1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của đất nước, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi
sắc, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Nhu cầu tiêu dùng, mua
sắm hàng hóa của người dân ngày càng cao. Song song với nó là lượng chất thải
ngày càng tăng. Tại các làng quê, trong những năm gần đây đã phát sinh hàng
ngàn tấn chất thải rắn từ sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, y tế… mà chưa
được quản lý chặt chẽ. Các chất thải không được quản lý mà được thải bỏ tùy
tiện, thiếu kiểm soát, làm cho môi trường vùng quê ngày càng giảm. Khắp các
kênh mương, ao hồ đều tràn ngập rác thải. Nguồn nước mặt ngày càng ô nhiễm,
thậm chí có nơi còn bốc mùi hôi thối, kéo theo là sự ngột ngạt không khí làng
quê. Vấn đề quản lý chất thải rắn nông thôn ngày càng trở nên bức thiết.
Triển khai thực hiện Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Thủ
tướng chính phủ về QLCTR, giải quyết các vấn đề bức xúc do CTR gây ra,
Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày
17/12/2009 ban hành Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR. Cho đến
nay, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã ban hành quyết định phê duyệt quy
hoạch QLCTR, định hướng cho công tác QLCTR, bảo vệ môi trường theo
hướng phát triển bền vững. Ở cấp huyện, quy hoạch quản lý CTR không chỉ
nhằm định hướng giải quyết các vấn đề cấp bách về môi trường nông thôn,
hạn chế phát sinh chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn ngăn
ngừa các tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội góp phần phát triển bền vững
các vùng nông thôn. Tuy nhiên, ở quy mô cấp huyện, việc quy hoạch QLCTR
đang còn bỏ ngỏ, chưa được đi sâu nghiên cứu và triển khai thực hiện. Vì vậy,
việc xây dựng các luận cứ khoa học phục vụ quy hoạch QLCTR cấp huyện là
một trong những yêu cầu cấp thiết đối với công tác QLCTR, góp phần tháo
gỡ những khó khăn bất cập và bị động trong việc thực thi Chiến lược Quốc gia
về quản lý tổng hợp CTR.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, đề tài“Nghiên cứu
xây dựng quy hoạch quản lý chất thải rắn ở quy mô cấp huyện, áp dụng cho
huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng đến năm 2025”được lựa chọn
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu lập quy hoạch quản lý CTR cho quy mô cấp huyện. Xác định
Các c
ơ sở khoa học, căn cứ pháp lý và các điều kiện cụ thể của địa phương để
xây dựng các tiêu chí quy hoạch quản lý tổng hợp CTR quy mô cấp huyện.
- Áp dụng đề xuất quy hoạch quản lý CTR cho huyện Thủy Nguyên - tp
Hải Phòng sát với điều kiện thực tiễn của Huyện, có tính khả thi, góp phần thực
thi Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp CTR theo Quyết định 2149/2009/
QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn Huyện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của luận án:
Các thành phần của hệ thống QLCTR và các huyện nông thôn Việt Nam,
cụ thể là huyện Thuỷ Nguyên - thành phố Hải Phòng.
* Phạm vi nghiên cứu: Các loại CTR phát sinh trên địa bàn huyện nông
thôn Việt Nam: CTR sinh hoạt, CTR nông nghiệp, CTR làng nghề, CTR
công nghiệp và CTR y tế; có xem xét đến tính liên vùng trong QLCTR.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học:
Cung cấp cơ sở lý luận, phương pháp khoa học, hệ thống các tiêu chí quy
hoạch QLCTR ở quy mô cấp huyện nông thôn Việt Nam; thiết lập các tiêu chí
cho từng bước lựa chọn các giải pháp quy hoạch phù hợp với điều kiện thực
tế của từng địa phương.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Áp dụng các giải pháp quản lý tổng hợp bao gồm các công cụ quản lý,
các giải pháp kỹ thuật then chốt để xây dựng hệ thống các tiêu chí quy hoạch
QLCTR quy mô cấp huyện; xây dựng quy hoạch QLCTR phù hợp với điều
kiện cụ thể của huyện Thuỷ Nguyên - thành phố Hải Phòng. Từ đó, có thể áp
dụng mô hình đề xuất quy hoạch QLCTR cho các huyện nông thôn khác ở
Việt Nam.
5. Các kết quả đạt được
1. Dựa vào các cơ sở lý luận về QLCTR và thực tiễn vấn đến QLCTR ở cấp
huyện ở nước ta, luận án đã xây dựng được các luận cứ làm cơ sở cho việc
xây dựng quy hoạch QLCTR ở quy mô cấp huyện.
2. Đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thiết lập các tiêu chí cho từng bước lựa
chọn các giải pháp quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa
phương, từ việc xác định mục tiêu, quy mô, phạm vi quy hoạch đến việc
lựa chọn địa điểm khu xử lý, thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý
CTR. Xây dựng giải pháp nguồn lực để thực hiện hiệu quả việc quản lý
CTR theo mô hình quy hoạch.
3. T
ừ các công nghệ xử lý CTR sinh hoạt đang được áp dụng phổ biến trên
thế giới và Việt Nam, Luận án đã đề xuất công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh
là phương pháp phù hợp nhất cho các huyện trong giai đoạn từ nay đến
2020. Các công nghệ xử lý CTR hiện đại hơn như thiêu đốt, sản xuất năng
lượng từ rác cũng cần được quan tâm, nhất là trong giai đoạn sau năm 2020.
3
4. Dựa vào các luận cứ, các tiêu chí đã xây dựng, luận án đã vận dụng vào
điều kiện cụ thể của huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng để xây
dựng quy hoạch quản lý CTR cho Huyện đến năm 2025 có cở sở khoa học
và mang tính khả thi. Trên cơ sở phân tích, đánh giá, đã xác định được địa
điểm quy hoạch khu xử lý CTR cho huyện ở xã Gia Minh, bố trí các điểm
thu gom, tuyến thu gom, vận chuyển phù hợp với đặc điểm tự nhiên và
kinh tế - xã hội của huyện.
5. Luận án cũng đã đánh giá, lựa chọn các công nghệ xử lý CTR phù hợp với
điều kiện của huyện và đáp ứng được Chiến lươc quốc gia quản lý tổng
hợp CTR đến 2025; đề xuất một số giải pháp và chính sách KT-XH trong
việc quy hoạch quản lý và xử lý CTR cho huyện Thuỷ Nguyên, xác định
lộ trình thực hiện hợp lý.
6. Những đóng góp mới
1. Hoàn thiện cơ sở khoa học quy hoạch quản lý CTR ở quy mô cấp huyện
trong điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.
+ Làm rõ hơn các căn cứ pháp lý cho việc lập quy hoạch QLCTR;
+ Xây dựng các luận cứ phục vụ quy hoạch QLCTR quy mô cấp huyện
có tính ứng dụng cao.
+ Đề xuất quy trình và nội dung cơ bản của quy hoạch QLCTR cấp huyện.
2. Đã đề xuất giải pháp quy hoạch QLCTR cho nhóm lãnh thổ cấp huyện ở
nông thôn Việt Nam.
3. Áp dụng mô hình giải pháp quy hoạch QLCTR cho huyện Thuỷ Nguyên -
tp Hải Phòng dựa trên các cơ sở áp dụng kết quả nghiên cứu của Luận án
7. Cấu trúc luận án:
Luận án gồm 135 trang: Ngoài phần mở đầu (3 trang), kết luận (1 trang),
kiến nghị (1 trang) tài liệu tham khảo (7 trang), các công trình liên quan đến
luận án (1 trang), nội dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương:
1. Tổng quan (25 trang).
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ quy hoạch quản lý CTR ở huyện
Thuỷ Nguyên (26 trang).
