa và các nhánh này góp phần vào năng suất của cây dâu tây sau này. Thƣờng
ngƣời ta để 2 đến 3 thân, số thân từ 8 đến 10 sẽ làm cho cây khơng ra hoa. Dâu có 2
kiểu thân là thân chính (crown) và thân bị (stolen). Thân bị dài thƣờng có 2 đốt, tại
các đốt tạo thành cây mới gọi là daughter.
+ Thân chính: Thân chính có nhiều đốt, mỗi đốt thân là khoảng giữa hai gốc
cuống lá liên tiếp, các đốt thân ngắn. Cây dâu tây có tuổi thọ một vài năm mới có
chiều dài thân đáng kể, thân nằm ngang mặt đất.
+ Thân bò: Là nhánh đƣợc mọc ra từ mắt đốt thân chính. Một thân chính có khả
năng mọc ra nhiều thân bị. Khác với thân chính, thân bò kéo dài từ 5 đến 25 cm. Thân
bò phát triển rất mạnh, tăng nhanh về chiều dài và đốt sống. Ở mỗi đốt lá tiêu biến
thành dạng vảy hoặc lá khơng hồn chỉnh (lá có 1 thùy hoặc 2 thùy). Đốt lẻ có thể phát
sinh thành thùy bị (tùy thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh), ở đốt chính sinh ra cây
con. Cây con bám rễ và phát triển thành cây hồn chỉnh. Thân bị có ý nghĩa trong nhân
giống với hệ số cao, trong trồng trọt thân bò sinh ra cây con để đảm bảo mật độ cây trồng

5


hoặc nhân giống cho vụ sau.
2.1.4.2 Lá

Lá có hình dáng, cấu trúc, độ dầy và lƣợng lông thay đổi dựa theo giống. Cây
dâu tây có rất nhiều lá bao bọc quanh thân. Đa số những giống dâu tây đều có cuống
dài, cuống lá thƣờng có màu trắng khi lá cịn non và chuyển sang màu đỏ của đất khi
lá già, lá kép với 3 lá chét, mép lá có răng cƣa, một số loại giống có lá kép với 4 hoặc
5 lá chét. Mỗi lá tồn tại từ 1 đến 3 tháng phụ thuộc từng điều kiện khí hậu.
2.1.4.3 Rễ
Hệ thống rễ chùm, rễ phát triển ở độ sâu cách mặt đất khoảng 30 cm. Rễ cây dâu
tây phát triển tối ƣu nhất trong hoàn cảnh nhiệt độ 25°C. Rễ hỗ trợ cây hút nƣớc và những
dƣỡng chất, giúp cố định cây. Rễ có chu kỳ sống từ vài ngày đến vài tuần phụ thuộc từng
điều kiện.
2.1.4.4 Hoa
Phân chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh có một hoa. Hoa có 5 cánh mỏng, màu
trắng, hơi tròn. Hoa dâu tây là hoa lƣỡng tính nên dâu tây là loại cây tự thụ, có 25 – 30
nhị màu vàng và 50 – 500 nhụy, đế hoa hình mũ.
2.1.4.5 Quả
Quả dâu tây là quả giả do đế hoa phồng to, quả thật nằm ở phía bên ngồi quả
giả, là quả bế thƣờng hay đƣợc gọi là hạt. Số lƣợng quả bế nhiều và nhỏ bao trùm bề
mặt quả.
Quả dâu tây phát triển sau khi hoa nở, trái non có màu xanh lục, khi quả chín,
quả thƣờng có màu đỏ, quả dâu chin sau 20 – 30 ngày tùy điều kiện. Dâu tây thƣờng ra
quả theo chùm xếp hình xim. Quả đầu có kích cỡ lớn nhất.
Quả dâu tây mọng nƣớc có hƣơng thơm, vị ngọt lẫn vị chua, thƣờng đƣợc sử
dụng để làm các món tráng miệng.
2.1.5 u cầu ngoại cảnh
2.1.5.1 Khí hậu
Nhiệt độ: nhiệt độ phù hợp cho cây dâu tây phát triển và sinh trƣởng là 18 –
22°C. Biên độ nhiệt ngày và đêm cao sẽ tạo điều kiện để gia nâng cao chất lƣợng và
năng suất quả dâu tây. Giai đoạn cây phân hóa chồi non và ra bơng cần nhiệt độ từ 15
– 24°C, giai đoạn tạo thành trái cần biên độ nhiệt ngày đêm cao sẽ cho trái nhiều, nhiệt
độ ngày từ 20 – 25°C, nhiệt độ buổi tối 10 – 15°C cây sẽ cho nhiều trái.

