Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Thực trạng phát sinh rác thải nhựa trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại xã sài sơn, huyện quốc oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 75 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MƠI TRƯỜNG
----------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG PHÁT SINH RÁC THẢI NHỰA TRONG
SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO TẠI XÃ SÀI SƠN,
HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hà Nội - 2021


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MƠI TRƯỜNG
----------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG PHÁT SINH RÁC THẢI NHỰA TRONG
SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO TẠI XÃ SÀI SƠN,
HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN DANH TUẤN

Khóa

: 61



Ngành

: MƠI TRƯỜNG

MSV

: 611894

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Đình Thi

Địa điểm thực tập

: Xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội

Hà Nội - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của
cá nhân em được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Đình Thi, các
số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong khóa luận này hồn
tồn trung thực.
Em xin hồn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên


Nguyễn Danh Tuấn

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, với tình cảm chân thành, em
xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo
điều kiện cho em có mơi trường học tập tốt trong suốt thời gian em học tập,
nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Đình Thi đã giúp đỡ em
trong suốt quá trình nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài
khóa luận tốt nghiệp này, đồng thời em xin bày tỏ lịng cảm ơn tới thầy cơ
trong khoa Mơi trường, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt
q trình học tập và hồn thành Khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ và người dân xã
thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội – những người đã cung
cấp thơng tin giúp em hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên

Nguyễn Danh Tuấn

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Sinh viên: Nguyễn Danh Tuấn
Tên đề tài:“Thực trạng phát sinh rác thải nhựa trong sản xuất và tiêu

thụ lúa gạo tại Xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội”
Mục đích nghiên cứu:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội;
- Thực trạng phát sinh rác thải nhựa trong sản xuất và kinh doanh lúa gạo
tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội;
- Đề xuất biện pháp góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường từ các rác
thải nhựa trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu:
Xã Sài Sơn thuộc vùng đồng bằng sơng Hồng có địa hình và loại đất
chun trồng lúa với 6 thôn là Phúc Đức, Thụy Khê, Sài Khê, Đa Phúc,
Khánh Tân, Năm Trại nhưng do thời gian thực hiện đề tài và điều kiện nhân
lực nên em đã tập trung nghiên cứu 3 thôn là: Thụy Khê, Phúc Đức, Đa Phúc
bao gồm 4 loại phiếu:
- Phiếu người sản xuất lúa gạo (32 hộ/3thơn): Tìm hiểu về công đoạn
phát sinh rác thải nhựa trong hoạt động sản xuất lúa gạo của các hộ nông dân
- Phiếu cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư sản xuất lúa gạo (3 hộ/3 thơn):
các dạng thuốc và phân bón thường hay sử dụng tại địa phương.
- Phiếu người thu mua thóc và bn bán gạo(3 hộ/3 thơn): các dạng
thuốc và phân bón thường hay sử dụng tại địa phương, lượng túi nhựa dùng
để đựng các sản phẩm khi người tiêu dùng mua từ điểm bán về.
- Phiếu người tiêu dùng (22 hộ/3 thôn): số lượng mua bao nhiêu, mỗi lần
phát sinh khoảng bao nhiêu kg túi nilong, ...

iii


Cách tính phát thải rác thải nhựa theo từng khâu trong quá trình sản xuất
lúa (Theo tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp Liên Hiếp Quốc)

