Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nhận diện an toàn xã hội ở cộng đồng đô thị hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại phường bồ đề quận long biên thành phố hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 108 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI QUANG KHÁNH

NHẬN DIỆN AN TỒN XÃ HỘI Ở CỘNG ĐỒNG
ĐƠ THỊ HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại phường Bồ Đề - quận Long Biên –
thành phố Hà Nội)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI – 2021


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

NHẬN DIỆN AN TỒN XÃ HỘI Ở CỘNG ĐỒNG
ĐƠ THỊ HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại phường Bồ Đề - quận Long Biên –
thành phố Hà Nội)

Tên sinh viên

: BÙI QUANG KHÁNH

Mã sinh viên

: 623690


Ngành đào tạo

: XÃ HỘI HỌC

Lớp

: K62XHH

Niên khóa

: 2017-2021

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN ĐỨC CHIỆN

HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận này được thực hiện một cách nghiêm túc, trung
thực bằng nỗ lực nghiên cứu của chính tác giả, khơng gian lận, khơng sao chép
từ các tài liệu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của tồn bộ nội dung khóa luận
tốt nghiệp.
Người Cam Đoan

Bùi Quang Khánh

i



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ đến từ gia đình, bạn bè, thầy cơ, những người đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn, giúp đỡ cho tơi trong suốt q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Nguyễn Đức
Chiện. Đã nhiệt tình, tận tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tôi về mặt kiến thức, phương
pháp và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong q trình nghiên cứu
giúp tơi hồn thành khóa luận này.
Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Khoa học Xã hội
cũng như các thầy cô trong bộ môn Xã hội học đã truyền đạt những kiến thức và
tạo điều kiện cho tôi học tập và rèn luyện trong suốt 4 năm vừa qua.
Lời cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban lãnh đạo phường
Bồ Đề vì trong quá trình tơi thực hiện khóa luận tốt nghiệp đã hết sức nhiệt tình
cung cấp cho tơi những thơng tin và số liệu, giúp đỡ để tơi có thể hồn thành được
đề tài này. Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn tới những người dân tại địa bàn
phường Bồ Đề đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp thơng tin q báu để tơi có thể
thuận lợi thu thập thơng tin phục vụ cho đề tài.
Do khả năng còn hạn chế nên báo cáo cịn gặp nhiều thiếu sót, tơi mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cơ và các bạn để tơi có thể hồn thiện
khóa luận một cách tốt và hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên

Bùi Quang Khánh

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
NGƯỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... vii
DANH MỤC HỘP ............................................................................................. viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ ix
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .................................................................................... x
PHẦN 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3

1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3
1.3.

Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................. 4

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 4
1.3.2. Khách thể nghiên cứu.................................................................................. 4
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 5
2.1.


Các nghiên cứu nền cho đề tài nghiên cứu ................................................. 5

2.1.1. Lý thuyết sinh thái học xã hội của Robert Park .......................................... 5
2.1.2. Lý thuyết kiểm soát xã hội .......................................................................... 6
2.2.

Quan điểm của Đảng và Chính sách Nhà Nước về An tồn xã hội ........... 7

2.2.1. An tồn giao thơng ...................................................................................... 8
iii


2.2.2. An toàn thực phẩm .................................................................................... 10
2.2.3. An toàn vệ sinh lao động .......................................................................... 12
2.2.4. An toàn dịch bệnh (Covid-19) .................................................................. 13
2.3.

Một số báo cáo dữ liệu cụ thể trong nước trong năm gần đây ................. 13

2.3.1. Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục thống kê .............. 13
2.3.2. Một số số liệu thống kê cụ thể về một vài khía cạnh an tồn xã hội
trên địa bàn Hà Nội trong thời gian gần đây ............................................ 16
2.4.

Một số nghiên cứu nước ngoài ................................................................. 19

2.5.

Các khái niệm cơ bản................................................................................ 22


2.5.1. Khái niệm an toàn xã hội .......................................................................... 22
2.5.2. Khái niệm an tồn giao thơng ................................................................... 22
2.5.3. Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm ...................................................... 22
2.5.4. Khái niệm an toàn lao động ...................................................................... 23
2.5.5. Khái niệm việc làm ................................................................................... 23
2.5.6. Khái niệm dịch bệnh ................................................................................. 23
2.5.7. Khái niệm văn hố đơ thị .......................................................................... 23
2.5.8. Khái niệm đô thị ....................................................................................... 23
2.5.9. Khái niệm cộng đồng ................................................................................ 24
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................... 25
3.1.

Chọn địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 25

3.2.

Phương pháp thu thập thông tin ................................................................ 26

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ................................................... 26
3.2.2. Phương pháp thu thâp thông tin sơ cấp .................................................... 26
3.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.................................................... 27

3.4.

Khung phân tích ........................................................................................ 27
iv



PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 29
4.1.

Khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội và một số khía cạnh ATXH ở
dơ thị hiện nay........................................................................................... 29

4.1.1. Tình hình ATXH ở đơ thị nói chung trên 3 khía cạnh mà đề tài quan
tâm............................................................................................................. 29
4.1.2. Tình hình ATXH trên 3 khía cạnh ở Bồ Đề .............................................. 34
4.1.3. Đặc điểm nhân khẩu xã hội ở cộng đồng đô thị........................................ 36
4.1.4. Tiểu kết ...................................................................................................... 39
4.2.

Ý kiến của các nhóm cư dân về các khía cạnh ATXH ở cộng đồng đơ
thị hiện nay................................................................................................ 40

4.2.1. Về an tồn giao thơng tại địa phương ....................................................... 40
4.2.2. Về an toàn thực phẩm tại địa phương ....................................................... 45
4.2.3. Về an toàn về lao động việc làm, dịch bệnh ở địa phương ....................... 53
4.2.4. Tiểu kết ...................................................................................................... 59
4.3.1. Hệ quả đối với cá nhân .............................................................................. 59
4.3.2. Hệ quả đối với cộng đồng ......................................................................... 60
4.3.3. Phương tiện truyền thông người dân tiếp cận thông tin mất ATXH ........ 62
4.3.4. Một số kiến nghị về phương thức tuyên truyền ATXH phù hợp và
hiệu quả tại địa phương............................................................................. 64
4.3.5. Tiểu kết ...................................................................................................... 65
PHẦN 5. KẾT LUẬN ......................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 68
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 71


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4. 1 Độ tuổi và giới tính người được phỏng vấn ....................................... 36
Bảng 4. 2 Người dân đánh giá mức sống của bản thân trên địa bàn................... 39
Bảng 4. 3 Đánh giá sự đảm bảo của cơ sở hạ tầng giao thông ........................... 41
Bảng 4. 4 Nguồn gốc xuất xứ thực phẩm tại địa phương đảm bảo tiêu chuẩn Vệ
sinh an toàn thực phẩm........................................................................................ 46
Bảng 4. 5 Thực phẩm tươi sống trên địa bàn chế biến và bảo quản đảm bảo không
............................................................................................................................. 49
Bảng 4. 6 Phân phối và quản lý thực phẩm trên địa bàn đảm bảo chưa ............. 51
Bảng 4. 7 Ý kiến người dân về người dân về lao động việc làm có được đảm bảo
khơng ................................................................................................................... 54
Bảng 4. 8 Đánh gíá cơng tác phịng chống dịch bệnh Covid-19 ........................ 56
Bảng 4. 9 Thông tin tình trạng mất ATXH người dân được biết qua đâu .......... 62

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 Trình độ học vấn của người được phỏng vấn ..................................... 37
Biểu đồ 2 Nghề nghiệp của người được phỏng vấn ............................................ 38
Biểu đồ 3 Lý do chủ yếu cho sự khơng an tồn giao thông ................................ 43
Biểu đồ 4 Lý do thực phẩm không nguồn gốc xuất xứ thực phẩm không đảm bảo
vẫn tồn tại ............................................................................................ 47
Biểu đồ 5 Mức độ thường xuyên truy xuất nguồn gốc thực phẩm ..................... 48
Biểu đồ 6 Lý do chế biến bảo quản chưa đảm bảo ............................................. 51
Biểu đồ 7 Lý do phân phối và quản lý thực phẩm trên địa bàn chưa đảm bảo... 52
Biểu đồ 8 Lý do gây nên lao động việc làm không đảm bảo .............................. 55

Biểu đồ 9 Lý do cơng tác phịng chống dịch chưa an toàn ................................. 57
Biểu đồ 10 Hệ quả mất ATXH gây ra theo nhận thức của người dân ................ 61
Biểu đồ 11 Phương thức tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATXH ............... 64

vii


DANH MỤC HỘP
Hộp 1 Đánh giá của người dân về cơ sở hạ tầng giao thông không đảm bảo..... 41
Hộp 2. Ý kiến người dân về mức độ thường xuyên truy xuất nguồn gốc
thực phẩm ................................................................................................ 49

