Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

: Phân tích quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo Bộ luật dân sự năm 2015? Khẳng định sau là đúng hay sai: Trong mọi trường hợp, người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ? Tại sao? Nêu rõ căn cứ pháp lý?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.12 KB, 3 trang )

Câu hỏi: Phân tích quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo
Bộ luật dân sự năm 2015? Khẳng định sau là đúng hay sai: "Trong mọi
trường hợp, người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ"?
Tại sao? Nêu rõ căn cứ pháp lý?
Đáp án và thang điểm
1. Phân tích quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo Bộ
luật dân sự năm 2015 (20 đ):
a) Khái niệm và căn cứ pháp lý (02 đ):
* Khái niệm: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá
nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
* Căn cứ pháp lý: Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24
BLDS 2015.
b) Các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân (18 đ):
* Cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (02 đ):
- Điều kiện cần: là người đã thành niên (Khoản 1 Điều 20 BLDS 2015);
- Điều kiện đủ: Không thuộc trường hợp một trong các trường hợp bị mất
năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hoặc
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Khoản 2 Điều 20 BLDS 2015).
* Cá nhân có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ (03 đ):
- Về độ tuổi: từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi (Khoản 1 Điều 21
BLDS 2015).
- Hệ quả:
+ Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch
dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi (Khoản 3 Điều
21 BLDS 2015).
+ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản,
động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải
được người đại diện theo pháp luật đồng ý (Khoản 3 Điều 21 BLDS 2015).
* Người không có năng lực hành vi dân sự (03 đ):


- Về độ tuổi: Cá nhân chưa đủ sáu tuổi (Khoản 2 Điều 21 BLDS 2015).
- Hệ quả: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện
theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện, trừ những giao dịch nhằm đáp
ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó (Khoản 2 Điều 21, điểm a Khoản
2 Điều 125 BLDS 2015).
* Người bị mất năng lực hành vi dân sự (04 đ):


- Điều kiện: một người bị mất năng lực hành vi dân sự khi đáp ứng đầy đủ
các điều kiện sau (Khoản 1 Điều 22 BLDS 2015):
+ Người có năng lực hành vi dân sự bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác
mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi;
+ Có đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,
tổ chức hữu quan đề nghị Tịa án tun bố người đó bị mất năng lực hành vi dân
sự;
+ Đã có quyết định của Tịa án có thẩm quyền theo quy dịnh của Bộ luật
Tố tụng dân sự tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ
sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
- Hệ quả pháp lý: Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự
phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện, trừ những giao dịch
nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó (Khoản 2 Điều 22,
điểm a Khoản 2 Điều 125 BLDS 2015).
* Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (03 đ):
- Điều kiện: một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi
đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau (Khoản 1 Điều 23 BLDS 2015):
+ Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả
năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân
sự;
+ Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ
chức hữu quan đề nghị Tịa án tun bố người đó có khó khăn trong nhận thức,

làm chủ hành vi;
+ Đã có quyết định của Tịa án có thẩm quyền theo quy dịnh của Bộ luật
Tố tụng dân sự tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức trên cơ
sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
- Hệ quả: Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ cho người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ
(Khoản 1 Điều 23 BLDS 2015).
* Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (03 đ):
- Điều kiện: một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi đáp ứng
đầy đủ các điều kiện sau (Khoản 1 Điều 24 BLDS 2015):
+ Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán
tài sản của gia đình;
+ Có u cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ
chức hữu quan đề nghị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự của
người đó;
+ Đã có quyết định của Tịa án có thẩm quyền tun bố người này là
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.


- Hệ quả: Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản
của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý
của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác (Khoản 2 Điều 24 BLDS 2015).
2. Khẳng định "Trong mọi trường hợp, người thành niên là người có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ" (05 đ):
a) Khẳng định trên là: Sai (01 đ)
b) Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 20 BLDS 2015 (01 đ).
c) Giải thích: Người thành niên nhưng thuộc một trong các trường hợp bị
mất năng lực dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 22 BLDS 2015, hoặc có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại khoản 1 Điều 23 BLDS

2015 hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại khoản 2 Điều 24
BLDS 2015 thì sẽ khơng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (03 đ).



×