BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ LƯƠNG
PHƯỢNG VÀ CON LAI LS (LƯƠNG PHƯỢNG X SASSO), LK
(LƯƠNG PHƯỢNG X KABIR) TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM GIA
CẦM THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI (VIỆN CHĂN NUÔI)
Họ và tên sinh viên : NGUYỄN VĂN HIỆU
Ngành
: Thú Y
Lớp
: Tại chức 19
Niên khóa
: 2002-2007
Tháng 11/2007
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG
VÀ CON LAI LS (LƯƠNG PHƯỢNG X SASSO), LK (LƯƠNG PHƯỢNG
X KABIR) TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM GIA CẦM
THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI (VIỆN CHĂN NUÔI)
Tác giả
NGUYỄN VĂN HIỆU
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ
ngành Thú Y
Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. LÂM MINH THUẬN
Tháng 11 năm 2007
i
LỜI CẢM TẠ
Để có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ công lao to lớn của thầy cô, gia
đình và bạn bè.
Con xin dâng lên cha mẹ thành quả của con, những ngày tháng cha mẹ cực
nhọc lo cho con, chăm sóc con để có được ngày hôm nay.
Chân thành cám ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, bộ môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa cùng
toàn thể quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt
thời gian học tập.
Thành kính ghi ơn: PGS.TS: Lâm Minh Thuận
Cảm ơn:
Trung tâm nghiên cứu, chuyển giao TBKT chăn nuôi và tập thể cán bộ công
nhân viên Trại Thực Nghiệm Gia Cầm Thống Nhất – Đồng Nai (viện chăn nuôi).
Tập thể lớp cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn
trong quá trình học tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
Nguyễn Văn Hiệu
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được tiến hành từ ngày 10/06/2007 đến ngày 03/09/2007 tại trại thực
nghiệm gia cầm Thống Nhất – Đồng Nai. Số gà nuôi khảo sát là 180 con, trong đó 60
con gà LP (Lương Phượng), 60 con gà LS (mái Lương Phượng x trống Sasso) và 60
con gà LK (mái Lương Phượng x trống Kabir).
Mục tiêu của đề tài: xác định khả năng sinh trưởng của 3 nhóm gà Lương
Phượng với con lai Sasso và Kabir từ 1 ngày đến 12 tuần tuổi.
Kết quả cho thấy:
+ Trọng lượng bình quân ở 12 tuần tuổi cao nhất là lô LS (2112,4g) kế đến là lô
LP (1961,2g) và thấp nhất là lô LK (1954,6g).
+ Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) của các lô lúc 12 tuần tuổi cao nhất là lô
LS (24,62g) kế đến là lô LP (22,86g) và thấp nhất là lô LK (22,76g).
+ Tiêu thụ thức ăn (g/con/ngày) trung bình của các lô giai đoạn từ 1 ngày đến
12 tuần tuổi là: lô LP (72,07g), lô LS (77,38g) và lô LK (74,25g).
+ Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg tă/ kg tt) cao nhất là lô LK (3,21kg), kế đến là
lô LS (3,11 kg) và thấp nhất là lô LP (2,91 kg).
+ Tỉ lệ nuôi sống (%) của các lô gà thí nghiệm giai đoạn 1 ngày đến 12 tuần
tuổi là: lô LS (98,33%), lô LP và LK là 95%.
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................... i
Lời cảm tạ ........................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các biểu đồ .................................................................................................... ix
Chương 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ....................................................................................2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1. Tổng quan về chuồng trại .........................................................................................3
2.2. Giới thiệu một số giống gà .......................................................................................3
2.2.1. Gà Lương Phượng .................................................................................................3
2.2.2. Gà Sasso: ...............................................................................................................4
3.2.3. Gà Kabir ................................................................................................................4
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà ...........................................4
2.3.1 Giống ......................................................................................................................4
2.3.2 Dinh dưỡng .............................................................................................................5
2.3.3 Nhiệt độ ..................................................................................................................5
2.3.4. Ẩm độ ....................................................................................................................5
2.3.5. Sự thông thoáng .....................................................................................................6
2.3.5. Ánh sáng ................................................................................................................6
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ......................................7
3.1. Nội dung ...................................................................................................................7
3.2. Thời gian và địa điểm ...............................................................................................7
3.3. Bố trí thí nghiệm .......................................................................................................7
iv
3.4. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc ..........................................................................7
3.4.1. thức ăn: ..................................................................................................................7
3.4.2. Chuồng trại. ...........................................................................................................8
3.4.3. Chăm sóc và quản lý..............................................................................................9
3.5. Vệ sinh phòng bệnh ................................................................................................10
3.5.1. Vệ sinh thú y chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi .................................................10
3.5.2. Phòng và trị bệnh bằng thuốc ..............................................................................10
3.5.3. Phòng bệnh bằng vaccin ......................................................................................11
3.6 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ..................................................................................11
