Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

nghiên cứu tính kháng kháng sinh trong viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em tại bệnh viện nhi thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.49 KB, 115 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
==== ====
LÊ VĂN TRÁNG
NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH
TRONG VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN Ở TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN NHI THANH HÓA
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
1
HÀ NỘI - 2012
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
==== ====
LÊ VĂN TRÁNG
NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH
TRONG VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN Ở TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN NHI THANH HÓA
CHUYÊN NGÀNH: NHI - HÔ HẤP
Mã số : CK.62.72.16.10
LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ YẾN
HÀ NỘI - 2012
2
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BC Bạch cầu
BN Bệnh nhân
CRP C- reactive protein
CS Cộng sự
CLSI Clinical and Laboratory Standards Institute
CTM Công thức máu


H.influenzae Haemophilus influenzae
Hb Hemoglobin
HC Hồng cầu
I Intermediate
KS Kháng sinh
K.pneumonia Klebsiella pneumonia
M.cataharrlis Moraxella catarrhalis
NC Nghiên cứu
NKHHCT Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
P.aeruginosa Pseudomonas aeruginosa
R Resistant
S Sensitive
S.aureus Staphylococcus aureus
S.mitis Streptococcus mitis
S.pneumonia Streptococcus pneumonia
SDD Suy dinh dưỡng
SHH Suy hô hấp
SpO2 Độ bão hòa Oxy qua da
VK Vi khuẩn
VP Viêm phổi
WHO World Health Organization
XQ X-quang
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đặc biệt tới TS. Nguyễn Thị
Yến- Trưởng phòng Đào tạo Đại học- Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nhi -Trường
Đại học Y Hà Nội. Người thầy đã tận tình truyền thụ những kiến thức quý
báu, dành nhiều thời gian và công sức hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.
3
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các Thầy giáo, các

Cô giáo trong Hội đồng, Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình
truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức trong chuyên môn cũng như
phương pháp nghiên cứu khoa học và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại
học, các Bộ môn của Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện vô cùng
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới BCHĐU, BGĐ, Các Khoa, Phòng của
BV Nhi Thanh Hóa đã hỗ trợ về tinh thần cũng như về vật chất, tạo mọi điều
kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các Khoa, Phòng, đặc biệt là
Khoa Hô hấp BV Nhi Trung Ương đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin dành tình cảm chân thành lòng biết ơn sâu sắc đến Bố, Mẹ, Vợ,
Con và những người thân trong gia đình đã luôn động viên, lo toan giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành bản luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới Anh, Em, Bạn bè, Các đồng nghiệp luôn
dành những tình cảm, chia sẻ kinh nghiệm để giúp đỡ tôi trong thời gian học
tập và hoàn thành luận văn này.
Lê Văn Tráng
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả và số liệu trong luận văn này là hoàn
toàn có thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
khoa học nào.
Hà nội, ngày 10 tháng 11 năm 2012
Lê Văn Tráng
5
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là bệnh phổ biến trên toàn
thế giới với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đứng hàng đầu trong các bệnh nhiễm

khuẩn cấp ở trẻ em. Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong
những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) (2004) [69], tỷ lệ tử
vong do viêm phổi chiếm gần 1/5 số trẻ tử vong trên toàn thế giới. Trung bình
mỗi năm có khoảng 4 triệu trẻ em chết vì viêm phổi. Ở Châu Âu tỷ lệ viêm
phổi chiếm từ 30 – 40 trường hợp/1.000 trẻ/ năm [43].
Ở Việt Nam, theo thống kê của Chương trình NKHHCT trung bình mỗi
năm một trẻ có thể mắc NKHHCT từ 3-5 lần, trong đó có 1-2 lần viêm phổi
[11]. Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Nhi Trung Ương trong giai
đoạn từ 1995 đến 2004 cho thấy, bệnh lý hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (28,3%) và
có xu hướng tăng dần [25]. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi tại Việt Nam đứng hàng
đầu trong các bệnh hô hấp (75%) [28], chiếm 21% so với tổng số tử vong chung
ở trẻ em [26]. Như vậy, việc điều trị viêm phổi đặc biệt là viêm phổi nặng vẫn là
một thách thức đối với các nhà lâm sàng.
Căn nguyên gây viêm phổi ở trẻ em rất đa dạng, bao gồm: virus, vi
khuẩn, nấm, ký sinh trùng, tác nhân hóa học Các nghiên cứu gần đây cho
thấy, ở các nước phát triển căn nguyên gây viêm phổi chủ yếu là do virus
chiếm 60% đến 80%. Ngược lại tại các nước đang phát triển, vi khuẩn vẫn là
nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em chiếm 75% [51].
Hiện nay, tình hình sử dụng kháng sinh rộng rãi và không đúng đã dẫn
đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày một tăng cao làm nhanh chóng
xuất hiện nhiều vi khuẩn kháng thuốc, mức độ và tốc độ kháng thuốc đang ở
mức báo động, hầu hết các bệnh viện đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng
6
các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Gánh nặng do kháng thuốc
ngày càng tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, cộng đồng, sự phát
triển chung của toàn xã hội [7].
Vấn đề kháng thuốc không phải là mới, nhưng đã trở nên nguy hiểm, cấp
bách, đòi hỏi phải có nổ lực tổng hợp nhằm giúp nhân loại tránh khỏi cảnh
quay trở lại thời kỳ chưa có kháng sinh. Chính vì vậy năm 2011, TCYTTG

