Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số dòng lúa thuần mới chọn tạo trong điều kiện vụ xuân năm 2021 tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 77 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT
LƢỢNG MỘT SỐ DÒNG LÚA THUẦN MỚI CHỌN
TẠO TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN NĂM 2021
TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH

Mã sinh viên

: 621672

Lớp

: K62 - KHCTA

Giáo viên hƣớng dẫn

: PGS.TS. TRẦN VĂN QUANG

Bộ môn

: DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG
CÂY TRỒNG



HÀ NỘI - 2021


LỜI CẢM ƠN !
***
Để hoàn thành nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp này, ngồi sự cố
gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của rất
nhiều cá nhân và đơn vị thực tập.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến PGS.TS
Trần Văn Quang – Học viện Nông nghiệp Việt Nam – là người thầy đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tơi về mặt chun mơn trong suốt q trình thực hiện đề
tài và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các anh, chị phịng
Nghiên cứu và Phát triển kỹ thuật Nơng Nghiệp – Viện Nghiên cứu và Phát triển
cây trồng – Học viện nông nghiệp Việt Nam trong suốt thời gian thực hiện đề
tài.
Tôi xin cảm ơn tới Ban chủ nhiệm Khoa, cùng tồn thể các thầy cơ giáo
trong Bộ mơn Di truyền và Chọn giống cây trồng – Khoa Nông học – Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi trong học tập nghiên cứu để tôi
thực hiện tốt đề tài này.
Tôi xin cảm ơn những người bạn đã cùng tôi học tập và lao động tại Viện
Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, những người đã sát cánh cùng tôi, giúp đỡ
và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tại đây.
Sau cùng là gia đình, bạn bè đã ln bên cạnh động viên, khích lệ và giúp
đỡ tơi trong suốt thời gian hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2021
Tác giả


NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ! ...............................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ ............................................................................vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. vii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ..................................................................1
PHẦN I. MỞ ĐẦU .........................................................................................................2
1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................2
1.2. Mục đích và yêu cầu ............................................................................................3
1.2.1. Mục đích .......................................................................................................3
1.2.2. Yêu cầu đề tài................................................................................................3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển các giống lúa Thuần trên Thế giới......................5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ....................................................................................5
2.2.2. Tình hình phát triển.......................................................................................9
2.3. Tình hình nghiên cứu và phát triển các giống lúa Thuần ở Việt Nam .....................12
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ..................................................................................12
2.3.2. Tình hình phát triển .....................................................................................15
2.4. Các phương pháp chọn tạo lúa Thuần ................................................................19
2.4.1. Định hướng chọn tạo...................................................................................19
2.4.2. Đánh giá tập hợp vật liệu khởi đầu .............................................................19
2.4.3. Chọn lọc dòng và đánh giá dòng Thuần .....................................................19
2.5. Kết quả chọn tạo lúa Thuần ở Việt Nam............................................................20
2.6. Đặc điểm nông sinh học của cây lúa ..................................................................22

2.6.1. Thời gian sinh trưởng của cây lúa ..............................................................22
2.6.2. Chiều cao cây ..............................................................................................22
2.6.3. Chiều dài bơng ...........................................................................................23
2.6.4. Chỉ số diện tích lá .......................................................................................23
2.7. Các thành phần năng suất và năng suất thực thu ...............................................24

ii


2.7.1. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu ..................................................................................24
2.7.2. Số bơng/khóm .............................................................................................24
2.7.3. Tổng số hạt trên bông .................................................................................24
2.7.4. Tỷ lệ hạt chắc ..............................................................................................25
2.7.5. Khối lượng hạt ............................................................................................25
PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............27
3.1. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................27
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................27
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................27
3.3.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ...................................................................27
3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ...................................................................28
3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................28
3.3.4. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu .............................................................33
3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................33
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................35
4.1. Một số đặc điểm giai đoạn mạ của các dòng lúa Thuần trong vụ Xuân 2021 ............ 35
4.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng giống lúa Thuần trong
vụ xuân 2021 .............................................................................................................37
4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng giống lúa ..........................39
4.4. Động thái tăng trưởng số lá của các dòng giống ................................................42
4.5. Động thái tăng trưởng số nhánh của các dòng giống lúa Thuần trong vụ Xuân 2021…


........................................................................................................................................ 45
4.6. Một số đặc điểm hình thái của các dịng, giống lúa Thuần trong vụ Xuân 2021
.. ……………………………………………………………………………………49
4.7. Kết quả đánh giá mùi thơm trên lá của các dòng lúa Thuần ..............................51
4.8. Một số đặc đểm cấu trúc bông của các dòng giống lúa Thuần trong vụ Xuân 2021 . 52
4.9. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các dòng giống lúa ........................................54
4.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng giống ...................56
4.11. Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các dòng, giống lúa Thuần.......................59
4.12. Một số chỉ tiêu chất lượng cơm của các dòng, giống lúa Thuần .....................61

iii


4.13. Kết quả tuyển chọn các dịng, giống lúa có triển vọng ....................................62
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................64
5.1. Kết luận ..............................................................................................................64
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................66
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT........................................................................................66
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH .......................................................................................66
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA ...........................................................................68

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích năng suất và sản lượng lúa trên Thế giới giai đoạn 2007 - 2016 .. 5
Bảng 2.2. Thị trường tiêu thụ lúa trên thế giới giai đoạn 2007 - 2016 ................. 6
Bảng 2.3. Lượng gạo xuất khẩu của một số quốc gia 4 năm gần đây ................ 11

