Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Khả năng sinh trưởng của gà lai f1 (giao tử đực đông tảo x giao tử cái lương phượng) nuôi bằng thức ăn tự phối trộn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 52 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NI
---------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA GÀ LAI
F1(♂ĐÔNG TẢO X ♀LƢƠNG PHƢỢNG) NUÔI
BẰNG THỨC ĂN TỰ PHỐI TRỘN

Hà Nội, 2021


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NI
---------------

BÁO CÁO
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA GÀ LAI
F1(♂ĐÔNG TẢO X ♀LƢƠNG PHƢỢNG) NUÔI
BẰNG THỨC ĂN TỰ PHỐI TRỘN
Ngƣời thực hiện

: NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

Lớp


: CNTYD

Khóa

: 61

Chun ngành

: CHĂN NI – THÚ Y

Ngƣời

: GS. TS. VŨ ĐÌNH TƠN

Bộ mơn

: CHĂN NUÔI CHUYÊN KHOA

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. iv
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ................................................. vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
TRÍCH YẾU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ....................................................... ix
Phần I MỞ ĐẦU ....................................................................................................1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................2
1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC ...................................2
1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn ..........................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa khoa học..........................................................................................2
Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA SINH TRƢỞNG ...............................................................3
2.1.1. Khái niệm sinh trƣởng..................................................................................3
2.1.2. Các chiều đo cơ thể của gia cầm ..................................................................3
2.1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng của gia cầm................4
2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ sinh trƣởng......................................................7
2.2. NHU CẦU DINH DƢỠNG VÀ THỨC ĂN CHO GÀ THỊT ........................8
2.3. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ
ĐÔNG TẢO, LƢƠNG PHƢỢNG VÀ CON LAI ..........................................12
2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM .......14
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................................14
2.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam............................................................14
Phần III PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................16
3.1. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU......................16
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .........................................................................16

i


3.2.1. Quy trình chăn ni tại địa điểm thực tập ..................................................16
3.2.2. Đánh giá sinh trƣởng của gà lai F1(Đông Tảo x Lƣơng Phƣợng) .............16
3.2.3. Thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn.........................................................16
3.2.4. Khảo sát năng suất thân thịt .......................................................................17
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................17
3.3.1. Tìm hiểu quy trình chăn nuôi tại địa điểm thực tập. ..................................17

3.3.2. Phƣơng pháp đánh giá khả năng sinh trƣởng .............................................17
3.3.3. Thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn.........................................................18
3.3.4. Khảo sát năng suất thân thịt .......................................................................20
3.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .............................................................21
Phần IV KẾT QUẢ - THẢO LUẬN....................................................................22
4.1. QUY TRÌNH CHĂN NI..........................................................................22
4.1.1. Chuồng ni ...............................................................................................22
4.1.2. Chọn giống .................................................................................................22
4.1.3. Quy trình chăn ni tại trại ........................................................................22
4.2. KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA GÀ LAI F1 (ĐƠNG TẢO X
LƢƠNG PHƢỢNG) .......................................................................................26
4.2.1. Sinh trƣởng tích lũy ....................................................................................26
4.2.2. Sinh trƣởng tuyệt đối..................................................................................28
4.2.3. Sinh trƣởng tƣơng đối ................................................................................31
4.3. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN ..............................................................32
4.4. NĂNG SUẤT THỊT GÀ THÍ NGHIỆM ......................................................34
4.5. HẠCH TỐN HIỆU QUẢ KINH TẾ ..........................................................34
Phần V KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ ........................................................................37
5.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................37
5.2. ĐỀ NGHỊ.......................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................

ii


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan toàn bộ kết quả đƣợc trình bày trong khóa luận là hồn
tồn thực tế, chính xác và khách quan do em thu đƣợcqua việc thực hiện đề tài
thí nghiệm “Khả năng sinh trưởng của gà lai F1 (♂Đông Tảo x ♀Lương
Phượng) nuôi bằng thức ăn tự phối trộn” dƣới sự chỉ dẫn và giám sát trực tiếp

của thầy GS. TS. Vũ Đình Tơn. Số liệu và kết quả thu đƣợc hoàn toàn trung thực
và chƣa đƣợc sử dụng trong bất kì đề tài của tác giả nào khác.
Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2021
Sinh viên thực tập
Nguyễn Thị Phƣơng Thảo

iv


LỜI CÁM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô công tác tại trƣờng Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam nói chung và các thầy cơ trong khoa Chăn ni nói riêng đã
truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản, nền tảng vững chắc và nhiều bài học
bổ ích trong quá trình học tập tại Học viện.
Đến nay em đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp, nhân dịp này em muốn bày
tỏ lịng biết ơn sâu sấc của mình tới thầy giáo GS.TS.Vũ Đình Tơn – giảng viên
bộ mơn Chăn ni chun khoa, khoa Chăn ni đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực tập và q trình thực hiện đề tài khóa luận tốt
nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ths. Nguyễn Văn Duy, CN. Nguyễn Đình Tiến –
Trung tâm nghiên cứu Liên ngành Phát triển nông thôn, khoa Chăn nuôi đã
hƣớng dẫn chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình chú Vũ Xuân Tƣởng ở thơn
Kim Đơi, xã Cẩm Hồng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng đã tạo điều kiện,
hỗ trợ và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt
nghiệp.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã quan tâm,
tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình học tập và hồn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2021

