ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
ĐINH THỊ THU HƢỜNG
VỐN XÃ HỘI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC TRẺ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Nghiên cứu trường hợp Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai,
Thành phố Hà Nội)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Xã hội học
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
ĐINH THỊ THU HƢỜNG
VỐN XÃ HỘI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC TRẺ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Nghiên cứu trường hợp Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai,
Thành phố Hà Nội)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 60 31 30
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Mai Thị Kim Thanh
Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là Luận văn do tôi hoàn thành, chƣa từng
công bố trƣớc đó và tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung
thực của Luận văn.
LỜI CẢM ƠN
Để Luận văn “Vốn xã hội với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ
thành phố Hà Nội” u ng hi Kim, qu
i) có thể hoàn thành như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:
TS. Mai Thị Kim Thanh là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận
văn. Cô là người luôn tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện giúp tôi giải quyết các
vấn đề nảy sinh và hoàn thành luận văn đúng định hướng ban đầu.
Các thầy cô trong khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi
những kiến thức, kỹ năng quý giá. Nhờ đó mà tôi có thể vận dụng vào thực
hiện luận văn cũng như vào công việc sau này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt của mình đến gia đình, bạn bè
những người luôn quan tâm, hỗ trợ và động viên tôi.
Hà Nội, ngày 9 tháng 10 năm 2014
Học viên
Đinh Thị Thu Hƣờng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 8
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 17
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 17
6. Câu hỏi nghiên cứu 18
7. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 19
8. Phƣơng pháp nghiên cứu 21
9. Cấu trúc của luận văn 23
NỘI DUNG 24
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 24
1.1. Các khái niệm 24
1.1.1. Vi 24
1.1.2. Nguc 25
1.1.3. Nguc tr 28
n nguc 29
1.2. Các lý thuyết áp dụng 32
t mi 32
t la chn hp l 33
t vi 35
1.2.4. 38
1.3. Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực 39
n ngui ca s nghip
c 39
n nguc cc 41
1.3.3. Chic Vit Nam thi k 2011 2020 43
1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 46
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ VÀ SỰ
DỤNG VỖN XÃ HỘI VÀO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TRẺ PHƢỜNG ĐẠI KIM 52
2.1. Vài nét về nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay 52
2.2. Thực trạng lao động, việc làm của nguồn nhân lực trẻ phƣờng Đại Kim 54
2.2nh trng vi 55
2.2.2. Loc 57
2.2.3. M 61
2.2.4. M ngh nghip hin ti ca nguc tr
i Kim 63
2.3. Quá trình sử dụng vốn xã hội vào phát triển nguồn nhân lực trẻ
phƣờng Đại Kim 65
2.3.1. M s di quan h i quyc 66
2.3.2. M cn thit phi quan h c 76
Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI TỚI SỰ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ PHƢỜNG ĐẠI KIM 70
3.1. Tác động tích cực của vốn xã hội đối với việc phát triển nguồn nhân
lực trẻ 70
3.2. Tác động tiêu cực của vốn xã hội đối với việc phát triển nguồn nhân
lực trẻ 91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95
1. Kết luận 95
2. Khuyến nghị 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Từ đầy đủ
1
CNH – HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
2
GDP
Chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước
3
HDI
Chỉ số phát triển con người
4
NTL
Người trả lời
5
TCTK
Tổng cục Thống kê
6
UNDP
Liên Hợp Quốc
7
WB
Ngân hàng Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Dân số nước ta chia theo giới tính từ 2010 – 2013 52
Bảng 2.2. Lực lượng lao động năm 2013 phân theo độ tuổi 53
Bảng 2.3. Tỷ lệ lực lượng lao động phân chia theo trình độ chuyên
môn kỹ thuật năm 2013 53
Bảng 2.4. Lý do NTL không làm đúng chuyên môn được đào tạo 62
Bảng 2.5. Mức độ sử dụng mối quan hệ xã hội vào giải quyết công việc của NTL 66
Bảng 2.6. Mức độ cần thiết phải có mối quan hệ trong công việc theo ý kiến NTL . 67
Bảng 3.1. Lý do NTL tham gia các lớp học, tập huấn nâng cao chuyên môn,
nghiệp vụ 80
Bảng 3.2. Lý do NTL không tham gia các lớp học, tập huấn nâng cao chuyên
môn, nghiệp vụ 82
Bảng 3.3. Lý do được cử đi bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của
mỗi cá nhân theo ý kiến NTL 84
Bảng 3.4. Lý do của việc thăng chức, bổ nhiệm của cá nhân 86
Bảng 3.5. Người được lãnh đạo ưu ái, quan tâm 89
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nghề nghiệp của NTL 58
Biểu đồ 2.2. Sự phù hợp chuyên môn trong công việc của NTL 61
Biểu đồ 2.3. Mức độ hài lòng về công việc hiện tại của NTL 64
Biểu đồ 3.1. Sự hỗ trợ tìm việc đối với NTL 72
Biểu đồ 3.2. Việc tham gia lớp học, tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
của NTL 77
Biểu đồ 3.3. Mức độ tham gia các lớp tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ 79
Biểu đồ 3.4. Người được lãnh đạo ưu ái, quan tâm hơn những người khác 88
Biểu đồ 3.5. Hiệu quả công việc của những người được lãnh đạo ưu ái 90
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Không phải ngẫu nhiên Đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam
khẳng định “Phát triển mạnh nguồn nhân lực con người Việt Nam với yêu cầu
ngày càng cao” và Thủ tướng Chính Phủ ngày 30 tháng 5 năm 2012 lại ra chỉ
thị triển khai thực hiện quy hoạch, đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu phát triển
nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Điều này cho thấy sự thịnh vượng
của mỗi quốc gia không chỉ dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà phần
lớn còn dựa trên nguồn nhân lực trẻ – nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 12/2010, Việt Nam có gần 87
triệu người. Điều này phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam khá dồi
dào. Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công
nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Trong
đó, nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, chiếm hơn 70% dân số;
nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người (gần 10% dân số); nguồn nhân
lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người,
chiếm khoảng 2,15% dân số; nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2
triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp trung ương gần 1 triệu người [67].
