Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu bệnh đốm lá lớn hại ngô (exserohilum turcicum) vùng hà nội năm 2021 (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.63 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC
-------  -------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU BỆNH ĐỐM LÁ LỚN HẠI NGÔ

(Exserohilum turcicum) VÙNG HÀ NỘI NĂM 2021”

Ngƣời hƣớng dẫn

: PGS.TS. ĐỖ TẤN DŨNG

Bộ môn

: BỆNH CÂY

Ngƣời thực hiện

: PHẠM TÚ ANH

Lớp

: BVTVA

Khóa

: 62


Mã sinh viên

: 620044

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 8 tháng 9 năm 2021
Sinh viên thực hiện

PHẠM TÚ ANH

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn
các thầy cô giáo Học viện Nơng nghiệp Việt Nam nói chung và các thầy cô bộ
môn Bệnh cây, Khoa Nông học, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam nói riêng, đã
giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại Học viện.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn trân thành và sâu sắc nhất đến
PGS.TS. ĐỖ TẤN DŨNG, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi trong suốt q trình tơi thực hiện nghiên cứu và
hồn thiện đề tài.
Tiếp theo, tôi cũng xin chân thành cảm ơn bà con nơng dân và chính

quyền địa phương ở các xã Kim Sơn, Đặng Xá, Lệ Chi huyện Gia Lâm, xã Mai
Lâm, huyện Đông Anh và phường Giang Biên, quận Long Biên đã tạo điều kiện
giúp tôi thu thập mẫu và điều tra bệnh hại.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, những người thân
và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 8 tháng 9 năm 2021
Sinh viên thực hiện

PHẠM TÚ ANH

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................... i
Lời cảm ơn............................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................. iii
Danh mục kí hiệu, chữ cái viết tắt....................................................................... vii
Danh mục bảng................................................................................................... viii
Danh mục đồ thị ................................................................................................... xi
Danh mục hình ................................................................................................... xiii
Tóm tắt .............................................................................................................. xvii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ................................................................................................. 1

1.2.


Mục đích, yêu cầu của đề tài ..................................................................... 2

1.2.1. Mục đích.................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu...................................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................... 4
2.1.

Những nghiên cứu ngoài nƣớc .................................................................. 4

2.2.

Những nghiên cứu trong nƣớc ................................................................ 15

PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 22
3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 22

3.2.

Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 22

3.3.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 23

3.4.

Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 23


3.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 24

3.5.1. Phƣơng pháp điều tra ngoài đồng ruộng ................................................. 24
3.5.2. Phƣơng pháp chẩn đốn bệnh ................................................................. 25
3.5.3. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm.................................. 25
3.5.4. Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá ................................................................ 29

iii


PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 31
4.1.

Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của bệnh nấm hại ngô tại
Hà Nội vụ xuân hè năm 2021 ................................................................. 31

4.2.

Điều tra diễn biến bệnh đốm lá lớn trên một số giống ngô gieo trồng
tại Hà Nội vụ xuân hè năm 2021 ............................................................ 34

4.2.1. Diễn biến bệnh đốm lá lớn trên giống HN88 tại một số vùng trồng
ngô tại Hà Nội vụ xuân hè năm 2021 ..................................................... 34
4.2.2. Diễn biến bệnh đốm lá lớn trên giống NK4300 tại một số xã trồng
ngô vùng Hà Nội vụ xuân hè năm 2021 ................................................ 36
4.3.

Phân ly nuôi cấy, nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, đặc tính

sinh học của nấm Exserohilum turcicum gây bệnh đốm lá lớn ngô ....... 37

4.3.1. Phân ly nuôi cấy, nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, đặc tính sinh
học của một số Isolate nấm E.turcicum gây bệnh đốm lá lớn ngô............. 37
4.3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của môi trƣờng nhân tạo đến sự phát triển
của các isolate Exserohilum turcicum ..................................................... 41
4.4.

Đánh giá tính gây bệnh của nấm Exserohilum turcicum trên một số
giống ngô trong điều kiện chậu vại ......................................................... 44

4.4.1. Khảo sát tính gây bệnh của Isolate nấm Et.NK4300.ĐX trên một số
giống ngô trong điều kiện chậu vại ......................................................... 44
4.4.2. Khảo sát tính gây bệnh của Isolate nấm Et.HN88.ĐA trên một số
giống ngô trong điều kiện chậu vại ......................................................... 46
4.4.3. Khảo sát tính gây bệnh của Isolate nấm Et.HN88.PT trên một số
giống ngô trong điều kiện chậu vại ......................................................... 47
4.4.4. Khảo sát tính gây bệnh của Isolate nấm Et.HN88.LC trên một số
giống ngô trong điều kiện chậu vại ......................................................... 49
4.4.5. Khảo sát tính gây bệnh của Isolate nấm Et.HN88.LB trên một số
giống ngô trong điều kiện chậu vại ......................................................... 50

iv


4.4.6. Khảo sát tính gây bệnh của Isolate nấm Et.HN88.KS trên một số
giống ngô trong điều kiện chậu vại ......................................................... 52
4.4.7. Khảo sát tính gây bệnh của Isolate nấm Et.NK4300.KS trên một số
giống ngô trong điều kiện chậu vại ......................................................... 53
4.5.


Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
các isolate nấm E.turcicum hại ngô trên môi trƣờng nhân tạo PGA ...... 55

4.5.1. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm Et.NK4300.ĐX trên môi trƣờng PGA ................................. 56
4.5.2. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
isolate nấm Et.HN88.ĐA trên môi trƣờng PGA ..................................... 58
4.5.3. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
isolate nấm Et.HN88.PT trên môi trƣờng PGA ...................................... 60
4.5.4. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
isolate nấm Et.HN88.LC trên môi trƣờng PGA ...................................... 62
4.5.5. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
isolate nấm Et.HN88.LB trên môi trƣờng PGA ...................................... 64
4.5.6. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
isolate nấm Et.HN88.KS trên môi trƣờng PGA ...................................... 66
4.5.7. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
isolate nấm Et.NK4300. KS trên môi trƣờng PGA ................................. 68
4.6.

Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với
các isolate nấm E.turcicum hại ngô trên môi trƣờng nhân tạo PGA............ 70

4.6.1. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis
với isolate nấm Et. NK4300.ĐX trên môi trƣờng PGA ......................... 71
4.6.2. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis
với isolate nấm Et.HN88.ĐA trên môi trƣờng PGA ............................... 73
4.6.3. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis
với isolate nấm Et.HN88.PT trên môi trƣờng PGA ................................ 76


v


4.6.4. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis
với isolate nấm Et.HN88.LC trên môi trƣờng PGA................................ 78
4.6.5. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis
với isolate nấm Et.HN88.LB trên môi trƣờng PGA ................................ 81
4.6.6. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis
với isolate nấm Et.HN88.KS trên môi trƣờng PGA ................................ 83
4.6.7. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis
với isolate nấm Et.NK4300.KS trên môi trƣờng PGA ............................ 86
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 89
5.1.

Kết luận ................................................................................................... 89

5.2.

Kiến nghị ................................................................................................. 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 91
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 96

vi


DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Vi khuẩn B. subtilis

Bacillus subtilis


Isolate BS-G

Bacillus subtilis gốc

Isolate BS-C

Bacillus subtilis C

Isolate BS-O

Bacillus subtilis O

Isolate HT-7

Bacillus subtilis HT-7

CT

Công thức

cs

Cộng sự

CV %

Coefficient of variation (hệ số biến động).

Nấm E. turcicum


Exserohilum turcicum

HLƢC %

Hiệu lực ức chế %

LSD 5%

Least significant difference (sai số thực nghiệm)

Nấm T. viride

Trichoderma viride

Isolate TV-G

Trichoderma viride gốc

Isolate TV-1

Trichoderma viride 1

Isolate TV-2

Trichoderma viride 2

Isolate TV-3

Trichoderma viride 3


Môi trƣờng CGA

Carrot Glucose Agar

Môi trƣờng PCGA

Potato Carrot Glucose Agar

Môi trƣờng PGA

Potato Glucose Agar

Isolate

Mẫu phân lập

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Ảnh hƣởng của pH đến sự phát triển của Exserohilum turcicum ........ 6
Bảng 2.2: Ảnh hƣởng của các môi trƣờng và nhiệt độ khác nhau đến sự
phát triển của nấm Exserohilum turcicum ................................................ 7
Bảng 2.3: Ảnh hƣởng của T.viride đến sự phát triển của E.turcicum trong thời
gian nuôi cấy khác nhau ở 25oC năm 2017 tại NMRP, Rampur, Chitwa...... 13
Bảng 2.4: Bán kính vịng vơ khuẩn của 6 chủng xạ khuẩn với nấm
Helminthosporium turcicum trên môi trƣờng nhân tạo .......................... 18
Bảng 2.5: Đƣờng kính tản nấm Helminthosporium turcicum (mm) ở các
nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát ................................................. 19

Bảng 4.1: Thành phần bệnh nấm hại ngô vùng ngoại thành Hà Nội
vụ xuân hè năm 2021 .............................................................................. 31
Bảng 4.2: Diễn biến bệnh đốm lá lớn hại ngô (giống HN88) vùng ngoại
thành Hà Nội vụ xuân hè năm 2021........................................................ 35
Bảng 4.3. Diễn biến bệnh đốm lá lớn hại ngô (giống NK4300) tại Đặng Xá,
Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè năm 2021 ................................................ 36
Bảng 4.4: Các isolate (mẫu phân lập) nấm Exserohilum turcicum sử dụng
trong thí nghiệm ...................................................................................... 37
Bảng 4.5: Một số đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học của các Isolate nấm
Exserohilum turcicum ............................................................................. 38
Bảng 4.6: Ảnh hƣởng của môi trƣờng nhân tạo đến sự phát triển của các
isolate nấm Exserohilum turcicum .......................................................... 42
Bảng 4.7: Đánh giá tính gây bệnh của Isolate nấm Et.NK4300.ĐX trên một
số giống ngô trong điều kiện chậu vại .................................................... 44
Bảng 4.8: Đánh giá tính gây bệnh của Isolate nấm Et.HN88.ĐA trên một số
giống ngô trong điều kiện chậu vại ......................................................... 46

viii


Bảng 4.9: Đánh giá tính gây bệnh của Isolate nấm Et.HN88.PT trên một số
giống ngô trong điều kiện chậu vại ......................................................... 47
Bảng 4.10: Đánh giá tính gây bệnh của Isolate nấm Et.HN88.LC trên một
số giống ngô trong điều kiện chậu vại .................................................... 49
Bảng 4.11: Đánh giá tính gây bệnh của Isolate nấm Et.HN88.LB trên một
số giống ngô trong điều kiện chậu vại .................................................... 50
Bảng 4.12: Đánh giá tính gây bệnh của Isolate nấm Et.HN88.KS trên một
số giống ngô trong điều kiện chậu vại .................................................... 52
Bảng 4.13: Đánh giá tính gây bệnh của Isolate nấm Et.NK4300.KS trên một
số giống ngô trong điều kiện chậu vại .................................................... 53

