Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với bọ trĩ thrips palmi karny hại cà pháo tại gia lâm, hà nội, năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 112 trang )

THỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐỐI VỚI BỌ TRĨ
Thrips palmi Karny HẠI CÀ PHÁO TẠI GIA LÂM, HÀ
NỘI, NĂM 2021
Người thực hiện : LÊ ĐỨC HUY
Mã SV

: 620019

Lớp

: K62BVTVA

Người hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Bộ mơn

: CƠN TRÙNG

HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Đức Tùng. Số liệu và kết quả trong khóa luận này hồn tồn
trung thực và chưa được cơng bố sử dụng và bảo vệ cho một học vị nào. Các trích
dẫn trong khóa luận đều được ghi nguồn gốc rõ ràng.


Tơi xin chịu trách nhiệm với tính trung thực của tồn bộ nội dung khóa luận
tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Sinh viên

LÊ ĐỨC HUY

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của khoa Nơng Học, các thầy cơ giáo trong Bộ
mơn Cơn Trùng, gia đình và cùng tồn thể bạn bè.
Tơi xin đặc biệt cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đức Tùng, người đã hết sức tận
tình, chu đáo trực tiếp hướng dẫn, động viên, chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức,
kinh nghiệm và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô Bộ môn Côn Trùng,
Khoa Nông Học, Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình thực hiện đề tài và hồn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong
gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều điện thuận lợi để có thể
yên tâm trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2021

Sinh viên

LÊ ĐỨC HUY

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vii
DANH MỤC HINH ........................................................................................... viii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .................................................................................... ix
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu ................................................................................... 3
1.2.1. Mục đích .............................................................................................. 3
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................ 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................... 4
2.1. Những nghiên cứu về cây cà ...................................................................... 4
2.1.1. Tình hình sản xuất cà pháo Solanum macrocarpon L. trên thế giới ... 4
2.1.2. Tình hình sâu bệnh, nhện hại trên cây cà pháo ................................... 4
2.2. Những nghiên cứu nước ngoài về bọ trĩ..................................................... 5
2.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài bọ trĩ .................................................. 5

2.2.2. Phân bố của bọ trĩ T. palmi ................................................................. 6
2.2.4. Triệu chứng gây hại, tác hại kinh tế do bọ trĩ T. palmi gây hại .......... 7
2.2.5. Đặc điểm hình thái của bọ trĩ T. palmi ................................................ 8
2.2.6. Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ trĩ T. palmi ............................... 10
2.2.7. Nghiên cứu về thiên địch của bọ trĩ T. palmi .................................... 12
2.2.8. Biện pháp phòng chống bọ trĩ T. palmi ............................................. 13
2.2.9. Những nghiên cứu về tính kháng thuốc của bọ trĩ T. palmi.............. 14
2.3. Những nghiên cứu trong nước về bọ trĩ T. palmi................................. 16
2.3.1. Thành phần bọ trĩ hại cây trồng ........................................................ 16
2.3.2. Phân bố và ký chủ của bọ trĩ T. palmi ............................................... 17
2.3.3. Những nghiên cứu về triệu chứng gây hại và tác hại của bọ trĩ T. palmi
..................................................................................................................... 17
2.3.4. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ trĩ T. palmi
..................................................................................................................... 18
iii


2.3.5. Những nghiên cứu về thiên địch của bọ trĩ T. palmi ......................... 19
2.3.6. Một số thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng tới bọ trĩ T. palmi ............. 20
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 20
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 20
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................... 20
3.2. Địa diểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp điều tra diễn biến mật độ của bọ trĩ T. palmi .............. 24
3.4.2. Phỏng vấn nông dân về các loại thuốc BVTV thường được sử dụng
trên đồng ruộng ........................................................................................... 24
3.4.3. Phương pháp trồng cà pháo ............................................................... 25

3.4.4. Phương pháp nhân nuôi bọ trĩ T. palmi ............................................. 26
3.4.5. Phương pháp đánh giá hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật lên bọ trĩ T. palmi
..................................................................................................................... 27
3.4.6. Phương pháp xác định liều thăm dò với một số hoạt chất của quần thể
bọ trĩ T. palmi .............................................................................................. 30
3.4.7. Nghiên cứu ảnh hưởng của 1 số hoạt chất bảo vệ thực vật đối với đặc
điểm sinh học của bọ trĩ sau khi tiếp xúc với các hoạt chất. ....................... 32
3.4.8. Phương pháp tính tốn, xử lý số liệu................................................. 34
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................. 37
4.1. Điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ T. palmi trên cà pháo tại xã Đặng Xá – Gia
Lâm – Hà Nội .................................................................................................. 37
4.2. Điều tra tình hình sử dụng thuốc tại xã Đặng Xá – Gia Lâm .................. 39
4.3. Đánh giá hiệu lực thuốc BVTV trên quần thể bọ trĩ tại Đặng Xá – Gia
Lâm.................................................................................................................. 41
4.4. Ảnh hưởng của bọ trĩ sau khi tiếp xúc 1 số loại thuốc BVTV ................. 44
4.6. Ảnh hưởng thời gian phát dục của các pha bọ trĩ sau khi tiếp xúc thuốc
BVTV 52
4.7. Ảnh hưởng một số chỉ tiêu sinh sản, sức tăng quần thể của bọ trĩ sau khi
tiếp xúc thuốc BVTV ...................................................................................... 55
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 64
5.1. Kết luận .................................................................................................... 64
iv


5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 65
PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 66
6.1. Tài liệu trong nước ................................................................................... 66
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 71

v



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVTV

Bảo vệ thực vật

T.palmi

Thrips palmi Karny

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tên thuốc và hoạt chất thuốc sử dụng trong thí nghiệm .................... 21
Bảng 3.2. Bảng tra cứu Probits ........................................................................... 32
Bảng 4.1. Diễn biến mật độ bọ trĩ T. palmi trên cà pháo xanh vụ Xuân - Hè tại
Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội….………………………………………………..37
Bảng 4.2. Điều tra tình hình sử dụng thuốc tại xã Đặng Xá – Gia Lâm ............. 39
Bảng 4.3. Hiệu lực của một số thuốc BVTV đối với quần thể bọ trĩ T. palmi thu
trên cà pháo tại xã Đặng Xá – Gia Lâm .............................................................. 42
Bảng 4.4. Tổng số trứng đẻ của bọ trĩ T. palmi thế hệ F1 sau xử lý thuốc BVTV,
nuôi trên lá cà pháo ở nhiệt độ 27°C ................................................................... 45
Bảng 4.5. Tuổi thọ của bọ trĩ T. palmi thế hệ F1 sau xử lý thuốc BVTV, nuôi
trên lá cà pháo ở nhiệt độ 27°C ........................................................................... 46
Bảng 4.6. Chiều dài các pha phát dục của bọ trĩ T. palmi sau xử lý thuốc BVTV,
nuôi trên lá cà pháo ở nhiệt độ 27°C ................................................................... 47
Bảng 4.7. Chiều rộng các pha phát dục của bọ trĩ T. palmi sau xử lý thuốc