Hiện nay, ở Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực là nhân lực
phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm
tỷ lệ cao, trong khi nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu
của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất
lượng cao. Theo số liệu thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu lao động đã
qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lao động đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu
người có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Số
người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp,
chiếm khoảng 40%. Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua
2
các tỷ lệ Đại học và trên Đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và công
nhân kỹ thuật là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1-4-10.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu
lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng
nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu lấy
thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp
thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là
6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94 [67].
Xét về mặt lý thuyết, các nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau trên
thế giới đã chỉ ra tầm quan trọng của vốn xã hội đối với việc phát triển nguồn
nhân lực. Theo đó, vốn xã hội giúp cho mỗi cá nhân có cơ hội trong việc hoàn
thiện và phát triển bản thân mình trên nhiều phương diện như thể chất, trí tuệ,
vị thế xã hội. Thế nhưng, thực trạng của nguồn nhân lực nước ta hiện nay là
tuy dồi dào nhưng chất lượng chưa cao. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải chăng
vốn xã hội ở nước ta chưa thực sự được sử dụng hợp lý, chưa phát huy được
hết vai trò của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực, đặc
biệt là nguồn nhân lực trẻ – nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tương lai. Bên cạnh đó, phải chăng
chính nguồn nhân lực trẻ cũng chưa tự mình phát huy, sử dụng được vốn xã
hội để mang lại những cơ hội cho bản thân mình. Muốn phát triển đất nước,
chúng ta cần phát triển nguồn nhân lực và muốn phát triển nguồn nhân lực,
việc sử dụng vốn xã hội một cách có hiệu quả là vô cùng quan trọng.
Đề tài i vi s trin nguc tr
N (Nghiên cứu trường hợp phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố
Hà Nội) được tiến hành với mong muốn sẽ đưa ra những khuyến nghị, giải
pháp góp phần nâng cao vai trò của vốn xã hội đối với sự phát triển nguồn
nhân lực trẻ tại phường Đại Kim.
3
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài góp phần bổ sung tài liệu, làm phong phú hơn những nghiên
cứu về vốn xã hội, nguồn nhân lực.
- Cung cấp những số liệu về thực trạng nguồn nhân lực trẻ, tác động
của vốn xã hội đối với việc phát triển nguồn nhân lực trẻ. Những số liệu này
là cơ sở cho những đề tài nghiên cứu sâu hơn về vốn xã hội với nguồn nhân
lực trẻ.
- Vận dụng một số lý thuyết xã hội học như lý thuyết mạng lưới xã hội,
lý thuyết tương tác xã hội, lý thuyết lựa chọn hợp lý, lý thuyết cấu trúc- chức
năng, lý thuyết xung đột, lý thuyết vốn xã hội vào phân tích, giải thích các
vấn đề trong việc nghiên cứu vốn xã hội.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài có thể góp phần nhỏ bé giúp
mỗi cá nhân vận dụng một cách hợp lý vốn xã hội của mình trong việc phát
triển bản thân một cách có hiệu quả.
Giúp cho các doanh nghiệp, cơ quan nói chung và các doanh nghiệp, cơ
quan trên địa bàn phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội nói riêng có
những chính sách phù hợp, công bằng nhằm hỗ trợ sự phát triển nguồn nhân
lực trẻ một cách tối ưu qua đó nhằm nâng cao hiệu quả công việc, năng suất lao
động, tạo ra ngày càng nhiều nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước.
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Vốn xã hội ngày càng trở thành chủ đề được các nhà khoa học quan
tâm. Những nghiên cứu về vốn xã hội khá nhiều. Thông qua việc tổng quan
tài liệu, tác giả nhận thấy, đã có những công trình nghiên cứu, báo cáo, bài
báo khoa học về vai trò của vốn xã hội với nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tuy nhiên, dường như chưa có nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của vốn xã
hội đối với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ.
