Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu tính kháng của một số giống lúa đối với rầy lưng trắng sogatella furcifera horvath năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 99 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG
LÚA ĐỐI VỚI RẦY LƢNG TRẮNG SOGATELLA
FURCIFERA HORVATH NĂM 2021

Ngƣời thực hiện

: NGUYỄN THỊ HÀ

Mã SV

: 620007

Lớp

: K62-BVTVA

Ngƣời hƣớng dẫn

: PGS.TS. LÊ NGỌC ANH

Bộ mơn

: CƠN TRÙNG

HÀ NỘI - 2021




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài báo cáo này là
trung thực
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo này đã đƣợc cảm ơn và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Ngƣời viết cam đoan

Nguyễn Thị Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản báo cáo này bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận đƣợc sự hợp tác giúp đỡ quý báu của giảng viên hƣớng dẫn, cơ sở đào tạo
và các bạn đồng nghiệp.
Trƣớc hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc trƣớc sự quan tâm, dìu dắt và
sự hƣớng dẫn nhiệt tình của PGS.TS. Lê Ngọc Anh và PGS.TS. Hồ Thị Thu
Giang trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ của toàn
thể giảng viên và các cán bộ của khoa Nông Học, Học viên nơng nghiệp Việt
Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành bài báo
cáo này.
Trong q trình làm đề tài khóa luận tốt nghiệp tơi đã có sự cố gắng nhƣng
vốn kiến thức vẫn cịn hạn chế và chắc chắn khơng thể tránh khỏi những sai sót,
tơi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp từ q thầy cơ và các bạn để bài
khóa luận tốt nghiệp của tơi đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin trân thành cảm ơn!


Hà Nôi, ngày 07 tháng 09 năm 2021
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hà

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. viii
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP .................................................................. ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu ...............................................................................................2
1.2.1. Mục đích ..............................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI
NƢỚC ..................................................................................................................3
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nƣớc ...........................................................................3
2.1.1.Vị trí phân loại, phân bố, ký chủ, phƣơng thức gây hại .......................................3
2.1.2. Sự gây hại của rầy lƣng trắng trên thế giới..........................................................3
2.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của rầy lƣng trắng ..........................................5
2.1.4. Tính kháng của các giống lúa đối với rầy lƣng trắng ..........................................6

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ...........................................................................9
2.2.1. Phân bố và ký chủ................................................................................................9
2.2.2. Sự gây hại của rầy lƣng trắng ............................................................................10
2.2.3.Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của rầy lƣng trắng .........................................12
2.2.4. Tính kháng của các giống lúa đối với rầy lƣng trắng .........................................16
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................19
3.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu .........................................................................19
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................19
3.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................19
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................20
3.4.1. Phƣơng pháp nhân nuôi dòng rầy lƣng trắng Sogatella furcifera theo

iii


phƣơng pháp của Heong K.L.2011. ....................................................................20
3.4.2. Nhân nuôi rầy để thả vào chậu vại ....................................................................21
3.4.3. Phƣơng pháp đánh giá tính kháng của một số giống lúa đối với rầy lƣng
trắng S.Furcifera .................................................................................................21
3.4.4.Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của rầy lƣng trắng trên một số
giống lúa. ............................................................................................................26
3.4.5.Xử lý số liệu .......................................................................................................29
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................30
4.1. Đánh giá khả năng chống chịu của một số giống lúa đối với rầy lƣng trắng
mẫn cảm S.furcifera. ...........................................................................................30
4.2.Phƣơng pháp đánh giá tính kháng của các giống lúa trong ống nghiệm. ..............30
4.2.1. Phƣơng pháp đánh giá tính kháng của các giống lúa trên khay mạ ...................32
4.3. Ảnh hƣởng của một số giống lúa đến đặc điểm sinh học của rầy lƣng trắng mẫn
cảm S.furcifera. ...................................................................................................35
4.3.1. Đặc điểm hình thái và kích thƣớc các pha phát dục của rầy lƣng trắng mẫn

cảm S.furcifera khi nhân nuôi trên các giống lúa khác nhau ..............................35
4.3.2. Ảnh hƣởng của giống lúa đến thời gian phát dục các pha và vòng đời của rầy
lƣng trắng mẫn cảm S.furcifera ..........................................................................42
4.3.3. Ảnh hƣởng của các giống lúa đến thời gian sống, sức sinh sản của rầy lƣng
trắng S.furcifera ..................................................................................................45
4.3.4. Ảnh hƣởng của các giống lúa khác nhau đến khả năng sống sót của rầy lƣng
trắng mẫn cảm S.furcifera qua các giai đoạn phát dục và qua các thế hệ. ...........50
4.3.5. Ảnh hƣởng của các giống lúa khác nhau đến tỷ lệ giới tính và sự hình thành
loại hình cánh của rầy lƣng trắng mẫn cảm S.furcifera. ....................................53
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................55
5.1. Kết luận.................................................................................................................55
5.2. Kiến nghị ..............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................57
PHỤ LỤC ....................................................................................................................61

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

: Giải thích

BVTV

: Bảo vệ thực vật

IRRI

: Viện lúa quốc tế


RLT

: Rầy lƣng trắng

CS

: Cộng sự

CT

: Công Thức

IRRI

: International Rice Research Institute

N

: Nhiễm

NN

: Nhiễm nặng

NV

: Nhiễm vừa

NXB


: Nhà xuất bản

K

: Kháng

KC

: Kháng cao

KV

: Kháng vừa

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Mức độ kháng, nhiễm của một số giống lúa đối với rầy lƣng trắng mẫn
cảm sau 5 – 7 ngày lây nhiễm bằng phƣơng pháp ống nghiệm ................. 31
Bảng 4.2. Mức độ kháng, nhiễm của một số giống lúa đối với rầy lƣng trắng mẫn
cảm sau 5 – 7 ngày lây nhiễm bằng phƣơng pháp khay mạ ...................... 32
Bảng 4.3. Đánh giá khả năng chống chịu của một số giống lúa đối với rầy lƣng
trắng mẫn cảm S.furcifera trong ống nghiệm và khay mạ ......................... 34
Bảng 4.4. Kích thƣớc của rầy lƣng trắng mẫn cảm S. furcifera khi nuôi trên các
loại thức ăn khác nhau ............................................................................... 40
Bảng 4.5. Ảnh hƣởng của giống lúa đến các pha phát dục của rầy lƣng trắng mẫn
cảm S.furcifera ........................................................................................... 43
Bảng 4.6 Ảnh hƣởng của các giống lúa đến thời gian sống, sức sinh của rầy lƣng

trắng mẫn cảm S.furcifera .......................................................................... 46
Bảng 4.7. Sức sinh sản, tỷ lệ trứng nở của rầy lƣng trắng mẫn cảm S.furcifera trên
ba giống lúa ................................................................................................ 48
Bảng 4.8. Tỷ lệ chết của các pha trƣớc trƣởng thành của rầy lƣng trắng mẫn cảm
S.furcifera trên 3 giống lúa ........................................................................ 51
Bảng 4.9. Tỷ lệ sống sót của rầy lƣng trắng mẫn cảm S.furcifera qua các thế hệ
nhân nuôi trong phịng thí nghiệm ............................................................. 52
Bảng 4.10. Ảnh hƣởng các giống lúa đến giới tính và loại hình cánh của rầy trắng
mẫn cảm S.furcifera. .................................................................................. 53

