Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Điều tra nghiên cứu bệnh đốm lá trên cây ngô vụ xuân hè 2016 tại huyện gia lâm hà nội”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 62 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả

PHẠM THÚY NHUNG

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè,
người thân và các cơ quan đơn vị.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Nông học,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp giảng dạy, trang bị những kiến
thức bổ ích trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới TS. Trần Nguyễn Hà và PGS.TS Đỗ Tấn Dũng, người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn
thiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và


nhân dân địa phương các xã Kim Sơn, Phú Thị, Gia Lâm...đã giúp đỡ tôi tận
tình trong thời gian thực hiện đề tài.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả

PHẠM THÚY NHUNG

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................................................ii
Bảng 2.1. Sản xuất, tiêu thụ và nhu cầu ngô của Việt Nam.............................................................................8
4.1Thành phần bệnh trên ngô trồng tại Gia Lâm vụ xuân hè năm 2016........................................................22
Bảng 4.1 : Thành phần nấm bệnh hại ngô ở Gia Lâm vụ xuân hè năm 2016................................................22
4.1.1 Bệnh khô vằn hại Ngô (Rhizoctonia solani).....................................................................................23
4.1.2 Bệnh gỉ sắt hại ngô (Puccinia maydis)..............................................................................................23
4.2.1 Diễn biến bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ trên giống ngô HN88 tại Gia Lâm vụ xuân hè năm 2016. 27
Bệnh đốm lá lớn do nấm Exserohilum turcicum.......................................................................................29
....................................................................................................................................................................32
Biểu đồ 4.3: Diễn biến bệnh đốm lá lớn trên 3 giống ngô HN88, HN68, NK4300 tại Gia Lâm vụ xuân hè
2016............................................................................................................................................................32
Như vậy trong 3 giống mà chúng tôi điều tra, giống NK 4300 nhiễm bệnh đốm lá lớn nặng nhất sau đó

đến giống HN88 và nhiễm nhẹ nhất là giống HN68. Bệnh đốm lá lớn đều tập trung gây hại nặng vào
cuối giai đoạn cây 7-9 lá đến giai đoạn bắp...............................................................................................33
....................................................................................................................................................................34
Biểu đồ 4.4: Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ trên 3 giống ngô HN88, HN68, NK4300 tại Gia Lâm vụ xuân
hè 2016.......................................................................................................................................................34
4.4 Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ, đốm lá lớn trên giống ngô HN88 trồng trên các chân đất khác nhau tại
Gia Lâm vụ xuân hè năm 2016..................................................................................................................35
Bảng 4.4a: Diễn biến bệnh đốm lá lớn trên giống ngô HN 88...........................................................................35
trồng trên các chân đất khác nhau tại Gia Lâm vụ xuân hè năm 2016.............................................................35
Bảng 4.4b: Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ trên giống ngô HN 88..........................................................................36
trồng trên các chân đất khác nhau tại Gia Lâm vụ xuân hè năm 2016.............................................................36
4.5 Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ, đốm lá lớn trên giống ngô HN88 trồng trên các mật độ khác nhau tại Gia
Lâm vụ xuân hè năm 2016.........................................................................................................................36
Bệnh đốm lá ngô nói chung đều phát riển mạnh trong điều kiện chân đất xấu, cây phát triển còi cọc,
thiếu chăm sóc và mật độ trồng không hợp lý...........................................................................................37
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi tiến hành điều tra các bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ trên
giống HN88 ở các mật độ trồng khác nhau từ đó đưa ra sơ bộ sự phát sinh phát triển của các bệnh này
và là cơ sở quan trọng trong phòng trừ nấm bệnh. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5:.............................37

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sản xuất, tiêu thụ và nhu cầu ngô của Việt Nam.........Error: Reference
source not found
Bảng 4.1: Thành phần nấm bệnh hại ngô ở Gia Lâm vụ xuân hè năm 2016.Error:
Reference source not found
Bảng 4.2a: Diễn biến bệnh đốm lá lớn trên giống ngô HN88 tại các xã thuộc
huyện Gia lâm- Hà nội vụ xuân hè năm 2016...Error: Reference source not found
Bảng 4.2b: Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ trên giống ngô HN88 tại các xã thuộc

huyện Gia lâm- Hà nội vụ xuân hè năm 2016...Error: Reference source not found
Bảng 4.3a: Diễn biến bệnh đốm lá lớn trên các giồng ngô HN88, HN68, NK4300
tại Gia Lâm vụ xuân hè 2016............................Error: Reference source not found
Bảng 4.3b: Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ trên các giồng ngô HN88, HN68,
NK4300 tại Gia Lâm vụ xuân hè 2016.............Error: Reference source not found
Bảng 4.4a: Diễn biến bệnh đốm lá lớn trên giống ngô HN 88 trồng trên các chân
đất khác nhau tại Gia Lâm vụ xuân hè năm 2016......Error: Reference source not
found
Bảng 4.4b: Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ trên giống ngô HN 88 trồng trên các chân
đất khác nhau tại Gia Lâm vụ xuân hè năm 2016......Error: Reference source not
found
Bảng 4.5a: Diễn biến bệnh đốm lá lớn trên giống ngô HN88 tại Gia Lâm vụ
xuân hè trên các mật độ khác nhau...................Error: Reference source not found
Bảng 4.5b: Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ trên giống ngô HN88 tại Gia Lâm vụ
xuân hè trên các mật độ khác nhau...................Error: Reference source not found
Bảng 4.6 : Đặc điểm hình thái nấm B. maydis, E.turcicum.................................39
Bảng 4.7: Khả năng phát triển của nấm Exserohilum turcicum ở 28,50C trên một
số môi trường nhân tạo:.....................................Error: Reference source not found
Bảng 4.8: Khả năng phát triển của nấm Bipolaris maydis ở 28,50C trên một số
môi trường nhân tạo:.........................................Error: Reference source not found
Bảng 4.10: Khả năng gây bệnh của nấm E.turcicum trên lá ngô khi lây nhiễm
nhân tạo trên giống ngô HN88..........................Error: Reference source not found

iv


Bảng 4.11: Khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc Carbenda 60WP đến sự phát
sinh phát triển của nấm B.maydis.....................Error: Reference source not found
Bảng 4.12: Khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc Carbenda 60WP đến sự phát
sinh phát triển của nấm E.turcicum..................Error: Reference source not found

