Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động tại công ty bảo hiểm bảo việt phú thọ giai đoạn 2005 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.24 KB, 64 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH
NHIỆM CỦA CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO
ĐỘNG..................................................................................................................3
I. KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM.............................................3
1. Sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm trách nhiệm........................................3
2. Một số loại hình Bảo hiểm trách nhiệm........................................................5
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM
CỦA CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG...............6
1. Sự cần thiết và tác dụng của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử
dụng lao động đối với người lao động..................................................................6
2. Những nội dung cơ bản.................................................................................7
2.1. Khái niệm..........................................................................................................7
2.3.Phạm vi bảo hiểm.............................................................................................10
2.4. Giới hạn trách nhiệm và phí bảo hiểm.............................................................14

2.4.1.Giới hạn trách nhiệm.........................................................................14
2.4.2. Phí bảo hiểm.....................................................................................15
2.5. Giám định và bồi thường tổn thất....................................................................19
2.6. Hợp đồng bảo hiểm..........................................................................................21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI
LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT PHÚ THỌ GIAI
ĐOẠN 2005-2009..............................................................................................23
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ......................................23
II.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT PHÚ THỌ................24
1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức.......................................................24


1.1. Q trình hình thành cơng ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ..............................24
1.2. Cơ cấu tổ chức của cơng ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ.................................27

2. Tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ
trong giai đoạn 2005-2009..................................................................................30

SV: Bùi Phương Thảo

Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
III.THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH
NHIỆM CỦA CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2005-2009.....................34
1. Công tác khai thác.......................................................................................35
2. Công tác đề phịng và hạn chế tổn thất........................................................40
3. Cơng tác giám định bồi thường...................................................................43
4. Đánh giá tổng hợp kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ...................48
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ
BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI
VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT PHÚ THỌ............52
I. TIỀM NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA
CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI PHÚ
THỌ....................................................................................................................52
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT........................................................................53
1. Kiến nghị đối với công ty............................................................................53
1.1.Về công tác đánh giá rủi ro...............................................................................53
1.2. Về công tác khai thác.......................................................................................53
1.3. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.......................................................54

1.4. Về công tác đào tạo cán bộ..............................................................................55
1.5 Về thiết kế sản phẩm.........................................................................................56

2. Kiến nghị đối với Nhà nước........................................................................56
3. Kiến nghị với các cơ quan hữu quan...........................................................58
KẾT LUẬN.......................................................................................................59
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU..................................................................3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................60

SV: Bùi Phương Thảo

Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.2. Biểu phí thuần của bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối
với người lao động theo giới hạn trách nhiệm tại công ty bảo hiểm Bảo
Việt Phú Thọ từ năm 1995 đến nay............................................................16
Bảng 1.3. Biểu phí thuần của bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối
với người lao động theo giới hạn chi phí y tế tại cơng ty bảo hiểm Bảo
Việt Phú Thọ từ năm 1995 đến nay............................................................16
Bảng 1.4. Biểu phí thuần của bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối
với người lao động theo thời gian sử dụng lao động tại công ty bảo hiểm
Bảo Việt Phú Thọ từ năm 1995 đến nay.....................................................17
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn
2005-2009...................................................................................................28
Bảng 2.1. Kết quả doanh thu theo từng nghiệp vụ giai tại công ty bảo hiểm Bảo Việt
Phú Thọ giai đoạn 2005-2009.....................................................................31
Bảng 2.2. Số liệu chi bồi thường của công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn

2005-2009...................................................................................................33
Sơ đồ 2: Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao
động đối với người lao động tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ giai
đoạn 2005-2009..........................................................................................37
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử
dụng lao động đối với người lao động tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú
Thọ giai đoạn 2005 – 2009.........................................................................38
Bảng 2.4. Tình hình chi đề phịng và hạn chế tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm trách
nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động tại công ty bảo
hiểm Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2005-2009.............................................41
Bảng 2.5. Tình hình tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng
lao động đối với người lao động tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ
giai đoạn 2005-2009...................................................................................41
Sơ đồ 3: Quy trình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao
động đối với người lao động tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ giai
đoạn 2005-2009..........................................................................................44

SV: Bùi Phương Thảo

Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.6. Tình hình chi bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử
dụng lao động đối với người lao động tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú
Thọ giai đoạn 2005 - 2009..........................................................................47
Bảng 2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ
sử dụng lao động đối với người lao động tại công ty bảo hiểm Bảo Việt
Phú Thọ giai đoạn 2005 – 2009..................................................................48
Bảng 2.8. Hiệu quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm tách nhiệm của chủ

sử dụng lao động đới với người lao động tại công ty bảo hiểm Bảo Việt
Phú Thọ giai đoạn 2005-2009.....................................................................50

SV: Bùi Phương Thảo

Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1

LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa
các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển đã tạo ra một mơi trường có nhiều cơ hội
kinh doanh nhưng cũng rất nhiều thử thách cho các doanh nghiệp. Để hướng tới lợi
nhuận, khơng ít các doanh nghiệp đã bỏ qua những lợi ích xã hội và thậm chí cịn vi
phạm pháp luật như việc xả thải gây ô nhiễm môi trường, hay trốn tránh trách
nhiệm đối với những thiệt hại mà mình gây ra, … Những hành động như vậy sẽ
sớm làm cho doanh nghiệp bị toàn xã hội xa lánh, và sẽ mất đi lợi nhuận lâu dài. Vì
thế, để hướng tới lợi nhuận lâu dài các doanh nghiệp cần phải làm tròn trách nhiệm
của mình đối với cộng đồng, xã hội mà trước hết là với chính những người lao động
làm việc cho họ.
Sự phát triển của nền sản xuất kéo theo nó là rất nhiều những rủi ro có thể
xảy ra với người lao động. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của rủi ro làm cho người lao
động có thể phải ngừng làm việc và thời gian nghỉ việc có thể dài hay ngắn. Hậu
quả sẽ ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Không những
vậy, trong những trường hợp này, theo luật định, chủ sử dụng lao động cũng phải có
trách nhiệm bồi thường cho người lao động. Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng
lao động đối với người lao động ra đời nhằm chia sẻ gánh nặng này cho các chủ sử