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATXH

An toàn xã hội

ATGT

An tồn giao thơng

ATTP


An tồn thực phẩm

NLĐ

Người lao động

NTD

Người tiêu dùng

UBP

Uỷ ban phường

PVS

Phỏng vấn sâu

ix


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Đề tài “Nhận diện an tồn xã hội ở cộng đồng đô thị hiện nay” được tiến
hành thực hiện nhằm tìm hiểu về nhận thức ATXH ở cộng đồng đơ thị hiện nay,
trong đó gồm có những vấn đề nổi cộm như An tồn giao thơng, an toàn thực phẩm,
an toàn lao động và dịch bệnh. Cũng như đánh giá về các mối nguy hiểm, gây mất
an tồn xã hội nói chung và các vấn đề ATGT, ATTP, ATLĐ&DB nói riêng.
Qua điều tra 74 cư dân cộng đồng đô thị và 10 PVS bao gồm: 01 PVS đối
với tổ trưởng dân phố, 09 PVS cho các cư dân ở độ tuổi ngành nghề và giới tính

ngẫu nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra ý kiến của các nhóm cư dân về các khía cạnh
liên quan đến thực trạng và hệ quả ATXH ở đơ thị hiện nay.
Về tình hình ATGT trên địa bàn, được Nhà nước các cấp ban ngành quan
tâm và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thơng chất lượng đảm bảo, nhưng chính
vì q chủ quan với những gì đạt được vơ tình họ lại can thiệp q sâu giữa các
bên vơ hình trung gây ra chồng chéo, phá tan đi cảnh quan đơ thị. Bên cạnh đó ý
thức người dân chưa được cao, chưa đồng bộ được với cơ sở hạ tầng để giữ gìn
và phát triển
Về tình hình ATTP trên địa phương có những chuyển biến tích cực từ các cấp
quản lý cấp phép lưu hành để hình thành nơi bn bán sản xuất trao đổi hàng hố
thực phẩm an tồn, nâng cao đời sống nhân dân và tăng cường sức khoẻ nhân dân.
Bên cạnh đó vẫn cịn một vài điểm đen cần làm sáng tỏ, như ý thức người dân trong
việc lựa chọn thực phẩm, “lợi nhuận vượt trên sức khoẻ” cũng đáng lưu tâm.
Về tình hình ATLĐ&DB lần đầu được đưa vào nghiên cứu xen kẽ, chỉ ra
NLĐ đang sống trong một môi trường chưa được đảm bảo, bị ảnh hưởng chính
do dịch bệnh Covid-19 hồnh hành khiến cơng việc “cần câu cơm” lao đao, điêu
đứng. Người dân gặp khó khăn trong cuộc sống.
Có thể nói, hệ quả liên quan đến ATGT, ATTP, … Đã và đang để lại nhiều
hệ luỵ liên quan đến ATXH trong cuộc sống của cư dân đơ thị địi hỏi cơ quan
chức năng, chính quyền sở tại cần quan tâm để có những chính sách nhằm đảm
bảo cuộc sống an toàn cho người dân đơ thị
Từ khóa: An tồn xã hội, cộng đồng đơ thị, nhận diện
x


PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Đã hơn 30 năm trôi qua kể từ ngày Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi Mới,
phát triển xây dựng đất nước thực sự đáng ghi nhận. Nước ta đã đạt được những
thành tựu đáng kể về mặt kinh tế xã hội, xố đói giảm nghèo, cải thiện và nâng

cao chất lượng cuộc sống, tuy nhiên bên cạnh đó cịn những vấn đề tồn tại chưa
được giải quyết triệt để gây nhức nhối dư luận, đặt ra cho các nhà quản lý bài toán
cần lời giải. Một trong số đó là an tồn xã hội nói chung và an tồn xã hội đơ thị
nói riêng trong bối cảnh biến đổi kinh tế - xã hội diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng
như vũ bão trong thời đại mới.
Đổi mới kinh tế và chính trị năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế Việt
Nam từ Một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia thu nhập
trung bình khá, tính đến năm 2019 GDP đầu người đang ở mức 2.700 USD, với
hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tiếp theo, Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ
dân số một cách chóng mặt khi tăng lên 96,5 tr dân (2019) kéo theo đó nhiều cơ
hội cũng như thách thức về nhiều mặt của xã hội. (World Bank Vietnam, 2021)
Trong những năm qua, khu vực đơ thị ngày càng thể hiện được vai trị tiềm năng
đầu tàu dẫn dắt về phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước, đóng góp
khoảng 70% GDP cả nước, chiếm tỉ trọng chi phối trong ngân sách, xuất khẩu,
sản xuất công nghiệp. Giai đoạn 2011 - 2020, Việt Nam đã chú trọng phát triển
các đô thị theo hướng đáp ứng những yêu cầu, xu thế thời đại về nâng cao chất
lượng cuộc sống, thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và đô thị thơng
minh. Điều này được thể hiện trong các chính sách về phát triển đô thị. Việc xây
dựng và triển khai thực hiện quy hoạch chung giúp các đơ thị có định hướng phát
triển tốt hơn, công tác quản lý kiến trúc đơ thị được quan tâm; chương trình phát
triển đơ thị được triển khai tại một số đô thị lớn, như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, Hải Phịng,... góp phần làm cho các đơ thị có diện mạo khang
trang, sạch sẽ hơn, hệ thống hạ tầng đầy đủ, tiện nghi hơn. Sự hình thành hàng
trăm khu đơ thị mới với thiết kế hiện đại, đầy đủ tiện ích đã góp phần tạo điểm
1