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Triệu chứng bệnh khô vằn...............Error: Reference source not found
Hình 4.2: Triệu chứng bệnh gỉ sắt....................Error: Reference source not found
Hình 4.3: Triệu chứng bệnh đốm lá nhỏ.............Error: Reference source not found
Hình 4.4: Triệu chứng bệnh đốm lá nhỏ...........Error: Reference source not found
Hình 4.5: Triệu chứng bệnh mốc hồng ngô......Error: Reference source not found
Hình 4.6: Triệu chứng bệnh ung thư ngô..........Error: Reference source not found
Hình 4.7: Mật độ ngô trồng dày........................Error: Reference source not found
Hình 4.8: Mật độ ngô trồng thưa......................Error: Reference source not found
Hình 4.9: Bào tử phân sinh Bipolaris maydis...Error: Reference source not found
Hình 4.10: Cành bào tử phân sinh và Bào tử phân sinh Exserohilum turcicum
..........................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.11: Tản nấm Bipolaris maydis nuôi cấy trên môi trường PGA.........Error:
Reference source not found
Hình 4.12: Tản nấm Exserohium turcicum nuôi cấy trên môi trường PGA. .Error:
Reference source not found
Hình 4.13: Công thức đối chứng lây nhiễm bệnh đốm lá lớn sau 7 ngày lây
nhiễm................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.14: Triệu chứng vết bệnh đốm lá lớn trên giống HN88 sau 7ngày lây
nhiễm................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.15: Nấm E.turcicum nuôi cấy trên các nồng độ thuốc Carbenda 60WP
khác nhau..........................................................Error: Reference source not found

v


Hình 4.16: Nấm B.maydis nuôi cấy trên các nồng độ thuốc Carbenda 60WP
khác nhau..........................................................Error: Reference source not found

vi



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Diễn biến bệnh đốm lá lớn trên giống ngô HN88 tại các xã thuộc
huyện Gia Lâm vụ xuân hè năm 2016..............Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.2: Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ trên giống ngô HN88 tại các xã thuộc
huyện Gia Lâm vụ xuân hè 2016......................Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.3: Diễn biến bệnh đốm lá lớn trên 3 giống ngô HN88, HN68, NK4300
tại Gia Lâm vụ xuân hè 2016............................Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.4: Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ trên 3 giống ngô HN88, HN68, NK4300
tại Gia Lâm vụ xuân hè 2016............................Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.5: Khả năng phát triển của nấm Exserohium turcicum trên một số môi
trường nhân tạo.................................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.6: Khả năng phát triển của nấm Bipolaris maydis trên một số môi
trường nhân tạo.................................................Error: Reference source not found

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSB

: Chỉ số bệnh

TLB

: Tỉ lệ bệnh

B.maydis


: Bipolaris maydis

E.turcicum : Exserohium turcicum

viii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây ngô (Zea mays L) là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất
trên thế giới ( ngô, lúa mì và lúa nước), cây ngô có phạm vi thích ứng khá rộng
từ 580 vĩ độ Bắc tới 400 vĩ độ Nam. Ngô được trồng ở nhiều nước, trong đó diện
tích ngô được trồng nhiều chủ yếu ở các nước vùng ôn đới cũng như nhiệt đới
ẩm. Diện tích trồng ngô trên thế giới hiện nay lên tới 147 triệu ha, năng suất
trung bình đạt 4,8 tấn/ha và sản lượng ngô trên thế giới hiện nay là 702 triệu tấn(
năm 2005). Với vai trò làm lương thực cho người (17% tổng sản lượng),
thức ăn chăn nuôi (66%), nguyên liệu công nghiệp (5%) và xuất khẩu (hơn
10%), ngô đã trở thành cây trồng đảm bảo an ninh lương thực, góp phần
chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng từ trồng trọt sang chăn nuôi,
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và sản phẩm hàng hoá cho xuất
khẩu ở nhiều nước trên phạm vi thế giới (Ngô Hữu Tình, 2003). Ở Việt
Nam Ngô và lúa nước là hai loại cây trồng chủ yếu là cơ sở đảm bảo cho an ninh
lương thực của quốc gia, nhất là vùng trung du, miền núi phía bắc. Với lợi thế địa
hình và canh tác thuận lợi hơn so với nhiều cây trồng khác, cây ngô có đặc điểm là
dễ canh tác, phù hợp với nhiều loại đất trồng, địa hình (đất ruộng, đất màu, đất
nương rẫy, đất đồi núi), dễ chăm bón, tốn ít công lao động, giá cả và thị trường
tiêu thụ ổn định. Ở một số tỉnh như Phú Thọ, Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Lai
Châu... thì ngô dường như là cây trồng truyền thống số một. Ngô dùng làm
lương thực chủ yếu cho đồng bào các dân tộc H’Mông, Dao, Tày, Nùng...
mặc dù sản lượng lúa ở vùng này cũng tăng lên đáng kể nhưng một lượng

lớn ngô ở đây vẫn được sử dụng làm lương thực và trong chăn nuôi.
Ngô là loại cây trồng bị nhiều loại sâu bệnh. Hàng năm thiệt hại do các
dịch hại gây ra trên các loại hạt ở Mỹ là 1 tỷ đô la, ở các nước đang phát triển
vào khoảng trên 30%. Ở Ấn Độ, thiệt hại do dịch hại trong kho gây ra vào
khoảng 7% tới 25%.
1