3.6.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng .........................................................................................11
3.6.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn .....................................................................................11
2.6.3 Tỉ lệ nuôi sống ......................................................................................................11
3.7 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .......................................................................11
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................12
4.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng ...........................................................................................12
4.1.1. Trọng lượng bình quân qua các tuần tuổi ............................................................12
4.1.2. Tăng trọng tuyệt đối ............................................................................................20
4.2. Hệ số chuyển hóa thức ăn. ......................................................................................22
4.2.1. Tiêu thụ thức ăn: ..................................................................................................22
4.2.2. Hệ số chuyển hóa thức ăn ....................................................................................24
4.3. Tỷ lệ nuôi sống .......................................................................................................25
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................27
5.1. Kết luận...................................................................................................................27
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................28
PHỤ LỤC .....................................................................................................................29
v
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng ..................................................................................8
Bảng 3.2: Quy trình phòng bệnh bằng vaccin ...............................................................11
Bảng 4.1: Trọng lượng gà thí nghiệm từ 1 ngày đến 7 tuần tuổi ..................................12
Bảng 4.2: Trọng lượng gà thí nghiệm từ 8 đến 12 tuần tuổi .........................................16
Bảng 4.3: Tăng trọng tuyệt đối ......................................................................................21
Bảng 4.4: Tiêu thụ thức ăn hàng ngày ...........................................................................22
Bảng 4.5: Hệ số chuyển hóa thức ăn .............................................................................24
Bảng 4.6: Tỷ lệ nuôi sống..............................................................................................25
vi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng của gà thí nghiệm lúc 12 tuần tuổi.......................................19
Biểu đồ 4.2: Trọng lượng bình quân của gà qua các tuần tuổi ......................................20
Biểu đồ 4.3: Tăng trọng tuyệt đối của gà thí nghiệm ....................................................21
Biểu đồ 4.4: Tiêu thụ thức ăn hàng ngày.......................................................................23
Biểu đồ 4.5: Hệ số chuyển hóa thức ăn .........................................................................25
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ nuôi sống .........................................................................................26
vii
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam trong thời gian gần đây đang gặp nhiều khó
khăn, đặc biệt là dịch cúm H5N1. Tuy nhiên, với nhu cầu thịt và trứng của người tiêu
dùng ngày càng tăng đã thúc đẩy ngành chăn nuôi gia cầm tiếp tục phát triển, xuất hiện
việc chăn nuôi tập trung, các trang trại nhỏ đã không còn đáp ứng được đòi hỏi của thị
trường về chất lượng và giá thành sản phẩm. Các trại lớn đã có sự đầu tư lớn về trang
thiết bị, xu hướng chuyển hóa và mở rộng quy mô, liên kết trong sản xuất đã từng
bước phát huy hiệu quả của nó. Người chăn nuôi chú ý và đầu tư nhiều hơn về kỹ thuật
chăm sóc, nuôi dưỡng, con giống, thức ăn và chuồng trại, trang thiết bị mới về chăn
nuôi, từng bước cơ giới hóa, tự động hóa và công tác thú y. Nhiều giống gà mới được
nhập nội và nuôi dưỡng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Cùng
với các giống gà năng suất cao chuyên thịt, chuyên trứng, giống gà thả vườn cũng
được ưa chuộng và được nuôi phổ biến rộng rãi. Tuy năng suất thịt và trứng không cao
như gà công nghiệp nhưng gà thả vườn lại có những đặc điểm phù hợp với khí hậu và
điều kiện chăn thả, dễ nuôi, khả năng kiếm ăn giỏi, kháng bệnh tốt, không đòi hỏi quy
trình chăm sóc nghiêm ngặt, đặc biệt chất lượng thịt của gà thả vườn hương vị thơm
ngon, săn chắc, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.
Từ thực tế đó, việc tạo ra tổ hợp giữa các giống gà nhập nội nhằm tìm ra những con
lai phù hợp với điều kiện nuôi dưỡng của nước ta, kháng bệnh tốt, đạt hiệu quả kinh tế
cao để tạo ra sự ổn định về mặt kinh tế cho người chăn nuôi là cần thiết. Theo chương
trình giống của Bộ NN&PTNT thì giống là bước đột phá để nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm gia cầm. Việc nghiên cứu và phát triển các giống gà thả vườn
nhập vào Việt Nam trong vài năm nuôi thực nghiệm gần đây đã cho kết quả tốt như
gà: Sasso, Kabir, Tam Hoàng, Lương Phượng… Từ các giống gà này, tiến hành lai tạo,
1
chọn lọc tạo thành các giống mới có tính chất đặc trưng, hiệu quả kinh tế cao phù hợp
với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam.
Với lý do trên, được sự chấp thuận của Khoa Chăn Nuôi_Thú Y,bộ môn Chăn
Nuôi Chuyên Khoa. Trung Tâm Nghiên Cứu và Chuyên Giao TBKT Chăn Nuôi
(Viên Chăn Nuôi) và Trại Thực Nghiệm Gia Cầm Thống Nhất_Đồng Nai, cùng với
sự hướng dẫn của PGS.TS: Lâm Minh Thuận, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát
khả năng sinh trưởng của gà lương phượng và con lai LS (Lương Phương x
Sasso), LK (Lương Phượng x kabir) tại trại thực nghiệm gia cầm Thống NhấtĐồng Nai (Viện Chăn Nuôi).
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Xác định khả năng sinh trưởng của 3 nhóm gà Lương Phượng và con lai với
Sasso và Kabir.
1.2.2. Yêu cầu
- Khảo sát khả năng sinh trưởng.
- Tỉ lệ sống.
- Khả năng chuyển hóa thức ăn.