4
3.1. Về vốn xã hội
- Trên thế giới
Nghiên cứu “Vai trò của vốn xã hội trong phát triển tài chính” của
Guiso, Sapienza và Zingales (2004), các tác giả nhấn mạnh tác dụng của vốn
xã hội đối với phát triển tài chính tại Italia. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
những vùng có mức vốn xã hội cao, hộ gia đình thường tiếp cận với tín dụng
chính thức nhiều hơn là tín dụng phi chính thức. Đồng thời, các tác giả nhấn
mạnh, mức độ vốn xã hội có được ở những nơi mà các cá nhân được sinh ra
có ảnh hưởng đến sự phát triển tài chính.
Nghiên cứu “Vốn xã hội, xã hội dân sự và phát triển” của Fukuyama
(2001). Ông khẳng định vai trò của vốn xã hội như những chuẩn mực không
chính thức thúc đẩy sự hợp tác giữa các cá nhân. Tác giả nhấn mạnh, trong
hoạt động kinh tế, mỗi cá nhân sẽ giảm được nhiều chi phí giao dịch nhờ vào
vốn xã hội giữa họ.
Nghiên cứu “Vốn xã hội với sự thịnh vượng và đói nghèo của các hộ
gia đình ở Indonesia” của Grootaert (1999), tác giả tập trung phân tích vai
trò của vốn xã hội trong lĩnh vực kinh tế vi mô. Vốn xã hội đã giúp làm giảm
đi khả năng rơi vào tình trạng đói nghèo của các hộ gia đình. Grootaert nhấn
mạnh, vốn xã hội mang lại lợi ích dài lâu đối với các hộ gia đình thông qua
việc tiếp cận dịch vụ tín dụng để tạo ra thu nhập ổn định.
Nghiên cứu “Vốn xã hội và phát triển kinh tế: Hướng tới một sự tổng
hợp lý thuyết và khung chính sách” của Woolcock (1998), “Vốn xã hội: Hệ
quả đối với lý thuyết phát triển, nghiên cứu và chính sách” của Woolcock
và Narayan (2000), “Vị trí của vốn xã hội trong việc lý giải những kết quả
kinh tế và xã hội” của Woolcock (2001). Các tác giả phân biệt 2 loại vốn xã
hội là vốn xã hội “co cụm” vào trong và vốn xã hội “vươn” ra ngoài. Vốn xã
hội co cụm vào trong tồn tại trong các nhóm, cộng đồng và những cá nhân
thuộc nhóm, cộng đồng đó có những đặc điểm tương đồng. Vốn xã hội co
5
cụm bên trong thì tốt trong những tình huống cá nhân muốn duy trì tình hình
kinh tế đã có. Trong khi đó, vốn xã hội vươn ra bên ngoài tồn tại trong những
quan hệ xã hội giữa các cá nhân vượt ra bên ngoài giới hạn các nhóm, cộng
đồng đồng nhất. Vốn xã hội vươn ra bên ngoài giúp cho cá nhân vươn lên
phía trước.
Nghiên cứu “Vốn xã hội trong việc tạo ra vốn con người” của Jame
S.Coleman (1988), tác giả phân tích mối quan hệ giữa 3 loại vốn là vốn kinh
tế, vốn xã hội và vốn con người. Theo Coleman, cả vốn kinh tế lẫn vốn xã hội
đều có ý nghĩa tích cực đối với việc tạo ra vốn con người. Tác giả nhấn mạnh,
vốn xã hội trong gia đình và cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong việc
hình thành vốn con người cho thế hệ kế tiếp, được hiểu là kết quả học tập của
con cái.
Bài báo “Vốn xã hội và phát triển: Chương trình nghị sự sắp tới” của
Fukuyama (2002), tác giả phân tích mối liên hệ giữa vốn xã hội với các thành
tố khác trong phát triển trên phạm vi toàn cầu. Fukuyama chỉ ra cách thức mà
vốn xã hội đã đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xóa đói
giảm nghèo. Theo tác giả, vốn xã hội giúp cho sự phát triển của nhiều doanh
nghiệp Mỹ La tinh. Vốn xã hội cũng giúp nhiều người vượt qua những khó
khăn trong giai đoạn suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng ở khu vực này.
Có thể thấy, các tác giả trên thế giới đã phân tích bản chất hai mặt của
vốn xã hội trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Theo đó, vốn xã
hội không chỉ có tác dụng tích cực mà còn gây ra những hệ quả tiêu cực.
- Ở Việt Nam
Sách “Lòng tin và vốn xã hội”, Nhà xuất bản Tri Thức (2014) là tập
hợp các bài viết của nhiều tác giả, tập trung vào vấn đề lòng tin, vốn xã hội.
Trong đó, phải kể đến các bài viết về chủ đề vốn xã hội như “Tìm hiểu khái
niệm vốn xã hội” (Trần Hữu Quang), “Vốn xã hội và đo lường vốn xã hội (Lê
Minh Tiến), “Thử nhìn lại vấn đề vốn xã hội” (Phạm Như Hồ), “Vốn xã hội:
6
nguồn gốc và những áp dụng trong xã hội học hiện đại (Alejandro Portes),
“Nguồn vốn xã hội và sự phát triển: chương trình nghị sự tương lai” (Francis
Fukuyama), “Sự giao thoa giữa vốn xã hội với các giao dịch kinh tế trong gia
đình: so sánh gia đình Việt Nam và gia đình Hàn Quốc (Nguyễn Quý Thanh),
“Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội
dưới tác động của đô thị hóa” (Nguyễn Duy Thắng)…Cuốn sách cung cấp
cho người đọc những kiến thức tổng quan về vốn xã hội.