6


2.1.5.2 Ánh sáng
Ánh sáng rất cần thiết cho cây dâu tây phát triển và sinh trƣởng, cƣờng độ ánh
sáng mạnh thì mới phát triển mạnh, thiếu hụt ánh sáng thƣờng ảnh hƣởng nhiều đến
khả năng ra bông kết quả.
2.1.5.3 Ẩm độ và nƣớc
Ẩm độ đất rất cần thiết cho sự phát triển của cây dâu tây là trên 84%, ẩm độ
khơng khí cao và mƣa nối dài dễ tạo bệnh cho cây dâu tây.
2.1.5.4 Đất trồng
Đất trồng cây dâu tây phải đƣợc cung ứng đầy đủ những nhân tố đa lƣợng và vi
lƣợng, cây dâu tây phù hợp đất trung tính pH 6 – 7, phù hợp với loại đất thịt nhẹ, hàm
lƣợng chất hữu cơ cao, đất dƣỡng ẩm nhƣng thốt nƣớc tốt. Đất có hàm lƣợng chất
hữu cơ cao sẽ giúp cây dâu tây phát triển tốt, cho năng suất cao và nối dài thời gian
cho thu hoạch quả
2.2 Giá trị của cây dâu tây
2.2.1 Giá trị dinh dƣỡng
Ngồi những việc tiêu thụ tƣơi, dâu tây có thể đƣợc bảo quản đông lạnh, cũng
nhƣ sấy khô và đƣợc dùng trong một số loại thực phẩm chế biến sẵn. Dâu tây và
hƣơng liệu dâu tây còn đƣợc chế biến và sử dụng trong những sản phẩm từ sữa nhƣ
sữa vị dâu, kem dâu tây, sữa chua dâu tây.v.v.
Dâu tây là loại quả cực kỳ tốt cho sức khỏe của con ngƣời, do dâu tây có chứa
hàm lƣợng vitamin cao. Trong phần thịt của quả dâu tây có một số loại vitamin A, B1,
B2; nhất là lƣợng vitamin C và đƣờng fructose tƣơng đối cao trong đó hàm lƣợng chất
khống nhƣ K, Na, Fe, Ca, P, Mg, Mn, v.v. phong phú và giàu khoáng hơn cả cam,
dƣa hấu. Bên cạnh đó, dâu tây cũng chứa những dƣỡng chất cấp thiết sau đây nhƣ:
Kali, folate, Omega-3, vitamin K, Magiê, đồng, v.v.
Ăn nhiều dâu tây giúp làm đẹp da, thúc đẩy chuyển hóa những chất bên trong
cơ thể, làm máu huyết lƣu thơng, đồng thời có cơng dụng trấn tĩnh an thần, giúp tăng

sức đề kháng chống nhiễm trùng, nhiễm độc, cảm cúm và chống stress, lão hóa.
Đặc biệt những dƣỡng chất nhƣ kali, magiê và vitamin đóng góp vào vai trị
quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe xƣơng khớp. Ăn dâu tây sẽ giúp thúc đẩy
phát triển xƣơng ở trẻ thơ và duy trì xƣơng chắc khỏe ở ngƣời lớn.
Trong dâu tây cực kỳ giàu vitamin C là chất có thể đẩy mạnh miễn dịch đồng

