Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu keo mùa thu spodoptera frugiperda trên một số cây ký chủ tại diễn châu, nghệ an năm 2021 (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI
HỌC CỦA SÂU KEO MÙA THU Spodoptera frugiperda
TRÊN MỘT SỐ CÂY KÝ CHỦ TẠI DIỄN CHÂU, NGHỆ
AN NĂM 2021”
Người thực hiện

: TRẦN LÊ CÔNG MINH

MSV

: 610096

Lớp

: K61- BVTVB

Người hướng dẫn

: PGS TS. PHẠM HỒNG THÁI

Bộ mơn

: CƠN TRÙNG

HÀ NỘI – 2021




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố. Các
thơng tin trích dẫn trong luận văn này được ghi rõ nguồn gốc rõ ràng.
Tất cả mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện nghiên cứu này đã được
cảm ơn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2021
Sinh viên thực hiện

Trần Lê Công Minh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được bài khóa luận này, ngồi sự phấn đấu nỗ lực của bản
thân, tơi cịn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá
nhân. Trước hết tôi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cơ trong khoa
Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới PGS. TS. Phạm Hồng
Thái và TS. Trần Thị Thu Phương, Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học đã tận
tình giúp đỡ tơi trong thời gian nghiên cứu và viết khóa luận để tơi hồn thành.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài khóa luận.
Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết tơi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cơ và bạn đọc. Tôi xin trân trọng
cảm ơn.

Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2021
Sinh viên thực hiện

Trần Lê Công Minh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………i
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………ii
MỤC LỤC……………………………………………………………………...iii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT……………………………………………v
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………….vi
DANH MỤC HÌNH…………………………………………………………….vii
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP……………………………………..viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU………………………………………………………………1
1. Đặt vấn đề………………………………………………………………….1
2. Mục đích và u cầu……………………………………………………….2
2.1. Mục đích………………………………………………………...……2
2.2. u cầu……………………………………………………………….2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
VÀ NGỒI NƯỚC………………………………………………………………3
2.1. Tình hình nghiên cứu sâu keo mùa thu ngoài nước……………………...3
2.1.1. Phân loại...........................................................................................3
2.1.2. Phân bố.............................................................................................3
2.1.3. Phạm vi ký chủ................................................................................3
2.1.4. Mức độ gây hại và thiệt hại kinh tế..................................................4
2.1.5. Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của sâu keo mùa
thu…………………………………………………………………...5

2.1.6. Đặc điểm gây hại của sâu keo mùa thu……………………………8
2.1.7. Biện pháp phòng trừ……………………………………………….9
2.2. Tình hình nghiên cứu sâu keo mùa thu trong nước…………………….11
2.2.1. Tình hình gây hại của sâu keo mùa thu………………………….11
2.2.2. Triệu chứng và đặc điểm gây hại của sâu keo mùa thu………….14
2.2.3. Đặc điểm hình thái của sâu keo mùa thu………………………...14
2.2.4. Đặc điểm hình sinh vật học và sinh thái học của sâu keo mùa
thu………………………………………………………………….17
iii


2.2.5. Biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu…………………………...17
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................21
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu………………………………………21
3.2. Địa điểm và và thời gian tiến hành……………………………………..21
3.3. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………21
3.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….21
3.4.1. Phương pháp điều tra ngoài đồng ruộng…………………………21
3.4.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm trong phịng………………….22
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………….27
4.1. Thành phần sâu hại Ngô vụ xuân tại Diễn Châu, Nghệ An năm 2021 .... 27
4.2. Phạm vi ký chủ của sâu keo mùa thu tại Diễn Châu, Nghệ An vụ xuân
năm 2021 ......................................................................................................... 28
4.3. Triệu chứng gây hại của sâu keo mùa thu trên cây ngô........................... 29
4.5. Đặc điểm hình thái của sâu keo mùa thu ................................................. 32
4.6. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu keo mùa thu ..................... 36
4.6.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến đặc điểm sinh vật học của sâu keo mùa
thu………………………………………………………………….36
4.6.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm sinh vật học của sâu keo
mùa thu…………………………………………………………….42

4.6.3. Sự lựa chọn thức ăn của sâu non các tuổi sâu keo mùa thu……...48
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ………………………………………….52
Kết luận……………………………………………………………………..51
Đề nghị……………………………………………………………………...52
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………53
Tài liệu trong nước……………………………………………………….…54
Tài liệu nước ngồi……………………………………………………........54
PHỤ LỤC 57
Phụ lục hình ảnh điều tra đồng ruộng ........................................................... 58
Phụ lục xử lý thống kê số liệu ....................................................................... 63

iv


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BVTV

: Bảo vệ thực vật

SKMT

: Sâu keo mùa thu

KL

: Khối lượng

CD


: Chiều dài

CR

: Chiều rộng

TT

: Trưởng thành

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Thành phần sâu hại Ngô vụ xuân tại Diễn Châu, Nghệ An năm
2021..................................................................................................27
Bảng 4.2. Phạm vi ký chủ của sâu keo mùa thu tại Diễn Châu, Nghệ An năm
2021..................................................................................................28
Bảng 4.3. Diễn biến mật độ sâu keo mùa thu trên một số giống ngô vụ xuân tại
Diễn Châu, Nghệ An năm 2021 ......................................................30
Bảng 4.4. Diễn biến mật độ sâu keo mùa thu trên cây lạc vụ xuân tại Diễn
Châu, Nghệ An năm 2021.................................................................31
Bảng 4.5. Bảng 4.5 Tỷ lệ sống của các pha trước trưởng thành của sâu keo mùa
thu khi nuôi trên lá ngô và lá lạc……………………………….…..36
Bảng 4.6. Thời gian phát dục của cá thể cái sâu keo mùa thu khi nuôi trên 2
loại thức ăn khác nhau lá ngô và lá lạc.............................................38
Bảng 4.7. Thời gian phát dục của cá thể đực sâu keo mùa thu trên 2 loại thức
ăn khác nhau lá ngô và lá lạc............................................................39
Bảng 4.8. Tỷ lệ giới tính của sâu keo mùa thu khi nuôi trên 2 loại thức ăn khác
nhau lá ngô và lá lạc.........................................................................40