Bảng 4.14: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride với
Isolate nấm Et.NK4300.ĐX trên môi trƣờng PGA ................................. 57
Bảng 4.15: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride với
isolate nấm Et.HN88.ĐA trên môi trƣờng PGA ..................................... 59
Bảng 4.16: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride với
isolate nấm Et.HN88.PT trên môi trƣờng PGA ...................................... 61
Bảng 4.17: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride với
Isolate nấm Et.HN88.LC trên môi trƣờng PGA ...................................... 63
Bảng 4.18: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride với
Isolate nấm Et.HN88.LB trên môi trƣờng PGA ...................................... 65
Bảng 4.19: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride với
Isolate nấm Et.HN88.KS trên môi trƣờng PGA ...................................... 67
Bảng 4.20: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride với
Isolate nấm Et.NK4300.KS trên môi trƣờng PGA .................................. 69
Bảng 4.21: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B. subtilis với
Isolate nấm Et.NK4300.ĐX trên môi trƣờng PGA ................................. 72
Bảng 4.22: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B. subtilis với
Isolate nấm Et.HN88.ĐA trên môi trƣờng PGA ..................................... 75

ix


Bảng 4.23: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B. subtilis với
Isolate nấm Et.HN88.PT trên môi trƣờng PGA ...................................... 77
Bảng 4.24: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B. subtilis với
Isolate nấm Et.HN88.LC trên môi trƣờng PGA ...................................... 79
Bảng 4.25: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B. subtilis với
Isolate nấm Et.HN88.LB trên môi trƣờng PGA ...................................... 81
Bảng 4.26: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B. subtilis với
Isolate nấm Et.HN88.KS trên môi trƣờng PGA ...................................... 84

Bảng 4.27: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B. subtilis với
Isolate nấm Et.NK4300.KS trên môi trƣờng PGA .................................. 86

x


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1: Diễn biến bệnh đốm lá lớn hại ngô (giống HN88) vùng ngoại
thành Hà Nội vụ xuân hè năm 2021....................................................... 35
Đồ thị 4.2: Diễn biến bệnh đốm lá lớn trên giống NK4300 tại Đặng Xá, Gia
Lâm, Hà Nội vụ xuân hè năm 2021 ........................................................ 36
Đồ thị 4.3: Ảnh hƣởng của môi trƣờng đến sự phát triển của các Isolate
nấm E. turcicum ...................................................................................... 43
Đồ thị 4.4: Đánh giá tính gây bệnh của các Isolate nấm E. turcicum trên 3
giống ngô HN88, NK4300, Max88 trong điều kiện chậu vại (sau 9
ngày lây nhiễm). ...................................................................................... 55
Đồ thị 4.5 : Kích thƣớc vết bệnh sau 9 ngày lây nhiễm nhân tạo các Isolate
nấm E.turcicum trên 3 giống ngô HN88, NK4300, Max88 trong
điều kiện chậu vại. .................................................................................. 55
Đồ thị 4.6: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm T.viride với Isolate
Et.NK4300.ĐX trên mơi trƣờng PGA (sau 3 ngày thí nghiệm) .............. 57
Đồ thị 4.7: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm T.viride với Isolate
Et.HN88.ĐA trên môi trƣờng PGA (sau 3 ngày thí nghiệm) .................. 59
Đồ thị 4.8: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm T.viride với Isolate
Et.HN88.PT trên mơi trƣờng PGA (sau 3 ngày thí nghiệm) .................. 61
Đồ thị 4.9: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm T.viride với Isolate
Et.HN88.LC trên môi trƣờng PGA (sau 3 ngày thí nghiệm) .................. 64
Đồ thị 4.10: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm T.viride với Isolate
Et.HN88.LB trên môi trƣờng PGA (sau 3 ngày thí nghiệm) .................. 65
Đồ thị 4.11: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm T.viride với Isolate

Et.HN88.KS trên mơi trƣờng PGA (sau 3 ngày thí nghiệm) .................. 67
Đồ thị 4.12: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm T.viride với Isolate
Et.NK4300.KS trên môi trƣờng PGA (sau 3 ngày thí nghiệm)............... 69

xi


Đồ thị 4.13 : Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn B.subtilis với Isolate
Et.NK4300.ĐX trên môi trƣờng PGA (sau 5 ngày thí nghiệm) .............. 72
Đồ thị 4.14: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn B.subtilis với Isolate
Et.HN88.ĐA trên môi trƣờng PGA (sau 5 ngày nuôi cấy) .................... 75
Đồ thị 4.15: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn B.subtilis với Isolate
Et.HN88.PT trên môi trƣờng PGA (sau 5 ngày nuôi cấy) ...................... 78
Đồ thị 4.16: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn B.subtilis với Isolate
Et.HN88.LC trên môi trƣờng PGA (sau 5 ngày nuôi cấy) ...................... 79
Đồ thị 4.17: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn B.subtilis với Isolate
Et.HN88.LB trên môi trƣờng PGA (sau 5 ngày nuôi cấy) ...................... 82
Đồ thị 4.18: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn B.subtilis với Isolate
Et.HN88.KS trên môi trƣờng PGA (sau 5 ngày nuôi cấy) ...................... 84
Đồ thị 4.19: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn B.subtilis với Isolate
Et.NK4300.KS trên môi trƣờng PGA (sau 5 ngày nuôi cấy) .................. 87

