Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác than của mỏ vàng danh đến chất lượng môi trường nước mặt sông vàng danh, thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------

NGUYỄN THANH NAM

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN
CỦA MỎ VÀNG DANH ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
SÔNG VÀNG DANH, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------

NGUYỄN THANH NAM

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN
CỦA MỎ VÀNG DANH ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
SÔNG VÀNG DANH, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Phạm Thị Thu Hà



Hà Nội – 2018
Hà Nội - 2017 CẢM ƠN


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến giảng
viên TS Phạm Thị Thu Hà đã quan tâm, tận tình hướng dẫn học viên trong suốt quá
trình thực hiện luận văn này.
Em xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa môi trường, Bộ môn Sinh thái môi
trường đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích để phục vụ công tác và đã tạo
điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này, nhất là đi thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh,
Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Ninh, UBND phường Vàng Danh, ban lãnh
đạo Công ty CP than Vàng Danh-Vinacomin, Công ty TNHH 1TV Môi trườngTKV, Công ty CP Tin học, Công nghệ, Môi trường-Vinacomin đã tạo điều kiện
giúp đỡ và cho phép em được sử dụng một phần các tài tiệu, số liệu từ các báo cáo,
dự án liên quan trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này.
Cuối cùng em bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè trong và ngoài trường
cũng như đồng nghiệp luôn động viên giúp đỡ tôi hoàn thành tốt nghiên cứu của mình.
Do trình độ chuyên môn và điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên
luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp để em hoàn thành luận văn được
tốt hơn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018


Học viên

Nguyễn Thanh Nam


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 3
1.1. Khái quát chung về hiện trạng hoạt động khai thác than của các mỏ than vùng
Đông Triều-Uông Bí................................................................................................ 3
1.1.1. Về công tác mở vỉa......................................................................................... 6
1.1.2. Về hệ thống khai thác [26]............................................................................. 6
1.1.3. Tác động nước thải mỏ .................................................................................. 7
1.1.4. Về hiện trạng đổ thải đất đá......................................................................... 10
1.2. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu........................................................... 10
1.2.1. Đặc điểm về địa hình [48] ........................................................................... 10
1.2.2. Đặc điểm về khí tượng [47] ......................................................................... 11
1.2.3. Chế độ thủy văn, dòng chảy ......................................................................... 13
1.3. Đặc điểm kinh tế-xã hội phường Vàng Danh .................................................. 14
1.3.1. Nông, lâm nghiệp [62] ................................................................................. 14
1.3.2. Tiểu thủ công nghiệp[62]............................................................................. 14
1.3.3. Dân cư, lao động [62] ................................................................................. 15
1.3.4. Y tế, giáo dục[62] ........................................................................................ 15
1.3.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng[62] ......................................................................... 15
1.4. Khái quát chung về hoạt động khai thác than của mỏ than Vàng Danh ........... 16
1.4.1. Tóm tắt lịch sử mỏ than Vàng Danh [71] ..................................................... 16
1.4.2. Tóm tắt tình hình khai thác mỏ than Vàng Danh [71] .................................. 17
1.4.3. Tác động do các hoạt động sản xuất than đến môi trường ........................... 20

CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...................................................................................................... 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 29
2.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 29
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 30


2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 30
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu lịch sử............................................. 30
2.4.2. Phương pháp quan trắc chất lượng nước ngoài thực địa ............................. 30
2.4.3. Phương pháp kế thừa................................................................................... 32
2.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng Thí nghiệm ......................................... 33
2.4.5. Phương pháp phỏng vấn .............................................................................. 33
2.4.6. Phương pháp chuyên gia ............................................................................. 33
2.4.7. Phương pháp tổng hợp, xử lí số liệu ............................................................ 33
CHƯƠNG 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 35
3.1. Các nguồn nước xả thải vào sông Vàng Danh ................................................. 36
3.1.1. Nước thải sinh hoạt nhà ăn ATC .................................................................. 37
3.1.2. Nước mưa chảy tràn khu vực xưởng chế biến than....................................... 37
3.1.3. Nước thải sinh hoạt khu dân cư ................................................................... 37
3.2. Diễn biến môi trường nước mặt khu vực mỏ Vàng Danh ................................ 37
3.3. Chất lượng nước thải của mỏ Vàng Danh và chất lượng nước sau xử lý của
Trạm XLNT Vàng Danh........................................................................................ 43
3.3.1. Chất lượng nước thải mỏ Vàng Danh trước xử lý và sau xử lý tại trạm XLNT
Vàng Danh năm 2015 và 2016 [31] ...................................................................... 43
3.3.2. Hiện trạng chất lượng nước thải mỏ Vàng Danh trước và sau xử lý............. 48
3.4. Chất lượng nước mặt sông Vàng Danh ........................................................... 51
3.4.1. Chất lượng nước mặt sông Vàng Danh các năm 2015 và 2016 .................... 51
3.4.2. Chất lượng nước mặt sông Vàng Danh trước và sau xử lý trong quá trình thu
khảo sát lấy mẫu viết luận văn............................................................................... 55