Bảng 4.9. Sức sinh sản của sâu keo mùa thu khi nuôi trên 2 loại thức ăn khác
nhau lá ngô và lá lạc.......................................................................... 41
Bảng 4.10. Thời gian phát dục của cá thể cái sâu keo mùa thu khi nuôi trên lá
ngô ở 2 mức nhiệt độ khác nhau.......................................................43
Bảng 4.11. Thời gian phát dục của cá thể đực sâu keo mùa thu khi nuôi ở 2 mức
nhiệt độ khác nhau............................................................................44
Bảng 4.12. Tỷ lệ giới tính của sâu keo mùa thu ở 2 mức nhiệt độ khác
nhau...................................................................................................46
Bảng 4.13. Sức sinh sản của sâu keo mùa thu ở 2 mức nhiệt độ khác
nhau...................................................................................................47

vi


Bảng 4.14. Sự lựa chọn thức ăn của sâu non các tuổi sâu keo mùa thu ở các ký
chủ khác nhau....................................................................................48
Bảng 4.15. Sự lựa chọn thức ăn của sâu non các tuổi sâu keo mùa thu trên các
giống ngô khác nhau..........................................................................50

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Triệu chứng của sâu non tuổi 1 và 2..............................................30

Hình 4.2.

Triệu trứng của sâu non từ tuổi 3 đến tuổi 6..................................30

Hình 4.3.


Ổ trứng của sâu keo mùa thu........................................................ 33

Hình 4.4.
Hình 4.5.

Sâu non tuổi 1……………………………………………………33
Sâu non tuổi 2……………………………….…………………...33

Hình 4.6.

Sâu non tuổi 3…………………………………………….….......34

Hình 4.7.
Hình 4.8.
Hình 4.9.

Sâu non tuổi 4………………………….………………………...34
Sâu non tuổi 5……………………………………………………34
Sâu non tuổi 6……………………………………………………34

Hình 4.10. Nhộng cái………………………………………………………...35
Hình 4.11. Nhộng đực………………………………………………………..35
Hình 4.12. Trưởng thành cái………………………………………………....35
Hình 4.13. Trưởng thành đực………………………………………………...35

vii


TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thành phần sâu hại ngơ vụ xuân năm 2021 tại Diễn Châu, Nghệ An khá

đa dạng, bao gồm 5 loài, thuộc 3 họ khác nhau. Trong đó, sâu keo mùa thu là
lồi có mức độ phổ biến nhất. Sâu keo mùa thu xuất hiện trên 4 loại cây khác
nhau bao gồm cây lúa, cây ngô, cây lạc và cây khoai lang. Mật độ sâu keo mùa
thu cao nhất vào giai đoạn cây ngô 4-7 lá là 2,4 con/m2. Vịng đời sâu keo mùa
thu khi ni trên ngô là 34,4 ngày và khi nuôi trên lạc là 33,52 ngày. Sức sinh
sản của trưởng thành cái sâu keo mùa thu khi nuôi sâu non trên lá ngô trung
bình 710 trứng/trưởng thành cái và trên lá lạc trung bình 694 trứng/trưởng thành
cái. Vịng đời sâu keo mùa thu khi ni ở 2 mức nhiệt độ trung bình khác nhau
trung bình là 34,4 ngày ở mức nhiệt độ trung bình 26,9oC và 28,5 ngày ở mức
nhiệt độ trung bình 30,7oC. Sức sinh sản của trưởng thành cái sâu keo mùa thu
khi nuôi sâu non trên mức nhiệt độ 26,9oC trung bình 710 trứng/trưởng và trên
mức nhiệt độ 30,7oC trung bình 778 trứng/trưởng thành cái.

viii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda (J.E. Smith) (Lepidoptera:
Noctuidae) là lồi cơn trùng đa thực nguy hiểm có nguồn gốc tại châu Mỹ. Gần
đây, sâu keo mùa thu đã trở thành dịch hại xâm lấn gây hại nghiêm trọng trên
cây ngô tại châu Phi và châu Á. Tại châu Phi, đầu năm 2016, sâu keo mùa thu
được phát hiện ở 5 nước Tây và Trung Phi và đến năm 2018, loài này đã được
phát hiện gây hại trên cây ngô tại trên 30 quốc gia ở châu Phi (FAO, 2018). Tại
châu Á, sâu keo mùa thu được phát hiện gây hại đầu tiên tại Ấn Độ và Yê Men
vào tháng 7 năm 2018. Đến đầu năm 2019, loài này đã xuất hiện tại 5 quốc gia
khác là Bangladesh, Trung Quốc, Myanmar, Sri Lanka và Thái Lan (FAO,
2019).
Sâu keo mùa thu được ghi nhận gây hại trên 353 cây ký chủ khác nhau

thuộc 76 họ trong đó họ Hồ thảo (Poaceae: 106), họ Cúc (Asteraceae: 31), họ
Đậu (Fabaceae: 31). Ngồi cây ngơ và cây lúa, lồi này cịn gây hại nghiêm
trọng trên nhiều loại cây trồng khác như mía, bơng, đậu tương, lạc, hoa hướng
dương, hành, tỏi, củ cải, rau họ hoa thập tự, cây họ bầu bí, cà chua, khoai lang,
táo, xồi,…
Ở Việt Nam, từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2019, sâu keo mua thu đã gây
hại trên 16.000 hecta ngô và gây hại nặng trên 2.000 hecta tại trên 34 tỉnh thành
trong cả nước. sâu keo mùa thu đã xuất hiện và gây hại trên cây ngô ở nhiều tỉnh
thành như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Phú Thọ, Cao Bằng...;
vùng Bắc Trung Bộ có các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình, Hà Tĩnh…;
khu vực Dun hải Nam Trung bộ và Tây Ngun có các tỉnh Quảng Ngãi, Đăk
Nơng.
1


Từ tình hình gây hại của sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda trên cây
ngô ở Việt Nam trong thời gian gần đây, nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh
thái và các cây kí chủ của sâu keo mùa thu trở nên cấp thiết để từ đó đề xuất các
nghiên cứu về quản lý và phòng chống chúng. Trên cơ sở đó, dưới sự phân cơng
của Bộ mơn Cơn trùng, khoa Nông học và sự hướng dẫn của PGS TS. Phạm
Hồng Thái, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học,
sinh thái học của sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda trên một số cây ký
chủ tại Diễn Châu, Nghệ An năm 2021”
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu được đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu keo mùa thu,
so sánh được khả năng gây hại của sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda trên
các ký chủ từ đó đề xuất biện pháp quản lý và phịng chống lồi dịch hại này
một cách hiệu quả.
2.2. Yêu cầu

- Điều tra xác định được phạm vi ký chủ của sâu keo mùa thu
S.frugiperda ở Diễn Châu, Nghệ An vụ xuân năm 2021.
- Xác định được diễn biến mật độ sâu keo mùa thu S. frugiperda trên một
số cây ký chủ tại Diễn Châu, Nghệ An vụ xuân năm 2021.
- Xác định được đặc điểm hình thái, sinh học của sâu keo mùa thu S.
frugiperda trên một số cây ký chủ cây ngô và cây lạc.

