HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NI
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA HỒI TRÀNG BIỂU KIẾN
VÀ HỒI TRÀNG TIÊU CHUẨN CHO GÀ LƯƠNG
PHƯỢNG CỦA MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN
Hà Nội - 2023
HỌC NƠNG VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NI
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA HỒI TRÀNG BIỂU KIẾN
VÀ HỒI TRÀNG TIÊU CHUẨN CHO GÀ LƯƠNG
PHƯỢNG CỦA MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN
Người thực hiện
:
PHẠM KIM CÚC
Lớp
:
K63CNTYA
Khoá
:
K63
Ngành
:
CHĂN NI
Người hướng dẫn
:
THS. TRẦN BÍCH PHƯƠNG
Bộ mơn
:
SINH HỌC ĐỘNG VẬT
Hà Nội – 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài khóa luận
này là hồn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ trong một khóa
luận nào.
Đồng thời, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2023
Sinh viên
Phạm Kim Cúc
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Học Viện Nông nghiệp Việt
Nam, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô giáo trong
trường, đặc biệt là khoa Chăn nuôi. Đến nay tơi đã hồn thành khóa luận tốt
nghiệp, nhân dịp này tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới:
Giáo viên hướng dẫn cơ THS. Trần Bích Phương - Bộ môn Sinh học động
vật, Khoa Chăn nuôi - Học viện nông nghiệp Việt Nam đã dành nhiều thời gian,
tâm huyết chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai, thực tập và chỉ
bảo hướng dẫn để giúp tơi hồn thành tốt đề tài nghiên cứu này.
Thầy Phạm Kim Đăng - Bộ môn Sinh lý - Tập tính Động vật - Trưởng
khoa Chăn ni - Học viện Nông nghiệp Việt Nam và cô TS. Trần Thị Bích
Ngọc - Trưởng bộ mơn Dinh dưỡng và Thức ăn Chăn nuôi - Viện Chăn Nuôi đã
giúp đỡ tạo điều kiện và môi trường thực tập tốt nhất để tơi hồn thiện khố luận
tốt nghiệp tại Trung tâm Giống vật nuôi Chất lượng cao - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn chị THS. Lại Thị Nhài và chị TS.
Ninh Thị Huyền cùng toàn thể các chị thuộc Bộ môn Dinh dưỡng và Thức ăn
Chăn nuôi - Viện Chăn Nuôi giúp đỡ tôi củng cố kiến thức, giải đáp thắc mắc và
chỉ bảo cho tơi rất nhiều trong q trình thực tập. Khơng chỉ giúp tơi có cơ hội
thực tập nâng cao tay nghề áp dụng những kiến thức đã học được suốt những
năm tháng trên giảng đường vào thực tế sản xuất mà cịn là hỗ trợ tồn bộ trong
việc bố trí thí nghiệm.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn
bè những người đã luôn quan tâm, cổ vũ và động viên, giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học tập, rèn luyện và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2023
Sinh viên
Phạm Kim Cúc
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ .............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... vii
TRÍCH YẾU KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ..................................................... viii
Phần I. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU ......................................................................... 2
1.2.1. Mục đích .............................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................ 3
Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................... 4
2.1.1. Dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm .................................................. 4
2.1.2. Nguyên liệu sản xuất thức ăn hỗn hợp ................................................ 8
2.1.3. Nguyên tắc xây dựng công thức thức ăn ........................................... 12
2.1.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn.................................................................. 13
2.2. HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CHẤT DINH DƯỠNG TIÊU HÓA ................... 14
2.2.1. Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến ..................................................................... 15
2.2.2. Tỷ lệ tiêu hóa đúng ( Tỷ lệ tiêu hoá chuẩn) ...................................... 16
2.2.3. Tỷ lệ tiêu hóa thực............................................................................. 17
2.2.4. Xu hướng của dinh dưỡng hiện đại về việc xây dựng khẩu phần dựa
trên axít amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn ................................................ 18
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ TIÊU HOÁ ....................... 19
2.3.1. Phương pháp in vitro ......................................................................... 19
2.3.2. Phương pháp thử nghiệm tiêu hóa in vivo trực tiếp.......................... 20
2.4. GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG GÀ LƯƠNG PHƯỢNG ................................ 22
2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC ... 23
2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................... 23
2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................... 26
iii
Phần III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 31
3.1. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ............................................................................ 31
3.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................... 31
3.1.2. Nguyên liệu thí nghiệm ..................................................................... 31
3.1.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 31
3.1.4. Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cho gà thí nghiệm ......................... 31
3.1.5. Bố trí thí nghiệm ............................................................................... 32
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 34
3.2.1. Phương pháp trộn thức ăn ................................................................. 34
3.2.2. Phương pháp thu mẫu ....................................................................... 34
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 34
3.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................................ 35
Phần IV. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN.................................................................. 36
4.1. HÀM LƯỢNG PROTEIN VÀ THÀNH PHẦN AXIT AMIN CỦA
NGUYÊN LIỆU THÍ NGHIỆM ..................................................................... 36
4.2. TỶ LỆ TIÊU HỐ HỒI TRÀNG BIỂU KIẾN ....................................... 44
4.2. HÀM LƯỢNG AXIT AMIN NỘI SINH VÀ TỶ LỆ TIÊU HOÁ TIÊU
CHUẨN ........................................................................................................... 48
4.2.1. Hàm lượng axit amin nội sinh cơ bản ............................................... 48
4.2.2. Tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng axit amin tiêu chuẩn trong các nguyên liệu
thức ăn ......................................................................................................... 50
Phần V. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 53
5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 53
5.2. Đề NGHỊ .................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 54
I.