3.4.3. Chất lượng nước mặt sông Vàng Danh tại trạm Bảo vệ của mỏ Vàng Danh từ
các năm 2013÷2016 .............................................................................................. 59
3.4.4. Đánh giá chất lượng nước mặt sông Vàng Danh theo chỉ số chất lượng nước
WQI của Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường............................... 63
3.5. Các ảnh hưởng đối với chất lượng nước mặt sông Vàng Danh........................ 66
3.5.1. Ảnh hưởng mưa cuốn trôi bùn đất trên đường vận chuyển xuống sông Vàng


Danh ..................................................................................................................... 67
3.5.2. Ảnh hưởng do thiên tai, bão lũ..................................................................... 68
3.5.3. Ảnh hưởng do hoạt động xả nước thải ......................................................... 68
3.6. Khả năng tiếp nhận nước thải mỏ Vàng Danh sau khi được xử lý tại trạm
XLNT Vàng Danh của sông Vàng Danh................................................................ 69
3.6. Đề xuất giải pháp giảm thiểu đến chất lượng nước mặt sông Vàng Danh........ 72
3.6.1. Giải pháp giảm thiểu do ảnh hưởng mưa cuốn trôi bùn đất ......................... 72
3.6.2. Giải pháp giảm thiểu do ảnh hưởng sạt lở, xây dựng kè sông ...................... 72
3.6.3. Giải pháp giảm thiểu do ảnh hưởng hoạt động xả nước thải........................ 72
KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 77
PHỤ LỤC KÈM THEO......................................................................................... 83


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Bảng thông tin một số mỏ than hầm lò vùng Đông Triều-Uông Bí [28] ...3
Bảng 1.2. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng từ năm 2011÷ 2015(oC) khu vực
Đông Triều-Uông Bí.............................................................................................. 11
Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình các tháng giai đoạn 2011-2015 (mm) khu vực
Đông Triều - Uông Bí............................................................................................ 12
Bảng 1.4. Dòng chảy năm và tổng lượng dòng chảy năm sinh ra trên các tiểu lưu
vực Đông Triều –Uông Bí......................................................................................14

Bảng 1.5.Toạ độ ranh giới mỏ than Vàng Danh.....................................................17
Bảng 1.6. Thông số kỹ thuật của trạm XLNT[33] ...................................................27
Bảng 1.7. Danh mục thiết bị giám sát ....................................................................27
Bảng 2.1. Phương pháp đo nhanh một số chỉ tiêu tại hiện trường.......................... 31
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm .................31
Bảng 3.1. Tọa độ vị trí lấy mẫu nước mặt sông Vàng Danh ...................................35
Bảng 3.2. Kết quả phân tích mẫu nước thải ........................................................... 48
Bảng 3.3. Tọa độ vị trí lấy mẫu nước mặt sông Vàng Danh ...................................55
Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt............................... 56
Bảng 3.5. Kết quả tổng hợp độ pH có trong nước mặt sông Vàng Danh tại khu vực
trạm Bảo vệ từ năm 2013÷2016 [40][41][42][43] ................................................59
Bảng 3.6. Kết quả tổng hợp hàm lượng TSS có trong nước mặt sông Vàng Danh tại
khu vực trạm Bảo vệ từ năm 2013÷2016[40][41][42][43] ....................................60
Bảng 3.7. Kết quả tổng hợp hàm lượng COD có trong nước mặt sông Vàng Danh
tại khu vực trạm Bảo vệ từ năm 2013÷2016 [40][41][42][43] .............................. 61
Bảng 3.8. Kết quả tổng hợp hàm lượng Fe có trong nước mặt sông Vàng Danh tại
khu vực trạm Bảo vệ từ năm 2013÷2016[40][41][42][43] ....................................62
Bảng 3.13. Sự gia tăng mực nước tại nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý vào mùa
mưa của Trạm XLNT Vàng Danh ..........................................................................69
Bảng 3.13. Sự gia tăng mực nước tại nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý vào mùa
khô của Trạm XLNT Vàng Danh............................................................................69


Bảng 3.15. Giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm quy định ...................................70
Bảng 3.16. Tải lượng chất ô nhiễm từ nước thải ....................................................70
Bảng 3.17. Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận ........................ 71
Bảng 3.18. Tải lượng chất ô nhiễm từ nước thải ....................................................71
Bảng 3.19. Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn tiếp nhận ............................. 71