Những nghiên cứu về thành phần sâu bệnh hại ngô đã được tiến hành từ
nhiều năm nay ở Việt Nam. Theo số liệu của Viện Bảo vệ thực vật về “Kết quả
điều tra Côn trùng và Bệnh cây năm 1967-1968” thì ngô ở Việt Nam ghi nhận có
63 loài côn trùng và 32 loại bệnh hại. Thiệt hại do sâu bệnh hại gây ra cho các
loại cây lương thực (trong đó có ngô) ước tính hàng năm từ 10-30%.
Theo Lê Doãn Diên, 1990 ở Việt Nam, tổn thất do côn trùng gây ra cho
ngũ cốc trong bảo quản là khoảng 10%. Số liệu điều tra của TS. Nguyễn
Văn Liêm và CTV (Viện Bảo vệ thực vật), 2005 thì thiệt hại do các loại mọt
gây ra trên ngô ở vùng Bắc Hà - Lào Cai sau 12 tháng bảo quản tới 38,95%.
Đây là một tổn thất rất lớn đối với đồng bào dân tộc ở vùng này vì ngô là
nguồn thu nhập quan trọng của các gia đình.
Các loại bệnh hại ảnh hưởng rất lớn tới năng suất cũng như phẩm chất
của cây ngô. Không những chúng gây ra hiện tượng mất mùa ngoài sản xuất
mà ngay trong bảo quản chúng cũng gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn,
Gây thiệt hại nghiêm trọng tới năng suất kinh tế của người dân. Bệnh hại cũng
là vấn đề được quan tâm nhiều hiện nay như một số bệnh phổ biến: khô vằn
ngô (Rhizoctonia solani), ung thư ngô (Ustilago maydis), gỉ sắt ngô (Puccinia
maydis), đốm lá ngô (bao gồm bệnh đốm lá nhỏ Bipolaris maydis , bệnh đốm
lá lớn Exserohium turcicum)… vì chúng làm nông sản hao hụt rất lớn cả về
số lượng lẫn chất lượng, giảm giá trị thương phẩm, gây mùi khó chịu, mầu
sắc không bình thường… Bệnh gây hại phổ biến trên hầu khắp các vùng trồng
ngô trên thế giới. trong đó bệnh đốm lá ngô đã được phát hiện và nghiên cứu khá

lâu. Đốm lá ngô được chia làm 2 loại là đốm lá nhỏ ( Bipolaris maydis) và đốm
lá lớn (Exserohium turcicum). Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, làm tổn thương lá và
làm giảm diện tích quang hợp dẫn đến giảm đáng kể năng suất ngô.
Vì tính cấp thiết của bệnh và để góp phần nghiên cứu về nấm gây hại làm
cơ sở phòng chống bệnh trên hạt để ngăn chặn kịp thời cũng như hạn chế khả
năng hình thành dịch hại nên được sự phân công của Bộ môn Bệnh cây, Khoa
2


Nông học, Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của
TS.Trần Nguyễn Hà. Tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Điều tra nghiên cứu bệnh
đốm lá trên cây ngô vụ xuân hè 2016 tại huyện Gia Lâm- Hà Nội”
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Điều tra nghiên cứu và khảo sát biện pháp phòng trừ bệnh đốm lá ngô tại
huyện Gia Lâm, Hà Nội.
1.2.2 Yêu cầu
- Điều tra thành phần và mức độ phổ biến bệnh hại trên ngô tại Gia Lâm,
Hà Nội.
- Điều tra diễn biến của bệnh đốm lá ngô tại Gia Lâm-Hà Nội.
- Điều tra ảnh hưởng của các yếu tố giống, chân đất, mật độ… đến sự phát
sinh phát triển của bệnh.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh.
- Khảo sát biện pháp phòng trừ bệnh bằng thuốc hóa học.

3


PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam.

2.1.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là một loại ngũ cốc quan trọng trên thế giới, đứng thứ ba về diện
tích trồng trọt sau lúa mì và lúa gạo, đứng thứ 2 về sản lượng và đứng thứ
nhất về năng suất. Ngày nay cây ngô đã được trồng ở tất cả các châu lục, nó
có thể thích nghi với tất cả các điều kiện sinh thái khí hậu, từ vùng ôn đới đến
nhiệt đới.
Ngoài mục đích cung cấp lương thực, hiện ngô còn là sản phẩm quan
trọng trong nhiều ngành công nghiệp chế biến như; thức ăn chăn nuôi, rượu,
cồn, bánh kẹo,vv...đặc biệt trong thời gian tới ngô là một trong những sản
phẩm chủ lực để chế biến xăng sinh học thay thế nguồn dầu mỏ ngày càng
khan hiếm hiện nay.
Trên toàn thế giới có xấp xỉ khoảng 100 nước trồng ngô bao gồm cả
các nước công nghiệp và các nước đang phát triển, mỗi nước trồng ít nhất
100.000 ha ngô; tổng số diện tích đất trồng ngô là 140 triệu ha, đem lại sản
lượng 600 triệu tấn ngô ngũ cốc một năm, trị giá 65 tỷ đôla (dựa trên giá bán
quốc tế năm 2003 là 108 đôla/tấn) (Clive, 2003). Năng suất bình quân chung
toàn thế giới 5 tấn/ha, năng suất bình quân chung của các nước phát triển > 8
tấn/ha còn các nước đang phát triển <3 tấn/ha. Năng suất trung bình cả vùng
nhiệt đới là 1,8 tấn/ha, của vùng ôn đới là 7 tấn/ha (CIMMYT, 2000). Nước
có diện tích trồng ngô lớn nhất là Trung Quốc với 26 triệu ha, Brazil 12 triệu
ha, Mexico 7,5 triệu ha và ấn độ 6 triệu ha. Mặc dù các nước đang phát triển
chiếm 68% tổng diện tích trồng ngô nhưng sản lượng chỉ chiếm 46% tổng sản
lượng ngô thế giới (1999). Nước có sản lượng lớn nhất là Mỹ 299 triệu tấn,
tiếp theo là các nước Trung Quốc 124 triệu tấn, Brazil 35,5 triệu tấn, Mêxico 19
triệu tấn và Pháp 16 triệu tấn(Clive, 2003). Trong đó các nước đang phát
4


triển chiếm hai phần ba diện tích trồng (96/140 triệu ha), các nước công nghiệp
chiếm một phần ba. (CIMMYT, 2000).

