Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

chương 6 đường lối xây dựng hệ thống chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.65 KB, 32 trang )


CHƯƠNG 6
ĐƯỜNG LỐI XÂYDỰNG
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

CHƯƠNG 6: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
THỜI KỲ ĐỔI MỚI

I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương xây dựng hệ thống
chính trị của Đảng trước thời kỳ đổi mới
2. Đánh giá sự thực hiện đường lối

I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
a. Hoàn cảnh lịch sử
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước VNDCCH ra
đời đánh dấu sự hình thành một hệ thống chính trị mới ở
nước ta, kế thừa hệ thống chuyên chính vô sản và là hệ
thống chính trị của thời kỳ quá độ lên CNXH.
Nhiệm vụ trước mắt là xây dựng chính quyền và cần thiết
phải tổ chức tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu
phiếu để có một chính quyền hợp pháp do nhân dân bầu
lên.

I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ


TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
* Mô hình hệ thống chính trị nước ta qua từng thời kỳ
- Giai đoạn 1945- 1954: hệ thống chính trị dân chủ nhân
dân, dựa trên nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân.
- Giai đoạn từ 1955- 1975: hệ thống chính trị chuyên chính
vô sản, tiếp tục củng cố Nhà nước Việt Nam Dân chủ
cộng hòa với một thiết chế dân chủ: tất cả quyền lực
thuộc về nhân dân.

I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
+ Miền Bắc: mô hình chuyên chính vô sản do Đảng
Lao động Việt Nam lãnh đạo.
+ Miền Nam:

Thành lập Xứ ủy Nam bộ trực thuộc TW, đẩy mạng
công tác xây dựng, phát triển Đảng và Chính phủ
cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Song song tồn tại là chính quyền Sài Gòn theo mô
hình độc tài gia đình trị.

I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
- Giai đoạn 1975- 1985: Đảng lãnh đạo thực hiện thống
nhất nước nhà về mặt Nhà nước.
+ Đổi tên nước là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và thực hiện mở rộng mô hình chuyên chính vô sản
trên phạm vi cả nước. Đại hội IV xác định, Nhà nước
chuyên chính vô sản là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

+ Cơ chế quản lý chung của hệ thống chính trị nước ta là:
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động
làm chủ.

I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
b. Cơ sở hình thành hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta
-
Thứ nhất, lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá độ và về
chuyên chính vô sản.
-
Thứ hai, đường lối chung của cách mạng Việt Nam
trong giai đoạn mới: nắm vững chuyên chính vô sản,
phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân.
-
Thứ ba, cơ sở chính trị: đó là sự lãnh đạo toàn diện và
tuyệt đối của ĐCSVN.

I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
- Thứ tư, cơ sở kinh tế: đó là nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, quan liêu bao cấp, thiết lập chế độ công hữu
XHCN về tư liệu sản xuất với hai hình thức là sở hữu
Nhà nước và sở hữu tập thể.
- Thứ năm, cơ sở xã hội: đó là liên minh công nhân, nông
dân và tầng lớp trí thức.

I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
c. Chủ trương xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản mang

đặc điểm Việt Nam
- Quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa bằng hiến
pháp và pháp luật.
- Nhà nước trong thời kỳ quá độ là nhà nước chuyên chính
vô sản và thực hiện chế độ dân chủ XHCN. Thông qua
nhà nước đó, Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình.
- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có nhiệm vụ đảm bảo cho
nhân dân tham gia và kiểm tra công việc của nhà nước.

I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2. Đánh giá sự thực hiện đường lối
- Kết quả ?
- Hạn chế ?
- Nguyên nhân ?

II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1. Qúa trình hình thành đường lối đổi mới HTCT
- Nhận thức mới về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi
mới HTCT
+ Đổi mới kinh tế là điều kiện để tiến hành đổi mới hệ
thống chính trị thuận lợi.
+ Đổi mới hệ thống chính trị để đáp ứng yêu cầu chuyển
đổi thể chế kinh tế.

II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
THỜI KỲ ĐỔI MỚI
-
Nhận thức mới về mục tiêu đổi mới HTCT:

Đại hội VII khẳng định:
+ Mục tiêu đổi mới HTCT nhằm xây dựng và từng bước
hoàn thiện nền dân chủ XHCN.
+ Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công
cuộc đổi mới.