Tài liệu tiếng việt: ................................................................................... 54
II.
Tài liệu tiếng anh:.................................................................................... 55
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 58
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Nhu cầu dinh dưỡng và tỷ lệ axit amin lý tưởng của khẩu phần gà Cobb
500 (Cobb, 2018)................................................................................................. 24
Bảng 2. Nhu cầu dinh dưỡng và tỷ lệ axit amin lý tưởng của khẩu phần gà thịt
Ross 308 (Aviagen, 2018) ................................................................................... 25
Bảng 3. Các chỉ tiêu lý-hóa và giá trị dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho gà
thịt (TCVN 2265:2007) ....................................................................................... 26
Bảng 4. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 32
Bảng 5. Khẩu phần thí nghiệm ........................................................................... 33
Bảng 6. Hàm lượng protein và thành phần axit amin của các nguyên liệu thức ăn
(% dạng sử dụng) ................................................................................................ 37
Bảng 7. Tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của các nguyên liệu thức ăn ............ 44
Bảng 8. Hàm lượng axit amin nội sinh cơ bản (EAA, mg/kg VCK) ................. 48
Bảng 9. Hàm lượng axit amin nội sinh và tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn các
axit amin của các nguyên liệu thức ăn ................................................................ 50
v
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 1. Mối quan hệ giữa tỷ lệ tiêu hoá biểu kiến và lượng axit amin ăn vào ...... 16
Hình 2. Sự mất axit amin ở hồi tràng do bị ảnh hưởng bởi lượng protein và axit
amin ăn vào ............................................................................................................. 17
Hình 3. Các phần axit amin khác nhau ở dịch hồi tràng ........................................ 17
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AA
Axit amin
AIA
AID
ALA
Acid insolube ash - Chất chỉ thị đánh dấu khống khơng tan trong axit
Apparent ileal digestibility (%) - Hệ số tiêu hoá hồi tràng biểu kiến (%)
Alanine
ARG
ASP
Arginine
Asparagine + Aspartic acid (which is analysed as Asparagine)
CP
CYS
DD
Crude protein – Protein thơ
Cysteine
Tỷ lệ tiêu hố hồi tràng biểu kiến của AA hoặc Protein trong khẩu
phần (%)
DDGS
Distillers dried grains with solubes
DM/VCK Dry matter/Vật chất khô
GLU
GLY
HIS
IEAA
Glutamine + Glutamic acid (which is analysed as Glutamine)
Glycine
Histidine
Ileal endogenous AA (mg/kg DM) – Axit amin nội sinh (mg/kg
DM)
ILE
LEU
LYS
MET
N
NFD
Isoleucine
Leucine
Lysine
Methionine
Nitrogen
Nitrogen free diet
PHE
PRO
SER
Phenylalanine
Proline
Serine
SID
THR
Standardized ileal digestibility (%) - Tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng chuẩn (%)
Threonine
TRP
TYR
VAL
Tryptophan
Tyrosine
Valine
vii
TRÍCH YẾU KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên tác giả: Phạm Kim Cúc
Mã sinh viên: 639007
Tên đề tài: “Xác định tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến và hồi tràng
tiêu chuẩn cho gà Lương Phượng của một số nguyên liệu thức ăn”
Ngành: Chăn nuôi
Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu
kiến và hồi tràng tiêu chuẩn cho gà Lương Phượng của một số nguyên liệu thức
ăn giúp bổ sung những dữ liệu về tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng biểu kiến và hồi tràng
tiêu chuẩn trong cơ sở dữ liệu thức ăn gia cầm ở Việt Nam từ đó lập khẩu phần
thức ăn phù hợp nhằm hướng tới giảm chi phí thức ăn, tránh gây lãng phí và
giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường.
Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu được tiến hành trên 72 con gà Lương Phượng tại Trung tâm
Giống vật nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Nghiên cứu tiến hành với 6 khẩu phần (một khẩu phần phi protein và 5
khẩu phần thí nghiệm (KP): KP cám mì, KP ngơ, KP DDGS ngô, KP khô đậu
tương và KP bột cá), mổ lấy dịch tiêu hố để phân tích tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng
biểu kiến, tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn và hàm lượng axit amin nội sinh.
Phương pháp xử lý số liệu:
- Số liệu thu thập được trong đề tài nhập vào Excel 2016 và được xử lý
nhờ phần mềm Minitab 16.0. Sử dụng phương pháp thống kê mơ tả; phân tích
phương sai (ANOVA) một nhân tố. Sự sai khác giữa các giá trị trung bình được
xác định nhờ phương pháp Tukey, ở mức α = 0,05.
Kết quả chính và kết luận:
- Các nguyên liệu thức ăn cám mì, ngơ, DDGS ngơ, khơ đậu tương và bột
cá được sử dụng trong thí nghiệm đều đảm bảo chất lượng và có giá trị dinh
viii
dưỡng cao. Các axit amin thiết yếu như His, Lys, Met và Trp trong các mẫu
nguyên liệu thức ăn giàu năng lượng tương đối thấp hơn so với các mẫu thức ăn
giàu protein.