Cây ngô dễ thích hợp với các điều kiện ngoại cảnh khác nhau và được
trồng trên khắp thế giới. Ngô có mặt ở hầu hết các châu lục, ngô mọc được ở
dưới nhiều vùng khí hậu, từ vùng ôn đới đến các vùng nhiệt đới, xích đạo
nóng và mưa nhiều (Nguyễn Trần Trọng). Hơn 90% diện tích trồng ngô ở
trong vùng có điều kiện khí hậu ôn hoà ở các nước phát triển. Ở các nước
đang phát triển, khoảng 25% diện tích trồng ngô trong điều kiện khí hậu ôn
hoà, diện tích này hầu hết là ở Trung Quốc và Argentina. Khoảng 70 triệu ha
ngô được trồng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, trong đó khoảng 65% diện
tích được trồng ở vùng đất thấp nhiệt đới, 26% diện tích được trồng ở vùng
cận nhiệt đới và đất vàn nhiệt đới và 9% trồng trên vùng đất cao nhiệt đới.
Khoảng 60% diện tích trồng ngô vùng đất cao thuộc Mỹ La Tinh, 45% diện
tích trồng ngô ở vùng cận nhiệt đới và đất vàn nhiệt đới thuộc gần Saharan
châu Phi (CIMMYT, 2000). Nói chung vùng phân bố của ngô có thể từ vĩ
tuyến Nam 38o đến ví tuyến Bắc -58o (Nguyễn Trần Trọng).
Các nước trên thế giới ngày càng nhận thức vị trí của ngô trong việc
giải quyết lương thực, đặc biệt là sản phẩm quan trọng trong nhiều ngành
công nghiệp chế biến. Do đó ngô được trồng hầu hết các nước trên thế giới,
đặc biệt là nổi bật lên là các nước phát triển. Năm 2003, năng suất bình quân
toàn quốc đạt kết quả khá cao như: Jordan 23,26 tấn/ha, Kuwait 20 tấn/ ha,
Chile 12,27 tấn/ha, Isarel 12,00 tấn/ha, Tây Ban Nha 9,11 tấn/ha, Mỹ 9,92
tấn/ha (FAO, 2003)
CIMMYT (1999-2000) dự đoán, nhu cầu về ngô ở các nước đang phát
triển sẽ lớn hơn nhu cầu về lúa mỳ và lúa gạo vào những năm 2020. Toàn cầu
sẽ tăng nhu cầu về ngô khoảng 50% tính từ năm 1995 đến 2020, nếu năm
1995 thế giới có nhu cầu về ngô 558 triệu tấn thì đến năm 2020 lượng này sẽ

5


tăng lên 837 triệu tấn. Trong khi đó các nước đang phát triển có nhu cầu về

ngô tăng từ 282 triệu tấn vào năm 1995 đến 504 triệu tấn vào năm 2020
(CIMMYT, 2000). Vậy để giải quyết được nhu cầu lớn về ngô trên toàn thế
giới trong năm 2020, cần phải nâng cao năng suất và biện pháp thâm canh
trong hệ thống cây trồng hàng năm (Đinh Thế Lộc, 1997).
2.1.2 Tình hình sàn xuất ngô tại Việt Nam
Ở Việt Nam, cây ngô được trồng khá phổ biến từ lâu, cách đây khoảng
300 năm, ở Bắc Bộ ngô được trồng trên ruộng một vụ mùa và trên các đất bãi
ven sông; ở Trung Bộ trừ các vùng cao nguyên, ngô được trồng hai vụ trong
năm; ở Nam Bộ ngô được trồng một vụ trong năm.
Diện tích trồng ngô cũng tăng dần hàng năm nhất là vùng đồng bằng
Bắc Bộ đã có quy hoạch vùng trồng ngô tập trung và miền núi đang mở ra
nhiều triển vọng cho việc phát triển và bố trí ngành trồng ngô theo hướng sản
xuất lớn. Nhìn chung cây ngô luôn luôn tồn tại và ngày càng được chú ý trong nền
nông nghiệp phát triển của nước ta (Nguyễn Trần Trọng, 1982). Mặc dù là cây
lương thực đứng thứ hai sau cây lúa nước, nhưng do nước ta có truyền thống trồng
cây lúa nước, do đó cây ngô chưa được chú trọng nên chưa phát huy được tiềm
năng của nó ở Việt Nam (Ngô Hữu Tình và Trần Hồng Uy, 1977).
Trong những năm gần đây, diện tích trồng ngô ngày một tăng do chuyển
đổi cơ cấy cây trồng ở chân ruộng một vụ không chủ động nước hoặc nương
rẫy, cây ngô đã được chú trọng phát triển cả về diện tích, năng suất, chất
lượng sản phẩm để hướng cây ngô đi vào sản xuất hàng hoá của đồng bào các
dân tộc nước ta. Diện tích trồng ngô đã được mở rộng và quy hoạch thành 8
vùng trồng ngô chính như: Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc
Trung Bộ, vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đồng
bằng sông Cửu Long (Niên giám thống kê, 1999).
Do áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, nền thâm canh cao, các giống
ngô lai của Viện nghiên cứu ngô, các giống ngô nhập khẩu từ các nước Ân
6