Bảng 2.4. Lượng nhập khẩu của một số quốc gia trong 3 năm gần đây ............. 11
Bảng 2.5. Cân đối cung cầu gạo ở Việt Nam ...................................................... 15
Bảng 4.1: Một số đặc điểm giai đoạn mạ của các dòng giống lúa Thuần trong vụ
Xuân 2021 tại Gia Lâm Hà Nội ......................................................................... 36
Bảng 4.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng giống lúa
Thuần trong vụ Xuân 2021 ................................................................................. 38
Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống lúa Thuần
trong vụ Xuân 2021 tại Gia Lâm, Hà Nội ........................................................... 41
Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng số lá của các dòng, giống lúa Thuần trong vụ
Xuân 2021 tại Gia Lâm, Hà Nội ......................................................................... 44
Bảng 4.5. Động thái tăng trưởng số nhánh của các dòng, giống lúa Thuần trong
vụ Xuân 2021 tại Gia Lâm, Hà Nội .................................................................... 47
Bảng 4.6. Một số đặc điểm hình thái của các dịng, giống lúa Thuần trong vụ
Xn 2021 tại Gia Lâm, Hà Nội ......................................................................... 50
Bảng 4.7. Bảng đánh giá điểm mùi thơm trên lá của các dòng lúa Thuần trong
vụ Xuân 2021 ...................................................................................................... 52
Bảng 4.8. Một số đặc điểm nơng sinh học của các dịng giống lúa Thuần trong
vụ Xuân 2021 tại Gia Lâm, Hà Nội .................................................................... 53
Bảng 4.10. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống lúa
Thuần trong vụ Xuân 2021 tại Gia Lâm, Hà Nội................................................ 56
Bảng 4.11. Một số đặc điểm hạt gạo của các dòng, giống lúa Thuần trong vụ
Xuân 2021 ........................................................................................................... 59
Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu chất lượng cơm của các dòng, giống lúa Thuần trong
vụ Xuân 2021 tại Gia Lâm, Hà Nội .................................................................... 61

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Hình 1. Sản lượng gạo và mức tăng trưởng sản lượng hàng năm 2010 - 2019...............9

Hình 2. Chuyển dịch mức tiêu dung gạo các nhóm cư dân ở Việt Nam .......................16
Hình 3. Lượng gạo tồn kho, dữ trữ của Việt Nam biến động mạnh theo năm nhưng
ln đạt khoảng 1 triệu tấn ............................................................................................16
Hình 4. Giá gạo xuất khẩu trung bình hàng năm của Việt Nam, 2015-2019 ................18
Hình 5. So sánh giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và một số nước xuất khẩu hàng đầu
Thế giới ..........................................................................................................................18
Đồ thị 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số dòng giống lúa Thuần
trong vụ Xuân 2021 .......................................................................................................42
Đồ thị 4.2. Động thái tăng trưởng số lá của một số dòng giống lúa Thuần trong vụ
Xuân 2021......................................................................................................................45
Đồ thị 4.3. Động thái tăng trưởng số nhánh của một số dịng giống lúa Thuần trong vụ
Xn 2021......................................................................................................................48
Hình 6. Giai đoạn mạ .....................................................................................................68
Hình 7. Giai đoạn lúa hồi xanh ......................................................................................68
Hình 8.Giai đoạn lúa trỗ ................................................................................................69
Hình 9. Cây lúa bị sâu đục thân .....................................................................................69
Hình 10. Đánh giá chất lượng cơm ...............................................................................69

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
IRRI

: International Rice Research Institute.

RGA

: Rapid Generation Adavance


ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

XK

: Xuất khẩu

Đ/C

: Đối chứng.

LAI

: Leaf Area Index

QTL

: Quantitative trait locus (Tính trạng số lượng).

PCR

: Polymerase Chain Reaction.

NST

: Nhiễm sắc thể.

SSR


: Simple sequence repeats (Sự lặp lại của một trật tự đơn giản).

PIC

: Hệ số đa dạng di truyền.

AND

: Axit deoxyribonucleic.

TB

: Trung bình.

BT

: Bình thường.

GL

: Grain length (chiều dài hạt).

Gs

: Dạng hạt.

GW

: Grain width (chiều rộng hạt).


CAP

: Cleaved Amplified Polymorphic.

GABA

: γ-aminobutyric axit.

Ils

: Introgression lines (Dòng ưu tú)

vii


TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Mục đích đề tài: Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng phát triển, đặc
điểm nông sinh học đặc điểm hình thái, khả năng chống chịu với các loại sâu
bệnh hại và năng suất, chất lượng cơm gạo của một số dòng, giống lúa Thuần
mới được chọn tạo. Từ đó chọn ra 5 – 8 dịng triển vọng.
Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân năm
2021, tại khu thí nghiệm của Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng – Học
viện Nông nghiệp Việt Nam. Vật liệu nghiên cứu bao gồm 17 dòng lúa thuần do
Viện Nghiên Cứu và Phát triển Cây trồng cung cấp (L12, L13, L18, L19, L20,
L21, L23, L27, L28, L29, L30, L31, L33, L40, L41, L42, L44) và 2 giống đối
chứng (Thiên ưu 8 – đối chứng 1 về năng suất; Bắc thơm 7 – đối chứng 2 về
chất lượng). Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khảo sát tập đồn, tuần tự
khơng nhắc lại, diện tích mỗi ơ thí nghiệm là 10m2.
Kết quả và thảo luận: Qua thí nghiệm đã đo đếm đánh giá thụ thập các
chỉ tiêu và chọn ra được 6 dòng, giống triển vọng.

Kết luận và kiến nghị: Cần đưa 6 dòng triển vọng này vào chọn tạo ở vụ
sau và tiến hành phân tích đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng như độ bền gel,
hàm lượng protein hàm lượng amtlose, nhiệt độ hồ hóa ... để chọn được dịng có
chất lượng cao một cách chính xác. Đưa 6 dịng có triển vọng: L13, L19, L27,
L29, L29, L30 đã được chọn ở trên vào thí nghiệm so sánh chính quy và khảo
nghiệm sản xuất để đánh giá khả năng thích ứng.