kêu gọi các quốc gia khẩn cấp có kế hoạch đối phó tình trạng kháng thuốc.
TCYTTG lấy khẩu hiệu của ngày sức khỏe Thế giới năm 2011 là: “Không
hành động ngày hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” [72].
Bệnh viện Nhi Thanh Hóa là bệnh viện hạng I được thành lập năm 2007, từ
khi thành lập đến nay số bệnh nhân đến khám và điều trị ngày một gia tăng, đặc
biệt là tỷ lệ bệnh nhân viêm phổi nhập viện rất cao, để phát hiện được sớm các
triệu chứng, cũng như hiểu rõ được căn nguyên gây viêm phổi, từ đó lựa chọn
kháng sinh đúng, điều trị kịp thời nhằm giảm tỷ lệ tử vong và giảm tỷ lệ
kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi. Xuất phát từ thực tiễn tại Bệnh
viện Nhi Thanh Hóa chưa có đề tài nghiên cứu nào về tính kháng kháng sinh
của vi khuẩn gây viêm phổi. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu tính kháng kháng sinh trong viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em
tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa” với hai mục tiêu chính sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi do
vi khuẩn ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại BV Nhi Thanh Hóa.
2. Xác định tỷ lệ kháng kháng sinh và khảo sát một số yếu tố liên quan
đến tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi.
Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ giúp các Bác sĩ lâm sàng hiểu rõ hơn về
mô hình vi khuẩn gây viêm phổi và lựa chọn kháng sinh phù hợp giúp việc
điều trị hiệu quả, giảm chi phí cho gia đình và xã hội.
7
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, SINH LÝ BỘ MÁY HÔ HẤP
Bộ máy hô hấp được hình thành từ tuần thứ 3-4 trong thời kỳ bào thai.
Sau khi trẻ ra đời bộ máy hô hấp vẫn chưa hoàn thành mà còn tiếp tục phát
triển và hoàn thiện [23].
Ở trẻ nhỏ mũi và khoang hầu tương đối nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp,
niêm mạc mũi mỏng, mịn, giầu mạch máu dễ xung huyết do đó dễ bị tắc.
Thanh, khí, phế quản có đường kính tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi kém phát

triển, vòng sụn mềm dễ biến dạng, tắc nghẽn khi viêm, khi gắng sức [28]. Trẻ
càng nhỏ, lòng phế quản càng hẹp, càng dễ co thắt và biến dạng [46].
Phế nang xuất hiện vào khoảng tuần 30 của thời kỳ bào thai, có mặt ở
toàn bộ phổi vào tuần thứ 36. Số lượng phế nang ở trẻ sơ sinh vào khoảng
20.10
6
– 30.10
6
và tăng nhanh gấp khoảng 10 lần khi trẻ 8 tuổi. Thể tích của
phổi cũng phát triển rất nhanh, khoảng 65 – 67 ml ở trẻ sơ sinh và tăng lên
gấp 10 lần khi trẻ được 10 tuổi. Phổi của trẻ ít tổ chức đàn hồi, đặc biệt xung
quanh các phế nang và thành mao mạch. Các cơ quan ở lồng ngực chưa phát
triển đầy đủ nên lồng ngực di động kém dẫn đến trẻ dễ bị xẹp phổi, khí phế
thủng, giãn các phế nang khi bị viêm phổi [27]. Trung tâm hô hấp trẻ nhỏ
cũng chưa hoàn thiện nên chưa điều hòa tốt nhịp thở và dễ bị ức chế do nhiều
nguyên nhân khác nhau hơn ở trẻ lớn và người lớn [28].
Do những đặc điểm giải phẫu, sinh lý bộ phận hô hấp của trẻ em như đã
mô tả ở trên nên trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dễ mắc bệnh đường hô hấp đặc biệt là
viêm phổi và khi bị bệnh trẻ thường bị nặng.
1.2. CƠ CHẾ TỰ BẢO VỆ CỦA ĐƯỜNG HÔ HẤP
Mỗi ngày cơ thể trao đổi một thể tích khí từ 6000 đến 8000 lít. Khí thở
bình thường dù có trong lành cũng chứa rất nhiều vi vật thể nhỏ, trong đó có
8
các vi sinh vật gây bệnh. Trước nguy cơ xâm nhập của tác nhân có hại hoặc
gây bệnh, bộ máy hô hấp có hệ thống cấu trúc giải phẫu và sinh lý thích hợp
để tự bảo vệ mình.
* Màng lọc không khí: dọc đường thở từ cửa mũi đến phế nang, có một
hệ thống rào cản, lọc không khí. Tại mũi các lông mọc theo các hướng đan
xen nhau. Lớp niêm mạc ở mũi họng giàu mạch máu với sự tiết chất nhầy liên
tục [57]. Tại thanh quản có sự vận động nhịp nhàng đóng, mở của nắp thanh

môn theo chu kỳ thở.
* Phản xạ ho: phản xạ ho rất quan trọng giúp cơ thể tống đẩy được dị vật
và các chất viêm nhầy xuất tiết ra khỏi đường thở.
* Hàng rào niêm mạc và hệ thống nhung mao: khoảng 80% tế bào lát hệ
thống phế quản lớn là tế bào biểu mô hình trụ có nhung mao giả tầng. Mỗi tế
bào có khoảng 250 – 275 lông rung, sự vận động của các lông rung này theo
kiểu làn sóng với tần số 1000 lần/phút được chuyền theo hướng về phía hầu
họng. Tất cả các vật thể lạ cùng chất nhầy bị tống ra ngoài với vận tốc
10nm/phút. Hàng rào niêm mạc đã ngăn chặn phần lớn vi vật thể có kích
thước trên 5μm không lọt vào phế nang [28], [42].
* Hệ thống thực bào: bao gồm lớp tế bào biểu mô nằm trên mặt màng
đáy phế nang, tế bào diệt tự nhiên (Natural killer). Có tác dụng bắt, bất hoạt
hoặc tiêu diệt các vi sinh vật, các kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.
* Hàng rào miễn dịch (Tế bào và dịch thể): Lympho T sau khi nhận diện
kháng nguyên sẽ hoạt hóa và biệt hóa lympho B thành tương bào để sản xuất
kháng thể đặc hiệu. Sản phẩm kháng thể được chuyển tới mô kẽ, lòng phế
nang làm bất hoạt kháng nguyên [18].
* Các dịch tiết của hệ hô hấp (Surfactant, lysozyme…): cũng đóng vai
trò rất quan trọng trong chống nhiễm khuẩn để bảo vệ hệ hô hấp [28].
9
Tóm lại: Hệ hô hấp có rất nhiều cơ chế bảo vệ khác nhau nhưng chúng
quan hệ rất mật thiết và hoạt động hỗ trợ nhau để đạt được hiệu quả quan
trọng nhất là chức năng tự bảo vệ.
1.3. KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG CỦA TRẺ
Sau đẻ, trẻ được bảo vệ chủ yếu bằng lượng IgA của mẹ truyền qua rau
thai và sữa mẹ. Thời kỳ dưới 1 tuổi, nồng độ γ globulin máu do cơ thể trẻ tạo
ra rất thấp [18]. Ở trẻ em, tổng hợp globulin miễn dịch IgA chậm hơn nhiều
so với các globulin miễn dịch khác. Nồng độ IgA rất thấp cả trong huyết
thanh lẫn trong dịch tiết ở phổi [18], [29].
Các tế bào miễn dịch nằm rải rác ở các nơi trong phổi. Khả năng huy động