7


thời cịn là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Dâu tây chứa rất nhiều chất chống oxy
hóa cực kỳ tốt cho tim mạch.
Dâu tây cũng có tác dụng về mặt y học theo đơng y, dâu tây có vị ngọt, chua, có
tính mát, cơng dụng bổ phổi, điều hịa vai trị của tiêu hóa, bồi bổ cơ thể, giải độc, tiêu
đờm, bổ hƣ bổ huyết, bổ dạ dày, hạ mỡ, nhuận tràng. Lá dâu tây có thể dùng chế nƣớc
uống nhƣ nƣớc trà, sử dụng để điều trị những bệnh đi tiêu chảy, viêm gan, thận hay
bàng quang. Rễ dâu tây sắc cho sơi có thể sử dụng trị bệnh viêm bàng quang và toàn
bộ trƣờng hợp bị viêm đƣờng tiểu.
Bảng 2.1 Hàm lƣợng dinh dƣỡng có trong 100g dâu tây
Hàm lƣợng
32 Kcal
7,7 g
0,67 g
0,30 g
0 mg
2,0 g

Thành phần
Năng lƣợng
Carbohydrates
Protein

Chất béo tổng số
Cholesterol
Chất sơ
Vitamin
Folates
Niacin
Pantothenic acid
Pyrydoxine
Riboflavin
Vitamin A
Vitamin C
Vitamin E
Vitamin K
Chất điện phân
Sodium
Potassium
Calcium
Iron
Magnesium
Manganese
Zinc
Chất dinh dƣỡng thực vật
Carotene – β
Lutein – zeaxanthin

Tỷ lệ
1,5 %
6%
0,1 %
1%

0%
5%

24 µg
0,386 mg
0,125 mg
0,047 mg
0,022 mg
12 IU
58,8 mg
0,29 mg
2,2 mg

6%
2,5 %
2,5 %
3,5 %
2%
0,5 %
98 %
2%
2%

1 mg
153 mg
16 mg
0,41 mg
13 mg
0,386 mg
0,14 mg


0%
3%
1,6 %
5%
3%
17 %
1%

7 µg
26 µg

––
––

(Nguồn: USDA National Nutrient data base).

8


2.2.2 Giá trị kinh tế
Dâu tây không chỉ mang lại lợi ích dinh dƣỡng mà cịn đem lại lợi ích kinh tế
không hề nhỏ cho ngành sản xuất nông nghiệp. Cây dâu tây từ khi nhập khẩu về nƣớc
ta đã trở thành loại cây ăn quả đem lại nguồn thu nhập chính cho một số vùng, đặc biệt
là các vùng Đà Lạt, Lâm Đồng. Dâu tây khơng hề khó trồng tuy nhiên lại dễ bị mắc
các dịch bệnh, yêu cầu điều kiện ngoại cảnh khắt khe. Nếu đáp ứng tốt các tiêu chí
trên, dâu tây sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Theo trung tâm khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, trung bình 1.000m2 cứ cách ngày
hái đƣợc 10-15kg quả dâu tây, với giá bản khoảng 100.000 đồng/kg, thu nhập từ 15-20
triệu đồng/tháng, sau khi trừ các chi phí cũng lãi rịng từ 10-15 triệu/1.000m2/tháng.

Ngồi ra cây dâu tây hiện nay đang đƣợc ngƣời dân biến trở thành “thú vui” cây
cảnh dùng để trang trí vƣờn, chơi Tết cũng nhƣ làm cảnh trong nhà.
2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu tây trên thế giới và trong nƣớc
2.3.1 Trên thế giới
Thị trƣờng dâu tây toàn cầu hiện nay rất đa dạng, tùy thuộc vào từng quốc gia.
Nguồn cung từ châu Âu đang bị hạn chế, do thời tiết mùa đông lạnh giá ở Tây Ban
Nha, tức là sản lƣợng ở đó thấp hơn bình thƣờng và các quy định hải quan mới đƣợc
áp dụng ở Anh, do hậu quả của Brexit đã dẫn đến sự chậm trễ kéo dài đối với các
chuyến hàng đến quốc gia này. Mùa mƣa ở Trung Quốc kéo dài cũng đã khiến sản
xuất ở nƣớc này chậm lại, dẫn đến sản lƣợng thấp hơn, mặc dù điều này đƣợc cho là sẽ
dẫn đến tình trạng dƣ cung trên thị trƣờng nội địa một thời gian sau khi vào vụ thu
hoạch. Ở Bắc Mỹ, hiện nay cầu đang cao hơn nguồn cung và chỉ dự kiến sẽ tăng trong
thời gian vào ngày lễ tình nhân, vì dâu tây là món ăn truyền thống đặc biệt phổ biến
trong ngày lễ này.
Ở Đức: Trồng trọt trong nƣớc đang phát triển. Tại Hamburg, các lô hàng khan
hiếm nhập khẩu từ Tây Ban Nha bán đƣợc giá cao hơn đáng kể so với trái cây Ai Cập
dồi dào. Tại Đông Đức, nhu cầu giảm đáng kể sau kỳ nghỉ lễ và nguồn cung từ Ai
Cập, Hy Lạp, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ đã đƣợc điều chỉnh tƣơng ứng. Giá Kilo nằm
trong khoảng €3,50 đến €16. Việc trồng dâu tây trong nhà kính hiện đang đƣợc áp
dung rất phổ biến tại quốc gia này, bằng chứng là diện tích trồng dâu tây tăng lên đều