1


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa L.), là một trong những cây trồng có lịch sử trồng
trọt lâu đời nhất. Quá trình phát triển của cây lúa gắn liền với quá trình phát triển
của nền nhân loại. Chính vì vậy, ngành nơng nghiệp ln được xác định là mặt
trận hàng đầu và trên thực tế nó luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc
dân. Nông nghiệp là ngành sản xuất ra lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu
cần thiết trong cuộc sống của con người. Hơn nữa, phát triển kinh tế nơng
nghiệp có vị trí quan trọng trong nhiều mặt đối với sự phát triển của đất nước.
Vì thế cây lúa là cây lương thực chính trong mục tiêu phát triển nơng nghiệp để
đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam.
Với điều kiện khí hậu gió mùa ở Việt Nam, việc sản xuất lúa gạo gặp
nhiều thuận lợi. Vào thập kỉ 70 – 80 của thế kỷ XX nước ta rơi vào tình trạng
thiếu lương thực triền miên, sản xuất khơng đủ cung cấp cho nhu cầu trong
nước, phải thường xuyên nhập khẩu lúa gạo. Sang thập kỉ 90, nhờ vào đổi mới
cơ chế, chính sách cùng các giải pháp quan trọng khác như tập trung đầu tư cơ
sở hạ tầng phục vụ nơng nghiệp (thủy lợi giao thơng phân bón… ) chuyển đổi
cơ cấu mùa vụ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng lúa gạo ở
Việt Nam bước đầu tăng trưởng nhanh đã có một lượng lương thực dư thừa.
Đây là bước tiến quan trọng trong ngành trồng lúa nước ta đã chuyển từ một

nước nhập khẩu gạo trở thành nước sản xuất gạo đứng thứ hai trên Thế giới.
Trong đó, sử dụng các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt là yếu tố
quan trọng góp phần tạo nên thành tựu chung của sự phát triển nông nghiệp
nước ta trong suốt thời gian qua. Do đó việc nghiên cứu và áp dụng các giống
lúa có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất là nhu cầu tất yếu và rất cần
thiết hiện nay.
Thực tế, trong những năm gần đây đã có nhiều giống lúa thuần được đưa
vào sản xuất, tuy nhiên các giống này có năng suất khơng ổn định, khả năng
chống chịu với sâu bệnh kém và một số giống có chất lượng gạo chưa cao. Vì
2


vậy cần phải nghiên cứu, tìm ra các giống lúa thuần mới có năng suất cao, chất
lượng tốt, phù hợp với từng tiểu vùng khí hậu. Nhằm đóng góp một phần vào
việc tuyển chọn các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu tốt
với dịch hại, phù hợp với điều kiện sinh thái của Gia Lâm – Hà Nội và đặc biệt
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài nghiên cứu khoa học: “Đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng một
số dòng lúa Thuần mới chọn tạo trong điều kiện vụ Xuân năm 2021 tại Gia
Lâm, Hà Nội”
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng phát triển đặc điểm nơng sinh học,
đặc điểm hình thái, mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng, giống lúa Thuần mới.
- Đánh giá được năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng
cơm gạo của các dòng, giống lúa Thuần mới.
1.2.2. Yêu cầu đề tài
- Theo dõi một số đặc điểm sinh trưởng đặc điểm nơng sinh học đặc
điểm hình thái và khả năng chịu nóng của các dịng.
- Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng được

nghiên cứu.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh của dòng trên đồng ruộng.

3


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng đầu năm 2021 có xu
hướng tăng. Tuy nhiên chất lượng gạo xuất khẩu của nước ta chưa được cao.
Mặt khác, nhu cầu gạo có chất lượng cao thơm ngon của người tiêu dùng trong
nước ngày càng tăng nhưng giá thành của các loại gạo thơm truyền thống như
tám thơm tám xoan dự hương …còn cao do các giống lúa thơm này có nhiều
mặt hạn chế như thời gian sinh trưởng dài năng suất thấp, khả năng chống chịu
kém, sâu bệnh nhiều chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất …
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, ngành
sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như thị
trường nhập khẩu gạo truyền thống không ổn định xu hướng cạnh tranh với các
nước xuất khẩu gạo khác, yêu cầu về chất lượng và quy trình sản xuất gạo ngày
càng cao,..
Ở Việt Nam, những giống lúa chất lượng cao đang được khuyến khích
trồng để xuất khẩu cũng như đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.
Tuy nhiên, các bộ giống lúa chất lượng cao của Việt Nam chưa đa dạng, khả
năng thích ứng cịn hẹp, các giống lúa thơm lúa nếp, japonica nhập nội có tiềm
năng năng suất khá, gạo thơm ngon nhưng nhiễm nhiều loại sâu bệnh (rầy, bạc
lá đạo ôn) nên việc mở rộng diện tích vẫn khó khăn. Cơng tác chọn tạo và phát
triển giống lúa thơm nếp, japonica trong thời gian qua cịn mang tính chất nhỏ
lẻ khơng đồng bộ đầu tư khơng đầy đủ. Vì vậy, các giống lúa thơm lúa nếp,
japonica chọn tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu, tìm ra các giống lúa Thuần mới có năng

suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với từng tiểu vùng khí hậu. Nhằm đóng góp
một phần nhỏ bé vào việc tuyển chọn các giống lúa có năng suất cao, chất lượng
tốt, chống chịu tốt với dịch hại, phù hợp với điều kiện sinh thái và đặc biệt đáp
ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.

4


Đối với vùng đồng bằng sơng Hồng diện tích canh tác các giống lúa ngắn
ngày năng suất khá, chất lượng tốt đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, nâng
cao giá trị hàng hóa của sản phẩm lúa gạo như BT7 LT2 P6, AC5, RVT, Nàng
xuân, BC15 HT1... đang ngày càng tăng lên. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn
trong sản xuất, việc tiến hành nghiên cứu chọn tạo các giống lúa chất lượng tốt
là cấp thiết.
2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển các giống lúa Thuần trên Thế giới
2.2.1. Tình hình nghiên cứu
Lúa là một trong ba cây lương thực quan trọng được trồng trên 98 quốc
gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu ở châu Á chiếm 89% sản xuất lúa toàn cầu, một
vùng rất đa dạng về hệ thống sản xuất và tiêu thụ. Do dân số ngày càng tăng lên
dẫn đến nhu cầu tiêu dùng gạo tăng theo. Vì thế phải xác định xu hướng phát
triển sản xuất lúa gạo (Vladimir & Smutkalubos, 2017). Bắt đầu từ cuộc
“Cách mạng xanh” của Thế giới những năm 1960 năng suất và sản lượng lúa
không ngừng tăng lên đến 2016 diện tích sản xuất lúa tồn cầu là 159,8 triệu ha
tăng 1 39 lần so với năm 1961 năng suất bình quân đạt 4,63 tấn/ha tăng 2 48
lần so với năm 1961 và sản lượng đạt 740,9 triệu tấn tăng 3 44 lần so với năm
1961 (FAOSTAT, 2018).
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên Thế giới giai đoạn 2007 - 2016
STT