và phối hợp còn chậm chạp, quá trình đề kháng nhiễm trùng của trẻ còn yếu [67].
Sự chưa hoàn thiện của hệ thống phòng vệ trên là điều kiện thuận lợi để
trẻ dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp.
1.4. BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM
1.4.1. Thuật ngữ bệnh
- Theo hình thái tổn thương viêm phổi được chia làm 2 loại
+ Viêm phế quản phổi: là danh từ để chỉ tình trạng viêm nhiễm các phế
quản nhỏ, phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang. Tổn thương viêm
rải rác hai phổi làm rối loạn trao đổi khí, tắc nghẽn đường thở dễ gây suy hô
hấp và tử vong [28].
+ Viêm phổi thùy: Tình trạng tổn thương nhu mô phổi thường chiếm
một thùy phổi. X-quang có hình đông đặc khu trú tại một thùy phổi.
Viêm phổi có thể được định nghĩa chung nhất là quá trình viêm do một
tác nhân nhiễm trùng gây tổn thương nhu mô phổi.
- Theo căn nguyên gây bệnh viêm phổi thường được chia thành:
+ Viêm phổi do vi khuẩn
10
+ Viêm phổi do virus.
- Theo hoàn cảnh mắc bệnh, viêm phổi được chia thành:
+ Viêm phổi cộng đồng: là tình trạng viêm cấp tính nhu mô phổi mà
người bệnh mắc phải tình trạng nhiễm khuẩn này tại cộng đồng [52].
+ Viêm phổi bệnh viện: là các trường hợp viêm phổi xảy ra sau khi nhập
viện 48 giờ.
Gần đây xuất hiện thêm thuật ngữ viêm phổi thở máy và viêm phổi do
chăm sóc y tế gây ra.
1.4.2. Một số yếu tố dịch tễ
Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt trẻ
dưới 5 tuổi, chiếm hàng đầu về tỷ lệ mắc bệnh do nhiễm trùng trên toàn thế
giới [45], [51]. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do viêm phổi thay đổi tùy theo
từng quốc gia, chủng tộc, tuổi, giới và tình trạng kinh tế [50].

Không những tỷ lệ mắc cao, viêm phổi là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong của trẻ em. Theo số liệu của chương trình “Gánh
nặng bệnh tật” của WHO năm 2004, hàng năm có khoảng 10,8 triệu trẻ em
dưới 5 tuổi tử vong, 17% trong số đó tử vong vì NKHHC [69]. Theo thống kê
trong năm 2007, trên toàn thế giới có khoảng 9 triệu trẻ em tử vong, trong đó
có tới 20% tử vong do viêm phổi (khoảng 1,8 triệu) [71].
Tại Bắc Mỹ hàng năm tỷ lệ mắc viêm phổi là 35 – 45 trường hơp/1.000
trẻ/năm ở trẻ dưới 5 tuổi [57]. Ở các nước đang phát triển viêm phổi chiếm
95% tổng số bệnh nhi viêm phổi trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu ước
tính rằng có khoảng 150 triệu bệnh nhi mắc bệnh mới/năm ở trẻ dưới 5 tuổi
[55], [62].
Ở Việt Nam, bệnh đường hô hấp chiếm 34% trong mô hình bệnh tật
của trẻ em trên toàn quốc, chiếm 28,82% trong mô hình bệnh tật của trẻ em
11
tại các bệnh viện tỉnh và đứng hàng đầu trong các bệnh viện trẻ em [26]. Tỷ lệ
tử vong do viêm phổi đứng đầu trong các bệnh về hô hấp 75%, chiếm 21% so
với tử vong chung của trẻ em [26], [28].
1.4.3. Căn nguyên gây viêm phổi ở trẻ em
* Căn nguyên
Các nghiên cứu về tác nhân gây bệnh trong viêm phổi trẻ em cho thấy
nguyên nhân viêm phổi rất đa dạng, bao gồm: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm,
hoặc do tác nhân hóa học hay dị ứng miễn dịch, gồm viêm phổi hít, viêm phổi do
hóa chất hay xạ trị ung thư. Tỷ lệ các căn nguyên gây bệnh phụ thuộc vào hoàn
cảnh mắc bệnh tại cộng đồng, tại nhà trẻ, trại trẻ mồ côi hay tại bệnh viện.
- Vi khuẩn: là tác nhân thường gặp ở các nước đang phát triển trong đó
có Việt Nam. Tần xuất xuất hiện các tác nhân liên quan đến độ tuổi và mức
độ nặng của bệnh. Đa số các trường hợp viêm phổi tại cộng đồng ở trẻ < 3
tuổi là do H.influenzae còn S.pneumoniae thường là căn nguyên gây viêm
phổi ở trẻ học đường [59]. Trong khi đó viêm phổi ở những trại trẻ mồ côi,
nhiễm khuẩn từ bệnh viện thì căn nguyên chủ yếu là E.coli, K.pneumoniae,