Sách “Tác động của vốn xã hội đến nông dân trong quá trình phát
triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ (2010-2020)”, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội (2013) do tác giả Khúc Thị Thanh Vân chủ biên, là công
trình khoa học có giá trị tham khảo quan trọng. Địa bàn được thực hiện
nghiên cứu là các khu vực đang chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị
hóa ở hai tỉnh Nam Định và Bắc Ninh. Trong đó, các tác giả đã xây dựng
khung lý thuyết nghiên cứu về Vốn xã hội trong Phát triển bền vững nông
thôn Đồng bằng Bắc Bộ; Tìm hiểu tác động Vốn xã hội trong Phát triển bền
vững nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ trong 10 năm trở lại đây; Đề xuất các giải
pháp ứng dụng vốn xã hội nhằm thúc đẩy Phát triển bền vững nông thôn
Đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn 2011- 2020. Đây là một trong số ít những công
trình khoa học chuyên sâu về chủ đề vốn xã hội.
Nghiên cứu “Nguồn vốn xã hội và vai trò của nguồn vốn xã hội trong
phát triển kinh tế bền vững” (nghiên cứu trường hợp hai làng nghề: Dương
Ngổ, xã Phong Khê huyện Yên Phong, Bắc Ninh và làng Đa Sỹ, xã Kiến
Hưng, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây) do Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững
vùng Bắc Bộ thực hiện năm 2008. Đề tài trên đã tập trung thao tác hoá khái
niệm vốn xã hội và những khái niệm có liên quan, từ đó nghiên cứu vai trò,
tác động của vốn xã hội đối với sự phát triển làng nghề. Qua kết quả khảo sát
thực tế, đề tài đã chỉ ra được vai trò và tác động của vốn xã hội đối với sự
7
phát triển kinh tế xã hội nói chung và sự phát triển làng nghề nói riêng. Tuy
nhiên, nghiên cứu mới chỉ được triển khai ở phạm vi hẹp là hai làng nghề.
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành xã hội học “Vai trò của việc sử dụng
vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà
Nội” của Trần Tú Hoa (2010). Tác giả tiến hành khảo sát thu thập thông tin,
số liệu phân tích, đánh giá vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong quá trình
phát triển ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa; phân tích các yếu tố tác động tới
việc sử dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp này. Từ đó, tác giả đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn xã hội trong quá trình phát triển
ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bài báo “Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vốn xã
hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, Số 3(115), năm 2011 của
Nguyễn Tuấn Anh. Tác giả nhấn mạnh, các nghiên cứu lý luận về vốn xã hội
ở Việt Nam còn khá khiêm tốn. Do vậy, cùng với việc đưa ra các quan điểm
lý thuyết mới, cần có những nghiên cứu về lịch sử vốn xã hội. Những nghiên
cứu thực nghiệm và ứng dụng về vốn xã hội cho đến nay vẫn còn dừng lại ở
giai đoạn khởi động. Các nghiên cứu về vốn xã hội tập trung khai thác mặt
tích cực, bỏ qua hoặc xem nhẹ những biểu hiện tiêu cực, dễ gây ngộ nhận
rằng vốn xã hội giống như một thứ “bảo bối” thần kỳ đem lại toàn những điều
tốt đẹp.
Bài báo “Vốn xã hội và sự cần thiết nghiên cứu vốn xã hội ở nông
thôn Việt Nam hiện nay” (2011). Tác giả Nguyễn Tuấn Anh lược sử khái
niệm và những quan niệm khác nhau về vốn xã hội; chỉ ra mặt tích cực và tiêu
cực của vốn xã hội qua các nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới cũng
như trong nước. Từ đó, tác giả nhấn mạnh nhu cầu thực sự của việc nghiên
cứu về vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam.
Bài báo “Vốn xã hội, mạng lưới xã hội và những phí tổn” (2009)
đăng trên Tạp chí Xã hội học, Số 1(105), tác giả Hoàng Bá Thịnh đã hệ thống
8
lại các quan niệm về vốn xã hội của Pierre Bourdieu, Jame Coleman, Putnam,
Fukuyama Cấu trúc và chức năng của vốn xã hội cũng được tác giả tập
trung tìm hiểu. Tác giả nhấn mạnh, bên cạnh chức năng tích cực và tiêu cực,
vốn xã hội còn có chức năng sản xuất/ sinh lợi và chức năng thay thế/ bổ
sung. Hạt nhân của vốn xã hội là niềm tin/ lòng tin. Chữ tín trong quan hệ
giữa các cá nhân được xem là chất keo gắn kết và duy trì mạng lưới các quan
hệ xã hội. Và để duy trì, đề cao chữ tín, nhiều khi phải chấp nhận những tổn
thất to lớn.