nhấn về cảnh quan kiến trúc cho các đô thị, tạo các nơi ở chất lượng cao cho cộng
đồng dân cư... (Vũ Trọng Lâm, Nguyễn Thị Diễm Hằng, 2021) Cùng với đó, các
dịch vụ ở đơ thị được thực hiện càng ngày càng tốt hơn. Chất lượng dịch vụ vận

chuyển hành khách công cộng được nâng cao, cả về chất lượng, số lượng, đa dạng
hố các loại hình, hàng loạt tuyến và xe buýt được đầu tư chạy điện, kết hợp thêm
tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đơng, góp phần giảm thải khí thải nhà
kính, giảm ùn tắc giao thông, làm đẹp và tạo nên một cuộc sống xanh – tiện ích –
văn minh. Bên cạnh đó, khu vực đô thị là nơi thuận lợi và tạo động lực phát triển
cho khu vực nông thôn thông qua nhiều hình thức như: tạo ra hàng triệu việc làm
mới, thu hút, quy tụ lao động các địa phương ở mọi trình độ; là nơi tiêu thụ chủ
yếu hàng nơng sản và các sản vật địa phương; cung cấp toàn bộ các dịch vụ giáo
dục, y tế chất lượng cao khơng chỉ phục vụ cư dân đơ thị, mà cịn phục vụ khu
vực nơng thơn. Ngồi ra, đơ thị cịn có đóng góp lớn trong thực hiện các hoạt động
an sinh xã hội, mà tiêu biểu là giảm nghèo quốc gia và có vai trị quan trọng trong
việc liên kết với các vùng nông thôn để tạo thế trận an ninh - quốc phịng.
Nhìn sơ qua có thể thấy sự phát triển này là đáng khích lệ. Bên cạnh những
mặt tích cực đáng ghi nhận thì cịn đó những điểm hạn chế. Không gian đô thị
ngày càng mở rộng cả về quy mơ diện tích lẫn quy mơ dân cư với tốc độ nhanh
nhưng đều có hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển, trình độ dân trí chưa cao,
các loại hình kinh tế vẫn nhỏ lẻ, manh mún; người dân vẫn duy trì văn hóa, sinh
hoạt theo truyền thống nơng thơn, chưa thích ứng được với cuộc sống đơ thị. Cùng
với đó, nhiều đơ thị có tốc độ tăng dân số cao, gây áp lực lớn đến hệ thống kết cấu
hạ tầng, hệ thống y tế và an sinh xã hội làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
vận tải và y tế công cộng, đất giao thông trong đơ thị tỷ lệ cịn thấp và năng lực
vận tải công cộng chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Nhiều đô thị, nhất là các khu đô thị
mới thiếu cây xanh, công viên, mặt nước; thiếu trường học, trạm y tế, sân chơi
cho trẻ em, người già và các đối tượng khác; kiến trúc khu vực đô thị và khu vực
nơng thơn cịn lộn xộn, thiếu bản sắc theo vùng, miền và đặc trưng đô thị; kết nối
hạ tầng giữa các đô thị và giữa đô thị trung tâm với các khu đô thị mới mở rộng,
giữa đô thị với các vùng nơng thơn cịn nhiều yếu kém. Thế nên những mặt hạn
2



chế này gây nên sự “mất an toàn xã hội” dấy lên nhiều nhức nhối như an tồn giao
thơng ở đô thị đáng báo động về số và lượng vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm sạch
đến mức độ đỏ cho người tiêu dùng, các việc làm lao động đang thiếu nhân lực
chất lượng cao, cùng với đó là thách thức to lớn khi đối mặt với dịch Covid-19
đang chuyển biến phức tạp.
Cho đến nay, tơi nhận thấy chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu xã hội học
nào phân tích tổng quát, lý giải đầy đủ cho vấn đề an toàn xã hội, đa phần chỉ
dừng ở mức nêu thực trạng ở khía cạnh luật học, tâm lý học, dịch tễ học hay tội
phạm học ở mức đơn nhất . Vì những lý do nêu trên ảnh hưởng trực tiếp tới cộng
đồng tôi đang sinh sống nên tôi quyết định đi vào nghiên cứu đề tài “Nhận diện
an toàn xã hội ở cộng đồng đô thị hiện nay” để trả lời và làm rõ cho câu hỏi:
Thực trạng an toàn xã hội ở cộng đồng đô thị diễn ra như thế nào? Do đề tài quá
rộng nên chuyên tâm tập trung vào 3 vấn đề chính cốt lõi của cộng đồng đơ thị đó
là An tồn giao thơng, An tồn thực phẩm, An toàn lao động & dịch bệnh, Cách
nhận diện và đánh giá xem cộng đồng này có thực sự an toàn hay mất an toàn ở
điểm nào trong 3 vấn đề trên? Nâng cao nhận thức và giảm thiểu rủi ro cho người
dân sống trong cộng đồng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nhận diện chung về vấn đề an tồn xã hội ở cộng đồng đơ thị hiện nay qua
khảo sát tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, tp Hà Nội
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khái quát tình hình kinh tế xã hội An tồn xã hội ở cộng đồng đô thị hiện
nay thông qua khảo sát tại địa bàn phường Bồ Đề, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
- Nhận diện ý kiến của người dân về các khía cạnh an tồn xã hội ở cộng
đồng đơ thị hiện nay qua khảo sát tại địa bàn phường Bồ Đề, quận Long Biên, tp
Hà Nội.
3