P.aeruginosa…[28]. Tác nhân gây viêm phổi do các vi khuẩn không điển hình
không thể điều trị triệt để bằng các kháng sinh nhóm β-lactam mà phải điều trị
bằng các kháng sinh nhóm Macrolide, Quinolone như M.pneumoniae,
C.pneumoniae[44].
- Virus: các virus thường gặp là virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm,
Adenovirus [28]. Trong đó virus hợp bào hô hấp là nguyên nhân của 60 –
80% các trường hợp NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi [63].
- Ký sinh trùng, nấm: thường gặp là nấm Candida albicans gây tưa
miệng có thể gây viêm phổi, ngoài ra còn các loại nấm khác như Aspegillus,
Cryptococcus spp [28]. Toxoplasma, sán lá phổi… là tác nhân gây viêm phổi
do ký sinh trùng.
Mặc dù y học hiện đại với rất nhiều các phương tiện chẩn đoán, xét
12
nghiệm hiện đại nhưng chỉ 40 – 50% các trường hợp viêm phổi là có thể phân
lập được tác nhân gây bệnh. Ngoài ra các tác nhân gây bệnh ngày càng kháng
nhiều hơn với các loại thuốc kháng sinh điều trị.
* Một số yếu tố nguy cơ gây viêm phổi trẻ em
- Viêm đường hô hấp trên do virus là yếu tố thuận lợi khởi phát viêm phổi ở
trẻ em.
- Tuổi cũng là yếu tố liên quan tới tình trạng viêm phổi. Đa số các trường
hợp viêm phổi phải nhập viện đều là trẻ dưới 1 tuổi.
- Địa dư cũng là vấn đề đáng quan tâm. Ở các nước đang phát triển,
những trẻ sống vùng nông thôn, vùng núi do điều kiện kinh tế thấp, tình trạng
thiếu phương tiện cứu chữa nên tỷ lệ mắc và tử vong do viêm phổi rất cao.
-Trẻ có tiền sử các bệnh như: SDD bào thai, đẻ non, tim bẩm sinh, bại não,
nhược cơ, loạn sản phổi…là những yếu tố nguy cơ cao gây viêm phổi trẻ em.
1.4.4. Cơ chế bệnh sinh
1.4.4.1.Đường vào: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua rất nhiều đường
- Nhiễm các vi sinh vật thường khu trú tại vùng hầu họng: đây là đường
vào phổ biến nhất của hầu hết các tác nhân gây bệnh.

- Hít phải các hạt mang vi khuẩn trong không khí: Bình thường không
khí thở chứa đựng khá nhiều vi sinh vật bay lơ lửng, bao gồm cả vi khuẩn và
vi rus, mỗi phút cơ thể hít vào khoảng 8 con vi khuẩn tương đương 10.000 vi
khuẩn mỗi ngày, trường hợp viêm phổi do H.influenzae, Legionella… thường
xâm nhập vào phổi theo đường này.
- Theo đường máu: thường gặp nhất là viêm phổi do S.aureus. Bệnh nhi
thường có viêm mủ ngoài da hoặc viêm nội tâm mạc, từ các ống thông đặt
vào mạch máu. VK theo đường máu đến các cơ quan gây bệnh.
13
- Nhiễm trực tiếp: người bệnh bị nhiễm trực tiếp từ ống đặt nội khí quản,
các thủ thuật xâm nhập đường thở hoặc từ các vết thương thấu ngực.
- Theo đường tiếp cận: vi khuẩn có thể lan tràn vào phổi từ các cơ quan
lân cận bị nhiễm khuẩn: Viêm mủ màng tim, áp xe gan
1.4.4.2. Cơ chế gây tổn thương phổi
Sau khi các tác nhân gây bệnh vào đến tiểu phế quản hoặc phế nang,
tình trạng nhiễm khuẩn sẽ khởi phát và diễn biến thành thâm nhiễm phổi,
đông đặc hay hoại tử phổi tùy thuộc vào hai yếu tố: đặc tính của vi khuẩn gây
bệnh và khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào
cơ thể mà cơ thể không đủ khả năng chống đỡ, quá trình bệnh lý sẽ xảy ra qua
4 giai đoạn:
- Nhiễm khuẩn: trẻ bị viêm phổi có thể do hít phải vi khuẩn gây bệnh
trong không khí hoặc do vi khuẩn gây bệnh cư trú ở đường hô hấp trên tràn
xuống. Khả năng xâm nhập vào phổi đầu tiên là ở chỗ chuyển từ vi phế quản
cuối sang vi phế quản phế nang, vì ở đây lòng phế quản được mở rộng nên
không khí đi chậm lại. Mặt khác, có sự thay đổi từ liên bào lông sang liên bào
hình khối của phế nang. Vi khuẩn muốn gây bệnh tại phổi trước tiên phải
chống lại bẫy của màng nhầy để không bị đẩy ra ngoài nhờ sự chuyển động
hướng của các nhung mao hoặc phản xạ ho, hắt hơi [28].
- Bám dính: vi khuẩn bám dính vào bề mặt tế bào của mô hô hấp nhờ cấu
trúc đặc biệt bởi lông mà bản chất là glycoprotein. Nhưng việc bám dính