Bài báo “Vốn xã hội - Một động lực để phát triển” của tác giả Trịnh
Hoà Bình đăng trên Tạp chí Hoạt động Khoa học tháng 4/2007 (575) tr.14-15,
đã chỉ ra những thuộc tính của vốn xã hội, khẳng định vai trò của vốn xã hội
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả bài báo khẳng định khái
niệm vốn xã hội có nội hàm rộng, bao chứa nhiều vấn đề cho đến nay vẫn còn
nhiều ý kiến khác nhau.
Bài báo “Lý thuyết và phương pháp tiếp cận mạng lưới xã hội:
trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh viên”, Tạp chí Xã hội học, Số 2(82),
năm 2003 của Lê Ngọc Hùng. Bài viết tập trung vào trình bày một số vấn đề
lý thuyết mạng lưới xã hội và vận dụng phương pháp tiếp cận mạng lưới xã
hội để xem xét trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh viên. Phân tích cho
thấy, sinh viên cũng như nhiều người khác có thể phải dựa vào mạng lưới xã
hội để đạt được những mục đích nhất định trong đó có vấn đề tìm kiếm việc làm.
Bài báo “Sự giao thoa giữa vốn xã hội với các giao dịch kinh tế trong
gia đình: so sánh gia đình Việt Nam và gia đình Hàn Quốc”, Tạp chí Xã hội
học, Số 2(90), năm 2005 của Nguyễn Quý Thanh. Tác giả đưa ra kết luận, gia
đình tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh doanh nhỏ ở
Việt Nam và cả ở Hàn Quốc. Các quan hệ gia đình có thể có cả ý nghĩa tích
cực và tiêu cực đối với sự phát triển của kinh doanh. Bạn bè và gia đình là
những nguồn quan trọng để những người kinh doanh nhỏ có thể vay vốn khởi nghiệp.
9
Bài báo “Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân
ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa”, Tạp chí Xã hội học, Số 4 năm
2007 của Nguyễn Duy Thắng. Tác giả nhấn mạnh, việc sử dụng vốn xã hội
trong chiến lược sinh kế đã giúp cho người dân giảm được chi phí đầu vào
cho sản xuất và các chi phí giao dịch trong tìm kiếm việc làm hay thị trường,
đồng thời chia sẻ các thông tin đáng tin cậy về thị trường để tránh nguy cơ rủi
ro. Vốn xã hội là một trong những yếu tối quan trọng đóng góp tích cực vào
sự phát triển kinh tế của nông dân trong quá trình đô thị hóa.
Bài báo “Quan hệ họ hàng với việc dồn điền đổi thửa và sử dụng
ruộng đất dưới góc nhìn vốn xã hội ở một làng Bắc Trung Bộ”, Tạp chí
Nghiên cứu Gia đình và Giới, Số 4(17) năm 2007 của Thomese F., Nguyễn
Tuấn Anh. Các tác giả chứng minh rằng, chính nhờ vào nguồn vốn xã hội mà
các hộ nông dân có thể tiến hành dồn điền đổi thửa một cách phi chính thức
mà không cần dựa trên một loại giấy tờ hay một quan hệ mang tính chính thức
và pháp lý nào. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp quá trình sản
xuất nông nghiệp được linh hoạt, hiệu quả hơn.
Bài báo “Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư”, Tạp chí
Xã hội học, Số 2(62) năm 1998 của Đặng Nguyên Anh. Số liệu được sử dụng
trong bài viết có được từ cuộc khảo sát “Di cư và Sức khỏe” do Viện Xã hội
học tiến hành năm 1997 trong khuôn khổ dự án hợp tác quốc tế do Quỹ Dân
số Liên hiệp quốc (UNFPA) tài trợ. Bài viết tập trung phân tích ảnh hưởng
của mạng lưới xã hội đối với di cư nông thôn-đô thị. Kết quả thu được cho
thấy mạng lưới xã hội góp phần làm giảm bớt chi phí di cư, tìm kiếm việc làm
cũng như thúc đẩy sự hội nhập của người di chuyển trên địa bàn nhập cư.
Bài báo “Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội qua một số
nghiên cứu ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu con người, Số 37(3)
năm 2008 của Lê Ngọc Hùng, tác giả tập trung vào làm rõ một số quan niệm
về vốn xã hội để từ đó có thể phát triển mô hình tổng hợp về vốn xã hội, vốn
10
người và mạng lưới xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả tổng quan một số kết quả
nghiên cứu về những khái niệm này ở Việt Nam.