Sinh viên thực tập
Nguyễn Thị Phƣơng Thảo

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ các nguyên liệu phối trộn của khẩu phần thí nghiệm................ 19
Bảng 3.2. Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn cho gà thí nghiệm .................... 20
Bảng 4.1. Lịch trìnhphịng bệnh .......................................................................... 25
Bảng 4.2. Sinh trƣởng tích lũy của gà trống lai F1(ĐTxLP) thí nghiệm ............ 27
Bảng 4.3. Sinh trƣởng tuyệt đối của gà trống lai F1(ĐTxLP) thí nghiệm .......... 29
Bảng 4.4. Sinh trƣởng tƣơng đốicủa gà trống lai F1(ĐTxLP) thí nghiệm.......... 31
Bảng 4.5. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm .................................... 33
Bảng 4.6. Năng suất thịt của gà thí nghiệm ........................................................ 34
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế ni gà thí nghiệm................................................... 35

vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 4.2. Sinh trƣởng tích lũy của gà trống lai F1(ĐTxLP) thí nghiệm ............ 27
Hình 4.3. Sinh trƣởng tuyệt đối của gà trống lai F1(ĐTxLP) thí nghiệm .......... 30
Hình 4.4. Sinh trƣởng tƣơng đốicủa gà trống lai F1(ĐTxLP) thí nghiệm .......... 32

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
cs


:cộng sự

CTV

: cộng tác viên

ĐC

: Đối chứng

F1 (ĐT x LP)

: (♂ Đông Tảo x ♀ Lƣơng Phƣợng)

KPDT

: khẩu phần duy trì

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

VCKTA

: vật chất khô thức ăn

viii



TRÍCH YẾU KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên tác giả: Nguyễn Thị Phƣơng Thảo

Mã sinh viên: 610565

Tên đề tài:“Khả năng sinh trưởng của gà lai F1(♂Đông Tảo X ♀LươngPhượng)
nuôi bằngthức ăn tự phối trộn”
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 7620106

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
 Đánh giá khả năng sinh trƣởng và hiệu quả chăn nuôi của gà lai
F1(♂Đông Tảo x ♀Lƣơng Phƣợng) nuôi bằngthức ăn tự phối trộn.
 Tìm hiểu quy trình chăm sóc và ni dƣỡng tại địa điểm thực tập.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm đƣợc theo dõi trên đàn gà lai (♂Đông Tảo x ♀Lƣơng Phƣợng),
số lƣợng 60 con chia thành 2 lô, mỗi lô 30 con theo dõi khả năng sinh trƣởng từ
6-13 tuần tuổi. Đàn gà đƣợc nuôi thả tự do và cho ăn theo 2 phƣơng thức thức
ăn khác nhau.

Kết quả chính và kết luận:
Từ những kết quả thu đƣợc trong thí nghiệm, ta rút ra đƣợc những kết luận
nhƣ sau: tỷ lệ nuôi sống từ 6-13 tuần tuổi đạt 100%; khối lƣợng cơ thể đàn gà nuôi
đến tuần tuổi 13 đạt trung bình 2831 gam ở lơ đối chứng và 2630 gam ở lơ thí
nghiệm; tăng trọng trung bình 16,02g/con/ngày ở lơ đối chứng và 14,45g/con/ngày
ở lơ thí nghiệm; tiêu tốn thức ăn trung bình là 121,05g/con/ngày ở lơ đối chứng và
129,35g/con/ngày ở lơ thí nghiệm; tiêu tốn thức ăn trên kg tăng trọng trung bình
FCR 3,16 ở lơ đối chứng và 3,78 ở lơ thí nghiệm.


ix


Phần I

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà đã có sự
phát triển mạnh mẽ về quy mơ chăn ni và sản lƣợng thịt. Số lƣợng gà năm
2010 là 21,8 triệu con đến năm 2019 là 38,25 triệu con, tăng 74.45% so với năm
2010. Số lƣợng gà thƣơng phẩm năm 2010 là 17,1 triệu con đến năm 2019 là
30,55 triệu con, tăng 78,64% so với năm 2010 (Thống kê chăn nuôi, 2020).
Trong quy mô đàn gà, chủ yếu là gà thƣơng phẩm, chiếm tới 79,86% tổng đàn.
Điều đáng quan tâm nhất trong chăn ni gà thƣơng phẩm là chi phí thức ăn
chiếm trên 70% tổng giá thành sản phẩm (Ewan, 2001; Myer and Brendemuhl,
2001).
Hiện nay, trên thị trƣờng đã có nhiều sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
thƣơng mại nhƣng chỉ dành cho nuôi gà công nghiệp sử dụng các giống gà tiêu
chuẩn. Ngày nay, các tổ hợp lai gà lông màu (các giống gà nhập nội lai với
giống gà địa phƣơng) nuôi theo phƣơng thức thả vƣờn đang phát triển mạnh ở
nƣớc ta. Tuy nhiên, những nghiên cứu về khẩu phần thức ăn cho dòng gà này
còn hạn chế, chỉ tập trung đánh giá sự ảnh hƣởng của các chất bổ sung vào khẩu
phần ăn cơ sở đến năng suất sinh trƣởng của đàn gà.
Ngƣời chăn nuôi thƣờng sử dụng thức ăn nuôi gà theo kinh nghiệm, giai
đoạn đầu thƣờng là thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh cơng nghiệp, đến giai đoạn
trƣớc xuất bán 1-2 tháng thì sử dụng thức ăn tự phối trộn, hoặc sử dụng thức ăn
hỗn hợp hồn chỉnh cơng nghiệp cho tất cả giai đoạn nuôi. Nguồn thức ăn sử
dụng nuôi gà chủ yếu là ngơ (chiếm tới 90% khẩu phần), thóc và rau xanh. Công
thức thức ăn do ngƣời dân tự phối trộn cho gà là thiếu cân đối và chƣa phù hợp

