PHƯƠNG PHÁP:
ĐÁNH GIÁ IPO HÃNG HÀNG KHÔNG
JETBLUE
TPHCM
1. Ưu và nhược điểm của việc niêm yết trên sàn chứng khoán.
Niêm yết chứng khoán: là việc đưa chứng khoán đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao
dịch chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán sẽ chấp nhận cho công ty phát hành chứng
khoán được yết giá và thực hiện giao dịch.
1.1 Ưu điểm
- Niêm yết trên thị trường chứng khoán có nhiều lợi thế mà một chủ doanh nghiệp có
kích thước bất kỳ có thể xem xét như là một phần của một kế hoạch kinh doanh chiến
lược. Hơn nữa, khi mở rộng và thúc đẩy chương trình nghị sự kinh doanh, thị trường
chứng khoán niêm yết có thể có một mạng lưới rộng lớn hơn vào hồ bơi vốn, tức là các
nguồn có khả năng tài trợ vốn chủ sở hữu.
- Tiếp cận kênh huy động vốn dài hạn: khi tham gia niêm yết cổ phiếu trên TTCK, doanh
nghiệp có thể huy động vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng từ việc phát hành
cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản cao và uy tín của doanh nghiệp được niêm yết trên thị
trường. Huy động theo cách này, doanh nghiệp không phải thanh toán lãi vay cũng như
phải trả vốn gốc giống như việc vay nợ, từ đó sẽ rất chủ động trong việc sử dụng nguồn
vốn huy động được cho mục tiêu và chiến lược dài hạn của mình. Đây được coi là yếu tố
quan trọng nhất khi quyết định niêm yết cổ phiếu trên TTCK.
- Khuyếch trương uy tín của doanh nghiệp: để được niêm yết chứng khoán, doanh nghiệp
phải đáp ứng được những điều kiện chặt chẽ về mặt tài chính, hiệu quả sản xuất - kinh
doanh cũng như cơ cấu tổ chức Do đó, những công ty được niêm yết trên thị trường
thường là những công ty có hoạt động sản xuất - kinh doanh tốt. Thực tế đã chứng minh,
niêm yết chứng khoán là một trong những cách thức quảng cáo tốt cho doanh nghiệp, từ
đó thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, tìm kiếm đối tác…
- Tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của doanh nghiệp: khi doanh nghiệp niêm yết trên
TTCK sẽ giúp các cổ đông của doanh nghiệp dễ dàng chuyển nhượng cổ phiếu đang nắm
giữ, qua đó tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu.
- Gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp: xét về dài hạn, giá cổ phiếu của doanh
nghiệp niêm yết đều tăng so với mức giá tại thời điểm trước khi niêm yết.
1.2 Nhược điểm
- Tổ chức niêm yết phải công bố thông tin về bản thân công ty: Công ty niêm yết phải có
nghĩa vụ công bố thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời liên quan đến các
hoạt động của công ty cũng như các biến động có ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán
niêm yết, nghĩa vụ công bố thông tin đại chúng trong một số trường hợp làm ảnh hưởng
đến bí quyết, bí mật kinh doanh và gây phiền hà cho công ty. Khi niêm yết chứng khoán,
doanh nghiệp phải công bố ra bên ngoài các thông tin như số lượng chứng khoán do các
nhân vật chủ chốt nắm giữ, thông tin về tình hình tài chính, doanh thu, chi phí, định
hướng, chiến lược phát triển…điều này đòi hỏi nguồn lực về tài chính và con người. Mặt
khác, chính việc công bố này đôi khi cũng bất lợi cho doanh nghiệp, khi đối thủ cạnh
tranh nắm được thông tin.
- Chi phí khi niêm yết khá tốn kém: Để chứng khoán có thể niêm yết được công ty phải
bỏ ra rất nhiều khoản chi phí như hội họp, thuê tư vấn, kiểm toán, chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ,
quảng cáo.
- Quyền kiểm soát có thể bị đe dọa: khi niêm yết, việc giao dịch chứng khoán khiến cơ
cấu cổ đông thường thay đổi, dẫn đến sự biến đổi và bất ổn định trong quá trình quản lý
doanh nghiệp và có thể đe dọa đến quyền kiểm soát của các cổ đông lớn.
- Áp lực đối với lãnh đạo doanh nghiệp về hoạt động sản xuất kinh doanh: Tổ chức niêm
yết luôn phải chịu áp lực giám sát của xã hội, áp lực phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh nhằm duy trì và tăng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và những người
đứng đầu doanh nghiệp hiển nhiên sẽ chịu áp lực lớn nhất.
2. Phương pháp định giá cổ phiếu IPO cho JetBlue
Giới thiệu JetBlue:
- Jetblue thành lập năm 1999 bởi David Neeleman dưới tên là NewAir
- JetBlue là hãng hàng không giá rẻ, hoạt động ở 12 quốc gia, chủ yếu là Mỹ.
- Ngày 11/04/2002, Jetblue đã quyết định việc phát hành cổ phiếu công chúng lần đầu.
