Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM THÁI SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.53 KB, 35 trang )

Sơ đồ Cơ cấu bộ máy tổ chức
Tổng giám đốc
Tổng đại lý, đạilý
Công nghệ thông tinMakettingTổ chức nhân sựHành chính quản trị
Chi nhánh, phòng KDBan quản lý và đào tạo đại lýBan tổ chức tổng hợpBan tài chính kế toánBan kiểm soát nội bộ
Ban hàng hải Ban phi hàng hải Ban tài sản- kỹ thuật Ban tái bảo hiểm
Ban trợ lý, thư ký
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc
Đại hội đồng cổ đông
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM
DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM THÁI SƠN.
2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình chung và tình hình kinh doanh tại
công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần bảo hiểm thái
sơn.
Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM THÁI SƠN
Tiếng Anh: GREAT MOUNTAIN JOINT STOCK INSURANCE
CORPORATION Tên giao dịch: BẢO HIỂM THÁI SƠN / Tên viết tắt:
GMIC
Trụ sở công ty: Tầng 18, tháp CEO, đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà
Nội
Điện thoại: (84-4) 6266 5555 / Fax: (84-4) 628559999
Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần bảo hiểm
Thời gian hoạt động: 99 năm
Vốn điều lệ: 300.000.000.000 đồng (ba trăm tỷ đồng chẵn)
Tổng Giám đốc: Ông NGUYỄN VĂN DŨNG
Công ty cổ phần bảo hiểm thái sơn chính thức được cấp phép hoạt động
vào năm 2008. Được thành lập bởi những cổ đông là những tập đoàn kinh tế


hùng hậu. Sau một thời gian đi vào hoạt động, với đội ngũ hàng trăm cán bộ
nhân viên chuyên nghiệp, năng động và tận tuỵ, Bảo hiểm Thái Sơn - GMIC đã
phát triển mọi mặt về tổ chức nhân sự và mạng lưới phục vụ với hơn 20 chi
nhánh, phòng kinh doanh và hàng trăm tổng đại lý trên toàn quốc. Bên cạnh đó,
GMIC cũng đầu tư và xây dựng hệ thống phần mềm quản lý chất lượng ISO
9001 hiện đại nhằm nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp và đem dịch vụ
tối ưu nhất đến với khách hàng. Với những cố gắng của mình bảo hiểm Thái
Sơn – GMIC đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm Việt
Nam.
Với giá trị nền tảng tài chính vững chắc cùng cam kết về quản lý chất
lượng, GMIC sẽ đóng góp vào sự phát triển của kinh tế xã hội Việt nam thông
qua việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ Bảo hiểm Phi Nhân thọ tốt nhất.
Nhiều công trình, dịch vụ lớn có tầm vóc quốc gia đã được bảo hiểm tại
GMIC như: Công trình nâng cấp tuyến đê La Giang- Hà Tĩnh, Công trình khu
tái định cư xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; Dự án phòng chống lụt
bão đường cứu hộ, cứu nạn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam; Dự án cải tạo
nâng cấp đường tại các huyện Hữu Lũng, Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn; Dự án nạo
vét lòng thoát lũ dẫn tuyến sông Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình; Dự án đường dây
500KV Sơn La- Hiệp Hòa; Bảo hiểm cho các tòa nhà cao tầng, văn phòng tại
Hà Nội như Tháp CEO.....
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn - GMIC luôn hướng tới sứ mệnh
cung cấp dịch vụ bảo hiểm đồng bộ, đa dạng và tiện ích nhất. Chúng tôi tin
tưởng rằng GMIC sẽ là chỗ dựa tin cậy của khách hàng khi tham gia bảo hiểm,
bởi lẽ tham gia bảo hiểm với chi phí hợp lý nhưng quyền lợi được bảo hiểm đủ
bù đắp cho những thương tổn về con người và thiệt hại về tài chính nếu không
may xảy ra rủi ro.
Với mong muốn các khách hàng có thêm sự lựa chọn nhà cung cấp dịch
vụ bảo hiểm và chúng tôi sẵn sàng cùng các công ty bảo hiểm khác chia sẻ rủi
ro, gánh vác trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm các công trình mà quý khách
hàng đang triển khai thực hiện, theo đúng phương châm “ Hơn cả sự cam kết!”.