Kết quả chính và kết luận:
Thực trạng phát sinh rác thải nhựa trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo:
những loại nilon khác và các loại nhựa khác được người dân sử dụng 1 – 2 lần
trong quá trình sản xuất, phần lớn được họ sử dụng 2 vụ/năm. Chỉ có bình
phun thuốc BVTV và bao bì, dụng cụ khi thu hoạch được người dân sử dụng
nhiều lần. Người dân mua nilon để chắn chuột cho lúa chiếm 55%, có 29%
người dân mua bao tải dứa để đựng lúa gạo và dưới 10% người dân mua các
loại vật liệu như bình phun thuốc sâu và dụng cụ khác, trung bình 1 sào cần
sử dụng khoảng 2,4 kg bao dứa và nilon.
Những vật liệu như chậu nhựa, chậu nhôm và thúng được người dân sử
dụng đựng lúa gạo nhiều lần và sau khi xử dụng xong chúng được dùng để
bán sắt vụn. Tuy nhiên đối với những bao bì PE và các loại túi nilon thường
người sử dụng sẽ vứt chúng đi không tái sử dụng lại vào bất kỳ mục đích gì.
Có 65% hộ dân mua gạo 2 lần/tháng và 25% hộ mua gạo 1 lần/tháng. Phần
lớn người dân mua nilon để chắn chuột cho lúa, gạo chiếm 55%, có 29%
người dân mua bao tải dứa để đựng lúa gạo và dưới 10% người dân mua các
loại vật liệu như bình phun thuốc sâu và các dụng cụ khác.
Một số giải pháp giảm thiểu tác hại của rác thải nhựa như: Hình thành
các mơ hình HTX trong cơng tác BVMT. Cần thực hiện mơ hình bể chứa rác
thải tại một số cánh đồng trên địa bàn xã. Hướng dẫn người dân canh tác sử
dụng phân bón, thuốc BVTV hợp lý để hạn chết phát sinh rác thải nhựa.

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................... v

DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ x
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................... 3
1.1. Tổng quan về rác thải nhựa ........................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm rác thải nhựa .......................................................................... 3
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa.......................................................... 3
1.1.3. Phân loại rác thải nhựa trong sản xuất lúa và kinh doanh gạo.............. 4
1.1.4. Tình hình phát sinh rác thải nhựa trong q trình sản xuất nơng nghiệp 5
1.2. Ảnh hưởng của rác thải thải nhựa đến môi trường và sức khỏe con người7
1.2.1. Ảnh hưởng đến môi trường ..................................................................... 7
1.2.2. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người ......................................................... 9
1.3. Giải pháp đang sử dụng nhằm giảm thiểu sử dụng, xử lý rác thải nhựa
trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo hiện nay ..................................................... 10
1.4. Các văn bản pháp luật liên quan .............................................................. 11

v


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 13
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 13
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 13
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 13
2.4.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp .................................... 13

2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp .................................................... 14
thu thập và điều tra được. ................................................................................ 14
2.4.3. Cách tính tốn lượng nhựa được sử dụng trong sản xuất lúa và tiêu thụ
gạo tại xã Sài Sơn ............................................................................................ 15
2.4.4. Phương pháp xử lý thông tin số liệu ..................................................... 18
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 19
3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội ............................................................................................ 19
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ............................................................. 19
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 21
3.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội; ........................................................................................... 23
3.3. Thực trạng phát sinh rác thải nhựa trong sản xuất lúa và kinh doanh gạo
tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội........................................ 27
3.3.1. Từ người kinh doanh vật tư tại xã Sài Sơn ........................................... 27
3.3.2. Từ người sản xuất lúa tại xã Sài Sơn .................................................... 29
3.3.3. Từ người tiêu thụ và bán lẻ tại xã Sài Sơn ............................................ 30
3.3.4. Từ người tiêu dùng xã Sài Sơn ............................................................. 32
3.3.5 Nhận thức của người dân về rác thải nhựa và dẫn xuất của chúng trong
quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại xã Sài Sơn ...................................... 36
4.4 Đề xuất biện pháp góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường từ rác thải
nhựa trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại xã Sài Sơn ................................... 38
vi


4.4.1. Giải pháp bên trong ............................................................................... 38
4.4.2. Giải pháp bên ngoài .............................................................................. 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 40
1. Kết luận ....................................................................................................... 40
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 43
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ........................................................................ 62