- Đánh giá hệ quả về an toàn xã hội mang lại đối với cá nhân và cộng đồng
đô thị hiện nay thông qua khảo sát tại địa bàn phường Bồ Đề, quận Long Biên, tp
Hà Nội. i8
1.3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu
Nhận diện các khía cạnh An tồn xã hội trong cộng đồng đô thị hiện nay
1.3.2. Khách thể nghiên cứu
Người dân trong cộng đồng đô thị (nghiên cứu trường hợp tại phường Bồ
Đề, quận Long Biên, tp Hà Nội)
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi nội dung
Trong đề tài này do điều kiện và thời gian có hạn nên chỉ tập trung nghiên cứu
trong 3 khía cạnh về an tồn xã hội như sau: An tồn giao thơng, an tồn vệ sinh
thực phẩm, an toàn lao động & dịch bệnh.
b) Phạm vi không gian
Phường Bồ Đề, quận Long Biên, tp Hà Nội.
c) Phạm vi thời gian
Thu thâp thông tin thứ cấp, số liệu từ 2011 đến năm 2021. Điều tra, khảo sát thực
tiễn 2021

4


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các nghiên cứu nền cho đề tài nghiên cứu
2.1.1. Lý thuyết sinh thái học xã hội của Robert Park
Robert Park (1864 – 1944) là một nhà xã hội học đô thị người Mỹ. Một trong
những người đóng vai trị hàng đầu trong sự phát triển của trường phái Chicago.
Ông được biết tới với các nghiên cứu về sinh thái con người, quan hệ chủng tộc,
di cư của con người, sự đồng hoá văn hoá, các phong trào xã hội và sự vô tổ chức

xã hội.
Năm 1920 Park khởi đầu bắt nguồn từ sinh thái học sinh học, trường phái
này đặc biệt quan tâm đến các điều kiện phát triển của các thành phố lớn, sự hình
thành và phát triển của các hệ dân cư đô thị, sự tách biệt nội bên trong họ về cách
sử dụng không gian – xã hội, sự phân bố không gian của các hiện tượng “bệnh lý
xã hội” như tội phạm, bệnh tâm thần, nạn mại dâm và các dạng đặc trưng cho tổ
chức xã hội ở những khu nhà ở cách biệt.
Trong đó Park đặt ra thuật ngữ sinh thái nhân văn, nghiên cứu mối quan hệ
giữa con người và môi trường tự nhiên, xã hội và môi trường xây dựng của họ.
Bản thân Park giải thích sinh thái học con người “về cơ bản là một nỗ lực để điều
tra các quá trình cân bằng sinh học và cân bằng xã hội bị xáo trộn, sự chuyển đổi
được thực hiện từ trật tự tương đối ổn định này sang trật tự khác” Park nhận thấy
rằng nên tảng quan trọng nhất trong hệ thống sinh thái nhân văn của là ơng khái
niệm cạnh tranh, đó là đặc điểm chính của mức độ sinh tồn của sự sống. Ơng
khẳng định rằng con người bị hạn chế ở một số khu vực khi cạnh tranh và sự hạn
chế cạnh tranh này là điều cho phép để tồn tại khái niệm xã hội hiện đại của chúng
ta, cạnh tranh sinh thái có thể được biểu hiện thơng qua sự thống trị và kế thừa.
Park tiếp tục củng cố sinh thái nhân văn bằng cách phát triển chương trình nghiên
cứu đơ thị cùng với Ernest W.Burgess đã phát triển một lý thuyết sinh thái đô thị,
lý thuyết này đề xuất các thành phố là môi trường giống như môi trường tự nhiên.
5


Họ cho rằng thành phố được điều hành bởi nhiều lực lượng khác nhau và bên cạnh
đó họ cảm thấy sự cạnh tranh đó khá lớn: tranh giành tài nguyên đô thị, đất đai
dẫn đến sự phân chia không gian đơ thị hình thành các hốc sinh thái. Trong những
hốc này, con người có những đặc điểm xã hội giống nhau vì họ phải chịu áp lực
sinh thái khác nhau. (Robert Park & Ernest Burgess, 1925)
Áp dụng lý thuyết vào đề tài nghiên cứu để tìm ra địa điểm nghiên cứu đang
nằm ở đang ở đâu trong vòng tròn đồng tâm, và vị trí đó gây ra ảnh hưởng tác