dụng lao động qua đó góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
Ở Việt Nam hiện nay, nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao
động đối với người lao động mới chỉ được áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi. Cịn đối với các doanh nghiệp trong nước thì loại hình bảo hiểm
này là hoàn toàn tự nguyện, do họ đã tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có chế độ
trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Trên thực tế, những tổn thất mà người
lao động và gia đình họ phải gánh chịu khi người lao động bị tai nạn do lao động
hoặc mắc bệnh nghề nghiệp thường lớn hơn nhiều so với khoản trợ cấp nhận được
từ nhà nước. Trong trường hợp này, người lao động sẽ bị thiệt thịi nếu khơng có sự
đền bù thích đáng từ phía doanh nghiệp. Do đó, nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm
của chủ sử dụng đối với người lao động cần phải được triển khai rộng rãi và hiệu
quả hơn nữa.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về loại hình bảo hiểm còn khá mới mẻ cả
về lý luận lẫn thực tiễn, sau một thời gian thực tập tại Công ty bảo hiểm Bảo Việt
Phú Thọ, em đã lựa chọn đề tài : “ Thực trạng triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm

SV: Bùi Phương Thảo

Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2

trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động tại Công ty bảo
hiểm Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2005-2009 ” để nghiên cứu nhằm phân tích
những khó khăn mà nước ta gặp phải trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm
trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động, qua đó, đưa ra một số
ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm này.

Chuyên đề thực tập có kết cấu gồm 3 chương :
Chương I: Những vấn đề cơ bản về Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng
lao động đối với người lao động.
Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm của chủ
sử dụng lao động đối với người lao động tại Công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ
giai đoạn 2005-2009
Chương III: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện nghiệp vụ Bảo hiểm trách
nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động tại Công ty bảo hiểm Bảo
Việt Phú Thọ.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo - Thạc sỹ Tô Thiên Hương đã
động viên, khuyến khích và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề.
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị cán bộ tại
Công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian
qua.
Do được thực hiện trong điều kiện còn hạn chế về kiến thức lý luận, kinh
nghiệm thực tế nên bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận
được sự góp ý của các thầy, cơ giáo để bài viết được hồn thiện hơn. Em xin chân
thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm
2010
Sinh viên thực hiện

Bùi Phương Thảoo

SV: Bùi Phương Thảo

Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


3

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA
CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM.
1. Sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm trách nhiệm.
Trong cuộc sống, bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào cũng phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật cho từng hành vi ứng xử của mình, mà cụ thể hơn là khi một
người, hay một vật gây thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm về thiệt
hại do mình gây ra. Tuỳ theo mức độ lỗi và thiệt hại thực tế mà thiệt hại trách nhiệm
phát sinh có thể là rất lớn hoặc khơng đáng kể, khơng ai có thể lường trước được.
Theo Luật dân sự của một số quốc gia, các cá nhân, doanh nghiệp, chủ phương tiện,
… có trách nhiệm phải bồi thường cho người bị thiệt hại do hành vi của họ gây ra.
Nhưng đôi khi, thiệt hại là quá lớn, thậm chí vượt qua cả khả năng bồi thường của
những đối tượng này. Trong trường hợp đó, sự ổn định tài chính của cá nhân hay tổ
chức có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bảo hiểm trách nhiệm ra đời một mặt góp phần ổn định tài chính cho các cá
nhân, tổ chức khi phát sinh trách nhiệm với người khác, mặt khác cịn đảm bảo an
tồn xã hội, đảm bảo quyền lợi cho mọi người dân trong xã hội. Bên cạnh đó, Bảo
hiểm trách nhiệm ra đời cũng phần nào nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp, chủ phương tiện,…
Kinh tế ngày càng phát triển kéo theo đó là hàng loạt những ngành nghề mới
ra đời với quy mô lớn hơn, chất lượng tốt hơn, phục vụ khách hàng chu đáo hơn
nhưng những rủi ro mà nó mang lại cũng nhiều hơn với mức độ thiệt hại lớn hơn rất
nhiều. Từ đó, các hình thức trách nhiệm phát sinh cũng ngày càng đa dạng. Gắn với
sự đa dạng của các hình thức trách nhiệm phát sinh mà rất nhiều loại hình bảo hiểm
trách nhiệm đã ra đời. Vì thế, sự ra đời của bảo hiểm trách nhiệm không phải là một
thời điểm duy nhất mà từng loại hình của nó sẽ ra đời gắn liền với những dấu mốc

lịch sử của từng ngành nghề liên quan.
Hình thức bảo hiểm trách nhiệm công cộng là một trong những loại hình bảo
hiểm trách nhiệm ra đời sớm nhất. Tại Anh, ngay sau khi ban hành Luật trách
nhiệm chủ lao động năm 1880, bảo hiểm trách nhiệm công cộng đã được áp dụng
đối với các rủi ro thương mại. Đạo luật này còn là cơ sở cho nhiều loại hình bảo
hiểm trách nhiệm khác liên quan đến trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong hoạt