Năm


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017

Diện tích
(Triệu ha)
155,31
160,08
157,79

161,68
162,72
162,19
164,53
162,91
160,76
165,2
167,2

5

Năng suất
Sản lƣợng
(Tấn/ha)
(Triệu tấn)
4,23
656,56
4,29
687,05
4,35
685,66
4,34
701,11
4,46
726,38
4,54
736,26
4,51
741,99
4,56

742,43
4,60
740,08
4,64
756,10
4,60
769,60
(Nguồn: FAOSTAT, 2018)


Bảng 2.2. Thị trƣờng tiêu thụ lúa trên Thế giới giai đoạn 2007 - 2016
STT

Năm

Nhập khẩu
(Tấn)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

2007

2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

31.490.221
31.154.511
29.328.733
31.870.192
35.377.346
37.894.473
37.843.114
38.326.564
39.621.237
38.224.624

Giá trị
nhập khẩu
(triệu đô)
14.013
22.802
19.960
20.732
24.054
24.456

26.223
25.580
23.505
21.269

Giá trị xuất
khẩu (triệu
đô)
33.563.766
14.013
30.085.549
22.802
30.197.709
19.960
33.617.803
20.732
37.613.917
24.054
39.817.986
24.456
37.127.101
26.223
43.229.447
25.580
42.418.467
23.505
40.266.459
21.269
(Nguồn: FAOSTAT, 2018)


Xuất khẩu
(Tấn)

Trong một vài năm gần đây hiện tượng suy giảm về mức độ gia tăng
năng suất cho thấy có sự phát triển của các kỹ thuật mới trong nghề trồng lúa.
Chiều hướng giảm sút về diện tích thu hoạch cũng cho thấy rằng sự gia tăng sản
xuất chủ yếu dựa vào cải tiến năng suất lúa. Hiện nay, các quốc gia, các vùng
lãnh thổ có năng suất lúa đạt cao nhất là Mỹ (7,8 tấn/ha); châu Úc và quần đảo
Thái Bình Dương (7 6 tấn/ha); Trung Đông châu Âu và Baltics (6 7 tấn/ha);
thấp nhất là châu Á, châu Mỹ La tinh và Caribbean (4,0 tấn/ha).
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gạo đến năm 2030 sản lượng lúa phải đạt 800
triệu tấn so với con số 595 triệu tấn năm 2003. Do diện tích lúa cao sản chiếm
75% sản lượng, việc gia tăng tiềm năng năng suất là giải pháp chính để sản
lượng lúa tăng thêm 215 triệu tấn. Vì vậy năng suất lúa cao sản phải tăng từ 5,0
lên 8,5 tấn/ha. Trong điều kiện diện tích lúa phải thu hẹp do q trình cơng
nghiệp hóa và đơ thị hóa để đạt mục tiêu trên năng suất lúa phải tăng thêm 20%
trên diện rộng. Để có thể gia tăng năng suất lúa lên 10%, các dịng lúa phải có
các yếu tố sau: 330 bơng/m2, 150 hạt /bông, tỷ lệ hạt chắc >80%, trọng lượng
hạt > 25 mg (đã sấy khô), 22 tấn sinh khối/ha (ẩm độ 14%), chỉ số thu hoạch
50% (Peng & Khush, 2003). Để phát huy tối đa tiềm năng suất của các
6


dịng NPT - IJ có bơng to thì ngồi việc cải thiện về tiềm năng năng suất cũng
cần phải có chiến lược quản lý đồng ruộng nhằm nâng cao khả năng kháng sâu
bệnh và phẩm chất hạt.
Hiện nay, sản xuất lúa gạo đang trở thành một thách thức lớn và càng
khơng chắc chắn trong tương lai. Cần phải phân tích tình hình hiện tại trong các
hệ thống sản xuất và nhân giống lúa. Một số khó khăn và thách thức mới mà
việc trồng lúa phải đối mặt là: dân số ngày càng gia tăng biến đổi khí hậu, đa

dạng di truyền thu hẹp và sản xuất bền vững, cùng những yếu tố khác. Do đó
các khu vực vẫn có thể mở rộng sản xuất lúa đang thu hút sự quan tâm của Thế
giới. Một số khu vực này là vùng ôn đới nơi trồng lúa ôn đới, chiếm khoảng
20% diện tích sản xuất lúa trên thế giới.
Trong bối cảnh này, việc chọn tạo các dòng giống lúa ngày càng được chú
trọng hơn và các nhà chọn tạo giống lúa sẽ nghiên cứu ra các giống lúa thích
nghi để sản xuất nhiều lúa hơn với ít đầu vào hơn (Bradshaw 2017 ). Các nhà
chọn giống lúa sẽ quyết định nguồn gen và phương pháp nhân giống nào sẽ
được sử dụng để phát triển tương lai. Nó cũng sẽ được yêu cầu khai thác các kỹ
thuật nhân giống mới (NBTs) nhằm nâng cao giống lúa japonica ôn đới mới.
Việc chọn tạo giống lúa japonica ôn đới được đề xuất để xác định tình hình hiện
tại và những lỗ hổng có thể được giải quyết để thành công trong việc đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng về cây lúa.
Những thách thức trong việc chọn tạo giống lúa japonica hiện tại và tương
lai đó là: Tăng khả năng chịu lạnh ở các giống lúa mới là một trong những mục
tiêu và thách thức cơ bản mà chọn tạo giống lúa japonica phải đối mặt. Khả
năng chịu lạnh có thể được định nghĩa là khả năng tạo ra hạt của cây lúa trong
điều kiện chịu áp lực nhiệt độ thấp. Hiện nay, mức độ dễ bị tổn thương do thời
tiết và dịch hại gia tăng do mức độ đa dạng sinh học nông nghiệp của các giống
và hạt giống thương mại thấp. Tất cả những thách thức này khiến cho việc tạo ra
đa dạng di truyền hơn tăng tiềm năng năng suất và lai tạo các giống thích nghi
với khí hậu tốt hơn (ví dụ như lúa hiếu khí) là điều cấp thiết.
7