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
VÀ NGỒI NƯỚC

2.1. Tình hình nghiên cứu sâu keo mùa thu ngoài nước
2.1.1. Phân loại
Phân loại loài sâu keo mùa thu được các nhà nghiên cứu xác định như sau:
Giới: Động vật (Metazoa)
Ngành: Chân đốt (Arthropoda)
Lớp: Côn trùng (Insecta)
`

Bộ: Cánh vẩy (Lepidoptera)
Họ: Ngài đêm (Noctuidae)
Giống: Sâu keo (Spodoptera)
Loài: Sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda)
(CABI, 2020)

2.1.2. Phân bố
Theo (FAO, 2019) sâu keo mùa thu đã lan rộng tại rất nhiều nơi trên thế
giới. Năm 2016 đã ghi nhận thấy sâu keo mùa thu xuất hiện tại Trung và Tây

Phi. Vào tháng 7 năm 2018 Theo ghi nhận cho thấy nó đã được xác định tại Ấn
Độ và Yemen. Vào năm 2019, nó đã xuất hiện lại ở Bangladesh, Myanmar, Sri
Lanka, Thái Lan và Trung Quốc. Sâu keo mùa thu là loài dịch hại xuyên biên
giới nguy hiểm có khả năng lây lan liên tục cao do khả năng phân bố tự nhiên và
thương mại quốc tế của nó.
2.1.3. Phạm vi ký chủ
Theo (Kabwe & cs., 2018) sâu keo mùa thu gây hại trên rất nhiều lồi cây
kí chủ. Các loại cây kí chỉ thường bị sâu keo mùa thu gây hại là: ngô, lúa mạch,
bông, yến mạch, kê, lạc, gạo, lúa miến, củ cải đường, đậu tương, mía, thuốc lá

3


và lúa mì cùng những loại khác. Ngồi ra, sâu keo mùa thu còn gây hại nghiêm
trọng trên, cây rau họ hoa thập tự, hành, khoai tây, cà chua, các cây họ cà khác,
và các loại cây cảnh khác nhau.
Theo (Montezano & cs., 2018) Sâu keo mùa thu gây hại trên một số lượng
lớn cây ký chủ. Sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda được ghi nhận là gây hại
trên 353 cây ký chủ khác nhau thuộc 76 họ thực vật, chủ yếu là họ Cúc
(Asteraceae: 31), họ Hòa thảo (Poaceae: 106) và họ Đậu (Fabaceae: 31). Theo
(FAO, 2019), Sâu keo mùa thu gây hại trên hơn 80 loài thực vật khác nhau bao
gồm ngơ, lúa, kê, mía, cây rau và bông ….
2.1.4. Mức độ gây hại và thiệt hại kinh tế
Thiệt hại về cây trồng chủ yếu là do sâu non gây ra do ăn mô lá, ngọn,
đỉnh sinh trưởng, bắp non, hoa non làm cây không phát triển được hoặc bắp
khơng có hạt, bắt hư hỏng. Thiệt hại do sâu keo mùa thu gây ra có thể lên 60%.
Theo CABI, (2020), diện tích ngơ bị gây hại từ 26,4% đến 55,9% ảnh
hưởng đến năng suất là 11,57%. Tại Hoa Kỳ năm 1975, sâu keo mùa thu gây hại
nặng trên cây trồng trồng thiệt hại ước tính 61,2 triệu đơ la. Năm 1976 mức độ
gây hại được ước tính là 31,9 triệu đô la.

Theo Kuate & cs., (2019), tại Cameroon ghi nhật có tới 10 khu vực đã có
sự xuất hiện và gây hại của sâu keo mùa thu,theo thống kê ta thấy tỷ lệ thiệt hại
từ 22,9 ± 5,7% ở vùng Đông Bắc đến 79,2 ± 3,4%, tại khu vực ở phía Tây trong
cuộc khảo sát sau đó. Mức độ thiệt hại do sâu keo mùa thu gây ra dao động từ
2,15 ± 0,08% ở vùng Đông Bắc được ghi nhận trong cuộc khảo sát thứ hai, đến
3,64 ± 0,10% ở vùng Littoral trong cuộc khảo sát thứ hai. Số lượng sâu non
trung bình dao động trong khoảng 6,33 ± 1,51 (con/ơ thí nghiệm) đến 19,78 ±
3,03 (con/ơ thí nghiệm) tại các ô không được xử lý. Các ô đã đực xử lý thì mật
độ sâu keo mùa thu đao động từ 4,43 ± 1,73 (con/ơ thí nghiệm) đến 29,0 ± 2,70
(con/ơ thí nghiệm). Số lượng sâu keo mùa thu lớn hơn trên mỗi cánh đồng được
ghi nhận ở khu vực phía Tây (20,1 ± 2,30 con/m2), tiếp theo là phía Đơng (15,9
4