BVTV, nuôi trên lá cà pháo ở nhiệt độ 27°C ...................................................... 49
Bảng 4.8. Thời gian phát dục các pha của bọ trĩ cái T. palmi sau xử lý thuốc
BVTV, nuôi trên lá cà pháo ở nhiệt độ 27°C ...................................................... 52
Bảng 4.9 Thời gian phát dục các pha của bọ trĩ đực T. palmi sau xử lý thuốc
BVTV, nuôi trên lá cà pháo ở nhiệt độ 27°C ...................................................... 54
Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu sinh sản của bọ trĩ T. palmi sau xử lý thuốc BVTV,
nuôi trên lá cà pháo ở nhiệt độ 27°C ................................................................... 56
Bảng 4.11. Bảng sống (life – table) của bọ trĩ T. palmi sau xử lý nước lã, nuôi
trên lá cà pháo ở nhiệt độ 27°C ........................................................................... 59
Bảng 4.12. Bảng sống (life – table) của bọ trĩ T. palmi sau xử lý thuốc Midan
10WP, nuôi trên lá cà pháo ở nhiệt độ 27°C ....................................................... 60
Bảng 4.13. Bảng sống (life – table) của bọ trĩ T. palmi sau xử lý thuốc Benevia®
100OD, ni trên lá cà pháo ở nhiệt độ 27°C ..................................................... 61
Bảng 4.14. Một số chỉ tiêu về sức tăng quần thể của bọ trĩ T. palmi sau xử lý
thuốc BVTV, nuôi trên lá cà pháo ở nhiệt độ 27°C ............................................ 62

vii


DANH MỤC HINH
Hình 3.1. Dụng cụ thí nghiệm ............................................................................. 22
Hình 3.2. Máy hút bọ trĩ ...................................................................................... 22
Hình 3.3. Kính hiển vi soi nổi ............................................................................. 22
Hình 3.4. Kính hiển vi soi nổi đo kích thước ...................................................... 22
Hình 3.5. Lồng mica ............................................................................................ 22
Hình 3. 6. Thuốc BVTV thí nghiệm ................................................................... 22
Hình 3.7. Tủ định ơn ........................................................................................... 23
Hình 3.8. Tủ sấy .................................................................................................. 23
Hình 3. 9. Vaselin ................................................................................................ 23
Hình 3.10. Cây cà pháo trồng tại nhà lưới .......................................................... 26

Hình 3.11. Hộp nhựa ni bọ trĩ ......................................................................... 27
Hình 3.12. Giá thể hạt Vermiculite ..................................................................... 27
Hình 3.13. Hộp ni bọ trĩ T. palmi trong phịng thí nghiệm ............................. 27
Hình 3. 14. Cắt đậu và bơi Vaseline ở 2 đầu....................................................... 29
Hình 3.15. Nhúng các đoạn đậu vào cốc đong đã pha thuốc trong 30 giây........ 29
Hình 3.16. Chờ đậu đã nhúng thuốc khơ bề mặt ................................................. 29
Hình 3.17. Hút 20 con bọ trĩ vào hộp có đoạn đậu đã xử lý ............................... 29
Hình 3.18. Các hộp ni bọ trĩ sau xử lý thuốc BVTV ...................................... 30
Hình 3.19. Khay lồng mica ni sinh học bọ trĩ ................................................. 33
Hình 4.1. Diễn biến mật độ bọ trĩ T. palmi trên cà pháo tại xã Đặng Xá – Gia Lâm
............................................................................................................. 38
Hình 4.2. Bọ trĩ Thrips palmi Karny ................................................................... 38
Hình 4.3. Mặt sau lá cà bị bọ trĩ chích hút .......................................................... 39
Hình 4.4. Ruộng cà pháo tại xã Đặng Xá – Gia Lâm ......................................... 39
Hình 4.5. Tỷ lệ phần trăm hộ dân sử dụng thuốc BVTV tại Đặng Xá – Gia Lâm
– Hà Nội .............................................................................................. 41
Hình 4.6. Hiệu lực của một số thuốc BVTV đối với quần thể bọ trĩ T. palmi thu
trên cây họ cà tại xã Đặng Xá – Gia Lâm ........................................... 43
Hình 4.7. Biểu đồ LC50 của quần thể bọ trĩ tại Đặng Xá – Gia Lâm với thuốc
Midan 10WP ....................................................................................... 44
Hình 4.8. Biểu đồ LC50 của quần thể bọ trĩ tại Đặng Xá – Gia Lâm với thuốc
Benevia® 100OD ................................................................................ 44
Hình 4.9. Hình thái các pha phát dục của bọ trĩ T. palmi ................................... 51
Hình 4.10. Nhịp điệu đẻ trứng của bọ trĩ T. palmi sau xử lý thuốc BVTV, nuôi
trên lá cà pháo ở nhiệt độ 27°C ........................................................... 58
viii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Hiện nay bọ trĩ Thrips palmi Karny gây hại trên cây trồng đang là vấn đề

được quan tâm. Chúng phổ biên trên cây họ cà, họ bầu bí, họ đậu,...Mục tiêu thí
nghiệm của tơi là tiến hành đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực
vật trên quần thể bọ trĩ T. palmi và thí nghiệm đã cho ra kết quả về hiệu lực của 3
thuốc Catex 3,6EC, Movento 150OD, Benevia® 100OD cho hiệu lực cao và thuốc
Midan 10WP thì kém hơn. Khi xử lý bọ trĩ ở liều LC30 của 2 thuốc Midan 10WP,
Benevia® 100OD đã cho thấy bọ trĩ sau xử lý thuốc bị ảnh hưởng rõ rệt đến các
chỉ tiêu sinh học như thời gian phát dục,sức sinh sản và sức tăng quần thể. Thời
gian vòng đời của bọ trĩ bị xử lý bởi thuốc Midan 10WP và Benevia® 100OD là
khơng khác biệt một cách rõ rệt lần lượt là 13,21 ngày và 12,84 ngày, tuy nhiên
dài hơn rõ rệt so với đối chứng 11,54 ngày. Tổng số trứng đẻ của trưởng thành cái
có sự khác biệt rõ rệt giữa các công thức, tổng số trứng nhiều nhất ở công thức đối
chứng 6,23 (trứng/bọ trĩ cái); tiếp theo là Midan 10WP 3,46 (trứng/bọ trĩ cái) và
thấp nhất là Benevia® 100OD 2,94 (trứng/bọ trĩ cái). Tương tự đối với tỷ lệ tăng
tự nhiên ở công thức đối chứng là cao nhất 0,123, tiếp theo là Midan 10WP 0,072
và cuối cùng là Benevia® 100OD 0,062 .