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về chuồng trại
Trại thực nghiệm gia cầm Thống Nhất – Đồng Nai trực thuộc Trung Tâm
Nghiên Cứu và Chuyển Giao TBKT Chăn Nuôi thuộc Viện Chăn Nuôi Quốc Gia được
thành lập vào tháng 11 năm 1997, với diện tích khoảng 5 ha, thuộc ấp Tân Bình-Xã
Bình Minh-Huyện Trảng Bom-Tỉnh Đồng Nai, là trại chăn nuôi Quốc doanh. Được
xây dựng và bố trí phù hợp với công tác nghiên cứu, thực nghiệm và cung cấp con
giống tốt, năng suất cao cho người chăn nuôi. Khu vực nghiên cứu và chăn nuôi Dê,
Thỏ, Bò Sữa, và nhà máy ấp trứng cũng được xây dựng tập trung ở đây. Các giống gà
năng suất cao được nhập và nuôi ở trại như gà Kabir, gà Sasso, Lương Phượng và con
lai của chúng. Số gà hiện diện (Tính đến 01/09/2007) khoảng 5000 mái đẻ, gần 2000
mái hậu bị (19 tuần tuổi) và khoảng 5000 gà con (01 tuần tuổi). Trứng được đưa vào
máy ấp mỗi thứ 4 hàng tuần. Nhà máy ấp trứng gồm 08 máy với công suất 32.000/máy
cung cấp gà con cho nhân dân và các trang trại nuôi gà thương phẩm.
2.2. Giới thiệu một số giống gà
2.2.1. Gà Lương Phượng (LP)
Được nhập từ Quảng Tây-Trung Quốc, là giống gà thịt lông màu kiêm dụng
hướng thịt, bên ngoài gần giống gà Ri, có màu lông vàng tuyền, vàng đốm hoa hoặc
đen đốm hoa, mào gà phần đầu có màu đỏ, gà trống có mồng đơn, hông rộng, lưng
thẳng, lông đuôi dựng đứng, chân thấp và nhỏ, da vàng. Tại Việt Nam, 12 tuần tuổi có
trọng lượng trung bình khoảng 1,9-2,2 Kg/con, tỉ lệ nuôi sống trên 96%, năng suất
trứng 160-180 quả/mái/năm (Nguyễn Quế Côi và Ctv: 2002). Hiện nay, gà thương
phẩm Lương Phượng được nuôi nhiều và phổ biến trong các hộ gia đình.
3
2.2.2. Gà Sasso:
Có nguồn gốc từ Cộng hòa Pháp, giống gà Sasso thích nghi cao với điều kiện
chăm sóc và nuôi dưỡng. Nuôi nhốt theo phương thức công nghiệp, 63 ngày tuổi có
thể đạt trọng lượng trung bình 2,1 – 2,5 Kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,2 – 2,5 Kg/kg tăng
trọng. Nuôi theo phương thức bán thâm canh (Chăn thả) thì 90-100 ngày tuổi có thể
đạt trọng lượng 2,1-2,3 Kg/con và tiêu tốn thức ăn 3,1-3,5 Kg/Kg tăng trọng.
3.2.3. Gà Kabir
Có nguồn gốc từ Israel, là giống gà thả vườn, nuôi bán công nghiệp, gồm nhiều
dòng. Gà Kabir có lông màu nâu đỏ hoa vàng, chân, mỏ, da vàng, thịt chắc, thơm ngon,
có vị ngọt đậm đà, được người tiêu dùng ưa thích. Gà có sức chịu đựng cao, ít bệnh.
Sau 3-4 tuần úm, gà chăn thả tốt, đòi hỏi dinh dưỡng không cao, khối lượng gà sau 10
tuần tuổi đạt trên 2 Kg, gà đẻ cao, ấp nở tốt, chống chịu với stress và ngoại cảnh môi
trường tốt. Gà có các dòng K400, K100, K900… tạo ra các tổ hợp gà thịt TC12, TC13.
Gà thịt 8 tuần tuổi có trọng lượng 1.99 Kg với tiêu tốn thức ăn 2.06 Kg/Kgtăng trọng.
Lúc 9 tuần tuổi đạt 2,37 Kg và 2,23 Kg/kg tăng trọng. (Lê Hồng Mận và Bùi Đức
Lũng).
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà
Khả năng sản xuất của gà thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: con giống,
dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, yếu tố khí hậu…
2.3.1 Giống
Sức sản xuất, đặc điểm ngoại hình, màu lông là những đặc trưng của từng giống.
Giống ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất của gia cầm. Theo tác giả Đoàn
Xuân Trúc và ctv (1996) so sánh sự sinh trưởng của 05 nhóm gà nhập nội: Arbor arces
(Mỹ), Isa browvn (Pháp), Lohmann (Đức), Ross (Anh), Avian 707 (Thái Lan) cho
thấy tăng trọng bình quân (g/con/ngày) giai đoạn từ 0 đến 08 tuần tuổi lần lượt là
Arbor arces (41,82g), Isa browvn (39,82g), Lohmann (38,26g), Ross (40,76g), Avian
707 (41,10g). Kết quả trên cho thấy gà Arbor arces có tăng trọng cao nhất, thấp nhất là
gà Lohmann.
Nguyễn Huy Đạt và ctv (1995) nghiên cứu tính năng sản xuất của dòng gà B, D,
CD của giống gà Goldline 54 cho thấy sản lượng trứng từ tuần 23-38 của các dòng như
sau: B (79.8 quả), D (83.2 quả), CD (84.1 quả).
4
2.3.2 Dinh dưỡng
Dinh dưỡng góp phần làm tăng cao khả năng sinh trưởng, sinh sản của gia cầm.
Sự phát triển của cơ thể động vật nói chung và gia cầm nói riêng gắn liền với sự tích
lũy Protein trong cơ thể chúng, vì vậy khi xây dựng khẩu phần, ta phải xác định nhu
cầu Protein, bên cạnh đó phải thỏa mãn nhu cầu acid amin, đặc biệt là các acid amin
thiết yếu cho cơ thể.
Theo Trần Công Xuân và ctv (1994) nghiên cứu ảnh hưởng của Protein đến
tăng trọng của gà thịt Ross 208 cho thấy là ở lô nuôi với mức Protein 25-23-21% thì
trọng lượng lúc giết thịt là 2503,01g, còn gà được nuôi với mức Protein 23-21-19% có
trọng lượng lúc giết thịt là 2360g.