SV: Bùi Phương Thảo

Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

4

đông kinh doanh. Vào cuối thế kỷ 19, các thảm họa của một vài nồi hơi đã dẫn đến
nhu cầu bảo hiểm của các chủ thầu xây dựng tăng cao. Tiếp đó đến năm 1924, hợp
đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng đối với bệnh viêm da xuất hiện. Và rồi tới
năm 1930, các trường hợp chết do uống phải sữa bị nhiễm khuẩn làm xuất hiện
những đơn bảo hiểm trách nhiệm trong các trang trại sản xuất sản phẩm này. Sự phát
triển về kinh tế xã hội địi hỏi sự hồn thiện về mặt pháp lý dưới hình thức ban hành
luật hoặc các quyết định của tòa án đã tạo ra các nghĩa vụ mới và mở rộng trách
nhiệm hiện có qua từng thời kỳ. Điều này là thực sự cần thiết để nghiệp vụ bảo hiểm
có tính tồn xã hội như bảo hiểm trách nhiệm cơng cộng được hồn thiện hơn.
Một yếu tố rất quan trọng dẫn tới sự ra đời của một đạo luật là cơ sở cho rất
nhiều các loại hình bảo hiểm trách nhiệm sau này, Luật trách nhiệm chủ lao động, là
sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào đấu tranh đình cơng của cơng nhân nước
Anh và các nước Châu Âu. Khi cuộc cách mạng ở đây đã làm gia tăng tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp cho người cho người lao động trong các ngành khai thác

than, ngành đường sắt và một số ngành công nghiệp khác, và hậu quả là làm ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thu nhập của họ. Trước tình hình đó, Nhà nước đã
phải đứng ra can thiệp nhằm ổn định kinh tế xã hội bằng cách đưa ra các đạo luật
bảo vệ người lao động. Một trong số đó là Luật trách nhiệm của chủ lao động năm
1880. Trên cơ sở đạo luật này, người lao động có quyền khiếu nại mà ko cần chứng
minh lỗi bất cẩn. Và như vậy, trách nhiệm bồi thường cho người lao động trong các
trường hợp có tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp xảy ra đối với người lao động
thuộc về chủ sử dụng lao động. Đến năm 1972, nước Anh đã cho phép mở rộng yêu
cầu bảo hiểm bắt buộc áp dụng đối với tất cả chủ sử dụng lao động theo Luật trách
nhiệm của chủ lao động được sửa chữa vào năm 1969. Cho đến nay, nghiệp vụ bảo
hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với lao động đã khá hoàn thiện và
được triển khai rộng rãi tại rất nhiều nước trên thế giới và nó đang ngày càng khẳng
định vai trị to lớn của mình với sự phát triển của tồn xã hội.
Ra đời muộn hơn hai loại hình bảo hiểm trên, lịch sử phát triển của ngành
bảo hiểm hàng không gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không dân dụng.
Vào năm 1905, anh em nhà Wight đã thực hiện thành công chuyến bay bằng máy
bay có động cơ điều khiển tại Kitty Hawk ( Mỹ ), thì khơng lâu sau, đến năm 1910,
đơn bảo hiểm hàng không đầu tiên được ban hành. Với ưu điểm là vận chuyển
nhanh và thuận tiện, ngành hàng khơng dân dụng đã nhanh chóng phát triển. Tuy
nhiên, những tai nạn may bay xảy ra với mức độ tổn thất nghiêm trọng cũng khiến

SV: Bùi Phương Thảo

Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

5


cho các hãng hàng không đứng trước những khó khăn lớn về tài chính. Theo thông
kê của công ty Skandia Intl., đối với máy bay phản lực từ năm 1980 đến năm 1989
số hành khách chết do tai nạn hàng khơng trung bình 911,6 người và từ năm 1990
đến năm 1998 là 835,5 người. Tổn thất về trách nhiệm bồi thường cho hành khách
của các hãng hàng không vào khoảng 54 triệu USD năm 1980 và đến năm 1998 là
646 triệu USD. Các số liệu trên cho thấy các tổn thất xảy ra trong ngành hàng
khơng thường rất lớn, thậm chí cịn mang tính thảm họa. Vì thế, người ta đã nghĩ tới
việc xây dựng một hệ thống các quy tắc thống nhất cho việc vận chuyển hàng
không quốc tế. Kết quả là vào năm 1929, hệ thống công ước Warsaw ra đời bao
gồm các điều ước quốc tế bổ sung cho nhau trên cơ sở cái sau bổ sung cái trước. Hệ
thống công ước Warsaw đưa ra quy tắc, quy định thống nhất mang tính chất quốc tế
về quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong việc khai thác vận chuyển hành
khách, hành lý và hàng hóa bằng đường khơng. Có thể nói, năm 1929 là năm đánh
dấu sự ra đời của loại hình bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của nhà vận chuyển trong
ngành hàng không dân dụng. Sau này, một loạt các công ước, nghị định và thỏa ước
mới ra đời nhằm bổ sung và sửa đổi các quy định trước đó để phù hợp với từng
vùng lãnh thổ. Theo nhịp phát triển của ngành hàng không dân dụng, hiện nay, loại
hình bảo hiểm này đang ngày một hồn thiện và phát triển hơn.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thế giới, bảo hiểm trách nhiệm đang
ngày càng được triển khai rộng rãi với rất nhiều loại hình mới phù hợp hơ với đặc
điểm kinh tế xã hội của từng quốc gia.
2. Một số loại hình Bảo hiểm trách nhiệm.
Có rất nhiều nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm khác nhau tùy thuộc vào từng
lĩnh vực liên quan. Do mỗi ngành nghề đều có những đặc tính khác nhau nên bảo
hiểm trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực đó cũng có những đặc thù riêng biệt. Thậm
chí, trong cùng một lĩnh vực, mỗi góc độ đều có thể có một loại hình bảo hiểm trách
nhiệm riêng. Hiện nay, trên thế giới đã triển khai rất nhiều loại hình bảo hiểm trách
nhiệm phù hợp với mọi nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, tùy thuộc vào trình độ và
khả năng triển khai nghiệp vụ mà mỗi công ty chỉ chọn một số nghiệp vụ bảo hiểm
trách nhiệm nhất định và thường tập trung chủ yếu vào các nghiệp vụ sau :

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của nhà vận chuyển trong ngành hàng không
dân dụng.