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Nhân ni rầy lƣng trắng mẫn S.Furcifera cảm trong lồng lƣới lớn ............. 20
Hình 3.2. Nhân nuôi rầy lƣng trắng mẫn cảm S.Furcifera trong lồng mica ................. 21
Hình 3.3. Thí nghiệm đánh giá tính kháng của các giống lúa trong ống nghiệm ......... 24
Hình 3.4. Thí nghiệm đánh giá tính kháng của các giống lúa trên khay mạ ................. 25
Hình 4.1. Các pha phát dục của rầy lƣng trắng mẫn cảm S. furcifera........................... 37
Hình 4.2. Nhịp điệu sức sinh sản của rầy lƣng trắng mẫn cảm S.fucifera .................... 49

viii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Rầy lƣng trắng Sogatella furcifera (Hovarth) là một trong những loài gây
hại nghiêm trọng trên lúa ở nƣớc ta. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm kiểm
Đánh giá tính kháng tính kháng của một số giống lúa đối với rầy lƣng trắng mẫn
cảm và ảnh hƣởng của một số giống lúa đến đặc điểm sinh học của RLT. Chúng
tôi tiến hành đánh giá trên 12 giống lúa kết quả thu đƣợc : 2 giống có biểu hiện

kháng cao là KR1 và KR9; 1 giống lúa có biểu hiện kháng là giống DT8; 4
giống gồm có VN20 , DH9, DH12, DH15 có biểu hiện kháng vừa; 2 giống có
biểu hiện nhiễm vừa là TD16, DH8; 1 giống biểu hiện nhiễm là Khang Dân 18
và giống Bắc Thơm 7 và TN1 có biểu hiện nhiễm nặng với rầy lƣng trắng mẫn
cảm. Từ đó chúng tơi lựa chọ 3 giống BT7 ( nhiễm nặng) , VN20 ( kháng vừa)
và KR1 (kháng cao) có mức độ kháng/ nhiễm khác nhau để nghiên cứu một số
đặc điểm sinh học của rầy lƣng trắng. Ở mức nhiệt độ trung bình 29,7°C; độ ẩm
trung bình là 72,5 %, cho thấy vịng đời của rầy lƣng trắng trên giống lúa
BT7,VN20 và giống lúa KR1 lần lƣợt là 22,60±0,46 ngày, 22,11±0,59 ngày và
22,78±0,67 ngày. Chúng tôi nhận thấy sức sinh sản và tỷ lệ trứng nở của rầy
lƣng trắng mẫn cảm nuôi trên giống BT7 (nhiễm nặng) cao hơn so với rầy lƣng
trắng mẫn cảm nuôi trên giống VN20 (kháng vừa) và giống KR1 ( kháng cao).
Số trứng đẻ trƣởng thành cái trung bình trên giống BT7 là 93,2±2,63 quả/ con
cái, trên giống VN20 là 77,4±2,79, trên giống KR1 là 68,3±2,19 quả/con cái.
Trong việc phòng trừ rầy lƣng trắng gây hại cần tránh lạm dụng thuốc BVTV
trong phòng trừ rầy lƣng trắng nên sử dụng các giống kháng cao, kháng, kháng
vừa trong phòng trừ rầy lƣng trắng, sẽ đem lại hiệu quả cao.

ix


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam có nền kinh tế nơng nghiệp phát triển lâu đời, trong đó tiêu biểu
là sản xuất lúa nƣớc. Hiện nay, hàng năm cả nƣớc gieo cấy 7,5 triệu ha lúa với
sản lƣợng 34,5 triệu tấn, xuất khẩu 6 triệu tấn mang về trên 3 tỷ usd, đƣa Việt
Nam trở thành nƣớc xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Để có đƣợc thành quả nhƣ vậy đầu tiên phải kể đến “chính sách đổi mới”
của Nhà nƣớc năm 1986 về việc thay đổi cơ cấu nông nghiệp, cho phép nông hộ
tự chủ trong sản xuất, đã huy động tối đa các nguồn lực thúc đẩy sản xuất. Thứ

hai, là việc sáng tạo, áp dụng các tiến bộ hoa học kỹ thuật trong nghiên
cứu nhằm tạo ra các giống mới có năng suất, phẩm chất tốt. Nhờ những thay đổi
tích cực đó đã đƣa diện tích, năng suất lúa liên tục tăng, năm sau cao hơn năm
trƣớc. Nhƣng từ năm 2001-đến nay thì diện tích lúa bắt đầu giảm do q trình
cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Song, việc này khơng làm ảnh hƣởng tới sản
lƣợng lúa do việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trong một năm.
Tuy nhiên, tình hình sản xuất nơng nghiệp hiện nay nói chung và sản xuất
lúa gạo nói riêng đang chịu tác động vơ cùng to lớn của tự nhiên của các loài
sinh vật: các loài nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng… đặc biệt là các loài cơn
trùng mà tiêu biểu là nhóm rầy gây hại trên lúa. Một đối tƣợng đáng chú ý và
quan tâm hiện nay đó là rầy lƣng trắng. Rầy lƣng trắng khi trên cây lúa, chúng
không chỉ phá hoại trực tiếp bằng cách hút dịch cây làm cho cây sinh trƣởng
phát triển chậm mà chúng cịn là mơi giới truyền các bệnh virus nguy hiểm trên
lúa: bệnh lùn sọc đen…
Rầy lƣng trắng là một trong những côn trùng gây hại nghiêm trọng trên
đồng ruộng. Với mức độ nguy hiểm rất cao về khả năng gây hại cả trực tiếp và
gián tiếp thì cần có sự quan tâm, tập trung nghiên cứu để khắc phục hậu quả mà
rầy lƣng trắng đem lại. Hiện nay việc đƣa vào sử dụng các giống lúa kháng rầy