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và ctv (1995) theo dõi hiệu quả sử dụng L-Lysine
trong khẩu phần gà đẻ trứng giống Browsnick cho thấy ở lô có bổ sung chế phẩm LLysine có tỷ lệ đẻ là 80,27% còn ở lô đối chứng là 75,79%.
2.3.3 Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng thức ăn hàng ngày của gà. Khi nhiệt độ tăng, gà
uống nhiều nước hơn và ăn ít thức ăn làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trọng và khả
năng tiêu hóa thức ăn. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển, tuổi thành thục và năng suất
trứng sau này.
Gà con trong 2 tuần đầu có khả năng điều tiết thân nhiệt rất kém, nên rất mẫn cảm
với nhiệt độ thấp và nếu không được chăm sóc cẩn thận, không được bổ sung nguồn
năng lượng đủ từ thức ăn gà sẽ chết vì lạnh. Khi nhiệt độ môi trường quá nóng quá
trình thân nhiệt bị hạn chế nên thân nhiệt tăng lên từ 1-20C và nếu tình trạng này kéo
dài gà sẽ chết. Vì vậy, nên có biện pháp chống nóng và chống lạnh cho gà.
2.3.4. Ẩm độ
Ẩm độ trong chuồng nuôi do nước trong phân và hơi nước thải ra trong quá trình
hô hấp của gà. Ẩm độ càng cao thì càng làm giảm quá trình thải nhiệt qua sự bốc hơi
nước và niêm mạc đường hô hấp dẫn đến tình trạng phân và chất độn chuồng ẩm ướt
tạo điều kiện cho vi sinh gây bệnh phát triển, tăng cường phát sinh khí độc ảnh hưởng
xấu đến tình trạng sức khỏe của gà.
5
2.3.5. Sự thông thoáng
Nếu chuồng trại không có sự thông thoáng tốt mật độ nuôi đông đúc, đàn gà nuôi
sẽ bị ảnh hưởng xấu. Đáng chú ý hơn là khí amoniac được sinh ra. Nếu ở nồng độ 50
ppm trong thời gian dài sẽ gay nguy hiểm cho gà biểu hiện khó thở, chảy nước mắt,
nước mũi và có thể chết.
Gió là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ thông thoáng tốc độ gió quá cao hay thấp
đều ảnh hưởng đến sự thông thoáng của chuồng nuôi. Vì vậy khi thiết kế chuồng nuôi
ngoài các yếu tố khác phải xác định hướng gió để xây dựng hướng chuồng phù hợp,
lợi dụng hướng gió giúp chuồng thông thoáng tốt và tránh được gió thổi trực tiếp vào
gà, nhất là gà con.
2.3.5. Ánh sáng
Thị giác của là rất phát triển nên chúng rất nhạy cảm với ánh sáng, ánh sáng làm
hormon tiết ra kích thích sự phát triển của buồng trứng và kích thích quá trình sinh
trưởng của gia cầm. Chế độ chiếu sáng về ban đêm giúp gia cầm ăn được nhiều thức
ăn hơn và không bị sợ hãi dẫn đến bị dồn ép gây chết gà trong quá trình nuôi dưỡng.
Ngoài ra ánh sáng còn hạn chế được các loài động vật khác như: chuột, rắn, mèo…
xâm nhập vào chuồng và bắt gà.
Thời gian chiếu sáng trong giai đoạn hậu bị ảnh hưởng lớn đến tuổi đẻ trứng đầu
tiên, tăng cường chiếu sáng trong giai đoạn hậu bị sẽ ảnh hưởng đến tình trạng phát
dục sớm. Gà đẻ quá sớm khi chưa phát triển về thể chất trứng sẽ nhỏ, thời gian khai
thác trứng ngắn.
6
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1. Nội dung
Khảo sát, đánh giá khả năng sinh trưởng của 3 nhóm gà LP, LS và LK.
3.2. Thời gian và địa điểm
Thời gian: từ 10/06/2007 đến 03/9/2007.
Địa điểm: tạ trại thực nghiệm gia cầm Thống Nhất – Đồng Nai thuộc ấp Tân
Bình, xã Bình Minh, huyện Trãng Bom, Đồng Nai.
3.3. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 180 gà con 1 ngày tuổi, được
đeo số và chia làm 3 lô.
Lô 1: 60 con gà LP.
Lô 2: 60 con gà LS.
Lô 3: 60 con gà LK.
3.4. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc
3.4.1. thức ăn:
Với mục đích khảo sát và tuyển chọn gà giống có năng suất và phẩm chất thịt
tốt, sức sống cao nên chúng tôi sử dụng cùng một loại thức ăn cho cả 3 lô thí nghiệm.
Thức ăn được sử dụng là thức ăn hỗn hợp do công ty liên doanh Việt – Pháp
Proconco sản xuất.
- Giai đoạn 1: từ 1 – 42 ngày tuổi sử dụng thức ăn hỗn hợp con cò C225 (dạng
mảnh).
- Giai đoạn 2: từ 42 ngày tuổi đến xuất chuồng sử dụng thức ăn hỗn hợp con cò
C235 (dạng viên).
Thành phần dinh dưỡng của 2 loại thức ăn.
7
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng
C225
C235
Đạm (min%)
20
16,5
Xơ thô (Max%)
5
6
Ca (Min – Max%)
0,7 – 1,2
0,7 – 1,2
P (Min%)
0,5
0,45
NaCl (Min – Max%)
0,2 – 0,5
0,2 – 0,5
Độ ẩm
13
13
Năng lượng trao đổi (Kcal/kg)
2850
2900
Salinomycin (Max) 60 mg/kg
Hoặc Clopidol (Max) 125 mg/kg
Không có hormon.