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các mỏ than trong vùng than Đông Triều-Uông Bí [28] .......................... 4
Hình 1.2. Trạm XLNT Vàng Danh ........................................................................... 7
Hình 1.3. Sơ đồ XLNT mỏ........................................................................................ 8
Hình 1.4. Vị trí một số trạm XLNT mỏ trong vùng [24] ........................................... 9
Hình 1.5. Thành phố Uông Bí theo quy hoạch đến năm 2030 [48]......................... 10
Hình 1.6. Diễn biến nhiệt độ trung bình giai đoạn 2011-2015 vùng Đông Triều
Uông Bí tại trạm Uông Bí (oC) .............................................................................. 11
Hình 1.7. Diễn biến lượng mưa trung bình giai đoạn 2011-2015 vùng Đông Triều
Uông Bí tại trạm Uông Bí (mm)............................................................................. 12
Hình 1.8. Trụ sở UBND phường Vàng Danh ......................................................... 15
Hình 1.9. Sơ đồ khai thác than kèm dòng thải của mỏ than Vàng Danh [13] ......... 17
Hình 1.10. Kè đá chân bãi thải và trồng cây tại mỏ Vàng Danh [18] .................... 20
Hình 1.11. Kho lưu giữ CTNH [19] ....................................................................... 21
Hình 1.12. Sơ đồ thu gom nước thải về Trạm XLNT Vàng Danh............................ 22
Hình 2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài (nước sông Vàng Danh đoạn chảy qua
khu vực mỏ than Vàng Danh) ................................................................................ 29
Hình 2.2. Lấy mẫu nước mặt sông Vàng Danh và nước thải của mỏ Vành Danh ... 32
Hình 3.1. Sông Vàng Danh mùa mưa.................................................................... 36
Hình 3.2. Sông Vàng Danh mùa khô ...................................................................... 36
Hình 3.3. Nhánh suối Vàng Danh chảy về phía cầu Nhị Long................................ 39
Hình 3.4. Biểu đồ mô tả diễn biến nước mặt trong khu vực từ năm 2007-2011[22]40
Hình 3.5. Sông Vàng Danh đoạn trạm XLNT Vàng Danh ...................................... 41
Hình 3.6. Hiện trạng môi trường năm 2008 khu vực dự án [13] ............................ 42
Hình 3.7. Biểu đồ mô tả diễn biến độ pH năm 2015 [30] ....................................... 44
Hình 3.8. Biểu đồ mô tả diễn biến độ pH năm 2016 [30] ....................................... 44
Hình 3.9. Biểu đồ mô tả diễn biến TSS năm 2015 [30] .......................................... 45
Hình 3.10. Biểu đồ mô tả diễn biến TSS năm 2016 [30]......................................... 45
Hình 3.11. Biểu đồ mô tả diễn biến hàm lượng Fe năm 2015 [30]......................... 46



Hình 3.12. Biểu đồ mô tả diễn biến hàm lượng Fe năm 2016 [30]......................... 46
Hình 3.13. Biểu đồ mô tả diễn biến hàm lượng Mn năm 2015 [30]........................ 47
Hình 3.14. Biểu đồ mô tả diễn biến hàm lượng Mn năm 2016 [30]........................ 47
Hình 3.15. Lấy mẫu nước thải tại khu Vàng Danh ................................................. 49
Hình 3.16. Lấy mẫu nước tại bể điều lượng khu Cánh Gà ..................................... 49
Hình 3.17. Vị trí lấy mẫu nước thải của mỏ Vàng Danh ........................................ 50
Hình 3.18. Biểu đồ mô tả diễn biến độ pH năm 2015 [42] ..................................... 51
Hình 3.19. Biểu đồ mô tả diễn biến mô tả diễn biến độ pH năm 2016 [43] ............ 51
Hình 3.20. Biểu đồ mô tả diễn biến hàm lượng TSS năm 2015[42]........................ 52
Hình 3.21. Biểu đồ mô tả diễn biến hàm lượng TSS năm 2016[43]........................ 52
Hình 3.22. Biểu đồ mô tả diễn biến hàm lượng Fe năm 2015[42].......................... 53
Hình 3.23. Biểu đồ mô tả diễn biến hàm lượng Fe năm 2016[43].......................... 53
Hình 3.24. Biểu đồ mô tả diễn biến hàm lượng COD năm 2015[42]...................... 54
Hình 3.25. Biểu đồ mô tả diễn biến hàm lượng COD năm 2016[43]...................... 54
Hình 3.26. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước mặt sông Vàng Danh ................................... 58
Hình 3.27. Biểu đồ mô tả diễn biến độ pH từ năm 2013÷2016[40][41][42][43] ... 59
Hình 3.28. Biểu đồ mô tả diễn biến hàm lượng TSS từ năm 2013÷2016
[40][41][42][43] .................................................................................................. 60
Hình

3.29.

Biểu

đồ



tả


diễn

biến

hàm

lượng

COD

từ

năm

2013÷2016[40][41][42][43] ................................................................................. 61
Hình 3.30. Biểu đồ mô tả diễn biến hàm lượng Fe từ năm 2013÷2016
[40][41][42][43] .................................................................................................. 62
Hình 3.31. Biểu đồ mô tả diễn biến giá trị WQI từ năm 2013÷2016....................... 66
Hình 3.32. Tuyến đường Nguyễn Văn Cừ đoạn gần nhà máy tuyển Khe Thần ....... 67
Hình 3.33. Nước thải sinh hoạt của các hộ dân sinh sống ven sông Vàng Danh .... 69
Hình 3.34. Sạt lở sông Vàng Danh......................................................................... 72
Hình 3.35. Nước thải mỏ trước khi xử lý năm 2008 ............................................... 73
Hình 3.36. Nước thải mỏ sau khi xử lý năm 2016 .................................................. 73
Hình 3.37. Thượng nguồn sông Vàng Danh năm 2008 .......................................... 74
Hình 3.38. Thượng nguồn sông Vàng Danh năm 2016 .......................................... 74