9


đặn. Cả vào đầu vụ và vào mùa thu, dâu tây trong nhà kính đều rất hấp dẫn về giá, một
phần do sản lƣợng cao hơn.
Hiện tại, có nguồn cung dâu tây khá tốt từ cả Tây Ban Nha và Maroc vào
Vƣơng quốc Anh. Mùa vụ của Ma-rốc khởi đầu chậm chạp vào tháng 11 nhƣng sau đó
đã khởi sắc. Mùa vụ ở Tây Ban Nha, bắt đầu vào giữa tháng 12, sau đó thu hoạch tốt
và dồi dào về sản lƣợng. Thời gian đó ở Tây Ban Nha khá lạnh với nhiệt độ ban đêm

giảm xuống 1 hoặc 2 độ, nhƣng điều này đƣợc bù đắp bởi rất nhiều ánh nắng mặt trời
vào ban ngày và trăng tròn vào ban đêm vẫn đảm bảo sắc đỏ cho trái.
Theo thống kê, dâu tây là một trong những loại trái cây ƣa thích của các gia
đình Ý: hơn 19,2 triệu gia đình đã mua ít nhất một lần trong năm kết thúc vào tháng 11
năm 2021, bằng 73,6% số gia đình Ý. Tần suất mua hàng rất cao với mức trung bình là
6,9 lần trong suốt 12 tháng, trong khi chi tiêu trung bình cho mỗi lần mua hàng là gần
3 euro cho mỗi lần mua. Trung bình, cho một lần mua hàng, các gia đình Ý mua
khoảng 700 gam sản phẩm.
Ở Tây Ban Nha, các nhà sản xuất đã nhận đƣợc đơn đặt hàng từ các nhà nhập
khẩu Trung và Bắc Âu trong tuần trƣớc ngày lễ tình nhân, trong đó tiêu thụ trái cây
mềm có xu hƣớng tăng rất cao, đặc biệt là dâu tây. Năm nay đang là mùa đơng lạnh
giá và số lƣợng có thể vẫn khan hiếm vào thời điểm đó. Theo đại diện của hiệp hội
Tây Ban Nha đại diện cho phần lớn sản xuất trái cây mềm ở Tây Ban Nha, phần đầu
của chiến dịch đã có kết quả rất khả quan về chất lƣợng và số lƣợng trái cây. Các thị
trƣờng đã đón nhận các nhà xuất khẩu Tây Ban Nha vì điều đó, khơng giống nhƣ
những năm khác sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Ngƣời trồng hy vọng rằng sự phát triển
của trái cây hiện nay sẽ không bị ảnh hƣởng bởi nhiệt độ giảm đột ngột để họ có thể
thu đƣợc chất lƣợng tốt.
Trung Quốc: Thông thƣờng, giá dâu tây ở mức thấp vào đầu tháng 1, nhƣng
năm nay giá mỗi trái dâu tây (chỉ hơn 600 gram) cao tới khoảng 20 nhân dân tệ. Mức
giá cao này là do năm 2021 thời tiết mƣa nhiều khiến cho dâu tây chín muộn, sản
lƣợng bị sụt giảm nghiêm trọng. Trong Lễ hội mùa xuân, giá dâu tây sẽ trở lại mức
tƣơng đối bình thƣờng với sự xuất hiện của số lƣợng lớn dâu tây trên thị trƣờng. Dâu
tây chính ở chợ Bắc Kinh là dâu tây kem từ Sơn Đông và dâu tây Jiujiu từ Đan Đông,
Liêu Ninh. Sự chênh lệch giá giữa hai loại gần nhƣ là gấp đôi. Trong những năm gần