xii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Chu kỳ bệnh đốm lá lớn ngơ (Exserohilum turcicum)........................ 17
Hình 3.1: Các isolate nấm đối kháng Trichoderma viride sử dụng trong thí
nghiệm ..................................................................................................... 23
Hình 3.2: Các isolate vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis sử dụng trong thí

nghiệm ..................................................................................................... 23
Hình 3.3: Sơ đồ thí nghiệm khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T.
viride với nấm E. turcicum ..................................................................... 28
Hình 3.4: Sơ đồ thí nghiệm khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối
kháng B. subtilis với nấm E.turcicum ..................................................... 28
Hình 4.1: Triệu chứng bệnh đốm lá nhỏ hại ngơ (Bipolaris maydis) ................. 32
Hình 4.2: Triệu chứng bệnh đốm lá lớn hại ngô (Exserohilum turcicum) .......... 32
Hình 4.3: Triệu chứng bênh gỉ sắt ngơ (Puccinia maydis) ................................. 33
Hình 4.4: Triệu chứng bệnh khơ vằn ngơ ........................................................... 34
Hình 4.5: Triệu chứng bệnh ung thƣ ngơ ............................................................ 34
Hình 4.6: Đặc điểm hình thái, màu sắc tản nấm của Isolate Et.NK4300.ĐX...... 39
Hình 4.7: Bào tử phân sinh của Isolate nấm Et.NK4300.ĐX .............................. 39
Hình 4.8: Đặc điểm hình thái, màu sắc tản nấm của Isolate Et.HN888.ĐA ....... 39
Hình 4.9: Bào tử phân sinh của Isolate nấm Et.HN888.ĐA ................................ 39
Hình 4.10: Đặc điểm hình thái, màu sắc tản nấm của Isolate Et.HN888.PT ...... 39
Hình 4.11: Cành và bào tử phân sinh của Isolate nấm Et.HN88.PT ................... 39
Hình 4.12: Đặc điểm hình thái, màu sắc tản nấm của Isolate Et.HN888.LC ...... 40
Hình 4.13: Cành và bào tử phân sinh của Isolate nấm Et.HN88.LC................... 40
Hình 4.14: Đặc điểm hình thái, màu sắc tản nấm của Isolate Et.HN888.LB ...... 40
Hình 4.15: Cành và bào tử phân sinh của Isolate nấm Et.HN88.LB ................... 40
Hình 4.16: Đặc điểm hình thái, màu sắc tản nấm của Isolate Et.HN888.KS ...... 40
Hình 4.17: Bào tử phân sinh của Isolate nấm Et.HN88.KS ................................ 40
Hình 4.18: Đặc điểm hình thái, màu sắc tản nấm của Isolate Et.NK4300.KS .... 41

xiii


Hình 4.19: Bào tử phân sinh của Isolate nấm Et.NK4300.KS............................. 41
Hình 4.20: Ảnh hƣởng của mơi trƣờng đến sự phát triển của Isolate nấm
Et.NK4300.ĐX ........................................................................................ 43

Hình 4.21: Ảnh hƣởng của môi trƣờng đến sự phát triển của Isolate nấm
Et.HN88.LB ............................................................................................. 43
Hình 4.22: Ảnh hƣởng của mơi trƣờng đến sự phát triển của Isolate nấm
Et.HN88.KS ............................................................................................. 43
Hình 4.23. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.NK4300.ĐX trên
giống ngô HN88 trong điều kiện chậu vại. ............................................. 44
Hình 4.24. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.NK4300.ĐX trên
giống ngô NK4300 trong điều kiện chậu vại. ......................................... 45
Hình 4.25. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.NK4300.ĐX trên
giống ngô Max88 trong điều kiện chậu vại. ........................................... 45
Hình 4.26. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.HN88.ĐA trên giống
ngô HN88 trong điều kiện chậu vại. ....................................................... 46
Hình 4.27. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.HN88.ĐA trên giống
ngô NK4300 trong điều kiện chậu vại. ................................................... 47
Hình 4.28. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.HN88.ĐA trên giống
ngô Max88 trong điều kiện chậu vại. ..................................................... 47
Hình 4.29. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.HN88.PT trên giống
ngô HN88 trong điều kiện chậu vại. ....................................................... 48
Hình 4.30. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.HN88.PT trên giống
ngô NK4300 trong điều kiện chậu vại. ................................................... 48
Hình 4.31. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.HN88.PT trên giống
ngô Max88 trong điều kiện chậu vại. ..................................................... 48
Hình 4.32. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.HN88.LC trên giống
ngô HN88 trong điều kiện chậu vại. ....................................................... 49

xiv


Hình 4.33. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.HN88.LC trên giống
ngô NK4300 trong điều kiện chậu vại .................................................... 50