- Trong các axit amin nội sinh cơ bản: Leu, Glu, Gly, Ala, Pro, Asp, Thr
và Ser chiếm tỷ lệ cao. Trong khi đó, hàm lượng His, Phe, Met và Tryp trong
dịch hồi tràng của gà Lương Phượng khi nuôi bằng khẩu phần không chứa nitơ
là rất thấp.
- Tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của protein ln thấp hơn tỷ lệ tiêu
hóa hồi tràng tiêu chuẩn của protein, quan hệ này cũng được quan sát thấy ở axit
amin. Tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của một axit amin ln thấp hơn tỷ lệ
tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của axit amin đó. Trong 5 khẩu phần thức ăn được
sử dụng để đánh giá tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến (AID) và tỷ lệ tiêu hóa hồi
tràng tiêu chuẩn (SID) trong DDGS là thấp nhất và trong bột cá là cao nhất.
ix
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gà là ngành sản xuất nơng nghiệp mang tính truyền thống lâu đời
và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tồn ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Sau hơn
20 năm đổi mới, ngành chăn ni nói chung và chăn ni gà nói riêng đã có những
bước phát triển đáng kể. Từ chỗ chăn nuôi nhỏ lẻ ở nông hộ sang trang trại quy mô
lớn, chất lượng con giống và thức ăn cũng tốt hơn nhiều, mang lại hiệu quả tương
đối cao. Trong những năm gần đây, số lượng đàn gia cầm của nước ta ngày càng
tăng. Tốc độ tăng đàn trung bình từ năm 2016-2020 là 9,54%/năm.
Bên cạnh những thành tựu, chăn nuôi gà cịn gặp phải khơng ít khó khăn,
đặc biệt là giá thành sản xuất trong nước còn cao trong khi giá bán sản phẩm
thấp làm cho chăn ni lãi ít, thậm chí là lỗ. Nguyên nhân chính là do chăn nuôi
của Việt Nam phụ thuộc gần 80% nguyên liệu thức ăn nhập khẩu, giá thức ăn
cao dẫn tới giá sản phẩm cao. Khoảng cách về nhu cầu và nguồn cung cấp trong
thực tế sẽ ngày càng lớn. Do đó, việc khai thác triệt để giá trị dinh dưỡng của
nguyên liệu thức ăn, tận dụng các phụ phẩm ngành nông nghiệp, công nghiệp chế
biến trong xây dựng khẩu phần nhằm giảm áp lực về nguồn cung cấp đối với ngành
công nghiệp thức ăn chăn nuôi ngày càng trở nên quan trọng.
Trước đây, việc xây dựng khẩu phần thường có xu hướng dư thừa chất dinh
dưỡng do khơng chắc chắn về tính sẵn có của các chất dinh dưỡng (đặc biệt là các
axit amin và P) hoặc nhu cầu dinh dưỡng. Hiện nay, vấn đề này khơng cịn được
chấp nhận do việc xây dựng khẩu phần như vậy rất lãng phí và chất dinh dưỡng dư
thừa được đào thải qua phân là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Việc xây dựng các
khẩu phần đáp ứng vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng của vật ni sẽ giúp tối ưu hóa hiệu
quả sử dụng thức ăn. Để xây dựng khẩu phần dinh dưỡng hợp lý, bên cạnh đánh
giá nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, việc đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn
là rất cần thiết.
1
Ở gia cầm, khoảng 35 đến 45% nitơ từ protein ăn vào được chuyển hóa
thành protein mới trong thịt và trứng. Lượng nitơ cịn lại được thải ra ngồi và
trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường. Giảm bài tiết chất dinh dưỡng có thể
cải thiện năng suất và hiệu quả sử dụng thức ăn. Hơn nữa, các chiến lược làm
giảm sự bài tiết chất dinh dưỡng là điều tối quan trọng đối với các mục tiêu bảo
vệ môi trường. Việc sử dụng hiệu quả protein trong khẩu phần phụ thuộc vào số
lượng, thành phần và khả năng tiêu hóa của các axit amin trong khẩu phần và
việc sử dụng protein sẽ hiệu quả hơn nếu thành phần axit amin trong khẩu phần
phù hợp với nhu cầu của vật nuôi. Cơng thức thức ăn dựa trên các axit amin tiêu
hóa khơng chỉ làm giảm chi phí thức ăn và đáp ứng nhu cầu thực sự của gia
cầm, mà còn giảm ô nhiễm môi trường do lượng nitơ thải ra ngoài thấp hơn.
Xuất phát từ những luận giải trên, tôi thực hiện đề tài: “Xác định tỷ lệ tiêu
hóa hồi tràng biểu kiến và hồi tràng tiêu chuẩn cho gà Lương Phượng của một
số nguyên liệu thức ăn”
1.2.
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Mục tiêu chung
Nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến và hồi tràng tiêu
chuẩn cho gà Lương Phượng của một số nguyên liệu thức ăn giúp bổ sung
những dữ liệu về tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng biểu kiến và hồi tràng tiêu chuẩn trong
cơ sở dữ liệu thức ăn gia cầm ở Việt Nam từ đó lập khẩu phần thức ăn phù hợp
nhằm hướng tới giảm chi phí thức ăn, tránh gây lãng phí và giảm thiểu ơ nhiễm
mơi trường.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá giá trị dinh dưỡng của 5 nguyên liệu thức ăn đại diện cho các
nhóm thức ăn: Giàu năng lượng bao gồm cám mì và ngơ, giàu protein nguồn gốc
thực vật bao gồm DDGS ngô và khô đậu tương, giàu protein nguồn gốc động vật
là bột cá.