do đó hiệu quả sử dụng thức ăn chƣa cao, thời gian nuôi kéo dài làm cho tổng

1


giá thành sản phẩm tăng. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp đƣợc sản xuất cho
các giống gà tiêu chuẩn trong chăn ni các tổ hợp lai lơng màu có giống gà nội
là một trong những nguyên nhân làm tăng giá thành sản phẩm, do nguồn thức ăn
này chƣa thực sự phù hợp nên hiệu quả đạt đƣợc thƣờng không cao.
Chính vì những yếu tố trên, đề tài “Khả năng sinh trưởng của gà lai F1
(♂Đông Tảo x ♀Lương Phượng) nuôi bằng thức ăn tự phối trộn” đƣợc thực
hiện nhằm nghiên cứu và tạo ra công thức thức ăn tối ƣu với hàm lƣợng dinh
dƣỡng cân bằng, đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi các tổ hợp lai gà lông màu, từ
đó làm giảm chi phí thức ăn sử dụng cho 1kg tăng khối lƣợng, mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Đánh giá khả năng sinh trƣởng và hiệu quả chăn nuôi của gà lai
F1(♂Đông Tảo x ♀Lƣơng Phƣợng) ni bằngthức ăn tự phối trộn.
 Tìm hiểu quy trình chăm sóc và ni dƣỡng tại địa điểm thực tập.
1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC
1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn
Nhằm tìm ra cơng thức thức ăn phù hợp, đạt hiệu quả cao, mang lại giá trị
kinh tế lớntrong chăn nuôi các tổ hợp gà lai lông màu ở nƣớc ta hiện nay.
1.3.2. Ý nghĩa khoa học
Kết quảtrong nghiên cứu này là tài liệu, thông tin và cơ sở giúp các nhà
khoa học thiết lập đƣợc khẩu phần ăn phù hợp, cân bằng. Từ đó giúp ngƣời chăn
nuôi đạt đƣợc hiệu quả cao trong chăn nuôi gà lai F1 (Đông Tảo x Lƣơng
Phƣợng) và gà thƣơng phẩm lông màu.

2



Phần II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA SINH TRƢỞNG
2.1.1. Khái niệm sinh trƣởng
Sinh trƣởng là một q trình tích lũy các chất hữu cơ bởi các q trình
đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài bề ngang, khối lƣợng của các
bộ phận và cơ thể vật ni trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trƣớc. Sinh
trƣởng là quá trình diễn ra đồng thời, liên tục trong cơ thể động vật cũng nhƣ
trong cơ thể gia cầm (Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đƣờng, 1992).
Nói cách khác, sinh trƣởng là sự tăng lên về khối lƣợng, kích thƣớc của cơ
thể do kết quả của sự phân chia tế bào dinh dƣỡng. Sinh trƣởng trƣớc hết là kết
quả của sự phân chia tế bào, tăng lên về thể tích và các chất ở mơ tế bào để tạo
nên sự sống, trong đó sự tăng số lƣợng và thể tích tế bào là q trình quan trọng
nhất.
2.1.2. Các chiều đo cơ thể của gia cầm
Là chỉ tiêu để xác định sự phát triển của gia cầm qua các giai đoạn khác
nhau nhằm theo dõi tốc độ sinh trƣởng, khả năng thích nghi của gia cầm với các
điều kiện ngoại cảnh, chế độ ni dƣỡng chăm sóc. Theo Brands H và Bichel H
(1978) cho biết, giữa khối lƣợng cơ thể và các chiều đo có mối tƣơng quan
dƣơng. Khi gia cầm sinh trƣởng các chiều đo cơ thể tăng lên đáp ứng nhu cầu
hồn thiện thể vóc của gia cầm trƣớc khi bƣớc vào giai đoạn sinh sản, chính vì
vậy đó các chiều đo cơ thể giúp nắm bắt đƣợc sự phát triển của gia cầm qua các
giai đoạn khác nhau.
Bộ xƣơng gia cầm là thành phần chính cấu tạo lên bộ khung gia cầm, gà có
khung xƣơng lớn, dài sẽ có nhiều chỗ bám cho cơ, tỉ lệ thịt cao hơn những gà có
khung xƣơng nhỏ. Bằng cách quan sát ngoại hình gia cầm ta có thể nhận biết


3


hƣớng sản xuất chính của gia cầm đó. Gia cầm hƣớng trứng có hình dáng thon,
nhỏ, khối lƣợng cơ thể thấp, đầu nhỏ, cổ dài, nhanh nhẹn. Gia cầm hƣớng thịt có
thân hình to, ngực nở, đùi, lƣờn rất phát triển, dáng nặng nề, khối lƣợng cơ thể
lớn. Gia cầm kiêm dụng có hình dáng trung gian giữa gia cầm hƣớng trứng và
hƣớng thịt (Nguyễn Văn Duy, 2013). Khi đo các chiều đo của gia cầm hƣớng
thịt ta chú ý đến chỉ tiêu dài thân, dài đùi, dài lƣờn vì những chỉ tiêu này quyết
định tỉ lệ thịt đùi và lƣờn.
Một số gia cầm có đặc điểm nổi bật nhƣ gà Đơng Tảo, giá trị chiều đo
vịng chân lớn, vịng chân nhỏ là cơ sở để so sánh với các giống gia cầm khác.
Theo Nguyễn Chí Thành và cs(2009), gà Đơng Tảo có thân hình to, thơ, đùi
dài, vịng chân to, vảy thịt to màu vàng viền đỏ nhạt, ngón chân múp míp, vảy
chân vàng nhạt. Gà Mía có thân hình to, dài, hình chữ nhật, chân hơi cao và
nhỏ hơn gà Đông Tảo và gà Hồ, vảy chân màu vàng nhạt.
2.1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng của gia cầm
Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng của gia cầm với các
mức độ khác nhau nhƣ: yếu tố di truyền, tốc độ mọc lông, dinh dƣỡng và yếu tố
ngoại cảnh.
2.1.3.1. Ảnh hƣởng của yếu tố di truyền
Giống, dịng có ảnh hƣởng lớn đến sự sinh trƣởng. Nhiều cơng trình
nghiên cứu đã cho thấy các giống, dịng có sự sinh trƣởng khác nhau, gà thịt
có tốc độ sinh trƣởng nhanh hơn gà kiêm dụng và gà hƣớng trứng. Trong
cùng một giống, các dòng khác nhau có tốc độ sinh trƣởng khác nhau, thể
hiện qua tăng khối lƣợng cơ thể qua các thời kỳ.
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994), sự khác nhau về khối lƣợng các
giống gia cầm là rất lớn. Các loại gia cầm khác nhau về giới tính thì cũng có
tốc độ sinh trƣởng khác nhau, con trống lớn nhanh hơn con mái. Giống gà
kiêm dụng nặng hơn giống gà hƣớng trứng khoảng 500 – 700g (13 - 30%).