Hình 4.34. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.HN88.LC trên giống
ngô Max88 trong điều kiện chậu vại. ..................................................... 50
Hình 4.35. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.HN88.LB trên giống
ngô HN88 trong điều kiện chậu vại. ....................................................... 51
Hình 4.36. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.HN88.LB trên giống
ngô NK4300 trong điều kiện chậu vại. ................................................... 51
Hình 4.37. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.HN88.LB trên giống
ngô Max88 trong điều kiện chậu vại. ..................................................... 51
Hình 4.38. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.HN88.KS trên giống
ngô HN88 trong điều kiện chậu vại. ....................................................... 52
Hình 4.39. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.HN88.KS trên giống
ngô NK4300 trong điều kiện chậu vại. ................................................... 53
Hình 4.40. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.HN88.KS trên giống
ngô Max88 trong điều kiện chậu vại. ..................................................... 53
Hình 4.41. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.NK4300.KS trên
giống ngô HN88 trong điều kiện chậu vại. ............................................. 54
Hình 4.42. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.NK4300.KS trên
giống ngô NK4300 trong điều kiện chậu vại. ......................................... 54
Hình 4.43. Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm Et.NK4300.KS trên
giống ngô Max88 trong điều kiện chậu vại. ........................................... 54
Hình 4.44: Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride (TV-G) với Isolate
Et.NK4300.ĐX trên môi trƣờng PGA ..................................................... 58
Hình 4.45: Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride (TV-G) với Isolate
Et.HN88.ĐA trên môi trƣờng PGA ......................................................... 60
Hình 4.46: Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride (TV-G) với Isolate
Et.HN88.PT trên môi trƣờng PGA.......................................................... 62

xv



Hình 4.47: Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride (TV-1) với Isolate
Et.HN88.LC trên môi trƣờng PGA ......................................................... 63
Hình 4.48: Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride (TV-1) với isolate
Isolate Et.HN88.LB trên môi trƣờng PGA .............................................. 66
Hình 4.49: Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride (TV-G) với Isolate
Et.HN88.KS trên môi trƣờng PGA.......................................................... 68
Hình 4.50: Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride (TV-2) với Isolate
Et.NK4300.KS trên môi trƣờng PGA ...................................................... 70
Hình 4.51: Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B.subtilis (BS-O) với
Isolate Et.NK4300.ĐX trên môi trƣờng PGA ......................................... 73
Hình 4.52: Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B.subtilis (HT-7) với
Isolate Et.HN88.ĐA trên môi trƣờng PGA ............................................. 76
Hình 4.53: Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B.subtilis (BS-G) với
Isolate Et.HN88.PT trên môi trƣờng PGA .............................................. 78
Hình 4.54: Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B.subtilis (HT-7) với
Isolate Et.HN88.LC trên mơi trƣờng PGA.............................................. 80
Hình 4.55: Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B.subtilis (BS-O) với
Isolate Et.HN88.LB trên mơi trƣờng PGA .............................................. 82
Hình 4.56: Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B.subtilis (BS-G) với
Isolate Et.HN88.KS trên mơi trƣờng PGA .............................................. 85
Hình 4.57: Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B.subtilis (BS-C) với
Isolate Et.NK4300.KS trên môi trƣờng PGA .......................................... 87

xvi


TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra, xác định thành phần, mức độ
phổ biến của bệnh nấm hại ngô và nghiên cứu bệnh đốm lá lớn hại ngô do nấm
Exserohilum turcicum gây ra tại vùng Hà Nội vụ xuân hè năm 2021 và biện

pháp sinh học phòng trừ bệnh.
Điều tra xác định thành phần và mức độ phổ biến của bệnh nấm hại ngô
vùng ngoại thành Hà Nội gồm 5 loại bệnh. Điều tra diễn biến bệnh đốm lá lớn
trên một số giống ngô, đánh giá sự phát sinh gây hại của bệnh từ giai đoạn cây
ngô 5-6 lá đến khi thu hoạch, đặc biệt từ giai đoạn trỗ cờ trở đi. Phân lập đƣợc 7
Isolate nấm Exserohilum turcicum trên môi trƣờng nhân tạo từ các mẫu bệnh
đốm lá lớn có triệu chứng điển hình trong q trình điều tra thu thập đƣợc ở
vùng trồng ngơ ngoại thành Hà Nội.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học của nấm Exserohilum
turcicum: sợi nấm đa bào màu nâu vàng, tản nấm đâm tia dạng tỏa tròn, ban đầu
có màu trắng xám, sau chuyển dần sang màu xám đen. Nghiên cứu đánh giá tính
gây bệnh của các isolate nấm Exserohilum turcicum trên 3 giống ngô trong điều
kiện chậu vại cho thấy các Isolate nấm khác nhau có tỷ lệ nhiễm bệnh và thời kỳ
tiềm dục của bệnh cũng khác nhau, dao động từ 2 - 9 ngày.
Nghiên cứu đánh giá hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma
viride và vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với các Isolate nấm E. turcicum
trên môi trƣờng nhân tạo. Kết quả thí nghiệm cho thấy nấm đối kháng
Trichoderma viride và vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis đều có khả năng
chiếm chỗ, cạnh tranh dinh dƣỡng, kìm hãm và ức chế sự phát triển của nấm
Exserohilum turcicum. Hiệu lực đối kháng thể hiện cao nhất khi nấm đối kháng
T.viride và vi khuẩn đối kháng B.subtilis có mặt trƣớc nấm E.turcicum và hiệu
lực đối kháng giảm dần khi nấm T.viride hoặc vi khuẩn đối kháng B.subtilis có
mặt cùng và có mặt sau nấm gây bệnh trên môi trƣờng.

