HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NƠNG HỌC
------- -------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ʻʻNGHIÊN CỨU BỆNH ĐỐM VÒNG HẠI CÀ CHUA
TẠI HÀ NỘI VÀ VÙNG PHỤ CẬN NĂM 2021”
Người hướng dẫn
: TS. TRẦN NGUYỄN HÀ
Bộ môn
: BỆNH CÂY
Người thực hiện
: VI THỊ TRÀ MY
Lớp
: BVTVA
Khóa
: 62
Mã sinh viên
: 620036
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứu đề tài nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên thực hiện
VI THỊ TRÀ MY
i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể thầy cơ giáo khoa Nơng
học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tơi
hồn thành đề tài này.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Nguyễn Hà,
người hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt cho em những kinh nghiệm, phương
pháp quý báu trong công việc và trong cuộc sống. Cảm ơn thầy đã tận tình, quan
tâm, giúp đỡ em trong thời gian làm thực tập, giải đáp những thắc mắc, nhờ đó
em mới có thể hồn thành báo cáo thực tập này.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo PGS. TS. Đỗ Tấn Dũng
và các thầy cô, cán bộ công nhân viên bộ môn Bệnh Cây – khoa Nông học đã
tận tình giúp đỡ và hỗ trợ kỹ thuật giúp em tiến hành thí nghiệm.
Tiếp theo, tơi cũng xin chân thành cảm ơn bà con nơng dân và chính
quyền địa phương ở các xã Đặng Xá, Cổ Bi, Văn Đức, Dương Quang, Lệ Chi,
huyện Gia Lâm, xã Vân Nội, huyện Đông Anh và xã Đinh Tổ, huyện Thuận
Thành đã tạo điều kiện giúp tôi thu thập mẫu và điều tra bệnh hại.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè, đã hết lòng
giúp đỡ, động viên tơi trong q trình học tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên
VI THỊ TRÀ MY
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC ĐỒ THỊ ........................................................................................... x
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ xii
TĨM TẮT KHÓA LUẬN .................................................................................. xv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu....................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích ...................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ........................................................................................................ 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 4
2.1. Tình hình nghiên cứu về nấm Alternaria solani và Corynespora cassiicola
trên thế giới............................................................................................................ 4
2.1.1. Nghiên cứu về nấm Alternaria solani trên thế giới .................................... 4
2.1.2. Nghiên cứu về nấm Corynespora cassiicola trên thế giới .......................... 7
2.1.3. Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ bệnh
đốm vòng cà chua ................................................................................................ 11
2.2. Tình hình nghiên cứu về nấm Alternaria solani và Corynespora
cassiicola tại Việt Nam ....................................................................................... 14
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước về bệnh đốm vòng cà chua do nấm
Alternaria solani gây ra....................................................................................... 14
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về bệnh đốm vòng cà chua do nấm
Corynespora cassiicola gây ra ............................................................................ 15
2.2.3. Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ bệnh
đốm vòng cà chua tại Việt Nam .......................................................................... 16
iii
PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 20
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 20
3.2. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................... 20
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 21
3.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 21
3.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 22
3.5.1. Phương pháp điều tra bệnh trên đồng ruộng ............................................. 22
3.5.2. Phương pháp thu thập mẫu bệnh ............................................................... 23
3.5.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh ................................................................... 23
3.5.4. Phương pháp phân lập nấm Alternaria solani và Corynespora cassiicola .... 23
3.5.5. Nuôi cấy nấm trên môi trường .................................................................. 24
3.5.6. Nghiên cứu khả năng lây bệnh nhân tạo của nấm Alternaria solani và
Corynespora cassiicola đối với quả cà chua trong điều kiện phịng thí nghiệm ........ 25
3.5.7. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride đối
với nấm đốm vịng hại cà chua trên mơi trường nhân tạo PGA ......................... 25
3.5.8. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis đối
với nấm gây bệnh đốm vịng hại cà chua trên mơi trường nhân tạo PGA .......... 26
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 29
4.1. Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của bệnh nấm hại cà chua tại
Hà Nội và vùng phụ cận năm 2021 ..................................................................... 29
4.2. Điều tra diễn biến bệnh đốm vòng cà chua trên một số giống cà chua
gieo trồng tại Hà Nội và vùng phụ cận năm 2021 .............................................. 31
4.2.1. Diễn biến bệnh đốm vòng cà chua do nấm Alternari solani gây hại
tại một số vùng trồng cà chua tại Hà Nội và vùng phụ cận năm 2021 ............... 31
4.2.2. Diễn biến bệnh đốm vòng cà chua do nấm Corynespora cassiicola
gây hại tại một số xã trồng cà chua tại Hà Nội và vùng phụ cận năm 2021 ....... 33
4.3. Phân ly nuôi cấy, nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, đặc tính sinh
học của nấm Alternaria solani và nấm Corynespora cassiicola gây bệnh
đốm vòng cà chua ................................................................................................ 35
iv
4.3.1. Phân ly nuôi cấy, nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học
của một số Isolate nấm A.solani và C.cassiicola gây bệnh đốm vòng cà chua ........ 35
4.4. Đánh giá tính gây bệnh của nấm Alternaria solani và Corynespora