2
- Nghiên cứu tiến hành với 6 khẩu phần (một khẩu phần phi protein và 5
khẩu phần thí nghiệm (KP): KP cám mì, KP ngơ, KP DDGS ngơ, KP khơ đậu
tương và KP bột cá), mổ lấy dịch tiêu hoá để phân tích tỷ lệ tiêu hố hồi tràng
biểu kiến, tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn và hàm lượng axit amin nội sinh.
1.2.2. Yêu cầu
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình vệ sinh, ni dưỡng, chăm sóc, cơng
tác thú y đặc biệt là quy trình đảm bảo an tồn sinh học của Trung tâm Giống
vật ni Chất lượng cao.
- Theo dõi đầy đủ, ghi chép, thu thập số liệu, thông tin một cách khách
quan và trung thực nhất.
3
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm
2.1.1.1. Nhu cầu năng lượng
Theo Nguyễn Duy Hoan & cs (1998), năng lượng thức ăn được dự trữ
trong các dạng vật chất thức ăn là lipit, carbohydrate và protein. Mỗi hoạt động
sống đều gắn liền với quá trình sử dụng và trao đổi năng lượng. Năng lượng
được sử dụng cho việc duy trì và sản xuất tạo ra sản phẩm, phần năng lượng dư
thừa sẽ được dự trữ dưới dạng lipit hay mô mỡ....
Theo NRC (2002) có bốn dạng năng lượng là năng lượng thơ, năng lượng
tiêu hóa, năng lượng trao đổi và năng lượng thuần. Năng lượng thơ là năng
lượng được giải phóng ra khi đốt cháy hoàn toàn mẫu thức ăn trong buồng đốt
có máy đo nhiệt. Sản phẩm của q trình này là nhiệt năng. Maynard et al., 1979
(dẫn theo Vũ Duy Giảng, 2001) cho biết năng lượng thô của 1 số chất dinh
dưỡng là: glucose 15,7 Kj/g; tinh bột 17,7 Kj/g; mỡ lợn 39,7 Kj/g; dầu từ hạt 39
Kj/g; mỡ bơ 38,5 Kj/g.
Theo Nguyễn Thị Mai (2009) thì hiện nay người ta tính tốn nhu cầu cho
gia cầm bằng năng lượng trao đổi. Nhu cầu năng lượng trao đổi của gia cầm
được thể hiện bằng số calo (cal), kilocalo (Kcal), megacalo (Mcal) hay jun (J),
kilojun (KJ), megajun (MJ) cho một con trong một ngày đêm hay trong một
kilogam thức ăn hỗn hợp.
Khi phối hợp khẩu phần ăn cho gia cầm, không những phải đảm bảo đủ
nhu cầu năng lượng mà còn phải cân đối các chất dinh dưỡng khác bởi vì gia
cầm thu nhận thức ăn trước hết là để thỏa mãn nhu cầu về năng lượng. Do đó,
khi đã thu nhận đủ năng lượng rồi thì chúng khơng ăn thêm nữa cho dù các chất
dinh dưỡng khác cịn thiếu. Vì vậy, ta có thể nói năng lượng là chìa khố chính
cần điều chỉnh khi phối hợp khẩu phần ăn cho các loại gia cầm.
4
Nhu cầu năng lượng cho gia cầm bao gồm nhu cầu năng lượng cho duy trì
(chính là năng lượng cung cấp cho hoạt động trao đổi cơ bản và các hoạt động
sống bình thường) và nhu cầu năng lượng cho sản xuất (chính là năng lượng
cung cấp cho tăng khối lượng và đẻ trứng).
2.1.1.2. Nhu cầu protein
Cũng như các động vật khác, protein là thành phần cấu trúc quan trọng
trong cơ thể gia cầm. Danh từ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “proteios”
nghĩa là “đầu tiên” hay “quan trọng”. Sự sống của gia súc và gia cầm có liên
quan chặt chẽ đến quá trình tổng hợp, phân giải protein trong cơ thể. Mọi hoạt
động sống của cơ thể động vật như các hoạt động của hệ thần kinh, tuần hồn,
tiêu hố, hoạt động của cơ bắp, q trình sinh sản, khả năng chống đỡ bệnh tật
đều liên quan đến quá trình trao đổi protein của cơ thể. Khác với carbohydrate
và lipit, protein không thể tổng hợp được từ carbohydrate và lipit mà bắt buộc
phải lấy từ protein của thức ăn với số lượng đủ và cân đối với các chất dinh
dưỡng khác (Vũ Duy Giảng, 2001).
Protein thô là hàm lượng protein được tính tốn từ hàm lượng nitơ tổng số
của thức ăn (theo phương pháp Kjeldahl) nhân với hệ số 6,25. Lượng protein mà
gia cầm thu nhận phụ thuộc vào lượng ăn hàng ngày cho nên khi tính toán nhu
cầu protein thường được biểu thị dưới dạng % protein thô.