Độ, Mexico, Thái Lan, Mỹ, Philippin có tiềm năng năng suất cao có một số
có ưu điểm chống chịu điều kiện ngoại cảnh tốt hơn các giống ngô trong
nước. Trong những năm từ 1990 trở lại đây diện tích, năng suất và tổng sản
lượng ngô ngày càng được tăng lên rõ rệt. Năm 1990, tổng sản lượng ngô
nước ta đạt 671.0 nghìn tấn với diện tích ngô gieo trồng là 431,8 nghìn ha,
năng suất 1.55 tấn/ha. Cũng theo cục thống kê tổng diện tích trồng ngô năm
2012 của nước ta đạt 1118.33 nghìn ha tăng gấp 2.5 lần so với năm 1900,
năng suất trung bình đạt 43 tạ/ha tổng sản lượng ngô nước ta năm 2012 đạt
48088 nghìn tấn . Trong đó các tỉnh có diện tích trồng ngô lớn là Đồng Nai
51.2 nghìn ha, Hà Giang 52.5 nghìn ha, Sơn La 127.6 nghìn ha, Nghệ An 55.8
nghìn ha, Thanh hoá 49.1 nghìn ha, Đắc Lắc 119.8 nghìn ha, Cao Bằng 39.3
nghìn ha, Lai Châu 21,3 nghìn ha, Lào Cai 33.7 nghìn ha. Nhưng năng suất lại
có phần khác biệt, nổi trội lên là tỉnh Đồng Tháp (72.4 ta/ha), Lâm Đồng
(50.1 tạ/ha), An Giang (71.1 tạ/ha), Thái bình (54.4 tạ/ha), Long An (59.5
tạ/ha), Đắc Lắc (50.5 tạ/ha). (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê niên giám 2012).
Ở nước ta hiện nay tuy ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau lúa nước
nhưng nó được trồng ở tất cả các vùng từ đồng bằng, trung du đến miền núi.
Mục đích chính của cây ngô cung cấp lương thực cho con người và làm thức
ăn cho gia súc. Bên cạnh đó ngô còn là sản phẩm quan trọng được dùng trong
nhiều ngành công nghiệp khác, ngô có một vị trí quan trọng trong an ninh
lương thực quốc gia.
Chính vì thế diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở nước ta tăng một
cách rõ rệt, từ 2011 đến 2013 diện tích trồng, năng suất và sản lượng ngô ở
Việt Nam cũng tăng đáng kể. Điều này được tổ chức MARD / Post Estimat
công nhận thể hiện ở bảng sau

7


Bảng 2.1. Sản xuất, tiêu thụ và nhu cầu ngô của Việt Nam

2011/2012
(từ tháng 5
Các thông số

/2011)
Cập
MARD
nhật

2012/2013

2013- nay

(từ tháng 5/2012) (từtháng 5/2013)
MARD

Cập nhật MAR Cập nhật
mới

D

mới

Diện tích thu hoạch (1000 ha)

1.100

mới
1.081


1.150

1.118

1.120

Dự trữ đầu kỳ (1000 tấn)
Sản lượng (tấn/ha)
Nhập khẩu theo niên vụ

497
4.950

497
4.648

247
5.300

139
4.803

142
4.816

1.000

994

1.100


1.500

1.700

1.500

1.522

1.100

1.600

1.800

1

0

0

50

100

6.447

6.139

6.647


6.442

6.658

5.000

5.000

5.200

5.200

5.400

Thực phẩm chế biến (1000 tấn) 1.200

1.000

1.200

1.100

1.200

(1000 tấn)
Nhập khẩu năm kế hoạch
(1000 tấn)
Nhập khẩu kế hoạch từ Mỹ
(1000 tấn)

Tổng cung ứng (1000 tấn)
Thức ăn chăn nuôi và phụ
phẩm (1000 tấn)

Tổng tiêu thụ

6.200

6.000

6.400

6.300

6.500

Dự trữ cuối kỳ

247

139

247

142

58

Tổng phân phối


6.447

6.139

6.647

6.442

6.658

Nguồn: MARD / Post Estimate

8


2.2 Nghiên cứu ngoài nước về bệnh hại trên ngô
Cây ngô là cây lương thực rất quan trọng nên đã có rất nhiều nhà khoa
học nghiên cứu về cây ngô. Một trong những nghiên cứu quan trọng nhất mà
các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu là tình hình sâu bệnh hại trong cây
ngô ngoài sản xuất và trong quá trình bảo quản.
Trên thế giới , có trên 130 loại bệnh hại bắp trong đó đa số các bệnh là do
nấm gây ra như: bệnh đốm lá nhỏ, bệnh đốm lá lớn, bệnh đốm nâu, bệnh khô vằn,
bệnh gỉ sắt, bệnh thối thân, bệnh thối bắp và hạt…. Theo Shurtlef (1993), trên ngô
có tất cả 74 bệnh do nấm gây ra bao gồm tất cả các bệnh trên lá, trên thân và trên
bắp. Mặt khác Shurtlef (1993) cho rằng, tất cả các bộ phận của cây ngô đều mẫn
cảm với một số bệnh làm giảm năng suất và chất lượng. Thiệt hại về năng suất hạt
do bệnh gây ra trên thê giới trung bình là 9,4%.
Những nghiên cứu của Carlos (1994) tại Mỹ cho thấy, có tới 44 nấm
bệnh hại ngô, trong đó có 20 bệnh hại lá, 12 bệnh hại thân, 12 bệnh hại bắp
làm thiệt hại hàng năm từ 7-17% sản lượng.

Theo Roger (1953), có khoảng 153 loại bệnh hại trên cây ngô ở vùng
xứ nóng, trong đó có 126 nấm bệnh. Ở Ấn Độ, có 25 loại bệnh hại trên ngô và
ở vùng nhiệt đới bị rất nhiều tác nhân gây bệnh tấn công gây thiệt hại đáng kể
về mặt kinh tế. Ở Châu Mỹ đã ghi nhận có 130 loại bệnh đối với cây ngô so
với vùng ôn đới chỉ có 85 bệnh hại.
Trên cây ngô có tập đoàn bệnh phong phú mà chủ yếu là do nấm bệnh
gây ra như: Bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, bệnh gỉ sắt, bệnh khô vằn… Các
bệnh này gây hại phổ biến trên ngô ở hầu hết các nước trên thế giới.
Đầu năm 1925, Drechsler đã xá định tác nhân gây ra bệnh đốm lá trên ngô
do nấm Ophiobolus heterostrophus dựa trên tính ký sinh dị dưỡng của nó.
Khoảng 10 năm sau đó, ông ta đã chọn loại nấm này như là loại phát sinh ra từ
Cochliobolus thuộc gia đình Pleosporaceae ( Lớp Ascomycetes, Bộ
Pleosporales) bao gồm những loài Helminthosporium có giai đoạn lưỡng tính
9