Thái Sơn được xây dựng trên nền tảng vững chắc về tài chính và nhân
lực. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, một bộ phận lớn nhân viên của công
ty bao hiểm Thái Sơn đã có thâm niên công tác tại các công ty bảo hiểm khác.
2.1.1.1 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ.
Ban lãnh đạo công ty đã có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng và bổ nhiệm
nhân sự vào các bộ phận chức năng theo một cơ cấu tổ chức khoa học, từ trên
xuống dưới. Nhằm tạo sự thống nhất cao trong công tác quản lý và điều hành
bộ máy của công ty. Cấp dưới đệ trình lên cấp trên, cấp trên phê chuẩn và ra
quyết định thi hành. Sơ đồ bộ máy hoạt động của công ty cổ phần bảo hiểm
Thái Sơn như sau:

2.1.2 Tình hình kinh doanh bảo hiểm của công ty cổ phần bảo hiểm Thái
Sơn.
Kết quả kinh doanh sẽ được thể hiện rõ nét nhất thông qua lợi nhuận của
công ty. Chúng ta sẽ nhìn nhận kết quả kinh doanh bảo hiểm của GMIC thông
qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 1 : Bảng tổng hợp doanh thu - chi phí - lợi nhuận:
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu Trđ
44250 73350 100000
Chi phí Trđ
20450 37350 45500
Lợi nhuận Trđ
23800 36000 54500
Lợi nhuận/Doanh thu % 53.79 49.08 54.50
Chi phí/Doanh thu % 46.21 50.92 45.50
Lợi nhuận/ chi phí % 116.38 96.39 119.78
Biểu đồ mối quan hệ tổng Doanh thu – tổng chi phí – tổng lợi nhuận.
Qua bảng số liệu ta có thể thấy mặc dù là doanh nghiệp mới đi vào hoạt
động, song doanh thu trong 3 năm đầu kinh doanh của công ty cổ phần bảo

hiểm Thái Sơn không ngừng tăng lên trong 3 năm. Năm 2009 so với năm 2008
doanh thu tăng từ 44250 (triệu đồng) lên 73350 (triệu đồng), năm 2010 so với
năm 2009 doanh thu của công ty đã là 100000 (triệu đồng).
Lượng chi phí hàng năm của công ty cũng không ngừng tăng lên qua các
năm. Mặc dù lượng chi phí hàng năm tăng nhưng lợi nhuận của công ty vẫn liên
tục tăng, từ năm 2008 đến năm 2009 lợi nhuận tăng 12200 triệu đồng, từ năm
2009 đến năm 2010 lợi nhuận tăng 18500 triệu đồng. Sau ba năm đi vào hoạt
động doanh thu và lợi nhuận của GMIC liên tục được cải thiện qua các năm. Sở
dĩ có điều này vì GMIC luôn mang lại cho thị trường bảo hiểm những sản phẩm
bảo hiểm hữu dụng, chất lượng dịch vụ trước và sau khi chào bán sản phẩm của
GMIC đã tạo dựng niềm tin cho khách hàng thông qua đó nâng cao uy tín của
công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.
2.1.3 Phương hướng hoạt động của công ty cổ phần bảo hiểm Thái
Sơn.
Trong phiên họp tổng kết cuối năm 2010 ban lãnh đạo công ty cổ phần
bảo hiểm Thái Sơn đã đưa ra những nhận định về tình hình kinh doanh của công
ty trong thời gian 2008 – 2010 và đề suất phướng hướng hoạt động kinh doanh
trong năm 2011 như sau:
Tăng cường mở rộng thị phần của công ty ra thị trường trong và ngoài
nước.
Tiếp tục thúc đẩy, tăng chỉ tiêu doanh thu kế hoạch cho toàn hệ thống
trực thuộc công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.
Phí bảo hiểm rẻ tuy quan trọng nhưng chưa phải yếu tố quyết định để thu
hút và giữ chân khách hàng. Trên thực tế thị trường bảo hiểm xe cơ giới đã có
thời gian phát triển đủ lâu để khách hàng kiểm nghiệm. Ngoài phí bảo hiểm,
dịch vụ hỗ trợ khách hàng giải quyết nhanh chóng sự cố, mức đền bù thỏa đáng
và chuyên nghiệp mới là bài toán hiệu nghiệm để giữ chân khách hàng.
GMIC chọn cho mình một hướng đi riêng, mà nền tảng là xây dựng các
mục tiêu tăng trưởng dựa trên chất lượng dịch vụ và lòng tin như: hỗ trợ nhanh,
dịch vụ chu đáo, thái độ phục vụ tốt.