Sự trao đổi chất luôn xảy ra, cả khi cơ thể gia cầm không nhận được
protein từ thức ăn. Nếu không cung cấp protein theo nhu cầu, gia cầm phải huy
động protein tích lũy trong cơ thể cho các hoạt động sống cơ bản và cho sản
xuất. Vì vậy khi xây dựng khẩu phần thức ăn phải cân đối protein, năng lượng,
đủ nhu cầu cho duy trì, tăng trưởng và cho sản xuất, có như vậy mới đảm bảo
cho gia cầm có sức khỏe tốt, tăng trọng nhanh, đẻ trứng nhiều và ấp nở cao
(Nguyễn Duy Hoan & cs, 1998).
Trong dinh dưỡng gia cầm khi xác định nhu cầu protein người ta không
những dựa vào hàm lượng protein thô của khẩu phần mà phải chú ý đến mức
axit amin khơng thay thế và độ hấp thu của nó. Vì vậy, dinh dưỡng protein trong
5
gia cầm thực chất là dinh dưỡng axit amin, cho nên để sử dụng protein có hiệu
quả cần phải cân đối đủ mức nhu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng protein phải
đảm bảo sự cân đối giữa các axit amin, đặc biệt là các axit amin không thay thế
trong khẩu phần. Việc xác định nhu cầu protein cho gia cầm cần căn cứ vào 3
yếu tố chính: protein cần cho sự sinh trưởng, cần cho duy trì và cần cho sự phát
triển của lơng. Sau khi tính ra tổng lượng protein cần thiết, người ta phải chia
cho hệ số "hiệu quả sử dụng protein của thức ăn” để tính được lượng protein cần
cung cấp. Khi xây dựng khẩu phần ăn chúng ta cần lưu ý tới nhu cầu các loại
axit amin không thay thế. Ứng với mỗi mức năng lượng cần một mức protein
thích hợp trong mỗi giai đoạn tuổi khác nhau.
2.1.1.3. Nhu cầu axit amin
Axit amin là các thành phần cấu tạo nên phân tử protein. Vì vậy, dinh
dưỡng protein thực chất là dinh dưỡng axit amin. Có thể ví axit amin như những
thanh gỗ cấu tạo nên một chiếc thùng gỗ. Trong các thanh gỗ tạo nên chiếc
thùng nếu có thanh nào có độ cao thấp hơn độ cao của thùng thì sức chứa của
thùng sẽ bị giảm. Các axit amin trong khẩu phần cũng có thể xem như các mảnh
gỗ tạo nên “chiếc thùng protein” của con vật. Một loại axit amin nào đó thiếu
hụt cho việc tạo nên “chiếc thùng protein” này thì khối lượng sản phẩm sẽ giảm
đi. Đối với một loại protein, cơ thể chỉ tổng hợp nên nó theo một mẫu cân đối
nhất định. Nếu cung cấp axit amin cho con vật theo đúng mẫu cân đối của chúng
thì hiệu quả sử dụng protein sẽ cao. Vì vậy, cân bằng axit amin trong khẩu phần
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng protein
khẩu phần. Thiếu bất cứ một axit amin nào so với nhu cầu của gia cầm đều làm
giảm sự lợi dụng protein. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng thừa axit amin trong
khẩu phần cũng làm giảm độ lợi dụng protein của cơ thể. Thừa axit amin làm
thay đổi quan hệ cân bằng axit amin và tạo ra yếu tố giới hạn mới. Khi thừa axit
amin sẽ làm giảm lượng thức ăn thu nhận ở gia cầm vì nó ảnh hưởng tới trung
tâm điều khiển thu nhận thức ăn và nước uống (NRC, 2002). Thừa nhiều axit
amin còn gây ngộ độc (nghiên cứu trên chuột người ta thấy rằng nếu hàm lượng
6
methionine gấp 3 lần nhu cầu sẽ làm chuột giảm trọng, hàm lượng methionine
thừa nhiều hơn có thể làm cho chuột chết).
Trong thực tiễn sản xuất khẩu phần ăn cho gà thường phối trộn chủ yếu
bằng ngô và đỗ tương nên thường mất cân đối axit amin do thiếu methionine và
lysine hoặc threonine. Do sự thiếu hụt một cách thường xuyên ba loại axit amin
này nên người ta phải bổ sung chúng vào khẩu phần của gia cầm.
2.1.1.4. Nhu cầu vitamin
Vitamin trong cơ thể được coi như một chất xúc tác sinh học; vì vậy,
lượng vitamin sử dụng rất ít mà vẫn làm cho các chuyển hóa trong cơ thể có thể
đạt tốc độ phản ứng nhanh và hiệu quả sử dụng cao. Dù chúng có cấu tạo hóa
học rất khác nhau nhưng đều tham gia vào thành phần nhóm ghép của rất nhiều
enzyme trong cơ thể. Chúng đều có hoạt tính sinh học cao, tham gia vào rất
nhiều phản ứng hóa sinh học trong cơ thể đảm bảo các hoạt động sinh lý, sinh
hóa diễn ra bình thường (Nguyễn Văn Kiệm & cs, 2009).
Vitamin cần thiết cho mọi lứa tuổi gia cầm nhưng chỉ cần với liều lượng
nhỏ tính bằng UI hay miligam, microgam. Do đó, nếu thức ăn thiếu vitamin sẽ
gây ra những rối loạn nghiêm trọng. Gia cầm rất nhạy cảm với sự thiếu vitamin,
thậm trí một số vitamin chỉ thiếu một ít cũng đã làm giảm sức sản xuất của
chúng (Nguyễn Thị Mai, 2009; Nguyễn Duy Hoan, 1998).