3. Đề xuất giải pháp quy hoạch QLCTR quy mô cấp huyện (34 trang)
4. Xây dựng quy hoạch QLCTR huyện Thuỷ Nguyên đến năm 2025 (45 trang).
1. T
ỔNG QUAN
Từ đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, phần tổng
quan giới thiệu các kiến thức cơ bản, các thông tin và số liệu liên quan trực
tiếp đến nội dung luận án. Cụ thể là:
1. Giới thiệu một số vấn đề chung về QLCTR, trình bày một số khái niệm
cơ bản về QLCTR, ảnh hưởng của CTR đến môi trường và một số công nghệ
xử lý CTR
2. Tình hình QLCTR ở một số nước trên thế giới: Tham khảo kinh
nghiệm QLCTR của các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới và
trong khu vực Đông Nam Á.
3. Thực trạng quản lý và tình hình nghiên cứu QLCTR ở nước ta; từ khâu
phát sinh, quản lý, xử lý và những vấn đề còn vướng mắc cần giải quyết.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ QUY HOẠCH
QUẢN LÝ CTR QUY MÔ CẤP HUYỆN
2.1. Cơ sở lý luận về QLCTR:
Đưa ra một số cơ sở về lý luận: cách tiếp cận quản lý tổng hợp CTR, mục
tiêu của QLCTR và một số nguyên tắc trong quản lý tổng hợp CTR, kết hợp
các giải pháp chiến lược trong QLCTR, kết hợp các khía cạnh liên quan và
các bên liên quan và thứ tự ưu tiên trong QLCTR.
2.2. Các quy định pháp luật liên quan đến QLCTR
1. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về QLCTR;
2. Chiến lược quốc gia về QLTH CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
3. Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về một số vấn đề liên
quan đến quy hoạch các bãi chôn CTR.
4. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD hướng dẫn lựa
chọn địa điểm bãi chôn lấp CTR của Việt Nam
5. Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020"
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg
ngày 23/01/1998
6. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2020
7. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001
của liên Bộ KH-CN&MT và Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn các qui định về
bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi
chôn lấp chất thải rắn;
8. Thông t
ư số 13/2007/TT-BXD hướng dẫn một số điều của Nghị định
59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn
9. Một số tiêu chuẩn quy chuẩn Việt Nam liên quan đến việc lựa chọn, xây
dựng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh:
5
- Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:
2008/BXD.
- TCXDVN 261:2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế:
- TCXDVN 320:2004: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế:
10. Một số văn bản pháp lý liên quan khác: Luật Xây dựng số16/2003IQH11
ngày 26/11/2003, Luật Bảo vệ Môi trường theo Quyết định số 52/2005/QH11 ngày
29/11/2005; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về QLCTR
2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn quy mô
cấp huyện ở Việt Nam
2.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Theo ước tính, lượng CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh khoảng
18,21 tấn/ngày tương đương với 6,6 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, việc thu gom
CTR tại nông thôn chưa được coi trọng, nhiều thôn, xã, chưa có các đơn vị
chuyên trách trong việc thu gom CTR nông thôn. Một số địa phương đã áp
dụng các biện pháp thu gom rác thải sinh hoạt nhưng với quy mô nhỏ, phần
lớn do hợp tác xã tự tổ chức thu gom, phương tiện thu gom còn rất thô sơ với
các xe cải tiến chuyên chở về nơi tập trung rác. Mặt khác, hoạt động thu gom
này không được diễn ra thường xuyên mà kết hợp với các đợt nạo vét kênh
mương do xã phát động. Theo thống kê có khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ
chức thu dọn định kỳ, trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải
tự quản. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn mới đạt khoảng
40 - 55%, một số khu vực chỉ đạt 20 - 25%. Do tỷ lệ thu gom chưa đáp ứng
nhu cầu, nên rác vẫn tràn ngập khắp nơi công cộng, ao, hồ
2.3.2. Chất thải rắn nông nghiệp
CTR nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn là các
thành phần dễ phân hủy sinh học như phân gia súc, rơm rạ, chất thải từ chăn
nuôi một phần là các chất thải khó phân hủy và độc hại. Lượng CTR nông
nghiệp phát sinh như sau:
Bảng 2.1 Tổng hợp lượng CTR nông nghiệp phát sinh năm 2008, 2010
Chất thải Đơn vị Khối lượng Năm
Bao bì thuốc BVTV Tấn/năm 11.000 2008
Bao bì phân bón Tấn/năm 240.000 2008
Chất thải rắn chăn nuôi Tấn/năm 80.450.000 2008
Rơm rạ Tấn/năm 76.000.000 2010
* Bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón
Nhu cầu sử dụng TBVTV: năm 2008 tăng xấp xỉ 110.000 tấn, thải ra
môi trường vào khoảng 11.000 tấn bao bì các loại.
Phân bón vô cơ các loại được sử dụng 2,4 triệu tấn/năm; lượng bao bì
thải ra môi trường mỗi năm khoảng 240.000 tấn bao bì các loại.
* Phụ phẩm nông nghiệp: Rơm rạ, trấu hàng năm lượng rơm rạ thải ra
lên tới 76 triệu tấn.
* Chất thải rắn chăn nuôi: được xử lý bằng các hình thức: hầm Biogas,
vận dụng nuôi thủy sản, làm phân ủ bón ruộng bán cho các hộ gia đình. Có
khoảng 19% chất thải chăn nuôi không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi
trường xung quanh.
2.2.3. Chất thải rắn làng nghề:
Việc phân loại và thu gom CTR phát sinh ở các làng nghề hầu hết chưa
được triển khai triệt để. Ở nhiều làng nghề, xỉ thải trực tiếp ra môi trường gây
ô nhiễm môi trường không khí, đất nước tác động xấu đến cảnh quan.
Mặc dù, công tác thu gom vận chuyển CTR làng nghề ngày càng được
chính quyền các địa phương quan tâm nhưng dường như vẫn không thể đáp
ứng được với yêu cầu bởi những vướng mắc rất thực tế. Vẫn còn rất nhiều
làng nghề xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm không khí, đất, nước,
tác động xấu đến cảnh quan.
2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp
CTRCN chiếm 13% đến 20% tổng lượng chất thải, trong đó CTRNH ≈
18%. CTRCN tập trung chủ yếu tại các KCN và ở miền Nam (hơn 70% ).
2.3.2.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn công nghiệp
Tính đến hết năm 2010, toàn quốc có 260 KCN được thành lập với tổng
diện tích 71.300ha. Tổng lượng chất thải phát sinh tại Việt Nam năm 2010 là
trên 31,5 triệu tấn, trong đó chất thải công nghiệp là 5,5 triệu tấn và CTNH là
0,86 triệu tấn. Dự báo, tổng lượng CTR phát sinh năm 2015 sẽ khoảng 43.6
triệu tấn (1,55 triệu tấn CTNH); dự báo lên đến 67,6 triệu tấn năm 2020 (2,8
triệu tấn CTNH); và khoảng 91 triệu tấn năm 2025 (27,8 triệu tấn CTRCN).
Do lượng phát sinh CTRCN ngày càng gia tăng, nếu không có các biện pháp
quản lý phù hợp sẽ dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
bắt nguồn từ các hoạt động không kiểm soát như vận chuyển trái phép hoặc
xử lý không an toàn về môi trường.
2.3.2.3. X
ử lý và tái chế chất thải công nghiệp
Đối với CTR từ KCN và khu chế xuất: phần lớn được phân loại, làm sạch
chế biến thành nguyên liệu cho sản xuất tái chế. Một số hình thức khác là chế
biến CTR hữu cơ thành phân bón vi sinh, sản xuất nhiên liệu và đốt phát điện.
7
CTNH thậm chí cũng được doanh nghiệp tái chế nhằm tận dụng tối đa
các nguyên liệu có trong CTR: chất thải điện tử được bóc tách thành các
nguyên liệu nhựa, thu hồi kim loại, các chi tiết điện tử (dây dẫn kim loại, chíp
điện tử…). Năng lực xử lý CTRCN nguy hại cho tp Hà Nội hiện khoảng 20
tấn/ngày với các loại hình công nghệ xử lý khác nhau.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích hệ thống:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa và phỏng vấn
- Phương pháp phân tích, tổng hợp có kế thừa
- Phương pháp đánh giá môi trường
- Phương pháp dự báo theo mô hình I-O (input - output environment)
- Phương pháp lập bản đồ
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thực chứng ứng dụng
3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN QUY MÔ CẤP HUYỆN
3.1. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch quản lý chất thải rắn:
3.1.1. Quan điểm
- Quản lý tổng hợp CTR là một trong những ưu tiên của công tác BVMT,
góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển đô thị bền vững.