Thông qua chiến dịch kích cầu bảo hiểm xe cơ giới từ 01/11/2010. Công
ty tiếp tục cung cấp mũ, bình chữa cháy cho các đơn vị. Nhân việc cuối năm khi
các đối thủ đang xao nhãng kinh doanh, Đề nghị các đơn vị tập trung đẩy mạnh
các sản phẩm bảo hiểm có khuyến mại ra thị trường như bảo hiểm xe máy, bảo
hiểm vật chất xe ô tô để tăng tốc doanh thu.
2.2 Thị trường kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ
giới đối với người thứ 3 tại Việt Nam.
2.2.1 Tổng quan thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2010.
Theo số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Năm 2010, tổng số doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam là 29 doanh nghiệp.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ cả thị trường năm 2010 đạt 17.120 tỷ
đồng, tăng 25% so với năm 2009, gấp 3 lần so với năm 2005.
Ghi chú: Thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm khác như sau: Toàn Cầu
3,2%; BIC 3%; VNI 2,6%; Bảo Long 2,2%; MIC 2,2%; ABIC 2,1%; AAA
2,1%; Samsung Vina 2%; Viễn Đông 1,7%; SVIC 1,6%; Liberty 1,4%; Chartis
1,2%; Bảo Việt Tokio Marine 1,1%; MSIG 1%; Bảo ngân 0,7%; UIC 0,7%;
QBE 0,6%; Fubon 0,4%; GMIC 0,3%; Hùng Vương 0,3%; ACE 0,2%; Bảo
Tín 0,1%; Groupama 0,1%.
Tính về giá trị bồi thường, trong năm 2010, các doanh nghiệp bảo hiểm đã giải
quyết bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ 5.964 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp có
tỷ lệ bồi thường tăng cao là: Bảo Long 76%; Liberty 66%; Bảo Ngân; BIC;
MIC; Hùng Vương; SVIC tỷ lệ bồi thường đều trên 50%.
2.2.2 Tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm xe cơ giới.
Thị trường rất tiềm năng tạo ra quá nhiều cơ hội tăng trưởng là động lực
mạnh mẽ để nhiều hãng bảo hiểm lớn nhỏ trong và ngoài nước đua nhau vào
cuộc. Bên cạnh những tên tuổi các hãng bảo hiểm “nội” khá quen thuộc như
Bảo Việt, Bảo Minh, Pjico, PVI còn có hơn 20 doanh nghiệp, gần 30 văn phòng
đại diện của các hãng bảo hiểm, môi giới bảo hiểm liên doanh hoặc 100% vốn
nước ngoài đã nhảy vào thị trường VN. Càng nhiều đối thủ thị trường càng trở
nên cạnh tranh quyết liệt để giành giật khách hàng nhất là nghiệp vụ bảo hiểm