xvii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây ngô ( Zea may L.) là một trong ba cây lƣơng thực quan trọng trên thế

giới đứng sau lúa mì và lúa gạo. Ngô là cây lƣơng thực dễ trồng, hiện nay ngô
đƣợc trồng ở nhiều nƣớc, có thể sống và thích nghi với nhiều điều kiện sinh thái,
khí hậu từ vùng ơn đới đến nhiệt đới. Ngô đƣợc sử dụng làm lƣơng thực cho
ngƣời, dùng làm thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu trong cơng nghiệp (chuyển hóa
thành chất dẻo hay vải sợi, xăng sinh học, rƣợu cồn,..) và xuất khẩu. Ngơ có
tiềm năng cung cấp một lƣợng lớn thức ăn thô xanh cho động vật cho sữa, làm
tăng cảm giác ngon miệng cho động vật. Ngƣời ta sử dụng bắp ngô bao tử làm
rau cao cấp vì bắp ngơ non sạch và có hàm lƣợng dinh dƣỡng cao.
Sản xuất ngơ ở Việt Nam những năm gần đây có những bƣớc nhảy vƣợt
bậc về diện tích năng suất và tổng sản lƣợng, nhờ việc không ngừng mở rộng
giống ngô lai ra sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác
theo đòi hỏi của giống mới
Tuy nhiên việc sản xuất ngơ hiện nay cịn chịu nhiều ảnh hƣởng bởi nhiều
yếu tố vơ sinh, hữu sinh, trong đó yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp là các loại sâu bệnh
hại. Thiệt hại do sâu bệnh hại gây ảnh hƣởng lớn đến năng suất cũng nhƣ chất
lƣợng của cây ngô. Gây thiệt hại nghiêm trọng đến kinh tế của ngƣời nông dân.
Các bệnh hại ngô đa phần do nấm gây ra. Ngô bị ảnh hƣởng bởi một số bệnh
nhƣ bệnh đốm lá lớn ngô (Exserohilum turcicum), đốm lá nhỏ ngô (Bipolaris
maydis), bệnh gỉ sắt ngô (Puccinia sorghi), khô vằn ngô (Rhizoctonia solani),
nấm Fusarium spp, v.v.
Trong số những bệnh kể trên, bệnh đốm lá lớn do nấm Exserohilum
turcicum gây ra là bệnh hại phổ biến khơng chỉ ở Việt Nam mà trên tồn thế
giới, bệnh làm cho lá bị cháy, biến vàng, héo khô, mất khả năng quang hợp.
Mức độ nặng nhẹ của bệnh phụ thuộc vào từng giống, từng vùng, từng chế độ
canh tác khác nhau. Do đó, bệnh đốm lá lớn ngơ là một trở ngại lớn trong việc

1


sản xuất ngơ. Theo tập qn canh tác, để góp phần tăng năng suất và chất lƣợng

ngô, ngƣời nông dân đã sử dụng nhiều biện pháp bảo vệ thực vật khác nhau nhƣ:
biện pháp thủ công, biện pháp canh tác kỹ thuật, nhƣng biện pháp đƣợc sử dụng
chủ yếu là biện pháp hóa học. Nhiều loại thuốc hóa học khác nhau đã đƣợc sử
dụng để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều chất hóa học gây nguy
hiểm cho sức khỏe con ngƣời và động vật; ô nhiễm môi trƣờng, dƣ lƣợng đất và
khả năng kháng thuốc trừ nấm ở các mầm bệnh (Bajwa và cộng sự, 2003).
Với mong muốn góp phần làm giảm tỷ lệ tổn thất năng suất và chất lƣợng
của nông sản đồng thời hạn chế tối đa sự phát sinh, phát triển gây hại của bệnh
trên cây ngơ, đồng thời tìm ra biện pháp quản lý bệnh giảm sự phụ thuộc vào
thuốc hóa học. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đƣa ra biện pháp sinh học và
đã đƣợc ứng dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới nhằm phòng trừ các bệnh do nấm
gây ra. Việc sử dụng vi sinh vật làm tác nhân kiểm soát sinh học (BCA), cung
cấp một cách tiếp cận thân thiện với môi trƣờng thay thế quản lý các bệnh thực
vật có thể làm giảm nhiều ảnh hƣởng của thuốc diệt nấm hóa học đối với sức
khỏe vật ni và môi trƣờng.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên để góp phần vào việc nghiên cứu tìm
ra biện pháp nhằm hạn chế sự gây hại của nấm Exserohilum turcicum gây bệnh
đốm lá lớn hại ngô, đƣợc sự đồng ý và phân công của Bộ môn Bệnh cây, Khoa
Nông học, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Đỗ Tấn Dũng, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh đốm lá lớn hại ngô (Exserohilum
turcicum) vùng Hà Nội năm 2021”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Xác định thành phần, mức độ phổ biến của bệnh nấm hại ngô vùng ngoại
thành Hà Nội vụ xuân hè 2021. Điều tra diễn biến bệnh đốm lá lớn (Exserohilum
turcicum) trên một số giống ngô và khảo sát hiệu lực của vi sinh vật đối kháng
phòng trừ nấm gây bệnh.