- QLCTR phải lấy phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân loại chất
thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế
để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp.
- Quản lý tổng hợp CTR là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó
Nhà nước có vai trò chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi
nguồn lực và tăng cường đầu tư cho công tác QLCTR.
- Quản lý CTR không khép kín theo địa giới hành chính, đảm bảo sự tối
ưu về kinh tế, kỹ thuật, sự an toàn về xã hội và môi trường và phải gắn với
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Quản lý CTR phải tuân thủ theo nguyên tắc “người phát thải CTR phải
trả tiền”.
3.1.2. Mục tiêu
- Xây d
ựng được các phương thức phân loại CTR tại nguồn và xác định
lộ trình triển khai thực hiện phân loại CTR tại nguồn cho mỗi loại hình chất
thải, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
- Quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển CTR cho các thị trấn, thị tứ,
KCN, làng nghề và điểm dân cư nông thôn, trong đó xác định được các
phương thức thu gom và vị trí các trạm trung chuyển CTR liên thôn liên xã.
- Phân bố hợp lý các khu xử lý CTR trên địa bàn huyện, đảm bảo phục vụ
các thị trấn, thị tứ, KCN, làng nghề và các điểm dân cư nông thôn. Đồng thời
lựa chọn công nghệ thích hợp để xử lý, tái chế các loại CTR thông thường,
CTRNH nhằm đảm bảo xử lý triệt để CTR, hạn chế chôn lấp, đảm bảo vệ
sinh môi trường;
- Đề xuất hệ thống quản lý, cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh hiệu quả
quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển và xử lý CTR
của huyện.
- Đề xuất kế hoạch, lộ trình và xác định nguồn lực thực hiện quy hoạch
QLCTR huyện đến năm 2025 nhằm đạt được những mục tiêu BVMT của
tỉnh/thành phố.
3.2 . Các nguyên tắc đối với quy hoạch quản lý CTR
3.2.1. Các nguyên tắc cơ bản đối với quy hoạch quản lý CTR
1. Cần thiết có cái nhìn đến tương lai xa (dài hạn).
2. Phải bảo đảm tất cả các chi phí phải trả đã được phản ánh hết trong
từng phương án.
3. Các biện pháp kiểm soát các vấn đề môi trường phải được tính đến từ
đầu, tránh nguy cơ thất bại của quy hoạch.
4. Cần phải tính đến thị trường của các sản phẩm tái chế có thể biến đổi
rất nhanh, vấn đề đặt ra là thị trường của các sản phẩm tái chế ở một địa
phương có thể lên cao và xuống thấp, tuy nhiên điều quan trọng là nó có thể
tồn tại mà không bị phá sản giữa chừng hay không.
5. Phải chú ý đến việc cho phép sử dụng các thiết bị tái chế và nơi đặt
chúng, những thiết bị nào phải thay đổi để đáp ứng được nhu cầu giảm thiểu
chất thải.
6. Phải để ý đến các yêu cầu nghiêm ngặt của địa phương trong các lĩnh
vực mua sắm trang thiết bị, bảo vệ môi trường nhằm vào khả năng tiết kiệm.
3.2.2. Các khía cạnh chiến lược của việc quy hoạch quản lý chất thải rắn
- Các khía cạnh thuộc chính trị
- Các khía cạnh tổ chức
- Các khía c
ạnh xã hội
- Các khía cạnh về tài chính
- Các khía cạnh về kinh tế
- Các khía cạnh kỹ thuật
9
3.2.3. Các khía cạnh quy hoạch và quản lý chất thải rắn.
- Quy hoạch chiến lược
- Khung qui định, luật lệ
- Sự tham gia của cộng đồng
- Quản lý tài chính (thu hồi vốn, cấp ngân sách, kiểm toán )
- Sắp xếp, tổ chức các đơn vị tham gia (kể cả các tổ chức tư nhân)
- Ðịa điểm xử lý và thải bỏ CTR
3.3. Đề xuất quy trình và nội dung cơ bản của quy hoạch QLCTR cấp huyện
3.3.1. Quy trình quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp huyện
Hình 3.1. Quy trình lập quy hoạch QLCTR
3.3.2. Nội dung quy hoạch
3.2.2.1. Tổ chức công tác lập kế hoạch:
a) Thành lập Đoàn nghiên cứu bao gồm các chuyên gia về quy hoạch môi
trường, quy hoạch đô thị - nông thôn, chuyên gia xử lý CTR, đại diện cơ
quan chức năng địa phương để thực hiện quy hoạch QLCTR cho địa phương.
b) Xác lập cơ chế điều phối đề án, trách nhiệm của các thành viên.
c) Xác định các yêu cầu đối với quy hoạch QLCTR.
d) Xác
định nhu cầu thông tin cần thiết cho quy hoạch QLCTR.
e) Xây dựng kế hoạch chi tiết nghiên cứu quy hoạch QLCTR cho địa phương.
3.3.2.2. Khảo sát, phân tích hiện trạng, dự báo chất thải rắn phát sinh
- Xác định thành phần, khối lượng CTR.
1. Tổ chức công tác lập
quy ho
ạ
ch
2. Khảo sát, phân tích hiện
trạng. Dự báo chất thải rắn
phát sinh
3. Thiết lập khung quy
ho
ạ
ch
5. Xem xét, lựa chọn địa điể
m
khu x
ử
lý
CTR
6. Xác định và đánh giá
các phương án công nghệ
x
ử
lý CTR
7. Xây dựng kế hoạch
nguồn lực và lộ trình thực
hi
ệ
n quy ho
ạ
ch
8. Chuẩn bị hồ sơ và trình
phê duy
ệ
t
4. Xây dựng giải pháp thu
gom, vận chuyển, trung
chuy
ể
n CTR
- Đánh giá thực trạng về hoạt động của hệ thống QLCTR của huyện.
- Dự báo các nhu cầu về năng lực trong tương lai,
- Phân tích và xác định các vấn đề:
* Một số công thức tính toán dự báo:
1. Dự báo gia tăng dân số:
P
t
= P
0
* (1+ r)
t
Trong đó: P
t
: Dân số tại thời điểm t
P
0
: Dân số tại thời điểm ban đầu (gốc)
r: Tỷ lệ tăng dân số trung bình của giai đoạn (cả tỷ lệ tăng cơ học)
t: Số năm dự báo
2. Dự báo lượng CTR phát sinh:
- Dự báo CTRSH: M
SH(t)
= P
(t)
* tiêu chuẩn thải CTRSH/người
(t)
* k
- Dự báo CTRCN: M
CN(t)
= M
CN(0)
* (1+i)
n
(
)
[
]
( )
[ ]
i
i
MMM
n
CN
n
ot
tCNgCN
+−
+−
×==
∑
=
11
11
)0()()(
Trong đó:
M
CN(t)
: Khối lượng CTRCN năm t
M
CN(g)
: Tổng khối lượng CTRCN trong giai đoạn g
k :Tỷ lệ thu gom
i : Tốc độ phát triển công nghiệp trung bình giai đoạn g
n : Số năm dự báo
- Dự báo chất thải y tế năm:
M
YT(t)
= G
(t)
* T * (1+i)
n
Trong đó: M
YT(t)
: Khối lượng chất thải rắn y tế năm t
G
(t)
: Số giường bệnh năm t
T : Mức phát sinh chất thải/giường bệnh
J : Tỷ lệ gia tăng phát sinh chất thải/giường bệnh
3.3.2.3. Thiết lập khung quy hoạch
- Lựa chọn phạm vi và giai đoạn quy hoạch.
- Lựa chọn loại CTR cần giải quyết trong quy hoạch.
- Xác định chất lượng và phạm vi đáp ứng các dịch vụ QLCTR của huyện.