cassiicola trên một số giống cà chua trong điều kiện hộp ẩm ............................ 43
4.4.1. Khảo sát tính gây bệnh của Isolate nấm Alternaria solani trên một số
giống cà chua lây nhiễm trên quả chín trong phịng thí nghiệm ......................... 43
4.4.2. Khảo sát tính gây bệnh của Isolate nấm Corynespora cassiicola trên
một số giống cà chua lây nhiễm trên quả chín trong phịng thí nghiệm ............. 45
4.5. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
các Isolate nấm Alternaria solani và Corynespora cassiicola hại cà chua
trên môi trường nhân tạo PGA ............................................................................ 49
4.5.1. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm A.solani-HT109-ĐX trên môi trường PGA ..................................... 49
4.5.2. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm A.solani-HT109-DQ trên môi trường PGA ..................................... 51
4.5.3. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm A.solani-Savior-LC trên môi trường PGA ...................................... 53
4.5.4. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm C.cassiicola-Tre Việt-ĐA trên môi trường PGA ............................ 55
4.5.5. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm C.cassiicola-Savior-ĐX trên môi trường PGA ............................... 57
4.5.6. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm C.cassiicola-HT109-CB trên môi trường PGA ............................... 59
4.5.7. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm C.cassiicola-HT25-VĐ trên môi trường PGA ................................ 61
4.5.8. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm C.cassiicola-Tre Việt-TT trên môi trường PGA ............................. 63
4.5.9. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm C.cassiicola-HT109-LC trên môi trường PGA ............................... 65
v
4.6. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với
các Isolate nấm Alternaria solani và nấm Corynespora cassiicola hại cà
chua trên môi trường nhân tạo PGA ................................................................... 67
4.6.1. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với
Isolate nấm A.solani-HT109-ĐX trên môi trường PGA ..................................... 67
4.6.2. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với
Isolate nấm A.solani-HT109-DQ trên môi trường PGA ..................................... 69
4.6.3. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với
Isolate nấm A.solani-Savior-LC trên môi trường PGA ...................................... 71
4.6.4. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với
Isolate nấm C.cassiicola-Tre Việt-ĐA trên môi trường PGA ............................ 73
4.6.5. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với
Isolate nấm C.cassiicola-Savior-ĐX trên môi trường PGA ............................... 75
4.6.6. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với
Isolate nấm C.cassiicola-HT109-CB trên môi trường PGA ............................... 77
4.6.7. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với
Isolate nấm C.cassiicola-HT25-VĐ trên môi trường PGA ................................ 79
4.6.8. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với
Isolate nấm C.cassiicola-Tre Việt-TT trên môi trường PGA ............................. 81
4.6.9. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với
Isolate nấm C.cassiicola-HT109-LC trên môi trường PGA ............................... 83
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 85
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 85
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 88
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 94
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
BVTV
Bảo vệ thực vật
BNN&PTNT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
C. cassiicola
Corynespora cassiicola
A. solani
Alternaria solani
Vi khuẩn B. Subtilis
Bacillus subtilis
Isolate BS-G
Bacillus subtilis gốc
Nấm T. viride
Trichoderma viride
Isolate TV-G
Trichoderma viride gốc
CT
Công thức
Cs
Cộng sự
CV %
Coefficient of variation (hệ số biến động)
HLƯC %
Hiệu lực ức chế %
LSD0,05
Least significant difference (sai số thực nghiệm)
Isolate
Mẫu phân lập
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1:
Thành phần bệnh nấm hại cà chua tại Hà Nội và vùng phụ cận vụ
xuân hè năm 2021 ......................................................................................29
Bảng 4.2:
Diễn biến bệnh đốm vòng cà chua do nấm Alternaria solani tại Gia
Lâm – Hà Nội năm 2021............................................................................32
Bảng 4.3:
Diễn biến bệnh đốm vòng cà chua do nấm Corynespora cassiicola tại
Hà Nội và vùng phụ cận năm 2021 ...........................................................34
Bảng 4.4:
Các Isolate (mẫu phân lập) nấm Alternaria solani và Corynespora
cassiicola sử dụng trong thí nghiệm ..........................................................36
Bảng 4.5:
Một số đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học của các Isolate nấm
Alternaria solani trên môi trường PGA .....................................................37
Bảng 4.6:
Một số đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học của các Isolate nấm
Corynespora cassiicola trên mơi trường PGA ..........................................38
Bảng 4.7:
Đánh giá tính gây bệnh của Isolate nấm Alternaria solani trên giống
cà chua VT10 (lây nhiễm trên quả chín) trong phịng thí nghiệm .............43
Bảng 4.8:
Đánh giá tính gây bệnh của Isolate nấm Corynespora cassiicola trên giống
cà chua kim cương (lây nhiễm trên quả chín) trong phịng thí nghiệm .............45
Bảng 4.9:
Đánh giá tính gây bệnh của Isolate nấm Corynespora cassiicola trên giống
cà chua Savior (lây nhiễm trên quả chín) trong phịng thí nghiệm ...................47
Bảng 4.10: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm A.solani-HT109-ĐX trên môi trường PGA............................50
Bảng 4.11: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm A.solani-HT109-DQ trên môi trường PGA............................52
Bảng 4.12: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm A.solani-Savior-LC trên môi trường PGA .............................54
Bảng 4.13: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm C.cassiicola-Tre Việt-ĐA trên môi trường PGA ...................56