2



1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra xác định thành phần, mức độ phát sinh gây hại của bệnh nấm
hại cây ngô vụ xuân hè năm 2021.
- Điều tra diễn biến bệnh đốm lá lớn trên một số giống ngô vùng ngoại
thành Hà Nội.
- Phân ly nuôi cấy, nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học của
nấm Exserohilum turcicum hại ngơ.
- Khảo sát tính gây bệnh của các Isolate nấm Exserohilum turcicum trên
một số giống ngô trong điều kiện chậu vại.
- Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride và vi
khuẩn Bacillus subtilis với nấm Exserohilum turcicum hại ngô trên môi trƣờng
nhân tạo PGA.

3


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Những nghiên cứu ngồi nƣớc
Cây ngơ là một trong những cây lƣơng thực chính đƣợc trồng rộng rãi
nhất trên thế giới, đứng thứ ba sau lúa mì và lúa gạo. Ngơ là một phần quan
trọng trong cơ cấu thức ăn và dinh dƣỡng của nhiều quốc gia. Khơng chỉ có
nhiều cách sử dụng, chế biến thành thực phẩm cho ngƣời mà còn là một nguồn
thức ăn quan trọng với động vật nuôi. Ngơ cịn là một ngun liệu đầu vào quan
trọng của nhiều ngành công nghiệp nhƣ chế biến bột ngô, chất tạo ngọt, rƣợu
bia, dầu, cồn công nghiệp, keo dán và nhiên liệu sinh học.
Tuy nhiên trong quá trình sinh trƣởng, tất cả các bộ phận của cây ngơ đều
có thể nhiễm bệnh do nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng, v.v. Bệnh có thể làm
giảm năng suất và chất lƣợng ngơ. Các bệnh hại ngơ có thể phân loại thành bệnh
do vi khuẩn, bệnh nấm, bệnh tuyến trùng, bệnh virus, v.v. Một trong những bệnh

nấm quan trọng là bệnh đốm lá lớn do nấm Exserohilum turcicum gây ra. Thiệt
hại với cây bị nhiễm bệnh có thể làm giảm 40% năng suất hạt.
Bệnh đốm lá lớn đƣợc phát hiện trên cây ngô lần đầu tiên ở Passerini tại
Ý (Italia) vào năm 1876. Tại Mỹ bệnh đƣợc phát hiện tại New Jersey năm 1878,
sau đó một đợt bùng phát dịch nghiêm trọng xảy ra tại Connecticut năm 1889
(Ullustrup 1970). Hiện nay bệnh đã lan rộng khắp thế giới, bệnh đƣợc tìm thấy ở
Uganda (Castiano và cs 2012), Thái Lan (Wathaneeyawech và cs 2015),
Argentina (Sartori và cs 20150 cũng nhƣ các quốc gia khác ở Châu Á, Châu Phi,
Châu Âu, Úc và Mỹ. Tại Indonesia, bệnh đốm lá lớn lần đầu tiên đƣợc phát hiện
ở Bắc Sumatra và năm 1917 (Van Hall 1929).
Bệnh đốm lá lớn là bệnh hại chính trên ngơ ở hầu hết các khu vực sản
xuất ngơ trên tồn thế giới (Jakhar và cs, 2017). Năng suất ngơ có thể giảm 2891% khi bệnh xâm nhiễm gây hại nặng. Mầm bệnh tấn công tất cả các bộ phận
của cây, nhƣng triệu chứng bệnh đƣợc tìm thấy trên lá nhiều nhất. Vết bệnh phá
hủy lá, dẫn đến giảm năng suất do thiếu carbohydrate. Bệnh nặng có thể dẫn đến

4


cháy xém lá hoặc úa lá làm lá chết sớm (Harlapur và cs, 2007). Bệnh đốm lá lớn
gây hại trên diện rộng trong thời kỳ bắp non làm giảm năng suất và mất giá trị
dinh dƣỡng ngay cả khi làm thức ăn gia súc (Patil và cs, 2000).
Tác nhân gây bệnh đốm lá lớn ngô lần đầu tiên đƣợc xác định ở Nepal
vào năm 1964, bệnh phân bố rộng khắp cả nƣớc, tuy nhiên bệnh phổ biến hơn cả
trong điều kiện mát và ẩm ƣớt, đặc biệt là vào mùa đơng. Bệnh khơng đƣợc coi
là bệnh hại chính trên ngơ ở Nepal cho đến năm 1985 (Dahal và cs năm 1992).
Bệnh thƣờng xuất hiện trƣớc khi trỗ cờ làm giảm năng suất từ 40-70% và đã trở
thành căn bệnh quan trọng nhất hiện nay ở Nepal (NMRP, 2016).
Tại Ấn Độ bệnh đốm lá lớn phổ biến ở Andhra Pradesh, Karnataka, Bihar,
Himachal Pradesh và Maharashtra. Bệnh đốm lá lớn có thể gây hại nghiêm trọng
ở nơi nhiệt độ giảm vào ban đêm, ẩm độ cao. Bệnh ảnh hƣởng đến sinh trƣởng