1


phần nào giảm thiểu thiệt hại năng suất lúa do rầy gây ra, tiếp kiệm đƣợc chi phí
sản xuất, hạn chế sử dụng thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trƣờng và ổn định hệ
sinh thái. Bên cạnh đó để quản lý RLT có hiểu quả cần nắm đƣợc các đặc điểm
sinh học, sinh thái và tập tính của rầy để có định hƣớng phịng trừ hiệu quả hơn.
Xuất phát từ các vấn đề về lý luận và thực tiễn nêu trên, đƣợc sự phân công của
bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam với sự
hƣớng dẫn của PGS.TS Lê Ngọc Anh tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "
Nghiên cứu tính kháng của một số giống lúa đối với rầy lƣng trắng mẫn

cảm Sogatella Furcifera Horvath năm 2021” nhằm mục đích tìm ra một số
giống lúa có khả năng kháng quần thể rầy lƣng trắng.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá tính kháng của rầy lƣng trắng mẫn cảm S.Furcifera trên một số
giống lúa; nghiên cứu ảnh hƣởng của một số giống lúa đến đặc điểm sinh học
của rầy lƣng trắng từ đó lựa chọn đề xuất sử dụng các giống lúa trong sản xuất,
quản lý rầy lƣng trắng nói riêng và nhóm rầy hại than lúa nói chung có hiệu quả
cao, an tồn và bảo vệ mơi trƣờng.
1.2.2. u cầu
- Xác định đƣợc tính kháng của rầy lƣng trắng mẫn cảm S.Furcifera trên
một số giống lúa.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của 1 số giống lúa đến đặc điểm sinh học của
quần thể rầy lƣng trắng mẫn cảm S.Furcifera trong phịng thí nghiệm

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
TRONG VÀ NGỒI NƢỚC
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nƣớc
2.1.1.Vị trí phân loại, phân bố, ký chủ, phƣơng thức gây hại
* Phân loại: Rầy lƣng trắng ( Sogatella furcifera) thuộc họ Delphacidae, bộ
cánh đều (Homoptera), lần đầu tiên đƣợc Horvath mô tả và đặt tên là Delphax
furcifera, sau đó đƣợc đổi tên rất nhiều lần bởi các nhà côn trùng học khác nhau
(Aimee và Alberto, 2009). Tuy nhiên, hiện nay tên khoa học của RLT đƣợc sử
dụng phổ biến nhất là Sogatella furcifera Horvath.
* Phân bố: Rầy lƣng trắng phân bố rộng rãi ở hầu hết các nƣớc trồng lúa
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Trung Quốc, Malaysia, Phi-líp-pin, Ấn Độ, Việt Nam, ........một số nƣớc ở châu

Mỹ và một số nƣớc ở châu Úc và đảo Thái Bình Dƣơng ( Hills và Dennish,
1983)
* Ký chủ: Catinding & cs (2009) cho biết, rầy lƣng trắng có khả năng đẻ
trứng trên 37 loại cây trồng khác nhau. Ngồi cây lúa, rầy lƣng trắng cịn có thể
hồn thành pha phát dục trên cây ngơ (Zea mays), cỏ lồng vực cạn (Echinochloa
cololum), lồng vực nƣớc (Echinochloa glabrescens), cỏ đi phƣợng
(Leptochloa chinensis)…
Ký chủ chính của rầy lƣng trắng là cây lúa. Ngồi ra cịn ký chủ trên nhiều
loại cây trồng nhƣ: : Oryza sativa L., Scacharum officinarum L., Zizania
latiforia Turcz., Hordeum vulgare L., Setaria italic Beauv., Panicum crusgalli
L., Poa anua L., Phalaris arundinacea L., Alopecurus aequallis Schol.,
Sporobolus elongates R., Digitaria adscendens Henr., và Eleusine indica
Gaertner (Catindig, 2009).
2.1.2. Sự gây hại của rầy lƣng trắng trên thế giới
Rầy lƣng trắng khơng chỉ gây hại trực tiếp là chích hút nhựa cây mà còn là

3


môi trƣờng truyền bệnh virus hại lúa. Tác hại do rầy lƣng trắng gây ra làm
giảm chiều cao cây, số nhánh hữu hiệu, lép hạt và giảm năng suất (Zhai & cs,
2011).
Ở Nhật Bản, triệu chứng gây hại của rầy lƣng trắng đã đƣợc ghi nhận là
bông lúa biến màu, hạt thóc có màu gỉ sắt và bị rạn nứt (Matsumusa, 1996).
Trong quá trình đẻ nhánh, nếu bị nhiễm nặng rầy lƣng trắng sẽ làm cho cây lúa
bị hoại tử hoàn toàn và gây hiện tƣợng cháy rầy (Yamasaki & cs, 1999).
Ở mật độ 400-500 rầy cám hoặc 200 con trƣởng thành RLT/cây sẽ làm mất
trắng năng suất lúa. Hiện tƣợng cháy rầy do rầy lƣng trắng gây ra trên ruộng lúa
đã đƣợc ghi nhận tại Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và Pakistan từ những năm 80
của thế kỷ trƣớc (Khush, 1984).

Tại Ấn Độ, mật độ rầy lƣng trắng cũng có biến động lớn và tăng dần từ
năm 2004 đến 2007.Tại Philippines, so với năm 2000 mật độ RLT năm 2002
tăng gấp 15 và năm 2007 tăng gấp 2 lần. Tại Malaysia, năm 1999 có 1.526ha
đến năm 2001 có 541ha bị RLT gây hại (Catinding & cs, 2009).
Tính đến năm 2007, tuy chƣa có những con số cụ thể về sự thiệt hại do
RLT gây ra ở Indonesia, Philippines và Việt Nam nhƣng các tác giả cho rằng
trong 10 năm qua sự thiệt hại do RLT gây ra trên đồng ruộng là lớn hơn nhiều so
với rầy nâu. Điều này cho thấy rằng RLT đã trở thành loài dịch hại nghiêm
trọng, gây thiệt hại kinh tế cho các vùng trồng lúa ở châu Á (Catindig & cs,
2009).
Rầy lƣng trắng gây ra cho thấy, khi cây con bị tấn công nghiêm trọng thì
cây khơng phát triển, chúng bị cịi cọc, héo và cuối cùng chết. Ở giai đoạn cây
lúa lớn hơn, rầy trƣởng thành hút nhựa ở phía gốc cây lúa và bề mặt lá. Khi rầy
lƣng trắng xuất hiện với số lƣợng lớn, chúng có thể gây chết cây, chúng chích
hút nhựa cây dẫn đến các khóm lúa bị khơ và chuyển sang màu nâu. Ở giai đoạn
cây lúa bắt đầu hình thành hạt mà bị rầy chích hút thì số lƣợng hạt lúa và chất
lƣợng hạt giảm, hạt lúa nép và một số hạt biến màu làm trì hỗn q trình chín

4


của hạt. (Plantwise Knowledge Bank, 2016).
2.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của rầy lƣng trắng
2.1.3.1.