KÝ HIỆU VIẾT TẮT


BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CP

: Cổ phần

CTNH

: Chất thải nguy hại

CTR

: Chất thải rắn

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

NTSH

: Nước thải sinh hoạt

QCVN


: Quy chuẩn Việt Nam

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TKV

: Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam

TNHH 1TV

: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

ThS

: Thạc sĩ

TS

: Tiến sĩ

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng


UBND

: Ủy ban nhân dân

VITE

: Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường-Vinacomin

XLNT

: Xử lý nước thải


MỞ ĐẦU

Việc khai thác than đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tạo nhiều công
việc cho người lao động, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, quá trình khai thác than đã làm thay đổi môi trường xung quanh, gây ô
nhiễm môi trường đất, nước và không khí trở thành những vấn đề bức xúc.
Mỏ than Vàng Danh là đơn vị khai thác than hầm lò lớn của Tập đoàn Công
nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), mỏ than có địa phận hành chính thuộc
phường Vàng Danh, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đầu nguồn sông Vàng
Danh, được khai thác than từ thời Pháp thuộc với chính sách vơ vét tài nguyên nên
môi trường khu vực mỏ bị suy thoái, nước mặt sông Vàng Danh. Từ thực tế đó,
công tác BVMT đã được mỏ than Vàng Danh đặc biệt coi trọng, sản xuất xanh đã
trở thành chiến lược giúp mỏ Vàng Danh phát triển bền vững. Giải pháp bảo vệ
nguồn nước mặt sông Vàng Danh, bằng cách xử lý triệt để nước thải mỏ theo công
nghệ của Đức tại trạm XLNT Vàng Danh (đưa vào vận hành năm 2015), nước sau
xử lý đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (cột A) trước khi xả thải vào sông
Vàng Danh góp phần tích cực phục hồi lại môi trường nước mặt đang bị ô nhiễm,

khẳng định mục tiêu xuyên suốt phát triển xanh-bền vững.
Vùng Uông Bí ngoài giàu tiềm năng tài nguyên, khoáng sản về than đá, đá
vôi, rừng...còn là khu du lịch tâm linh với nhiều danh thắng di tích quốc gia như
chùa Yên Tử, chùa Ba Vàng, hệ thống đền thờ vua Trần...cần được giữ gìn, lưu
truyền qua các thế hệ.
Hoạt động sản xuất tại mỏ than tác động tiêu cực đến môi trường đất, nước,
không khí, thải ra đất đá thải, CTR thông thường, CTNH. Nhằm giảm những tác
động xấu đến môi trường không khí, đất và nước do tác động tiêu cực của hoạt động
khai thác than, công tác BVMT đã được mỏ than Vàng Danh đặc biệt coi trọng,
trong đó tập trung vào các lĩnh vực: xử lý CTR, CTNH, xử lý khí bụi và nước thải
hầm lò. Đặc thù của mỏ than khai thác hầm lò, đất đá thải là nhỏ, khí bụi thải nhỏ.

1


Tuy nhiên, nước thải mỏ lại khá lớn, có chứa các thành phần gây ô nhiễm môi
trường như pH thấp, TSS, Fe, Mn cao...Nước thải mỏ than chưa qua xử lý thải vào
sông Vàng Danh từ thời Pháp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm dòng sông Vàng
Danh. Việc xử lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nước thải mỏ góp phần giảm thiểu
những tác động từ khai thác than đến môi trường vừa có khả năng phục hồi nước
mặt sông Vàng Danh vừa cụ thể hóa chủ trương, chiến lược của TKV về hiện đại
hóa các mỏ than hầm lò, phấn đấu xây dựng “Mỏ hiện đại - mỏ xanh, sạch, đẹp mỏ an toàn - mỏ ít người”.
Từ thực tế trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Đánh giá ảnh hưởng hoạt
động khai thác than của mỏ Vàng Danh đến chất lượng môi trường nước mặt
sông Vàng Danh, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” với kỳ vọng những nội
dung nghiên cứu này là những tư liệu hữu ích góp phần giúp mỏ than Vàng Danh, các
mỏ than vùng Đông Triều - Uông Bí có các giải pháp hài hòa giữa sản xuất đi đôi với
BVMT nhằm quản lý và sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên thiên nhiên cũng như
bảo vệ nguồn lợi sinh vật, bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội về nhiều mặt của cộng đồng địa phương.


2


CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Khái quát chung về hiện trạng hoạt động khai thác than của các mỏ than
vùng Đông Triều-Uông Bí
Vùng Đông Triều-Uông Bí có trữ lượng than lớn, chất lượng than tốt, giá trị
cao. Các mỏ than có công nghệ và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, hiện đại,
khai thác với sản lượng hầm lò từ 2,0 triệu tấn/năm trở lên bao gồm như mỏ: Mạo
Khê (2,4 triệu tấn), mỏ Nam Mẫu (2,3 triệu tấn), mỏ Vàng Danh (3,5 triệu tấn), còn
lại sản lượng khai thác dưới 1,0 triệu tấn/năm. Một số thông tin cơ bản về các đơn
vị sản xuất than vùng Đông Triều - Uông Bí như sau [28]:
Bảng 1.1. Bảng thông tin một số mỏ than hầm lò vùng Đông Triều-Uông Bí [28]

Trữ
TT

Tên mỏ than

lượng
(103tấn)