không dễ dàng khi lớp biểu mô còn nguyên vẹn nhờ lớp dịch nhầy phế nang
có chứa một số enzym thủy phân và IgA [28].
- Xâm nhập: sau khi bám dính các vi khuẩn có thể bị thực bào hoặc bị
tiêu diệt nhờ hệ thống bảo vệ tại chỗ của phổi. Các IgA, lactoferin, interferon
và bổ thể sẽ phân giải một phần vách tế bào, hoặc một số enzym của đại thực
14
bào, tế bào diệt khuẩn và tế bào Lympho T cũng đóng vai trò quan trọng
chống lại vi khuẩn gây bệnh. Nếu vi khuẩn chống đỡ được hệ thống đại thực
bào chúng sẽ không bị phân giải mà nhân lên gấp bội.
- Quá trình sinh độc tố của vi khuẩn: bao gồm ngoại độc tố và nội độc tố.
+ Ngoại độc tố: bản chất ngoại độc tố là polypeptid, đặc tính quan trọng
của ngoại độc tố là chúng được tiết ra môi trường xung quanh chứ không gắn
vào vách tế bào như nội độc tố. Chỉ có ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu
mới gây độc các tế bào đường thở. Do vậy, gây bệnh bằng ngoại độc tố không
phải là cơ chế gây bệnh chủ yếu của các vi khuẩn đường hô hấp [28].
+ Nội độc tố: là những thành phần của vách tế bào vi khuẩn. Chỉ có
những chủng vi khuẩn Gram âm mới có nội độc tố với bản chất là
lipopolysacharid (LPS). Nội độc tố không trực tiếp gây độc cho tế bào của
tổ chức mà thông qua các cytokin như interleukin-1, TNF (Tumor Necrosis
Factor) do đại thực bào được hoạt hóa bởi LPS sản sinh ra, TNF phát huy
tác dụng độc của nội độc tố [35].
Như vậy khả năng gây bệnh ở phổi của vi khuẩn phụ thuộc vào số lượng,
chủng loại vi khuẩn xâm nhập, các yếu tố độc lực của chúng và khả năng đáp
ứng miễn dịch của cơ thể.
1.4.5. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi.
1.4.5.1. Triệu chứng lâm sàng
- Sốt: hầu hết trẻ có sốt nhưng mức độ sốt tùy thuộc vào nguyên nhân.
Các nghiên cứu nhận thấy rằng nếu căn nguyên vi khuẩn thì trẻ thường sốt
cao trên 38.5
0

C. Đôi khi có thể gặp tình trạng hạ thân nhiệt đối với những trẻ
bị bệnh quá nặng, trẻ sơ sinh, trẻ SDD nặng [30].
- Ho: là triệu chứng đặc hiệu của đường hô hấp. Phản xạ ho giúp cơ thể
tống được dị vật và các chất viêm nhầy xuất tiết ra khỏi đường thở. Trong một số
nghiên cứu về viêm phổi thì triệu chứng ho chiếm từ 82,8% đến 96,8% [15], [34].
15
- Nhịp thở nhanh: nhịp thở là thông số sớm nhất thay đổi khi có tổn
thương phổi ở trẻ em [60]. Tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh, nhịp thở có
thể nhanh, hoặc chậm hay không đều. Khi có cơn ngừng thở là biểu hiện của
suy hô hấp nặng. Theo một số nghiên cứu gần đây, viêm phổi có nhịp thở
nhanh trên 70 lần/ phút chiếm từ 19,8% đến 26,7% [15],[60].
- Khò khè: khi trẻ bị viêm nhiễm sự tăng tiết đờm dãi kết hợp với sự co thắt
làm hẹp lòng đường thở, cản trở thông khí gây ra tiếng khò khè.
- Khó thở: biểu hiện bằng cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp
thở, rút lõm lồng ngực là một dấu hiệu của viêm phổi nặng [27].
- Tiếng ran ở phổi: tình trạng viêm tiết dịch trong lòng phế nang tạo ra ran
ẩm to, nhỏ hạt. Khi có tình trạng co thắt, bít tắc đường thở tạo ra ran rít, ngáy.
- Tím tái: khi trẻ bị viêm phổi nặng có thể có dấu hiệu tím tái với nhiều
mức độ, tím quanh môi, đầu chi hoặc tím toàn thân [69].
Ngoài các triệu chứng trên có thể còn gặp các triệu chứng: nôn, trớ, tiêu
chảy, suy tim, biểu hiện thần kinh như kích thích vật vã hoặc li bì [27].
1.4.5.2. Triệu chứng cận lâm sàng
* Xét nghiệm huyết học: Số lượng bạch cầu (BC), tỷ lệ BC đa nhân
trung tính tăng là những dấu hiệu chỉ điểm căn nguyên gây bệnh do VK.
Nghiên cứu về sự khác nhau giữa viêm phổi do căn nguyên VK và virus;
Vikki có nhận xét: tỷ lệ các bệnh nhi có số lượng BC và tốc độ máu lắng tăng
không khác nhau giữa hai nhóm bệnh nhi viêm phổi do VK và do virus [66].
Chỉ số Hb cần phải quan tâm vì ở trẻ có thêm biểu hiện thiếu máu thì tình
trạng suy hô hấp sẽ trở nên nặng hơn.
* Các xét nghiệm sinh hóa:

- CRP (C Reactive Protein): CRP bản chất là protein miễn dịch có vai
trò quan trọng trong giai đoạn cấp thuộc hệ thống đáp ứng miễn dịch không
đặc hiệu.
16
CRP được phát hiện vào những năm 1930 bởi Tilet và Francis trong
một nghiên cứu phản ứng huyết thanh bệnh nhân với vi khuẩn phế cầu. Trong
giai đoạn cấp của nhiễm phế cầu, huyết thanh của người bệnh bị kết tủa bởi
một phần của Polysaccharid ở vỏ phế cầu (phần C). Vì vậy, người ta gọi
protein này là C-Reactive Protein (CRP), bình thường CRP < 6 mg/l.
CRP tăng ngay từ 6 giờ đầu tiên khi có quá trình viêm, nồng độ đỉnh
đạt được ở 48-50 giờ và trở về bình thường khi hết viêm, mức độ tăng của
CRP tương ứng với mức độ nhiễm khuẩn nặng trên lâm sàng. Hiện nay xét
nghiệm CRP vẫn được sử dụng để chẩn đoán quá trình viêm nhiễm, nó góp
phần định hướng khi cần quyết định có sử dụng kháng sinh hay không.
- Khí máu và độ bão hòa oxy qua da: theo DukeT. và cộng sự khi
SpO
2
< 95% thì được coi là giảm oxy máu và cần được can thiệp. Nếu
SpO
2
< 80% là rất nặng đe dọa tử vong[48]. Xét nghiệm khí máu còn phát
hiện các rối loạn thăng bằng kiềm toan, tình trạng nhiễm toan là một biểu hiện
rất hay gặp trong viêm phổi và thường gặp là toan hỗn hợp [34].
* X-quang phổi: X-quang phổi có thể khẳng định sự tồn tại và vị trí của
sự thâm nhiễm phổi, phát hiện các tổn thương phổi và màng phổi, hạch rốn
phổi đi kèm. Một số trường hợp các nốt mờ tập trung tại một thùy hay phân
thùy phổi, có thể kèm theo tràn khí, tràn dịch màng phổi.
Những tổn thương này thường biểu hiện:
- Các nốt mờ rải rác
- Các nốt mờ theo định khu giải phẫu bệnh