Bảng 4.14: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm C.cassiicola-Savior-ĐX trên môi trường PGA ......................58
viii
Bảng 4.15: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm C.cassiicola-HT109-CB trên môi trường PGA......................60
Bảng 4.16: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm C.cassiicola-HT25-VĐ trên môi trường PGA .......................62
Bảng 4.17: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm C.cassiicola-Tre Việt-TT trên môi trường PGA ....................64
Bảng 4.18: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm C.cassiicola-HT109-LC trên môi trường PGA ......................66
Bảng 4.19: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với
Isolate A.solani-HT109-ĐX trên môi trường PGA ...................................68
Bảng 4.20: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với
Isolate A.solani-HT109-DQ trên môi trường PGA ...................................70
Bảng 4.21: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với
Isolate A.solani-Savior-LC trên môi trường PGA .....................................72
Bảng 4.22: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với
Isolate C.cassiicola-Tre Việt-ĐA trên môi trường PGA ...........................74
Bảng 4.23: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với
Isolate C.cassiicola-Savior-ĐX trên môi trường PGA ..............................76
Bảng 4.24: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với
Isolate C.cassiicola-HT109-CB trên môi trường PGA .............................78
Bảng 4.25: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với
Isolate C.cassiicola-HT25-VĐ trên môi trường PGA ...............................80
Bảng 4.26: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với
Isolate C.cassiicola-Tre Việt-TT trên môi trường PGA ............................82
Bảng 4.27: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với
Isolate C.cassiicola-HT109-LC trên môi trường PGA ..............................84
ix
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1:
Diễn biến bệnh đốm vòng cà chua do nấm Alternaria solani tại Gia
Lâm – Hà Nội năm 2021 .........................................................................33
Đồ thị 4.2:
Diễn biến bệnh đốm vòng cà chua do nấm Corynespora cassiicola
tại Hà Nội và vùng phụ cận năm 2021 ....................................................35
Đồ thị 4.3:
Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm A.solani-HT109-ĐX trên môi trường PGA .........................50
Đồ thị 4.4:
Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm A.solani-HT109-DQ trên môi trường PGA .........................52
Đồ thị 4.5:
Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm A.solani-Savior-LC trên môi trường PGA ...........................54
Đồ thị 4.6:
Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm C.cassiicola-Tre Việt-ĐA trên môi trường PGA .................56
Đồ thị 4.7:
Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm C.cassiicola-Savior-ĐX trên môi trường PGA ....................58
Đồ thị 4.8:
Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm C.cassiicola-HT109-CB trên môi trường PGA ...................60
Đồ thị 4.9:
Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm C.cassiicola-HT25-VĐ trên môi trường PGA .....................62
Đồ thị 4.10: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm C.cassiicola-Tre Việt-TT trên môi trường PGA ..................64
Đồ thị 4.11: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
Isolate nấm C.cassiicola-HT109-LC trên môi trường PGA ....................66
Đồ thị 4.12: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis
với Isolate A.solani-HT109-ĐX trên môi trường PGA ...........................68
Đồ thị 4.13: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis
với Isolate A.solani-HT109-DQ trên môi trường PGA ...........................70
Đồ thị 4.14: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis
với Isolate A.solani-Savior-LC trên môi trường PGA .............................72
x
Đồ thị 4.15: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis
với Isolate C.cassiicola-Tre Việt-ĐA trên môi trường PGA ..................74
Đồ thị 4.16: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis
với Isolate C.cassiicola-Savior-ĐX trên môi trường PGA .....................76
Đồ thị 4.17: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis
với Isolate C.cassiicola-HT109-CB trên môi trường PGA .....................78
Đồ thị 4.18: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis
với Isolate C.cassiicola-HT25-VĐ trên môi trường PGA .......................80
Đồ thị 4.19: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis
với Isolate C.cassiicola-Tre Việt-TT trên môi trường PGA ...................82
Đồ thị 4.20: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis
với Isolate C.cassiicola-HT109-LC trên môi trường PGA .....................84
xi
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1:
Isolate nấm đối kháng Trichoderma viride gốc sử dụng trong thí nghiệm......20
Hình 3.2:
Isolate vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis gốc sử dụng trong thí nghiệm .....21
Hình 3.3:
Sơ đồ thí nghiệm khảo sát hiệu lực ức chế của isolate nấm đối kháng
T.viride với nấm A.solani hoặc C.cassiicola .............................................26
Hình 3.4:
Sơ đồ thí nghiệm khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng
B.subtilis với nấm A.solani hoặc C.cassiicola ...........................................27
Hình 4.1:
Triệu chứng bệnh đốm vịng cà chua (Alternaria solani)..........................29
Hình 4.2:
Triệu chứng bệnh đốm vịng cà chua (Corynespora cassiicola) ...............30
Hình 4.3:
Triệu chứng bệnh thán thư cà chua (Colletotrichum phomoides) .............30
Hình 4.4:
Đặc điểm hình thái, màu sắc tản nấm của Isolate A.solani-HT109-ĐX ....40
Hình 4.5:
Bào tử phân sinh của Isolate nấm A.solani-HT109-ĐX ............................40
Hình 4.6:
Đặc điểm hình thái, màu sắc tản nấm của Isolate A.solani-HT109-DQ ....40
Hình 4.7:
Bào tử phân sinh của Isolate nấm A.solani-HT109-DQ ............................40
Hình 4.8:
Đặc điểm hình thái, màu sắc tản nấm của Isolate A.solani-Savior-LC .....40
Hình 4.9:
Bào tử phân sinh của Isolate nấm A.solani-Savior-LC..............................40
Hình 4.10: Đặc điểm hình thái, màu sắc tản nấm của Isolate C.cassiicola-Tre
Việt-ĐA......................................................................................................41
Hình 4.11: Bào tử phân sinh của Isolate nấm C.cassiicola-Tre Việt-ĐA ...................41
Hình 4.12: Đặc điểm hình thái, màu sắc tản nấm của Isolate C.cassiicola-Savior-ĐX.....41
Hình 4.13: Bào tử phân sinh của Isolate nấm C.cassiicola-Savior-ĐX ......................41
Hình 4.14: Đặc điểm hình thái, màu sắc tản nấm của Isolate C.cassiicola-HT109-CB ....41
Hình 4.15: Bào tử phân sinh của Isolate nấm C.cassiicola-HT109-CB ......................41
Hình 4.16: Đặc điểm hình thái, màu sắc tản nấm của Isolate C.cassiicola-HT25-VĐ......42
Hình 4.17: Bào tử phân sinh của Isolate nấm C.cassiicola-HT25-VĐ........................42
Hình 4.18: Đặc điểm hình thái, màu sắc tản nấm của Isolate C.cassiicola-Tre
Việt-TT ......................................................................................................42
Hình 4.19: Bào tử phân sinh của Isolate nấm C.cassiicola-Tre Việt-TT ....................42
Hình 4.20: Đặc điểm hình thái, màu sắc tản nấm của Isolate C.cassiicola-HT109-LC ....42
xii
Hình 4.21: Bào tử phân sinh của Isolate nấm C.cassiicola-HT109-LC ......................42
Hình 4.22: Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm A.solani-HT109-ĐX trên
giống cà chua VT10 lây nhiễm trên quả chín trong phịng thí nghiệm .....44
Hình 4.23: Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm A.solani-HT109-DQ trên
giống cà chua VT10 lây nhiễm trên quả chín trong phịng thí nghiệm .....44
Hình 4.24: Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm A.solani-Savior-LC trên giống
cà chua VT10 lây nhiễm trên quả chín trong phịng thí nghiệm ...............44
Hình 4.25: Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm C.cassiicola-Tre Việt-ĐA trên
giống cà chua kim cương lây nhiễm trên quả tươi trong phịng thí nghiệm ......46
Hình 4.26: Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm C.cassiicola-Savior-ĐX trên giống
cà chua kim cương lây nhiễm trên quả tươi trong phịng thí nghiệm................46
Hình 4.27: Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm C.cassiicola-HT109-CB trên
giống cà chua kim cương lây nhiễm trên quả tươi trong phịng thí nghiệm ....46
Hình 4.28: Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm C.cassiicola-HT25-VĐ trên
giống cà chua Savior lây nhiễm trên quả tươi trong phịng thí nghiệm ....48
Hình 4.29: Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm C.cassiicola-Tre Việt-TT trên
giống cà chua Savior lây nhiễm trên quả tươi trong phịng thí nghiệm ....48
Hình 4.30: Kết quả lây nhiễm nhân tạo Isolate nấm C.cassiicola-HT109-LC trên
giống cà chua Savior lây nhiễm trên quả tươi trong phịng thí nghiệm ...........48
Hình 4.31: Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T.viride (TV-G) với Isolate
A.solani-HT109-ĐX trên mơi trường PGA ...............................................50
Hình 4.32: Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T.viride (TV-G) với Isolate
A.solani-HT109-DQ trên mơi trường PGA ...............................................52
Hình 4.33: Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T.viride (TV-G) với Isolate
A.solani-Savior-LC trên mơi trường PGA .................................................54
Hình 4.34: Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T.viride (TV-G) với Isolate
C.cassiicola-Tre Việt-ĐA trên mơi trường PGA.......................................56
Hình 4.35: Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T.viride (TV-G) với Isolate
C.cassiicola-Savior-ĐX trên môi trường PGA..........................................58
xiii
Hình 4.36: Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T.viride (TV-G) với Isolate
C.cassiicola-HT109-CB trên mơi trường PGA .........................................60
Hình 4.37: Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T.viride (TV-G) với Isolate
C.cassiicola-HT25-VĐ trên mơi trường PGA ...........................................62
Hình 4.38: Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T.viride (TV-G) với Isolate
C.cassiicola-Tre Việt-TT trên mơi trường PGA .......................................64
Hình 4.39: Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T.viride (TV-G) với Isolate
C.cassiicola-HT109-LC trên mơi trường PGA .........................................66
Hình 4.40: Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B.subtilis (BS-G) với Isolate
A.solani-HT109-ĐX trên môi trường PGA ...............................................68
Hình 4.41: Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B.subtilis (BS-G) với Isolate
A.solani-HT109-DQ trên môi trường PGA ...............................................70
Hình 4.42: Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B.subtilis (BS-G) với Isolate
A.solani-Savior-LC trên môi trường PGA .................................................72
Hình 4.43: Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B.subtilis (BS-G) với Isolate
C.cassiicola-Tre Việt-ĐA trên mơi trường PGA.......................................74
Hình 4.44: Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B.subtilis (BS-G) với Isolate
C.cassiicola-Savior-ĐX trên mơi trường PGA..........................................76
Hình 4.45: Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B.subtilis (BS-G) với Isolate
C.cassiicola-HT109-CB trên mơi trường PGA .........................................78
Hình 4.46: Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B.subtilis (BS-G) với Isolate
C.cassiicola-HT25-VĐ trên mơi trường PGA ...........................................80
Hình 4.47: Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B.subtilis (BS-G) với Isolate
C.cassiicola-Tre Việt-TT trên mơi trường PGA .......................................82
Hình 4.48: Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B.subtilis (BS-G) với Isolate
C.cassiicola-HT109-LC trên môi trường PGA .........................................84
xiv
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra, xác định thành phần, mức độ
phổ biến của bệnh nấm hại cà chua và nghiên cứu bệnh đốm vòng hại cà chua
tại Hà Nội vùng phụ cân năm 2021 và biện pháp sinh học phòng trừ bệnh.