2.1.1.5. Nhu cầu khống
Các chất khống có trong mọi cơ quan tổ chức của cơ thể và tham gia vào
nhiều chức năng quan trọng như chức năng tạo hình, trong thành phần nhóm
ghép của enzyme, ổn định protein ở trạng thái keo trong mơ tế bào. Các chất
khống cịn hoạt động như là một chất ức chế hay kích thích các hoạt động sinh
lý của cơ thể. Tham gia hình thành các muối, hệ thống đệm và duy trì áp suất
thẩm thấu của các dịch cơ thể (Nguyễn Thị Mai, 2009; Nguyễn Duy Hoan,
1998).
7
2.1.1.6. Thức ăn bổ sung
Theo định nghĩa của nghị viện châu Âu thì thức ăn bổ sung là những chất
được thêm vào thức ăn hay nước uống để thực hiện những chức năng kỹ thuật,
chức năng cảm giác, chức năng dinh dưỡng, chức năng chăn ni và chức năng
phịng chống protozoa (Vũ Duy Giảng, 2007).
Thức ăn bổ sung bổ khuyết những thiếu sót của thức ăn và thực phẩm chế
biến về cả phương diện cảm quản lẫn những tính chất bên trong của sản phẩm.
Trong thức ăn chăn nuôi cho gia cầm thịt và đẻ trứng nếu không cho thêm sắc
chất thì màu của da, mỡ và lịng đỏ trứng sẽ không đậm. Để làm tăng thêm độ
ngon cho sản phẩm ngoài việc cân đối các chất dinh dưỡng trong thức ăn hỗn
hợp cần bổ sung thêm các chất làm thay đổi mùi vị như hương tanh, hương sữa,
ngọt tố, .... Để cân đối các chất dinh dưỡng so với nhu cầu của động vật, các axit
amin công nghiệp, các vitamin, các nguyên tố vi khoáng, ... là những thức ăn bổ
sung dinh dưỡng quan trọng.
2.1.2. Nguyên liệu sản xuất thức ăn hỗn hợp
2.1.2.1 Phân loại nguyên liệu
Theo phân loại của Irma (1983), Richard và Church (1998) cho biết
nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn ni có thể chia thành một số nhóm cơ
bản sau:
- Nhóm thức ăn giàu năng lượng: Đây là nhóm thức ăn có giá trị năng
lượng cao: từ 2500 – 3000 Kcal/kg (tính theo vật chất khơ). Nhóm thức ăn này
chủ yếu cung cấp năng lượng cho các hoạt động như đi lại, hô hấp, tiêu hóa thức
ăn và góp phần vào việc tạo nên các sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa, tinh
dịch, thai, vv...). Bao gồm:
+ Hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ của chúng: ngơ, thóc, tấm, hạt mạch, hạt
mì, lúa miến, cao lương, cám gạo, cám mì, ...
+ Các loại củ: sắn, khoai lang, dong riềng, củ từ,...
- Nhóm thức ăn giàu đạm: Đây là nhóm thức ăn có hàm lượng protein
cao, bao gồm:
8
+ Thức ăn có nguồn gốc từ động vật: cá, bột cá, bột tôm, bột thịt, bột thịt
xương, bột nhộng tằm, giun,...
+ Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật: đậu tương, vừng, lạc, khơ dầu
- Nhóm thức ăn giàu khống: Đây là nhóm ngun liệu thức ăn có chứa
các chất khống cao: Ca, P, Mg, I, Na... trong đó Ca, P cần thiết để tham gia vào
quá trình cấu tạo xương và các bộ phận khác. Khoáng trong khẩu phần ăn là rất
cần thiết, tuy nhiên nếu cho lợn ăn khẩu phần chứa q nhiều khống có thể làm
giảm tính ngon miệng và giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Nhóm thức
ăn giàu khống gồm có: bột vỏ cua, ốc, vỏ hến, vỏ sò, vỏ trứng, bột xương, bột
đá, Dicanxiphốtphát, Monocanxiphốtphát...
- Nhóm thức ăn giàu vitamin: Đây là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm
lượng vitamin cao, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tuy
nhiên trong quá trình chế biến và sử lý nhiệt hầu như các loại vitamin bị phân
huỷ. Bao gồm:
+ Các loại rau, cỏ, ngơ vàng, đỗ, bí đỏ, su hào, cà rốt, cà chua... ..
+ Các loại vitamin tổng hợp như vitamin A, D, E, B, B2, B3, B5 (Niacin),
B6, Folic acid, Choline chloride.
2.1.2.2. Đặc điểm dinh dưỡng của một số loại nguyên liệu chính trong sản
xuất thức ăn gia cầm
* Cám mì: Theo Nguyễn Ái Quốc, (2010) thì song song với cám, tấm,
cám mì là một nguồn thức ăn năng lượng quan trọng trong thức ăn chăn nuôi
nước ta. Ngồi số lượng cám có được từ cơng nghiệp bột mì trong nước, cám mì
cịn được nhập khẩu nhiều trăm nghìn tấn hàng năm. Sản xuất lúa gạo nước ta
cịn mang nặng tính thời vụ cho nên có những lúc các nhà máy thức ăn chăn
nuôi - thuỷ sản phải nhập khẩu cám mì để thay thế cám gạo do giá mua có rẻ
hơn.