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 . Đặt vấn đề
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Nông nghiệp là một
ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế
nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Nước ta nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ, rất thuận lợi cho canh tác
nông nghiệp nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh,
cỏ dại gây hại mùa màng.
Thực tế cho thấy, dịch hại sâu bệnh đã gây ra những thiệt hại rất lớn đối với
sản xuất rau nói riêng và sản xuất nơng nghiệp nói chung, chúng gây tác động xấu
đối với đời sống sinh trưởng, phát dục (làm rối loạn và đảo lộn các q trình sinh

lý, sinh hố), huỷ hoại các bộ phận của cây, gây độc, thoái hố giống, giảm năng
suất, có nơi cịn mất trắng.
Rau họ cà cũng khơng nằm ngồi việc ảnh hưởng của sâu bệnh, chúng bị nhiều
loại sinh vật gây hai như: bọ phấn, rệp sáp, bọ rùa, bọ trĩ, sâu đục quả… trong đó
bọ trĩ là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm. Bọ trĩ là cơn trùng có kích
thước nhỏ bé và nhẹ, do đó rất khó nhận thấy chúng, ngay cả khi chúng xuất hiện
với số lượng lớn. Bọ trĩ gây hại trực tiếp bằng cách dũa hút dịch của lá, chồi, búp,
hoa và quả. Ngồi ra nó cịn là mơi giới truyền bệnh virus cho cây.
Trong những năm gần đây việc trồng trọt rau họ cà tại đồng bằng sông Hồng
luôn phải đối mặt với việc bị bọ trĩ gây hại nặng nề. Do vậy việc sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an
ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với
phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm an
ninh lương thực cho loài người. Tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ
thực vật cũng gây nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe con người và tổn hại đến môi
trường.

1


Ở Việt Nam nghiên cứu về loài dịch hại này cịn rất hạn chế, và cho đến nay
chỉ có một vài cơng trình nghiên cứu về chúng trên một số cây trồng như: lạc,
bông, khoai tây và dưa chuột.
Bọ trĩ T. palmi gây hại mùa màng một cách rất đáng kinh ngạc. Cả sâu non và
trưởng thành tập trung ở dưới mặt lá theo chiều dọc gân chính và gân phụ, gây hại
trực tiếp bằng dũa hút dịch của lá, chồi, búp, hoa và quả. Ngoài ra bọ trĩ T. palmi
còn là dịch hại gián tiếp quan trọng ngay cả khi chỉ một vài cá thể có mặt trên
ruộng, bởi vì chúng là mơi giới truyền bệnh virus cho cây. Khi mật độ quần thể
tăng lên cao sự gây hại của chúng làm lá cây ớt xuất hiện màu trắng bạc rải rác
trên bề mặt, làm mất diệp lục của lá giảm khả năng quang hợp cũng như hô hấp,

làm giảm số lượng quả trên cây, giảm năng suất quả toàn bộ, quả bị biến dạng mất
giá trị kinh tế thậm trí khơng thể bán được.
Từ đó cần nghiên cứu và tìm ra những lồi thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng
đến quần thể bọ trĩ và an tồn đối với người sử dụng. Để thực hiện được điều trên
PGS. TS Nguyễn Đức Tùng là người hướng dẫn trực tiếp và giao đề tài nghiên
cứu: “Đánh giá ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với bọ
trĩ Thrips palmi Karny hại cà pháo tại Gia Lâm, Hà Nội, năm 2021”

2


1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Trên cơ sở thí nghiệm đánh giá hiệu lực thuốc, xác định được một số loại
thuốc bảo vệ thực vật sử dụng hiệu quả đối với quần thể bọ trĩ hại rau họ cà tại Hà
Nội.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ T. palmi gây hại trên cà pháo tại Đặng Xá,
Gia Lâm, Hà Nội.
- Điều tra, phỏng vấn người nông dân về các loại thuốc bảo vệ thực vật trừ
bọ trĩ T. palmi đang được sử dụng trên cà pháo tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội.
- Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với quần thể bọ trĩ hại
cà pháo.
- Đánh giá ảnh hưởng của 1 số hoạt chất bảo vệ thực vật đối với đặc điểm
sinh học của bọ trĩ T. palmi.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Những nghiên cứu về cây cà
2.1.1. Tình hình sản xuất cà pháo Solanum macrocarpon L. trên thế giới
Cà pháo có tên khoa học là Solanum macrocarpon L., tên tiếng Anh là
Gboma Eggplant, thuộc Bộ Solanales, chi Solanum. Chi Solanum gồm trên 1000
loài phân bố trên thế giới trong có khoảng 100 lồi được phân bố ở Châu Phi.Trên
thế giới, cà pháo được trồng khá phổ biến ở châu Phi, Đơng Nam Á, Đơng Á.
Ngồi ra nó cịn được trồng ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Grubben &
Denton, 2004).
Cà pháo được thu hoạch quả dùng để làm thực phẩm. Mỗi nước có những
cách chế biến khác nhau cho phù hợp với khẩu vị và thói quen sinh hoạt. Quả vừa
tới được chế biến dưới dạng nấu như món cà ri hay một số món ăn khác. Ở phương
tây người ta cũng đã nghiên cứu và phát hiện được ở cà còn chứa chất nightshade
soda có tác dụng chống ung thư, ức chế sự tăng sinh của khối u trong bộ máy tiêu
hóa. Ở Nhật Bản, các chuyên gia cũng đã phát hiện thấy trong thành phần của cà
có chứa nhiều hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư dạ dày
(Hồ Đình Hải, 2006)
2.1.2. Tình hình sâu bệnh, nhện hại trên cây cà pháo
Theo nghiên cứu của Grubben & Denton (2004) đã giới thiệu về các dịch hại
khá chi tiết như: bọ rùa 28 chấm, bọ trĩ, rầy hại lá, sâu cuốn lá cà và sâu đục quả
cà: Hầu hết bọ rùa là lồi cơn trùng có ích, chúng là thiên địch của rất nhiều loài
dịch hại như: rệp, bọ trĩ, bọ phấn… tuy nhiên bọ rùa 28 chấm ăn lá Epilachna
vigintioctopunctatta F. và bọ rùa 12 chấm ăn lá Epilachna duodecastigma
Mulsant là loại dịch hại trên cây cà pháo. Lá có thể bị chúng ăn trơ trụi chỉ cịn lại
gân chính và những vệt nhỏ bị hại hay có thể phát hiện những lỗ gặm nơng trên
bề mặt quả. Khi bị động bọ rùa thường lẩn xuống đất hoặc bay đi. Sâu non thường
ít di chuyển. Do bọ rùa có màu vàng nên rất dễ phát hiện. Kích thước của hai lồi
dịch hại này rất khác nhau. Trứng màu vàng và thường được đẻ ở mặt dưới lá và
xếp sít nhau. Có thể phát hiện sâu trên lá cà ở tất cả các giai đoạn phát triển của
cây. Bọ trĩ Thrips palmi Karny gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây cà
4