Điều tra xác định thành phần và mức độ phổ biến của bệnh nấm hại cà
chua tại Hà Nội vùng phụ cân gồm 3 loại bệnh. Điều tra diễn biến bệnh đốm
vòng trên một số giống cà chua, đánh giá sự phát sinh gây hại của bệnh từ giai
đoạn cây cà chua ra hoa đến trước thu hoạch, đặc biệt từ giai đoạn quả chín vàng
trở đi. Phân lập được 3 Isolate nấm Alternaria solani và 6 Isolate nấm
Corynespora cassiicola trên môi trường nhân tạo từ các mẫu bệnh đốm vịng có
triệu chứng điển hình trong quá trình điều tra thu thập được ở các ruộng trồng cà
chua tại Hà Nội và vùng phụ cận.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học của nấm A.solani và
C.cassiicola. Nghiên cứu đánh giá tính gây bệnh của các Isolate nấm A.solani và
C.cassiicola trên 3 giống cà chua lây nhiễm bằng quả tươi trong điều kiện phịng
thí nghiệm cho thấy các Isolate nấm khác nhau có tỷ lệ nhiễm bệnh và thời kỳ
tiềm dục của bệnh cũng khác nhau, dao động từ 2 - 4 ngày.
Nghiên cứu đánh giá hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma
viride và vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis với các Isolate nấm A.solani và
C.cassiicola trên môi trường nhân tạo. Kết quả thí nghiệm cho thấy nấm đối
kháng T.viride và vi khuẩn đối kháng B.subtilis đều có khả năng chiếm chỗ,
cạnh tranh dinh dưỡng, kìm hãm và ức chế sự phát triển của nấm A.solani và
C.cassiicola. Hiệu lực đối kháng thể hiện cao nhất khi nấm đối kháng T.viride
và vi khuẩn đối kháng B.subtilis có mặt trước nấm A.solani và C.cassiicola và
hiệu lực đối kháng giảm dần khi nấm T.viride hoặc vi khuẩn đối kháng B.subtilis
có mặt cùng và có mặt sau nấm gây bệnh trên mơi trường.
xv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nơng nghiệp và nơng thơn Việt Nam đã có
những bước phát triển, bước đầu đạt được những thành tựu to lớn, góp phần
đưa nước ta hiện nay thốt khỏi vị trí của một nước đói nghèo lạc hậu. Sản
phẩm nông nghiệp tạo ra không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước
mà cịn có một số mặt hàng xuất khẩu có giá trị, như các loại rau quả, đặc biệt
là cà chua.
Cây cà chua là cây rau ăn quả có tên khoa học Lycopesium esculentum,
thuộc họ cà Solanaceae cùng với cây ớt, cà tím và khoai tây (Miller, 1754). Một
lát cà chua có chứa 32 calories (kcal), 170,14g nước; 1,58g protein; 2,2g chất
xơ; 5,8g carbohydrate. Ngoài ra chúng cũng rất giàu vitain và khống chất, trung
bình một quả cà chua có 18mg canxi, 427mg kali, 43mg phốt pho, 24.7 mg
vitamin C (Megan Ware, 2017). Hơn nữa chúng còn chứa rất nhiều Lycopene một chất chống oxy hoá mạnh mẽ có tác dung lớn phịng ngừa các bệnh như:
bệnh tim mạch, loãng xương, tổn thương da do tia cực tím gây ra , và rối loạn
chức năng nhận thức (Britt Burton-Freeman et al., 2010). Quả cà chua có thể sử
dụng cho ăn tươi, nấu chín cho bữa ăn hàng ngày và là nguyên liệu quan trọng
trong chế biến thực phẩm như đóng hộp làm mứt, làm tương cà, cà chua cơ
đặc… là những mặt hàng xuất khẩu có nhu cầu và giá trị cao trên thế giới. Giá
trị mặt hàng này hàng năm đạt 5 tỷ USD (Hanson, 2010).
Trong sản xuất cà chua thường phải sử dụng rất nhiều thuốc bảo vệ thực
vật vì có nhiều yếu tố có thể gây ra thiệt hại lớn như: sâu hại và bệnh cây
(Schuelter et al., 2006). Người ta ước tính rằng các bệnh nấm của cà chua như
bệnh đốm vòng, bệnh đốm nâu, bệnh thán thư, bệnh héo rũ gốc mốc trắng, bệnh
đốm đen… ảnh hưởng tới 30% chi phí sản xuất vì phải sử dụng các thuốc trừ
nấm vơ cùng đắt đỏ (Lopes and Santos, 1994). Trong số các loại bệnh này, bệnh
1
đốm vòng cà chua do nấm Alternaria solani, là một trong những bệnh thường
gặp nhất của cây trồng trên toàn thế giới (Jones et al., 1991; Balbi-Peña et al.,
2006). Tại Brazil, cuộc điều tra bệnh ở các vùng trồng cà chua ở Minas Gerais
cho biết tỷ lệ mắc bệnh đốm vòng là cao nhất (88%) và 18 thuốc diệt nấm phải
được phun trong chu kỳ canh tác để kiểm soát bệnh này (Vale et al., 1992). Hiện
nay tại Việt Nam, trình độ sản xuất của nơng dân cịn hạn chế trong việc đầu tư
thâm canh cao nên nhiều bệnh nấm hại đã trở nên phổ biến và gây hại đáng kể.
Thơng thường bà con rất khó có thể phát hiện ngun nhân, dẫn đến việc phịng
trừ khơng hiệu quả làm ảnh hưởng đến năng suất. Do vậy, việc nghiên cứu các
bệnh nấm hại trên cây cà chua, xác định rõ ràng nguyên nhân gây bệnh, các đặc
điểm sinh học, đặc điểm hình thái của một số nấm và sử dụng các vi sinh vật đối
kháng trong việc phịng trừ có nhiều triển vọng, đáp ứng với yêu cầu sản xuất an
tồn và hướng đến một nền nơng nghiệp bền vững.
Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu hiện nay, được sự phân công của Bộ
môn Bệnh cây, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự
hướng dẫn của TS. Trần Nguyễn Hà, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu bệnh đốm vòng hại cà chua tại Hà Nội và vùng phụ cận năm 2021”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định thành phần, mức độ phổ biến của bệnh nấm hại cà chua tại Hà
Nội và vùng phụ cận vụ xuân hè 2021. Điều tra diễn biến bệnh đốm vòng cà
chua trên một số giống cà chua và khảo sát hiệu lực của vi sinh vật đối kháng
phòng trừ nấm gây bệnh.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra xác định thành phần, mức độ phát sinh gây hại của bệnh nấm
hại cây cà chua vụ xuân hè năm 2021.
- Điều tra diễn biến bệnh đốm vòng cà chua trên một số giống cà chua tại
Hà Nội và vùng phụ cận.
2
- Phân ly, ni cấy, nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của nấm
Alternaria solani và Corynespora cassiicola hại cà chua.
- Khảo sát tính gây bệnh của Isolate nấm Alternaria solani và Corynespora
cassiicola trên một số giống cà chua lây nhiễm trong điều kiện hộp ẩm.
- Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride và vi
khuẩn đối kháng Bacillus subtilis đối với Isolate Alternaria solani và
Corynespora cassiicola trên môi trường nhân tạo PGA.
3
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu về nấm Alternaria solani và Corynespora
cassiicola trên thế giới
2.1.1. Nghiên cứu về nấm Alternaria solani trên thế giới
Bệnh đốm vòng hại cà chua gây ra do nấm Alternaria solani Ell. & Mart
Thuộc họ: Dematiaceae
Bộ: Monniliales
Lớp: Nấm bất toàn Fungi Imperfecti
Bệnh đốm vòng cà chua do nấm Alternaria solani (Ellis and Martin,
1882) cịn có các tên gọi là: A. porri f. sp. solani (Neergaard, 1945); Alternaria
allii (Nolla, 1927); Macrosporium solani (Ellis and G. Martin, 1882); Alternaria
americana (Sawada, 1931).
Alternaria solani thuộc lớp nấm bất toàn Fungi imperfecti, trong lớp
Hyphomycetes họ Hyphales (Agrios, 2005), chúng thuộc ngành nấm túi có bào
tử lớn, đặc trưng bởi bào tử riêng biệt (Neergaard, 1945). Purkayastha et al.
(1980) đã nghiên cứu và kết luận giống nấm Alternaria solani có 5 lồi gây
bệnh: Alternaria longissima, Alternaria cassiae, Alternaria tenuissima,
Alternaria raphani, Alternaria sonchi.
Theo KP Akhtar et al. (2004), nấm phát triển tốt trên PDA và hình thành
các khuẩn lạc màu đen xám có đường kính khoảng 90 mm trong 7 ngày, khi ủ ở
25 ± 2°C. Bào tử của Alternaria solani có vách ngăn, dạng quả dâu và có mỏ dài
hơi khoằm, chiều dài của mỏ thường ít hơn một phần ba chiều dài của một bào
tử (Neergaard, 1945; Ellis and Gibson, 1975).
Alternaria solani là một trong những tác nhân gây hại tồi tệ nhất làm giảm
số lượng và chất lượng của cà chua. Đây là một bệnh phổ biến ở vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới nơi có lượng mưa lớn, độ ẩm và nhiệt độ cao (24-29°C) (AS
Gondal et al., 2012; Peralta et al., 2005). Tuy nhiên dịch bệnh cũng có thể xảy
4
ra trong điều kiện khí hậu khơ cằn, nơi xảy ra sương đêm thường xuyên và kéo
dài (Rotem and Reichert, 1964).
Đốm lá, tổn thương gốc và đốm quả là những triệu chứng nguy hại nhất
của bệnh Alternaria solani, chúng đã làm thiệt hại đến 79% sản lượng cà chua
tại Canada, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nigeria (Basu, 1974; Datar and Mayee, 1981;
Sherf and MacNab, 1986; Mathur and Shekawat, 1986; Gwary and Nahunnaro,
1998). Ở Hy lạp, mầm bệnh lần đầu tiên được phân lập từ cây cà chua vào năm
1936 (Saregiannis, 1936).
Bệnh đốm vòng cà chua do nấm Alternaria solani xuất hiện ở nhiều
vùng trồng cà chua trên toàn thế giới nơi có điều kiện nóng. Bệnh phổ biến ở
vùng á nhiệt đới trên cà chua, khoai tây và các cây họ cà khác. Ngồi ra bệnh
cịn hại trên một số cây trồng như bắp cải, hướng dương. Theo Sing J.H và
Cheema D.S (2000) ở Ấn Độ bệnh đốm vòng gây thiệt hại 57% năng suất cà
chua khi bị nặng, bệnh còn làm rụng lá khoai tây từ 25-100% gây thiệt hại năng
suất từ 6-40%.
Các triệu chứng của bệnh đốm vòng cà chua thường xảy ra trên lá, thân và
quả. Chúng xuất hiện trên lá dưới dạng các tổn thương màu đen hoặc nâu nhỏ 12 mm và trong điều kiện môi trường thuận lợi, các tổn thương sẽ lan rộng và
thường bao quanh bởi một quầng vàng. Các vết thương có đường kính lớn hơn
10 mm có triệu chứng là các vịng trịn đồng tâm điển hình làm cây bị suy yếu
và dễ bị tổn thương do tia nắng (Sherf and Macnab, 1986).