4


Theo Chambers (1990), có rất nhiều gen ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và
phát triển của cơ thể gia cầm. Có gen ảnh hƣởng đến sự phát triển chung, có gen
ảnh hƣởng theo nhóm tính trạng, có gen ảnh hƣởng đến một vài tính trạng riêng
lẻ.
2.1.3.2. Tốc độ mọc lơng
Tốc độ mọc lơng cũng có quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh trƣởng. Tốc độ
mọc lơng là tính trạng di truyền đƣợc quy định bởi Alen liên kết giới tính, trong
cùng một giống gà thì gà mái có tốc độ mọc lơng đều hơn gà trống, đó là do
hormone có gen liên kết ngƣợc chiều với gen giới tính, cùng một giới tính gà có
tốc độ mọc lơng nhanh thì có tốc độ sinh trƣởng và phát triển tốt hơn.
2.1.3.3. Ảnh hƣởng của dinh dƣỡng
Thức ăn là yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình sinh trƣởng của từng
mô trong cơ thể nhƣ mô mỡ, mô cơ và phát triển của gia cầm. Ngồi ra cịn ảnh
hƣởng đến biến động di truyền về sinh trƣởng, nếu không cung cấp đủ các chất
dinh dƣỡng sẽ làm hạn chế khả năng sinh trƣởng, khả năng sản xuất.
Thành phần dinh dƣỡng trong thức ăn có ảnh hƣởng đến sự cân bằng giữa
năng lƣợng và protein, cân bằng giữa axit amin với các chất dinh dƣỡng và
vitamin. Theo Bùi Đức Lũng và cs(1992) để phát huy khả năng sinh trƣởng cần
phải cung cấp thức ăn có chứa đầy đủ và cân bằng các chất dinh dƣỡng đặc biệt
là cân bằng axit amin, cân bằng năng lƣợng và protein. Ngoài ra cần bổ sung
cho gia cầm các chế phẩm sinh học vào trong thức ăn giúp kích thích sinh
trƣởng.
2.1.3.4. Yếu tố ngoại cảnh
Điều kiện ngoại cảnh có ảnh hƣởng rất lớn đến tốc độ sinh trƣởng của gia
cầm qua các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, chế độ chiếu sáng và mật độ nuôi.
 Ảnh hưởng của nhiệt độ

Gia cầm thuộc loại đẳng nhiệt có khả năng giữ thân nhiệt ổn định trong
giới hạn nhất định của nhiệt độ môi trƣờng. Nhiệt độ môi trƣờng nằm trong
5


khoảng 20 -25oC là khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình trao đổi chất,
sự sinh nhiệt và thải nhiệt cân bằng nên thân nhiệt ổn định. Gia cầm trƣởng
thành có thân nhiệt dao động 40,6 - 41,7oC, Khi nhiệt độ q nóng trên 30oC q
trình thải nhiệt bị hạn chế, thân nhiệt có thể tăng từ 1 - 2oC, ngƣỡng thân nhiệt
gây chết là 47oC.
Nhiệt độ môi trƣờng ảnh hƣởng rõ rệt đến sự sinh trƣởng của gia cầm đặc
biệt là đối với gà con. Ở giai đoạn gà con cần nhiệt độ từ 30-36oC. Nếu giai đoạn
này nhiệt độ quá thấp gà con sẽ phải sản sinh ra một lƣợng năng lƣợng để chống
rét làm ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng, gà sẽ đứng tập trung, giảm thu
nhận thức ăn, giẫm đạp lên nhau, nếu nhiệt độ quá cao gà sẽ uống nhiều nƣớc,
kém ăn, phân lỏng dễ mắc bệnh đƣờng tiêu hóa, làm hạn chế khả năng sinh
trƣởng, tỷ lệ chết cao. Để giảm ảnh hƣởng của nhiệt độ tới sự sinh trƣởng của gà
cần thiết kế chuồng ni hợp lí, xây dựng khẩu ăn phù hợp để đảm cho sự sinh
trƣởng và phát triển bình thƣờng của gia cầm.
 Ảnh hưởng của độ ẩm
Độ ẩm thích hợp cho gia cầm từ 65 - 70%, nếu ẩm độ quá thấp hay quá cao
sẽ làm ảnh hƣởng tới sự phát triển cũng nhƣ sức khỏe của đàn gà.
Nếu độ ẩm cao sẽ làm cho thức ăn dễ ôi thiu, tạo điều kiện cho vi khuẩn
nấm mốc phát triển, sản sinh ra nhiều khí NH3 do vi khuẩn phân hủy các axit
Nucleic trong phân và chất độn chuồng. Tất cả các yếu tố trên làm cho gà dễ
mắc các bệnh về đƣờng tiêu hóa nhất là các bệnh do E.coli gây ra.
Nếu độ ẩm thấp sẽ làm cho khơng khí chuồng ni khơ, tạo nhiều bụi nên
gà dễ mắc các bệnh về đƣờng hô hấp nhƣ CRD, IB, nấm phổi.
Vì vậy cần điều chỉnh độ ẩm trong chuồng ni thích hợp để gà phát triển
khỏe mạnh.