động thuận lợi hay khó khăn thế nào đến “an tồn đơ thị”, nhận thức đánh giá của
người dân trong vịng trịn đó về vấn đề an tồn giao thơng, vệ sinh an toàn thực
phẩm, hay việc làm lao động cũng như dịch bệnh, có khác các vịng trịn khác
trong cộng đồng đơ thị khơng?
2.1.2. Lý thuyết kiểm sốt xã hội
Trong tội phạm học, lý thuyết kiểm soát xã hội đề xuất rằng việc khai thác
q trình xã hội hóa và học tập xã hội sẽ xây dựng sự tự kiểm soát và làm giảm
xu hướng đam mê hành vi được thừa nhận là phản xã hội. Lý thuyết này xuất phát
từ các lý thuyết chức năng của tội phạm và được phát triển bởi Ivan Nye (1958),
người đã đề xuất rằng có ba loại kiểm sốt:
- Trực tiếp: qua đó hình phạt bị đe dọa hoặc áp dụng cho hành vi sai trái, và
sự tuân thủ được cha mẹ, gia đình và nhân vật có thẩm quyền khen thưởng.
- Gián tiếp: bằng cách xác định với những người ảnh hưởng đến hành vi, nói
bởi vì hành vi phạm pháp của anh ta hoặc cơ ta có thể gây ra đau đớn và thất vọng
cho cha mẹ và những người khác mà anh ta hoặc cơ ta có mối quan hệ thân thiết.
- Nội bộ: theo đó một thanh niên kiềm chế sự phạm pháp thông qua lương
tâm hoặc siêu tôi.
Lý thuyết kiểm soát xã hội đề xuất rằng các mối quan hệ, cam kết, giá trị,
chuẩn mực và niềm tin của mọi người đều khuyến khích họ khơng vi phạm pháp
luật. Do đó, nếu các quy tắc đạo đức được tiếp thu và các cá nhân bị ràng buộc và
6


có quan hệ trong cộng đồng rộng lớn hơn của họ, họ sẽ tự nguyện giới hạn xu
hướng của họ để không thực hiện các hành vi lệch lạc. Lý thuyết này tìm cách
hiểu những cách có thể làm giảm khả năng tội phạm phát triển ở các cá nhân. Nó
khơng xem xét các vấn đề động lực, chỉ đơn giản là bắt đầu rằng con người có thể
chọn tham gia vào một loạt các hoạt động, trừ khi phạm vi bị giới hạn bởi các q
trình xã hội hóa và học tập xã hội. Lý thuyết này xuất phát từ quan điểm của người
Hobbes về bản chất con người như được thể hiện trong Leviathan, tức là tất cả

các lựa chọn đều bị hạn chế bởi các khế ước, thỏa thuận và đồng thuận xã hội
ngầm giữa mọi người. Do đó, đạo đức được tạo ra trong việc xây dựng trật tự xã
hội, gán chi phí và hậu quả cho những lựa chọn nhất định và định nghĩa một số là
xấu xa, vô đạo đức và/hoặc bất hợp pháp.
Áp dụng lý thuyết vào đề tài nhằm nghiên cứu và phân tích các hành động
hành vi lệch chuẩn, có thể gây ra mất an toàn xã hội hay vi phạm pháp luật. Tạo
ra một mơi trường an tồn. Từ việc giảm thiểu được các hành vi lệch chuẩn sẽ
nâng cao được chất lượng đời sống của người dân.
2.2. Quan điểm của Đảng và Chính sách Nhà Nước về An tồn xã hội
Đầu tiên cần phải nói đến “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
giai đoạn 2021 – 2030”được nêu ra trong Đại hội Đảng lần thứ XIII yêu cầu: Phấn
đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển có cơng nghiệp hiện đại, thu nhập
trung bình cao; có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; kinh tế
phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học,
công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quå trong hoạt động đối ngoại
và hội nhập quốc tế; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy sức sáng
tạo, ý chí và sức mạnh tồn dân tộc, xây dựng xã hội phồn vinh, dân chủ, cơng
bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương, an tồn, bảo đảm cuộc sống bình n, hạnh
phúc của nhân dân; khơng ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; bảo
vệ vững chắc Tổ quốc, mơi trường hịa bình, ổn định để phát triển đất nước, nâng
7


cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Phấn đấu đến năm 2045 trở
thành nước phát triển, thu nhập cao. (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2021)
2.2.1. An tồn giao thơng
Là vấn đề rất quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Cho đến nay
Đảng ta đưa ra nhiều quan điểm , hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách
khác nhau nhằm đảm bảo an tồn giao thơng cho cuộc sống của người dân.
Trong Phê duyệt Chiến lược quốc gia đảm bảo trật tự, an tồn giao thơng

đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra quan điểm và
mục tiêu như sau:
1. Bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ là trách nhiệm của cá hệ
thống chính trị, của tồn xã hội, trước hết là của các cơ quan quản lý nhà nước có
chức năng và của người tham gia giao thông.
2. Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự , an toàn giao thông đường bộ phải
phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, giao thông vận tải và các ngành
có liên quan
3. Thực hiện đồng bộ 05 trụ cột về an tồn giao thơng đường bộ (gồm: Quản
lý nhà nước, Kết cấu hạ tầng, Phương tiện giao thông, Người tham gia giao thơng,
Ứng phó sau tai nạn giao thơng) theo hướng tiếp cận hệ thống an tồn giao thông
hiện đại, bảo đảm hoạt động giao thông đường bộ an tồn, thơng suốt, thuận tiện,
hiệu quả, thân thiện mơi trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo đàm quốc
phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
4. Ứng dụng khoa học học công nghệ hiện đại, đặc biệt là những thành tựu
của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đổi mới căn bản, tồn diện cơng
tác bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ theo định hướng phát triển kinh
tế số, xã hội số của đất nước.
5. Bảo đảm đủ nguồn lực cho công tác bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng,
trong đó tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và kinh phí phục vụ
8


công tác quản lý, nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ về trật tự an tồn giao thơng
đường bộ. (Chính Phủ, Phê duyệt Chiến lược quốc gia gia đảm bảo trật tự, an tồn
giao thơng đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2045, 2020)
Luật An tồn giao thông đường bộ (2008) bao gồm 8 chương và 89 điều.
Đặc biệt, trong Điều 4 có nêu nguyên tắc hoạt động giao thông:
1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thơng suốt, trật tự, an tồn,
hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh và

bảo vệ mơi trường.
2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và
đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ
sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
4. Bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ là trách nhiệm của cơ quan,
tổ chức, cá nhân.
5. Người tham gia giao thơng phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành
quy tắc giao thông, giữ gìn an tồn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện
và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc
bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện,
ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. (Quốc Hội, Luật An tồn
giao thơng, 2008)
Như vậy, Luật giao thông đường bộ đã đưa ra 6 ngun tắc mang tính tồn
diện nhằm đảm bảo hoạt động giao thơng được an tồn.
Trong Nghị định 36-CP về Đảm bảo trật tự an tồn giao thơng đường bộ và
trật tự an tồn giao thơng đơ thị với 7 chương và 74 điều có quy định khái quát
các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm chấp hành của các Bộ, ban ngành, cơ
quan có thẩm quyền liên quan để thực hiện đảm bảo trật tự an tồn giao thơng.
9


Đặc biệt Điều lệ của Nghị định này với 7 chương và 74 điều hướng dẫn rất chi
tiết và cụ thể về đảm bảo an tồn chất lượng các cơng trình giao thơng, điều kiện
kỹ thuật của phương tiện giao thông, quan tâm đến điều chỉnh quy tắc giao thông
cũng như ý thức và trật tự tham gia giao thông an tồn của người dân (Chính Phủ,
Nghị định 36-CP về Đảm bảo trật tự an tồn giao thơng đường bộ và trật tự an
tồn giao thơng đơ thị, 1995)

Cụ thể hoá quan điểm của Đảng và Pháp luật, trong những năm qua Việt
Nam cũng thực thi nhiều chính sách khác nhau chính sách như chính sách đầu tư
tài chính, ngân sách, chính sách quy hoạch … nhằm khơng ngừng phát triển và
hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, nâng cao ý thức người
dân nhằm đảm bảo an tồn giao thơng.
2.2.2. An tồn thực phẩm
Là một vấn đề gây nhức nhối đối với đời sống nhân dân, mà rất cần được
Đảng và Nhà nước quan tâm. Hiện tại có thể thấy Đảng và Nhà nước đưa ra Quan
điểm có tính bao qt tồn diện.
Trong Phê duyệt Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 20112020 và tầm nhìn 2030 có đề cập quan điểm chỉ của Chính Phủ ta như sau:
a) Bảo đảm an tồn thực phẩm chính là bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng
và sức khỏe nhân dân, là một nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung chỉ đạo của
các cấp ủy đảng, chính quyền, là trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và của mỗi người dân.
b) Tổ chức thực hiện đồng bộ các quy định pháp luật về an tồn thực phẩm,
chú trọng cơng tác thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp tiên
tiến trong quản lý an tồn thực phẩm.
c) Tăng cường cơng tác thông tin, truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến sâu
sắc trong nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và tồn xã hội về giữ gìn
vệ sinh, bảo đảm an tồn thực phẩm. (Chính Phủ, Phê duyệt Chiến lược quốc gia
an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030, 2012)
10