Theo Knox and Davis (1979) thì những tế bào sinh dưỡng của Alternaria
solani chứa từ một tới nhiều nhân, đầu mút tế bào sợi nấm có 27 nhân và những
tế bào già có đến 33 nhân. Bào tử phân sinh màu nâu nhạt hoặc ơ liu nâu, có
hình dạng quả lê ngược hoặc có hình elip với một mỏ ngắn, bề mặt mịn, kích
thước (20-63) x (9-18 µm), với một vài vách ngăn ngang (Tsukiboshi, 2002).
Alternaria solani có các tế bào bạch cầu phân tán theo chiều dọc, các tế bào đa
nhân và các tế bào sẫm màu (melanized). Các melanin bảo vệ chống lại các điều
5
kiện môi trường bất lợi, đề kháng với vi khuẩn và các enzyme thủy phân
(Rotem, 1994). Theo Kemmitt (2013), các sắc tố đậm của sợi nấm tăng khả năng
chống lại sự phân ly và kéo dài thời gian sống sót trong đất đến vài năm. Các
bào tử có thể được phát tán nhờ nước, gió, cơn trùng, động vật, con người, và cả
máy móc (The University of Maine, 2010).
Trong các điều kiện mơi trường nóng, ẩm ướt (24-29°C) bào tử sẽ nảy
mầm trong vòng 40 phút, xâm nhập vào các tế bào biểu bì trực tiếp thơng qua
khí khổng hoặc vết thương hở (Sherf and MacNab, 1986; Perez and Martinez,
1999; Agrios, 2005). Alternaria solani sinh sôi tốt nhất vào khoảng 26°C và độ
ẩm cao như mưa, sương mù… (The University of Maine, 2010). Thời gian từ
khi xâm nhập ban đầu đến khi xuất hiện triệu chứng bệnh tùy thuộc vào môi
trường, tuổi của lá và sự nhạy cảm của cây trồng. Tuy nhiên chúng thường xuất
hiện nhanh chóng trong điều kiện ấm, ẩm và có thể thấy trong 5-7 ngày
(Kemmitt, 2013). Bệnh gây hại nặng khi cây đã phát triển đầy đủ về mặt sinh lý,
đặc biệt là trong giai đoạn ra quả (Barratt and Richards, 1944; Barksdale, 1971;
Martin and Hepperly, 1987; Nash and Gardner, 1988; Maiero et al., 1990).
Ba yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của bào tử trong ống nghiệm
là: dinh dưỡng, quang phổ ánh sáng và nhiệt độ (Dhingra and Sinclair, 1995).
Alternaria solani có thể phát triển mạnh trong một phạm vi nhiệt độ rộng 436°C (Pound, 1951) và được báo cáo là lây nhiễm cho cà chua trong cả điều
kiện khô và ướt (Wagoner and Horsfall, 1969). Ánh sáng và nhiệt độ ảnh hưởng
đến nhiều khía cạnh của phát triển nấm, bao gồm sự hình thành các cấu trúc sinh
sản. Trong ống nghiệm Alternaria solani phát triển mạnh bằng cách ủ trong ánh
sáng huỳnh quang liên tục (λ = 380-775 ηm) ở 25°C hoặc 16 giờ ở 20°C
(Douglas, 1972) và dưới ánh sáng đen (gần tia cực tím NUV, λ = 320-400 ηm)
và 12 giờ quang phổ tại 25°C (Fourtouni et al., 1998).
6
Theo Knok and Davies (1979) cuống bào tử chín chứa 0-3 nhân trong khi
bào tử chứa 1-2 nhân. Các hạt bào tử đươc phát tán nhờ gió, gặp điều kiện nhiệt
độ và độ ẩm thích hợp bào tử nảy mầm tạo từ 5 đến 10 ống mầm.
2.1.2. Nghiên cứu về nấm Corynespora cassiicola trên thế giới
Bệnh đốm vòng hại cà chua gây ra do nấm Corynespora cassiicola (Berk.
& Curtis) Wei
Họ: Moniliaceae
Bộ: Hyphales
Lớp nấm bất toàn: Deuteromycetes
Nấm Corynespora cassiicola (Berk & Curt) Wei họ Moniliales, nấm cịn
có tên khác là Helminthosporium cassiicola Berk & Curt, apud Berk; H.
papayae H. Syd; H. vignae Olive, Apud oive, Bain & lefbvre; Cercospora
melonis Cooke; C. vignicola Kawamura, Corynespora melonis (Cooke). Hiện
nay đã có tới 6 loài gây hại.
Theo tài liệu của C.M. I [28] cho thấy nấm Corynespora cassicola gây hại
trên hơn 70 loài thực vật trên thế giới và ký sinh trên 300 loại cây thuộc nhiều
họ khác nhau.
Bệnh đốm vòng cà chua do nấm Corynespora cassiicola xuất hiện và
gây hại trên 80 nước trên nhiều vùng khí hậu từ nhiệt đới đến ơn đới.
Theo Onesirosan et al, 1974 (Sandanand K. Mushrif, 2006) [36] đã quan
sát sự khác nhau về kích thước và hình dáng bên ngoài bào tử của các isolate của
nấm Corynespora cassiicola phân lập từ các ký chủ khác nhau tại Nigeria, phía
nam của Hoa Kỳ và phía tây của Mexico. Kích thước của bào tử thay đổi từ (60
– 250) x (5 - 13µm), trung bình 167 x 8,3 µm.
Đặc điểm sinh học của nấm đã được nghiên cứu chi tiết về sự hình thành
bào tử, nảy mầm của bào tử, sinh trưởng của sợi nấm và sự phát triển của các
cấu trúc sinh sản hữu tính hoặc vơ tính.