Pha trứng:

Trứng: Trứng của RLT đƣợc đẻ ở phần mô bẹ lá hoặc gân lá chính của lá,
đẻ thành từng ổ, trứng có hình dạng và kích thƣớc tƣơng tự nhƣ rầy nâu nhƣng
dài hơn, mỗi con cái có thể đẻ khoảng 300-500 trứng, đẻ tập trung trong 3-6

ngày và kéo dài khoảng 10-15 ngày.
Theo Sandeep & cs (2015), khi nuôi trên giống Taraori basmati ở điều kiện
nhiệt độ 24,7 – 30,1 , ẩm độ 51,66 – 85% số trứng đẻ trên 1 trƣởng thành cái từ
119 -158 trứng/cái, trung bình 132,8 trứng/cái. Rầy lƣng trắng đẻ trứng ở phần
mô bẹ lá, thân và phần gân chính của lá 1 ổ từ 5 – 30 quả. Rầy lƣng trắng có sự
khác nhau về vị trí đẻ trứng trên cây lúa, kết quả cho thấy: Ở mơ bẹ lá chiếm
71,96%, gân chính của lá chiếm 16,66% và đẻ ở thân chiếm 11,36%. Thời gian
trứng nở TB là 8,6 ± 0,24 ngày. Tỷ lệ trứng nở là 84.21%.
Ở Nhật Bản, số lƣợng trứng trên một ổ là 2-3 quả nhƣng Viện Nghiên cứu
lúa quốc tế cho rằng một ổ có 4-10 quả trứng. Con cái có thể đẻ 300-350 trứng.
(Pathak 1977).
Nhiệt độ thích hợp cho trứng nở là 27°C, và không nở ở nhiệt độ 33°C. Tốc
độ phát triển của trứng và rầy non phát triển là 27-28°C. Rầy tuổi 4, tuổi 5 hoạt
động ở 12-31°C (Pathak 1977).
2.1.3.2.

Pha rầy non.
Sandeep & cs (2015), ở nhiệt độ 24,1 - 30,60C và ẩm độ 67,5 - 80,0%,

thời gian phát dục của rầy non là 12,6 ngày. Trong đó, tuổi 1 là 2,05 ngày, tuổi 2
là 2,3 ngày, tuổi 3 là 2,6 ngày, tuổi 4 là 2,7 ngày và tuổi 5 là 2,95 ngày; tỷ lệ
sống của rầy non là 84,21% và tỷ lệ hóa trƣởng thành là 89,05%.
2.1.3.3.

Pha trưởng thành
Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học của RLT tại Ấn Độ cho thấy: Ở

nhiệt độ 24,1 - 30,6 và ẩm độ 67,5 - 80,0%, thời gian phát dục của trƣởng

5



thành cái là 15,9 ngày, tỷ lệ đực:cái là 1 : 0,8; thời gian tiền đẻ trứng 3,7 ngày;
thời gian đẻ trứng 10,2 ngày; thời gian hậu đẻ trứng 2,0 ngày. Ở nhiệt độ 13,9 27,7 0C và ẩm độ 61,4 - 84,6%, thời gian sống của trƣởng thành đực là 11,4
ngày và trƣởng thành cái là 15,9 ngày; cho thấy trƣởng thành cái có thời gian
phát dục lâu hơn trƣởng thành đực. Tỷ lệ đực:cái là 1: 0,8; thời gian tiền đẻ
trứng 3,7 ngày; thời gian đẻ trứng 10,2 ngày; thời gian sau đẻ trứng 2,0 ngày.
Trƣởng thành cái có khả năng đẻ 132,8 trứng, mỗi ổ trứng dao động từ 5 - 30
trứng; thời gian nở trứng trung bình 8,6 ngày và tỷ lệ trứng nở đạt 84,21%
(Sandeep & cs, 2015).
2.1.4. Tính kháng của các giống lúa đối với rầy lƣng trắng
Giống lúa kháng rầy có nhiều cơ chế khác nhau: cây tiết ra các chất gây
độc do sản phẩm của các gen kháng rầy hoạt động qua quá trình sao mã và giải
mã tổng hợp nên các sản phẩm protein, khi rầy chích hút các sản phẩm này vào
sẽ bị nộ độc có thể bị chết hoặc nếu khơng chết cũng bị rối loạn q trình sinh
sản hoặc khơng lột xác hay hóa trƣởng thành đƣợc, ngồi ra các giống lúa có
thân rất cứng, có nhiều lơng xót, thành phần thân lúa có nhiều silic nên hạn chế
khả năng chích hút của rầy; hoặc các giống lúa có khả năng đền bù cao, khi bị
rầy gây hại vẫn có khả năng cho năng suất cao (Smith & cs, 1984).
Heinrichs & cs (1985), nêu rằng nguồn gen kháng rầy lƣng trắng là rất khác
nhau ở cả lúa trồng và lúa dại. Việc đánh giá giống kháng rầy lƣng trắng đã
đƣợc Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) tiến hành từ năm 1970. Khoảng 5000
giống lúa trồng (Oriza sativa) đã đƣợc đánh giá với rầy lƣng trắng. Khoảng một
nửa trong tổng số 437 giống lúa dại đƣợc đánh giá là kháng rầy lƣng trắng.
Sự không hấp dẫn với RLT của giống kháng có thể do sự có mặt của các
chất ức chế tới quá trình phát triển của rầy hoặc các chất gây sự ngán ăn, xua
đuổi trong cây lúa, hoặc do cấu tạo tế bào có hàm lƣợng silic cao hơn các giống
nhiễm. Sự giảm ăn của RLT trên giống kháng có thể do sự có mặt của chất ức
chế tong cây lúa (Lin, 1989)


6


Theo Ramaraju (1990), Ở Ấn Độ và Philippines đã xác định đƣợc một số
dòng/giống lúa kháng rầy lƣng trắng nhƣ N22, NCS2041, ARC11367, PR109,
IET6288,

RP1801-35-40-83,

RP1800-10-5-8-2,

CR333-6-1,

CR333-6-2,

HKP30.
Theo Mishra & cs (1991 & 1993), các giống kháng có hàm lƣợng Si, Fe,
Zn và Mn cao hơn còn nồng độ N, P, K, Ca, Cu, Mg và hàm lƣợng aminoacid,
phenol, diệp lục tố thấp hơn các giống nhiễm rầy lƣng trắng. Đã có một số
nghiên cứu về cơ chế kháng rầy lƣng trắng của một số giống lúa. Rầy lƣng trắng
ln có định hƣớng về phía giống nhiễm TN1 hơn là các giống kháng trong
vịng 24h sau khi thả và số lƣợng rầy non tăng đột biến ở các giống nhiễm trong
khoảng 24 đến 72h cịn ở các giống kháng thì có sự giảm đột biến.
Theo Bhathal & cs. (1994), rầy lƣng trắng có phản ứng định hƣớng điển hình
đối với tất cả các giống lúa thí nghiệm. Đã quan sát thấy có sự giảm đáng kể số
lƣợng cá thể trƣởng thành và ấu trùng đậu lại trên giống kháng (NCS2041,
ARC11367 và PR109) so với trên giống nhiễm (TN1). Trên giống kháng, rầy
lƣng trắng có thời gian dinh dƣỡng ngắn hơn trên giống nhiễm TN1. Trƣởng
thành cái đẻ trứng trên giống nhiễm TN1 nhiều hơn 4-5 lần so với đẻ trên các
giống kháng. Khi sinh sống trên giống nhiễm TN1, trƣởng thành cái đẻ đƣợc

lƣợng trứng nhiều gấp 33 lần so với trƣởng thành cái sinh sống trên các giống
kháng.
Điển hình của cơ chế kháng kháng sinh đối với RLT là kháng ở pha trứng,
đƣợc đặc trƣng bởi sự tổn thƣơng do mất nƣớc (WL) trong trứng rầy dẫn đến cái
chết của những quả trứng RLT tại các vị trí đẻ trứng trong vịng 12h của quá
trinh đẻ trứng. Tỷ lệ trứng không nở ( EM) phụ thuộc vào giai đoạn phát triển
của lúa và cao nhất là ở giai đoạn đẻ nhánh tối đa. Phản ứng kháng với trứng
RLT đặc biệt nổi bật trong các giống Japonica ở Nhật Bản (Yamasaki & cs,
1999)
Ghi nhận từ Liu & cs (2003), cho thấy sự cải thiện tính kháng rầy lƣng