 Chế độ chiếu sáng
Ngoài các vấn đề về nhiệt độ và độ ẩm thì chế độ chiếu sáng cũng là một
yếu tố quan trọng ảnh hƣởng lớn đến quá trình sinh trƣởng của gà vì gà rất nhạy
6


cảm với ánh sáng. Khi kéo dài thời gian chiếu sáng sẽ làm tăng địi hỏi về thức
ăn, kích thƣớc cho cơ thể phát triển, làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, gây
hiện tƣợng mổ cắn nhau nhƣng nếu thời gian chiếu sáng ngắn hơn sẽ làm giảm
nhu cầu về thức ăn, giảm tăng trọng.
 Mật độ nuôi
Mỗi giai đoạn sinh trƣởng, mỗi phƣơng thức ni đều có u cầu về mật độ
nuôi nhất định. Nếu nuôi quá thƣa thì lãng phí diện tích chi phí đầu tƣ cao,
nhƣng nếu ni q dày thì ảnh hƣởng lớn đến khả năng sinh trƣởng của gà. Khi
chăn nuôi gà mật độ cao thì hàm lƣợng NH3, CO2, H2S đƣợc sinh ra trong chất
độn chuồng cao. Vì khi mật độ gà đơng thì lƣợng bài tiết thải ra nhiều hơn, trong
khi đó gà cần tăng cƣờng trao đổi chất nên lƣợng nhiệt thải ra cũng nhiều, do đó
nhiệt độ chuồng ni tăng, ảnh hƣởng đến tăng khối lƣợng gà và làm tăng tỷ lệ
chết, giảm hiệu quả chăn ni.
Ngồi các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và mật độ ni thì chế độ
dinh dƣỡng có ảnh hƣởng rất lớn tới sự sinh trƣởng của gia cầm. Tỷ lệ sinh
trƣởng phụ thuộc vào độ tuổi, tốc độ sinh trƣởng và phụ thuộc rất lớn vào mức
độ dinh dƣỡng trong khẩu phần. Theo Bùi Đức Lũng & cs (1992) chỉ ra rằng để
phát huy đƣợc tốc độ sinh trƣởng tối đa cần cung cấp thức ăn tối ƣu với đầy đủ
chất dinh dƣỡng đƣợc cân bằng nghiêm ngặt giữa protein và các axit amin với
năng lƣợng. Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp còn đƣợc bổ sung hàng loạt các chế
phẩm hóa sinh học khơng mang ý nghĩa dinh dƣỡng nhƣng nó kích thích sinh
trƣởng, làm tăng năng suất.
2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ sinh trƣởng
 Sinh trưởng tích luỹ:

Là sự tăng khối lƣợng cơ thể, kích thƣớc các chiều đo trong một đơn vị thời
gian nhất định. Khối lƣợng cơ thể ở tại một thời điểm nào đó là chỉ tiêu đƣợc sử
dụng quen thuộc nhất để chỉ khả năng sinh trƣởng. Xác định đƣợc khối lƣợng cơ
thể sau các khoảng thời gian khác nhau nhƣ: 1 tuần tuổi, 2 tuần tuổi... sẽ cho ta
7


những số liệu về sinh trƣởng tích luỹ. Đối với gà thịt sinh trƣởng tích luỹ là chỉ
số năng suất quan trọng nhất làm căn cứ để so sánh các cá thể, các dòng hoặc
giống với nhau.
Đối với gà đẻ trứng sinh trƣởng tích luỹ (đặc biệt giai đoạn hậu bị) liên
quan chặt chẽ đến khả năng sinh sản của gà ở giai đoạn đẻ trứng. Nếu khối
lƣợng cơ thể nhỏ thì khả năng sinh sản thấp, nếu khối lƣợng cơ thể lớn thì tiêu
tốn thức ăn tăng.
 Sinh trưởng tuyệt đối:
Là sự tăng lên về khối lƣợng, kích thƣớc, thể tích cơ thể trong khoảng thời
gian giữa 2 lần khảo sát. Đồ thị sinh trƣởng tuyệt đối có dạng Parabon.
 Sinh trưởng tương đối:
Là tỷ lệ % tăng lên của khối lƣợng, kích thƣớc và thể tích cơ thể lúc kết thúc
khảo sát so với lúc đầu khảo sát. Đồ thị sinh trƣởng tƣơng đối có dạng Hypebol.
2.2. NHU CẦU DINH DƢỠNG VÀ THỨC ĂN CHO GÀ THỊT
Khẩu phần ăn là yêu cầu số lƣợng và chất lƣợng thức ăn cho cơ thể trong
24 giờ nhằm đáp ứng cho nhu cầu về duy trì và sản xuất (thịt, trứng). Cũng nhƣ
ở các gia cầm khác, khẩu phần thức ăn cho gia cầm chủ yếu có 3 loại:
 Khẩu phần duy trì(KPDT):
Là khẩu phần thức ăn đƣợc sử dụng cho các loại hoạt động sinh lý bình
thƣờng nhƣ đi lại, bay nhảy hay bơi lội, hơ hấp, tuần hồn, tiêu hóa,...và ứng
phó với điều kiện mơi trƣờng sống thay đổi. Nhu cầu vật chất cho duy trì cơ thể
thƣờng chiếm xấp xỉ 60% tổng lƣợng vật chất dinh dƣỡng trong vật chất khơ
thức ăn (VCKTA). Lƣợng vật chất duy trì chủ yếu là lƣợng protein và năng

lƣợng trao đổi có trong khẩu phần thức ăn. Nếu thiếu KPDT sẽ làm giảm sự sinh
trƣởng, phát triển. Nếu thiếu có thể phải huy động các chất dinh dƣỡng chủ yếu
protein, mỡ, dự trữ trong cơ thể duy trì sự sống, dẫn đến khơng những cơ thể
gầy yếu, khơng cịn khả năng chống bệnh, mà sẽ chết.
8