pháo. Chúng gây tổn thương rõ nhất ở mặt dưới lá của những lá tầng dưới, vùng
bị hại ngả màu nâu và khô. Trường hợp bị hại nặng cả lá bị khơ. Thiệt hại tương
tự có thể quan sát được ở dọc gân giữa ở mặt trên lá. Lật ngược lá và quan sát ở
những vùng không bị hại bao quanh những vùng màu nâu hoặc có mơ lá bị hại.
Nếu quan sát kĩ có thể nhận thấy những con bọ trĩ rất nhỏ đang chuyển động. Một
loài dịch hại cũng thường xuyên xuất hiện gây hại trên cây cà pháo là rầy hại lá
Amrasca biguttula (Ishida), Amrasca devastans (Distant), Hishimonus phiatis
(Distant). Lá bị hại quăn ngược dọc theo mép lá. Vùng mép ngoài của lá chuyển
màu vàng hoặc cháy. Lá rất nhỏ và có các vết khảm vàng, khả năng đậu quả thấp.
Có thể dễ dàng phát hiện thấy rầy trưởng thành và rầy non ở mặt dưới lá. Rầy sinh
sản nhiều lứa trong năm trong điều kiện khí hậu ấm áp. Cây bị hại nặng làm giảm
năng suất quả và tổn thất hồn tồn. Một số lồi cịn truyền virus gây bệnh hoa lá.
2.2. Những nghiên cứu nước ngoài về bọ trĩ
2.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài bọ trĩ
Các loài bọ trĩ chủ yếu hại cây hoa ở phía nam Đài Loan, kể đến đó là 7 loài
bọ trĩ hại trên hoa hồng: Haplothrips chinensis Priesner, Rhipiphorothrips
cruentatus Hood, Franklniella intonsa Trybom, Microcephalothrips abdominalis
Crawford, Scirtothrips dorsalis Hood, Thrips hawaiinensis Morgan và Thrips
tabaci Linderman. Trên hoa cúc có 5 loài bọ trĩ, bao gồm: F. intonsa, M.
abdominalis, T. hawaiiensis, T. tabaci và T. palmi (Hua & cs., 1997).
Hầu hết các loài bọ trĩ gây hại trong bộ canh tơ tập chung trong họ Thripidae
với khoảng 1.700 loài, phân bố khắp thế giới. Các loài bọ trĩ là dịch hại trên cây
trồng thuộc hai giống Thrips và Liothrips là những giống có sơ lượng lớn nhất
trong bộ cánh tơ. Trong đó số lồi của mỗi giống là: Thrips khoảng 275 loài,
Liothrips khoảng 255 loài, Haplothrips khoảng 230 loài và Franklinella khoảng
175 loài (Mound, 1997).
Theo Wang & Chu (1986b), cho thấy bọ trĩ gây hại trên nhiều loài cây trồng
bao gồm hơn 50 loài cây trồng thuộc 20 họ khác nhau. Những cây trồng thường

được thông báo là bị hại nặng như: ớt, khoai tây, lạc, thuốc lá, cây họ cà và cây
5


họ đậu. Bọ trĩ là dịch hại chủ yếu trên lá của dưa hấu, lạc, dưa chuột và ớt ở
Hawaii.
2.2.2. Phân bố của bọ trĩ T. palmi
Bọ trĩ Thrips palmi Karny là loài phổ biến ở khắp các vùng trồng dưa trên
thế giới. Tại Đông Nam châu Á, T. palmi được phát hiện vào năm 1925. Lồi T.
palmi có nguồn gốc từ Malaysia và vùng tây Ấn Độ. Bọ trĩ T. palmi đã lây lan tới
các vùng Đông Nam Á, Nhật Bản và các vùng còn lại của châu Á, Papua New
Guinea, các hịn đảo của châu Đại Dương, phía Bắc Châu phi, Trung và Nam Mỹ.
Ở đó chúng đã nhanh chóng trở thành dịch hại chính trên cả cây thuộc họ bầu bí
và những cây thuộc họ cà ở vùng nhiệt đới. Từ khi phát hiện T. palmi ở Nhật Bản
vào năm 1978 người ta thấy chúng đã xâm nhập với một số lượng lớn trên hòn
đảo thuộc châu Đại Dương, kể cả Đảo Hawai và phía bắc Ausralia (Bournier,
1983), (Leigh, 1995).
Theo Mammen & Nair (1977), bọ trĩ T. palmi được phát hiện sớm ở
Philipines vào năm 1977, vào thời điểm đó chúng phá hoại khoảng 80% các ruộng
dưa hấu ở miền trung Luzon và Laguna. Để phòng chống chúng nơng dân đã sử
dụng thuốc hóa học 4 ngày một lần nhưng không đạt được kết quả như mong
muốn. Ở Đài Loan, bọ trĩ được coi là một trong các loài dịch hại quan trọng nhất
trên cây họ bầu bí trong đó có cây dưa hấu, nhưng khơng được định loại một cách
chính xác, chúng được định loại là Thrips flavus Schrank.
2.2.3. Ký chủ của bọ trĩ T. palmi
Theo Wang & Chu (1986a) đã chỉ ra rằng bọ trĩ T. palmi gây hại trên 50 loài
cây khác nhau thuộc 20 họ, các cây trồng thường bị hại là cây họ cà Solanaceae,
họ bầu bí Cucurbitaceae, họ đậu Leguminosae và họ Orchidaceae.
Mound & cs. (1976) cho thấy rằng, khi nuôi bọ trĩ, phần lớn sâu non của một
số loài bọ trĩ có tính ăn đơn thực và ngay cả những lồi đa thực chỉ có 2 hoặc 3

ký chủ. Tuy nhiên, thời tiết nắng tạo điều kiện cho bọ trĩ trưởng thành bay một
cách tích cực, nhờ đó chúng có thể được tìm thấy trên nhiều cây trồng mà chúng
khơng gây hại.
6