xe cơ giới.
Một trong những chiêu cổ điển là đua nhau hạ phí bảo hiểm tự nguyện xe
cơ giới. Từ chỗ phí bảo hiểm dao động từ 1,5-2% giá trị xe được hạ xuống
1,2%, thậm chí 1% hoặc dưới 1%. Giá trị xe cũng được định giá rất thấp để kéo
phí bảo hiểm xuống. Có những chiếc ôtô đời cũ, phí bảo hiểm vật chất chỉ dao
động 1-2 triệu đồng/năm.
Chiêu thứ hai là khi phí không thể hạ thấp hơn được nữa, một số doanh
nghiệp bảo hiểm đã “băm” nhỏ mức phí bảo hiểm (tức chia nhỏ các điều khoản
bổ sung). Khách hàng chỉ phải nộp một số lệ phí thấp và tất nhiên quyền lợi
cũng bị băm nhỏ theo.
Những sự cạnh tranh hớt váng, ăn xổi này đã tạo nên một thị trường bảo
hiểm xe cơ giới khá lộn xộn tạo điều kiện cho tiêu cực đã xảy ra. Không ít nhân
viên các hãng bảo hiểm đã móc nối với khách hàng, với các gara sửa chữa để
trục lợi tiền của hãng bảo hiểm. Một số khách hàng cũng lợi dụng những kẻ hở
trong hợp đồng để tìm cách trục lợi cho mình...
2.3 Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ
giới đối với người thứ 3 tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn
2.3.1 Công tác khai thác.
Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quá trình hoạt động kinh doanh
bảo hiểm. Đây là khâu quyết định tới sự thành bại của các Công ty bảo hiểm
nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói riêng, bởi vì hoạt động
kinh doanh bảo hiểm theo quy luật số đông bù số ít. Chỉ khi số lượng xe đủ lớn
tham gia bảo hiểm thì mới hình thành được một quỹ tiền tệ tập trung chi trả cho
chủ xe khi tai nạn xẩy ra và bù đắp các chi phí. Vì vậy khâu khai thác có ảnh
hưởng quyết định đến doanh thu và lợi nhuận từ đó ảnh hưởng đến kết quả và
hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung và từng nghiệp vụ nói riêng.
Nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là
nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc, điều này tạo ra sự thuận lợi cho các công ty trong
việc khai thác. Tuy nhiên không phải vì tính bắt buộc mà việc khai thác trở nên
đơn giản. Bởi vì sản phẩm bảo hiểm vốn đã trừu tượng, thì bảo hiểm trách

nhiệm nói chung và bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
nói riêng lại càng trở lên trừu tượng hơn, càng khó thấy được tác dụng, lợi ích
hơn, vì vậy khách hàng rất dễ trốn tránh không tham gia. Mặt khác hiện nay trên
thị trường lại có rất nhiều công ty đang triển khai nghiệp vụ này vì vậy tình
trạng cạnh tranh rất gay gắt do đó việc khai thác càng trở lên khó khăn.
Lãnh đạo công ty đã nhận thấy rõ được tầm quan trọng của công tác khai
thác trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. vì thế, công ty bảo hiểm Thái Sơn đã
ban hành các quy định nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác khai thác hợp đồng
bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba như sau:
- Nhân viên khai thác phải nắm vững các văn bản, các quy định của bộ tài
chính và công ty, các điều khoản liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của
chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Lãnh đạo các đơn vị phải có trách nhiệm
phổ biến, hướng dẫn cán bộ khai thác thuộc đơn vị mình về các văn bản, các
điều khoản đó.
Nhân viên khai thác phải nắm được các thông tin về sản phẩm bảo hiểm
của mình như mức phí, các quyền lợi mà khách hàng được hưởng khi tham gia
bảo hiểm tại công ty.
- Việc khai thác bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
phải được phân công cho tổ, nhóm hoặc phòng trực tiếp theo dõi và quản lý.
Mỗi khai thác viên (KTV) phải tiếp thị khai thác được một số lượng khách hàng
phù hợp với năng suất lao động định mức. Để đạt được và vượt mức năng suất
lao động được giao, ngoài tự khai thác KTV phải có trình độ quản lý và tổ chức
hoạt động của hệ thống cộng tác viên, đại lý theo nguyên tắc quản lý đại lý của
công ty. số lượng khách hàng của từng KTV phải được lập thành danh sách,
cuối tháng có báo cáo cho lãnh đạo phòng. Chi nhánh cập nhật số lượng tăng,
giảm và hàng quý phải có tổng hợp báo cáo công ty.
- Trên cơ sở khách hàng đang quản lý, các đơn vị phải giao kế hoạch cụ
thể cho từng KTV, ngoài khách hàng cũ phải có phải có chỉ tiêu khai thác khách
hàng mới. Hàng tháng hoặc hàng quý sơ kết đánh giá tình hình khách hàng mới
và khách hàng từ bỏ hợp đồng.