-
Đặt ra các mục tiêu và chỉ tiêu cho quy hoạch.
3.3.2.4. Xác định và lựa chọn địa điểm quy hoạch khu xử lý CTR
Nhiệm vụ quan trọng nhất của bước này là xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
lựa chọn địa điểm phù hợp nhất.
11
3.3.2.5. Xây dựng các giải pháp quy hoạch thu gom, vận chuyển, trung
chuyển CTR:
- Lưu chứa CTR.
- Thu gom ban đầu
- Thu gom thứ cấp
- Quét dọn đường phố và các dịch vụ làm sạch liên quan
- Thiết lập các trạm trung chuyển để tối ưu hoá công tácvận chuyển CTR
- Chi phí đầu tư có hiệu quả.
3.3.2.6. Xác định và đánh giá các phương án công nghệ xử lý CTR:
- Xác định giải pháp thu hồi các vật liệu từ CTR.
- Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ quy hoạch các khu XL CTR
- Phương án phục hồi sau khi ngừng hoạt động.
3.3.2.7. Xây dựng nguồn lực và lộ trình thực hiện:
- Phát triển một kế hoạch tài chính và nguồn nhân lực cần thiết.
- Xây dựng kế hoạch tiến hành các hoạt động đặc thù để thực hiện QLCTR
- Xây dựng lộ trình thực hiện quy hoạch.
3.4. Các giải pháp quản lý và kỹ thuật trong xử lý CTR cấp huyện
3.4.1. Lựa chọn địa điểm khu xử lý CTR
3.4.1.1. Các yêu cầu trong lựa chọn địa điểm khu xử lý chất thải rắn
* Các yêu cầu chung
1. Đáp ứng yêu cầu xử lý CTR về khối lượng, thành phần, tính chất và thời gian.
2. Địa điểm khu xử lý CTR phải phù hợp với quy hoạch đô thị
3. Vị trí và thiết kế khu xử lý CTR phải thỏa mãn các quy định của pháp luật
* Các yêu cầu cụ thể
1. Các yêu cầu về môi trường và điều kiện tự nhiên
- Yêu cầu bảo vệ đất ngập nước
- Yêu cầu tránh vùng lũ lụt
- Yêu cầu bảo vệ nước mặt
- Yêu cầu bảo vệ nước ngầm
- Yêu cầu tránh vùng có khả năng xảy ra động đất, vùng karst và có
vết đứt gãy.
- Yêu cầu bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm
- Yêu cầu bảo vệ môi trường không khí và giảm thiểu tiếng ồn
2. Các yêu cầu về giảm thiểu tác động tới các công trình nhạy cảm
- Yêu cầu về khoảng cách tới sân bay nhằm đảm bảo an toàn hàng không.
- Yêu cầu về khoảng cách tới các công trình di tích văn hóa-lịch sử.
- Yêu cầu về khoảng cách tới các khu khảo cổ
3.4.1.2. Các phương pháp lựa chọn địa điểm khu xử lý CTR
- Phương pháp trực giác
- Phương pháp loại trừ dần
- Phương pháp định lượng
- Phương pháp kết hợp các tiêu chí
3.4.1.3. Các tiêu chí lựa chọn địa điểm khu xử lý CTR:
Gồm 4 nhóm tiêu chí:.
* Nhóm tiêu chí về môi trường vật lý: 7 tiêu chí cần được xem xét:
1. Phù hợp về địa hình
2. Phù hợp về đặc điểm thổ nhưỡng
3. Phù hợp về đặc điểm khí hậu
4. Phù hợp về thuỷ văn
5. Phù hợp về địa chất thuỷ văn
6. Phù hợp về địa chất công trình
7. Không ảnh hưởng đến các mỏ khoáng sản có giá trị kinh tế lớn
* Nhóm tiêu chí về môi trường sinh học: Có 3 tiêu chí
8. Nằm ngoài vùng sinh thái nhạy cảm, nhất là các khu bảo tồn thiên nhiên.
9. Nằm xa các khu vực có nguồn lợi thuỷ sản lớn
10. Không nằm trong khu vực có nguồn phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm
* Nhóm tiêu chí về xã hội: gồm có 4 tiêu chí
11. Xa khu dân cư tập trung
12. Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất
13. Xa các di tích lịch sử, công trình văn hoá, nguồn cấp nước lớn
14. Được sự đồng thuận của nhân dân địa phương
* Nhóm tiêu chí về kinh tế: 6 tiêu chí
15. Phù hợp với hiện trạng và khả năng tăng trưởng kinh tế của địa phương
16. Giá đất và chi phí giải phóng mặt bằng không quá cao
17. Không ảnh hưởng xấu tới cơ sở hạ tầng trong khu vực
18. Khoảng cách vận chuyển CTR không quá xa
19. Có khả năng mở rộng khu xử lý CTR
20. Có tính liên vùng (khu xử lý CTR có thể sử dụng cho khu vực
li
ền kề)
* Tầm quan trọng của các nhóm tiêu chí
- Nhóm tiêu chí về môi trường vật lý: có tầm quan trọng ≥50%).
- Nhóm tiêu chí về đa dạng sinh học: có tầm quan trọng thấp = 10%.
13
- Nhóm tiêu chí về xã hội: có tầm quan trọng =35%.
- Nhóm tiêu chí về kinh tế: có tầm quan trọng =20%.
3.4.1.4. Phương pháp đánh giá sự phù hợp của địa điểm khu xử lý CTR
- Rất phù hợp : > 8,5 điểm
- Phù hợp: > 7-8,5 điểm
- Có thể chấp nhận: ≥ 5-7 điểm
- Không chấp nhận: < 5 điểm
- Với cách tính điểm: N =
Trong đó: N: Tổng số điểm để đánh giá
a
i
: Trọng số đối với tiêu chí thứ i (ví dụ trong nhóm
tiêu chí về môi trường vật lý, mỗi tiêu chí có trọng số
là 35%/7 = 5%).
k
i:
Điểm của tiêu chí thứ i (từ 0-10)
Sau đó tiến hành phân loại theo thứ tự ưu tiên và khả năng lựa chọn
như sau:
- Loại A: là địa điểm có tổng số điểm đánh giá > 85% tổng số điểm tối đa
(>850 điểm so với tối đa 1000 điểm) và không có tiêu chí nào trong số
20 tiêu chí bị điểm <5. Đây là địa điểm rất phù hợp để xây dựng khu
XLCTR (bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh).
- Loại B: là địa điểm có tổng số điểm đánh giá từ 70 - 85% tổng số điểm
tối đa (
≥
700 - 850 điểm) và không có quá 1 tiêu chí bị điểm <5. Đây là
điểm có nhiều thuận lợi để làm khu xử lý CTR.
- Loại C: là địa điểm có tổng số điểm đánh giá từ 50-70% tổng số điểm tối
đa (
≥
500 - 700 điểm) và không có quá ba tiêu chí bị điểm <5, trong đó
các tiêu chí về địa chất thuỷ văn và xã hội không bị điểm <5. Đây là địa
điểm không nên chọn làm khu xử lý CTR, trừ khi trong vùng không còn
điểm nào thích hợp hơn. Khi đó các yếu tố bất lợi cần được khắc phục
bằng các biện pháp kỹ thuật và tham vấn cộng đồng.
- Loại D: là địa điểm có điểm đánh giá <50% tổng số điểm tối đa (<500
điểm) hoặc các địa điểm nằm trong trường hợp bị loại.
Vị trí bị loại là vị trí bị đánh giá có trên 2 tiêu chí bị điểm <5. Đây là địa
điểm không thể chọn làm bãi chôn chất thải.
Vi
ệc cho điểm được thực hiện một cách khách quan qua việc tính điểm
theo các tiêu chí.