 Khẩu phần sinh trưởng:
Là khẩu phần thức ăn đƣợc sử dụng chuyển hóa làm tăng một khối lƣợng
có thể trong một ngày đêm, hoặc trong một đơn vị thời gian nào đó (hàng ngày,
hàng tuần, hàng tháng). Ví dụ nhƣ một gà Broiler (gà thịt) cuối tuần đầu đạt
118g, kết thúc tuần tuổi thứ hai đạt 320g. Nhƣ vậy, tuần thứ hai tăng trọng (sinh
trƣởng) đƣợc 202g.
 Khẩu phần sản xuất:
Là khẩu phần thức ăn đƣợc sử dụng sản xuất ra thịt, trứng, lông. Khẩu phần
thức ăn cho một gia cầm trong một ngày đêm phải đảm bảo 3 yêu cầu cho duy
trì, sinh trƣởng và sản xuất. Để có khẩu phần thức ăn hồn chỉnh phải xây dựng
cơng thức khẩu phần, ngƣời lập công thức phải biết sử dụng kết hợp các nguyên
liệu sẵn có, rẻ tiền trong nƣớc hoặc phải nhập, các chế phụ phẩm của công nghệ
chế biến hạt ngũ cốc, ngô, mỳ, mạch, cao lƣơng, lúa. Các loại họ đậu, chế biến
cá tôm, cua và các loại động vật khác để vừa đảm bảo yêu cầu các vật chất dinh
dƣỡng cho gia cầm, làm tăng tính thèm ăn.
Để cơ thể vật ni phát triển bình thƣờng cần có 6 yếu tố dinh dƣỡng: năng
lƣợng, protein, lipid, khoáng, vitamin và nƣớc. Các yếu tố này tạo sự tổng hợp
mô cơ, mô mỡ, xƣơng, lông, da và các thành phần khác của cơ thể.
 Nước:
Nƣớc có vai trị rất quan trọng trong q trình trao đổi chất ở gia cầm, việc
thiếu nƣớc uống trong chăn nuôi gà công nghiệp thƣờng gây hậu quả nghiêm
trọng cho đàn gà, gà có thể chết sau 24 giờ bị khát nƣớc, thậm chí thiếu 10%
nƣớc uống gà thịt sẽ chậm lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn kém, năng suất gà đẻ

trứng giảm mạnh hoặc ngƣng đẻ.
Cơ thể gia cầm chỉ có thể tạo ra một lƣợng nhỏ nƣớc từ sản phẩm của các
phản ứng oxy hóa chất dinh dƣỡng (khi trao đổi 1g chất béo tạo ra 1,2g nƣớc, 1g
chất protein tạo ra 0,62g nƣớc, 1g chất glucid tạo ra 0,5g nƣớc), lƣợng nƣớc này
quá ít so với nhu cầu của cơ thể nên hàng ngày gia cầm phải nhận một lƣợng
9


nƣớc từ ngoài qua ăn uống. Trong khi thức ăn của gia cầm (đặc biệt của gà) là
thức ăn khô chỉ chứa 8 - 12% nƣớc vì vậy gà phải đƣợc uống nƣớc tự do, liên
tục hàng ngày.
 Protein:
Là thành phần tham gia cấu tạo nên các tế bào sống, nó tham gia cấu tạo
nên tế bào sống, sinh trƣởng và phát dục, duy trì nịi giống. Tỷ lệ protein chiếm
15 - 35% trong khẩu phần. Do protein đƣợc sử dụng cho duy trì, sinh trƣởng và
sản xuất nên nó thƣờng xuyên phải đƣợc đƣa vào cơ thể. Nếu Protein ăn vào
thấp hơn nhu cầu thì độ sinh trƣởng và điều kiện sống của các mô bào sẽ bị ảnh
hƣởng dẫn đến sự phát triển chậm các cơ quan cần thiết trong cơ thể (Nguyễn
Đức Hƣng, 2006). Các nguyên liệu chứa nhiều Protein nhƣ : khô đậu nành, đậu
phộng,...
 Năng lượng:
Trong dinh dƣỡng gia cầm năng lƣợng thƣờng đƣợc xem là nguồn dinh
dƣỡng giới hạn nhất vì nhu cầu lớn so với các chất dinh dƣỡng khác. Nhu cầu
năng lƣợng của gia cầm có thể đƣợc xác định là mức năng lƣợng cần thiết cho
sinh trƣởng hoặc cho sản xuất trứng và cho duy trì mọi hoạt động sống của cơ
thể. Thiếu năng lƣợng dẫn đến sự suy giảm các quá trình trao đổi chất và các
hoạt động chức năng cơ thể gây nên tình trạng cịi cọc, chậm lớn, năng suất
giảm ở gia cầm sinh sản.
Trong thức ăn chứa 2 dạng chất dinh dƣỡng có thể cung cấp năng lƣợng
chính, đó là Lipid và Glucid:

- Glucid (hay cịn gọi tinh bột): có vai trị cung cấp năng lƣợng, chuyển
hóa thành phần mỡ và đạm cho cơ thể, tạo năng lƣợng để gà chuyển hóa vật chất
và vận động. Glucid chiếm khoảng 60% trong thức ăn cho gia cầm trong các
dạng nguyên liệu nhƣ: bắp, cám, tấm, khoai mì,...