Vì thế, Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) đã lai tạo và phát triển thành
công một số giống lúa chín sớm có năng suất cao, kháng với nhiều loại sâu bệnh
và cải tiến phẩm chất hạt để đáp ứng yêu cầu thương phẩm cho nhiều quốc gia.
Những cố gắng của các nhà khoa học trên Thế giới cũng đã làm ra những giống
lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, giúp nơng dân có điều kiện thăm canh tăng vụ

trong năm. Chương trình cải tiến giống lúa của Thế giới cho vùng thâm canh có
nước tưới gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Phát triển những giống thấp cây, phản ứng tốt với đạm,
có thân cứng đẻ nhánh cao, lá xanh đậm như giống IR8 có thời gian sinh
trưởng 130 ngày, sản lượng chất khô cao, chỉ số thu hoạch cao (0,5 trong khi
đó giống cũ là 0 30 – 0,35), có khả năng tăng năng suất 8 – 9 tấn/ha dưới điều
kiện thâm canh.
- Giai đoạn 2: Kết hợp nhiều gen kháng với nhiều loại sâu bệnh vào trong
vật liệu có dạng cây cải tiến như giống IR26, IR42 có năng suất cao và ổn định
vào thập niên 70.
- Giai đoạn 3: Kết hợp những giống chín sớm với dạng cây thấp và kháng
với nhiều loại sâu bệnh vào trong giống có dạng cay cải tiến như IR36, IR50,
nhưng giống có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ số thu hoạch cao, nhờ vậy chúng
có năng suất cao.
Về thành tựu của cuộc “cách mạng xanh” thì Ấn Độ là nước thực hiện
thành cơng nhất. Từ một nạn đói kinh niên, sản lượng lương thực không vượt
quá 20 triệu tấn/năm, thành một nước khơng những đủ cung cấp lương thực cho
tồn dân mà còn xuất khẩu lúa gạo sang các nước khác.
Viện lúa CRRI của Ấn Độ được thành lập 1940, IRRI của quốc tế thành
lập 1960 đã có những đóng góp cho cuộc “cách mạng xanh” với giống lùn IR8
giống cho năng suất cao, chống chịu phèn, bông to, hạt nặng. Năm1970, việc
phát triển giống lúa lai F1 là một dấu ấn trong lịch sử của khoa học chọn giống
bởi việc sử dụng rộng rãi PGMS, TGMS trong sản xuất hạt lai và năng suất cao
thuyết phục của giống lai F1. Trung Quốc là nước đi đầu trong sản xuất lúa lai
8


F1, Trung Quốc đã đưa diện tích, năng suất lúa lai tăng nhanh, năn 1994 với
diện tích là 60.000 ha đến năm 1995 là 75.000 ha và năm 1996 lên 200.000 ha,
riêng về năng suất của một số dòng giống đã từ 10 – 14 tấn/ha. Ở Texas (Mỹ)

người ta đã cơng bố tìm được giống lúa lai có năng suất 13,8 tấn/ha. Còn ở Ai
Cập hai tổ hợp lúa lai SK2034H và SK2046H có năng suất bình qn đạt 10,6
tấn/ha và 11,5 tấn/ha, cao nhất 14,3 tấn/ha. Để đạt được mục tiêu khai thác năng
suất cao hơn ngưỡng tối đa, hiện nay nhà chọn giống lúa đã tập trung giải quyết
theo hai hướng: Một là giải quyết dạng hình lúa; Hai là khai thác tính chất ưu
thế con lai F1. Xu hướng này rất thành công tại Trung Quốc (Bùi Chí Bửu và
Nguyễn Thị Lang 1995).
2.2.2. Tình hình phát triển
a. Cung gạo toàn cầu
Trong 4 năm bước vào thực hiện “tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo” chúng
ta cũng gặp nhiều thuận lợi song cũng đối mặt với nhiều biến động và thách
thức, nhất là vấn đề thị trường;

Hình 1. Sản lƣợng gạo và mức tăng trƣởng sản lƣợng hàng năm 2010 - 2019
(Báo cáo thường niên ngành hàng gạo - Viện Chính sách và Chiến lược nơng nghiệp).
Cung cầu gạo Thế giới diễn biến như sau: Theo USDA trong 10 năm
gần đây sản lượng lúa gạo trên Thế giới vẫn tăng trưởng đều và mới mức
9


khoảng 1 1%/năm. Năm 2019 đạt sản lượng 496,7 triệu tấn, giảm nhẹ so với
mức 499,2 triệu tấn năm 2018. Mười quốc gia có sản lượng gạo lớn nhất bao
gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thailand, Myanma,
Philipines, Nhật Bản và Pakistan. Tổng sản lượng gạo của 10 quốc gia này
chiếm 84,9% sản lượng gạo toàn cầu; Trung quốc có tổng sản lượng gạo 146,7
triệu tấn (chiếm 29,5%); Ấn Độ 115 triệu tấn (23,2%); Indonesia, Bangladesh
và Việt Nam có tổng sản lượng gạo lần lượt là 36,5 triệu tấn (7,3%), 35,9 triệu
tấn (7,2%) và 28,3 triệu tấn (5,7%).
b. Tiêu thụ gạo Thế giới
Theo số liệu thống kế của USDA (Bộ nơng nghiệp Mỹ) thì mức tiêu thụ