Cám mì được bán để làm thức ăn vật nuôi thường bao gồm cám và bột
nghiền của "bổi" qua sàng xát gạo, tức là có gạo bể, mầm, mảnh mày và cả
mảnh cuống hạt lúa. Cám mì chỉ có được ở các nhà máy xay xát gạo mì lứt.
9
Cám mì thơ là phụ phẩm của nhà máy xay xát lúa mì khơ lấy bột mì. Cám mì
tiêu chuẩn có thành phần dinh dưỡng bình qn 89% vật chất khô; 16,5%
protein thô; 9,75% xơ thô; 42% NDF; 16% ADF và năng lượng tương đương
91% bắp hạt. Những năm gần đây, nguồn nhập cám mì vào nước ta chủ yếu là
Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Sri Lanka; phần lớn là dạng viên và ít hơn là
dạng bột. Dinh dưỡng cám mì lúc cịn mới biến động xung quanh 87% vật chất
khô, 15% protein thô, 4% béo thô, 10% xơ thô, 0,6% lysine, 0,27% methionine,
5,3% tro, 0,15% calci, 1,8% photpho tổng số, năng lượng khoảng 2400 kcal
ME/kg ở heo, 2200 kcal ME/kg ở gia cầm 9,8 Mj DE/kg ở đại gia súc và 2750
kcal DE/kg ở cá tra. Tiêu chuẩn chất lượng cám mì được Bộ Nơng nghiệp PTNT quy định: ẩm độ ít hơn 12%, khơng mùi chua mốc, độc tố aflatoxin không
quá 50ppb.
*Ngô: Trong số các loại hạt ngũ cốc dùng làm thức ăn cho gia súc (trừ
cao lương) thì ngơ có giá trị năng lượng cao nhất (khoảng 3200 – 3300 kcal
ME/kg). Ngô thường được dùng làm thức ăn chuẩn về năng lượng để điều chỉnh
mức năng lượng khi xây dựng khẩu phần thức ăn.
Trong ngô chứa 65% tinh bột, hàm lượng xơ thấp 2% – 2,5%; lipit chiếm
3% – 4% và chủ yếu là axit béo chưa no. Hàm lượng protein trong ngô biến
động từ 8% – 10%. Do đó có thể nói ngơ có nhược điểm nghèo protein và không
cân đối axit amin. Hơn nữa ngô lại rất nghèo lysine và tryptophan, lysine chỉ đạt
0,18% còn tryptophan là 0,09% (Nguyễn Văn Thiện & cs, 1995). Ngô có chứa
hàm lượng xanthophyll cao khoảng 16-22mg/kg, rất tốt khi sử dụng trong thức
ăn cho gà thịt và gà đẻ trứng tạo màu vàng chân, da và lịng đỏ trứng.
Ngơ thu mua theo thời vụ nên phải dự trữ để có thể sử dụng lâu nhất
khoảng 6 tháng, ngơ đưa vào dự trữ cần đặc biệt quan tâm tới độ ẩm (<14%) và
được bảo quản trong silo có hệ thống quạt thơng thống để tránh cho nấm mốc
phát triển (nấm Aspergillus flavus sản sinh độc tố aflatoxin).
10
*Bột cá: Là loại nguyên liệu rất giàu protein, loại tốt nhất có thể lên trên
65% - 68%. Hàm lượng axit amin cao và tỷ lệ các loại cân đối dễ tiêu hố hấp
thu. Ngồi ra cịn một số thành phần dinh dưỡng khác như lipit, Ca, P, NaCl.
Theo Fin (2000), hàm lượng Lysine trong cá trích là 6,1%, gần gấp hai lần
so với đậu tương (3,1%) và gần gấp 3 lần so với bột sữa (2,5%). Bột cá cũng rất
giàu khoáng với tỷ lệ Ca/P cân đối, giàu các loại vitamin: A, B, B2, và D. Tuy
nhiên, chất lượng bột cá cũng thay đổi tuỳ thuộc vào chất lượng của nguyên liệu
và công nghệ chế biến. Khi bảo quản bột cá phải đóng bao bì có túi nilon bên
trong và để trong kho nơi khơ ráo, thống mát với nhiệt độ 25 độ C.
*Khô đậu tương: Khô đậu tương ngày càng được dùng phổ biến trong
thức ăn gia súc. Đây là nguồn nguyên liệu có hàm lượng protein khá cao khoảng
từ (43% - 48%), chứa đầy đủ các axit amin không thay thế. Tuy nhiên,
Methionine là axit amin hạn chế thứ nhất của khô đậu tương. Do đậu tương
được chế biến theo phương pháp chiết ly, chất béo được tách ra nên dễ bảo quản
hơn, béo thô khoảng 1,3% - 2,5%; xơ khoảng 5,5% - 6,5%; Ca và P nhiều hơn
so với trong các hạt ngũ cốc.
Khi sử dụng khô đậu tương làm thức ăn gia súc ta cần chú ý đến độ chín
của nó trong q trình chiết ly.Trong hạt đậu tương có các chất kháng dinh
dưỡng làm giảm khả năng tiêu hố và hấp thu nếu cịn sống thì sẽ gây tiêu chảy
cho con vật khi sử dụng, nên trước khi sử dụng cần phải kiểm tra. Khơ đậu
tương tuy có hàm lượng protein thơ cao nhưng chưa cân đối về axit amin. Vì
vậy, khi sử dụng cần phối hợp với protein động vật để có thể nâng cao giá trị
sinh học của protein (Vũ Duy Giảng, 2001).