Công
suất theo
thiết kế
3

(10 tấn)


Độ sâu
khai
thác
theo
thiết kế

Năng lực
sản xuất
hiện nay
(103 tấn)

1

Mỏ Vàng Danh

122. 448

1.500

-150

3.500

2

Mỏ Mạo Khê

96 .974


1.600

-150

2.400

3

Mỏ Hồng Thái

6 539

1.100

+30

1.232

4

Mỏ Tràng Bạch

35. 756

1.200

-150

371


6

Mỏ Nam Mẫu

101. 491

900

+125

2.300

37 .831

1600

+131

685

7

Mỏ Đồng Vông
(cả Bắc Đồng Vông)

8

Vietmindo (Uông Thượng)

650


9

Mỏ Khe Chuối - Hồ Thiên

18. 095

800

+100

520

10

Mỏ Đồng Rì

47. 404

800

+150

800

11

Mỏ Quảng La

25 .822


150

+40

130

3


mỏ than
Vàng Danh

sông
Vàng Danh

Hình 1.1. Các mỏ than trong vùng than Đông Triều-Uông Bí [28]
4


Sản lượng than sản xuất tại vùng Đông Triều-Uông Bí như sau(1):
1) Mỏ Vàng Danh
Sản lượng mỏ: Năm 2015 đạt 3.500 ngàn tấn; năm 2020 đạt 4.100 ngàn tấn;
năm 2025 đạt 5.300 ngàn tấn; năm 2030 đạt 6.250 ngàn tấn.
2) Mỏ Mạo Khê
Sản lượng mỏ: Năm 2015 đạt 2.050 ngàn tấn; năm 2020 đạt 2.400 ngàn tấn;
năm 2025 đạt 2.500 ngàn tấn; năm 2030 đạt 2.500 ngàn tấn.
3) Mỏ Hồng Thái
Sản lượng mỏ: Năm 2015 đạt 1.232 ngàn tấn; năm 2020 đạt 1.060 ngàn tấn.
4) Mỏ Tràng Bạch

Sản lượng mỏ: Năm 2015 đạt 435 ngàn tấn; năm 2020 đạt 1.200 ngàn tấn và
duy trì công suất.
5) Mỏ Đông Tràng Bạch
Sản lượng mỏ: Năm 2015 đạt 371 ngàn tấn; năm 2020 đạt 1.020 ngàn tấn;
năm 2025 đạt 1.230 ngàn tấn; năm 2030 đạt 1.220 ngàn tấn.
6) Mỏ Nam Mẫu
Sản lượng mỏ: Năm 2015 đạt 2.300 ngàn tấn; năm 2020 đạt 3.000 ngàn tấn;
năm 2025 đạt 4.500 ngàn tấn; năm 2030 đạt 5.500 ngàn tấn.
7) Mỏ Đồng Vông
Sản lượng mỏ: Năm 2015 đạt 685 ngàn tấn; năm 2020 đạt 850 ngàn tấn; năm
2025 đạt 1.100 ngàn tấn và năm 2030 đạt 600 ngàn tấn.
8) Mỏ Vietmindo (Uông Thượng)
Sản lượng mỏ: Các năm từ 2015 - 2030 đều đạt 650 ngàn tấn.
9) Mỏ Khe Chuối - Hồ Thiên
Sản lượng mỏ: Năm 2015 đạt 520 ngàn tấn; năm 2020 đạt 750 ngàn tấn; năm
2025 đạt 800 ngàn tấn; năm 2030 đạt 1 000 ngàn tấn.
10) Mỏ Đồng Rì
Sản lượng mỏ: Năm 2015 đạt 800 ngàn tấn; năm 2020 đạt 900 ngàn tấn; năm
1

Trích “Đánh giá môi trường chiến lược Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm
2020, có xét triển vọng đến năm 2030”

5


2025 đạt 1.090 ngàn tấn; năm 2030 đạt 1.200 ngàn tấn.
11) Mỏ Quảng La
Sản lượng mỏ: Năm 2015 đạt 130 ngàn tấn; năm 2020, năm 2025 đều đạt 550
ngàn tấn; năm 2030 đạt 500 ngàn tấn.