10


- Lipid (hay còn gọi chất béo): là chất dinh dƣỡng cung cấp năng lƣợng
cao cấp hơn 2 lần so với glucid. Đối với gia cầm, lipid tạo một phần năng lƣợng
và chủ yếu tạo mỡ.
 Axit amin:
Gồm 2 nhóm: axit amin khơng thay thế và axit amin có thay thế. Trong các
axit amin khơng thay thế có 2 axit amin là lysin và methionin là quan trọng nhất.
- Lysine: là axit amin quan trọng nhất cho sinh trƣởng. Cần cho tổng hợp
protid, hồng cầu, tạo sắc tố melanin ở lông da. Thiếu lysine sẽ làm gà chậm lớn,
giảm năng suất trứng, giảm hồng cầu, giảm tốc độ chuyển hóa canxi gây cịi
xƣơng, thối hóa cơ, sinh dục rối loạn.Gà thịt yêu cầu tỷ lệ lysine trong thức ăn
là 1,1 - 1,2% trong thức ăn hỗn hợp.
- Methionin: có chứa lƣu huỳnh ảnh hƣởng tới chức năng gan, tuyến tụy,
nó cùng systin để tạo lơng vũ, có tác dụng điều hịa và trao đổi lypid, chống mỡ
hóa gan, tham gia tạo nên serin, cholin, xystin, cần thiết cho sản sinh tế bào,
tham gia tích cực vào q trình đồng hóa và dị hóa trong cơ thể.
 Vitamin:
Tham gia vào thành phần cấu tạo nên một số lƣợng lớn hormone và
enzyme trong cơ thể. Thừa hay thiếu vitamin đều có ảnh hƣởngđến sinh trƣởng,
sinh sản của gia cầm.
 Chất khoáng:
Chất khoáng có vai trị quan trọng trong việc tạo xƣơng ở gà và tham gia
vào các hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Nhu cầu khoáng của gia cầm non và

hậu bị là 2 - 3%, ở gia cầm đẻ là 4 - 7% vì cần nhiều Canxi - Phospho để tạo vỏ
trứng. Một số chất khoáng tham gia vào quá trình tạo máu nhƣ Fe, Cu, Co,…
một số khác tham gia tạo hệ đệm và men xúc tác cho các phản ứng trong cơ thể
nhƣ NaCl, K, Mg, Mn, Zn, I, Se,...

11


2.3. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ
ĐƠNG TẢO, LƢƠNG PHƢỢNG VÀ CON LAI
 Gà Đơng Tảo
Gà Đơng Tảo hay cịn gọi là gà Đơng Cảo, mang tên thơn Đơng Cảo, xã
Đơng Tảo, huyện Khối Châu, tỉnh Hƣng n.
Gà Đơng Tảo có tầm vóc tƣơng đối to, gà trống có lơng màu đỏ sẫm pha
lơng màu đen, cịn gọi là gà trống tía, gà mái lơng màu nâu hoặc vàng nhạt, lơng
cổ có màu nâu sẫm hơn. Giống gà này có đầu to, mắt sâu, mào nụ. Ngoại hình
của gà rất thơ, đặt biệt là xƣơng ống chân rất to. Gà con, sau khi rụng lớp lơng
tơ, lơng chính thức mọc lại rất chậm trong thời gian dài, gà từ 1 - 3 hay 4 tháng
tuổi rất ít lơng. Nếu gặp thời tiết lạnh trong mùa đơng thì tỷ lệ ni sống sẽ rất
thấp.
Khối lƣợng cơ thể thành thục sinh dục của gà Đông Tảo con trống nặng
3,1kg, con mái 2,2kg. Sản lƣợng trứng 76,20 quả/mái/năm. Khối lƣợng trứng
50,62g/quả. Tuổi thành thục sinh dục của gà Đông Tảo với trống là 172 ngày
tuổi, mái là 166,27 ngày tuổi. Tỷ lệ trứng có phơi/số trứng ấp đạt 74,14%. Tỉ lệ
ấp nở trên tổng số trứng đƣa vào ấp khơng cao 59,10% (Nguyễn Thị Phƣơng,
2015). Gà mái có tính địi ấp nhƣng khả năng ấp kém vì gà nặng nề, lên xuống ổ
vụng, chân to nên dễ vỡ trứng.
Khả năng tự tìm kiếm thức ăn của gà Đơng Tảo không cao, chúng đi lại
chậm chạp quanh nhà, gà con khỏe mạnh nhƣng khó ni do gà lúc nhỏ ít lông
chịu rét kém.

 Gà Lương Phượng
Gà đƣợc nhập vào nƣớc ta năm 1998, nuôi tại trại Liên Ninh, Trung tâm
nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc, gồm 1900 con. Theo Nguyễn Duy Hoan (1998),
kết quả theo dõi hai thế hệ nhƣ sau:

12


 Đặc điểm về màu sắc lông ở gà 20 tuần tuổi:
- Thế hệ 1: lơng màu vàng rơm có tỉ lệ 32%, còn lại là mầu sọc dƣa, đốm
hoa đen, đốm hoa là 68%.
- Thế hệ 2: lông màu vàng rơm có tỉ lệ là 25%, cịn lại các màu khác chiếm
là 75%.
 Tỉ lệ nuôi sống:
-Giai đoạn gà con, gà dò và gà đẻ đều đạt 97% trở lên, gà có khối lƣợng mới nở
là 34,5g, đến 20 tuần tuổi, khối lƣợng trung bình gà trống đạt 2639g và gà mái
đặt 2035g. Thế hệ 1 đến 64 tuần tuổi, mỗi mái đẻ đƣợc 165 quả, thế hệ 2 là 171
quả. Tỷ lệ đẻ bình quân của thế hệ I là 54%, thế hệ II là 58%. Gà thế hệ I đẻ cao
nhất là 75% lúc 27 tuần tuổi, đời II là 71% lúc 29 tuần tuổi (nhƣng thế hệ II có
thời gian khai thác dài hơn nên sản lƣợng trứng không kém thế hệ I). Khối lƣợng
trứng 52-55 g/quả. Tỷ lệ trứng có phơi là 95 - 96%, khối lƣợng gà vào lúc đẻ là
1,9 - 2,1kg (gà mái), 2,8 - 3,2kg (gà trống), tỷ lệ ấp nở 80 - 85%.
- Cũng theo tác giả, có thể khẳng định dịng Lƣơng Phƣợng phù hợp với điều
kiện chăn ni và thị hiếu ngƣời tiêu dùng trong nƣớc nên phát triển rất nhanh,
số lƣợng gà đã lên đến hàng triệu con và đƣợc chăn nuôi ở khắp mọi vùng trong
nƣớc.
 Con lai F1(♂Đơng Tảo x♀Lương Phượng)
Đây là hình thức lai giữa giống gà nội có xu hƣớng thịt (gà Đơng Tảo) với
giống gà Lƣơng Phƣợng là giống nhập nội đã thích nghi với điều kiện chăn ni
tại Việt Nam, con lai đƣợc sinh ra có các đặc điểm nổi bật của giống gà Lƣơng

Phƣợng nhƣ là lớn nhanh, khả năng sinh sản tốt, độ đòng đều cao,... đồng thời
phát huy đƣợc những đặc điểm của giống gà Đông Tảo nhƣ khối lƣợng cơ thể
lớn, thịt thơm ngon, thích nghi cao với các điều kiện khí hậu ở nƣớc ta.