II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
THỜI KỲ ĐỔI MỚI
- Nhận thức mới về đấu tranh giai cấp và về động lực chủ
yếu phát triển đất nước giai đoạn mới.
+ Quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội là quan hệ
hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và
hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
THỜI KỲ ĐỔI MỚI
+ Nội dung của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện
nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH, khắc
phục tình trạng nước nghèo kém phát triển; thực hiện
công bằng xã hội; đấu tranh làm thất bại mọi hành
động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ độc lập
dân tộc.
+ Động lực chủ yếu của sự phát triển đất nước là khối đại
đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nhân, nông
dân, trí thức.

II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
THỜI KỲ ĐỔI MỚI
- Nhận thức mới về cơ cấu, cơ chế vận hành HTCT

+ Cơ chế vận hành: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
nhân dân lao động làm chủ.
+ Đảng vừa là một bộ phận vừa là hạt nhận lãnh đạo
HTCT theo chế độ nhất nguyên về chính trị.
+ Nhà nước pháp quyền XHCN có chức năng thể chế hóa
và tổ chức thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng.
+ Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể có vai trò giám sát xã
hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Nhận thức mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền:
+ Nhà nước quản lý xã hội bằng hiến pháp và pháp
luật;
+ Pháp luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh
các quan hệ xã hội.
- Nhận thức mới về vai trò của Đảng trong HTCT: Đảng
Cộng sản Việt Nam thực hiện vai trò của một Đảng cầm
quyền.

II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2. Mục tiêu, quan điểm, chủ trương xây dựng HTCT thời
kỳ đổi mới
a. Mục tiêu và quan điểm
- Mục tiêu : Nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ XHCN,
phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
THỜI KỲ ĐỔI MỚI

- Quan điểm :
+ Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới
chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.
+ Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của HTCT nhằm
tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của
nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
+ Đổi mới HTCT toàn diện, đồng bộ có kế thừa, có bước đi,
hình thức và cách làm phù hợp.
+ Đổi mới quan hệ giữa các bộ phận cấu thành HTCT với
nhau và với xã hội.

II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
THỜI KỲ ĐỔI MỚI
b. Chủ trương xây dựng HTCT
* Xây dựng Đảng trong HTCT
- Thực hiện nhất nguyên về chính trị, ĐCSVN là Đảng
cầm quyền duy nhất lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội.
- Phương thức lãnh đạo: Đảng lãnh đạo bằng phương
hướng chiến lược, chính sách, chủ trương công tác;
bằng công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục; giới
thiệu những Đảng viên ưu tú vào các vị trí trong cơ
quan lãnh đạo chính quyền.

II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
THỜI KỲ ĐỔI MỚI
- Về vị trí, vai trò của Đảng: Đảng vừa là một bộ phận, vừa
lãnh đạo HTCT, chịu sự giám sát của dân và hoạt động
trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.
+ Cần tăng cường và giữ vững sự gắn bó mật thiết
giữa Đảng với nhân dân theo đúng nguyên tắc tập trung

dân chủ.
+ Đổi mới phương thức hoạt động của Đảng, tránh
sự bao biện, làm thay công việc của Nhà nước hay
buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng.

Nhân dân
- Quốc hội
-
Hội đồng
Nhân dân
Các cấp bộ
Đảng
Các tổ chức
chính trị-
Xã hội
-
Chính phủ
-
UBND
-
Bộ (cơ quan
ngang Bộ)
-
TAND
-
Viện KSND
Các lực lượng
Vũ trang

II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

THỜI KỲ ĐỔI MỚI
* Về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
Nhà nước pháp quyền là Nhà nước mà chủ
quyền thuộc về nhân dân, pháp luật của Nhà nước
đó phản ánh nguyện vọng, ý chí, các quyền con
người, quyền dân tộc, quyền công dân, quyền cộng
đồng… và bảo vệ các quyền ấy.

II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
THỜI KỲ ĐỔI MỚI
- Hai nhiệm vụ lớn trong việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền là:
+ Xây dựng một hệ thống pháp luật đảm bảo phản ánh
được ý chí nguyện vọng của nhân dân, phản ánh được
những xu hướng tiến bộ của nhân loại và ngự trị tối cao
trong đời sống xã hội.
+ Xây dựng được một bộ máy Nhà nước theo mô hình Nhà
nước pháp quyền.

II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
THỜI KỲ ĐỔI MỚI
- Đặc điểm Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam:
+ Là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả
quyền lực thuộc về nhân dân;
+ Quyền lực Nhà nước là thống nhất và có sự phân
công rành mạch, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
Nhà nước;

×