10


đây, một số giống dâu tây mới của “thế giới dâu tây” cũng đã đƣợc tung ra thị trƣờng,

nhƣng do khó khăn trong việc quảng bá nên thị trƣờng Bắc Kinh vẫn chƣa đƣợc mở
cửa. Từ loại dâu tây “Fengxiang”, có thị phần lớn trong những năm đầu, đến loại dâu
“Hongyan” bán chạy ngày nay, chu kỳ thay thế của các giống bán chạy nhất nói chung
là khoảng bảy hoặc tám năm.
Khối lƣợng dâu tây Bắc Mỹ có vẻ sẽ sớm tăng lên, hiện tại đang khan hiếm
do nhu cầu về loại quả này cao. “Khối lƣợng ở miền Trung Mexico và Florida dự
kiến sẽ tiếp tục tăng trong những tuần tới. Chúng tơi dự đốn dâu tây ở Mexico và
Florida sẽ đạt đỉnh vào đúng dịp Ngày lễ tình nhân, ”cơ nói. Điều đó cho thấy, sản
lƣợng hiện tại cao.
Australia: Úc đang trong mùa dâu tây mùa hè, nhƣng đã có nhiều báo cáo trái
chiều từ những ngƣời trồng. Đối với một ngƣời trồng, từ năm 2021 đến 22 là mùa mà
họ có thể quay trở lại sản xuất dâu tây, sau khi đã ngừng sản xuất một vài mùa trƣớc
do hạn hán. Nhƣng ở khía cạnh ngƣời tiêu dùng, khơng có sự sụt giảm đáng kể nào về
giá nhƣ những năm trƣớc đây, khi những chiếc máy tính bảng 250 gram đƣợc bán với
giá dƣới 2 đô la Úc. Các siêu thị lớn đang bán lẻ với giá hơn 3 đơ la. Điều này cũng có
thể bị ảnh hƣởng bởi sự gia tăng của biến thể COVID-19 Omicron, với nhiều nhân
viên chuỗi cung ứng và sản xuất bị buộc thôi việc do nhiễm virus hoặc là „ngƣời tiếp
xúc gần gũi‟. Điều này đã tạo ra sự thiếu hụt sản phẩm tƣơi sống tại một số địa điểm
nhất định và các đơn đặt hàng từ ngƣời trồng trọt phải bị hủy bỏ hoặc sẽ phải giảm bớt.
Trong khi đó, khoản tài trợ gần 250.000 đơ la của Chính phủ Australia cho
Berries Australia Limited sẽ giúp cung cấp cho ngành công nghiệp quả mọng những
công cụ cần thiết để mở rộng sang thị trƣờng xuất khẩu. Kết thúc vào tháng 6 năm
2020, 5.084 tấn (42 triệu đô la) quả mọng đã đƣợc xuất khẩu từ Úc – và 4.678 tấn
(33,4 triệu đô la) là dâu tây. (Nguồn: Fresh Plaza)

11


Bảng 2.2. 5 quốc gia có giá trị xuất khẩu dâu tây lớn nhất trên thế giới – 2020
Quốc gia


Triệu dollar

Mexico

697

Tây Ban Nha

685

Hoa Kỳ

455

Hà Lan

327

Bỉ

185
(Nguồn : OEC.world)