± 2,45 con/m2) và Tây Bắc (15,3 ± 2,14 con/m2). Số lượng sâu keo mùa thu thấp
nhất ở vùng Đông Bắc được ghi nhận lại là (6,59 ± 1,39 con/m2).
Theo Mugo & cs., (2018) ghi nhận có hơn 1,5 triệu ha ngô bị sâu keo mùa
thu gây hại gây ảnh hưởng ở 6 quốc gia như: Nigeria, Ghana, Kenya, Ethiopia,
Zambia và Zimbabwe. Việc gây hại của sâu keo mùa thu trên ngơ đã làm năng
suất ngơ trên tồn lục địa giảm gây thiệt hại nặng, năng xuất chỉ còn nằm trong
khoảng 8,3 đến 20,6 triệu tấn/năm thấp hơn so với năng suất dự kiến là 39 triệu
tấn / năm. Sâu keo mùa thu đã gây thiệt hại từ 2,5 đến 6,1 tỷ USD mỗi năm so
với tổng giá trị dự kiến là 11,5 USD tỷ mỗi năm. Ngoài ra sâu keo mùa thu gây
hại còn làm ảnh hưởng tới những cánh đồng chuyên sản xuất các giống ngô.
Theo Laron beemer (2018) ghi nhận thấy rằng sâu keo mùa thu đã xuất
hiện và gây hại tới 12 quốc gia tại châu Phi, ước tính thiệt hại mà sâu keo mùa
thu gây ra trên cây ngô từ 8,3 triệu đến 20,6 triệu tấn ngơ hàng năm có nguy cơ
cao đe dọa nghiêm trọng đến nền lương thực để cung cấp cho 100 triệu người
chỉ riêng ở 12 quốc gia đó.
Ở Ethiopia, sâu keo mùa thu đã xâm nhập và gây hại trên diện tích trồng

ngơ là 13% trêm tổng diện tích ngơ được trồng, tính đến cuối tháng 3 năm 2018,
chỉ có 40% diện tích bị nhiễm bệnh được xử lý bằng hóa chất hoặc các biện
pháp khác. Trong vụ mùa 2017, sâu keo mùa thu đã gây hại cho hơn 24% diện
tích trồng ngơ trong tổng số 2,9 triệu ha trồng ngô, thiệt hại mà sâu keo mùa thu
gây ra hơn 134.000 tấn cây trồng với trị giá gần 30 triệu USD. Đợt bùng phát
này đã ảnh hưởng đến hàng triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên khắp cả nước.
2.1.5. Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của sâu keo mùa thu
* Pha trứng:
Theo CABI, (2020), trứng sâu keo mùa thu có đường kính 0,4 mm, cao 0,3
mm, trứng có màu vàng nhạt hoặc hơi kem tại thời điểm trứng mới đẻ và trở
thành màu nâu nhạt trước khi nở. Thời gian nở của trứng mất 2-3 ngày (2030°C). Trứng thường được đẻ tập chung tạo thành một khối, trung bình một ổ có
5


khoảng 150-200 trứng, trứng được đẻ thành 2-4 lớp trên bề mặt lá. Trứng
thường được bao phủ bởi một lớp vảy màu hồng xám bảo vệ từ bụng con cái.
Mỗi con cái có thể đẻ tới 1000 trứng. Các ổ trứng có thể được đẻ ở mặt dưới của
lá hoặc ở mặt trên của lá. Trong một số trường hợp đặc biệt, trên cây cịn rất
nhỏ, trứng có thể được đẻ trên thân cây.
Theo Capinera, (2017) trứng sâu keo mùa thu tròn và cong lên đến một
điểm tròn rộng ở đỉnh. Trứng của sâu keo mùa thu đẻ thành từng lớp nhưng hầu
hết là rải đều trên mặt lá. Con cái trưởng thành rải một lớp vảy màu xám trông
giống như lông.
* Pha sâu non:
Theo Capinera, (2017) pha sâu non của sâu keo mùa thu thường có sáu
tuổi. Chiều rộng mảnh đầu từ tuổi một tới tuổi 6 tương ứng là khoảng 0,35, 0,45,
0,75, 1,3, 2,0 và 2,6 mm. Sâu non có chiều dài từ tuổi 1-6 tương ứng khoảng 1,7,
3,5, 6,4, 10,0, 17,2 và 34,2 mm. Sâu non màu xanh có đầu đen, đầu chuyển sang
màu nâu ở lần thứ hai. Khi sâu keo mùa thu lên tuổi 3 bề mặt lưng của cơ thể có
màu nâu và có các đường trắng bên bắt đầu hình thành. Trong thời kì sâu keo

mùa thu từ tuổi 4 tới tuổi 6 thì đầu có màu nâu đỏ, có đốm trắng, thường có màu
sẫm và có gai. Sâu non có xu hướng ẩn mình trong thời gian nhiệt độ cao nhất
và ánh sáng mạnh nhất trong ngày. Thời gian của giai đoạn sâu non có khoảng
14 ngày vào mùa hè và 30 ngày khi thời tiết mát mẻ. Thời gian phát triển trung
bình của các tuổi từ 1 tới 6 lần lượt là 3,3, 1,7, 1,5, 1,5, 2,0 và 3,7 ngày khi sâu
non được ni ở 25°C. Sâu keo mùa thu hóa nhộng ở độ sâu 2 đến 8 cm. Sâu
non tạo ra một cái kén lỏng lẻo, hình bầu dục và dài từ 20 đến 30 mm, bằng cách
dùng tơ buộc các hạt đất lại với nhau.
Theo nghiên cứu của Silva & cs., (2017), thời gian phát dục của sâu keo
mùa thu cho ăn trên các loại thức ăn khác nhau có sự sai khác trong điều kiện
nhiệt độ là 25,2o C và ẩm độ là 70%. Cụ thể là khi nuôi trên yến mạch thời gian
tiền nhộng của sâu keo mùa thu ngắn nhất 1,26 ± 0,07 ngày so với các loại thức
6


ăn khác như ngô 1,89 ± 0,08 ngày, bông 1,97 ± 0,09 ngày, đậu tương 1,89 ±
0,06 ngày, lúa mì 1,69 ± 0,07 ngày. Ở gian đoạn nhộng, thời gian phát dục của
nhộng khi nuôi trên thức ăn nhân tạo dài nhất 9,70 ± 0,20 ngày, trên bông là
9,44 ± 0,19 ngày, ngắn nhất khi nuôi trên ngô thời gian phát dục của pha nhộng
là 8,54 ± 0,09 ngày. Thời gian từ sâu non đến trưởng thành khi nuôi trên các loại
thức ăn khác nhau có sự khác nhau, trên bông thời gian phát dục của sâu non
đến trưởng thành là dài nhất 29,37 ± 0,50 ngày, trên thức ăn nhân tạo 24,69 ±
0,3 ngày, thời gian phát dục của sâu keo mùa thu khi nuôi trên thức ăn ngô và
yến mạch khơng có sự sai khác khơng đáng kể với trên ngô là 21,41 ± 0,15
ngày, trên yến mạch là 21,99 ± 0,27 ngày. Tỷ lệ sống của sâu keo mùa thu khi
nuổi trên các loại thức ăn khác nhau có sự thay đổi. Tỷ lệ sống sót cao nhất của
sâu keo mùa thu khi nuôi trên đậu tương lên đến 88,0 ± 4 %, sau đó đến lúa mỳ
với khả năng sống sót lên đến 86,0 ± 6% và khi nuôi trên thức ăn nhân tạo với tỷ
lệ sống đạt 73,0 ± 6% thấp nhất so với các loại thức ăn còn lại.
* Pha nhộng:

Theo Capinera, (2017), nhộng có màu nâu đỏ, chiều dài từ 14 đến 18
mm và chiều rộng khoảng 4,5 mm. Thời gian của giai đoạn nhộng là khoảng tám
đến chín ngày trong mùa hè, nhưng kéo dài từ 20 đến 30 ngày trong mùa đông.
Giai đoạn nhộng của sâu keo mùa thu không thể chịu được thời tiết lạnh kéo dài.
Pha nhộng thường diễn ra trong đất ở độ sâu từ 2 đến 8cm. Sau khi đã ăn
đẫy sức, sâu non tuổi 6 sẽ tạo một cái kén hình bầu dục dài từ 20 đến 30mm
bằng cách liên kết các hạt đất lại bằng tơ. Nếu đất quá cứng, sâu non sâu keo
mùa thu có thể sử dụng mảnh vụn lá hoặc các nguyên liệu khác để tạo thành kén
trên bề mặt đất.
Theo CABI, (2020), nhiệt độ ngưỡng 10,9°C và 559oC ngày là cần thiết
để nhộng phát triển. Đất pha cát hoặc đất sét pha cát thích hợp cho sự phát triển
của nhộng. Tỷ lệ giữa cát và đất sét quyết định về mặt nhiệt độ. Nếu nhiệt độ
trên 30°C, cánh của con trưởng thành có xu hướng bị biến dạng. Trong thời kỳ
7


nhộng cần nhiệt độ 14,6°C và 138 oC ngày để hồn thành q trình phát triển
của chúng. Theo Sisodiya & cs., (2018) sâu non tuổi 4-6 trên đầu có xuất hiện
chữ “Y” ngược màu trắng. Tại đốt bụng thứ 8 có u gai xếp theo hình vng.
Tuổi 4-6 màu của sâu non đậm màu hơn.
* Pha trưởng thành:
Theo Capinera, (2017), trưởng thành có sải cánh dài từ 32 đến 40 mm.
Con trưởng thành đực của sâu keo mùa thu có cánh trước thường có màu xám và
nâu bóng mờ, có những đốm trắng hình tam giác ở đầu và gần giữa cánh. Các
cánh trước của con cái ít có dấu hiệu rõ ràng, cánh của trưởng thành sâu keo
mùa thu cái có màu nâu xám đồng nhất và có một đốm nhỏ màu xám nâu, cánh
sau đường viền sẫm màu hẹp. Con trưởng thành sống về đêm và hoạt động
mạnh nhất vào buổi tối ấm áp, ẩm ướt. Sau khoảng thời gian đẻ trứng từ ba đến
bốn ngày, con cái thường đẻ hầu hết trứng của mình trong vịng bốn đến năm
ngày đầu tiên của cuộc đời hoặc đẻ rải rác thể kéo dài trong ba tuần. Thời gian

sống của con trưởng thành được ước tính trung bình khoảng 10 ngày, với thời
gian giao động từ 7 đến 21 ngày.
Theo CABI, (2020), trưởng thành xuất hiện vào ban đêm, và chúng
thường sử dụng khoảng thời gian trước khi sinh sản tự nhiên là 3-4 ngày để bay
nhiều km trước khi chúng dừng lại ở một vị trí nào đó, đơi khi chúng di cư trong
một khoảng cách xa. Trong thói quen di trú, sâu keo mùa thu có thể di chuyển
hơn 500 km (300 dặm), Trung bình, con trưởng thành sống được 12-14 ngày.
2.1.6. Đặc điểm gây hại của sâu keo mùa thu
Theo CABI, (2020), sâu non tuổi lớn có thể cắn phần gốc của cây. Cây
trưởng thành bị tấn công vào các cấu trúc sinh sản. Chồi cây ngô và đỉnh sinh
trưởng có thể bị ăn. Sâu keo mùa thu ăn lá ngơ và ăn vào phần xốy gây ra rất
nhiều các lỗ tại phần xoáy trong nõn cây ngô làm ảnh hửng tới sự phát triển của
cây. Sâu non gây hại cho phiến lá là triệu chứng gây hại phổ biến nhất ở giai
đoạn đầu; tuy nhiên, đôi khi không thể phân biệt được triệu chứng cúa sâu keo
8


mùa thu với thiệt hại là do các loại sâu đục thân khác. Thông thường giai đoạn
sâu non tuổi 1 và 2 sẽ có nhiều sâu non trên cùng một cây. Các triệu chứng sâu
non tạo ra các lỗ lớn làm các lá xù xì và tạo ra phân sâu giống mùn cưa và trong
khi ăn sẽ tạo ra các cục lớn. Các cánh đồng bị sâu keo mùa thu gây hại nặng có
thể trơng như thể chúng đã bị ảnh hưởng bởi một trận mưa đá nghiêm trọng. Ở
mật độ cao, sâu non tuổi lớn có thể hoạt động mạnh và phân tán thành đàn,
nhưng chúng thường ở lại địa phương trên các bãi cỏ hoang.
Theo Capinera, (2017), sâu non gây hại bằng cách tiêu thụ lá. Sâu non
tuổi 1 tuổi 2 ban đầu ăn mô của các lá non hoặc nõn lá để lại phần biểu bì cịn lại
tương đối nguyên vẹn. Đến giai sâu keo mùa thu tuổi 3 tuổi sâu non bắt ăn lá và
lỗ trên lá chúng ăn từ mép lá vào trong nên thường tạo ra một hàng lỗ đặc trưng
trên lá. Ở tuổi 4 và 5 mật độ sâu keo mùa thu thường giảm xuống còn một đến
hai con trên mỗi cây, chúng di chuyển sang các cây xung quanh gần nhau để tiếp