3.4.2. Xây dựng các giải pháp quy hoạch thu gom, vận chuyển, trung
chuyển CTR
∑
=
20
1
100
i
ii
ka
3.3.3.1. Giải pháp thu gom CTR
Việc lựa chọn được vị trí quy hoạch hợp lý cho khu xử lý/bãi chôn lấp
CTR; xây dựng cơ sở xử lý CTR và các công trình phụ trợ phải đáp ứng được
các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, đồng thời phải thỏa mãn
các yêu cầu sau đây:
- Có khoảng cách phù hợp tới nguồn phát sinh chất thải;
- Bảo đảm khoảng cách ly an toàn đến khu vực dân cư gần nhất, trung
tâm đô thị, các khu vực vui chơi, giải trí, điểm du lịch, di tích lịch sử văn hoá,
sân bay, các nguồn nước, sông, hồ, bờ biển;
- Có điều kiện địa chất, thuỷ văn phù hợp;
3.3.2.2. Các tiêu chí về quy hoạch tuyến thu gom
* Các nguyên tắc chung
a) Xác định rõ các mục tiêu:
- Yêu cầu về mức độ/chất lượng tại các khu vực khác nhau;
- Các mục tiêu dài hạn về cải tiến hệ thống.
b) Xem xét và đánh giá cả hai loại hình hoạt động công cộng và tư nhân.
c) Cơ chế quản lý rõ ràng:
d. Xem xét các phương pháp chỉ tiêu khác nhau để xác định phương
pháp thích hợp nhất:
e) Quy hoạch các vị trí tập kết và trung chuyển hợp lý:
3.3.2.3. Quy hoạch các trạm trung chuyển
* Các điều kiện quy hoạch trạm trung chuyển
- Tiếp nhận các xe thu gom CTR một cách có trật tự …
- Xác định tải trọng của các xe
- Hướng dẫn các xe đến điểm đổ CTR
- Đưa các xe ra một cách có trật tự
- Xử lý các CTR thành từng khối đã được chọn trước
- Chuyển từng khối sang hệ thống vận chuyển;
- Hoạt động như một bộ phẩn trung gian giữa hệ thống vận chuyển và
các xe thu gom CTR;
- Làm gi
ảm tối thiểu sự lỗn xộn và tác động đến môi trường;
- Việc quy hoạch, thiết kế trạm trung chuyển tốt sẽ góp phần:
- Cung cấp một hệ thống quản lýgiao thông một cách có hiệu quả và trật
tự cho những xe thu gom (thời gian chờ đợi ngắn,quay đầu nhanh);
15
- Giảm đến tối thiểu lượng chất thải phải xử lý;
- Đảm bảo rác thải đều được chuyển đi hàng ngày, và tạo điều kiện
thuận lợi cho làm sạch dễ dàng vào cuối ngày;
- Đảm bảo bảo rác thải được chuyển đi theo một phương cách có kiểm
tra mà không làm cản trở sự hoạt động của trạm trung chuyển.
* Các tiêu chí xác định vị trí, quy mô các trạm trung chuyển
Tuân thủ theo các điều khoản của Nghị định 59 về Quản lý CTR.
* Các tiêu chí sử dụng để lựa chọn địa điểm trạm trung chuyển:
- Gần các nguồn sản sinh chất thải rắn: nhằm tiếp nhận và vận chuyển
hết khối lượng chất thải rắn trong phạm vi bán kính thu gom đến khu xử lý
tập trung trong thời gian không quá 2 ngày đêm;
- Gần đường giao thông chính ngắn nhất nối nguồn phát sinh CTR và
khu xử lý;
- Đảm bảo các khoảng cách ly vệ sinh tới các khu vực lân cận, tốt nhất
ở cuối hướng gió chủ đạo. Khoảng cách an toàn môi trường của trạm trung
chuyển CTR 20m;
Bảng 3.1. Qui định về trạm trung chuyển chất thải rắn
Loại và qui mô
trạm trung
chuyển
Công suất
(Tấn/ngày)
Bán kính phục
vụ tối đa (km)
Diện tích tối
thiểu (m
2
)
Trạm trung chuyển không chính thống (Không có các hạ tầng kỹ thuật)
Cỡ lớn <5 0,5 20
Cỡ vừa 5-10 1,0 50
Cỡ lớn >10 7,0 50
Trạm trung chuyển không chính thống (Có các hạ tầng kỹ thuật)
Cỡ nguy hạiỏ <100 10 500
Cỡ vừa 100-500 15 1000
Cỡ lớn >500 30 5000
- Diện tích đất đủ rộng để xây dựng trạm trung chuyển. Tại mỗi trạm
trung chuyển CTR: có bãi đỗ xe vệ sinh chuyên dùng; phải có hệ thống thu
gom nước rác và xử lý sơ bộ;
- Khu v
ực dự kiến xây dựng trạm trung chuyển có mực nước ngầm thấp,
khả năng chịu tải của đất tốt, xa các nguồn nước mặt, có lớp đất sét cách
nước.
3.4.3. Phân tích, lựa chọn các phương án công nghệ xử lý
3.4.3.1. Các công nghệ xử lý CTR phù hợp với quy mô cấp huyện
- Tái chế và tái sử dụng: Khuyến khíc phát huy tối đa hiệu quả, đặc biệt
là từ phân loại tại nguồn.
- Chôn lấp: phù hợp nhất với quy mô cấp huyện trong giai đoạn đến 2020.
- Các giải pháp công nghệ xử lý CTR hữu cơ, chế biến phân bón: Cần
được tính đến sau 2015.
- Thiêu đốt chất thải rắn: cần tính đến sau 2020.
3.4.3.2. Quan điểm lựa chọn giải pháp công nghệ XLCTR cho cấp huyện:
- Công nghệ xử lý CTR phải phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH và
sự phát triển hạ tầng trong giai đoạn quy hoạch và tính tới khả năng về công
nghệ và kinh tế ở giai đoạn tiếp theo
- Công nghệ xử lý CTR phù hợp với chiến lược BVMT và theo định
hướng phát triển bền vững.
- Phát triển công nghệ xử lý CTR trên cơ sở chiến lược 3R (giảm thiểu,
tái chế, tái sử dụng), lấy phòng ngừa ô nhiễm là chính, đồng thời khả thi
trong quá trình thực hiện.
- Công nghệ xử lý CTR theo hướng xã hội hoá, phù hợp với nhận thức
và trình độ của các tầng lớp trong xã hội. Công khai hoá các thông tin môi
trường của các xí nghiệp công nghiệp trong cộng đồng.
3.4.3.3.Các tiêu chuẩn để lựa chọn các phương án
- Thỏa mãn được yêu cầu của nơi sẽ ứng dụng nó
- Khả thi và tương thích với nguồn tài lực và nhân lực của địa phương
- Phải là công nghệ hiệu quả nhất về chi phí đầu tư.
- Các lợi và hại về môi trường của việc ứng dụng các công nghệ này,
tính hài hoà về chi phí và lợi ích.
- Khả thi trong điều kiện xã hội và văn hóa của địa phương?
- Ảnh hưởng của công nghệ hay chính sách đến các ngành, tránh gây trở
ngại các mục tiêu xã hội chung của cộng đồng.
3.4.3.4. Các tiêu chí lựa chọn:
Việc lựa chọn công nghệ phải đáp ứng các điều kiện về môi trường và
kinh t
ế - xã hội của từng huyện theo 5 tiêu chí sau:
- Tiêu chí 1: Đạt mức độ an toàn đối với môi trường (không hoặc ít gây
ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, không khí, đảm bảo sức khỏe cho người
dân,…)
17
- Tiêu chí 2: Khả thi về mặt kinh tế (các loại chi phí cho xây dựng, vận
hành ở mức có thể chấp nhận được trong điều kiện, khả năng kinh tế của
huyện)
- Tiêu chí 3: Đáp ứng về mặt xã hội, đạt được sự đồng thuận của nhân
dân.
- Tiêu chí 4: Đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật, bao gồm: dễ vận
hành, phù hợp với nguồn nhân lực…
- Tiêu chí 5: Phù hợp với thành phần và khối lượng rác thải phát sinh
trên địa bàn huyện trong cả giai đoạn quy hoạch.