SV: Bùi Phương Thảo

Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

6

- Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với lao động.
- Bảo hiểm trách nhiệm của chủ thầu.
- Bảo hiểm trách nhiệm công cộng.
- Bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm
Ngồi ra cịn có một số loại hình khác như : Bảo hiểm trách nhiệm của chủ
ni chó, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp,…
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH
NHIỆM CỦA CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Sự cần thiết và tác dụng của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ
sử dụng lao động đối với người lao động
Trong điều kiện kinh tế thị trường chủ sử dụng lao động thường phải chịu
trách nhiệm về hàng loạt các vấn đề theo quy định của pháp luật như :
Nộp thuế đầy đủ cho ngân sách nhà nước;
Chịu trách nhiệm trước nhà nước về các vấn đề liên quan đến ô nhiễm
môi trường gây thiệt hại cho các cá nhân và tổ chức khác trong xã hội;
Chịu trách nhiệm trước người lao động về việc giải quyết việc làm, trả

thù lao lao động và tình hình tai nạn rủi ro phát sinh bệnh nghề nghiệp liên quan đến
người lao động;
Chịu trách nhiệm trước nhà nước, pháp luật về một loạt các vấn đề
khác có liên quan.
Trong những trách nhiệm nêu trên thì trách nhiệm đối với người lao động là
lớn nhất và phức tạp nhất, bởi vì nó trực tiếp liên quan tới cuộc sống của người lao
động và gia đình họ, liên quan đến công ăn việc làm, đến tai nạn rủi ro và bệnh nghề
nghiệp có thể xảy ra với họ. Những trách nhiệm nêu trên đôi khi làm cho chủ doanh
nghiệp không những thiệt hại rất lớn về mặt tài chính mà cịn làm sản xuất kinh
doanh bị gián đoạn, dây truyền sản xuất bị ngưng trệ. Do mức độ thiệt hại có thể là
rất lớn nên hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất quy định chủ sử dụng lao
động phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho một loạt các vấn đề có liên quan,
trong đó có trách nhiệm đối với người lao động.
Mặc dù người lao động đã tham gia Bảo hiểm xã hội với chế độ tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp nhưng Bảo hiểm xã hội chỉ chi trả phần nào khi người
lao động bị tai nạn lao động làm mất hoặc giảm thu nhập, khoản trợ cấp này từ Bảo
hiểm xã hội đôi khi là rất nhỏ, đặc biệt là so với mức trách nhiệm lẽ ra phải phát
sinh nếu rủi ro về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp xảy ra do lỗi của chủ sử

SV: Bùi Phương Thảo

Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

7

dụng lao động. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người lao động và
gia đình họ nhất là những người lao động mới tham gia bảo hiểm xã hội. Vì thế

trong thực tế, luật pháp thường yêu cầu chủ sử dụng lao động phải bồi thường thêm
cho người lao động về những thiệt hại, tính mạng, sức khỏe của họ do tai nạn lao
động – bệnh nghề nghiệp gây ra xuất phát từ lỗi của chủ sử dụng lao động. Do đó,
để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng
lao động với người lao động đã được triển khai ở nhiều nước.
Hiện nay, ở một số quốc gia chỉ chấp nhận một trong hai hình thức: bảo hiểm
trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với lao động hoặc chế độ Tai nạn lao
động - Bệnh nghề nghiệp trong bảo hiểm xã hội, nhưng cũng có những quốc gia
cũng tồn tại cả hai hình thức này.
2. Những nội dung cơ bản
2.1. Khái niệm
Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động là
một thỏa thuận, qua đó chủ sử dụng lao động cam kết trả cho doanh nghiệp bảo
hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm, ngược lại, doanh nghiệp bảo hiểm cũng
cam kết sẽ bồi thường một khoản tiền khi phát sinh trách nhiệm dân sự của người
chủ sử dụng lao động đối với người lao động.
Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động là
một loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự, vì thế, nó mang đầy đủ những đặc điểm
đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự như:
- Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng;
Khác với các loại hình bảo hiểm khác, đối tượng của bảo hiểm trách nhiệm
của chủ sử dụng lao động đối với người lao động nói riêng và của bảo hiểm trách
nhiệm nói chung là phần trách nhiệm phát sinh của người tham gia bảo hiểm đối với
người khác, và nó chỉ phát sinh khi có đủ ba điều kiện: Bên thứ ba ( người lao
động ) phải có thiệt hại thực tế; Phải có hành vi trái pháp luật của người tham gia
bảo hiểm ( chủ sử dụng lao động ); có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại của bên
thứ ba và hành vi trái pháp luật nói trên.
Trách nhiệm phát sinh được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế của
người thứ ba và mức độ lỗi của người mua bảo hiểm;
Khi xảy ra sự cố bảo hiểm, mức độ thiệt hại do trách nhiệm pháp lý phát sinh

bao nhiêu là hoàn toàn do sự phán xử của tòa án. Và trách nhiệm pháp lý của người
tham gia bảo hiểm thơng thường được tính dựa trên mức độ lỗi của từng bên. Tuy