Bài báo “Vốn xã hội trong đô thị: Một nghiên cứu nhân học về hành
động tập thể ở một dự án phát triển đô thị tại Hà Nội” (2008), đăng trên Tạp
chí Dân tộc học số 5 của tác giả Nguyễn Vũ Hoàng. Bài báo thông qua một
trường hợp nghiên cứu về việc triển khai quy hoạch ở một địa bàn trong quận
Thanh Xuân, Hà Nội. Tác giả sử dụng tiếp cận nhân học, đặc biệt là phương
pháp khảo tả dân tộc học, nhằm nêu bật sự mạnh mẽ trong đấu tranh chống
tham nhũng của người dân trên địa bàn có quy hoạch. Sử dụng lý thuyết vốn
xã hội và hành động tập thể trong phân tích, tác giả muốn chỉ ra sự tồn tại của
quan hệ xóm giềng trong môi trường đô thị và sức mạnh của mối quan hệ này
trong hành động vì mục đích chung của nhóm.
Báo cáo “Vốn xã hội và hành vi tiết kiệm: Tác động của việc là thành
viên của hiệp hội đến tiết kiệm chính thức của hộ gia đình nông thôn Việt
Nam” (2012) của các tác giả Carol Newman (Trường Đại học Trinity,
Dublin), Finn Tarp (Trường Đại học Tổng hợp Copenhagen) và Lưu Đức
Khải (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Việt Nam). Các tác giả
sử dụng phương pháp phân tích thống kê dựa trên số liệu Điều tra Tiếp cận
nguồn lực của Hộ gia đình Việt Nam (VARHS) được thực hiện vào các năm
2006, 2008 và 2010 tại 12 tỉnh ở Việt Nam. Các hộ gia đình có số liệu đầy đủ
ở cả 3 năm điều tra thuộc 456 xã, 131 huyện và có tổng số khoảng 2.200 hộ.
Kết luận cho thấy, nếu một hộ gia đình là thành viên của một Hội có các
thành viên khác của Hội đang tiết kiệm nhiều hơn thì hộ cũng thường có xu
hướng tiết kiệm nhiều hơn.
Bài báo “Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội”, Tạp chí Khoa học xã hội,
Số 07(95), 2006, trang 74-81 của Trần Hữu Quang. Tác giả đề cập quan điểm
vốn xã hội của nhiều tác giả nước ngoài, qua đó nhấn mạnh vốn xã hội là một
11
hiện tượng đặc trưng của những mối dây liên kết giữa con người với nhau
trong một cộng đồng hay một xã hội.
Bài báo “Vốn xã hội và đo lường vốn xã hội”, Tạp chí Khoa học Xã
hội, Số 3 năm 2007 của ThS. Lê Minh Tiến, Đại học Mở, TP HCM trong Hội
thảo “Vốn xã hội trong phát triển” do Tạp chí Tia sáng (thuộc Bộ Khoa học
và Công nghệ) tổ chức ngày 24/6/2006. Tác giả đã khái quát một số quan
niệm về vốn xã hội, trình bày một số cách vận dụng các nghiên cứu nước
ngoài xây dựng các chỉ báo đo lường vốn xã hội. Từ đó, tác giả đưa ra định
hướng xây dựng chỉ báo đo lường vốn xã hội ở Việt Nam.
Bài báo “Lòng tin trong xã hội và vốn xã hội”, bài tham luận tại Hội
thảo khoa học về “Vốn xã hội trong phát triển” do Tạp chí Tia sáng tổ chức
vào ngày 24/6/2006 tại Hà Nội, 2006 của Trần Hữu Quang.
Bài báoPhát triển bền vững” nhìn từ góc độ xã hội và văn hoá của
Trần Hữu Dũng đăng trên tạp chí Tia Sáng tháng 11/2004 bàn về vấn đề phát
triển bền vững. Tác giả đã đưa ra những nguồn vốn quý giá tạo nên sự phát
triển bền vững trong đó có vốn xã hội, vốn vật thể, vốn con người. Tác giả bài
báo cũng đã đưa ra một số cách tiếp cập và lý thuyết nghiên cứu về vốn xã hội
và vai trò của vốn xã hội trong phát triển bền vững.
Bài báo “Vốn xã hội và kinh tế” đăng trên Tạp chí Thời Đại, Số 8 năm
2003 của Trần Hữu Dũng. Tác giả lược duyệt và đánh giá một số quan niệm
khác nhau về vốn xã hội của Pierre Bourrieu, Jame Coleman, Robert Putnam,
Francis Fukuyama, Hernando de Soto. Ông cho rằng cần phải làm rõ hơn đặc
điểm của vốn xã hội trong quan hệ với các loại vốn khác.
Bài báo “Vốn xã hội và phát triển kinh tế”, bài viết cho Hội thảo về
vốn xã hội và phát triển do tạp chí Tia sáng và Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ
chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6/2006 của Trần Hữu Dũng. Tác giả
chỉ ra mối quan hệ giữa vốn xã hội và phát triển kinh tế, vốn xã hội và chính
sách kinh tế. Trần Hữu Dũng nhấn mạnh, vốn xã hội giúp tiết kiệm chi phí
12
giao dịch, nâng cao mức đầu tư. Vốn xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến chất
lượng và tốc độ tích lũy vốn con người.
3.2. Về nguồn nhân lực
- gii:
Sách “Phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức quy mô nhỏ -
nghiên cứu và thực tiễn” do Jim Stewart và Graham Beaver chủ biên (2004).