với ascopores cùng với mô hình helicoid ở trên ascus (Drechler,1934). Tuy
nhiên, dạng quả lưỡng tính, Cochliobolus heterostrophus, không được sử dụng
rộng rãi bởi các nhà nấm học và bệnh cây cho đến khi sự đổi mới danh pháp đối
với các loài nấm gây hại trên cây trồng được đề xuất (Yoder và cộng sự,1986).
Ở hầu hết các tài liệu, bao gồm một số công bố từ cuối những năm 80, nấm được
đề cập nhiều bởi khả năng tạo quả cành, Helminthosporium maydis Nisikado và
Miyake, Drechslera maydis hoặc là Bipolaris maydis (Nisikado và Miyake)
Shoemaker.
- Bệnh đốm lá nhỏ (Bipolaris maydis)
Theo Smith (1975) bệnh xuất hiện khắp năm châu và đã bộc phát thành
dịch vào năm 1970 ở Mỹ do dòng T của nấm bệnh tấn công lên giống ngô
đực bất thụ tế bào chất - giống trổng chủ lực 85% diện tích, và đã gây tổn
thất được ước tính trên 1 tỷ đô la. Nấm này có hai dòng gây hại đã được xác
định là dòng T và dòng O (CIMMYT, 2004). Dòng C (tấn công giống ngô

có tế bào chất C) là dòng thứ ba, mới được xác định tại Trung Quốc (Wei,
1985). Theo Leonard (1988), dòng T tấn công lên cả hai giống ngô đực bất thụ
tế bào chất (Tcms = Texas male sterile cytoplasm) đó là giống ngô tự phối và
giống ngô lai ở bang Texas. Theo ước tính có tới 80- 85% giống ngô răng
ngựa được trồng ở Mỹ năm 1970 có Tms tế bào chất. Nòi T không chỉ tấn
công lá mà còn tấn công cả lên lá bao bắp và thân. Trong một thí nghiệm qua
đông, dòng O cho thấy khả năng hoại sinh cao hơn so với dòng T, chỉ khoảng
4% trong số những bào tử được tìm thấy là của dòng T. Theo Dodd and
Hooker(1990), dòng T được mô tả đặc điểm như là thuốc đặc trị cho kiểu bất
dục đực tế bào chất kiểu T (Texas) được sử dụng rộng rãi. Kiểu P- tế bào chất
có nguồn gốc từ Nam Mỹ và vài tế bào chất được biết khác cũng dễ bị nhiễm
bệnh. Dòng T là một ký sinh yếu trên những cây có tính kháng ngoài đồng,
trong khi những cây con thì lại dễ bị nhiễm bệnh hơn. Khi nấm nhiễm vào
cây, nó tiết ra độc tố tấn công lên lá, lá bi, lá bao bắp, bẹ lá, bắp và thân.
10


Dòng T có nhiệt độ tối ưu thấp hơn so với dòng O.
Theo Smith (1975), vết bệnh hình thành tại nhiệt độ 30°c nhiều hơn so
với ở nhiệt độ 15°C hay 22,5°C. Bệnh lan nhanh và kích thước vết bệnh tăng
dần tương ứng với những thời kỳ có sương và sự tăng dần của nhiệt độ. Để
phòng trừ bệnh đốm lá nhỏ thì việc sử dụng giống kháng bệnh đem lại hiệu quả
kinh tế đáng kể. Ngoài ra việc vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư đóng vai trò
rất quan trọng. Các biện pháp như canh tác, chọn thời vụ hợp lý, xử lý hạt
giống bằng thuốc hóa học trước khi trồng cũng góp phần hạn chế bệnh, biện
pháp tối ưu là kiểm soát bệnh trong suốt hai thời kỳ 14 ngày trước trỗ cờ và
21 ngày sau trỗ cờ, bởi vì đây là hai thời kỳ cây ngô mẫn cảm nhất với bệnh.
- Bệnh đốm lá lớn (Exserohilum turcicum):
Những vùng có khí hậu mát và hay có sương muối bệnh hại nặng, tỷ lệ
bệnh có thể tới 75% số lá như đã xảy ra ở Bang Carolina (Mỹ) vào năm 1885.

Theo Berger, R.D (1973) vấn đề mất mùa của bệnh này là một ẩn số không thể
bỏ qua. Bệnh này thường đi song hành với bệnh đốm lá nhỏ và gây hại với tỉ lệ
thấp hơn (Smith, D.R, 1980)
Bệnh được phát hiện trên cây ngô ở vùng Paserini (Italia) năm 1876.
Còn tại Mỹ, bệnh được phát hiện tại bang New Jersey từ năm 1878. Sau đó
bệnh đã bùng phát thành dịch ở Connecticut vào năm 1889 (Leonard, 1988),
bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện môi trường có nhiệt độ ôn hòa và ẩm
độ cao. Theo Shurtleff (1992), sương nhiều, nhiệt độ mát mẻ, mưa ẩm thường
xuyên cũng là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, cây con dễ bị
nhiễm bệnh hơn trong điều kiện nhiệt độ 20°c, vì đây là điều kiện thuận lợi
nhất cho sự xâm nhiễm và số vết bệnh, chiều dài vết bệnh tăng theo chiều
dài của thời kỳ có sương. Nguồn bệnh và điều kiện ngoại cảnh thích hợp đều
rất quan trọng trong việc xác định khả năng phát sinh dịch bệnh mà điều này phụ
thuộc vào khả năng xâm nhiễm, phát triển và hình thành bào tử của nấm
bệnh trên cây ngô. Theo Shurtleff (1993), ở Mỹ bệnh đã được phòng trừ có
11