- Các nốt mờ mô kẽ lan tỏa
- Tổn thương phối hợp
Tuy nhiên trong một số trường hợp hình ảnh X-quang phổi có thể bình
thường như:
17
- Những trường hợp không có khả năng tạo phản ứng viêm
- Khi còn quá sớm (viêm phổi tụ cầu lan bằng đường máu)
- Viêm phổi do pneumocystis carinii ở bệnh nhân HIV.
1.4.5.3. Xét nghiệm vi khuẩn
- Xét nghiệm đờm chỉ cho kết quả dương tính trong khoảng 50% các
trường hợp bệnh do vi khuẩn gây bệnh.
- Một số vi khuẩn yếm khí, Mycoplasma, Chlamydia, nấm không thể
nuôi cấy bằng các phương pháp thông thường.
- Cấy máu cũng thường được sử dụng để tìm nguyên nhân gây viêm
phổi khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết, tuy nhiên mức độ dương tính thấp.
Mặc dù việc xác định nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em gặp nhiều
khó khăn, tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và có những kết quả
xác định được nguyên nhân gây bệnh.
1.4.6. Chẩn đoán
1.4.6.1. Chẩn đoán xác định viêm phổi do vi khuẩn
-Lâm sàng: Toàn thân có hội chứng nhiễm trùng, ho, nhịp thở nhanh, rút
lõm lồng ngực (khi có tổn thương phổi nặng), nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt.
- Cận lâm sàng: tổn thương phổi trên phim X-quang là những chấm nốt
mờ rải rác ở 2 phổi cùng với xét nghiệm có số lượng bạch cầu tăng, CRP
tăng.
1.4.6.2. Chẩn đoán mức độ [27], [70].
- Viêm phổi rất nặng: triệu chứng chính là ho, khó thở kèm theo:
+ Tím tái trung tâm hoặc
+ Không uống được
+ Rút lõm lồng ngực xuất hiện thường xuyên

18
+ Trẻ co giật hoặc ngủ li bì khó đánh thức
+ Trẻ SDD nặng.
- Viêm phổi nặng: Ho, khó thở và rút lõm lồng ngực nhưng không có tím tái
và trẻ vẫn uống được.
- Viêm phổi: Ho và thở nhanh, nhưng không rút lõm lồng ngực.
1.4.6.3. Chẩn đoán phân biệt
Viêm phổi cần được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh sau:
- Hen phế quản.
- Lao phổi.
1.4.6.4. Chẩn đoán nguyên nhân
Các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây viêm phổi:
- Hút dịch mũi họng làm test nhanh để chẩn đoán virus.
- Nuôi cấy tìm vi khuẩn từ các bệnh phẩm (dịch mũi họng, dịch nội khí
quản, dịch rửa phế quản phế nang, máu, dịch màng phổi…)
- PCR tìm virus, vi khuẩn…trong dịch đường hô hấp.
1.4.7. Biến chứng của viêm phổi trẻ em
1.4.7.1. Suy hô hấp (SHH): là biến chứng sớm và nặng nề nhất của viêm phổi
và đây là tiêu chuẩn có giá trị hàng đầu để chẩn đoán viêm phổi nặng [27], [31].
-Về phương diện sinh học: SHH xảy ra khi độ bão hoà oxy trong máu động
mạch giảm dưới 95%.
-Về phương diện lâm sàng: SHH xảy ra với 2 triệu chứng chính là khó
thở và tím tái.
- Dựa vào xét nghiệm khí máu, suy hô hấp được phân làm 2 nhóm.
+ Suy hô hấp cấp có giảm O
2
máu, không tăng CO
2
máu: SaO
2

<95%;
PaO
2
<70mmHg; PaCO
2
bình thường.
19
+ Suy hô hấp cấp có tăng PaCO
2
máu >45 mmHg; SaO
2
và PaO
2
giảm.
1.4.7.2. Suy tim
Nhịp tim nhanh là một trong những triệu chứng lâm sàng thường gặp
trong suy hô hấp. Suwanjutha và cs [62] khi nghiên cứu suy tim ở trẻ viêm
phổi đã kết luận: suy tim phải mà biểu hiện là tăng nhịp tim, gan to, tĩnh mạch
cổ nổi là phổ biến ở bệnh nhi viêm phổi nặng. Trong một nghiên cứu tại khoa
Nhi Bệnh viện Thanh Nhàn, Tô Văn Hải cho biết tỷ lệ suy tim gặp trong viêm
phổi nặng là 16,3% [17].
1.4.7.3. Biến chứng khác: Sau các biến chứng sớm và nặng nề như suy hô
hấp và suy tim, tràn dịch màng phổi, tràn mủ màng phổi cũng là những biến
chứng hay gặp được nhiều tác giả thừa nhận.
1.4.8. Nguyên tắc điều trị viêm phổi do vi khuẩn
1.4.8.1. Điều trị căn nguyên
Việc lựa chọn kháng sinh phụ thuộc căn nguyên gây bệnh. Tốt nhất là
biết rõ tác nhân gây bệnh, mức độ cảm thụ của tác nhân gây bệnh với kháng
sinh, mức độ nặng của bệnh. Đối với viêm phổi nặng đường dùng kháng sinh
tốt nhất là tĩnh mạch. Thời gian sử dụng kháng sinh thường từ 7 đến 14 ngày.