gạo Thế giới trong 10 năm gần đây vẫn duy trì mức tăng trưởng khoảng
1 1%/năm mức tăng trưởng này tương đương với mức tăng trưởng bình quân về
tổng sản lượng gạo hàng năm.
Trong năm 2019, mức tiêu thụ toàn cầu đạt 491,5 triệu tấn gạo tăng nhẹ
so với mức tiêu thụ 2018 với 486,7 triệu tấn. Mười quốc gia tiêu thụ gạo lớn
nhất Thế giới gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam,
Philippines, Thailand, Myanma, Nhật Bản và Brazil. Trong các quốc gia này,
Ấn độ có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ gạo cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2019
với 1 4%/năm; Philippines và Thailand với mức tăng trưởng tiêu thụ là
1 0%/năm. Ba quốc gia có mức giảm tăng trưởng tiêu thụ gạo là Brazil,
Indonesia và Nhật Bản với mức 1% 0 1% và 0 08%/năm.
Tổng sản lượng tiêu thụ gạo của 10 quốc gia nói trên chiếm gần 80% tổng
lượng tiêu thụ gạo toàn Thế giới đứng đầu là Trung Quốc với sản lượng tiêu thụ
gạo hàng năm là 143 triệu tấn, (chiếm 29,1%), Ấn Độ với 102,5 triệu tấn/năm
(20,9%), tiếp theo là Indonesia tiêu thụ 37,7 triệu tấn/năm (7 7%) Bangladesh
với sản lượng tiêu thụ là 35,8 triệu tấn/năm (7 3%) và Việt Nam 21,5 triệu
tấn/năm (4 4%).

10


c. Thương mại gạo Thế giới
Xuất khẩu gạo Thế giới: Xuất khẩu gạo Thế giới tăng trưởng đều trong
giai đoạn 2010 – 2019 với mức 2 9%/năm. Năm 2019 tổng lượng giao dịch xuất
khẩu gạo Thế giới là 45,6 triệu tấn tăng 3 3% so với 2018 với mức 44,1 triệu
tấn. Các nhà xuất khẩu lớn là: Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Pakistan, Mỹ và
2019 thêm Trung Quốc. Lượng gạo xuất khẩu của 8 quốc gia này chiếm 90,2%
tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới.
Bảng 2.3. Lƣợng gạo xuất khẩu của một số quốc gia 4 năm gần đây
Nƣớc xuất khẩu

Ấn Độ

2016
10,1

Lƣợng xuất khẩu năm (106 tấn)
2017
2018
12,6
13,0

2019
11,8

Thái Lan

9,8

11,6

10,5

7,5

Việt Nam

6,5

6,5


7,0

7,0

Pakistan

4,3

4,3

4,3

4,4

Mỹ

3,5

3,3

2,9

3,1

Trung Quốc

-

-


1,9

3,3

Myanma

-

-

-

2,6

34,2

38,3

39,6

39,7

Tổng

Nhập khẩu gạo Thế giới: Một số nước nhập khẩu chính như Trung Quốc,
Nigeria, EU, Bờ biển Ngà, Ả Rập Xê Út, … Xét về tốc độ tăng trưởng nhập
khẩu gạo thì Trung Quốc có mức tăng nhập khẩu gạo trong kỳ 2010 – 2019 cao
nhất với trung bình 18% năm kế sau là Philippinse với mức tăng trung bình
8 5%/năm và EU với tốc độ tăng trung bình 4 3%/năm.
Bảng 2.4. Lƣợng nhập khẩu của một số quốc gia trong 3 năm gần đây

Nƣớc nhập khẩu

Lƣợng nhập khẩu năm (Triệu tấn)
2016
2017
2018

Trung Quốc

6,4

5.9

5

Nigeria

2,3

2,5

2,6

EU

1,8

1,9

2,0


Bờ biển Ngà

1,4

1,3

1,4

11


Ả Rập Xê Út
Tổng

1,3

1,2

1,2

13,2

12,9

12,2

2.3. Tình hình nghiên cứu và phát triển các giống lúa Thuần ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu
Lê Quý Đôn là người đầu tiên mô tả chất lượng của các giống lúa Việt

Nam ngay từ đầu thế kỷ 18. Trong "Vân đài loại ngữ 1773" Lê Quý Đôn đã đề
cập đến lúa chất lượng của 70 giống lúa có ở nước ta hồi đó. Trong số này có 27
giống lúa chiêm và 29 giống lúa nếp bao gồm cả lúa nương lúa đồi nếp củ nâu
nếp lóc. Các hướng nghiên cứu phát triển giống lúa chất lượng cao ở Việt Nam
trong thời gian tới là: khôi phục phục tráng duy trì và phát triển các giống lúa
đặc sản giống địa phương nghiên cứu các giống lúa Japonica hạt tròn phục vụ
tiêu dùng, xuất khẩu đạt năng suất từ 6 – 7tấn/ha.
Trước yêu cầu nâng cao giá trị gia tăng ngành sản xuất lúa gạo, yêu cầu
đặt ra cho các nhà chọn tạo giống là phải có các giống của Việt Nam tạo ra có
chất lượng tốt năng suất cao, chống chịu với phần lớn các yếu tố bất lợi như:
rầy nâu đạo ôn, bạc lá, hạn, mặn, ngập trong 10 hoặc 15 năm tới. Để làm được
điều này, cần phải có các định hướng cụ thể đối với giống lúa thuần:
- Lựa chọn phát triển 2 – 3 giống lúa thơm bản địa có thương hiệu để tăng
năng suất lên 6 – 7 tấn/ha trong điều kiện giữ ngun các đặc tính hiện có.
- Chọn tạo các giống lúa (cấp 20 có khả năng xuất khẩu từ 600 – 800
USD/tấn với các đặc tính cụ thể bao gồm: Năng suất 7 – 8 tấn/ha vụ Xuân, 6
tấn/ha vụ Mùa, chiều dài hạt > 7mm hàm lượng amylose < 20%.
- Chọn tạo các giống lúa ứng phó với biến đổi khí hậu: Chống chịu được
độ mặn lên đến 8‰ năng suất từ 6 – 7 tấn /ha; giống lúa chịu hạn từ 15 – 20
ngày năng suất từ 5 – 6 tấn/ha; giống lúa chịu ngập úng từ 7 – 12 ngày năng
suất từ 6 – 7 tấn/ha.
- Chọn giống Japonica: năng suất 7 – 8 tấn/ha, hạt tròn hàm lượng
amylose < 18%, chống chịu sâu bệnh có mùi thơm.