7


trắng của giống lúa lai Japonica Jinhua-1 (JH-1) ở Trung Quốc. Bằng cách đi
sâu vào tính kháng của rầy và tính kháng virus đã cho kết quả tính chống chịu
rầy lƣng trắng của giống rất cao và không cần dùng thuốc trừ rầy. Việc kết hợp
tính kháng vi-rút và kháng rầy lƣng trắng đã trở thành mục tiêu chính trong
chƣơng trình cải thiện giống lúa của hầu hết tất cả các quốc gia trồng lúa.
Nghiên cứu về sự ƣa thích cho thấy RLT có định hƣớng về phía giống
nhiễm TN1 hơn là các giống kháng Pundia trong vòng 24h sau khi thả và số
lƣợng rầy non tăng đột biến ở các giống nhiễm trong khoảng 24 đến 72 giờ còn
ở các giống kháng thì có sự giảm đột biến (Mishra và Misra, 1991). Tác giả khác
thì cho rằng rầy ăn trên các giống kháng ít đẻ hơn cơ thể nhỏ hơn và tỷ lệ sống
sót của rầynon thấp, thời gian rầy non kéo dài, tốc độ của quần thể phát triển
chậm hơn. Các giống kháng RLT có cơ chế “ngăn ăn” và “diệt trƣng” nên sống
trên các giống kháng quần thể RLT không phát triển đƣợc (Sogawa, 2004).
Kết quả nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy mức độ mẫn cảm với RLT của
giống lúa lai Shunyou 63(SY-63) tăng nhanh là do sự gia tăng đột ngột về mật
độ của RLT. Trái lại, giống lúa Trung Quốc Japonica Chenjing 06 (CJ-06) đƣợc

xác định là có khả năng kháng cao với RLT. Tính kháng với RLT của giống lúa
này do giống lúa có cơ chế phản ứng kiềm hãm hoạt động hút dinh dƣỡng từ
dịch cây của RLT và phản ứng diệt trứng rầy do các gen trội điều khiển (Sogawa
& cs,2004)
Srinivasan & cs (2015) ghi nhận thấy sự tƣơng tác giữa 2 loài khác nhau
(rầy nâu và rầy lƣng trắng) trên các giống lúa có thể là mối quan hệ tƣơng tác
dƣơng (hợp tác khác loài) hay mối quan hệ tƣơng tác âm (cạnh tranh khác loài).
Nghiên cứu này đánh giá sự tƣơng tác giữa các pha rầy non của 2 loài trên 2
giống lúa kháng (IR62 và ADR52) và giống nhiễm (IR22). Giống IR62 kháng
rầy nâu ở tất cả giai đoạn phát triển, kháng rầy lƣng trắng từ giai đoạn lúa bắt
đầu trổ bông trở đi. Giống ADR52 kháng rầy lƣng trắng ở tất cả giai đoạn phát
triển, kháng rầy nâu từ giai đoạn lúa bắt đầu trổ bông trở đi. Sự có mặt của rầy

8


nâu trên giống kháng IR62 làm tăng trọng lƣợng của rầy lƣng trắng. Sự có mặt
của cả rầy lƣng trắng và rầy nâu trong giai đoạn giống lúa ADR52 bắt đầu trổ
bông trở đi ( giai đoạn giống lúa ADR52 kháng rầy lƣng trắng mạnh nhất) thì sự
thích nghi của rầy nâu trên giống đã bị giảm. Khi nuôi cả rầy nâu và rầy lƣng
trắng trên giống mẫn cảm IR22, trọng lƣợng của rầy nâu bị giảm. Sự canh trạnh
của rầy lƣng trắng làm giảm khả năng thích nghi của rầy nâu trên giống kháng.
Nghiên cứu của Rath cho biết, trong số 51 giống lúa, giống PTB33 đƣợc
phát hiện có khả năng kháng cao đối với rầy lƣng trắng. Năm giống PS-3,
Satabdi, Radhi, Kalinga 1 và Hazaridhan có biểu hiện kháng. 13 giống bao gồm
Annada, Satyakrishna, Virendra, Sadabahar, Heera, Varsadhan, Jogen, Neela,
Khanish, Tara, ASD-16, CSR-4 và PR-113 có mức độ kháng vừa. Các giống
CSR- 23,IR-36, WR-3-2-6-1, Masuri, Lalchandan, TN1 là các giống nhiễm nặng
đối với rầy lƣng trắng.Các giống có biểu hiện nhiễm đó là giống Padmini, NLR34449, Utkalprava, CR-1014, Chandan, GR-4, CSR-5, WGL-32183, KalingaIII, Pant dhan và ARB-2. 15 giống Tapaswini, Krishnahansa, WITA-9,
Rajashree, Indravati, Geetanjali, Hanseswari, BTP-5204, Sneha, Pooja, Rasi,

VLD-61, WGL-32100, PR-118 và PR-115 có biểu hiện nhiễm vừa đối với rầy
lƣng trắng. Dựa trên kết quả sàng lọc tính kháng trong nhà lƣới có thể kết luận
rằng giống Ptb33 có khả năng kháng cao đối với rầy lƣng trắng có thể sử dụng
trong quản lý dịch hại này (Rath, 2018).
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
2.2.1. Phân bố và ký chủ
a. Phân bố
Ở nƣớc ta RLT phân bố rộng từ Bắc vào Nam trên ruộng lúa rầy lƣng
trắng thƣờng có xu hƣớng xuất hiện, phát triển sớm hơn rầy nâu. Tỷ lệ rầy lƣng
trắng cao hơn rầy nâu khi lúa ở giai đoạn mới cấy và giảm dần khi lúa đứng cái
làm đòng. RLT sinh sản thƣờng xuyên và duy trì quần thể trên đồng ruộng từ
năm này qua năm khác. Là lồi cơn trùng có khả năng phát tán trên phạm vi