1.4.8.2. Chống suy hô hấp
Đặt bệnh nhân đúng tư thế, nằm nơi thoáng mát, nới rộng quần áo, tã
lót để bệnh nhân dễ thở.
Hút dịch đường thở, khai thông đường hô hấp, cung cấp oxy kịp thời.
1.4.8.3. Các điều trị hỗ trợ khác
Trẻ bị viêm phổi nặng có thể kèm theo biểu hiện mất nước và rối loạn
điện giải do sốt cao, nôn, tiêu chảy, thở nhanh…vì vậy việc bồi phụ nước và
điện giải cũng là một biện pháp điều trị hỗ trợ.
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ để tránh hạ đường máu, đảm bảo
20
năng lượng, duy trì thân nhiệt, các chức năng sống và điều trị các biến chứng
khác nếu có.
1.5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VI KHUẨN GÂY BỆNH VIÊM PHỔI [10]
Về cơ bản có 2 phương pháp chính xác định VK gây viêm phổi ở trẻ
em: phương pháp xác định vi khuẩn nhanh và phương pháp phân lập vi
khuẩn.
1.5.1. Các phương pháp xác định vi khuẩn nhanh
Ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng, hạn chế là không có
kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp cho điều trị.
* Phương pháp miễn dịch học
Nguyên lý của phương pháp này là chẩn đoán vi khuẩn trực tiếp bằng
phát hiện kháng nguyên vi khuẩn, hay gián tiếp bằng phát hiện kháng thể đặc
hiệu chống vi khuẩn.
*Phương pháp xác định ADN
Xác định vi khuẩn bằng cách phát hiện một mảnh ADN đặc hiệu của
nó. Hai kỹ thuật được áp dụng là: khuếch đại gen và tách chiết ADN.
1.5.2. Phương pháp phân lập vi khuẩn gây bệnh
Quá trình xác định vi khuẩn gây bệnh viêm phổi có 2 giai đoạn với tầm quan
trọng ngang nhau. Đó là lấy bệnh phẩm và phân lập vi khuẩn, làm kháng sinh đồ.
* Các loại bệnh phẩm:

- Bệnh phẩm là dịch mũi họng:
Ở trẻ bình thường có thể có vi khuẩn cư trú tại vùng mũi họng nên bệnh
phẩm này có độ đặc hiệu không cao. Vi khuẩn được coi là căn nguyên gây
bệnh nếu như cao trội hơn hẳn các vi khuẩn khác [35].
- Bệnh phẩm là đờm:
Thường lấy bệnh phẩm đờm vào buổi sáng sớm. Chọn chỗ đờm nghi
ngờ để xét nghiệm. Đặt ống thông dạ dày hút dịch vị chứa đờm, được dùng để
21
tìm vi khuẩn lao nhờ tính chất kháng cồn, kháng toan của vi khuẩn này.
- Bệnh phẩm dịch khí quản:
Dịch thu được bằng hút qua ống nội khí quản. Bệnh phẩm lấy bằng
phương pháp này để phân lập vi khuẩn có độ đặc hiệu khá cao (80-90%) [37].
Bình thường đường hô hấp dưới không có vi khuẩn gây bệnh, khi phân lập vi
khuẩn thì gần như chắc chắn đó là nguyên nhân.
- Bệnh phẩm dịch rửa phế quản phế nang:
Bệnh phẩm dịch phế quản, dịch rửa phế quản phế nang thu được qua
nội soi phế quản có giá trị rất cao trong xác định nguyên nhân vi khuẩn gây
bệnh. Độ nhạy lớn (70-80%) đặc biệt độ đặc hiệu rất cao (90-95%) là ưu điểm
của phương pháp này [37]. Kết quả phân lập vi khuẩn, nếu dương tính thì có
giá trị gần như tuyệt đối, hầu như không có dương tính giả [35].
- Bệnh phẩm là dịch phổi thu được khi chọc qua thành ngực:
Về lý thuyết, bệnh phẩm này đáng tin cậy nhất để xác định căn nguyên
vi khuẩn gây bệnh viêm phổi trẻ em. Độ nhạy của phương pháp này từ 30-
50%, độ đặc hiệu lên đến 96-98%. Nhưng thực tế ít được áp dụng do kỹ thuật
phức tạp, nhiều tai biến và kim chọc có thể không đúng vị trí tổn thương.
Các nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em rất đa dạng, song một số
nghiên cứu chỉ ra một số loại vi khuẩn chủ yếu sau:
* Nhóm vi khuẩn Gram dương:
- Streptococcus pneumoniae: Năm 1883 Talamon phân lập được
S.pneumoniae từ đờm và dịch chọc hút phổi và máu của những bệnh nhân

viêm phổi cấp. Là vi khuẩn có tính chất song cầu hình ngọn nến hay cặp mắt
kính, bắt màu Gram dương, nhạy cảm optochin hoặc ít nhạy cảm với optochin
nhưng tan trong muối mật, có vỏ polysacharid mang tính kháng nguyên đặc hiệu
cao. Vỏ của S.pneumoniae có thể ngăn quá trình opsonin hóa, vô hiệu hóa tác
22
dụng của IgG và bổ thể, bất hoạt các tế bào thực bào. Mô bệnh học của viêm phổi
do S.pneumoniae thường là vùng tổn thương lan rộng, tràn ngập dịch rỉ viêm với
sợi fibrin và hồng bạch cầu. Ở trẻ lớn, tổn thương khu trú ở các thùy với hội
chứng đông đặc. Lâm sàng thường khởi phát đột ngột: sốt cao, ho khạc đờm, đau
ngực; hình ảnh X-quang của viêm phổi do S.pneumoniae hay gặp là các đám mờ
ở một thùy hay một phân thùy phổi tương đối đồng nhất, ít gặp tổn thương màng
phổi [28].
- Streptococcus mitis: Là vi khuẩn Gram dương, thuộc nhóm liên cầu
α có khả năng tiết chất mitilysin gây tán huyết, bình thường S.mitis khu trú
lượng lớn trong miệng, họng khi có điều kiện gây nhiễm trùng đường hô hấp
đặc biệt là gây viêm amydal cấp, gây viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, hay các
nhiễm khuẩn hô hấp cộng đồng. S.mitis chưa đề kháng với Penicillin, nhưng
đôi khi thất bại điều trị với Penicillin do vi khuẩn được các vi khuẩn tụ cầu
tiết men beta-lactamase cùng tồn tại trong họng.
- Staphylococcus aureus: có dạng cầu khuẩn Gram dương, không có
vỏ, không có nha bào. Chúng hay xếp thành đám hình chùm nho, thường khu
trú trên da và các hốc tự nhiên ở người. Sự nguy hiểm của S.aureus là khả
năng sinh nhiều loại độc tố (toxine). Tổn thương mô bệnh học của viêm phổi
do S.aureus là các đám hoại tử chảy máu, tạo thành các ổ áp xe. Các ổ áp xe
nằm rải rác ở khắp nơi trong nhu mô phổi, chúng có thể có nhiều hình thái với
nhiều lứa tuổi khác nhau tiến triển xen kẽ, dai dẳng [35], [49].
* Nhóm vi khuẩn Gram âm
- Haemophilus influenzae: là một loại cầu trực khuẩn Gram âm thuộc
tộc Haemophilus, được phát hiện lần đầu trong bệnh phẩm đờm của một bệnh
nhân viêm phổi ở vụ dịch cúm năm 1882 bởi Robert Pfeifer. Tên vi khuẩn là