- Những khách hàng có phí bảo hiểm lớn hoặc số lượng xe nhiều là
những khách hàng lớn và phải thường xuyên quan tâm, chăm sóc theo chế độ
quy định về chính sách khách hàng của công ty.
- Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm do Bộ Tài Chính, công ty ban
hành được áp dụng chung cho các đơn vị thuộc GMIC. Nghiêm cấm các đơn vị
tự ý điều chỉnh, thay đổi quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm khi chưa có ý
kiến của công ty. Nếu cần giúp đỡ thì liên hệ bằng văn bản.
2.3.1.1 Quy trình khai thác.
Quy trình khai thác bảo hiểm xe cơ giới được công ty cổ phần bảo hiểm
Thái Sơn thực hiện theo các khâu cụ thể như sau:
2.3.1.1.1 Sơ đồ quy trình khai thác bảo hiểm xe cơ giới thông thường.
TRÁCH NHIỆM CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
MÔ TẢ CÔNG
VIỆC, TÀI LIỆU
Tiếp thị, tìm kiếm,xử lý thông tin về khách hàng
Nhận thông tin từ khách hàng, phân tích, tìm hiểu, đánh giá rủi ro
Xem xét đề nghị bảohiểm
Đàm phán, chào phí
Xử lý trên phân cấp
Kết thúc thông báo cho khách hàng
Cấp GCNBH, ký kết HĐBH,lập Phụ lục HĐBH
Theo dõi thu phí (đối với hợp đồng thu phí nhiều kì), trả hoa hồng, tái tục, giải quyết mới
Quản lý đơn bảo hiểm, Hợp đồng bảo hiểm, báo tái bảo hiểm, báo cáo doanh thu
Chăm sóc khách hàng
I
II
C
A
B
KTV

KTV
Lãnh đạo Phòng
KTV
Lãnh đạo Phòng
KTV
Lãnh đạo Phòng
KTV
Lãnh đạo Đơn
vị
KTV
Cán bộ thống kê
KTV
Kế toán viên
KTV
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Bước 5
Bước 6
Bước 7
Bước 8
* Diễn giải.
Bước 1: Tiếp thị, tìm kiếm, xử lý thông tin khách hàng:
a) KTV có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Chủ xe, tiếp nhận thông
tin từ Chủ xe và xử lý thông tin, tất cả phải được cập nhật vào sổ ghi thông tin
theo mẫu.
b) Khi nhận thông tin yêu cầu từ Chủ xe, KTV cần hướng dẫn Chủ xe kê
khai đầy đủ mọi thông tin trong GYCBH theo mẫu và cung cấp các tài liệu khác
theo yêu cầu của khách hàng như Quy tắc bảo hiểm, ĐKBS...

Khuyến cáo khách hàng về việc GCNBH/ HĐBH sẽ không có giá trị một phần
hoặc toàn bộ trong trường hợp khách hàng kê khai sai hoặc không khai báo các
chi tiết quan trọng có liên quan đến rủi ro yêu cầu bảo hiểm, đối tượng được yêu
cầu bảo hiểm.
c) Thời gian thực hiện: ngay sau khi nhận được thông tin từ Chủ xe.
Bước 2: Phân tích tìm hiểu và đánh giá rủi ro:
a) Tất cả các thông tin của KTV khi đánh giá rủi ro đều được điền vào
mẫu GYCBH, đây là căn cứ thông tin ban đầu rất quan trọng trong công tác
khai thác bảo hiểm xe cơ giới, KTV phải hiểu rõ nội dung để hướng dẫn Chủ xe
ghi chép đầy đủ chính xác các thông tin trong GYCBH làm cơ sở cho việc đánh
giá rủi ro và có thể đưa ra mức chào phí bảo hiểm phù hợp. Bảo hiểm TNDS bắt
buộc của Chủ xe không nhất thiết cần GYCBH.
Trong quá trình phân tích, đánh giá rủi ro, quan trọng nhất là phải kiểm tra xe
khi được yêu cầu bảo hiểm. KTV bắt buộc phải kiểm tra chi tiết xe và ghi đầy
đủ thông tin tại phần kiểm tra chi tiết xe trước khi cấp đơn bảo hiểm. KTV chịu
trách nhiệm pháp lý trước Công ty về tính xác thực, Lãnh đạo các Đơn vị khai
thác chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra quá trình này.
b) Ngoài các thông tin trên GYCBH, KTV đánh giá rủi ro trên cơ sở tiếp
xúc trực tiếp Chủ xe, tìm hiểu thêm về công ty bảo hiểm từng tham gia, tình
hình tổn thất năm trước đó, đặc biệt trong loại hình bảo hiểm vật chất xe, bảo
hiểm TNDSHH. Khi Chủ xe yêu cầu bảo hiểm theo những ĐKBS hoặc trong
một số trường hợp đặc biệt, KTV cần phải chú ý hơn đến việc đánh giá rủi ro
trước khi chấp nhận bảo hiểm. Các Đơn vị nên thường xuyên truy cập website
của Cục đăng kiểm Việt Nam (www.vr.org.vn) để xác định những xe quá niên
hạn cũng như thông tin về kiểm định xe cơ giới nhằm phục vụ việc khai thác
bảo hiểm.
c) Khi đã có các số liệu của Chủ xe, KTV có thể tư vấn cho Lãnh đạo
Phòng khai thác, Lãnh đạo Đơn vị về chính sách khách hàng, công tác quản lý
rủi ro, kiểm tra các thông tin, số liệu liên quan đến các rủi ro yêu cầu bảo hiểm
và đối tượng được bảo hiểm.