Hiện nay chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp thích hợp để xử lý CTR sinh
hoạt ở cấp huyện do lượng rác thải phát sinh không nhiều, chi phí tương đối
thấp, dễ vận hành và rác thải không được phân loại nghiêm ngặt tại nguồn.
Phương pháp seraphin và composting có thể xem xét kết hợp với chôn
lấp hợp vệ sinh. Phương pháp thiêu đốt và chuyển rác thành năng lượng sẽ
là phương pháp nên áp dụng trong tương lai.
Phương pháp thiêu đốt và chuyển rác thành năng lượng không nên áp
dụng chỉ cho một huyện mà nên có tính liên huyện
3.4.4. Xây dựng cơ chế chính sách - nguồn lực và lộ trình thực hiện
3.4.4.1. Xây dựng cơ chế chính sách:
* Ban hành và thực hiện các văn bản pháp quy:
- Các quy định về quản lý CTR nông nghiệp-nông thôn, CTRCN,
CTRNH.
- Quy định về phí ô nhiễm và phí môi trường.
- Quy định về phí thu gom, xử lý CTR nông thôn, CTRCN, CTRNH
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp/công ty tư nhân trong quản lý và xử lý
CTR trên địa bàn huyện
- Chính sách khuyến khích xã hội hoá về công tác BVMT.
* Tổ chức quản lý
-
Trong quá trình quy hoạch khu xử lý CTR phù hợp với điều kiện của
huyện, nhiều cơ quan, tổ chức tham gia: các Sở KH&CN, Sở TN&MT,
UBND huyện, phòng TN&MT, UBND huyện/xã Hạt Quản lý đường bộ, các
nhà máy ho
ặc KCN trên địa bàn, Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
QLCTR
3.4.4.2. Xây dựng nguồn lực:
* Nguồn lực tài chính
- Ngân sách sự nghiệp BVMT.
- Vốn vay,
- Nguồn tài trợ quốc tế: WB, ADB, JBIC v v…
- Nguồn thu từ các hộ gia đình, từ các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn
- Từ nguồn tài trợ cho công tác BVMT của các tổ chức quốc tế như: WB,
ADB, JBIC v v…
* Nguồn nhân lực:
Huy động sự tham gia của khối tư nhân và cộng đồng: các doanh nghiệp
tư nhân, các tổ chức đoàn thể: đoàn thanh niên, phụ nữ, hội cựu chiến binh…
3.4.4.3. Lộ trình thực hiện:
Cụ thể hoá thành kế hoạch hành động cho 5 năm, trong đó sắp xếp chi
tiết các bước thực thi từng thành phần của chiến lược.
3.4.5. Các vấn đề cần lưu ý trong đánh giá tác động môi trường về lựa
chọn vị trí các điểm xử lý CTR
Sau khi đã thống nhất chọn địa điểm khu xử lý CTR (cấp thành phố,
cấp huyện hoặc liên vùng, liên huyện), Chủ đầu tư (UBND hoặc Công ty Môi
trường đô thị) cần triển khai các bước:
- Thăm dò, khảo sát chi tiết về địa chất thuỷ văn, địa chất công trình.
- Lập dự án đầu tư xây dựng và vận hành khu xử lý CTR
- Lập báo cáo ĐTM cho Dự án
Báo cáo ĐTM cần theo Phụ lục 4 (quy định về cấu trúc và nội dung
báo cáo ĐTM dự án đầu tư) trong Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8
tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. XÂY DỰNG QUY HOẠCH QLCTR HUYỆN THỦY NGUYÊN
4.1. Mục tiêu tổng quát
- Nâng cao hiệu quả QLCTR nhằm cải thiện chất lượng môi trường,
đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững huyện Thủy Nguyên,
theo đó CTR được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý
triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, giảm tối đa lượng CTR
chôn lấp. CTR nguy hại được quản lý và xử lý triệt để theo các phương thức
phù h
ợp.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp CTR theo
hướng thân thiện với môi trường; xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các nguồn lực
19
về tài chính, công nghệ và nhân lực chất lượng để nâng cao hiệu quả quản lý,
xử lý CTR.
4.2. Mục tiêu cụ thể
- Hoàn chỉnh hệ thống phân loại, thu gom CTR tại nguồn phù hợp với
điều kiện huyện Thủy Nguyên.
- Xây dựng, hoàn chỉnh mạng lưới và tăng cường trang thiết bị cho việc
thu gom, vận chuyển và xử lý CTR cho các khu dân cư, các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ của huyện Thủy Nguyên theo hướng mô hình 3R (giảm
thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR), hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh
môi trường.
- Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống cơ chế chính sách, bộ máy quản lý về
CTR nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng thu
gom, vận chuyển và xử lý CTR của huyện.
- Mở rộng qui mô khu xử lý CTR Gia Minh để có thể tiếp nhận CTR từ
nội thành khi cần thiết.
- Các chỉ tiêu cụ thể được thể hiện tại bảng dưới đây:
Bảng 4. 1. Mục tiêu quy hoạch cụ thể
Mục tiêu (%)
TT
Nội dung
Giai đoạ
n
đến 2015
Giai đoạ
n
2015 - 2020
Giai đoạ
n
2020 - 2025
1 Tỷ lệ phân loại CTR 50 90 100
2 Thu gom và xử lý CTR phát sinh 80 90 - 100 100
3 Tái chế, tái sử dụng, thu hồ
i năng
lượng hoặc SX phân hữ
u cơ, chôn
lấp hợp VS
50 70 90
4 Thu gom và xử lý CTRCN không
nguy hại
90 100 100
5 Thu gom và XL CTRCN nguy hại 70 90 100
7 Thu gom và xử lý CTR y tế 80 100 100
8 Thu gom và XL CTR nông thôn 70 90 100
9 Thu gom và xử lý CTR làng nghề 80 100 100
10 Tỷ lệ chôn lấp 70 10 10
4.3. Phạm vi và đối tượng quy hoạch.
- Phạm vi quy hoạch: Quy hoạch QLCTR cho 37 xã, thị trấn thuộc huyện
Thủy Nguyên với 317.659 người (năm 2025 khoảng 343.348 người)
- Đối tượng quy hoạch: CTR sinh hoạt; CTR nông nghiệp, CTR làng
nghề; CTR công nghiệp và CTR y tế.
4.4. Cơ sở thực tiễn để quy hoạch quản lý CTR huyện Thuỷ Nguyên
4.4.1 Giới thiệu huyện Thuỷ Nguyên
- Giới thiệu điều kiện tự nhiên huyện,
- Hiện trạng môi trường và kinh tế xã hội của huyện;
- Các định hướng, chiến lược phát triển huyện Thuỷ Nguyên:
+ Quy hoạch phát triển KT-XH huyện,
+ Quy hoạch sử dụng đất
4.5. Hiện trạng quản lý CTR huyện Thuỷ Nguyên
* Chất thải rắn sinh hoạt: Tại các thị trấn Minh Đức, Núi Đèo và các xã
ven quốc lộ 10, do có đường giao thông thuận tiện nên tỷ lệ thu gom cao hơn
nhiều so với các xã ở vùng đồi núi, ven biển. Tổng lượng rác thải sinh hoạt
phát sinh khoảng 173,88 tấn/ngày; lượng thu gom khoảng 95,45 tấn/ngày. Tỷ
lệ thu gom CTRSH không cao, chỉ có 6/37 xã/thị trấn đạt tỷ lệ thu gom trên
50%, 5/37 xã không thực hiện thu gom, các xã còn lại đều có tỷ lệ thu gom
nhỏ hơn 50%. Tỷ lệ thu gom trung bình đạt 40,89%. Tỷ lệ thu CTRSH tại
huyện Thủy Nguyên còn rất thấp so với khu vực nội thành.
Tại các thị trấn CTRSH do Hạt quản lý đường bộ huyện đảm nhiệm việc
thu gom vận chuyển; tại các xã do các Hợp tác xã quản lý, một số xã do các
tổ chức đoàn thể xã đảm nhận, rác được thu gom từ các hộ gia đình bằng xe
đẩy tay, sau đó chuyển thẳng ra bãi xử lý của xã.