sự kết hợp của đặc tính phát triển cần các yếu tố có ở máu (haemophilus: ưa
máu) và có mối liên quan lịch sử với cúm (influenzae) của vi khuẩn.Về hình
23
thể H.influenzae có kích thước khoảng 1-1.5µm, có vỏ mang tính kháng
nguyên tạo ra được kháng thể đặc hiệu với 6 typ huyết thanh từ a đến f. Trong
đó 95% chủng gây bệnh là typ b.
Đặc điểm nuôi cấy như sau:
Là cầu trực khuẩn nhỏ mảnh đa dạng, bắt màu Gram âm, khuẩn lạc
trong xám nhẹ, óng ánh khi chiếu sáng, không gây tan huyết.
+ Phát triển thuần nhất trên môi trường chọn lọc (thạch chocolate có
Bacitracin).
+ Phát triển được cần có đủ yếu tố X và V
+ Định typ huyết thanh: các chủng gây bệnh hầu hết thuộc typ b (nếu
điều kiện không có kháng huyết thanh đặc hiệu, không đòi hỏi phải xác định
tiêu chuẩn này).
Tổn thương mô bệnh học của viêm phổi do H.influenzae thường có tính
chất lan tỏa không khu trú thành từng thùy hay phân thùy [59]. Hình ảnh tế bào
biểu mô hư hoại hàng loạt, tổ chức xen kẽ xung huyết, thâm nhiễm rất nhiều tế
bào như bạch cầu đa nhân, lympho bào. Biểu hiện lâm sàng viêm phổi do
H.influenzae rất đa dạng. H.influenzae hay gây viêm phổi ở trẻ dưới 3 tuổi, nhất
là những bệnh nhân có tình trạng thiếu hụt hay suy giảm miễn dịch [27].
- Moraxella catarrhalis: Được Morax phát hiện đầu tiên vào năm1896,
Là vi khuẩn song cầu khuẩn Gram âm, có khả năng đề kháng cao với các KS
nhóm beta-lactam, hiện nay M.catarrhalis được coi là tác nhân gây viêm phổi
đứng hàng thứ 3 sau S.pneumoniae và H.influenzae. M.catarrhalis gây bệnh
nhờ nội độc tố của nó, vi khuẩn không có khả năng sinh ngoại độc tố và các
enzym ngoại sinh [35], điều kiện thuận lợi để M.catarrhalis gây bệnh là tình
trạng suy giảm miễn dịch, sử dụng corticoid dài ngày. Biến chứng bệnh viêm
phổi do M.catarrhalis có thể là tràn dịch màng phổi, tắc nghẽn phế quản gây
khí phế thũng hay nhiễm khuẩn máu.

24
- Klebsiella pneumoniae: là vi khuẩn Gram âm có vỏ, bền vững
trong vật chủ [35]. Hình tổn thương trong viêm phổi do K.pneumoniae tương
đối giống tổn thương do S.pneumoniae. viêm phổi do K.pneumoniae lâm sàng
thường xuất hiện đột ngột tình trạng khó thở. Bệnh diễn biến nhanh với các
dấu hiệu nặng, có nhiều dịch xuất tiết đặc như mủ. Hình ảnh thâm nhiễm nhu
mô phổi và hình thành các ổ áp xe thường gặp. Tiến triển bệnh nguy kịch, dễ
dẫn đến tử vong (35-70%).
1.6. TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN
1.6.1. Giới thiệu một số nhóm KS và cơ chế tác dụng, cơ chế đề kháng [6].
1.6.1.1. Nhóm β-lactam
Về cấu trúc đều có vòng β-lactam (H).
Về cơ chế đều gắn với transpeptidase (hay PBP: Penicilin Binding
Protein), enzym xúc tác cho sự nối peptidoglycan để tạo vách vi khuẩn. Các
betalactam và KS loại glycopeptid (như Vancomycin) tạo phức bền vững với
transpeptidase.
Các kháng sinh nhóm β- lactam được chia thành 4 phân nhóm dựa theo
cấu trúc hóa học:
- Các penam: vòng A có 5 cạnh bảo hòa, gồm các penicilin và các chất
phong tỏa β-lactam.
- Các cephem: vòng A có 6 cạnh không bảo hòa, gồm các cephalosporin.
-Các penem: vòng A có 5 cạnh không bảo hòa, gồm các imipenem,
ertapenem.
- Các monobactam: không có vòng A, là kháng sinh có thể tổng hợp như
aztreonam.
* Các Penicillin.
- Penicilin G: Là nhóm thuốc tiêu biểu, được tìm ra đầu tiên. Có tác
dụng tốt với cầu khuẩn, không có tác dụng trên tụ cầu tiết penicillinase và trên
trực khuẩn Gram âm.
25

×