2.3.2 Trong nƣớc
Cây dâu tây đƣợc du nhập vào nƣớc ta từ thời Pháp thuộc và đƣợc trồng ở những nơi
có khí hậu ơn hồ, thuộc các tỉnh vùng núi phía Bắc và chủ yếu là ở Lâm Đồng.
Dâu tây có mặt tại vùng Đà Lạt từ những năm 40 của thế kỷ trƣớc. Tuy có những
giai đoạn thăng trầm khác nhau, nhƣng nhìn một cách tổng thể thì cây dâu tây mang lại
nguồn thu tƣơng đối khả quan cho nông dân. Bởi vậy mà diện tích dâu tây đƣợc phát triển

và ổn định ở mức từ 120 đến 130 ha/năm, sản lƣợng bình quân 1.500 tấn/năm. Để không
ngừng nâng cao chất lƣợng, ổn định năng suất dâu tây cung ứng cho thị trƣờng, rất nhiều
giống dây tây mới đã đƣợc đƣa vào sản xuất. Theo đó, bên cạnh giống Mỹ đá (với đặc tính
trái to, cứng, vận chuyển xa dễ dàng) thì thời gian gần đây, nhiều nhà vƣờn đã đƣa vào sản
xuất rất nhiều giống dâu đƣợc nhập từ Nhật, Mỹ, Hàn Quốc trồng trong nhà kính. Với quy
trình canh tác cơng nghệ cao khá bài bản, các giống dâu tây nhập nội nói trên đã cho năng
suất bình qn 250 kg/sào/tháng.
Tại Sơn La, hiện nay, trên địa bàn xã Cò Nòi có hơn 70 ha trồng dâu tây, trong đó
tập trung tại khu Tân Thảo với khoảng 50 ha. Theo ông Phạm Bá Tính, Chủ tịch UBND xã
Cị Nịi, huyện Mai Sơn, mỗi ha dâu tây cho thu hoạch khoảng 10 – 15 tấn quả/vụ, với giá
bán từ 100.000 – 200.000 đồng/kg mỗi loại. Trung bình, mỗi ha dâu tây trừ chi phí có lợi
nhuận từ 400 – 500 triệu đồng/ vụ, đem lại thu nhập cao cho nhà nông. Những tín hiệu vui
ấy có đƣợc nhờ việc quy hoạch và áp dụng những quy trình, kỹ thuật tiêu chuẩn trong trồng
và chăm sóc dâu tây.

12


2.4 Các nghiên cứu nuôi cấy mô về cây dâu tây trên thế giới và Việt Nam
2.4.1 Các nghiên cứu về dâu tây trên thế giới
Nhân giống dâu tây đƣợc xem nhƣ là phƣơng pháp có ý nghĩa góp phần quan
trọng trong quá trình tạo ra nguồn giống dâu tây sạch bệnh phục vụ cho sản xuất cũng
nhƣ các cây trồng khác. Hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp nhân giống, tạo ra cây dâu
tây. Tuy nhiên, phƣơng pháp nhân giống dâu tây bằng nuôi cấy mô tế bào đang đƣợc
sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Gottlieb Haberlandt (1854 – 1945), gốc Áo sống tại Đức, là ngƣời tiền phong
chủ trƣơng phƣơng pháp cấy tế bào. Năm 1902, ông đã trình bày thuyết “tồn năng”
(totipotentiality) rằng “tế bào có khả năng phát triển thành cây hồn hảo”. Kể từ đó,
ni cấy mô trở thành một ngành khoa học, càng ngày càng phát triển với những tiến
bộ mới, góp phần to lớn vào cách mạng cải tiến giống cây trồng ngày một phát triển,