7
Sandanand K, Mushrif (2006) [36] đã phát hiện thấy các isolate của nấm
Corynespora cassiicola trên brinjal, Ocimum, Leucas và bông sinh trưởng và
sinh bào tử rất tốt trên môi trường PSA (dẫn theo Sarma and Nayudu, 1970).
Onesirosan et al., 1974 (Sandanand K. Mushrif, 2006) [36] cho biết nhiệt
độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của các isolate của nấm Corynespora
cassiicola phân lập từ các ký chủ khác nhau ở Nigenia, miền nam Hoa Kỳ và
miền tây Mexico là 28°C, ở 32% và 36°C sinh trưởng của nấm chậm hơn rất
nhiều và mép của tản nấm không bằng phẳng. Ban đầu, tất cả các tản nấm có
màu xám trắng, tiếp theo ở trong điều kiện tối, tất cả các tản nấm đều duy trì
màu xám (ngoại trừ isolate trên đu đủ) và tạo ra một cụm sợi nấm dày phía trên
bề mặt môi trường. Mặc dù, trong điều kiện chiếu sáng tiếp, bào tử được sinh ra
rất thuận lợi nhưng có sự khác nhau đáng kể giữa các isolate.
Chee KH. (1988) [30] cho biết trong điều kiện 3 ngày chiếu sáng rồi đến
3 ngày tối ở 26°C trên môi trường PSA, isolate của nấm trên cao su (Hevea
brasiliensis) tạo ra số lượng bào tử đặc biệt lớn. 18 isolate của nấm Corynespora
cassiicola sinh trưởng trên môi trường PSA không giống nhau về hình thái của
tản nấm. Bào tử được sinh ra nhiều với 2 giờ tiếp xúc ánh sáng UV và ít hơn với
chiếu sáng tiếp, chiếu sáng luân phiên sáng và tối, 2 giờ ban ngày với ánh sáng
huỳnh quang và tiếp theo là tối.
Theo Sandanand K, Mushrif (2006) [36] các isolate của nấm Corynespora
cassiicola thích hợp để đạt được sự sinh trưởng tối đa ở điều kiện 4 giờ chiếu
sáng/ngày trong 7 ngày và 5 - 6 giờ chiếu sáng luân phiên với tối để sinh bào tử
nhiều nhất. Dãy nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của sợi nấm của các
isolate của nấm Corynespora cassiicola là 25 - 27°C. Sự sinh trưởng của nấm có
thể đo được trong phạm vi nhiệt độ từ 20 - 30°C. Ở 15% và trên, dưới 32% là
2°C, sự sinh trưởng của nấm có thể nhận thấy nhưng khơng đo được thậm chí ở
thời điểm sau 7 ngày ni cấy. Ở 35°C, không quan sát thấy sợi nấm sinh
trưởng. Khả năng sinh bào tử cao nhất trong khoảng nhiệt độ từ 26 - 27°C. Độ
8
ẩm tương đối của khơng khí 90% là thích hợp nhất đối với tất cả các isolate của
nấm Corynespora cassiicola. Khả năng sinh bào tử vẫn xảy ra ở các mức ẩm độ
tương đối của khơng khí là 80%, 90% và 100%.
Pernezny and Simone (1993) (Sandanand K. Mushrif (2006) [36] trong khi
nghiên cứu về nấm Corynespora cassiicola gây bệnh đốm trịn trên một số lồi
rau đã thơng báo về khả năng sống sót và lan rộng của tác nhân gây bệnh trên
đồng ruộng. Nấm có thể tồn tại tới 2 năm trên tàn dư cây trồng. Phổ ký chủ rộng
của loài nấm này cũng tạo điều kiện cho sự sống sót của nấm. Các chủng nấm
Corynespora cassiicola từ các ký chủ khác nhau thường có thể lây nhiễm cho
những lồi ký chủ khác nhưng không phải luôn xảy ra với tất cả mọi trường hợp.
Bên cạnh đó các tác giả như Annakutty Joseph (2006) [25], [26] còn đi
sâu nghiên cứu sự tác động qua lại của hệ enzym giữa tác nhân gây bệnh với ký
chủ và độc tố của nấm Corynespora cassiicola. Roy Bindu C (2006) [34] nghiên
cứu về sự khác nhau của các isolate nấm Corynespora cassiicola thông qua phân
tích cấu trúc phân tử...
Sự nhiễm bệnh bắt đầu khi nấm xâm nhập vào cây và gây ra vết thương.
Sau đó vết bệnh lan rộng ra hình thành một vết đốm tròn với trung tâm vết bệnh
rất mỏng, được bao bọc bởi quầng vàng, ở trung tâm vết bệnh thường hình thành
vết nứt. Vết bệnh thường có đường kính trong khoảng từ 2mm tới 6mm, trừ
những trường hợp các vết bệnh nối với nhau hình thành một dải lớn.
Trên cà chua, nấm Corynespora cassiicola gây hại chủ yếu trên quả chín,
lúc đầu là một chấm trịn nhỏ, sau đó lan rộng, bề mặt của vết bệnh lõm xuống,
có trung tâm vết bệnh là một chấm trịn nhỏ, sau đó vết bệnh lớn dần và hình
thành vết nứt, đầu tiên vết nứt nhỏ, trên bề mặt vết bệnh chưa có lớp nấm, sau
đó vết bệnh lớn dần và trên bề mặt vết bệnh có lớp nấm màu đen. Sau khoảng 3
ngày sau khi nấm xâm nhập thì bắt đầu có biểu hiện trên quả. Nấm Corynespora
cassiicola chủ yếu gây hại trên quả chín, mức độ nhiễm bệnh của quả chín cao
hơn rất nhiều so với quả cịn xanh, nấm khơng xâm nhập và gây hại quả xanh
9