Ký chủ chính của bọ trĩ T. palmi bao gồm họ cà Solanaceae (cà tím Solanum
melongena, khoai trắng Solanum tuberosum, ớt Capsicum annuum, các cây thuộc
họ bầu bí Cucurbitaceae (dưa hấu Citrullus lanatus, dưa melon Cucumis melo,
dưa chuột Cucumis satuvus), bông Gossypium, thuốc lá Nicotiana tabacum, lúa
Oryza sativa, các cây họ đậu Fabaceae (đậu rau Phaseolus, đậu trạch Phaseolus
vulgaris, đậu bò Vigna unguiculata, đậu tương Glycine max), rau diếp Lactuca
sativa, hành tây Allium cepa, cây lê tàu Persea americana, các cây có múi, xồi
Mangifera indica, cây túc Chrysanthenum, vừng Sesamun indicum, hướng dương
Helianthus annuus, cải bắp, rau diếp, mướp tây, xoài, lê, mận và đậu Hà Lan
(Shipp & cs., 2000).
Theo Carpenter & Epenhuijsen (1993), thì bọ trĩ T. palmi đã lây lan tới Nam Mỹ,
chúng tấn công tới đậu cô ve vàng, khoai tây, cà tím và dưa hấu ở Venezuela lần
đầu tiên vào năm 1990-1991. Những cây trồng khác bị nhiễm bao gồm đó là : dưa
chuột, hạt tiêu, vừng, hướng dương, đậu tương, đậu đũa, thuốc lá và bí đỏ. Ở
Braxil, , cho biết bọ trĩ T. palmi gây hại trên cây cúc, cà tím, khoai tây, cà chua và
ớt.
2.2.4. Triệu chứng gây hại, tác hại kinh tế do bọ trĩ T. palmi gây hại
Kawai (1985), đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật độ của bọ trĩ T. palmi
và sự gây hại của chúng trên cây ớt và cà tím ở Nhật Bản. Tác giả cũng nghiên
cứu về mối quan hệ giữa mật độ khác nhau của bọ trĩ T. palmi và sự gây hại trên
cây dưa chuột trong nhà lưới che nhựa dẻo nylon. Sự phát triển của cây dưa chuột
bị chậm lại khi mật độ bọ trĩ cao. Mật độ dịch hại là 5,3 con trưởng thành trên lá
làm năng suất bị mất đi 5% của năng suất tối đa và 4,4 trưởng thành trên lá năng
suất không bị mất.

Ở Nhật Bản, mật độ của bọ trĩ làm ảnh hưởng đến kinh tế được đánh giá là
0,105 con trưởng thành trên hoa hoặc 4,4 trưởng thành vào bẫy tấm dính trong
một ngày trên cây ớt trong nhà lưới được che phủ plastic. Với mật độ trên có thể
làm giảm năng suất 5% so với năng suất tối đa. Những kết quả nghiên cứu của
Kawai (1985) cho thấy năng suất bị mất đi 5% khi mật độ T. palmi đạt 0,08 con
7


trưởng thành trên lá cà tím và 4,4 con trưởng thành trên lá dưa chuột và 0,11
trưởng thành trên cây ớt.
Công bố của Mammen & Nair (1977), năm 1977 bọ trĩ được phát hiện tại
Philipines vào thời điểm đó chúng phá hoại hầu như 80% các ruộng dưa hấu ở
miền trung Luzon và Laguna. Bọ trĩ ảnh hưởng nặng nề đến việc xuất khẩu hạt
giống từ việc phá hoại cây cà tím. Để phịng chống chúng nơng dân sử dụng thuốc
hóa học 4 ngày một lần nhưng khơng đạt hiệu quả như mong muốn.
Ở Đài Loan, bọ trĩ T. palmi được coi là một trong các loài dịch hại quan trọng
nhất đặc biệt trên cây họ bầu bí và khoai tây, nhưng khơng được định loại một
cách chính xác, chúng được định loại là Thrips flavus Schrank (Burris & cs.,
1989), (Carpenter & Epenhuijsen, 1993).
Ở Trinidad, mật độ bọ trĩ T. palmi là 300-700 cá thể trên một lá cà tím và
dưa chuột làm mất năng suất từ 50-90%. Bọ trĩ T. palmi đã xâm nhập vào Trinidad
năm 1988 nhờ gió áp thấp nhiệt đới, nhưng cũng có thể do sự nhập khẩu sản phẩm
cây trồng từ các hòn Đảo khác thuộc Caribe, như Martinique nơi mà chúng được
coi là dịch hại nghiêm trọng nhất (Suzuki & cs., 1988).
Bọ trĩ là lồi cơn trùng nhỏ bé chiều dài nhỏ hơn 0,1cm thường chích hút
nhựa cây. Lồi phổ biến, Thrips palmi Karny thường được thấy trên các loài lan
sinh trưởng ở Thái Lan. Loài bọ trĩ này là đối tượng kiểm dịch thực vật quan trọng.
Sự hiện diện của chúng trên các bó hoa cắt xuất khẩu đồng nghĩa với việc các
nước nhập khẩu sẽ từ chối chuyến hàng, hay nhất nhất yêu cầu phải xử lý khử
trùng (Yudin & cs., 1991).

Theo Cermeli & Montagne (1993), ở Venzuela thì T. palmi là một đối tượng
dịch hại nguy hiểm cản trở đến việc sản xuất khoai tây ở bang Aragua và Carbobo
làm giảm 90%, phải trồng lại khoai tây từ năm 1990-1992.
2.2.5. Đặc điểm hình thái của bọ trĩ T. palmi
Trưởng thành của cơn trùng thuộc bộ cánh tơ Thysanoptera thường có thể
phân biệt với các côn trùng khác nhờ đặc điểm cánh thon có lơng tơdài ở mép
cánh. Tuy nhiên, pha trưởng thành của nhiều lồi bọ trĩ khác khơng có cánh khi ở
8