12


Công tác chọn tạo giống lúa Thuần chất lượng ở nước ta trong những năm
qua cũng đã được quan tâm nghiên cứu và đã đạt được những thành tựu nhất định.
Trong những năm gần đây việc nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lượng

cao đã và đang được tiến hành ở nhiều cơ quan nghiên cứu như Viện Cây lương
thực và Cây thực phẩm, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu lúa
Đồng bằng sông Cửu Long Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (Học viện
Nông nghiệp Việt Nam)... Cụ thể, Viện Nghiên cứu lúa Đồng bằng sông Cửu
Long với phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học (marker phân tử, nuôi cấy
túi phấn) kết hợp với khảo nghiệm đồng ruộng đã chọn tạo ra giống lúa ngắn
ngày, năng suất cao, chất lượng tốt như: OM1490 OM2517 OM3536
OM2717… Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm với phương pháp thu thập
nguồn vật liệu giống lúa cạn chịu hạn địa phương và các dòng lúa cải tiến nhập
nội từ Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với phương pháp lai hữu tính kết
hợp với gây đột biến để tạo ra các tổ hợp lai có khả năng chịu hạn khá và năng
suất cao như CH2 CH3 CH133 CH5… trồng rộng rãi ở vùng Trung du miền
núi phía Bắc, Trung bộ Đơng Nam Bộ và Tây Nguyên. Việt Nam cũng đã làm
chủ được công nghệ sản xuất lúa lai hai và ba dòng như Việt Lai 20, TH3-3,
TH3-4… của Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội.
Cả nước hiện có 25 đơn vị nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới
trong đó có 15 đơn vị thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn 7 đơn
vị thuộc bộ giáo dục và đào tạo 1 đơn vị thuộc Viện khoa học tự nhiên và công
nghệ Quốc gia 2 đơn vị thuộc Bộ Công nghiệp. Bên cạnh đó, cịn có hàng chục
cơng ty nước ngồi và cơng ty trong nước đang thực hiện nghiên cứu chọn tạo
giống nhập nội phục vụ cho sản xuất đã đáp ứng được mục tiêu của công tác
chọn tạo giống trong thời gian qua là: “ Chọn tạo giống cây trồng đáp ứng nhu
cầu sản xuất nông nghiệp bền vững đảm bảo an ninh lương thực đa dạng di
truyền khai thác lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên né tránh điều kiện bất lợi
của tự nhiên đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu”.
Tính đến thời điểm hiện nay đã có hàng trăm giống lúa chất lượng cao
13


được nhập nội vào nước ta qua nhiều con đường. Thơng qua hệ thống đánh giá

kiểm nghiệm trên tồn quốc một số giống không phù hợp nhưng một số giống
khác lại tỏ ra rất thích ứng với điều kiện sinh thái của Việt Nam và được đưa vào
sản xuất đại trà như Bắc Thơm 7 Hương thơm số 1.v.v.ở Miền Bắc và ĐS20
Jasmine Nàng Thơm bảy Núi… Ở miền Nam những giống này là nguồn vật
liệu khởi đầu phong phú và vô cùng quý giá cho công tác chọn tạo giống lúa
chất lượng cao.
Hiện nay nhiều giống lúa đã được thu thập tại Viện Lúa ĐBSCL và đang
được sử dụng trong chương trình chọn tạo giống lúa phẩm chất cao đặc sản của
Viện. Điển hình là giống Khao Mali Jasmine). Giống lúa Khao Daw Mali 105
(KDML105) là giống lúa địa phương có nguồn gốc từ Thái Lan được Viện Lúa
du nhập vào năm 1985 trồng nhiều ở các tỉnh ĐBSCL đặc biệt ở Sóc Trăng
Long An Trà Vinh và một số vùng khác. Giống lúa Jasmine 85 là giống lúa
thơm có nguồn gốc từ giống IR của Viện Lúa Quốc Tế đã được du nhập vào
Việt Nam trong những năm đầu của thập niên 1990 trồng nhiều các tỉnh Đồng
Tháp An Giang Long An và một số vùng khác.
Kỹ thuật sản xuất, bảo quản, chế biến lúa gạo chất lượng cao cũng đã
được tiến hành nghiên cứu. Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón tới chất
lượng giống lúa thơm chất lượng cao Jasmine, Nguyễn Xuân Trường và cs.
(2003) cho biết sử dụng phân lân Đầu trâu và phân hữu cơ khơng những làm
tăng năng suất mà cịn làm tăng các chỉ tiêu chất lượng như tỉ lệ gạo nguyên,
hàm lượng protein và độ thơm của gạo. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của phân
bón tới sinh trưởng, phát triển năng suất và chất lượng gạo của một số giống lúa
ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Nguyễn Tấn Hinh và cs. (2007) lại cho rằng một
số đặc tính liên quan tới chất lượng nấu nướng và dinh dưỡng ở gạo như hàm
lượng amylose, nhiệt độ hóa hồ và hàm lượng protein ít bị ảnh hưởng bởi liều
lượng phân bón. Lại Văn Nhự và cs. (2007) cũng cho biết các đặc tính liên quan
tới chất lượng nấu nướng như hàm lượng amylose, nhiệt độ hóa hồ cũng như
hình thái hạt (dài, rộng) ít bị ảnh hưởng bởi loại phân và liều lượng phân bón,
tuy nhiên bón nhiều phân và bón muộn làm tăng tỉ lệ gạo bạc bụng mặc dù có
14



làm tăng năng suất lúa. Bón phân sớm và bón phân tập trung kết hợp với rút
nước ruộng khi hạt đã vào chắc cũng làm tăng chất lượng gạo đặc biệt là tăng tỉ
lệ gạo xát, gạo nguyên và chất lượng ăn nếm (Phạm Quang Duy và cs., 2007).
2.3.2. Tình hình phát triển
a. Cân đối cung cầu gạo Việt Nam
Việc tính tốn nhằm cân đối giữa sản lượng gạo sản xuất được hàng năm
với nhu cầu sử dụng trong nước gồm tất cả các nhu cầu sử dụng từ việc dùng
làm lương thực cho gần 100 triệu người lượng cho chế biến cho chăn nuôi cho
dự trữ quốc gia theo luật định, nhu cầu hạt giống...và còn lượng dư thừa dành
cho xuất khẩu; kết quả tính tốn của các cơ quan chức năng cho thấy như sau:
Bảng 2.5. Cân đối cung cầu gạo ở Việt Nam
Sản lƣợng Tổng lƣợng tiêu dùng (để ăn, Lƣợng cịn cho xuất
Năm
quy gạo
chăn ni, dự trữ, làm giống,
khẩu/Số lƣợng xuất
(triệu tấn)
hao hụt..quy gạo) (triệu tấn)
(triệu tấn)
2010
26,40
19,65
6,75/6,75
2011
27,98
20,85
7,13/7,13
2012