d) Từ chối chào phí đối với các khách hàng:
- Không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
- Kê khai không trung thực các thông tin về rủi ro yêu cầu bảo hiểm và
đối tượng được bảo hiểm khi đối chiếu với các thông tin thu được trong quá
trình kiểm tra xe trực tiếp.
e) Thời gian thực hiện: không quá 1 ngày kể từ khi thu thập đầy đủ các
thông tin.
Bước 3: Xem xét đề nghị bảo hiểm
a) Sau khi có đầy đủ các thông tin Chủ xe cung cấp trong GYCBH, kết
hợp với báo cáo đánh giá rủi ro và các số liệu thống kê, chính sách khách
hàng... Phòng khai thác Đơn vị tiến hành tính toán mức phí phù hợp cho Chủ
xe.
b) Trường hợp phải tham khảo phí bảo hiểm của các công ty khác thì cần
giải thích rõ cho Chủ xe biết với mức phí, mức trách nhiệm, thì quyền lợi của
Chủ xe như thế nào là tốt nhất.
c) Thời gian thực hiện: không quá 1/2 ngày kể từ khi thực hiện đầy đủ các
bước.
Khi nhận được yêu cầu bảo hiểm của những Chủ xe có giá trị bảo hiểm
lớn, trên phân cấp, tính chất đặc thù, phức tạp, các KTV đề xuất với Lãnh đạo
Phòng khai thác, Lãnh đạo Đơn vị, Phòng nghiệp vụ và Lãnh đạo Công ty để có
phương án đàm phán theo quy trình trên phân cấp.
Bước 4: Đàm phán chào phí
a) Sau khi phương án bảo hiểm đã được Lãnh đạo Đơn vị duyệt, KTV
tiến hành chào bảo hiểm theo mẫu chào phí bảo hiểm.
b) Khi nhận được bản chào phí, Chủ xe sẽ có phản hồi, KTV tiến hành
các bước như sau:
- Chủ xe chấp nhận bản chào phí bảo hiểm, tiến hành theo bước a.
- Nếu Chủ xe không chấp nhận bản chào phí bảo hiểm hiện tại, KTV và
Lãnh đạo Đơn vị tiến hành thảo luận và đàm phán với Chủ xe để sửa đổi bản
chào phí.