3.4.2. Chuồng trại.
Chuồng úm gà con:
Xung quanh chuồng được xây cao khoảng 80 cm, phần trên được bao bọc bởi
lưới kẽm 1,5 x 1,5cm và có che bạt (bạt có thể thả xuống hoặc cuộn lại).
Mái được lợp bằng tôn, phần trên được đóng bằng trần nhựa. Nền chuồng được
làm bằng ximăng và gạch nung. Trong chuồng úm có sẵn hệ thống sưởi ấm bằng bóng
đèn tròn, bóng đèn hồng ngoại (với 2 chế độ: chế độ ban ngày gồm ít bóng hơn chế độ
ban đêm) và chụp úm bằng ga. Diện tích mỗi chuồng úm khoảng 40m2. Với 180 gà thí
nghiệm, nên được úm vào một góc chuồng và được chắn bằng khung lưới kẽm 1,5 x
1,5cm và được bọc vải bạt bên ngoài để hạn chế sự thoát nhiệt trong khi úm. Giữa các
lô được ngăn cách bởi khung lưới kẽm 1,5 x 1,5 cm, gà được úm bằng 4 bóng đèn tròn
(công suất 100W) và được bổ sung một chụp ga vào ban đêm trong 5 đêm đầu tiên.
Chuồng gà lớn:
Xung quanh được bao bọc bởi lưới kẽm B40, nền chuồng được làm bằng
ximăng và lót gạch nung, 1/2 diện tích còn lại được làm bằng sàn nhựa, hệ thống nước
uống bằng máng uống tự động được đặt trên phần sàn nhựa này. Nền chuồng được rãi
trấu dày khoảng 3 – 5cm và được thay mới khi trấu bẩn hay ẩm ướt. Mỗi lô thí nghiệm
(60 con) được đặt một máng uống tự động và 2 máng ăn.
8
3.4.3. Chăm sóc và quản lý
Trước khi xuống gà 2 tuần, chuồng úm được vệ sinh, rửa sạch và rắc vôi bột lên,
sau đó phun nước vào làm cho vôi bột phi ra thành dung dịch sền sệt, dùng chổi di
chuyển dung dịch này khắp nền chuồng và phần tường chờ ngày xuống gà.
Nền chuồng úm được rải trấu dày khoảng 3 - 5 cm và chuồng úm được sưởi ấm
2 giờ trước khi xuống gà con.
Sau khi xuống gà cho uống kháng sinh, sau khoảng 4 giờ cho ăn cám gà con 1
ngày tuổi, cám được rãi đều trên giấy báo, cho ăn nhiều lần trong ngày, giấy báo được
thay 2 lần/ngày, đến ngày thứ 3 thì cho ăn bằng máng nhựa tròn, có chụp phía trên.
Nước uống sử dụng nước giếng của trại. Từ 1 – 3 ngày tuổi: buổi sáng cho uống kháng
sinh, chiều cho uống vitamin A, D, E, C và Bcomplex. Gà được cho ăn từng ít một
(khoảng 6 lần/ngày). Để gà ăn đều và thức ăn luôn luôn mới, vừa quan sát theo dõi
mỗi khi cho gà ăn.
Gà mới nở có thân nhiệt chưa ổn định, thân nhiệt thấp hơn gà trưởng thành
(380C), khả năng điều tiết thân nhiệt kém. Với lớp lông tơ mỏng manh và khả năng
sinh nhiệt kém gà con dễ mất nhiệt dẫn đến giảm thân nhiệt và chết vì lạnh. Trong
những tuần đầu gà con phải tập làm quen với thức ăn, nước uống và mọi điều kiện
ngoại cảnh khác xa với môi trường máy ấp. Trong giai đoạn đầu gà con có tốc độ sinh
trưởng cao nhất đời chúng, lớp lông tơ được thay bằng lớp lông phủ nên nhu cầu dinh
dưỡng của gà con cao và giảm dần ở lứa tuổi sau. Vì vậy để gà con có mứa sinh trưởng
cao, sức sống cao cần phải tạo mọi điều kiện để gà con thích nghi nhanh chóng với
môi trường bên ngoài.
Nhiệt độ úm gà con trong tuần thì phải 33-350C phía đuôi chụp úm, sau mỗi
tuần nhiệt độ giảm đi 20C. Quan sát sự phân bố của gà con trong chuồng có thể đánh
giá tình trạng nhiệt độ, nếu gà con phân tán đều trong chuồng, gà con hoạt bát nhanh
nhẹn là nhiệt độ tối ưu khi đó gà con ăn nhiều khỏe và lớn nhanh. Nếu gà con nằm túm
tụm dưới nguồn điện, ăn ít, uống nước ít là gà bị lạnh cần tăng cường nguồn nhiệt.
Nếu gà nằm tụm xa nguồn nhiệt, gà thở nhanh, ăn ít, uống nước nhiếu là do nhiệt quá
cao, cần giảm nguồn nhiệt.
Ẩm độ trong chuồng úm gà con tốt nhất ở mức 60-75%. Với mức ẩm độ này
hơi nước trong phân bay nhanh, nếu phân khô, gà khỏe mạnh.