tăng cao năng suất cây trồng.
Năm 2002, tác giả Passey A.J. đã tiến hành nghiên cứu ra sự tái sinh chồi ngẫu
nhiên từ bảy giống dâu tây thƣơng mại (Fragaria x ananassa Duch.), ông đã sử dụng
nhiều loại mẫu cấy. Một trong những nhân tố tạo nên thành công cho ngành sản xuất
dây tây ở một số nƣớc trên thế giới là họ đã sử dụng công nghệ nhân giống in vitro để
sản xuất cây con giống.
Việc sử dụng đỉnh sinh trƣởng để nuôi cấy in vitro cũng đƣợc thực hiện bởi
Chien-Ying Ko và cs (2009), kết quả thí nghiệm đã cho thấy phƣơng pháp tối ƣu, để
mẫu có tỷ lệ sống sót và tỷ lệ tái sinh chồi cao nhất khi bảo quản chồi đỉnh dâu tây
trƣớc ni cấy hai ngày trong điều kiện lạnh.
Ngồi ra các nghiên cứu của Arzu Birinci Yildirim và cs (2014), Landi L. và cs
(2005) đã thực hiện nghiên cứu ảnh hƣởng của các chất kích thích sinh trƣởng đến khả
năng tái sinh cây dâu tây. Hossam Zakaria và cs (2014) nghiên cứu cải tiến tái sinh và
chuyển đổi gen cho ba loại dâu tây.
Otroshy Mahmoud và Moradi Kosar (2013) đã nghiên cứu tái sinh và tạo mơ
sẹo có nguồn gốc từ lá cây dâu tây in vitro. Marta Barceló và cs (1998) nghiên cứu tái
sinh và chuyển gen thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefacien cho giống dâu tây
Chandler.

13


Kristi Lee Whitley (2004) nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tái sinh cây
dâu tây (Fragaria x ananassa Duch.) từ lá.
Hassan và cs. (2010) đã nhân giống các mắt đốt dâu tây Fragaria x ananassa
Duch trên môi trƣờng MS bổ sung 1,0 mg/l BAP và 0,1 mg/l NAA để nhân chồi, ra rễ
trên môi trƣờng MS bổ sung 0,1 mg/l IAA và cho thấy sử dụng GA3 hay nƣớc dừa
khơng ảnh hƣởng đáng kể đến q trình nhân chồi của dâu tây.
Mir và cs. (2010) đã nhân chồi từ các mắt đốt dâu tây trên môi trƣờng MS bổ
sung 2,0 mg/l BAP và 0,5 mg/l NAA.

Moradi, Otroshy và Azimi (2011) đã nhân giống các mắt đốt của cây dâu tây
gieo hạt in vitro trên môi trƣờng MS bổ sung 0,5 mg/l BAP và 0,2 mg/l kinetin để
nhân chồi, ra rễ trên môi trƣờng MS bổ sung 0,1 mg/l BAP và 0,2 mg/l IBA.
Ashrafuzzaman và cs. (2013) đã nhân giống chồi từ các ngó dâu tây trên mơi
trƣờng MS bổ sung 0,5 mg/l BAP, ra rễ trên môi trƣờng MS bổ sung 0,5 mg/l IBA.
Husaini và cs. (2008) đã có cơng bố về sự hình thành phơi sinh dƣỡng từ mơ
sẹo dâu tây đƣợc hình thành từ những mẫu lá trên môi trƣờng MS bổ sung 4 mg/l
TDZ. Tuy nhiên, phƣơng pháp tạo phôi sinh dƣỡng từ nuôi cấy đỉnh sinh trƣởng thì
chƣa đƣợc đề cập. Đây cũng là phƣơng pháp hữu hiệu trong nhân giống và gia tăng tỷ
lệ khơng nhiễm virus. Vì vậy, trong nghiên cứu này, mục tiêu hƣớng đến là nhân giống
hàng loạt cây con từ nuôi cấy đỉnh sinh trƣởng qua con đƣờng phát sinh phơi sinh
dƣỡng với giống dâu tây Nhật nhập nội có giá trị kinh tế cao.
2.4.2 Các nghiên cứu về dâu tây ở Việt Nam
Mặc dù dâu tây đƣợc trồng ở nƣớc ta rất lâu nhƣng đến nay các nghiên cứu về
loại cây này cịn hạn chế và rất ít nghiên cứu.
Nghiên cứu của tác giả Phạm Xuân Tùng và Phạm Thị Lan (2009) với đối
tƣợng là trên chồi đỉnh giống cây dâu tây Angelique (Mỹ đá) cho thấy nồng độ BAP
0,4 - 0,6 mg/l là nồng độ thích hợp nhất cho sự tạo chồi.
Dƣơng Tấn Nhựt và cộng sự (2004) đã tạo thành công chồi cây dâu tây từ mô
sẹo trên mơi trƣờng có bổ sung BAP 0,2mg/L và BAP (0,2-1,2mg/L), MS bổ sung 2-ip
(0,2-1,2mg/L) hoặc MS bổ sung kinetin (0,2-1,2mg/L) để tạo chồi.
Năm 2007, tác giả Phạm Xuân Tùng và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ảnh
hƣởng của biện pháp xử lý khử trùng mẫu và các yếu tố môi trƣờng trong nhân nhanh