Cùng với đó là Luật An tồn thực phẩm năm 2010 với 11 chương và 72 điều
cụ thể và rõ ràng quy định các vấn đề cần phải giải quyết để đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm cho nhân dân. Đặc biệt là tại Điều 4 có nêu:
1. Xây dựng chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm. (Khoản này được
sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 Luật có liên
quan đến quy hoạch 2018)

2. Sử dụng nguồn lực nhà nước và các nguồn lực khác đầu tư nghiên cứu
khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với an tồn
thực phẩm; xây dựng mới, nâng cấp một số phịng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu
vực, quốc tế; nâng cao năng lực các phịng thí nghiệm phân tích hiện có; hỗ trợ
đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm an tồn, chợ đầu mối
nơng sản thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp.
3. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi mới công
nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất thực phẩm chất lượng cao, bảo đảm an
toàn; bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực phẩm; xây dựng thương hiệu
và phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an tồn.
4. Thiết lập khn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng
hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực
hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm sốt điểm tới hạn (HACCP)
và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất,
kinh doanh thực phẩm.
5. Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ký kết điều ước, thoả thuận quốc tế về
công nhận, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thực phẩm.
6. Khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm an
tồn.
7. Khuyến khích, tạo điều kiện cho hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong nước,
tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào các hoạt động xây dựng tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
11


8. Tăng đầu tư, đa dạng các hình thức, phương thức tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức người dân về tiêu dùng thực phẩm an toàn, ý thức trách nhiệm
và đạo đức kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối
với cộng đồng. (Quốc Hội, Luật An toàn vệ sinh thực phẩm, 2010)
Những điều trên cho thấy Nhà nước đã và đang quan tâm sát sao đến vấn đề

cụ thể hoá hành động nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân dân,
góp phần cải thiện và phát triển sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của nhân dân.
2.2.3. An toàn vệ sinh lao động
Là giải pháp hạn chế người lao động bị các thương tổn, sức khỏe gây ra bởi
các yếu tố nguy hiểm khi làm việc. Mỗi năm qua đi, mỗi nhiệm kỳ kỷ luật lao
động ngày càng hoàn thiện. Trước năm 2015 chúng ta cũng đã có luật an toàn vệ
sinh lao động nhưng để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động một cách
tốt hơn nên Nhà nước đã ban hành Luật An toàn vệ sinh lao động từ năm 2015
quy định, hướng dẫn đảm bảo tính cơng bằng trong việc sử dụng lao động và
người lao động. Điều đó co thấy sự quan tâm rất lớn của Nhà nước ta trong vấn
đề lao động sản xuất.
Với 12 chương và 93 điều rất chi tiết cụ thể với mục tiêu rõ ràng:
1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn,
vệ sinh lao động.
2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình
lao động; ưu tiên các biện pháp phịng ngừa, loại trừ, kiểm sốt các yếu tố nguy
hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
3. Tham vấn ý kiến tổ chức cơng đồn, tổ chức đại diện người sử dụng lao
động. Hội địng về an tồn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện
chính sách, biện pháp, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an tồn, vệ sinh lao
động. (Quốc Hội, Luật An toàn vệ sinh lao động, 2015)

12


Như vậy, vấn đề an toàn lao động đã được quan tâm sát sao và được cập nhật
bổ sung để phù hợp và đảm bảo cho người lao động khi tham gia vào q trình
lao động một cách an tồn.
2.2.4. An toàn dịch bệnh (Covid-19)
Theo như Chỉ Thị hoả tốc 16 của Chính Phủ về thực hiện các biện pháp cấp

bách phịng chống dịch COVID-19 có 12 chỉ đạo cần thiết để ứng phó với tình
hình dịch bệnh Covid-19 hồnh hành. Đặc biệt nổi bật ở Điều 1:
Thực hiện cách ly tồn xã hội trong vịng 15 ngày trên phạm vi tồn quốc
theo ngun tắc gia đình cách ly với gia đình, thơn bản cách ly với thơn bản, xã
cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà
máy sản xuất phải đảm bảo khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử
trùng, diệt khuẩn theo quy định. Yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong
trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu,
làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hố thiết yếu
khơng bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác, thực hiện
nghiêm túc giữ khoảng tối thiểu 2m khi giao tiếp, khơng tập trung q 2 người
ngồi phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi cơng cộng. (Thủ tướng
Chính phủ, 2020)
Qua đó những chỉ đạo rất kịp thời để bảo đảm sự an toàn cho sức khoẻ người
cũng như ảnh hưởng tới sự vận hành của xã hội.
2.3. Một số báo cáo dữ liệu cụ thể trong nước trong năm gần đây
2.3.1. Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục thống kê
Một số tình hình xã hội như sau:
a) Lao động việc làm
Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở một số địa phương nên tình hình lao
động, việc làm quý II/2021 chịu ảnh hưởng, lao động đang làm việc trong nền
kinh tế giảm so với quý trước, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao
13


×