hiệu quả bằng cách sử dụng gene Ht trội. Nấm Exserohilum turcicum có hai
nòi sinh học, một nòi không gây độc mang các gen Htl5 Ht2, Ht3 và HtN,
một nòi không gây độc cho ngô mang các gen Ht2, Ht3 và HtN nhưng lại độc
đối với ngô mang các gen Ht2 hay Ht3. Tính kháng của các nòi được thể hiện
khi mang các kiểu gen như sau: Nòi 0: Ht1, Ht2, Ht3, và HtN; Nòi 1: Ht,,
Ht3, HtN/Ht^ nòi 2: Ht„ Ht3, HtN/Ht2; nòi 3: Ht1/Ht2, Ht3 HtN;,nòi 12:
Ht3, HtN/ Htl5 Ht2; nòi 23: Ht2, Ht3/Htl5 HtN; nòi 23N: Ht2, Ht3, HtN/Ht1.
Sự phân loại như vậy để thuận tiện cho việc xác định nòi mới có thể bắt gặp
khi nghiên cứu sau này. Sự xuất hiện của các gen kháng Htlf Ht2 và Ht3
làm cho vết bệnh hình thành với số lượng bào tử ít nhất.
Trong khi đó gen kháng cảm ứng HtN làm cho bệnh phát triển chậm
lại tới sau khi ngô thụ phấn. Nòi I của Exserohilum turcicum được Smith, D.R

phát hiện năm 1975. Ông cho rằng sự có mặt của nòi I ở bang Ohio gây độc
cho ngô mang gen Ht và Htj nhưng không độc cho ngô mang gen Ht2.
Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy bệnh đốm lá lớn xuất hiện ở tất cả các
vùng trồng ngô và bệnh gây hại nặng hơn trên những vùng ẩm ướt. Theo
Robert W.Jugenheimer (1976), bệnh đốm lá lớn có thể phòng chống bằng cách
trồng giống ngô lai kháng bệnh. Xử lý hạt giống và luân canh cây trồng cũng
mang lại hiệu quả đáng kể.
2.3 Nghiên cứu trong nước về bệnh hại trên ngô.
Một vài dòng ngô lai (Iova, Ganga2, Ganga5, Vijay) và LVN4, LVN10, Q2
được trồng trên đất nghèo dinh dưỡng năng suất giảm 12-30%.
Ở Việt Nam, đặc biệt ở vùng trung du và các tỉnh miền núi phía bắc, các
dòng ngô lai như là DK-888, DK-999, LVN4, LVVN10, Bioseed 9681, P11, Q2…
thường thấy có triệu chứng của bệnh đốm lá ngô.
Theo kết quả điều tra cơ bản bệnh hại cây trổng ở miền Bắc (trước năm
(1975) cho thấy, có 32 loại bệnh trên ngô được phát hiện, trong đó có 30 bệnh
12


do nấm gây ra. Ở miền Nam, kết quả điều tra trong những năm 1977 – 1980
cho thấy có trên 20 bệnh hại bắp được phát hiện, trong đó các bệnh phổ biến
và quan trọng là: héo xanh, thối thân do vi khuẩn, khô vằn, gỉ sắt, đốm lá lớn,
đốm lá nhỏ (Võ Thanh Hoàng, 2000). Theo Nguyễn Công Thuật (1996), ở
miền Bắc (1977 - 1979) đã xác định có 29 loại, bệnh hại ngô, trong đó có 26
bệnh do nấm. Ở Miền Nam (1977 - 1979) đã xác định có 15 loại bệnh, trong
đó có 11 bệnh do nấm. Cũng theo tác giả Nguyễn Công Thuật, các bệnh trên
ngô thường gặp bao gồm: bệnh đốm lá nhỏ, bệnh đốm lá lớn, bệnh mốc hồng,
bệnh ung thư, bệnh khô vằn. Những bệnh này gây ảnh hưởng tới năng suất
của ngô đặc biệt là bệnh đốm lá nhỏ và đốm lá lớn.
-Bệnh đốm lá nhỏ (Bipolaris maydis ):
Theo Nguyễn Công Thuật (1996), bệnh gây hại trên lá và bẹ lá, gặp điều

kiện thuận lợi có thể phát triển trên diện tích rộng và gây hại nặng. Bệnh xuất
hiện ngay ở giai đoạn cây còn nhỏ và phá hại kéo dài đến khi thu hoạch.
Ở miền Bắc, bệnh phát triển nhiều trong các tháng 1, 2 và 11, 12; riêng ở
vùng núi phía Bắc bệnh phát triển trong các tháng 4, 5, 6. Bệnh phát triển mạnh
trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Bệnh đốm lá nhỏ có vết bệnh nhỏ như
mũi kim, hơi vàng sau đó lớn rộng ra thành hình tròn hoặc hình bầu dục nhỏ,
kích thước vết bệnh khoảng 5- 6 X 1,5 mm, màu vàng nâu hoặc ở giữa hơi
xám, có viền nâu đỏ, nhiều khi vết bệnh có quầng vàng (Vũ Triệu Mân, Lê
Lương Tề, 2001). Biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả là xử lý hạt giống trước
khi gieo, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, tiêu hủy tàn dư cây bệnh, dùng thuốc hóa
học để phòng trừ bệnh.
-Bệnh đốm lá lớn (Exserohilum turcicum)
Những nghiên cứu trước đây cho thấy, ở khắp các vùng trồng ngô trong
cả nước đều bị bệnh phá hại. Nấm bệnh gây hại ở trên lá và bẹ lá ngô, phát triển
nhiều từ khi ngô trỗ cờ trở đi. ,Bệnh có thể gây thành dịch trên diện tích rộng ở
đồng bằng trung du Bắc Bộ và khu 4 cũ, bệnh phát sinh nhiều vào các tháng 2,
13


3, 4 và 10, 11, 12. Ở vùng núi phía Bắc, bệnh phát triển trong các tháng 5, 6,
7, 8 (Nguyễn Công Thuật, 1995). Triệu chứng vết bệnh có dạng sọc hình thoi
không đều đặn, màu nâu hoặc xám bạc, không có quầng vàng. Kích thước vết
bệnh lớn 6 -15 X 2- 4 mm, có khi vết bệnh kéo dài tới 5- 10 cm, nhiều vết bệnh
có thể liên kết nối tiếp với nhau làm cho lá dễ khô táp, rách ở đoạn chóp lá.
Bệnh thường xuất hiện ở lá phía dưới rồi lan dần lên các lá phía trên. Trên vết
bệnh khi trời ẩm dễ mọc ra một lớp mốc đen nhọn là các cành bào tử phân sinh
và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh (Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề, 1998).
Ở giai đoạn đầu sinh trưởng (2- 5 lá), bệnh ít xuất hiện, bệnh thường tập
trung phá hại nhiều từ 7- 8 lá đến các giai đoạn về sau. Bệnh phát triển mạnh và
gây tác hại rõ rệt ở những nơi mà kĩ thuật thâm canh không tốt, đất xấu, chặt, dễ