28,87
21,15
7,72/7,72
2013
29,07
22,39
6,68/6,68
2014
29,68
23,36
6,32/6,32
2015
29,76
23,19
6,57/6,57
2016
28,49
23,60
4,89/4,89
2017
28,22
22,45
5,77/5,77
2018
29,03
19,88
9,15/6,15
2019*
29,54
21,50

8,04/7,0
* Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2019; Báo cáo thường niên ngành hàng lúa
gạo 2019”
Với tính tốn này Việt Nam đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và
vẫn còn 6 – 7 triệu tấn cho xuất khẩu.
b. Xu hướng chuyển dịch tiêu dung gạo ở Việt Nam
Theo điều tra của Viện Chiến lược và Chính sách nơng nghiệp, tiêu thụ
gạo bình quân đầu người của Việt Nam từ mức 11 4 kg/người/tháng vào 2006 đã
giảm xuống chỉ còn mức 8,6 kg/người/tháng năm 2018. Tốc độ giảm trung bình
2 3%/năm. Nguyên nhân chính là do kinh tế đất nước phát triển, thu nhập và
15


mức sống của người dân được cải thiện và nâng lên đáng kể trong những năm
gần đây sở thích tiêu dùng thay đổi từ lượng sang chất ăn các loại gạo ngon
hơn và lượng ít hơn trong khẩu phần thay vào đó là các sản phẩm dinh dưỡng
cao như thịt, sữa, trứng, hải sản, rau quả...

Hình 2. Chuyển dịch mức tiêu dùng gạo các nhóm cƣ dân ở Việt Nam
Mặc dù, tiêu thụ gạo bình qn đầu người có xu hướng giảm nhưng dân
số tăng cùng với nhu cầu sử dụng gạo làm thức ăn chăn nuôi và một số thực
phẩm khác, tổng lượng gạo tiêu thụ của Việt Nam vẫn có xu hướng tăng trong
giai đoạn 2010 – 2019. Năm 2019 cả nước tiêu thụ khoảng 21,5 triệu tấn gạo
(bao gồm cả ăn sử dụng trong chăn nuôi và các ngành công nghiệp thực phẩm
khác) tăng 10 8% so với năm 2018. Trong kỳ 2010 – 2019, tiêu thụ gạo của
Việt Nam tăng trưởng khoảng 1 1%/năm.

Hình 3. Lƣợng gạo tồn kho, dữ trữ của Việt Nam biến động mạnh
theo năm nhƣng luôn đạt khoảng 1 triệu tấn
16



c. Giá trị gạo của Việt Nam
Sau những năm khó khăn về thị trường, giá gạo của Việt Nam luôn thua
kém gạo cùng cấp của một số nước top đầu xuất khẩu gạo, Thực hiện tái cấu
trúc lúa gạo với nhiều giải pháp quyết liệt đặc biệt giải pháp phát triển sản xuất
và nâng cao tỷ trọng gạo thơm gạo chất lượng.
Xuất khẩu gạo năm 2018 đạt 6,1 triệu tấn, trị giá 3,08 tỷ USD tăng 5 1%
về lượng và16,3% so với năm 2017 tăng trưởng mạnh về giá trị. Nguyên nhân
chính do Việt Nam đã chuyển đổi được cơ cấu giống, từ các giống chất lượng
thấp sang các giống chất lượng cao. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm gần 80%
gạo xuất khẩu, vì vậy đã nâng giá gạo xuất khẩu bình quân tăng từ 452 USD/tấn
năm 2017 lên 501 USD/tấn năm 2018 tương đương và có thời điểm còn cao
hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan.
Từ cuối tháng 12/2018 sang 2019, giá lúa, gạo xuất khẩu và nội địa giảm,
cụ thể:
- Giá gạo xuất khẩu:
Giá gạo thành phẩm xuất khẩu không bao tại mạn loại 5% tấm giảm từ
8.250 – 9.050 đồng/kg xuống 7.450 – 7.850 đồng/kg, loại 10% giảm từ 8.250 –
8.950 đồng/kg xuống 7.450 – 7.550 đồng/kg, loại 15% giảm từ 8.050- 8.850
đồng/kg xuống 7.350 – 7.650 đồng/kg, loại 20% giảm từ 8.250 – 8.500 đồng/kg
xuống 7.300 – 7.470 đồng/kg, loại 25% giảm từ 7.850 – 8.650 đồng/kg xuống
7.100 – 7.450 đồng/kg.
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tiếp tục gặp khó khăn giá gạo xuất khẩu
của Việt Nam đang giảm so với Thái Lan và Ấn Độ. Bên cạnh đó các giao dịch
xuất khẩu cũng ít hơn trong thời gian gần Tết. So với gạo Thái Lan, gạo Việt
Nam đã giảm tương đương và thấp tại hai phân khúc chính là gạo 5% tấm (370
– 380 USD/tấn); gạo 25% tấm (365 – 375 USD/tấn), thấp hơn bình quân 5
USD/tấn.
- Giá lúa, gạo nội địa tại các vùng ĐBSCL:

+ Giá lúa tươi tại ruộng loại thường từ 4.850 – 5.200 đồng/kg đã giảm
xuống còn 4.350 – 4.650 đồng/kg, loại hạt dài giảm từ 5.050 – 5.600 đồng/kg
xuống 4.550 – 5.400 đồng/kg.
17


×