giai đoạn sâu non. Trưởng thành bọ trĩ cũng khác với các côn trùng khác ở chỗ,
mỗi đốt bàn chân có phiến lột ra ngồi và chỉ có một hàm trên đơn ở đầu. Có 2 bộ
phụ: bộ phụ thứ nhất gồm các lồi mà con cái có máng đẻ trứng dạng cưa; ở bộ
phụ thứ 2 các loài mà cả hai giới tính có đốt bụng cuối cùng có dạng ống (Bailey,
1944)
Con cái: Con cái có mầu vàng nhạt, râu đầu có bảy đốt, đốt cuối nhỏ, đốt thứ
III của râu đầu có mầu tối ở đỉnh, đốt thứ IV và thứ V thường tối nhưngnhạt ở
gốc; cánh trước nhạt. Đốt thứ III và IV có tế bào cảm giác phân nhánh. Đầu khơng
có lơng mọc ở trước mắt đơn, một đôi lông mọc ở mắt đơn và một đôi lông nhỏ
hơn mọc ở gần mắt kép; lông sau mắt nhỏ. Mảnh lưng ngực trước có 2 đơi lơng
gốc sau, các lơng khác nhỏ, trên bề mặt có vạch ngang khơng rõ (Moritz, 1988).
Mảnh lưng ngực sau có đơi lông giữa không mọc ở mép trước, phần sau phủ bởi
các đường vân và có một đơi hốcảm giác. Vân thứ nhất của cánh trước chỉ có 2
hoặc 3 lơng ở vị trí xa tâm
nhưng có khoảng 7 lơng ở gốc; vân thứ 2 của cánh trước có một hàng lôngkhoảng
12 lông. Mép sau của lưng bụng đốt thứ VIII có một chùm lơng dài và nhỏ xếp
thành hình lược. Đốt lưng thứ IX có 2 đơi hố cảm giác; đốt thứ II có 4 lơng ở bên;
đốt lưng giữa có lơng giữa ngắn hơn khoảng cách giữagốc của chúng, và khơng
có đường vết ở giữa, các đường vết ở bên khơng mọc lơng tơ. Các mảnh bụng có
3 đơi lơng mép sau, nhưng khơng có lơng discal; mảnh lưng bên khơng có lơng tơ

nhỏ và lơng discal (Lewis, 1973).
Con đực: Tương tự như con cái, đốt lưng thứ II đơi khi chỉ có 3 đơi lơng ở
bên,đốt thứ VIII có chùm lơng ở mép sau thường khơng có ở bên; các mảnh bụng
đốt thứ III-VII mỗi đốt có vùng tuyến ngang rộng (Nagai, 1990).
Sâu non: Các loài bọ trĩ có 2 giai đoạn tuổi sâu non và 2 tuổi nhộng. Sâu non
tuổi II có thể phân biệt với sâu non của các loài khác nhờ các đường vết trên mặt
lưng, nhưng phân biệt mẫu ở giai đoạn sâu non rất khó so với pha trưởng thành.
Tiền nhộng có mầm cánh kéo dài đến đốt bụng thứ 3. Nhộng giả có mầm cánh
kéo dài đến đốt bụng thứ 8, râu đầu quặp ra phía sau theo chiều dọc cơ thể. (Brown
& cs., 1995).
9


2.2.6. Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ trĩ T. palmi
 Thời gian phát dục
Theo Lewis (1997) cho thấy, thời gian vòng đời của bọ trĩ T. palmi khi nuôi
ở nhiệt độ 15°C là 62 ngày, khi nuôi ở nhiệt độ 26°C thời gian vòng đời là 33,5
ngày và khi ni ở nhiệt độ 32°C vịng đời là 22,3 ngày. Một con cái có thể đẻ tới
200 quả trứng và có thể sống từ 10 ngày đến 1 tháng.
Kajita (1986), đã phân tích mối quan hệ giữa mật độ bọ trĩ T. palmi trên cây
cà tím hoặc trên cây ớt và tỷ lệ giao phối trong nhà được che bằng plastic ở Nhật
Bản. Tỷ lệ giao phối thấp ở trong các ơ có mật độ thấp và mật độ thấp đã ảnh
hưởng lớn tới diễn biến mật độ quần thể của bọ trĩ T. palmi trên cả hai loại cây.
Ở nhiệt độ 25°C, thời gian vòng đời của bọ trĩ T. palmi là 17,5 ngày. Vịng
đời có thể khác nhau so với các loài bọ trĩ thuộc họ Thripidae ăn thực vật khác
(Helyer & Brobyn, 1992). Cũng cùng với nhiệt độ trên, tốc độ sinh sản, tính mắn
đẻ của con cái và số lượng trứng đẻ hàng ngày đạt tối đa, số lượng trứng là 29,6
quả trứng mỗi một con cái và 3,8 quả trứng trong một ngày (Kawai, 1985).
Thời gian trước khi đẻ trứng trải qua 1-3 ngày đối với con cái không được
thụ tinh và 1-5 ngày đối với con cái được thụ tinh. Những con cái không thụ tinh

đẻ từ 1,0 đến 7,9 quả trứng trong một ngày và từ 3-164 quả trứng trong một đời
của chúng. Con cái được giao phối đẻ từ 0,8-7,3 quả trứng trong một ngày và từ
3 đến 204 quả trứng trong một đời của chúng (Lewis, 1973).
Bernardo (1991), đã theo dõi đặc tính sinh học của bọ trĩ T. palmi ở
Philippine khẳng định, độ mắn đẻ cao nhất (15,6 quả trứng) và đời của trưởng
thành dài nhất (17,4 ngày) khi nuôi chúng trên cây dưa hấu. Người ta cho rằng
đây có thể là một trong những lý do làm tăng nhanh số lượng quần thể và gây hại
to lớn trên cây dưa hấu.
Trưởng thành xuất hiện từ nhộng ở trong đất hoặc trong tàn dư lá thực vật và
chúng di chuyển tới các lá và hoa của cây ký chủ nơi mà chúng đẻ trứng trong mô
xanh ở vết rách đã gây ra bởi ống đẻ trứng của con cái. Có hai tuổi sâu non hoạt

10


động. Vịi chích hút chun hố của bọ trĩ thích ứng với việc chích hút mơ thực
vật (Lewis, 1973).
Chang (1992), đã theo dõi đặc tính sinh học của bọ trĩ T. palmi ở Đài Loan.
Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy ở Miền Nam Đài Loan bọ trĩ T. palmi cần
20-30 ngày để hồn thành vịng đời trên cây dưa chuột trong phịng thí nghiệm.
Trong điều kiện ở ruộng ngoài đồng mật độ bọ trĩ T. palmi đạt cao nhất vào tháng
12 và giữa tháng 1 (Kirk, 1987), (Morse & Zareh, 1991).
 Biến động mật độ quần thể
Trên cây ớt, trưởng thành có mật độ cao trên hoa, ngược lại sâu non có mật
độ cao trên quả, (Yudin & cs., 1991). Khoảng 50% trưởng thành và 80% sâu non
gây hại trên lá, trong khi 50% trưởng thành và 20% sâu non gây hại trên hoa và
quả, bất chấp mật độ quần thể, (Wang & Chu, 1986a). Tuy nhiên, nghiên cứu của
Hirose (1991), ở Đài Loan cho hay trên cà tím 52% số sâu non bọ trĩ gây hại trên
lá già, 36% trên lá bánh tẻ và 12% trên lá non. Mật độ quần thể bọ trĩ T. palmi
trên cà tím trước và sau khi đem trồng trong ruộng sản xuất có quan hệ thuận, theo