9


rộng, chúng di cƣ từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam.
b. Ký chủ
Ký chủ chủ yếu là lúa, ngoài ra RLT cịn hồn thành các pha phát dục của
mình trên một số cây trồng khác nhƣ ngô, cỏ đuôi phƣợng, cỏ lồng vực cạn, cỏ
môi, cỏ chác và lúa chét.
2.2.2. Sự gây hại của rầy lƣng trắng
Năm 2000 tổng diện tích lúa nhiễm rầy cả nƣớc là 591.424 ha chiếm
khoảng 7,7% diện tích gieo cấy (tăng 3,8 lần so với năm 1999) trong đó diện
tích nhiễm nặng là 91,747 ha (tăng 2,7 lần so với năm 1999), diện tích cháy rầy
là 106.6 ha (Nguyễn Trƣờng Thành và cs, 2000).
Rầy lƣng trắng không xa lạ đối với ngƣời trồng lúa, nhƣng năm nào cũng
xảy ra cháy rầy cục bộ thậm chí trên diện rộng. Khi cháy rầy, nhiều hộ nơng dân
ngỡ ngàng không hiểu rầy đâu ra nhanh và nhiều nhƣ vậy. Trên ruộng lúa và
ngay cả ruộng mạ ít khi khơng phát hiện thấy rầy, chúng tích lũy, gia tăng mật

độ và đạt đỉnh cao ở giai đoạn đòng – trỗ - đỏ đuôi. Trong giai đoạn này rầy
nhân rất nhanh về số lƣợng đến cả vài trăm lần trong một thời ngắn
Cả rầy trƣởng thành và rầy non đều thích sống dƣới gốc cây lúa, nếu khơng
điều tra thƣờng xuyên, không lội vào ruộng quan sát dƣới gốc lúa, thì cháy rầy
tất yếu sẽ xảy ra khi rầy có mật độ cao. Bên cạnh đó, khơng ít hộ nông dân đƣợc
thông báo, đôn đốc kịp thời, nhƣng vẫn để cháy rầy. Ở đây cũng điểm qua một
số nguyên nhân nhƣ phun không đúng thuốc, phun thuốc chống lột xác khi rầy
tuổi lớn hoặc rầy trƣởng thành, phun thuốc nội hấp khi cây lúa đã chín khơng có
khả năng vận chuyển thuốc trong cây; phun thuốc tiếp xúc lớt phớt trên ngọn lúa
mà khơng tới đƣợc rầy ở phía gốc lúa; phun thuốc không đủ lƣợng nƣớc thuốc
trên đơn vị diện tích; phun thuốc khi rầy đã lớn tuổi hoặc rầy đã trƣởng thành
làm hiệu quả phòng trừ thấp và trứng tiếp tục nở gây cháy rầy ngay sau phun
thuốc…

10


Ngoài những nguyên nhân sinh thái, sinh học, việc lạm dụng thuốc BVTV
đƣợc coi là nguyên nhân cơ bản làm cho rầy bộc phát trên diện rộng và đe dọa
đến sản xuất lúa.
Ngồi gây hại trực tiếp là chích hút dịch cây lúa làm cho cây lúa sinh
trƣởng phát triển kém, RLT cịn là mơi giới truyền bệnh virus lúa lùn sọc đen
(RDSBV). Đây là bệnh rất nguy hiểm, có khả năng phát tán và lây lan nhanh,
bệnh không truyền qua hạt giống, đất, nƣớc và khơng khí mà chỉ lây truyền qua
môi giới là RLT (Hà Viết Cƣờng và cs, 2010). Bệnh virus lúa lùn sọc đen có
nguồn gốc ở Trung Quốc (năm 2002) và lần đầu xuất hiện ở nƣớc ta năm 2009
trên lúa hè thu, lúa mùa với diện tích hơn 42.300 ha của 12/19 tỉnh ở phía Bắc bị
nhiễm. Trong đó, Nam Định và Nghệ An là hai tỉnh bị nhiễm bệnh nặng nhất
với diện tích bị hại tƣơng ứng là hơn 17.500 ha và 13.500 ha. Ƣớc tính thất thu
khoảng 200.000 tấn thóc. Vụ Đơng xuân 2009 - 2010, ở miền Bắc bệnh virus lúa

lùn sọc đen đã phát sinh trên diện tích gần 28.700 ha lúa của 28 tỉnh, trong đó ở
đồng bằng Bắc Bộ là 20 tỉnh.
Virus lúa lùn sọc đen không truyền bệnh qua hạt giống mà chỉ truyền bệnh
nhờ môi giới là RLT (Hà Viết Cƣờng và cs, 2010). Nguồn rầy mang bệnh này
đƣợc cho là du nhập từ đảo Hải Nam, Trung Quốc theo con đƣờng di cƣ nhờ bão
(kết quả này cũng đƣợc ghi nhận tại Nhật Bản vào tháng 9/2010). Nghiên cứu
của các chuyên gia quốc tế cho biết chỉ có RLT có khả năng truyền virus
RDSBV từ lúa sang lúa với khả năng truyền bệnh rất cao (100% cây nhiễm bệnh
lùn sọc đen có từ 3 đến 4 con rầy). Theo viện Bảo vệ thực vật, RLT phát triển
mạnh nhất vào đầu các vụ sản xuất và tấn cơng mạnh nhất vào cây trồng ở thời
kỳ cịn non, đây là thời kỳ cây lúa dễ nhiễm bệnh nhất. Năm 2010, bệnh virus
lùn sọc đen trên lúa đã phát sinh gây hại tại 28ctỉnh/thành với tổng diện tích
nhiễm bệnh cộng dồn từ đầu vụ là 20.440 ha, trong đó diện tích nhiễm nặng có
2.226 ha tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

11


2.2.3.Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của rầy lƣng trắng
Rầy trƣởng thành di chuyển nhiều hơn so với rầy nâu. Rầy lƣng trắng non
có màu trắng, càng lớn màu càng trắng sữa, hình quả trám, hoạt động nhanh
nhẹn hơn rầy nâu. Rầy lƣng trắng có 5 tuổi, tuổi 1 có màu trắng sữa cho đến khi
xuất hiện nền trắng và xám ở tuổi 3, tuổi 5 mảnh lƣng và bụng màu đồng vàng,
có các vết vằn trắng, xám trên nền trắng mịn, chiều dài thân thay đổi từ 0,8 – 2,1
mm. Trứng đẻ thành từng ổ từ 2 -7 quả, thƣờng đẻ trong mơ bẹ hoặc gân lá
chính của lá tùy theo giai đoạn sinh trƣởng của lá. Khi mới đẻ trong suốt không
màu dài từ 0,96mm rộng 0,2mm, 3 ngày sau khi đẻ đầu trứng xuất hiện điểm
màu đỏ, cuối trứng có đốm màu vàng đục. Pha trứng 5 – 8 ngày. Pha rầy non 11
– 12 ngày. Pha trƣởng thành 18 – 30 ngày. Tỷ lệ cánh dài luôn chiếm ƣu
thế 76,5% - 85% và tỷ lệ đực/cái xấp xỉ bằng nhau. Khả năng sinh sản của rầy