đóng váng, bón phân ít, ruộng hay bị mưa, úng trũng, cây sinh trưởng chậm.
Bệnh lây lan bằng bào tử phân sinh xâm nhập qua lỗ khí hoặc trực tiếp qua biểu
bì. Thời kì tiềm dục dài ngắn theo tuổi cây và trạng thái lá, khoảng 3- 9 ngày (Lê
Lương Tề, 1997).
Những nghiên cứu của Nguyễn Công Thuật (1997) cho thấy ẩm độ đất và
không khí cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh. Trường hợp đất
khô hạn nhưng ẩm độ không khí cao, tác hại của bệnh càng nặng và năng suất
giảm nhiều vì cây ngô bị khô héo nhanh (Nguyễn Công Thuật, 1995).

14


PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng,thời gian,địa điểm và vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Nấm B.maydis và nấm B.turcecum hại ngô vụ xuân hè 2016 ở Hà Nội
và vùng phụ cận như xã Kim Sơn, Phú Thị, Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà nội.
3.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Bệnh Cây – Khoa Nông
Học – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
-Khu thí nghiệm nhà lưới Khoa Nông học – Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam.
-Một số khu vực trồng ngô tại Gia Lâm – Hà Nội
-Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2016
3.1.3 Vật liệu nghiên cứu
- Môi trường nuôi cấy: WA, PGA.
- Các mẫu hạt giống thu thập được.
- Các mẫu ngô thương phẩm thu thập được ngoài thị trường.
- Các giống ngô: HN88, HN68, NK4300, DK9901
3.2. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra thành phần và mức độ phổ biến bệnh hại trên ngô tại Kim Sơn,
Gia Lâm, Hà Nội.
- Điều tra diễn biến của bệnh đốm lá ngô tại Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội.
- Điều tra ảnh hưởng của các yếu tố giống, chân đất, mật độ… đến sự phát
sinh gây hại của bệnh.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh.
- Khảo sát biện pháp phòng trừ bệnh bằng thuốc hóa học.

15


3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng
Điều tra theo quy chuẩn QCVN 01-38:BNNPTNT/2010 về phương pháp
điều tra phát hiện dịch hại cây ngô. Điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên
đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra cách bờ ít nhất 2m. Điều tra
theo định kỳ 7 ngày một lần trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ.
+ số mẫu điều tra của 1 điểm: 10 cây ngẫu nhiên/điểm hoặc số bắp của 10
cây/điểm.
A
+Tỷ lệ bệnh (%) = -------- x 100
B
A: Số cây bị bệnh
B: Tổng số cây điều tra
+ Chỉ số bệnh:

[ ( N1x1) + ( N 3x3) + ( N 5 x5) + ..( Nnxn)]
Nxn

x 100


Trong đó: N1 là số lá bị bệnh ở cấp 1
N3 là số lá bị bệnh ở cấp 3
Nn là số lá bị bệnh ở cấp n
N: là tổng số cây điều tra
9: là cấp bệnh cao nhất trong thang phân cấp
Với:

Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại.
Cấp 3: 1 đến 5% diện tích lá bị hại.

Cấp 5: > 5 đến 25% diện tích lá bị hại.
Cấp 7: > 25 đến 50% diện tích lá bị hại.
Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại
Thu thập và bảo quản mẫu bệnh: Được tiến hành trong quá trình điều tra
bênh, thu thập mẫu, chọn những bộ phận, tàn dư có triệu chứng điển hình đem
về bảo quản trong tủ lạnh nếu chưa phân lập ngay.
16


3.3.2. Trong phòng thí nghiệm
3.3.2.1. Môi trường nuôi cấy
*Môi trường WA (Water Agar medium)
Thành phần:

Nước cất :100ml
Agar

:20g


Phương pháp điều chế: Thạch được hòa tan trong nước đun sôi và hấp vô
trùng trong điều kiện 121 độ C (1,5atm) trong thời gian 45 phút. Môi trường sau
khi hấp xong để nguội dần khoảng 60 độ C rồi đổ vào các đĩa petri 5ml/đĩa
(đường kính 90mm) với lượng môi trường này thao tác cắt bào tử sẽ dễ dàng
hơn.Môi trường này dùng để phân lập nấm ban đầu,ít bị lẫn tạp do nghèo dinh
dưỡng và để nuôi cấy đơn bào .
*Môi trường PGA (Potato glucose agar)
Thành phần:
Khoai tây:

200g

Agar:

20g

Đường glucose: 20g
Nước cất:

1000ml

Phương pháp điều chế: Khoai tây gọt sạch vỏ, thái lát mỏng, đem đun sôi
với nước cất 30 phút, sau đó lọc bằng vải mỏng qua phễu. Cho thêm nước cất đủ
1000ml đem đun sôi lại.
Cho lần lượt Agar, đường khuấy đều cho tan hết, sau đó đổ môi trường
vào bình tam giác, hay ống nghiệm có đậy nút bạc (bình tam giác, ống nghiệm,
hộp Petri đã được rửa sạch và sấy khô ở nhiệt độ 180 0C trong vòng 2 giờ). Sau
đó đem khử trùng trong nồi hấp ở áp suất 1.5 amt (1210C) trong 30 phút.
3.3.2.2.Phương pháp để ẩm
Sau khi điều tra thu thập được mẫu bệnh (bắp) ngoài đồng ruộng chọn

mẫu bệnh(hạt) có triệu chứng điển hình để trong hộp petri có lót giấy ẩm, để ở

17


×