SV: Bùi Phương Thảo

Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

8

nhiên, trên thực tế cũng có những trường hợp mà tịa án sẽ khơng căn cứ vào mức
độ lỗi để phán xử mà căn cứ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp
- Thường được thực hiện dưới hình thức bắt buộc;
Do bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động là
một loại hình bảo hiểm có tính xã hội rất cao. Với cùng một rủi ro có thể sẽ có rất
nhiều người bị thiệt hại, điều này có ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự ổn định của
người chủ sử dụng lao động, người lao động nói riêng và tới sự ổn định của tồn xã
hội nói chung. Vì thế, nhiều quốc gia trên thế giới đã đua ra quy định bắt buộc
những người chủ doanh nhiệp phải mua bảo hiểm này cho người lao động mà mình
sử dụng.
- Mức bồi thường của cơng ty bảo hiểm có thể được giới hạn bởi mức trách
nhiệm đã được thỏa thuận trước trong hợp đồng.
Khi các công ty bảo hiểm đề cập tới vấn đề này, đã có hai quan điểm được đưa
ra:
+/ Quan điểm thứ nhất: Phải áp dụng giới hạn trách nhiệm
Khi rủi ro xảy ra, mức độ thiệt hại của người lao động đôi khi là rất lớn, bản
thân các công ty bảo hiểm cũng không lường trước được. Hơn nữa, khi rủi ro xảy ra
liên quan đến sức khỏe tính mạng của con người thì khơng ai có thể lượng hóa được

bằng tiền mặt một cách chuẩn xác vì tính mạng, sức khỏe và tâm lý của con người
là vơ giá. Bên cạnh đó, giới hạn trách nhiệm cịn giúp các cơng ty bảo hiểm ổn định
được tài chính, xác định phí bảo hiểm được chính xác để từ đó mới có kế hoạch lập
dự tốn chi tiêu, đảm bảo ổn định kinh doanh. Đặc biệt, giới hạn trách nhiệm cịn
góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cá nhân, doanh nghiệp. Vì những
lý do trên cho nên việc giới hạn trách nhiệm trong bảo hiểm trách nhiệm là rất cần
thiết và được hầu hết các công ty bảo hiểm trên thế giới áp dụng.
+/ Quan điểm thứ hai: Không cần áp dụng giới hạn trách nhiệm
Có thể nói, mọi người tham gia bảo hiểm trách nhiệm hầu hết đều với mong
muốn có thể yên tâm khi mình bị phát sinh trách nhiệm dân sự. Nhưng nếu đặt ra
giới hạn trách nhiệm thì sự yên tâm này sẽ không được tuyệt đối, và người tham gia
bảo hiểm sẽ vẫn phải lo lắng cho trường hợp mình bị phát sinh trách nhiệm cao hơn.
Quan điểm này được rất ít người đồng tình. Nhưng trên thực tế vẫn có một số
cơng ty bảo hiểm nhận bảo hiểm không giới hạn đối với một số nghiệp vụ mà khả
năng tổn thất lớn ít xảy ra.
2.2. Đối tượng bảo hiểm và đối tượng tham gia

SV: Bùi Phương Thảo

Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

9

Trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với
người lao động, đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao
động đối với người lao động khi có tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp xảy ra
đối với người lao động dẫn đến thương tật hoặc tử vong.

Trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động là trách nhiệm bồi thường cho
những hậu quả bằng tiền theo quy định của Luật lao động hoặc phán quyết của tịa.
Thơng thường, để khiếu nại trách nhiệm của chủ sử dụng lao động, người ta thường
dựa vào 3 cơ sở pháp lý sau:
Do lỗi bất cẩn của chủ sử dụng lao động, cụ thể khi chủ sử dụng lao
động không cẩn trọng trong việc tuyển lựa nhân viên có đủ năng lực và họ khơng
chú ý đến việc sử dụng và bảo quản các thiết bị nhà xưởng hợp lý hay tạo ra được
một môi trường lao động an toàn.
Chủ sử dụng lao động vi phạm trách nhiệm theo luật định do không
thực hiện đúng các văn bản pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động
dẫn đến xảy ra tai nạn cho người lao động trong quá trình làm việc.
Căn cứ vào trách nhiệm thay thế, biểu hiện của nó là do chủ sử dụng
lao động không áp dụng đúng quy trình quy phạm hoặc các biện pháp thay thế quy
trình quy phạm khi cần thiết. Trong trường hợp này, trách nhiệm của chủ sử dung
lao động phát sinh một cách gián tiếp, vì thực tế đây khơng phải lỗi của chính người
sử dụng lao động. Chính vì vậy, lúc này đối tượng bảo hiểm chỉ xuất hiện khi trách
nhiệm của chủ lao động được chứng minh.
Theo nghị định 233/HĐBT ngày 23/06/1990 và thông tư 19/TT/LĐTBXH
ngày31/12/1990 Nhà nước quy định các đối tượng sau phải tham gia:
Các xí nghiệp 100% vốn nước ngồi
Các doanh nghiệp liên doanh
Các tổ chức, cơng ty trong nước tuyển chọn lao động Việt Nam để
cung cấp cho các doanh nghiệp nước ngoài
Các tổ chức nước ngồi đang đóng tại Việt Nam thuộc mọi thành
phần kinh tế có sử dụng 10 lao động trở lên
Sau đó 7 năm, vào năm 1997, đứng trước bối cảnh thu hút đầu tư nước ngoài
để phục hồi nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997, Nhà nước ta đã sửa
đổi quy định trên, thay vì bắt buộc, giờ là khuyến khích tham gia.
Trong nghiệp vụ bảo hiểm này, người được hưởng quyền lợi là những người
lao động gặp sự cố bảo hiểm. Như vậy, người tham gia bảo hiểm và người hưởng