quan hệ này đưa ra biện pháp phịng chống có hiệu quả từ giai đoạn vườn ươm.
Ở Hawaii, Riudavets & cs. (1995) cho biết mật độ bọ trĩ T. palmi cao nhất
trên lá dưa chuột và thấp nhất trên quả. Ở Đài Loan, Race (1965) ghi nhận mật độ
bọ trĩ T. palmi hàng năm trên bí xanh đạt cao nhất vào cuối tháng 4 và 6, đỉnh cao
lần 2 vào đầu tháng 10 và 11.
Suzuki & cs. (1988), đã nghiên cứu quần thể trưởng thành của bọ trĩ T. palmi
tại 2 vùng khác nhau ở Đài Loan trên cà tím. Mật độ đạt đỉnh cao vào tháng 4 và
7 tại vùng thứ nhất, vào tháng 4, 7 và 10 tại vùng thứ 2. Mật độ quần thể cũng bị
chi phối bởi độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa và thời gian chiếu sáng. Như chúng ta đã
biết lượng mưa có ảnh hưởng tới quần thể bọ trĩ.
Cogan & Smith (1982), ghi nhận mưa đã kìm hãm quần thể bọ trĩ T. palmi ở
Guadeloupe. Mật độ của bọ trĩ T. palmi trong tháng 12 giảm xuống một cách
nhanh chóng do mưa và việc xử lý thuốc hố học giữa tháng 11. Ở Trinidad,
Crespi (1990) cho biết mức độ nhiễm của bọ trĩ bị giảm đáng kể bởi lượng mưa.
11


 Sự cạnh tranh
Kawai (1985), nghiên cứu sự cạnh tranh khác lồi giữa bọ trĩ T. palmi và rệp
muội bơng Aphis gossypii trên cà tím. Tác giả cho thấy, mật độ bọ trĩ T. palmi
giảm nhanh chóng sau khi thả rệp muội vào, mà không phụ thuộc vào quần thể
ban đầu của cả hai loài.
2.2.7. Nghiên cứu về thiên địch của bọ trĩ T. palmi
Thiên địch của bọ trĩ có 3 loài gồm bọ trĩ bắt mồi (Aeolothrips sp.) tấn cơng
sâu non và thường được tìm thấy trên hoa, Orius sp. (Hemiptera: Anthocoridae)
tấn cơng sâu non, bọ xít mắt to (Geocoris sp. thuộc bộ Hemiptera, họ Lygaeidae).
Chúng là loài thiên địch phổ biến có mật độ thấp và chúng tấn cơng nhiều lồi cơn
trùng bao gồm bọ trĩ, rệp và cả trưởng thành giòi đục lá. Ở Hawaii thiên địch của
bọ trĩ T. palmi có 5 lồi cơn trùng bắt mồi đó là bọ trĩ bắt mồi Franklinothrips
vespiformis (Craford) (Thysanoptera: Aeolothripidae) tấn cơng cả trưởng thành

và sâu non. Bọ xít bắt mồi Orius insidiosus (Say) (Hemiptera: Anthocoridae) tấn
công cả trưởng thành và sâu non. Ngồi ra cịn có bọ rùa bắt mồi Curinus
coeruleus (Mulsant) (Coleoptera: Coccinellidae), bọ xít mù bắt mồi Rhinacoa
forticornis Reuter (Hemiptera: Miridae) và bọ xít bắt mồi Paratriphleps
laevisculus Champion (Hemiptera: Anthocoridae) chúng đều tấn công cả sâu non
và trưởng thành (Morse, 1995).
Có một số triển vọng về sử dụng ong ký sinh thuộc bộ Hymenoptera để
phòng chống sinh học bọ trĩ T. palmi, Helenius (1990), đã giới thiệu việc đưa loài
ký sinh sâu non thuộc họ Eulophidae, Ceranisus sp., để phòng trừ bọ trĩ T. palmi
ở Nhật Bản. Theo Hirose (1991), đây là lý lẽ có sức thuyết phục để khám phá
nhiều hơn nữa về biện pháp sinh học để phòng chống bọ trĩ T. palmi. Sử dụng ong
ký sinh Ceranisus menes thuộc họ Eulophidae bộ cánh màng. Đây là một loài ký
sinh pha sâu non của bọ trĩ T. palmi, chúng có nguồn gốc từ Nhật Bản.
Ngồi các lồi bắt mồi, bọ trĩ cịn bị nhiều thiên địch là cơn trùng ký sinh và
các lồi vi sinh vật gây bệnh. Một trong số đó là nấm gây bệnh Beauveria
bassiana. Abe & Ikegami (2005) đã phân lập thành công 3 isolate của nấm này
12


để hạn chế sự phát triển của 5 loài bọ trĩ: F. intonsa, F. occidentalis, Thrips
coloratus, T. hawaiiensis và T. tabaci với nồng độ 106 -107 bào tử/ml.
Theo Bryan (1956) ở Trinidad đã xác định được một loài nấm gây bệnh cho
bọ trĩ T. palmi thuộc giống Hirsutella, khoảng 80% quần thể bọ trĩ T. palmi hại
trên cà tím bị nhiễm.
2.2.8. Biện pháp phòng chống bọ trĩ T. palmi
 Biện pháp hóa học
Ở Tây – Nam Nhật Bản, khi thử nghiệm trên ruộng khoai tây cho thấy loại
thuốc Carbosulfan và Prothiofos có hiệu quả nhất khi sử dụng dạng sữa phun lên
lá. Bọ trĩ T. palmi không mẫn cảm với Acephate, Phenthoate hoặc Fenitrothion,
vào thời điểm đó khơng có thuốc nào để tiêu diệt bọ trĩ, nhưng cho đến năm 1992,