9
Chế độ chiếu sáng: bóng đèn vừa làm nguồn nhiệt vùa đảm nhận chức năng
chiếu sáng, ánh sáng cần để gà nhận biết và lấy thức ăn, trong quá trình thí nghiệm gà
được chiếu sáng 24/24h trong suốt quá trình úm và nuôi. Mật độ úm gà con được giảm
dần theo tuổi của gà, mấy ngày đầu mật độ úm cao nhằm tiết kiệm năng lượng và tận
dụng chuồng trại, sau đó nới rộng dần ra. Mật độ khoảng 25- 30 con/m2. Chất độn
chuồng dày hay mỏng tùy theo thời gian nuôi, điều kiện khí hậu và được thay khi có
dấu hiệu ẩm ướt, dơ bẩn.
Sau khi úm được 4 tuần tuổi, gà được chuyển sang chuồng nuôi gà thịt, giữa các
lô và xung quanh chuồng được bao bọc bằng lưới kẽm B40. Giai đoạn này quy trình
chăm sóc không nghiêm ngặt như giai đoạn úm gà. Gà được cho ăn tự do và uống
nước bằng máng uống tự động, máng uống được lắp đặt trên phần sàn nhựa của
chuồng để hạn chế ẩm ướt do sự thất thoát nước trong quá trình gà uống. Mật độ nuôi
khoảng 4 con/m2.
3.5. Vệ sinh phòng bệnh
3.5.1. Vệ sinh thú y chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi
Chuồng trại được thu dọn quét hết phân và chất độn chuồng, dùng vòi nước áp
lực mạnh cọ rửa nền, tường, trần chuồng, sau đó dùng vôi bột rắc lên và phun nước
vào để trống chuồng, trước khi nuôi phải phun xịt lại thuốc sát trùng nền, tường
chuồng trong vài ngày trườc đó, rải trấu sạch, máng ăn máng uống sạch vào chuồng.
Hàng tuần vệ sinh chuồng trại hành lang và phun thuốc sát trùng providin 1 lần/tuần,
trấu dưới nền được thay 1 lân/tuần, mỗi dãy chuồng có hố sát trùng để nhúng dày ủng
trước và sau khi vào chăm sóc gà.
3.5.2. Phòng và trị bệnh bằng thuốc
Các loại thuốc được sử dụng:
- Vitamin A, D, E, B complex pha 2g/lít nước uống bổ sung vitamin và tăng sức
đề kháng.
- Antigum: 1g/10lít ngừa bệnh Gumboro.
- Vitamin C và Electrolytes + đường glucose 10g/4lít nước dùng vào lúc trời
nóng bức, trước và sau khi chuyển gà, stress nhiệt do chủng ngừa.
- Ampi-coli: pha 2g/1lit nước phòng bệnh tiêu chảy viêm rốn và một số bệnh khác
- Anticoc+Rigencoccin: phòng và trị bệnh cầu trùng.
10
3.5.3. Phòng bệnh bằng vaccin
Bảng 3.2: Quy trình phòng bệnh bằng vaccin
Tuổi gà
Loại vaccin
Đường cấp
5 ngày
Gumboro B
Cho uống
8 ngày
Newcastle
Cho uống
(chủng F)
15 ngày
Gumboro B
Cho uống
28 ngày
Newcastle
Cho uống
(chủng Laxota)
3.6 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT
3.6.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng
Trọng lượng bình quân của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi:
cân từng con lúc 1 ngày tuổi , 1 tuần tuổi ,2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 tuần tuổi.
từ 1 đến 3 tuần tuổi được cân bằng cân điện tử, trên 4 tuần tuổi được cân bằng cân bàn
loại 5 kg.
Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày):
TTTĐ = (Pn – Pn-1)/7 với: Pn: trọng lượng gà thí nghiệm ở tuần tuổi n.
Pn-1:: trọng lượng gà thí nghiệm ở tuần tuổi n-1
3.6.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn
Tiêu thụ thức ăn (g/con/ngày):
TTTĂ(g/con/ngày) = tổng thức ăn trong tuần/tổng số ngày gà co mặt trong tuần.
Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg tă /kg tăng trọng):
HSCHTĂ = tổng thức ăn trong tuần / tổng tăng trọng trong tuần.
2.6.3 Tỉ lệ nuôi sống (%)
TLNS(%)= (tổng số gà cuối tuần / tổng số gà đầu tuần)x100.
3.7 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Sử dụng phần mềm MS. Excel và máy tinh tay để tính toàn số liệu và phần mềm
Minitab 12.21 forwindows để phân tích số liệu.
11
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng
4.1.1. Trọng lượng bình quân qua các tuần tuổi (g)
Bảng 4.1: Trọng lượng gà thí nghiệm từ 1 ngày đến 7 tuần tuổi (g)
Tuần
Lô
LP
LS
LK
n (con)
60
60
60
X
39,783
39,70
40,017
SD(g)
1,180
1,344
1,396
CV(%)
2,97
33,81
3,48
Min(g)
38
37
38
Max(g)
42
43
42
n (con)
59
60
60
X
94,64
93,00
95,37
SD(g)
10,74
13,09
7,86
CV(%)
11,30
14,10
8,24
Min(g)
68,00
75,00
80
Max(g)
126,00
160,00
113
n (con)
59
60
60
X
161,22
164,13
163,93
SD(g)
31,54
24,72
28,11
CV(%)
19,62
15,10
17,10
Min(g)
95,00
113,00
99,0
Max(g)
250,00
217,00
218,00
n (con)
59
60
60
X
233,00
302,63
279,62
SD(g)
43,06
42,76
50,45
TSTK
1
ngày
tuổi
1
2
3
12
4
5
6
7
CV(%)
18,53
14,10
18,00
Min(g)
122,00
223,00
154,00
Max(g)
320,00
410,00
390,00
n (con)
59
60
60
X
360,90
441,10
412,00
SD(g)
76,10
60,74
149,0
CV(%)
21,09
13,77
36,16
Min(g)
130,00
330,00
200,00
Max(g)
500,00
630,00
641,00
n (con)
57
59
58
X
491,60
578,3
548,4
SD(g)
103,00
79,3
91,1
CV(%)
20,95
13,71
16,61
Min(g)
210,00
400,00
330,0
Max(g)
690,00
800,00
470,00
n (con)
57
59
57
X
691,20
794,70
736,7
SD(g)
131,60
111,00
120,7
CV(%)
19,04
13,97
16,38
Min(g)
400,00
600,00
450,0
Max(g)
950,00
1200,00
980,0
n (con)
57
59
57
X
909,50
1014,40
942,8
SD(g)
177,90
149,50
146,1
CV(%)
19,56
14,74
15,49
Min(g)
550,00
670,00
620,0
Max(g)
1270,00
1400,00
1280,0
Ghi chú: Lô 1: LP (Lương Phượng).