* CTR công nghiệp: Tại các khu, cụm công nghiệp: CTR đã được phân
loại thành CTRSH và CTRCN. CTRSH được ký hợp đồng thu gom xử lý với
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị và Hạt quản lý đường bộ của huyện;
với CTRCN ký hợp đồng thu gom tái chế với các Công ty hành nghề xử lý,
tái chế chất thải trên địa bàn.
Tại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: hầu hết các cơ sở công nghiệp nhỏ lẻ đều
thải bỏ trực tiếp tất cả chất thải vào hệ thống thu gom chung, chưa áp dụng
các biện pháp phân loại, xử lý CTR tại cơ sở, chủ yếu là ký hợp đồng với các
Công ty môi trường để thu gom, vận chuyển và xử lý.
* CTR từ các làng nghề: Tổng lượng CTR phát sinh từ các làng nghề
huy
ện Thủy Nguyên khoảng 340 tấn/năm, chiếm 24,85% so với toàn thành
phố. Thành phần chủ yếu gồm: chất thải của các làng nghề chế biến nông sản,
thực phẩm, dược liệu; vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật; làng nghề tái chế phế liệu;
đúc kim loại, vật liệu xây dựng; may mặc và các ngành nghề khác.
21
* CTR nông nghiệp:
CTR từ sản xuất nông nghiệp như các loại vỏ, thân, lá, gốc rễ, rơm, rạ
(rơm rạ thường chiếm 80-85% tổng khối lượng phát sinh) các loại cây trồng
sau các vụ thu hoạch người dân thường sử dụng làm chất đốt hoặc đốt rơm rạ
ngay tại cánh đồng, một phần được thu gom làm nguyên liệu sản xuất nấm.
Như vậy lượng chất thải rắn này được tái sử dụng khá triệt để. Đối với các túi
nhựa, chai, lọ đựng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật vẫn chưa được thu
gom triệt để.
Bảng 4.2. Lượng CTR nông nghiệp huyện Thủy Nguyên năm 2012
Nguồn phát sinh Đơn vị Sản lượng
Khối lượng
rác thải
(tấn/năm)
Đàn trâu, bò (1/10) Con 3.910,00 181,80
Đàn lợn (1/10) 1000 con 85,10 38,67
Đàn gia cầm (1/10) Triệu con 1,05 33.673,67
Diện tích lúa 1000 ha 6,65 44,88
Diện tích lương thực quy thóc 1000 ha 0,91 3,86
Tổng 33.942,88
* Chất thải y tế
Bảng 4.3. Lượng CTR y tế phát sinh trên địa bàn huyện
Hệ số phát thải
(kg/giường/ngày)
Lượng CTR
phát sinh
(kg/ngày)
Loại hình
Số
lượng
Số
giườ
ng
bệnh
RTSH CTNH RTSH CTNH
Bệnh viện huyện 1 225 0,73 0,11 164,25 24,75
Phòng khám 3 30 0,65 0,08 19,80 2,4
Trạm y tế xã 37 228 0,12 - 27,36 0
Tổng
483 211,41 27,17
Hiện nay, CTR y tế phát sinh trên địa bàn huyện đã được phân loại, thu
gom và xử lý theo đúng quy định. Tuy nhiên vẫn còn một lượng đáng kể các
loại ống tiêm, đồ nhựa, cao su, bột bó, các loại rác đặc thù của ngành y tế như
phủ tạng bị cắt bỏ, bệnh phẩm, vẫn đang lẫn với các loại rác khác và được
v
ận chuyển về bãi rác, vẫn chưa được phân loại để xử lý riêng và triệt để
4.6. Dự báo phát sinh CTR huyện Thủy Nguyên
4.6.1. Dự báo chất thải rắn sinh hoạt
Theo điều chỉnh quy hoạch xây dựng Tp. Hải Phòng đến năm 2025, tầm
nhìn 2050, chỉ tiêu rác thải phát sinh trung bình tính theo đầu người của các
huyện ngoại thành Hải Phòng khoảng 0,6 kg/người/ngày vào năm 2015 và
lên 0,8 kg/người/ngày vào năm 2020; đến năm 2025 đạt 1,0kg/người/ngày.
Dự báo tổng lượng CTRSH phát sinh được tính dựa vào kích thước dân
số, tỷ lệ gia tăng dân số và tiêu chuẩn rác thải; ước tính lượng CTRSH phát
sinh đến năm 2015 vào khoảng 194 tấn/ngày và là 274 tấn/ngày vào năm 2025.
4.6.2. Dự báo chất thải rắn thương mại - du lịch
Căn cứ vào tỷ trọng của ngành thương mại, du lịch đóng góp vào tổng
giá trị kinh tế của huyện trong giai đoạn quy hoạch, theo đó tổng lượng phát
thải CTR đến 2015 của ngành thương mại, du lịch chiếm khoảng 2,0% tổng
khối lượng CTRSH phát sinh; đến năm 2020 là 2,5% và năm 2025 là 3,0%.
Dự báo đến năm 2015 lượng CTR ngành thương mại, du lịch khoảng 3,88
tấn/ngày, đến năm 2020 là 6,65 tấn/ngày và năm 2025 khoảng 10,29 tấn/ngày.
4.6.3. Dự báo chất thải rắn nông nghiệp
- Dựa trên số liệu thực trạng CTR nông nghiệp và phương pháp đánh giá
dự báo lượng CTR nông nghiệp phát sinh trên cơ sở tốc độ tăng trưởng ngành
nông nghiệp. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuỷ
Nguyên, tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp tăng trung bình khoảng
4%/năm trong suốt giai đoạn quy hoạch. Theo số liệu tính toán năm 2012,
tổng lượng CTR phát sinh của huyện khoảng 33.942,88 tấn, trong đó CTR
ngành trồng trọt khoảng 48,74 tấn, ngành chăn nuôi khoảng 33.894,15 tấn.
- CTR bao bì phân hóa học/hóa chất BVTV dự báo năm 2015 là 58,3 tấn;
năm 2020 là 76,65 tấn và đến năm 2025 là 95 tấn. Đây là các loại CTNH nên
cần có biện pháp xử lý phù hợp để tránh gây ô nhiễm môi trường nước, đất,
không khí.
4.6.4. Dự báo chất thải rắn công nghiệp
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và nguồn số liệu hiện có,
Luận án sử dụng phương pháp tính toán dự báo CTR công nghiệp phát sinh
dựa vào tốc độ phát triển của ngành công nghiệp huyện.
Như vậy kết quả dự báo CTR công nghiệp phát sinh trên địa bàn huyện
đến năm 2015 khoảng 113,19 tấn; năm 2020 khoảng 25,53 tấn và đến năm
2025 lên đến 517,98 tấn. Dự báo cho các giai đoạn quy hoạch cho thấy lượng
CTR công nghiệp phát sinh trong giai đoạn 2010-2015 là 193.105 tấn, trong đó
CTR nguy hại khoảng 48.276,25 tấn; giai đoạn 2015-2020 là 484.694 tấn, CTR
23
nguy hại chiếm 121.173,5 tấn; giai đoạn 2020-2025 là 1.166.431 tấn, trong đó
CTNH phát sinh khoảng 291.607,75 tấn. Tổng lượng CTR công nghiệp trong cả
giai đoạn 2010-2025 là 1.844.230 tấn, khối lượng CTR nguy hại trong đó chiếm
461.057,5 tấn.
4.6.5. Dự báo khả năng chuyển chất thải rắn từ nội thành đến
Ngoài CTR sinh hoạt, 5 quận nội thành cũng là nơi phát sinh khối lượng
lớn CTR y tế, CTR công nghiệp và CTR nguy hại. Lượng CTR sinh hoạt dự
báo phát sinh tại 5 quận nội thành lên đến 2.730 tấn/ngày vào năm 2025;
lượng CTR y tế hàng ngày phát sinh năm 2010 từ các bệnh viện Hải Phòng là
9,8 tấn/ngày. Dự báo đến năm 2015 là 13,54 tấn/ngày và đến năm 2020
khoảng 17,47 tấn/ngày. Chất thải nguy hại chiếm khoảng 22,5% trong CTR y
tế. Trên 85% CTR y tế phát sinh ở Hải Phòng là từ các bệnh viện, trung tâm y
tế ở 5 quận nội thành.