*DDGS ngô: Sử dụng DDGS-distillers dried grains with solubes (từ ngô)
trong khẩu phần gà thịt được so sánh với việc sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh và thức ăn sử dụng ngơ ở cùng mức dinh dưỡng.
Ngơ thuộc nhóm thức ăn giàu năng lượng, bên cạnh việc sử dụng làm
ngun liệu thức ăn chăn ni thì hiện nay một số lượng lớn ngô được dùng để
sản xuất thực phẩm, lên men đổ uống và tạo nhiên liệu sinh học. Do khai thác sử
11
dụng bừa bãi nên các nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu tự nhiên như than đá, dầu
mỏ ngày càng cạn kiệt, bên cạnh đó lại xuất hiện thêm các vấn đề về ơ nhiễm
mơi trường, hiệu ứng nhà kính khiến cho trái đất dần nóng lên thì nhiên liệu sinh
học bắt đầu được chú ý phát triển ở quy mô lớn, do vậy các loại nguyên liệu
giàu năng lượng như ngô, sắn được sử dụng để tạo nhiên liệu sinh học từ quá
trình lên men tạo ethanol. Phụ phẩm của quá trình này là DDGS (distillers dried
grains with solubes). Khi lên men, tinh bột được chuyển hóa thành ethanol, CO2
và tập trung chất dinh dưỡng còn lại gấp 2-3 lần nên có thể coi DDGS là nguồn
nguyên liệu giàu chất xơ và dinh dưỡng.
2.1.3. Nguyên tắc xây dựng công thức thức ăn
* Nguyên tắc khoa học
Khẩu phần ăn phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, thoả mãn được tiêu
chuẩn ăn, đảm bảo được sự cân bằng các chất dinh dưỡng về protein, các loại
axit amin, chất béo, chất xơ, Ca, P, Na, Cl, K, các nguyên tố khoáng vi lượng và
các loại vitamin.
Khối lượng khẩu phần ăn phải đầy đủ dinh dưỡng và thích hợp với sức
chứa của bộ máy tiêu hoá, bởi khẩu phần ăn của con vật trong mỗi giai đoạn
sinh trưởng và phát triển chỉ ăn vào một lượng thức ăn nhất định không thể vượt
quá.
* Nguyên tắc kinh tế
Dựa vào nguyên tắc khoa học trên, công thức thức ăn phải có đầy đủ dinh
dưỡng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của con vật mà giá
cả hợp lý để từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất và chăn nuôi.Trong
thực tế sản xuất và chăn nuôi để phối hợp một cơng thức thức ăn vừa có chất
lượng và giá thành hợp lý là rất khó khăn phải trải qua một q trình thử nghiệm
thực tế trong chăn ni mới kết luận được. Bởi sản xuất ra loại thức ăn vừa phải
đáp ứng được nhu cầu của con vật vừa phải có giá thành hợp lý, được người tiêu
thụ chấp nhận, đảm bảo cho người chăn ni có lãi.
12
2.1.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn
Theo Chamber et al., 1984, hiệu quả sử dụng thức ăn được định nghĩa là
mức độ tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm, từ mức độ tiêu tốn thức ăn
người ta tính được chi phí thức ăn.
Chi phí thức ăn thường chiếm đến 70% giá thành sản phẩm của chăn ni.
Chính vì vậy, hiệu quả sử dụng thức ăn là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan
trọng, nó quyết định đến giá thành chăn nuôi và là mối quan tâm lớn nhất của
các nhà chăn nuôi. Không những thế, đây cịn là chỉ tiêu quan trọng trong cơng
tác giống vật ni nói chung và gia cầm nói riêng. Việc chọn lọc về tốc độ tăng
trọng thường kèm theo sự cải tiến hiệu quả sử dụng thức ăn. Theo Chamber et
al., 1984 xác định hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và tốc độ
tăng trọng với lượng thức ăn tiêu thụ là rất cao (0,5 - 0,9) còn hệ số tương quan
di truyền giữa tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn có giá trị âm và
biến động từ -0,2 đến -0,8.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng & cs (1994), hiệu quả sử
dụng thức ăn có liên quan chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng của gà. Trong cùng
một chế độ dinh dưỡng, cùng một giống, tại một thời điểm, những lô gà có tốc
độ sinh trưởng cao hơn thì hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn.
Hiệu quả sử dụng thức ăn không những phụ thuộc vào đặc điểm di truyền
của từng dịng, giống gia cầm mà nó cịn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng.
Nguyễn Thị Mai (2009) cho biết, các mức năng lượng khác nhau trong thức ăn
cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn với P<0,05. Tác giả cho biết cùng
hàm lượng protein, khi tăng mức năng lượng trong 1kg thức ăn từ 2900 –
3200kcal ME/kg đã làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Nói cách khác khi tăng
mức năng lượng trong 1kg thức ăn đã làm giảm tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng
khối lượng cơ thể gà broiler ở 7 tuần tuổi từ 2,41kg xuống 2,15kg.
Hàm lượng protein trong thức ăn cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
thức ăn. Cùng mức năng lượng, sử dụng hàm lượng protein là 21%, 23% và
25% tương ứng với 3 giai đoạn ni thì quả sử dụng thức ăn tốt hơn mức 21%,
13