Lô 2: LS (trống Sasso x mái Lương Phượng).
Lô 3: LK (trống Kabir x mái Lương phượng).
13
Ở 1 ngày tuổi:
Trọng lượng bình quân của 3 lô thí nghiệm được sắp xếp là:
Lô LK (40,02g) > lô LP (39,78g) > lô LS (39,70g).
Trọng lượng gà ở một ngày tuổi của các lô tương đối đồng đều nhau, trọng
lượng cao nhất ở lô LK (40,02g) và thấp nhất ở lô LS (39,70g). Qua phân tích thống kê
cho thấy sự khác biệt này có ý nghĩa với (P < 0,05).
Ở 1 tuần tuổi:
Trọng lượng bình quân ở 3 lô được sắp xếp như sau: lô LK (95,37g) > lô LP
(94,64g) > lô LS (93,00g). Kết quả thống kê cho thấy sự khác biệt này không có ý
nghĩa (P > 0,05).
Ở 2 tuần tuổi:
Trọng lượng bình quân của 3 lô thí nghiệm là: lô LS (164,13g), lô LK (163,93g),
lô LP (161,22g).
Trọng lượng ở 1 ngày tuổi và 1 tuần tuổi lô LS thấp hơn so với lô LK và lô LP,
nhưng ở 2 tuần tuổi thì lô LS có tăng trọng cao nhất. Qua phân tích thông kê cho thấy
sự khác biệt giữa các lô không có ý nghĩa (P > 0,05).
Ở 3 tuần tuổi:
Trọng lượng bình quân của gà thí nghiệm là: lô LP (233,0g), lô LS (302,63g),
LK (279,62g). Trọng lượng bình quân của gà cao nhất là lô LS (302,63g) và thấp nhất
là lô LP (233,00g). Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về trọng lượng giữa các
lô không có ý nghĩa với (P > 0,05).
Ở 4 tuần tuổi:
Trọng lượng bình quân của các lô gà thí nghiệm là: lô LP (360,9g), lô LS
(441,1g) và lô LK (412,0g). Trọng lượng bình quân cao nhất là lô LS (441,1g) kế đến
là lô LK (412,0g) và thấp nhất là lô LP (360,9g). Qua kết quả thống kê cho thấy sự
khác biệt giữa các lô không có ý nghĩa với (P > 0,05).
Ở 5 tuần tuổi:
Trọng lượng bình quân được sắp xếp từ cao xuống thấp là: lô LS (578,3g) > LK
(548,4g) > LP (491,6g). Kết quả thống kê cho thấy sự khác biệt giữa các lô rất có ý
nghĩa với (P < 0,01).
14
Ở 6 tuần tuổi:
Trọng lượng của gà thí nghiệm là: Lô LP (691,2g), Lô LS (794,7g) và Lô LK
(736,7g).
Kết của chúng tôi đạt được trên nhóm gà lai LS (mái Lương Phượng x Trông
Sasso) lúc 6 tuần tuổi cao hơn kết quả của Lê Thị Mỹ Duyên (2004) khảo sát sức sản
suất của gà Saso, Lương Phượng, ĐN và con lai của chúng tại Xi Nghiệp Chăn Nuôi
gà Đồng Nai ở nhóm gà lai LS đạt: 667,96g.
Qua kết quả thống kê cho thấy sự khác biệt giửa các lô không có ý nghĩa (P >
0,05)
Ở 7 tuần tuổi:
Trọng lượng của gà thí nghiệm được sắp xếp là: Lô LS (1014,4g) > Lô LK
(942,8g) > Lô LP (909,5g). Sự khác biệt về trọng lượng giữa các lô không có ý nghĩa
về mặt thống kê ( P > 0,05)
Nhìn chung, giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến 7 tuần tuổi Lô LS có trọng lượng cao
nhất và thấp nhất là Lô LP. Như vậy, các nhóm gà lai với giống Lương Phượng có sức
sinh trưởng cao hơn nhóm gà Lương Phượng.