lƣng trắng rất thấp, bình quân một rầy cái chỉ đẻ đƣợc từ 49,6 – 57,4 trứng, tỷ lệ
rầy cái đẻ rất thấp các đợt nuôi chỉ 45 – 58% số cặp có khả năng đẻ và tỉ lệ rầy
cánh dài luôn chiếm ƣu thế hơn so với rầy cánh ngắn kể cả thời kì thức ăn là
thuận lợi nhất
Hồ Thị Thu Giang & cs (2011), nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của
rầy lƣng trắng tại Gia Lâm- Hà Nội cho thấy khi nuôi trên giống Khang dân 18 ở
nhiệt độ từ 20-30°C thì thời gian vịng đời giảm từ 29,88 ngày xuống còn 20,86
ngày. Ở mức nhiệt độ từ 20 - 25°C thì khơng thấy sự sai khác về thời gian sống.
Ở nhiệt độ 25°C số trứng đẻ trên 1 trƣởng thành cái là 174, 20 quả/ cái. Ở từng
nhiệt độ riêng biệt 20, 25 và 30°C thời gian sống của rầy non lần lƣợt là 15,08
ngày; 13,29 ngày và 12,48 ngày.
Ghi nhận từ tác giả Đinh Văn Thành & cs (2011), khi nuôi rầy lƣng trắng
trên các giống lúa thuần và lúa lai có nguồn gốc ở Trung Quốc rầy lƣng trắng
phát triển rất tốt, rầy trƣởng thành cái đẻ nhiều trứng hơn và tỷ lệ nở cũng cao
hơn. Cụ thể trên giống D-ƣu 527 sức đẻ trứng trung bình là 113 ± 23,48
(trứng/cái), tỷ lệ nở là 91,1%; trên giống Bắc thơm sức đẻ trứng trung bình trên

12


một con cái là 69,2 ± 11,01 (trứng/cái), tỷ lệ nở là 90,1%; trên giống Khang dân
sức đẻ trứng trung bình là 78 ± 7,63 (trứng/cái), tỷ lệ nở là 90,6%; trên giống C70 sức đẻ trứng trung bình là 59,2 ± 11,24 (trứng/cái), tỷ lệ nở là 86,4% .
Theo Đinh Văn Thành & cs,. (2011) đã nghiên cứu về đặc điểm sinh họ
của rầy lƣng trắng nhƣ sau:
- Thời gian phát dục, vòng đời của rầy lưng trắng mẫn cảm Sogatella
furcifera.
+ Rầy non có 5 tuổi. Thời gian tuổi 1 và tuổi 5 hơi dài hơn tuổi 2,3,4.
Thời gian trung bình 1 tuổi là 2,49- 2,9 ngày; tuổi 5 là 3,48-3,57 ngày; các tuổi
khác cịn lại là bình quan 1,39- 2,41 ngày. Thời gian rầy non kéo dài trong
khoảng từ 12-13 ngày.

+ Thời gian phát triển các pha của rầy lƣng trắng kéo dài hơn khi nhiệt
độ thấp và sẽ rút ngắn lại khi nhiệt độ cao.
+ Ở khoảng nhiệt độ 20,3- 30,2 độ C thì thời gian trứng tb là 5,46-8,6
ngày, thời gian trƣớc đẻ trứng là 3,78- 5,6 ngày; thời gian vòng đời là 21,2- 31,5
ngày.
- Khả năng sinh sản và nhịp điệu đẻ trứng của rầy lưng trắng mẫn cảm
Sogatella furcifera .
+ Khi tiến hành nuôi rầy lƣng trắng ở các giống lúa khác nhau thì tỉ lệ đẻ
trứng cũng khách nhau. Rầy đƣơc nuôi trên các giống lúa có nguồn gốc IRI có
khả năng sinh sản thấp, từ 49,6-57,4 trứng. Các giống lúa lai và thuần Trung
quốc thì thích hợp cho rầy và rầy đẻ trứng với tỷ lệ cao hơn.
Rầy tập trung đẻ tứng vào thời gian 6 ngày đầu sau vũ hóa. Đây là chỉ
tiêu quan trọng để căn cứ vào đó phịng trừ rầy cho hiệu quả.
- Vị trí đẻ trứng và khả năng nở trứng của rầy lưng trắng mẫn cảm
Sogatella furcifera
+ Vị trí đẻ trứng của rầy phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn sinh trƣởng của
cây lúa: Khi lúa ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh thì rầy lƣng trắng đẻ chủ yếu vào mô

13


bẹ lá; khi cây lúa làm địng trở đi thì rầy đẻ chủ yếu vào gân chính của lá.
+ Mặc dù thời gian đẻ trứng có thể kéo dài 16 ngày nhƣng chỉ những
trứng đƣợc đẻ ở nửa đầu của thời gian đẻ trứng mới có vai trị quyết định đối với
quần thể của thế hệ sau.
- Chỉ tiêu sinh học của rầy cánh ngắn và cánh dài
+ Tỷ lệ đực thƣờng ít hơn cái và tỷ lệ rầy cánh ngắn cũng ít hơn cánh
dài khi đƣợc ni ở các mật độ và giai đoạn sinh trƣởng khác nhau của cây lúa.
+ Trong quần thể rầy lƣng trắng thì vai trị của dạng hình cánh dài
quan trọng hơn dạng hình cánh ngắn. Điều này trái ngƣợc so với rầy nâu.

Lê Thị Minh Thu (2012), ở điều kiện nhiệt độ 27,4℃, ẩm độ 81,5% vòng
đời của lƣng trắng trên giống Khang dân 18 là 16,8 ngày thời gian rầy non 13,1
ngày, số trứng đẻ trung bình từ 74,5 quả, thời gian trứng 6,6 ngày, tiền đẻ trứng
4,0 ngày. Giống Nhị ƣu 838 vòng đời của lƣng trắng 18,9 ngày, thời gian rầy
non 14,6 ngày, số trứng đẻ trung bình từ 91,2 quả, thời gian trứng 7,6±0,5 ngày,
tiền đẻ trứng 4,5 ngày.
Lê Khắc Phúc & Trần Đăng Hòa (2015), cho biết khi nuôi rầy lƣng trẳng
trên giống lúa HT1 ở nhiệt độ 25°C và 30°C thời gian phát dục của giai đọan
trứng lần lƣợt là 6,5 ngày và 4,9 ngày. Rầy non tuổi 1; 2 và 3 ở hai mức nhiệt độ
không có sự sai khác trung bình từ 1,7 – 2,2 ngày, thời gian phát dục của tuổi 4
và 5 (ở nhiệt độ 25oC là 2,2 và 1,8 ngày ,ở nhiệt độ 30°C là 2,2 và 1,7 ngày).
Thời gian từ trứng đến trƣởng thành ở 25 °C là 17 ngày dài hơn so với ở 30 °C
là 14,1 ngày. Ở nhiệt độ 30°C, thời gian từ trƣởng thành vũ hóa đến khi đẻ quả
trứng đầu tiên 20°C là 3,9 ngày ngắn hơn ở nhiệt độ thấp (25°C). vòng đời của
rầy lƣng trắng ở nhiệt độ 25°C là 22,1 ngày, dài hơn so với ở nhiệt độ 30°C là
18,0 ngày. Số trứng trung bình 1 ngày do rầy lƣng trắng đẻ ra ở nhiệt dộ 30°C là
9,2 trứng/ngày cao hơn so với ở nhiệt độ 25°C là 7,1 trứng/ngày. Tuy nhiên tổng
số trứng do một cá thể rầy cái đẻ ra ở hai mức hiệt độ khơng có sự sai khác trong
khoảng từ 107 – 114 trứng.