12) Mỏ Nam Tràng Bạch
Sản lượng mỏ: Năm 2015 đạt 120 ngàn tấn; năm 2020 đạt 700 ngàn tấn; năm
2025 đạt 1.000 ngàn tấn; năm 2030 đạt 1.500 ngàn tấn.
1.1.1. Về công tác mở vỉa
- Mở vỉa lò bằng: các mỏ Hồng Thái, Đồng Rì, Khe Chuối-Hồ Thiên, Đồng
Vông (cả Bắc Đồng Vông-Tân Dân), Quảng La...
- Mở vỉa giếng nghiêng: các mỏ Mạo Khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Tràng
Bạch…
- Chuẩn bị khai thác theo phương pháp khấu dật lò chợ tầng được áp dụng là
phổ biến: các mỏ Hồng Thái, Nam Mẫu, Đồng Vông, Đồng Rì, Vàng Danh…
1.1.2. Về hệ thống khai thác [26]
- Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ khấu theo chiều dốc bằng
khoan nổ mìn với chiều cao khấu 1,4 - 2,2m chống lò bằng cột thuỷ lực đơn (vỉa
dốc dưới 350), chống lò bằng giá thuỷ lực di động (vỉa dốc dưới 45o) chiếm khoảng
40-60%. Công nghệ này hiện đang áp dụng rộng rãi tại các mỏ như mỏ Mạo Khê,
Nam Mẫu, Vàng Danh… Trong những năm gần đây đã đạt được các chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật. Mức độ an toàn cho người lao động cao.
- Hệ thống khai thác chia lớp ngang nghiêng chống bằng giá thuỷ lực di
động, khấu than bằng khoan nổ mìn áp dụng cho các vỉa có góc dốc trên 45, chiều
dày trung bình từ lớn hơn 5m, điều khiển đá vách bằng phương pháp phá hoả toàn
phần. Khi vỉa dày trên 10m, hệ thống bố trí thêm một lò bên vách. Hiện đang áp
dụng rộng rãi tại các mỏ như mỏ Nam Mẫu, Vàng Danh…Chiếm khoảng 15-20%.
- Hệ thống khai thác cột dài theo phương chống giữ lò chợ bằng giá khung di
động, khấu than bằng phương pháp khoan nổ mìn, điều khiển đá vách bằng phương
pháp phá hoả toàn phần, áp dụng cho vỉa có chiều dày từ 2,5 - 6,5m, góc dốc đến 35o.
Công nghệ này hiện đang áp dụng rộng rãi tại các mỏ như mỏ Nam Mẫu, Vàng
6


Danh…chiếm khoảng 20-25%.

1.1.3. Tác động nước thải mỏ
Nước thải mỏ gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ thống sông, suối, hồ, khu vực
ven biển như gây bồi lấp, làm mất nguồn thủy sinh, suy giảm chất lượng nước[1]...
Do tác động tích lũy, trong đó phải kể đến tác động của hoạt động khai thác than
trái phép trong một thời gian dài dẫn đến một số hồ thủy lợi, sông suối vùng Quảng
Ninh đã bị chua hóa. Theo kết quả phân tích nhiều năm của VITE và Trung tâm
Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh, nước thải mỏ tại Quảng Ninh nói
chung và vùng Đông Triều - Uông Bí nói riêng chủ yếu bị ô nhiễm bởi 4 yếu tố: pH
thấp, hàm lượng cặn lơ lửng cao, sắt và mangan cao cần phải xử lý trước khi thải ra
môi trường tiếp nhận [4].

Hình 1.2. Trạm XLNT Vàng Danh
Hiện tại, nước thải các mỏ than của TKV trong khu vực, trong đó có mỏ than
Vàng Danh đều thu gom về hầm bơm (đối với hầm lò) hoặc moong lộ thiên sau đó
được bơm lên (bể điều lượng nhằm ổn định lưu lượng nước thải đầu vào) hệ thống
xử lý nước thải để xử lý đạt quy chuẩn theo quy định [51] trước khi thải ra môi
trường.
Sơ đồ xử lý nước thải mỏ như sau:
7


PAC, PAM

Hình 1.3. Sơ đồ XLNT mỏ [32]
8


1. Trạm XLNT Vàng Danh 3.000 m3/h

5


2. Trạm XLNT Mạo Khê 3.000 m3/h
3. Trạm XLNT Nam Mẫu 550 m3/h
4. Trạm XLNT Tràng Khê 1.200 m3/h
5. Trạm XLNT Đồng Rì 25 m3/h

3
1

2

4

Hình 1.4. Vị trí một số trạm XLNT mỏ trong vùng [24]
9


1.1.4. Về hiện trạng đổ thải đất đá
Vùng Đông Triều - Uông Bí [2] chủ yếu là khai thác than hầm lò, hiện nay chỉ
còn Công ty than Mạo Khê và Công ty CP than Vàng Danh khai thác lộ vỉa với quy mô
nhỏ, khối lượng đất đá đổ thải hiện nay khoảng 4 triệu m3/năm chủ yếu đổ thải bãi thải
trong vào các vị trí đã khai thác, không đổ thải bãi thải ngoài nên cơ bản an toàn, không
ảnh hưởng trực tiếp đến dân cư, có thể cải tạo phục hồi môi trường từng bước trong quá
trình đổ thải.
1.2. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.2.1. Đặc điểm về địa hình [48]
Khu vực thuộc phần Đông Nam của dãy núi Bảo Đài - Yên Tử, địa hình cao ở
phía bắc khu mỏ và thấp dần về phía nam. Đỉnh cao nhất là đỉnh Bảo Đài cao trên
900m. Các núi có sườn dốc trung bình đến dốc và rất dốc có thể phân loại các dạng
địa hình:


Hình 1.5. Thành phố Uông Bí theo quy hoạch đến năm 2030 [48]
- Địa hình dốc và rất dốc: Bề mặt địa hình lộ các lớp đá cuội kết, sạn kết xen các
lớp cát kết không chứa than, phân bố ở độ cao từ 500m đến 900m tạo thành những vách
núi dốc và rất dốc phân bố ở phía bắc của khu vực dự án.
- Địa hình dốc trung bình, trong đó có phần diện lộ các vỉa than: Từ đứt gãy F.13
đến đứt gãy F.2. Đá lộ chủ yếu các đá cát kết, bột kết, sét kết và các vỉa than phân bố ở
độ cao từ +150m đến 500m, chiếm 80% diện tích khu vực dự án. Địa hình có dạng bậc
thang, sườn núi thoải hơn.
10