15
Bảng 4.2: Trọng lượng gà thí nghiệm từ 8 đến 12 tuần tuổi (g)
LP
Lô
Tuần
TSTK
n (con)
8
Trống
Mái
34
23
LS
Chung Trống
57
30
Mái
29
LK
Chung Trống
59
32
Mái
Chung
25
57
1267,9 1084,8 1194,0 1391,0 1199,3 1296,8 1327,8 1099,6 1227,7
X
SD(g) 196,4 138,5 196,1
9,45 10,14 158,5 182,2 126,3 195,6
CV(%) 15,49
12,77
16,42
131,5
121,6
12,52 13,72 11,49
15,93
Min(g) 800,0
900,0
800,0
1000,0 980,0
980,0 920,0 900,0
900,0
Max(g) 1600,0 1420,0 1600,0 1620,0 1400,0 1620,0 1680,0 1380,0 1680,0
n (con)
9
34
23
57
30
29
59
32
25
57
1479,7 1262,2 1391,9 1629,7 1390,0 1511,9 1566,3 1266,0 1434,6
X
SD(g) 217,1 155,1 220,9 149,7 123,3 182,1 216,1 175,1 248,1
CV(%) 14,67
12,29
15,87
9,19
8,87
12,04 13,79 13,83
17,29
Min(g) 1020,0 1000,0 1000,0 1150,0 1150,0 1150,0 1080,0 950,0
950,0
Max(g) 1900,0 1670,0 1900,0 1980,0 1600,0 1980,0 2000,0 1620,0 2000,0
n (con)
10
34
23
57
30
29
59
32
25
57
1700,4 1428,7 1594,9 1884,3 1555,2 1722,5 1779,4 1396,8 1611,6
X
SD(g) 285,9 158,8 277,7 188,6 124,9 229,9 288,2 224,0 322,7
CV(%) 16,81
11,11
17,97
Min(g) 800,0 1170,0 800,0
10,00
8,03
13,34 16,19 16,03
20,02
1300,0 1300,0 1300,0 750,0 700,0
700,0
Max(g) 2230,0 1900,0 2230,0 2250,0 1750,0 2250,0 2300,0 1750,0 2300,0
n (con)
11
34
23
57
30
29
59
32
25
57
1927,4 1606,1 1797,7 2186,7 1794,8 1994,1 1999,7 1569,2 1810,9
X
SD(g) 313,0 148,9 302,9 247,8 135,3 280,3 313,2 27,4 347,8
CV(%) 16,24
9,27
16,85
Min(g) 650,0 1320,0 650,0
11,33
7,54
14,06 15,66 13,85
19,20
1470,0 1550,0 1470,0 840,0 900,0
840,0
Max(g) 240,0 2000,0 2400,0 2700,0 2000,0 2700,0 2600,0 2000,0 2600,0
n (con)
12
34
23
57
30
29
59
32
25
57
2102,1 1753,0 1961,2 2348,3 1868,3 2112,4 2165,9 1684,0 1954,6
X
SD(g) 322,8 161,6 318,6 265,8 122,5 318,0 317,7 190,9 360,1
CV(%) 15,36
9,22
16,25
Min(g) 760,0 1500,0 760,0
11,32
6,56
15,05 14,67 11,34
18,42
1500,0 1680,0 1500,0 950,0 1100,0 950,0
Max(g) 2500,0 2200,0 2500,0 2800,0 2100,0 2800,0 2800,0 2100,0 2800,0
16
Ở 8 tuần tuổi:
Trọng lượng trung bình chung của các lô là: Lô LP (1194,1g), Lô LS (1296,8g)
và Lô LK (1227,7g). lô LS có trọng lượng cao nhất (1227,7), trong đó: Trống
(1391,0g), mái (1199,3g), thấp nhất là Lô LP (1194,0g), trong đó trống (1267,9g) và
mái (1084,8g).
Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy sự khác vế trọng lượng giữa các lô rất rất
có ý nghĩa với P < 0,001.
Nhóm gà lai LS có trọng lượng cao nhất, kế đến là nhóm gà lai LK và thấp nhất
là nhóm gà LP.
Trung bình trọng lượng Trống của các lô cao hơn gà mái do gà trống có sức
tăng trưởng nhanh hơn, bộ khung to hơn gà mái. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa về
mặt thống kê với P <0,001.
Kết quả chúng tôi đạt được trên 3 nhóm gà thả vườn LS, LK và LP lúc 8 tuần
tuổi cao hơn kết quả của Lê Thị Mỹ Duyên (2004) khảo sát sức sản xuất của gà Saso,
Lương Phượng, ĐN và con lai của chúng tại Xí Ngiệp Chăn Nuôi Gà Đồng Nai, ở
nhóm gà lai SL (mái Sasso x trống Lương Phượng) đạt: 952,08 g, ở nhóm gà LS (mai
Lưong Phựong x trống Sasso) đạt: 918,4g và cao hơn kết quả của Lê Tấn Tài (2003)
khảo sát khả năng sản xuất của 3 nhóm gà thịt thả vườn, nhóm gà lai giữa gà Tàu Vàng
x trống Tam Hoàng là: 1003,0g và ở nhóm gà Tàu Vàng là: 850,32g. Như vậy nhóm
gà thả vườn lai giữa giông Kabir, Sasso, Lương Phượng có mức sinh trưởng cao hơn
nhóm gà thả vườn lai giữa giống Tam Hoàng, Lương Phượng với mái Tàu Vàng.
Ở 9 tuần tuổi:
Trọng lượng của các lô được sắp xếp như sau: Lô LS (1511,9g) trong đó trống
(1629,7g), mái (1390,0g) > Lô LK (1434,6g) trong đó trống (1566,3g) và mái
(1266,0g) > Lô LP (1391,9g) trong đó trống (1479,7g) và mái (1262,2g). Qua xử lý
thống kê cho thấy sự khác biệt giữa các lô và sự khác biệt giữa trống và mái rất rất có
ý nghĩa về mặt thống kê với P < 0,001.
Ở 10 tuần tuổi:
Trọng lượng trung bình của các lô thí nghiệm là: lô LP (1594,9g) trong đó trống
(1700,4g), mái (1428,7g), lô LS (1722,5g) trong đó trống (1884,3g) và mái (1555,2g),
lô LK (1611,6 g) trong đó trống (1779,4g) và mái (1396,8g.
17