14


Trần Thị Hồng Đơng & Trần Đăng Hịa (2017), Kết quả nghiên cứu ảnh
hƣởng của 5 giống lúa ( HP01; HP05; HP07; HP10 và HT1) cho thấy. Các giống
lúa khác nhau ảnh hƣởng đến thời gian phát dục các tuổi của rầy lƣng trắng là
khác nhau. Thời gian phát dục từ pha trứng đến trƣởng thành trên giống HP01 là
28,2 ngày, HP05 là 26,8 ngày, HP07 là 24,1 ngày, HP10 là 23,2 ngày và đối
chứng HT1 là 22,3 ngày. Kết quả tỷ lệ sống sót qua các tuổi cho thấy ở các
giống lúa rầy tuổi 1 có tỷ lệ sống sót cao (>90%), cho đến tuổi 5 tỷ lệ sống của

RLT giảm đáng kể 76,7%, 70%, 68,7% và 62,3% tƣơng ứng với các giống
HP01; HP05; HP07 và HP10; giống HT1 ( đối chứng) đến tuổi 5 tỷ lệ sống đạt
86,7%. Khả năng đẻ trứng và tỷ lệ nở ở trên các giống lúa khác nhau cho kết
quả nhƣ sau: HP01 sức đẻ trứng trung bình là 72,3± 9,25 (trứng/cái), tỷ lệ nở
51,2%; HP05 sức đẻ trứng trung bình là 79,4± 9,36 (trứng/cái), tỷ lệ nở 54,2%;
HP07 sức đẻ trứng trung bình là 94,9 ±14,39 (trứng/cái), tỷ lệ nở 65,6%; HP10
sức đẻ trứng trung bình là 108 ± 177,43 (trứng/cái), tỷ lệ nở 73,3% và giống đối
chứng HT1 có sức đẻ trứng là 164,8 ± 21,08 (trứng/cái) với tỷ lệ nở 84,2%. Nhƣ
vậy có thể kết luận rằng các giống lúa HP01, HP05, HP07 và HP10 là các giống
lúa ít phù hợp đối với rầy.
Trần Ngọc Đóa và Hồ Thị Thu Giang (2019) ở nhiệt độ 23,12 ℃, ẩm độ
85,59 % trên giống Bắc thơm số 7 thời gian vòng đời của rầy lƣng trắng là
27,28±0,51 ngày, thời gian trứng là 8,12 ngày, rầy non là 15,12 ngày và thời
gian tiền đẻ trứng là 4,61 ngày, số trứng đẻ trung bình 148,79 quả. Hai nghiên
cứu cho thấy trên các giống lúa khác nhau có ảnh hƣởng đến đặc điểm sinh học
của rầy lƣng trắng.
Ở các thời điểm nhiệt độ khác nhau thì rầy lƣng trắng Sogatella furcifera
lại có một số đặc điểm sinh học khác nhau, theo nhƣ Trần Thị Hoàng Đơng và
đồng nghiệp của mình đã có nghiên cứu về vấn đề trên cho kết quả nhƣ sau:
vòng đời của WBPH nuôi ở 25 ° C là 28,3 ngày dài hơn so với ở 30 ° C (24,5
ngày). Tuổi thọ và khả năng sinh sản của trƣởng thành ở 25 ° C cao hơn so với ở

15


30°C.
Theo kết quả, WBPH phát triển tốt hơn ở 25 ° C hơn ở 30 ° C. Những dữ
liệu này rất quan trọng để dự báo sự phát triển của WBPH trên đồng ruộng.
2.2.4. Tính kháng của các giống lúa đối với rầy lƣng trắng
Nguyễn Đức Khiêm (1995) đã nêu ra mức độ nhiễm rầy lƣng trắng của tập

đoàn giống lúa của Bộ môn Giống, Khoa Trồng Trọt, trƣờng ĐHNNI, Hà Nội
nhƣ sau: Nếp 451, Mộc Tuyền, U17 có mật độ rầy lƣng trắng cao nhất lúc lúa
đứng cái làm đòng, còn giống CR 203 là giống kháng đƣợc rầy lƣng trắng rầy
nâu và rầy xám.
Theo Hồ Thị Thu Giang (2012), Đánh giá cấp hại của rầy lƣng trắng ở
giai đoạn mạ trên các giống lúa thuần và lúa lai trồng phổ biến ở miền bắc
Việt Nam thấy rằng các giống lúa thuần có giống CR203 cấp hại 1,8 thể hiện
mức độ kháng, giống Xi23 thể hiện kháng vừa, giống C70 thể hiện nhiễm vừa,
giống IR64 và nếp IR352 thể hiện nhiễm vừa , các giống Q5; KD18; BC15;
TN1; P6; hƣơng thơm số 1; bắc thơm 7; TK90; nếp 97; DT22 thể hiện mức
nhiễm nặng. Các giống lúa lai có giống TH 3-3 thể hiện mức kháng vừa, giống
VL24 và VL20 thể hiện nhiễm vừa, các giống nhị ƣu 838; bắc ƣu 903; D ƣu
527; nhị ƣu 81 thể hiện nhiễm nặng. Trong báo cáo này cũng nêu ra cấp hại của
rầy lƣng trắng ở giai đoạn mạ của một số giống lúa trồng phổ biến ở miền bắc
Việt Nam. kết quả nghiên cứu tính kháng nhiễm trên 12 giống lúa phổ biến tại
miền Bắc cho thấy. Có 2 biểu hiện tính kháng rầy là TH3-3 và CR203 với cấp
hại từ 2,8 -4,2; 3 giống biểu hiện nhiễm là T10, IR64 và BC15 với cấp hại trung
bình là 5,6; 7 giống nhiễm nặng (Bắc thơm số 7, Hƣơng thơm số 1, Tẻ thơm,
DT22, Nhị ƣu 838, Nếp 97 và TN1) với cấp hại từ 7,2 -7,8.
Trần Đăng Hòa & cs (2014), kết quả nghiên cứu tính kháng quần thể rầy
lƣng trắng ở Thừa Thiên – Huế cho thấy: Đánh giá tính kháng của các giống lúa
nghiên cứu trong ống nghiệm và khay mạ cho kết quả có sự sai khác. Kết quả
đánh giá trong ống nghiệm cho thấy KR1 biểu hiện tính kháng, HP28 và DT34

16


×