tục gây hại. Ngồi ra, sâu keo mùa thu cịn có tập tính ăn thịt đồng loại vậy nên
việc giảm tỉ lệ con trên một cây cũng làm giảm tỉ lệ ăn thịt nhau. Sâu non tuổi
lớn thường gây hại trên diện rộng, chúng thường ăn lá và chỉ để lại sườn và thân
cây ngô, hoặc lá ngô sau khi bị sâu ăn sẽ có hình dạng xù xì, rách nát. Hơn nữa,
theo nghiên cứu thấy rằng mật độ trung bình từ 0,2 đến 0,8 sâu non tuổi cuối
trên mỗi cây có thể làm giảm năng suất từ 5 đến 20%. Sâu non sẽ gây hại vào
điểm phát triển (chồi, cành, v.v.), phá hủy khả năng phát triển của cây hoặc cắn
lá làm giảm nặng suất của cây. Ở ngô, đôi khi chúng chui vào bắp và ăn hạt.
2.1.7. Biện pháp phịng trừ
Theo CABI, (2020), Tài liệu về lồi gây hại này rất rộng rãi, điều này một
phần là do tầm quan trọng của cây ngô, tầm quan trọng của dịch hại sâu keo mùa
thu gây ra thiệt hại to lớn khiến việc tìm kiếm các phương pháp kiểm sốt để hạn
chế sự phát triển của loài dịch hại này là cần thiết.

9


- Biện pháp vật lý cơ giới: Việc kiểm soát phần lớn đạt được hiệu quả khi
phơi nhiễm sâu non và nhộng trong bề mặt đất phía trên. Nhiệt độ đóng băng
gây ra tỷ lệ chết sâu non cao. Việc sử dụng các chất chiết xuất từ thực vật khác
nhau như ớt, và tỏi cũng đã kiểm soát được phần nào.
- Sử dụng giống kháng: Ngô chuyển gen và các giống ngô kháng sâu keo
mùa thu cũng là một cách hạn chế sự gây hại của sâu keo mùa thu. Ngô chuyển
gen chứa các độc tố mà khi sâu ăn phải sẽ chết Sâu keo mùa thu dường như
được kiểm sốt bởi những giống ngơ chuyển gen này.
- Kiểm sốt sinh học: Cần sử dụng một lượng lớn các loài thiên dịch như
ong ký sinh hay nhiều loài săn mồi cũng làm giảm sự gia tăng của quần thể sâu
keo mùa thu, các biện pháp kiểm sốt tự nhiên có tầm quan trọng đáng kể. theo
nghiên cứu cho thấy mức độ ký sinh tự nhiên của sâu keo thường rất cao (2070%), chủ yếu là do ong bắp cày. Khoảng 10-15% sâu keo thường bị giết bởi
mầm bệnh.

- Thuốc trừ sâu sinh học: Thuốc trừ sâu dựa trên vi rút, hầu hết thuộc nhóm
Baculovirus, chẳng hạn như vi rút đa nucleopolyhedrovirus (SfMNPV) có tiềm
năng sử dụng trong việc quản lý sâu keo mùa thu. Chúng là vật chủ đặc hiệu,
không gây bệnh cho cơn trùng có ích và các sinh vật khơng phải mục tiêu nó,
đây là một giải pháp tích cực trong việc ứng dung cho mơ hình IPM.
- Biện pháp hóa học: Thuốc trừ sâu khuyến cáo cho sâu keo mùa thu bao
gồm: esfenvalerate, carbaryl, chlorpyrifos, malathion, permethrin và lambacyhalothrin.
- Các chương trình IPM đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm sốt sâu
keo mùa thu thơng qua các biện pháp canh tác để tiêu diệt, các giống cải tiến có
khả năng chống lại sự gây hại của sâu keo mùa. Các biện pháp kiểm soát sinh
học đang phổ biến và cần được khuyến khích thơng qua việc giảm thiểu lượng
thuốc diệt côn trùng.

10


Theo (Capinera, 2017): sử dụng bẫy pheromone, bẫy đèn có thể giảm
thiểu gây hại của sâu keo mùa thu. Bẫy được treo ở một độ cao trên ruộng giai
đoạn ngô thời kì làm địng sẽ thu bắt được nhiều trưởng thành khiến chúng giảm
quần thể sâu keo mùa thu. Thuốc diệt cơn trùng có thể được áp dụng trong nước
tưới và được áp dụng từ các vòi phun nước trên cao. Thuốc trừ sâu dạng hạt
cũng được áp dụng trên cây non vì các hạt này rơi sâu vào rãnh khiến sâu ăn
phải gây chết. các biện pháp trên cũng đã làm giảm đi sự gây hại của sâu keo
mùa thu.
2.2. Tình hình nghiên cứu sâu keo mùa thu trong nước
2.2.1. Tình hình gây hại của sâu keo mùa thu
Theo Cục bảo vệ thực vật (2019) thống kê cho thấy sâu keo mùa thu gây
hại trên cây ngô với tổng diện tích điều tra được là 4.600 ha (nặng 892,8 ha, mất
trắng 2 ha). Tại Thanh Hóa sâu keo mùa thu gây hại 640,9 ha (nặng 54,2 ha),
Nghệ An là 3.774,6 ha (trong đó tỷ lệ hại nặng 837,6 ha, mất trắng 2 ha), Hà

Tĩnh 37 ha, Quảng Bình 104 ha, Quảng Trị 11 ha (nặng 1 ha), Thừa Thiên Huế
32,5 ha. Diện tích trừ tồn vùng 2.944,1 ha.
Theo báo cáo của Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
(2019), ba vụ ngơ trong năm thì vụ đơng có mức độ gây hại thấp hơn so với hai
vụ còn lại. Sâu keo mùa thu gây hại nặng ở thời kì cây con tới trỗ cờ. Theo đó số
diện tích bị sâu keo mùa thu gây hại là 9,631ha.
Theo sở Nơng nghiệp và PTNT Hịa Bình, vụ xn năm 2019 diện tích
gieo trồng ngơ là 18,669 ha; sâu keo mùa thu xuất hiện và gây hại từ đầu tháng
3/2019, sâu keo mùa thu gây hại nặng từ đầu tháng 4/2019, mật độ trung bình 12 con/m2, cao 5-7 con/m², cao nhất lên tới 15-20 con/m2. Diện tích bị sâu keo
mùa thu gây hại là 1.038 ha, trong đó gây hại nặng nhất là 240 ha. Vào vụ hè thu