SV: Bùi Phương Thảo

Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1
0

quyền lợi bảo hiểm là hồn tồn khác nhau, cần phải giải thích cụ thể khi ký kết hợp
đồng.
2.3.Phạm vi bảo hiểm
Trong quá trình lao động, người lao động có thể gặp phải rất nhiều rủi ro với
mức độ thiệt hại có thể là nhỏ hoặc cũng có thể là rất lớn. Nhưng khơng phải rủi ro
nào xảy ra cũng thuộc trách nhiệm của chủ sử dụng lao động, vì thế, cơng ty bảo
biểm cũng không bảo hiểm cho tất cả các rủi ro mà người lao động gặp phải trong
quá trình lao động.
Những rủi ro người lao động có thể gặp phải được chia ra là: Rủi ro được bảo
hiểm và rủi ro loại trừ.
● Rủi ro được bảo hiểm:
Rủi ro được bảo hiểm được chia làm hai nhóm chính sau:
- Thứ nhất là: Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc
hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ một bộ phận, chức năng nào của cơ
thể người lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Tuy nhiên, theo Luật hiện hành của Việt Nam, loại rủi ro này được khống
chế như sau :
+/ Về không gian, tai nạn phải xảy ra trong địa phận của cơ quan doanh

nghiệp hoặc ngoài địa phận của cơ quan doanh nghiệp khi người lao động đang tiến
hành công việc theo chức năng nhiệm vụ;
+/ Về thời gian, tai nạn phải xảy ra trong thời gian làm việc, chuẩn bị hoặc
thu dọn dụng cụ, máy móc trước và sau khi làm việc, thực hiện các nhu cầu cần
thiết như: nghỉ giải lao, ăn cơm giữa ca, ăn bồi dưỡng, tắm rửa chân tay, ... (với điều
kiện là vào những địa điểm và thời gian hợp lý);
+/ Tai nạn xảy ra với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi
làm việc về nơi ở vào thời gian và địa điểm hợp lý (trên tuyến đường đi và về
thường xuyên hàng ngày);
+/ Tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn và các
trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động.
Tai nạn thương tật thường xảy ra là rất phổ biến, đặc biệt là trong những thời
gian thời vụ, hay giai đoạn cạnh tranh quyết liệt, chủ sử dụng lao động tham gia bảo
hiểm trách nhiệm còn phải cam kết bồi thường cho người lao động cả những tổn hại
về tinh thần sau khi họ bị tai nạn thương tật.

SV: Bùi Phương Thảo

Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1
1

Tai nạn lao động có thể phân loại thành tai nạn lao động chết người, tai nạn
lao động nặng và tai nạn lao động nhẹ. Pháp luật sẽ có quy định cụ thể về việc
những trường hợp chấn thương nào được coi là chấn thương nặng do tai nạn lao
động. Thực tế cho thấy, thương tật do tai nạn lao động rất phổ biến. Đây chính là

nguồn gây nguy hiểm chính cho người lao động, đặc biệt là ở các ngành có cơng
việc mang tính chất nguy hiểm như: xây dựng, khai thác khoáng sản, làm việc ở
giàn khoan, thợ cơ khí, phi hành đồn, người đóng thế,…
- Thứ hai là: Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là những bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của
nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Bệnh nghề nghiệp là bệnh đặc trưng
của một nghề nào đó, do yếu tố độc hại trong nghề đó thường xuyên, từ từ vào cơ
thể người lao động và gây bệnh.
Đứng từ góc độ nguyên nhân gây bệnh có thể chia bệnh nghề nghiệp thành
những loại sau:
+/ Bệnh do bụi:
Có rất nhiều loại bụi nguy hiểm như: Mạt gỗ, bụi rơm, bụi bông, bụi than, bụi
silic,… gây ra các bệnh về phổi và đường hô hấp như: Bệnh bụi phổi, bệnh hen
xuyễn,… Đặc biệt, người bị nhiễm bụi ximăng có thể dẫn tới tử vong.
+/ Bệnh do hóa chất:
Các hóa chất độc hại có thể gây nên bệnh nghề nghiệp như: Chì và các hợp
chất chì, Benzen và các đồng đẳng của Benzen, Thủy ngân và các hợp chất của thủy
ngân, Mangan và các hợp chất của Mangan,…Các chất hóa học này có thể gây ra
các căn bệnh như: Ung thư, viêm da,…
+/ Bệnh do yếu tố vật lý:
Hiện nay, ở Việt Nam, Bộ Y Tế và Bộ Lao động Thương binh Xã hội cùng
nhau thống nhất ban hành danh mục bênh nghề nghiệp bao gồm 25 bệnh sau khi
tham khảo ý kiến từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện của người lao
động.

SV: Bùi Phương Thảo

Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1
2

Bảng 1.1. Danh mục bệnh nghề nghiệp hiện nay ở Việt Nam
Nhóm I:
1.1. Bệnh bụi phổi-Silic nghề nghiệp
Các bệnh bụi phổi và 1.2. Bệnh bụi phổi Amiăng
viên phế quản
1.3. Bệnh bụi phổi bông
1.4. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp
1.5. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp
Nhóm II:
2.1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì
Các bệnh nhiễm độc 2.2. Bệnh nhiễm độc Benzen và các đồng đẳng của Benzen
nghề nghiệp
2.3. Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất của thủy
ngân
2.4. Bệnh nhiễm độc Mangan và các hợp chất của Mangan
2.5. Bệnh nhiễm độc TNT
2.6. Bệnh nhiễm độc Asen và các chất Asen nghề nghiệp
2.7. Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp
2.8. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp
2.9. Nhiễm độc Cacbonmonoxit nghề nghiệp
Nhóm III:
3.1. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ
Các bệnh nghề nghiệp 3.2. Bệnh điếc do tiếng ồn
do yếu tố vật lý
3.3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp

3.4. Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp
Nhóm IV:
4.1. Bệnh sạm da nghề nghiệp
Các bệnh da nghề
4.2. Bênh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc
nghiệp
4.3. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
4.4. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng
nghề nghiệp
Nhóm V:
5.1. Bệnh lao nghề nghiệp
Các bệnh nhiễm khuẩn 5.2. Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp
nghề nghiệp
5.3. Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp
Nguồn: Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH của liên Bộ y tế
- Lao động, Thương binh & Xã hội và Quyết định số 27/2006/QĐ-BYT của Bộ y tế
Khi nhưng rủi ro này xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ chi trả các chi phí y tế
(bao gồm các chi phí nằm viện) theo hạn mức trách nhiệm do chủ sử dụng lao động
lựa chọn; Lương thuần đầy đủ hàng tháng trong thời gian điều trị y tế (theo giới hạn
bảo hiểm mà chủ sử dụng lao động lựa chọn); Trong trường hợp chết hoặc thương

SV: Bùi Phương Thảo

Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1
3


tật toàn bộ và vĩnh viễn (từ 81% trở lên) sẽ được bồi thường 30 tháng lương (hoặc
nhiều hơn tùy theo lựa chọn của chủ sử dụng lao động); Còn trong trường hợp
thương tật bộ phận và vĩnh viễn thì được bồi thường theo tỷ lệ thương tật quy định.
Phạm vi bảo hiểm trên được xây dựng trên cơ sở pháp lý thuộc Bộ luật Lao
động số 35L/CTN ngày 05/07/1994 của Nhà nước Việt Nam quy định về trách
nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động trong trường hợp người lao
động bị tai nạn hoặc bị bệnh nghề nghiệp xảy ra trong quá trình lao động sản xuất.
Các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam rất quan tâm tới trách nhiệm pháp lý theo bộ luật này. Đây
là cơ sở thuận lợi để cho các công ty bảo hiểm có thể khai thác và vận động khách
hàng tham gia.
● Rủi ro loại trừ:
Có nhưng rủi ro mà hầu hết các công ty bảo hiểm đều từ chối bảo hiểm. đó là
những rủi ro như:
Trách nhiệm của người được bảo hiểm theo một thỏa thuận ngoài
trách nhiệm quy định trong Luật Lao động.
Trách nhiệm của người được bảo hiểm đối với người lao động thuộc
chủ thầu độc lập do người được bảo hiểm sử dụng.
Bất kỳ người lao động nào làm thuê cho người được bảo hiểm mà
không phải là công nhân theo nghĩa của Luật pháp quy định
Khoản tiền mà người được bảo hiểm được phép đòi từ bất kỳ bên nào
nhưng khơng có thỏa thuận giữa người được bảo hiểm và bên đó.
Bất kỳ thương tật nào do tai nạn hoặc bệnh tật được quy là do chiến
tranh, hành động ngoại xâm, xâm lược, thái độ thù địch, hoạt động chiến tranh (dù
có tun bố hay khơng), nội chiến, nổi loạn, nổi dậy, cách mạng, khởi nghĩa hoặc
quân sự hay cướp chính quyền.
Bất kỳ trách nhiệm nào dù trực tiếp hay gián tiếp bị gây ra bởi hoặc
được quy cho hay phát sinh từ :
+/ Nguyên liệu vũ khí hạt nhân;

+/ Ion hóa bức xạ hoặc nhiễm chất phóng xạ của hạt nhân hoặc chất thải hạt
nhân do đốt cháy hạt nhân và vì mục đích của điểm loại trừ này việc đốt cháy hạt
nhân bao gồm cả quá trình tự phân hạt nhân.
Bất kỳ thương tật nào của người lao động do tai nạn nếu chứng minh
được rằng tai nạn gây ra cho người lao động do ảnh hưởng trực tiếp của rượu hoặc

SV: Bùi Phương Thảo

Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1
4

thuốc phiện gây ra mà không được bác sỹ kê đơn, trừ khi người được bảo hiểm chịu
trách nhiệm theo quy định của Pháp Luật.
Mất khả năng lao động hoặc chết do cố ý gây thương tích hoặc cố ý
làm thương tật trầm trọng thêm.
Tai nạn, thương tật, bệnh nghề nghiệp xảy ra ngoài phạm vi lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bất kỳ trách nhiệm nào có tính chất trực tiếp hay gián tiếp gây ra hoặc
quy cho là phát sinh từ sản xuất, cung cấp, xử lý hay chế biến khống chất Amiăng
hoặc các sản phẩm có liên quan đến chất Amiăng.
Thương tật của người lao động phát sinh từ đánh lộn, trừ trường hợp
do phải bảo vệ tính mạng của bản thân.
Với phạm vi bảo hiểm như trên, một mặt, cơng ty bảo hiểm có thể quản lý
được khả năng các rủi ro có thể xảy ra qua đó đưa ra các biện pháp đề phòng, hạn
chế tổn thất và quản trị rủi ro sẽ hiệu quả hơn, mặt khác, việc đưa ra những điểm

loại trừ cũng góp phần nâng cao ý thức của chủ sử dụng lao động cũng như người
lao động.
2.4. Giới hạn trách nhiệm và phí bảo hiểm
2.4.1.Giới hạn trách nhiệm
Không giống như các loại bảo hiểm tài sản có số tiền bảo hiểm được xác định
dựa trên giá trị thực tế của tài sản, hay như bảo hiểm con người có số tiền bảo hiểm
phụ thuộc vào khả năng tài chính và nhu cầu của người được bảo hiểm, bảo hiểm
trách nhiệm dân sự có số tiền bảo hiểm không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu của người
được bảo hiểm mà còn phụ thuộc vào phía cơng ty bảo hiểm mà cụ thể là cơng ty
bảo hiểm luôn đặt ra hạn mức trách nhiệm. Với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của
chủ sử dụng lao động đối với người lao động cũng vậy, số tiền bảo hiểm chính là
trách nhiệm bồi thường thay cho chủ doanh nghiệp mà công ty bảo hiểm chi trả cho
người lao động khi không may gặp phải tại nạn lao dộng, bệnh nghề nghiệp thuộc
phạm vi bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm lựa chọn sẽ là một trong
những cơ sở quan trọng để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện chi trả bồi thường bảo
hiểm. Chẳng hạn khi người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp và
có chi phí y tế phát sinh (bao gồm cả chi phí nằm viện), số tiền mà doanh nghiệp
bảo hiểm trả cho tổn thất về chi phí y tế này sẽ được giới hạn theo số tiền bảo hiểm
mà người tham gia bảo hiểm đã lựa chọn. Theo công văn 2152/PHH – 1995 của