Methidathion và Fenobucarb đã được sử dụng để trừ bọ trĩ (Kawai, 1985).
Ở Đài Loan, Tjosvold & Ali (1995) công bố Deltamethrin, Cypermethrin và
Flucythrinate là thuốc có hiệu quả trong phịng chống bọ trĩ T. palmi trên cà tím.
 Chất gây ngán ăn
Cho dù các giống cà tím mang tính chống bọ trĩ T. palmi được đưa vào Nhật
Bản từ các nước Đông Nam Á, nhưng rất nhiều đề tài nghiên cứu về chất gây ngán
ăn trên cà chua. Ảnh hưởng của cấu tạo chất hoá học ở lá cà chua tới sự sống của
bọ trĩ T. palmi được mô tả bởi Theunissen & cs. (1995). Trưởng thành cái sống
trong khoảng thời gian dài khi ni trên đĩa có giấy lọc ngâm vào dung dịch đường
mía có nước 3%, và ngay cả khi ni trên đĩa có giấy lọc nhúng vào dung dịch
đường Methanol chiết xuất từ lá dưa chuột và cà tím chúng vẫn sống lâu dài. Tuy
nhiên, khi Methanol chiết từ lá cà chua đưa vào đĩa thì tất cả bọ trĩ T. palmi trong
đó đều chết hết trong vòng 2 hoặc 3 ngày. Điều này chứng minh rằng hợp chất có
trong lá cà chua có khả năng gây ngán ăn đối với bọ trĩ T. palmi hơn là gây độc
(Theunissen & cs., 1995).
Mặc dù bọ trĩ T. palmi là loài đa thực nhưng ở Nhật Bản, chúng không ăn
trên cà chua. Hợp chất Chrystalline được chiết suất từ lá cà chua và được xác định
là Steroidal glycoalkaloid alpha-tomatine. Điều đó khẳng định rằng chất miễn
13


dịch ở cà chua chống bọ trĩ T. palmi được thể hiện duy nhất bởi sự có mặt của
alpha-tomatine, bởi vì bọ trĩ T. palmi khơng sử dụng thơng tin trên không để tránh
né lá cà chua (Morse, 1995).
 Biện pháp canh tác
Ở Philippine, Tjosvold & Ali (1995), tiến hành nghiên cứu hiệu quả của biện
pháp dọn sạch gốc rạ và phủ nylon lên gốc rạ để hạn chế côn trùng hại trên đậu
bị trồng sau lúa, trong đó có cả bọ trĩ T. palmi. Kết quả nghiên cứu đưa đến kết
luận biện pháp dọn sạch gốc rạ và phủ nylon lên gốc rạ có tác dụng làm cản trở
tín hiệu xác định mơi trường sống thích hợp của bọ trĩ và bọ rầy di trú.

Taylor (1984), phát hiện thấy rằng phủ nylon mầu trắng và đen trên luống
cây bầu và che xung quanh ruộng không những làm giảm quần thể bọ trĩ mà còn
làm tăng năng suất cây bầu. Thí nghiệm về phủ plastic màu trắng trong trên luống
cà tím trong nhà lưới cho thấy mật độ bọ trĩ T. palmi giảm ở mức có ý nghĩa so
với đối chứng, và mật độ tiếp tục giảm cho đến khi tháo các mảnh plastic ra.
Theo Smith & Hanson (1991), cho biết dọn sạch cỏ dại đã làm giảm mật độ
quần thể của bọ trĩ T. palmi tại Trinidad. Ông cho rằng cỏ dại có thể là ký chủ phụ
của chúng.
Nagai (1990), đã thử nghiệm các cây cỏ dại bị nhiễm bọ trĩ T. palmi trong
nhà kính khơng xử lý nhiệt để tìm kiếm cây ký chủ mùa đơng của dịch hại. Những
cỏ dại được thử nghiệm gồm: Vicia sativa, Cerastium glomeratum và Capsella
bursapastoris. Họ đã phát hiện thấy rằng ít nhất có một lứa bọ trĩ T. palmi được
sản sinh trên cỏ dại lồi V. sativa và C. glomeratum. Khơng có sự giảm mật độ
quần thể của trưởng thành trên cây V. sativa được quan sát dưới điều kiện nhiệt
độ thấp như từ -3 đến 7°C vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 2.
2.2.9. Những nghiên cứu về tính kháng thuốc của bọ trĩ T. palmi
Spirotetramat là một hoạt chất trừ sâu thuộc nhóm ketoenol mới, nổi bật với
hiệu quả lớn đối với cơn trùng chích hút, chẳng hạn như rệp và bọ phấn trắng, đặc
biệt là đối với các giai đoạn sâu non. Để đánh giá hiệu quả của loại thuốc trừ sâu
này trong việc kiểm soát Myzus persicae Sulzer, Bemisia tabaci Gennadius và
14


Thrips palmi Karny trong canh tác khoai tây, một thí nghiệm đồng ruộng đã được
phát triển. Kết quả chỉ ra rằng hiệu quả của spirotetramat ở liều lượng 0,5 và 0,6
L/ha là chấp nhận được trên ba loài dịch hại theo tiêu chuẩn được sử dụng. Tương
tự như vậy, người ta nhận thấy rằng loại thuốc trừ sâu mới này hơi có hại đối với
các chất kích thích sinh học có liên quan đến dịch hại, vì sự hiện diện của nó cho
thấy ít thay đổi trước và sau khi sử dụng thuốc trừ sâu ở ba liều lượng. 6 L/ha là
chấp nhận được đối với ba loài dịch hại đối với tiêu chuẩn được sử dụng (Elizondo

Silva & Murguido Morales, 2010).
Hirose (1991) ghi nhận thời điểm xử lý thuốc có hiệu quả nhất là vào buổi
sáng hoặc buổi chiều. Thuốc Abamectin có hiệu quả trong phịng trừ bọ trĩ
Scirtothrips citri nhưng về sau dần mất hiệu lực do xuất hiện tính quen thuốc.
Thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh vật Bacillus thuringensis dạng dầu có hiệu quả
phịng chống bọ trĩ F. occidentalis do làm nghẹt thở và hoạt động trực tiếp của vi
khuẩn gây độc. Dầu khoáng pha với thuốc trừ sâu được báo là rất hiệu quả phòng
chống bọ trĩ.
Thử nghiệm sinh học thuốc trừ sâu đã được thực hiện với thuốc diệt côn
trùng hoạt chất λ-cyhalothrin (thuốc Caratrax® 5EC; hoạt chất fipronil (thuốc
Regency 20SC); hoạt chất acetamiprid (thuốc Caprid20SL); hoạt chất αcypermethrin (thuốc Fastac® 5EC); hoạt chất abamectin (thuốc Cure 1.8EC);
hoạt chất cypermethrin + hoạt chất profenaphos (thuốc Cypro® 440EC); hoạt chất
diafenthiuron (thuốc Peagastar® 50EC); hoạt chất dimethoate, hoạt chất
imidacloprid (thuốc Protector® 35SC); hoạt chất chlorfenapyr (thuốc Pirate®
35SC); và hoạt chất thiodicarb (thuốc Thiolarv® 37.5L). Những loại thuốc diệt
côn trùng này được sử dụng phổ biến nhất để kiểm soát T. palmi ở Trinidad và
Tobago. Tất cả các loại thuốc diệt côn trùng được chọn đã được pha trộn theo quy
định trên nhãn của nhà sản xuất. Năm dung dịch pha loãng nối tiếp (10−1 đến
10−5 ) và một đối chứng (nước) đã được thực hiện cho từng loại và được dán nhãn
thích hợp (Paul & Khan, 2019).

15


×