11


2019, diện tích trồng ngơ là 13.438 ha. Sâu keo mùa thu gây hại từ cuối tháng 6
với mật độ trung bình 1-2con/m2, cao 4-6 con/m2. Diện tích bị sâu keo mùa thu
hại là 200 ha.
Theo sở Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ, vụ xn 2019 diện tích trồng
ngơ tại Phú Thọ là 5.655 ha. Sâu keo mùa thu gây hại với mật độ 0,1 - 2 con/m2,
cao 3 - 4 con/m2 cục bộ ruộng từ 7-12con/m2. Diện tích trồng ngô nhiễm sâu keo
mùa thu là 85,08 ha.
Cụ thể: Vụ hè thu, diện tích trồng ngơ là 4,4 ngàn ha trong đó bị sâu keo mùa
thu gây hại chiếm 282,9 ha gây hại nhẹ, gây hại trung bình 195,9 ha và gây hại
nặng là 41,9 ha. Mật độ sâu keo mùa thu dao động từ 2-4con/m2, tại nơi có mật
độ cao thì sâu keo mùa thu dao động từ 8-10 con/m2. Vụ đơng diện tích trồng
ngơ là 7 ngàn ha trong đó diện tích bị sâu keo mùa thu gây hại là 651,8 ha gây
hại nhẹ 29,6ha, gây hại trung bình 425,8 ha và gây hại nặng là 196,4 ha.
Theo sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La, năm 2019, keo mùa thu gây hại ở
Sơn La gây hại cho tổng diện tích tồn tỉnh là 23,746 ha trong đó diện tích trồng
ngơ chiếm hơn 20% diện tích gieo trồng. Mật độ của sâu keo mùa thu trên đồng

ruộng qua điều tra thấy có từ 2-3 con/m², cao thì từ 10-20 con/m2 với diện tích
450 ha. Vào cuối tháng 9/2019, sâu keo mùa thu gây hại tại tất cả 12/12 huyện,
thành phố với tổng diện tích gây hại là 23.553,5 ha (chiếm gần 20% diện tích
trồng). Từ đầu tháng 10/2019 trà ngô thu đông sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại
trên diện tích 212,5 ha. Hiện tại ngơ diện tích gây hại trên đồng ruộng là 11,5 ha
Theo báo cáo Trung tâm BVTV phía bắc (2019), sâu keo mùa thu bắt đầu
xuất hiện và gây hại từ tháng 3 năm 2019 và gây hại manh vào tháng 4 năm
2019 trong giai đọa khi cây 4-5 lá tới thười kì cây xoắn nõn. Mật độ gây hại của
sâu keo mùa thu dao động từ 1-3 con/m2, tại các vị trí gây hại nặng mật độ có

12


thể lên tới 5-7 con/m2. Thống kê cho thấy các tỉnh Nam Định, Thái Bình , Hà
Nam, Ninh Bình, Bắc Giang, Lào Cai , n Bái, Điện Biện, Hịa Bình, Phú Thọ,
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ninh, Lai
Châu, Cao Bằng, Sơn La, Bắc Kạn đều có sự xuất hiện gây hại của sâu keo mùa
thu. Mức độ gây hại của sâu keo mùa thu trên diện tích trồng ngơ là 21,601 ha bị
nhiễm, bị gây hại nặng 1,761 ha (theo số liệu báo cáo sơ kết vụ).
Trong vụ hè thu sâu keo mùa thu đã gây hại bắt đầu từ tháng cuối tháng 6
đến tháng 9. Mật độ sâu gây hại trên đồng ruộng theo điều tra từ 1-3 con/ m2, ở
nơi sâu keo mùa thu gây hại nặng có thể lên tới 5-10 con/m2. Theo số liệu thống
kê được có 29,785 ha ngơ bị sâu keo mùa thu gây hại trong đó gây hại nặng
2,059 ha.
Trong vụ đơng khơng có sự gây hại q nhiều tới ngơ nên khơng có số
liệu thống kê sâu keo mùa thu tại vụ đông.
Theo Cục bảo vệ thực vật trung tâm bảo vệ thực vật vùng IV (2019) tại
việt nam sâu keo mùa thu bắt đầu xuất hiện và gây hại từ tháng 3 sau đó chúng
bùng phát với số lượng lớn gây ra những thiệt hại to lớn trên diện tích trồng ngơ
trên cả nước trong đó có các vùng trồng ngơ tập trung tại các tỉnh phía Bắc, Bắc

Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng
Bằng Sông Cửu Long với số liệu thống kê được là 2.741 ha có diện tích ngơ bị
gây hại nặng trong tổng số 16.467 ha bị sâu keo mùa thu phá hại.
Theo Cục bảo vệ thực vật trung tâm bảo vệ thực vật phía nam (2019) số
liệu thống kê cho thấy diện tích trồng ngơ cả vùng vào năm 2019 là 93,700 ha
trong đó diện tích gây hại của sâu keo mùa thu lên tới 1.378,8 ha. Mật độ trung
bình gây hại của sâ keo mùa thu theo thống kê là 2-4 con/m2, những nơi có mật
độ cao có thể lớn hơn 8con/m2. Sâu keo mùa thu xuất hiện và gây hại tại 14/19

13


tỉnh thành phía Nam như : Đồng Nai, Tây Ninh, Vĩnh Long, Tiền Giang, An
Giang, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Hậu Giang, thành phố Hồ Chí Minh
2.2.2. Triệu chứng và đặc điểm gây hại của sâu keo mùa thu
Theo Trần Thị Thu Phương & cs., (2019), kết quả điều tra đồng ruộng cho
thấy một loài sâu mới đã xuất hiện và gây hại nặng trên cây ngô vụ xuân tại Gia
Lâm, Hà Nội. Sâu non xuất hiện và gây hại trên cây ngô từ giai đoạn 20 đến 30
ngày sau nảy mầm. Sâu non mới nở ngay lập tức bắt đầu ăn các mô lá và thường
ăn những phần mềm như lá nõn, lá non. Sâu non tuổi 1 và tuổi 2 ăn nhu mô màu
xanh từ một mặt của lá và để lại lớp biểu bì màng màu trắng ở mặt bên kia. Sâu
non từ tuổi 3 gây hại trên toàn bộ cây và thường ăn khuyết lá non, ngọn, mầm
hoa, hoa, bắp non, hạt non. Sự gây hại và triệu chứng gây hại của sâu non gây
hại trên cây ngô tại Hà Nội.
Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2020), pha sâu non của sâu
keo mùa thu gây hại trên cây trồng, sâu non tuổi 1, đầu tuổi 2 ăn biểu bì của lá
non và các lá bánh tẻ tạo thành các vết trắng nhỏ li ti, khi sâu lớn dần thì vết hại
cũng lớn hơn hoặc liên kết tạo thành hình chữ nhật màu trắng đặc trưng. Từ tuổi
3 sâu non ăn khuyết lá, bẹ lá tạo thành các lỗ lớn như “cửa sổ”; từ giai đoạn trỗ