Với diện tích hẹp, mật độ dân số cao, giá đất cao nên xu hướng chuyển
CTR y tế, CTR công nghiệp từ các quận nội thành ra ngoại thành là tất yếu.
4.7. Lựa chọn vị trí quy hoạch
* Đề xuất 4 địa điểm dự kiến quy hoạch khu xử lý CTR cho huyện gồm:
+ Vị trí 1 thuộc thôn Đá Bạc, xã Gia Minh. Đây là bãi rác hiện có, có
thể qui hoạch mở rộng thành khu xử lý CTR tập trung.
+ Vị trí 2 thuộc thôn Điệu Tú, xã Lưu Kiếm.
+ Vị trí 3 thuộc xã Liên Khê.
+ Vị trí 4 thuộc xã Gia Đức.
* Đánh giá tính khả thi các vị trí quy hoạch:
- Vị trí 1: Tổng số điểm là 756/1000 điểm. Vị trí này nên chọn để mở
rộng thành khu xử lý CTR cho huyện Thuỷ Nguyên, chỉ lưu ý có một tiêu chí
về kinh tế phải bố trí tái định cư cho 150 hộ.
- Vị trí 2: Tổng số điểm là 585/1000 điểm. Vị trí này không nên chọn để
xây dựng khu XLCTR cho huyện Thuỷ Nguyên do có 6/20 tiêu chí có điểm <5.
- Vị trí 3: Tổng số điểm là 587/1000 điểm. Vị trí này không nên chọn để
mở rộng thành khu xử lý CTR cho huyện Thuỷ Nguyên do có 6/20 tiêu chí có
điểm <5.
- Vị trí 4: Tổng số điểm là 715/1000 điểm và có 2/20 tiêu chí có điểm <5,
c
ả 2 đều là tiêu chí về môi trường tự nhiên). Vị trí này cũng có thể chọn xây
dựng khu xử lý CTR cho huyện Thuỷ Nguyên và có thể cho cả nội thành và
các huyện phía Bắc của Thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên vị trí này cần phải
khảo sát kỹ về địa chất thuỷ văn, địa chất công trình và thiết kế, xây dựng tốt
hệ thống nền bãi, chống thấm. Đồng thời cần vận động chính quyền, nhân
dân địa phương ủng hộ.
Sau khi tổng hợp kết quả đánh giá, kết hợp với nghiên cứu sự phù hợp
với các quy hoạch hiện có của huyện, Luận án đề xuất vị trí quy hoạch khu
xử lý CTR của huyện Thuỷ Nguyên tại thôn Đá Bạc, xã Gia Minh (vị trí 1).
Đây là vị trí đã được đề cập đến trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội của huyện, theo đó UBND huyện phải kết hợp chặt chẽ với thành phố
để thực hiện xây dựng bãi chôn lấp rác tại khu vực xã Gia Minh với công
nghệ tiên tiến. Vị trí này cũng hoàn toàn phù hợp với định hướng dài hạn sử
dụng đất đến năm 2030 trong Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Thủy Nguyên.
4.8. Đề xuất quy hoạch mạng lưới thu gom, trung chuyển
* Mạng lưới thu gom:
Do tính chất đa dạng của nguồn phát sinh nên việc quy hoạch mạng lưới
thu gom được tính toán sao cho phù hợp với từng loại rác như: rác thải sinh
hoạt; rác thải nông nghiệp; rác thải làng nghề rác; thải công nghiệp, dịch vụ
ăn uống; rác từ các chợ; rác phát sinh từ các điểm công cộng.
* Các ga thu rác
Căn cứ vào các yêu cầu đối với ga thu và trạm trung chuyển, kết hợp với
quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch xử dụng đất của huyện, Luận án
đề xuất hệ thống các ga thu và trạm trung chuyển CTR trên địa bàn huyện
Thủy Nguyên như sau:
- Ga thu CTR công nghiệp, làng nghề: Tại mỗi khu, cụm công nghiệp,
làng nghề bố trí một trạm trung chuyển, đảm bảo lưu chứa toàn bộ lượng
CTR công nghiệp phát sinh trong toàn KCN, CCN, làng nghề trong vòng 2
ngày, loại hình ga thu này do chủ đầu tư hạ tầng các KCN, CCN, làng nghề
chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý.
- Ga thu CTR sinh hoạt, nông nghiệp, y tế: Xây dựng tổng số 68 ga rác
(trong đó có 06 ga rác hiện có được giữ lại nâng cấp cải tạo, 02 ga rác tại hai
thị trấn được đầu tư xây lại tại vị trí cũ và 60 ga xây mới) và
- Trạm trung chuyển: Do khoảng cách các xã phía Nam huyện đến khu xử
lý Gia Minh là quá xa (≥10km), nên sẽ bố trí 01 trạm trung chuyển tại xã Kênh
Giang (Vị trí trùng với Ga rác thôn Trại Kênh), vị trí gần quốc lộ 10 thuận tiện
cho vi
ệc tập trung rác thải của các xã phía Nam huyện.
4.9. Lựa chọn phương án công nghệ xử lý CTR
Giai đoạn từ nay đến năm 2015: công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh là biện
pháp thích hợp để xử lý CTR sinh hoạt do lượng rác thải phát sinh trong
25
tương lai gần là không nhiều, chi phí tương đối thấp, dễ vận hành và rác thải
không nhất thiết cần phải phân loại nghiêm ngặt tại nguồn.
Giai đoạn từ năm 2015 đến 2025: Ngoài công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh
đang sử dụng ở giai đoạn trước, giai đoạn này sẽ triển khai phương pháp ủ
phân compost. Phương pháp này được đề xuất áp dụng trong giai đoạn này
nhằm thu hồi tài nguyên và cung cấp phân bón cho sản xuất nông, lâm nghiệp
của huyện Thủy Nguyên, việc cải tạo và phục hồi môi trường tại các mỏ khai
thác đá cũng cần một lượng đáng kể phân hữu cơ. Hơn nữa, trong giai đoạn
này ý thức về việc phân loại rác tại nguồn của người dân đã được nâng cao.
Giai đoạn từ năm 2020 đến 2025: Theo dự báo, lượng CTNH phát sinh
trong giai đoạn này khoảng 291.607,75 tấn vượt xa khả năng xử lý của các cơ
sở xử lý tư nhân, do đó việc xây dựng một lò đốt CTNH, chất thải y tê là
hoàn toàn hợp lý và mang tính khả thi cao. Hơn nữa việc khuyến khích xử lý
các loại chất thải có tính nguy hai cao của cơ sở tư nhân trong giai đoạn này
sẽ dễ rơi vào tình trạng mất kiểm soát, tạo nguy cơ phát tán chất ô nhiễm ra
môi trường
4.10. Nguồn lực
- Kế hoạch tài chính và các nguồn huy động vốn
- Huy động nguồn nhân lực
- Xây dựng thể chế
+ Nâng cao nhận thức về môi trường đối với cơ quan lãnh đạo, quản lý
+ Tăng cường đầu tư cho quản lý và xử lý CTR
+ Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư thu gom và xử lý CTR
+ Chính sách hạn chế lượng CTR phải thu gom và xử lý
+ Tăng cường sự tham gia, ủng hộ của cộng đồng
+ Có chính sách giải phóng mặt bằng, tái định cư phù hợp
+ Sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
4.11. Lộ trình thực hiện
Quy hoạch QLCTR huyện Thủy Nguyên được chia làm 3 giai đoạn:
a. Giai đoạn từ nay đến năm 2015
- Công tác trọng tâm là đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, nâng cao
nh
ận thức cộng đồng; tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho
cán bộ và nhân dân toàn huyện việc phân loại CTR tại nguồn.
- Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống các ga thu, trạm trung chuyển, khu
chôn lấp hợp vệ sinh;