phát triển cây ngô từ giai đoạn cây con đến khi thu hoạch.
Tại các vùng sản xuất ngơ chính của Argentina, bệnh đốm lá lớn là bệnh
gây hại phổ biến nhất trong giai đoạn 8/2007 đến 10/2009, mức độ nghiêm trọng
hơn 50% trong giai đoạn đầu và tổn thất năng suất hơn 40%. Một số yếu tố
thuận lợi cho sự phát triển của bệnh là diện tích trồng tăng, trồng trái vụ, mƣa
nhiều và thƣờng xuyên trong những tháng mùa hè.
Vào tháng 4 năm 2015, các triệu chứng bệnh đốm lá lớn ngơ đƣợc tìm
thấy trên ngơ ở vùng cao ngun tại trang trại Titi Gantong, Lembah Bertam,
Malaysia. Các triệu chứng điển hình của bệnh thấy nhiều trên lá của giống mẫn
cảm với bệnh, chiều dài vết bệnh từ 5-20 cm, màu hơi xám đến rám nắng, dạng
hình elip, trong điều kiện độ ẩm cao các vết bệnh có thể đƣợc bao phủ bởi nhiều
bào tử màu đen.
Các mẫu phân lập nấm Exserohilum turcicum từ các vùng sinh thái khác
nhau cho thấy sự khác biệt về hình thái, sắc tố, tốc độ tăng trƣởng và khả năng
hình thành bào tử trong các môi trƣờng nuôi cấy khác nhau (Muiru và cs 2008).
Các chế độ ánh sáng khác nhau có ảnh hƣởng đáng kể đến sự tăng trƣởng và sự

5


hình thành bào tử của các chủng E.turcicum phân lập. Loại mơi trƣờng và nhiệt
độ có ảnh hƣởng đáng kể đến tốc độ tăng trƣởng của các chủng nấm
Exserohilum turcicum. Nhiệt độ thích hợp nhất với nấm Exserohilum turcicum
là 25 - 28oC và chỉ có một chủng phân lập có tốc độ tăng trƣởng tối thiểu dƣới
10oC và không quan sát thấy sự phát triển của tất cả các chủng nấm Exserohilum
turcicum ở nhiệt độ 40oC.
Nấm thƣờng chỉ sử dụng chất nền ở dạng dung dịch nếu điều kiện dung
dịch có lợi cho sự trao đổi chất và phát triển của nấm. Nồng độ ion hydro (pH)
trong môi trƣờng sống đƣợc biết là ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng và phát triển
của vi sinh vật. Kết quả nghiên cứu của Bhagyashree Bhatt và cs (2019) cho

thấy đƣờng kính tản nấm tối đa ở pH = 7 (87,17mm) và sợi nấm phát triển tối
thiểu ở pH = 5 (63,67mm). Sự phát triển giảm dần khi độ pH giảm từ 9 xuống 5,
phù hợp với kết quả nghiên cứu của Kutawa và cs năm 2017, đã quan sát thấy
rằng pH 7 đƣợc tìm thấy là tốt nhất để phát triển E.turcicum với tốc độ phát triển
của sợi nấm là 4,72 mm /3 ngày, 6,36 mm / 5 ngày và 6,96 mm / 7ngày.
Bảng 2.1: Ảnh hƣởng của pH đến sự phát triển của Exserohilum turcicum
STT
pH
Đƣờng kính tản nấm (mm)
1

5

63.67

2

6

72.33

3

7

87.17

4

8


80.00

5

9

82.67

SEM±

2.16

CV ở mức 5%

6.81

CV

4.85
Nguồn: Bhagyashree Bhatt và cs (2019)

Bhagyashree Bhatt và cs (2019), tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của
nhiệt độ, ánh sáng, nguồn dinh dƣỡng, độ ẩm, v.v đến sinh trƣởng và trao đổi
chất của nấm E.turcicum. Nghiên cứu cho thấy ở nhiệt độ 25-30oC là thích hợp

6


nhất cho sự phát triển của nấm, trong khi ở 10oC không thuận lợi cho sự phát

triển của nấm. Kết quả trên phù hợp với kết quả nghiên cứu trƣớc đây của Misra
và Singh (1963) đã quan sát thấy rẳng nhiệt độ tối ƣu để nuôi cấy là 20-30oC, để
lấy bệnh là 25-30oC và nhiệt độ thích hợp với bệnh phát sinh phát triển là 30oC.
Bảng 2.2: Ảnh hƣởng của các môi trƣờng và nhiệt độ khác nhau đến sự phát triển của
nấm Exserohilum turcicum
Nhiệt độ
STT
Mơi trƣờng
10oC 15oC
20oC
25oC
30oC
35oC
Đƣờng kính tản nấm (mm)
1

Potato Dextrose
Agar

27.83

44.00

31.67

70.00

87.33

44.50


2

Richard’s Synthetic
Agar

20.50

53.83

42.67

57.50

77.17

73.33

3

Oat Meal Agar

46.17

63.67

54.83

85.33


86.67

64.67

4

Corn Meal Agar

23.00

53.17

31.83

75.00

60.00

54.00

5

2% Malt Extract
Agar

27.17

40.33

28.17


35.00

41.00

38.00

6

Czapex Dox Agar

29.17

54.50

42.50

81.00

85.00

63.60

Nhiệt độ (a)

Mơi trƣờng (b)

Tƣơng tác (b)

SEM±


0.59

0.59

1.46

CV ở mức 5%

1.68

1.68

4.13

CV

4.93
Nguồn: Bhagyashree Bhatt và cs (2019)

Levy và Cohen (1983) báo cáo rằng bệnh phát triển mạnh hơn ở cây con
với nhiệt độ tối ƣu cho sự lây nhiễm là ở 20 oC. Chiều dài vết bệnh và số lƣợng
tác nhân gây bệnh, gia tăng cùng với sự kéo dài của thời tiết mây mù ẩm ƣớt.
Levy (1989) báo cáo rằng sự phát triển mạnh của tác nhân gây bệnh và điều kiện

7


×