Bảng điểu lệ cổ phần IPO :
2.1 Phương pháp bội số P/E
Phương pháp lẫy mẫu:
+ Chọn các công ty hàng không giá rẻ trên sàn NASDAQ như: AirTran, Frotier,
Ryanmize, SouthWest, WestJet
+ Chọn các công ty có tình hình kinh doanh khả quan
EPS(trailing) JetBlue = 1.14; EPS(Leading) JetBlue = 1.20
Price JetBlue(trailing) = 1.14 x 24.98 = 28.48$
Price JetBlue(Leading) = 1.20 x 31.06 = 37.27$
Kết luận: đối với định giá bằng phương pháp bội số P/E giá cổ phiếu Jetblue dao động
rộng trong khoảng 28.48 - 37.27$ (nguyên nhân chủ yếu do dự báo thu nhập của Jetblue
sẽ tăng cao) .
2.2 Phương pháp bội số EBIT
Lấy mẫu định giá cổ phiếu gồm các công ty như phương pháp bội số P/E
Ta có: Book dept / Share (Jetblue) = 8.586 $
EBIT / Share(trailing) = 0.769$; EBIT / Share(leading) = 1.97$
Giá trị cổ phiếu = [(EBIT/Share) x EBIT multiple] – Book dept / share
JetBlue(trailing) = 5.02$ / 1 cổ phiếu
JetBlue(leading) = 29.11$ / 1 cổ phiếu
2.3 Phương pháp chiết khấu dòng tiền
Các giả thuyết của phương pháp dựa vào case của Bruner:
Tính chi phí sử dụng vốn WACC của JetBlue
Dựa vào các số liệu trong case tính được WACC của Southwest, ta sẽ sử dụng WACC của
Southwest để tính toán cho Jetblue vì Southwest là một công ty điển hình trong ngành
hàng không giá rẻ.
Công thức tính chi phí sử dụng vốn của Southwest :
WACC = w
e
* R
e
+ w
D
*R
D
*(1-T) = 9.91%
Với : W
e
, Tỉ trọng vốn W
e
= E / V = 89.68%
(Giá trị cổ phần E = 16071.99 triệu, Giá trị vốn và nợ vay V = 17920.78
R
E
= R
f
+ β (R
M
- R
f
) = 5% + 1.1*5% = 10.5%
W
d
Tỉ trọng nợ vay W
d
= D/V = 10.32%
(Giá trị cổ phần D = 1848.79 triệu, Giá trị vốn và nợ vay V = 17920.78)
R
d
, suất sinh lợi đáo hạn trung bình R
d
= 6.91%; T, thuế suất = 31%
Từ WACC của Southwest, ta cộng bù vào WACC của Jetblue là 0.5%(vì Jetblue là công
ty mới thành lập và tỷ trọng nợ vay lớn) nên WACC
Jetblue
= 10.41%
Tính giá trị cổ phiếu Jetblue
Dòng tiền tự do của Jetblue dự báo từ năm 2002 đến 2010 như trong bảng sau:
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
NOPAT (1) 18 53 89 120 149 181 215 247 270 292
Vốn lưu động ròng
NWC
34 63 94 126 157 191 227 261 285 308
Thay đổi trong vốn lưu
động ròng (ΔNWC) (2)
29 31 32 31 34 36 34 24 23
Chi phí vốn (Capital
expenditure)(3)
234 290 328 345 310 326 342 299 157 132
Khấu hao (4) 10 18 26 36 45 54 65 75 83 90
FCF=(1)+(4)-(2)-(3) -248 -244 -221 -147 -125 -98 -11 172 227
WACC 10.41% 10.41% 10.41% 10.41% 10.41% 10.41% 10.41% 10.41% 10.41% 10.41%
- Với mức tăng trưởng g trong tương lai giả định là 4%:
- Gỉả định giữ nguyên tốc độ tăng trưởng FCF, nên ta có thể tính FCF
2011
=FCF
2010
x 1.32
Terminal value = FCF
2011
/ (WACC - g) = 4674.57 triệu $
Tổng giá trị hiện tại của dòng tiền tự do = 1264.51 triệu $
Tổng số lượng cổ phiếu của Jetblue = 5.5+35.1=40.6 triệu
=> Giá trị của một cổ phiếu = 1264.51 / 40.6 = 31.15 $
3. Mức giá cổ phiếu Jetblue nên phát hành
- Qua các phương pháp định giá bội số P/E, EBIT, và phương pháp chiết khấu dòng tiền
ta thấy cố phiếu của Jetblue có thể phát hành trong khoảng 29.11$ (EBIT) – 31.15$
(DCF). Nhóm đề nghị Jetblue phát hành cổ phiếu IPO ở mức giá 29$, do Jetblue cũng là
công ty mới thành lập và đang cần kêu gọi đầu tư để mở rộng mạng lưới kinh doanh nên
nếu đặt mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn. Việc đặt mức giá cao sẽ đem
lại nhiều vốn hơn cho doanh nghiệp nhưng đồng thời sẽ làm nhà đầu kỳ vọng cao về khả
năng sinh lợi dẫn đến áp lực cho doanh nghiệp phải tạo ra mức lợi nhuận tương ứng nếu
không muốn nhận tác động tiêu cực từ thị trường.
- Tham khảo với diễn biến thực tế trên thị trường, Ngân hàng Morgan Stanley đã ấn định
giá cổ phiếu Jetblue ở mức $27. Vào ngày đầu tiên phát hành cổ phiếu, giá cổ phiếu của
Jetblue đã tăng lên tới $48, và kết thúc ngày giao dịch đầu tiên, giá đóng cửa là $45 (tăng
gần 67% so với giá ấn định ban đầu)/.