Cuốn sách gồm có 3 phần: Phần I gồm các nghiên cứu về đặc điểm của các tổ
chức quy mô nhỏ và những gợi ý trong việc thiết kế và thực hiện nghiên cứu
về phát triển nguồn nhân lực, phần 2 gồm những bài trình bày kết quả nghiên
cứu về các cách tiếp cận để phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức quy
mô nhỏ, phần 3 đề cập đến các phương pháp phát triển nguồn nhân lực mà
các tổ chức quy mô nhỏ thường áp dụng và thực hành.
Ấn phẩm “Human resources in development along the Asian -
Pacific Rim” (Nguồn nhân lực trong phát triển ở khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương) dựa trên nhân tố then chốt là nguồn nhân lực. Sử dụng nhiều số liệu
gần đây, các tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa sự phát triển nguồn lực, cũng như
sự mở rộng của hệ thống giáo dục trong quá trình phát triển ở khu vực này.
Bài viết “Inequality and growth reconsidered: lesson from East Asia”
(Xem xét lại sự bất bình đẳng và tăng trưởng: Những bài học từ Đông Á) của
3 tác giả Nancy Birdsal, David Ross, Richarch Sabot nhấn mạnh sự tăng
trưởng kinh tế thông qua yếu tố nguồn nhân lực. Các tác giả này cho rằng vấn
đề cốt lõi của phát triển kinh tế là đầu tư vào giáo dục để phát triển nguồn
nhân lực.
- Vit Nam:
Sách “Nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số - những phân tích xã
hội học” của tác giả Đặng Cảnh Khanh là công trình đáng chú ý nhất về
nguồn nhân lực trẻ. Cuốn sách này bàn đến nguồn nhân lực trẻ của các dân
tộc thiểu số trên nhiều chiều cạnh khác nhau như thể chất, sức khỏe, học tập,
13
lao động, đời sống văn hóa tinh thần, lối sống, nhân cách. Trong nghiên cứu
này có nhiều nhận xét quan trọng được tác giả đưa ra. Chẳng hạn trình độ học
vấn của nguồn nhân lực trẻ ở các dân tộc thiểu số còn thấp. Đồng thời trong
nghiên cứu này tác giả cũng nêu lên các giải pháp để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số.
Sách "Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn
nước ta" do Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm làm chủ biên (1996), giới thiệu về
kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi quốc gia, trong đó có chính
sách phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới.
Sách "Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo -
Kinh nghiệm Đông Á" của Viện Kinh tế Thế giới (2003). Đây là cuốn sách
giới thiệu các thành tựu đạt được của nhóm nước trong khu vực trong phát
triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo. Các chính sách thành
công về giáo dục và đào tạo của các nước Đông Á là giải pháp quan trọng
trong cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa. Đó
cũng là bài học cho Việt Nam trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực.
Luận án Tiến sỹ “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các
trường đại học khối Kinh tế Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác
đào tạo quốc tế” của Phan Thuỷ Chi (2008) cung cấp các vấn đề lý luận về
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Luận án Tiến sĩ “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế” của tác giả Lê Thị Mỹ
Linh (2009). Tác giả đã khái quát hóa vận dụng lý luận phát triển nguồn nhân
lực vào phân tích đánh giá thực tiễn để hiểu rõ những mặt được và chưa được
về phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất những quan điểm, giải pháp hoàn thiện phát
triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đề xuất những kiến
nghị đối với nhà nước, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
14
nước và quốc tế để có những hỗ trợ phù hợp nhằm phát triển nguồn nhân lực
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nghiên cứu “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam” và
“Nguồn lực trí tuệ Việt Nam - lịch sử, hiện trạng và triển vọng” do Nguyễn
Văn Khánh làm chủ đề tài. Qua hai công trình nghiên cứu đã làm rõ nhiều vấn
đề liên quan đến nguồn nhân lực ở Việt Nam như thực trạng nguồn nhân lực,
kinh nghiệm xây dựng và phát huy nguồn nhân lực. Các công trình nghiên
cứu cũng đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển nguồn nhân
lực ở Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
phát triển đất nước.
Nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức” của
Phạm Thanh Nghị. Tác giả cho rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa và yêu cầu
hội nhập quốc tế, chúng ra phải đặc biệt chú ý đến phát triển nguồn nhân lực
hiện đại để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong quá trình phát triển. Đặc biệt là
chúng ta cần chuẩn bị nguồn nhân lực lao động trí tuệ, lao động quản lý.
Đồng thời, chúng ta phải chú trọng việc tạo dựng môi trường tự do nhằm phát
huy tính sáng tạo, độc lập để các loại hình lao động trí thức có thể phát huy
sức mạnh, làm thay đổi cơ cấu nhân lực, có lợi cho nền kinh tế tri thức.
Nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Thành phố Đà Nẵng” phân tích và luận giải những đặc điểm
quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Đà
Nẵng. Nghiên cứu đánh giá những thành tựu và hạn chế của việc phát triển
nguồn nhân lực ở Thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, tác giả cũng đã đề xuất các
định hướng phát triển nguồn nhân lực ở Thành phố Đà Nẵng nhằm phục vụ
cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Chuyên đề “Xây dựng con người, xây dựng xã hội học tập” của Phạm
Tất Dong là một công trình nghiên cứu đáng lưu ý, bàn đến việc xây dựng con
người và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Qua công trình này, tác
15
giả không chỉ bàn về xã hội học tập mà còn đi sâu phân tích vấn đề con người
và nhân cách, cấu trúc nguồn nhân lực, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng
cao, những yêu cầu của thời đại đặt ra với vấn đề xây dựng nguồn nhân lực.
Một số đề tài nghiên cứu về đánh giá nguồn chất lượng dân số như
“Nghiên cứu chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội” do PGS. TS
Nguyễn Thị Kim Hoa làm chủ nhiệm. Đề tài này xây dựng chỉ số đo chất
lượng dân số để tính riêng cho đô thị. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng
về trí tuệ, tinh thần, thể chất của người dân đô thị Hà Nội. Trên cơ sơ phân
tích các yếu tố tác động đến chất lượng dân số, đề tài đưa ra các giải pháp
nâng cao chất lượng dân số. Qua đề tài, chúng ta thấy rõ vai trò của vốn xã
hội trong phát triển chất lượng dân số.
Bên cạnh đó, bài viết “Về thực trạng công tác nhân tài ở nước ta hiện
nay” của Dương Phú Hiệp phân tích những quan niệm không đúng về nhân
tài. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh đến tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, đãi ngộ, tôn
vinh nhân tài.
Bài viết “Sự phát triển của thế hệ người Việt Nam dưới tác động của
lịch sử, văn hóa đất nước” của Lê Thi (2007) cho rằng biến đổi xã hội là
nhân tố quan trọng phản ánh vị thế của từng thế hệ. Bối cảnh biến đổi xã hội
hình thành nên các thế hệ khác nhau, với những đặc điểm riêng về suy nghĩ,
hành động dưới tác động của các hệ giá trị tư tưởng khác nhau, trong những
hoàn cảnh lịch sử khác nhau, trong các giai cấp, tầng lớp xã hội lịch sử khác
nhau. Vì thế, quá trình phát triển lịch sử luôn là nhân tố làm nảy sinh những
nhóm thế hệ khác nhau.
Bài viết “Vai trò của nguồn nhân lực đối với việc phát triển kinh tế -
xã hội” của Đoàn Thị Ba, tác giả nhấn mạnh nguồn nhân lực là nguồn lực con
người và là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh
tế - xã hội. Vai trò đó bắt nguồn từ vai trò của yếu tố con người. Bất cứ một
sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy. Phát triển kinh tế -
16
xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn lực con người), vật
lực (nguồn lực vật chất), tài lực (nguồn lực về tài chính, tiền tệ)…, song chỉ
có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn
lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con
người. Ngay cả trong điều kiện đạt được tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại
như hiện nay thì cũng không thể tách rời nguồn lực con người bởi lẽ chính
con người tạo ra những máy móc thiết bị hiện đại đó. Điều đó thể hiện mức
độ hiểu biết và chế ngự tự nhiên của con người. Bên cạnh đó, bài viết còn chỉ
ra vai trò của giáo dục trong việc phát triển nguồn lực con người.
Qua việc tổng quan tài liệu, có thể thấy vấn đề vốn xã hội, nguồn nhân
lực đã được chú ý đến từ rất lâu và được nhiều học giả trong và ngoài nước
quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, vốn xã hội trở thành vấn đề ngày càng được
quan tâm hơn. Tuy nhiên, các sách, các báo cáo nghiên cứu và các bài báo
trên tạp chí, đặc biệt tạp chí chuyên ngành Xã hội học, chủ yếu các tác giả
mới chỉ dừng lại ở việc đề cập những quan điểm về mặt lý thuyết của vốn xã
hội. Nghiên cứu sâu mang tính ứng dụng về vốn xã hội cũng như vai trò của
vốn xã hội đối với các lĩnh vực đã có, tuy nhiên chưa nhiều. Vốn xã hội đã
được nghiên cứu, phân tích trong mối quan hệ với phát triển kinh tế, với kinh
tế, trong việc dồn điền đổi thửa, trong sự phát triển của doanh nghiệp vừa và
nhỏ, trong việc tiết kiệm…Về cơ bản, mối quan hệ giữa vốn xã hội và vốn
con người – nguồn lực con người mới chỉ được khái quát về mặt lý thuyết mà
chưa có nghiên cứu chuyên sâu.
Điểm mới của luận văn so với các nghiên cứu trước đó là nghiên cứu
trước mới chỉ tập trung vào nghiên cứu vai trò của vốn xã hội trong một số
lĩnh vực của đời sống xã hội mà chưa chú ý đến vai trò của vốn xã hội đối với
sự phát triển của nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ. Trong xu thế
toàn cầu hóa, đất nước ta đang trên đà phát triển, phấn đấu đến năm 2020 trở
thành nước công nghiệp, thì việc phát triển nguồn nhân lực trẻ là rất cần thiết.