14


giống dâu tây in vitro cho phép sản xuất hàng loạt cây dâu tây trong khoảng thời gian
10 đến 12 tuần.
Năm 2010, tác giả Nguyễn Trí Minh đã thử nghiệm nghiên cứu hệ thống nhân

giống cây dâu tây (Fragaria x ananassa Duch.) bằng công nghệ nuôi cấy mô thực vật
đặc biệt chú trọng công nghệ quang tự dƣỡng, nhằm tạo ra cây dâu tây sạch bệnh và
chất lƣợng cao kết quả nhƣ sau: Môi trƣờng tái sinh chồi dâu tây in vitro là mơi trƣờng
1/2MS có bổ sung agarose 8,5g/l, sucrose 35g/l, BAP 1,5mg/l và IBA 0,1 mg/l cho
hiệu quả cao nhất, đỉnh sinh trƣởng phát triển mạnh và hệ số nhân cao, chồi xanh,
khỏe mạnh và phát triển bình thƣờng. Môi trƣờng kéo dài chồi và phát triển rễ là môi
trƣờng MS không đƣờng, không vitamin, không chất điều hịa sinh trƣởng, giá thể
florialite, nồng độ CO2 1000 µmol mol-1.
Nhu cầu cung cấp nguồn giống dâu tây khỏe, sạch bệnh cho nơng dân ln là
cần thiết. Dự án “Hồn thiện quy trình nhân giống và cung cấp cây giống dâu tây
(Fragaria vesca L.) sạch bệnh, số lƣợng lớn cho các vùng trồng dâu tây tại tỉnh Lâm
Đồng” do Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên thực hiện là một tín hiệu khả quan
trong việc phục hồi và phát triển nguồn dâu tây đặc sản Đà Lạt. Dự án này dựa trên
công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật tạo cây con sạch bệnh từ đỉnh sinh trƣởng và lá
in vitro. Tiếp đến kiểm tra tính sạch bệnh của các cây con tái sinh bằng kỹ thuật RT–
PCR. Sau nhiều năm thực hiện, dự án đã đạt đƣợc thành công, thu hút đông đảo các
nhà khoa học đồng thời tạo điều kiện thử nghiệm cho một số mơ hình trồng dâu tây
sạch bệnh. Kết quả thu đƣợc 3 giống dâu tây sạch bệnh mới có số lƣợng lớn trong đó
có 255.600 cây Mỹ đá, 40.000 cây Mỹ Hƣơng, 10.000 cây dâu Thơm cung cấp cho các
vùng trồng dâu ở tỉnh Lâm Đồng. So với giống dâu tây cũ, 3 giống cây dâu tây mới có
khả năng kháng bệnh cao, cây giống chuyển ra trồng ngồi vƣờn có tỷ lệ sống trên
88%, năng suất tăng từ 48 – 57 tấn/ha/năm (giống cũ chỉ khoảng 10 tấn/ha) (Dƣơng
Tấn Nhựt, 2012). Bên cạnh đó, dự án cũng xác định đƣợc quy trình trồng cây dâu tây
giai đoạn vƣờn ƣơm và phƣơng pháp nhân giống F1 (nhân 1 lần từ cây mẹ). Khi
chuyển các cây nuôi cấy mô ra vƣờn ƣơm, giá thể trồng thích hợp nhất là xơ dừa (với
tỉ lệ sống đạt 88,34%). Điều kiện trồng tối ƣu cho quá trình nhân nhanh cây bằng cách
cắt thân bò của cây dâu tây là trồng trong túi nylon (Dƣơng Tấn Nhựt, 2012).

15



×