13


2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ngày nay nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong cung cấp lƣơng thực
và các loại thực phẩm nuôi sống con ngƣời trên trái đất. Ngành chăn ni khơng
chỉ có vai trị cung cấp các loại thực phẩm cơ bản cho tất cả dân số của cả hành
tinh mà cịn góp phần làm đa dạng nguồn gen và đa dạng sinh học trên trái đất.
Trong đó, chăn ni gia cầm hƣớng thịt có rất nhiều lợi thế.
Trƣớc tình hình đó, thời gian gần đây các quốc gia trên thế giới đã không
ngừng nghiên cứu, lai tạo và chọn lọc để cho ra các giống gà cơng nghiệp có
năng suất cao phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng chăn nuôi, đồng thời nghiên
cứu những khẩu phần thức ăn phù hợp cho chăn nuôi gia cầm hƣớng thịt để đạt
năng suất tốt nhất .
Nghiên cứu của tác giả Pesti và Feletcher(1983), cho biết rằng khi tăng
mức năng lƣợng trong khẩu phần ăn đã làm tăng tốc độ tăng khối lƣợng của gà
broiler.Tuy nhiên, khi tăng mức năng lƣợng khẩu phần tới 3400 Kcal/kg thức ăn
thì khơng có tác dụng nâng cao khối lƣợng của gà.
Nghiên cứu của Baghel và Pradhan (1989), cho biết gà sinh trƣởng tốt với
mức năng lƣợng 2 800 Kcal/kg và mức protein 23%, 22%, 18% ứng với 3 giai
đoạn nuôi. Khi tăng năng lƣợng trong khẩu phần sẽ làm tăng lƣợng mỡ. Khi
tăngprotein khẩu phần sẽ làm tăng tỷ lệ nƣớc và protein trong thịt nhƣng làm
giảm lƣợng mỡ và năng lƣợng trong thịt .
Nhƣ vậy, nghiên cứu về chế độ dinh dƣỡng cho gà broiler ở nƣớc ngoài đã
đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên chƣa có cơng trình nghiên cứu nào

trên thế giới về khẩu phần ăn đối với giống gà lai (Đông Tảo x Lƣơng Phƣợng).
2.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Trong những năm qua, chăn ni gia cầm đã có những bƣớc phát triển vƣợt
bậc. Cũng nhƣ các nghiên cứu trên lợn, các nghiên cứu về xác định nhu cầu dinh
dƣỡng cho gia cầm trong thời gian qua chủ yếu tập trung xác định nhu cầu năng
14


lƣợng, protein và axít amin cũng nhƣ tỷ lệ giữa chúng cho gia cầm. Nghiên cứu
về nhu cầu dinh dƣỡng cho gia cầm trong thời gian qua chủ yếu tập trung ở gà
và vịt, còn các đối tƣợng khác nhƣ cút, bồ câu… chƣa đƣợc quan tâm, nghiên
cứu nhiều. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về mức ăn hàng ngày cho gà giống sinh
sản hƣớng thịt cũng đƣợc quan tâm.Hiện nay có rất nhiều cơng trình nghiên cứu
về dinh dƣỡng thức ăn trong khẩu phần chăn nuôi cho gia cầm.
Trên đối tƣợng gà thịt thƣơng phẩm, có rất nhiều nghiên cứu xác định nhu
cầu dinh dƣỡng để cải thiện năng suất, giảm chi phí thức ăn vì đây là đối tƣợng
có tốc độ sinh trƣởng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp nếu khẩu phần cần đƣợc cân
đối hợp lý. Nghiên cứu về dinh dƣỡng cho gà thịt trong thời gian qua cũng đã có
nhiều tiến bộ vƣợt bậc. Cùng với sự cải thiện về con giống, nghiên cứu về dinh
dƣỡng cho gà thịt đã góp phần cải thiện năng suất của gà, rút ngắn thời gian nuôi
thịt từ 10-12 tuần xuống còn 6-7 tuần và cải thiện hệ số chuyển hố thức ăn đáng
kể xuống cịn xấp xỉ 2kg thức ăn cho 1kg tăng trọng.
Lã Văn Kính và ctv (1999) đã nghiên cứu trên 1600 gà thịt, so sánh ảnh
hƣởng của cân bằng axit amin tiêu hoá với cân bằng axit amin tổng số và cho
thấy rằng cân bằng axit amin tiêu hoá cho kết quả tốt hơn đặc biệt là khẩu phần
chứa các nguyên liệu có tỷ lệ tiêu hoá protein thấp nhƣ cám gạo.Hồ Lam Sơn và
ctv (2001) đã nghiên cứu các cơng thức khẩu phần ăn thích hợp cho gà thịt lông
màu Kabir.Trần Quốc Việt và ctv (2001) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của hàm
lƣợng năng lƣợng và tỷ lệ các axit amin giới hạn quan trọng trong khẩu phần
đến sinh trƣởng và chuyển hoá thức ăn của gà thịt lơng màu Tam hồng và

Kabir.

15


×