c) Nếu mà bản chào phí vẫn không đáp ứng được yêu cầu của Chủ xe,
KTV, Lãnh đạo Đơn vị có thể thông báo bằng văn bản từ chối nhận bảo hiểm
theo bước C.
d) Thời gian thực hiện: tùy thuộc vào việc đàm phán với Chủ xe.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, ký kết Hợp đồng bảo hiểm,
lập Phụ lục HĐBH:
a) Sau khi hoàn tất quá trình đàm phán, KTV tiến hành cấp GCNBH, chi
tiết cấp GCNBH.
b) Ký kết Hợp đồng bảo hiểm: Khi Chủ xe yêu cầu ký kết HĐBH, KTV
lập HĐBH theo biểu mẫu để trình ký Lãnh đạo Đơn vị.
c) Khi Chủ xe yêu cầu gia hạn nợ, sửa đổi nội dung HĐBH, KTV lập Phụ
lục HĐBH theo biểu mẫu.
d) Thời gian thực hiện: 01 ngày.
Bước 6: Theo dõi thu phí tiếp nhận giải quyết mới.
a) KTV vào sổ phát sinh, lập bảng kê chuyển 01 bản Phòng kế toán, 01
bản lưu tại Phòng nghiệp vụ trong hồ sơ khai thác.
b) Sau khi gửi thông báo thu phí cho khách hàng, KTV và cán bộ thống
kê phối hợp cùng kế toán viên của phòng kế toán theo dõi đôn đốc nộp phí của
Chủ xe.
c) Sau khi thu phí, tiến hành cấp hóa đơn tài chính để thuận lợi cho việc
kiểm tra nộp thuế, trả hoa hồng cho đại lý.
d) KTV có trách nhiệm làm các công tác tuyên truyền, đề phòng hạn chế
tổn thất... nhằm phục vụ khách hàng sau khi bán hàng và chuẩn bị nắm thông tin
phục vụ cho các nhu cầu bảo hiểm tiếp theo của khách hàng, hoặc tái tục bảo
hiểm sau này.
e) Thời gian thực hiện: trong suốt thời gian GCNBH, HĐBH có hiệu lực.
Bước 7: Quản lý Hồ sơ khai thác, thông báo tái bảo hiểm, báo cáo
nghiệp vụ.
a) Quản lý đơn bảo hiểm (Hồ sơ khai thác): các Hồ sơ khai thác này được
lấy theo số Bảng kê thu phí bảo hiểm. Số bảng kê được đánh mã theo quy định,

số nhảy được đánh liên tục theo thứ tự từ bé đến lớn theo từng năm.
Lưu trữ: - 01 bộ tại Phòng Nghiệp vụ (gồm cả hồ sơ trên phân cấp)
- 01 bộ tại Phòng Tài chính Kế toán của Đơn vị để theo dõi
công nợ.
b) Quản lý Hợp đồng bảo hiểm: Số HĐBH được đánh mã theo quy định,
số nhảy được đánh liên tục theo thứ tự từ bé đến lớn theo từng năm và được ghi
trong sổ phát sinh số HĐBH.
Khi Chủ xe yêu cầu gia hạn nợ hoặc thay đổi nội dung HĐBH (có Giấy
yêu cầu hoặc Công văn kèm theo), Đơn vị khai thác phải ký Phụ lục HĐBH.
Trường hợp thay đổi nội dung HĐBH có ảnh hưởng đến mức độ rủi ro, trên Phụ
lục HĐBH Đơn vị khai thác phải tính thêm phí, thay đổi phải được chỉnh sửa
đồng thời trên GCNBH. Phụ lục HĐBH được đánh mã theo quy định, đính kèm
HĐBH, bổ sung vào Hồ sơ khai thác (bao gồm lưu trữ tại Phòng Nghiệp vụ và
Phòng Kế toán Đơn vị).
c) Báo tái bảo hiểm: Với những Hồ sơ trên phân cấp phải báo tái bảo
hiểm theo quy định, định kỳ KTV, Kế toán viên có trách nhiệm lập hồ sơ báo tái
gửi Phòng Nghiệp vụ, Phòng Tái bảo hiểm. Lãnh đạo Phòng Khai thác có trách
nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện quy trình này. Thời gian thực hiện: theo định
kỳ báo tái.
d) Thực hiện các báo cáo nghiệp vụ: Các Đơn vị có nghĩa vụ thực hiện
công tác thống kê, báo cáo theo quy định của Công ty.
Hàng tháng, các Đơn vị lập báo cáo nhanh. Định kỳ mỗi quý, các Đơn vị
lập báo cáo số liệu quý về ban Phi hàng hải để Công ty có số liệu đánh giá tình
hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Bước 8: Chăm sóc khách hàng
a) Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, KTV phải thường xuyên quan
tâm tìm hiểu nhu cầu, mong muốn và ý kiến của Chủ xe để có thể đáp ứng một
cách nhanh chóng, kịp thời.
b) Thời gian thực hiện: Trong suốt thời gian đơn GCNBH, HĐBH có
hiệu lực.

×