SV: Bùi Phương Thảo

Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1
5


Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam ban hành ngày 29/11/1995 thì phần trách nhiệm
của cơng ty bảo hiểm có sáu mức như sau:
Mức trách nhiệm 3.000 USD
Mức từ 3.000 đến 5.000 USD
Mức từ 5.000 đến 10.000 USD
Mức từ 10.000 đến 20.000 USD
Mức từ 20.000 đến 30.000 USD
Mức trên 30.000 USD sẽ được thỏa thuận riêng
Giới hạn chi phí y tế gồm 4 mức như sau:
Mức 1.000 USD
Mức 3.000 USD
Mức 5.000 USD
Mức 10.000 USD
Bên cạnh đó, số tiền bảo hiểm cịn là cơ sở để xác định mức phí mà người
tham gia bảo hiểm phải đóng. Số tiền bảo hiểm mà người được bảo hiểm càng cao
thì mức trách nhiệm của cơng ty bảo hiểm càng lớn.
2.4.2. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm mà chủ sử dụng lao động phải nộp cho công ty bảo hiểm bao
gồm hai phần chính là: Phí thuần và phụ phí
Phí thuần:
Phí thuần của bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động về cơ bản dựa
vào các yếu tố sau:
+/ Số tiền bảo hiểm nằm trong hạn mức trách nhiệm
+/ Xác suất rủi ro về tai nạn lao động nói chung
+/ Xác suất rủi ro về bệnh nghề nghiệp nói chung
+/ Căn cứ vào sự thỏa thuận giữa các bên
+/ Căn cứ vào yếu tố ngành nghề
Tuy vậy, hạn mức trách nhiệm của các công ty bảo hiểm thường được quy
định theo một dải tần nhất định. Mỗi hạn mức trách nhiệm ứng với một mức phí

khác nhau, để từ đó giúp chủ sử dụng lao động dễ dàng tham gia bảo hiểm. Đặc
biệt, khi đồng tiền bị lạm phát, luật bảo hiểm có thể điều tiết theo hạn mức trách
nhiệm cao hơn. Mặc dù phí thuần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng yếu tố
ngành nghề vẫn được quan tâm hơn cả. Bởi vì chính mức độ khác nhau này sẽ ảnh
hưởng rất lớn tới xác suất xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Thông

SV: Bùi Phương Thảo

Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1
6

thường, các lao động làm việc trong các ngành nghề của nền kinh tế quốc dân được
chia ra làm 4 loại chính:
+/ Loại I: Lao động gián tiếp (khơng liên quan đến q trình sản xuất), làm
việc chủ yếu ở văn phịng hoặc các cơng việc tương tự ít đi lại. Đó là giáo viên,
nhân viên ngân hàng, bác sỹ, nhân viên văn phòng,…
+/ Loại II: Lao động không phải làm việc chủ yếu bằng chân tay nhưng mức
độ rủi ro cao hơn nhóm I hoặc đòi hỏi phải đi lại nhiều, hoặc làm việc chân tay
nhưng không thường xuyên và nhẹ như: Nhân viên siêu thị, cán bộ quản lý công
trường,…
+/ Loại III: Lao động làm việc trong điều kiện khó khăn, hoặc chủ yếu là lao
động chân tay như: thợ may, bác sỹ thú y, kỹ sư cơ khí, người lái ơtơ, máy kéo,…
+/ Loại IV: Lao động trong điều kiện nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn như: thợ
xây dựng trên cao, thợ mỏ, thợ lặn, thợ khoan dầu,…
Căn cứ vào 4 nhóm nghề này và số tiền bảo hiểm của từng mức trách nhiệm,

công ty bảo hiểm lập sẵn thành biểu phí thống nhất. Biểu phí này tính bằng số tương
đối hay cịn gọi là tỷ lệ phí. Cơng văn 2152/PHH – 1995 của Tổng công ty bảo hiểm
Việt Nam ban hành ngày 29/11/1995 có quy định rất rõ về tỷ lệ phí trong từng
trường hợp như sau:
Bảng 1.2. Biểu phí thuần của bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động
đối với người lao động theo giới hạn trách nhiệm tại công ty bảo hiểm Bảo Việt
Phú Thọ từ năm 1995 đến nay.
Đơn vị: % trên Giới hạn trách nhiệm
Giới hạn trách
nhiệm (USD)
Dưới 3.000
3.000 - 5.000
5.000 - 10.000
10.000 - 20.000
20.000 - 30.000
Trên 30.000

Nhóm nghề nghiệp
I
II
III
IV
0.12
0.135
0.16
0.18
0.13
0.15
0.175
0.23

0.25
0.27
0.32
0.45
0.35
0.42
0.47
0.60
0.415
0.50
0.58
0.72
Thỏa thuận riêng
Nguồn: Tổng cơng ty bảo hiểm Việt Nam
Bảng 1.3. Biểu phí thuần của bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động
đối với người lao động theo giới hạn chi phí y tế tại công ty bảo hiểm Bảo Việt
Phú Thọ từ năm 1995 đến nay.
Đơn vị: USD

SV: Bùi Phương Thảo

Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48



×