cờ, phun râu, sâu keo mùa thu ăn râu, cờ ngô và chui vào bắp gây hại.
2.2.3. Đặc điểm hình thái của sâu keo mùa thu
Trứng:
Theo Cục BVTV (2020) trứng có hình cầu và xếp thành tầng. Ổ trứng có
phủ lớp lơng màu trắng kem có đường kính 0,4-0,5 mm. Theo Trần Thị Thu
Phương & cs., (2019) Ổ trứng có phủ lớp lơng màu trắng kem. Trứng có hình

14


cầu màu trắng kem có đường kính 0,4 - 0.5 mm. Trứng sâu keo được đẻ thành ổ
ở cả mặt trên và mặt dưới của lá ngơ trung bình 150-300 trứng.
Theo Đào Thị Hằng & cs., (2019), trứng sâu keo được đẻ thành ổ ở cả mặt
trên và mặt dưới của lá ngơ trung bình 150-300 trứng. Bề mặt ổ trứng được phủ
một lớp lơng tơ. Trứng hình cầu, khi mới đẻ có màu trắng hơi xanh nhạt, khi
chuẩn bị nở trứng chuyển sang màu đen. Khi mới đẻ có màu vàng nhạt hoặc
kem và chuyển màu nâu nhạt trước khi nở.
Sâu non: Sâu non 6 tuổi có màu xanh nhạt đến nâu vàng và nâu sẫm. Đầu
sâu non có hình chữ Y ngược màu vàng, hai bên đầu có vân hình lưới. Đốt ngực
thứ 1 của sâu non có 2 mảnh mai màu nâu đến nâu đen, đốt ngực thứ 2 có 8 u
lơng có màu nâu đen xếp thành 1 hàng ngang. Các đốt bụng tứ 1 đến 7, mỗi đốt
có 4 u lơng màu nâu đen xếp thành hình thang cân trên phần lưng. Riêng đốt
bụng thứ 8 có 4 u lơng màu nâu đen có kích thước lớn hơn xếp thành hình
vng. Mỗi đốt bụng mang 1 đôi lỗ thở màu đen, cạnh mỗi lỗ thở có 2 u lơng
nhỏ nằm phía trên và phía sau của lỗ thở. Sâu non tuổi 6 đẫy sức có kích thước
mảng đầu 2,5-2,7 mm và chiều dài thân 32-35 mm.
Theo Đào Thị Hằng & cs., (2019), sâu non của sâu keo mùa thu mới nở có
màu trắng với các đốm đen, sau chuyển sang màu xanh nhạt, có các sọc chạy
dọc cơ thể. Đặc điểm nổi bật là vân hình chư Y ngược ở đầu rất rõ và ở0 mặt
lưng đốt bụng cuối có 4 u màu đen, xếp thành hình vng, nổi rõ, đặt biệt đối

với sâu non tuổi lớn. Đặc điểm này rất dễ nhận biết khi điều tra trên đồng ruộng.
* Nhộng:
Theo Trần Thị Thu Phương & cs., (2019) Nhộng có màu nâu sáng bóng
với kích thước 1,6-1,8 cm, nhộng cái thường có kích thước lớn hơn nhộng đực.
Theo Đào Thị Hằng & cs., (2019), nhộng sâu keo mùa thu có màu nâu bóng, đốt
15


cuối bụng có một đơi gai nhọn. Nhộng sâu keo mùa thu có màu nâu bóng sáng,
đốt bụng cuối có 2 gai. Nhộng dài 13-15 mm, nhộng đực ngắn hơn nhộng cái
Trưởng thành:
Theo Trần Thị Thu Phương & cs., (2019), trưởng thành cái đẻ trứng thành
ổ ở mặt trên của lá. Trưởng thành đực và trưởng thành cái có đặc điểm hình thái
và màu sắc khác nhau. Trưởng thành có chiều dài cơ thể 1,3-1,5 cm và sải cánh
là 3,0-3,3 cm. Trưởng thành có cánh trước màu nâu đến nâu sẫm. Trưởng thành
đực có cánh trước màu nâu sẫm với các đốm, vân màu nâu nhạt, xám và vàng
rơm đặc biệt có 2 đốm trịn nhỏ vân nâu đen ở vị trí ¼ diện tích cánh và 1 đốm
lớn màu vàng rơm ở vị trí ¾ diện tích cánh tính từ mép ngồi cánh. Trưởng
thành cái có cánh trước màu nâu sáng đồng nhất và có các vết đốm màu nâu
sẫm, xám ở giữa cánh.
Theo Đào Thị Hằng & cs., (2019), trưởng thành Sâu keo màu thu có màu
xám tro đến nâu xám. Trưởng thành đực có sải cánh rộng 10-15 mm, cácnh
trước màu xám tro với vân sáng màu hình dạng khơng quy củ ở phần giữa cánh;
mép ngồi cánh trước có các đường vân sáng màu, gợn hình sóng lượn theo mép
ngồi cánh. Trưởng thành cái có sải cánh 11-17 mm, các vân không rõ ràng và
nổi bật như trưởng thành đực. Cánh sau của cả trưởng thành đực và trưởng thành
cái đều có màu vàng nhạt với mép trước và mép ngoài của cánh tối màu hơn.
Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2020), trưởng thành đực
trên cánh trước có vân hình đĩa màu xám trắng - vàng rơm, mép ngồi cánh
trước có vệt sáng trắng, cánh sau màu trắng xám với viền cánh màu nâu tối;

chiều dài trung bình 14-18 mm, sải cánh trung bình 35-38 mm. Trưởng thành cái
có màu nâu xám, khơng có hoa văn rõ ràng, kích thước trung bình 17 mm, sải
cánh trung bình 38 mm.

16


×