- Địa hình thoải: Bao gồm các lớp đá thuộc phần móng của hệ tầng Hòn Gai như:
đá phiến xêrixit - thạch anh, quắczit, được phân bố ở độ cao từ +150m đến +100m. Loại
địa hình này tương đối bằng phẳng thường là những thung lũng ở phía nam và lưu vực
của suối A,B.
1.2.2. Đặc điểm về khí tượng [47]
1.2.2.1. Nhiệt độ không khí
Kết quả theo dõi diễn biến nhiệt độ không khí trong nhiều năm cho thấy đặc
điểm khí hậu khu vực rõ nét nhất là sự thay đổi khác biệt giữa mùa Đông và mùa Hè
trong năm. Nhiệt độ không khí trong khu vực bình quân nhiều năm như sau:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 23,8oC
- Nhiệt độ cao tuyệt đối: 39oC
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 8 oC
Bảng 1.2. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng từ năm 2011÷ 2015(oC) khu vực
Đông Triều-Uông Bí
Tháng
Năm

1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Trung
bình năm

2011

12,8 16,4 16,4 22,5 26 28,9 28,9 28,1 27,2 24,1 23,3 17


22,6

2012

14,4 15,5 19,2 24,8 28,4 29,1 28,6 28,3 27,1 25,6 22,7 18,8

23,5

2013

15,3 13,2 20 24,1 26,5 27,6 28,5 27,8 27,6 26,8 21,5 18,2

23,1

2014

16,5 17,4 22,5 23,6 25,7 29,1 26,5 28,3 27,5 25,7 22,6 18,1

23,6

2015

17,3 19,2 20,6 22,8 27,3 29,4 29,9 27,7 27,8 25,3 21,7 19,1

24

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Uông Bí - Quảng Ninh)

Hình 1.6. Diễn biến nhiệt độ trung bình giai đoạn 2011-2015 vùng Đông Triều Uông Bí
tại trạm Uông Bí (oC)

11


1.2.2.2. Lượng mưa
Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10 với lượng mưa cao nhất tập trung vào khoảng
tháng 6 đến tháng 9 thấp nhất vào khoảng tháng 12 tháng 1 và 2.
+ Lượng mưa trung bình năm cao nhất: 2.061,4 mm.
+ Lượng mưa trung bình cao nhất vào tháng 6 đến tháng 8.
+ Lượng mưa trung bình ít nhất vào tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình các tháng giai đoạn 2011-2015 (mm) khu vực Đông
Triều - Uông Bí
Tháng/Năm

2011

2012

2013

2014

2015

1

2,7

41,7

30


2,5

40

2

14,8

15

17,7

32,3

43

3

60,4

34

141

76,5

26,6

4


35,7

98,2

127

135

19,6

5

199,1

434,9

225

61,1

215

6

289,2

121,9

390


421

216,6

7

318,6

425,9

651,8

487,2

1412

8

356,2

348

501

469

549

9


389,3

162,7

456

322

515

10

107,6

397,8

31,2

125

278

11

10,7

58

159


30,1

46

12

29,5

3,9

35,5

58

2,8

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Uông Bí - Quảng Ninh)

Hình 1.7. Diễn biến lượng mưa trung bình giai đoạn 2011-2015 vùng Đông Triều Uông Bí tại trạm Uông Bí (mm)
12


1.2.3. Chế độ thủy văn, dòng chảy
1.2.3.1. Đặc điểm thủy văn
Trong phạm vi khu mỏ

(2)

không có sông lớn và hồ chứa nước, nhưng có hệ


thống các suối nhỏ chảy qua trong đó gồm 2 suối chính là suối A và suối C đều bắt
nguồn từ núi Bảo Đài ở phía Bắc chạy theo hướng Bắc – Nam xuyên qua địa hình các
vỉa than rồi nhập lại thành một con suối lớn (gọi là sông Vàng Danh) và chạy về phía
Nam ra sông Uông Bí.
- Suối A đoạn chảy trong địa tầng than có nhiều suối nhánh: Bên hữu ngạn có 3
nhánh chảy từ các đồi cao xuống theo hướng Đông Nam hoặc Đông. Suối khô là con
suối “Xây” có nước chảy thường xuyên, lưu lượng của nó tại đập Bảo Đài lớn nhất là
559.432 lít/giây, nhỏ nhất là 3.594 lít/giây. Hiện nay đã được xây kè dọc suối nên có
nước chảy liên tục. Bên tả ngạn có suối B chảy theo hai nhánh từ phía Đông và Đông
Bắc gặp nhau và chảy vào suối A. Các con suối này từ phía Bắc chảy đến cửa lò 70 có
độ dốc lớn, lòng suối hẹp 5÷10 m, có nhiều đá tầng lớn ở lòng suối, đá gốc lộ ra nhiều ở
bờ và lòng suối, nước chảy với tốc độ mạnh, có chỗ nước chảy ngầm dưới cuội sỏi một
đoạn dài khoảng 100m. Lưu lượng tổng hợp của suối A lớn nhất là 2.225 lít/giây, nhỏ
nhất là 10,7 lít/giây. Suối C từ đầu nguồn đến cửa lò +135 và từ cửa lò +135 về phía
Nam cũng có tính chất tương tự như suối A. Lưu lượng tổng hợp suối C lớn nhất 1.227
lít/giây, nhỏ nhất là 4.26 lít/giây.
Các nhánh suối A và C hợp nhau tạo thành đầu nguồn sông Vàng Danh. sông
Vàng Danh chảy xuôi về phía Nam và nhập với nhánh suối Đồng Vông – Uông Thượng
tại khu vực Lán Tháp và sau đó nhập vào thành sông Uông.
Khoảng cách tương đối từ đầu nguồn sông Vàng Danh ra tới điểm hợp lưu đổ
vào sông Uông (tại Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí) là 8 km [35].
1.2.3.2. Đặc điểm dòng chảy
Phân phối dòng chảy trong năm của khu vực được chia thành hai mùa: mùa lũ
và mùa kiệt. Ở khu vực Uông Bí mùa lũ bắt đầu muộn, từ tháng 5 hoặc tháng 6 và kết
thúc vào tháng 10; mùa kiệt từ tháng 11 đến tháng 4 hoặc 5 năm sau.
- Lũ chính vụ: Xuất hiện trong các tháng mùa lũ, từ tháng 6÷8. Lũ chính vụ có
dạng lũ đơn, hoặc nhiều đỉnh, dạng gầy, đỉnh nhọn do lũ lên, xuống nhanh, thời gian tập
trung nước chỉ vài giờ nên dạng lũ kép kéo dài vài ngày hiếm khi xảy ra.
2


Trích “Báo cáo đánh giá tác động môi trường trạm xử lý nước thải Vàng Danh giai đoạn II”

13


- Lũ sớm, lũ muộn: Lũ sớm thường xuất hiện vào tháng 4, 5 do những trận mưa
đầu mùa, đỉnh lũ thường nhỏ. Biên độ lũ trên các sông thường đạt khoảng 1m, các
trường hợp đột xuất lũ lớn hơn, biên độ lũ cao trên 2m.
- Lũ muộn: Lũ muộn xảy ra vào các tháng 10, 11 do các trận mưa cuối mùa,
lượng mưa nhỏ nên lũ nhỏ và thường là lũ đơn, có dạng tương tự lũ đầu mùa nhưng có
biên độ lớn hơn, thường là 1,5÷2,5m.
- Mùa cạn: Bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, còn tháng 5 và tháng 10 là 2 tháng
chuyển tiếp giữa mùa lũ và mùa kiệt. Tuỳ theo tình hình thời tiết từng năm mà các
tháng chuyển tiếp này có năm nhiều nước, có năm ít nước. Mô đun dòng chảy mùa cạn
của các sông từ 13 - 17 l/s.km2 và mô đun dòng chảy 3 tháng liên tục nhỏ nhất chỉ đạt 7
- 10 l/s.km2. Đặc biệt vào thời gian tháng 1 đến tháng 2 có lượng dòng chảy nhỏ nhất
trong năm, mô đun dòng chảy tháng này thường chỉ đạt 5,5 – 9,0 l/s.km2 và lượng dòng
chảy tháng này chỉ chiếm từ 0,9 – 1,5% dòng chảy cả năm.
Bảng 1.4. Dòng chảy năm và tổng lượng dòng chảy năm sinh ra trên các tiểu lưu vực
Đông Triều –Uông Bí [31]
Tên tiểu khu

Diện tích
(km2)

Mo
(l/s/km2)

Qo

(m3/s)

Khu Đông Triều

396,6

27,4

10,9

Wo
Wo trên đầu người
(106m3)
(m3/người)
343,0

2.164

Khu Uông Bí (sông
255,9
31,9
8,2
257,5
2.380
Vàng Danh)
(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của trạm XLNT Vàng Danh giai đoạn
1-Công ty TNHH 1TV Môi trường-TKV )
1.3. Đặc điểm kinh tế-xã hội phường Vàng Danh
1.3.1. Nông, lâm nghiệp [62]
Toàn phường có diện tích đất nông nghiệp 3.995,5 ha chiếm 74% tổng diện tích

đất tự nhiên là 5.415,9 ha; trong đó đất trồng lúa ổn định là 45,6 ha chiếm 1,1% đất
nông nghiệp, chủ yếu là đất bạc màu, cho năng suất thấp,
Diện tích đất rừng trên địa bàn phường đã được giao cho nhân dân đẩy mạnh tận
dụng đất đai, nhận đất, giao rừng lâu dài để trồng cây lấy gỗ và trồng cây ăn quả. Trung
bình chuyển đổi mỗi năm 15 ha, và trồng mới từ 3 đến 4 ha rừng trồng,
1.3.2. Tiểu thủ công nghiệp[62]
Duy trì và phát triển các ngành nghề cơ khí, sửa chữa, gia công đồ dân dụng, chế
biến lương thực, thực phẩm, kinh doanh nhà hàng, nâng cấp chợ. Tỷ trọng ngân sách đã
14


×