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tại xã Sài Sơn ............................................. 21
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của xã Sài Sơn giai đoạn 2017
- 2019................................................................................................................ 24
Bảng 3.3: Các loại nhựa sử dụng trong sản xuất và tiêu thụ gạo của xã ......... 27
Bảng 3.4: Số lần sử dụng các loại nhựa, nilong trong quá trình sản xuất lúa
của các hộ điều tra (n= kg/sào) ........................................................................ 29
Bảng 3.5: Hoạt động kinh doanh và tiêu thụ lúa gạo ....................................... 30
Bảng 3.6. Tổng lượng nhựa ước được sử dụng trong sản xuất lúa tại địa
phương năm 2019 ............................................................................................. 35
Bảng 3.7: Biện pháp giảm thiểu sử dụng vật liệu nhựa ................................... 36
Bảng 3.8: Mức sẵn sàng chi trả cho việc thay thế vật liệu nhựa của người sản
xuất tại xã Sài Sơn ............................................................................................ 37

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ các hoạt động sản xuất và tiêu thụ lúa gạo có sử dụng đến
nhựa và dẫn xuất chủ yếu ................................................................................. 15
Hình 3.1. Vị trí địa lý xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai......................................... 19
Hình 3.2: Tình hình sản xuất lúa và tiêu thụ gạo của xã Sài Sơn .................... 25
Hình 3.3: Cơ cấu gieo trồng các loại lúa của các hộ điều ................................ 26

Hình 3.4. Cơ cấu sử dụng vật liệu nhựa trong sản xuất lúa ............................. 28
Hình 3.5. Khối lượng gạo khách hàng hay mua .............................................. 31
Hình 3.6. Số lượng các loại túi nhựa sử dụng đựng gạo .................................. 32
trong 1 ngày của người thu gom ...................................................................... 32
Hình 3.7. Số lần mua gạo/tháng của các hộ điều tra ........................................ 33
Hình 3.8: Xử lý vật liệu nhựa của người dân sau khi sử dụng đựng gạo lần
đầu .................................................................................................................... 33

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CTN

: Chất thải nhựa

TDMNPB

: Trung du miền núi phía bắc

ĐBSH


: Đồng bằng sơng Hồng

SXLG

: Sản xuất lúa gao

TT

: Tiêu thụ

TCTK

: Tổng cục thống kê

UBND

: Ủy ban nhân dân

STT

: Số thứ thự

x


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp là nghành sản xuất chính đối với phần lớn dân cư ở nơng
thơn Việt Nam. Trong đó, sản xuất lúa đóng vai trò đặc biệt quan trọng cung

cấp các sản phẩm thiết yếu như lương thực cho con người, động vật và còn là
nguồn nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác như nấm ăn, thủ công mỹ
nghệ,.... Năm 2019 cả nước xuất khẩu 6,37 triệu tấn gạo, tương đương 2,81 tỷ
USD, tăng 4,1% về lượng so với năm 2018 (Tổng cục thống kê, 2020).
Tuy nhiên quá trình sản xuất lúa ở Việt Nam nhìn chung vẫn cịn mang
tính thủ cơng và quy mơ manh mún. Trong q trình sản xuất, người dân sử
dụng nhiều túi nilong, bao bì nilon, bạt che phủ, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực
vật và các dẫn xuất khác ,có nguồn gốc từ nhựa nhưng lại khơng có kế hoạch
thu gom, xử lý dẫn đến ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa, dẫn xuất của
chúng (gọi chung là rác thải nhựa) và nhiều chất độc hại đi vào đất lâu dài ảnh
hưởng đến chất lượng đất, năng suất cây trồng và sức khỏe con người. Hiện
trạng quản lý, xử lý rác thải nhựa tại các vùng canh tác lúa vẫn là nỗi trăn trở
trong cộng đồng cư dân, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc
biệt là ngành tài nguyên và môi trường.
Xã Sài Sơn thuộc huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội là một xã có hoạt
động sản xuất nơng nghiệp là chính, chủ yếu là trồng lúa nước. Thực tế việc
sản xuất lúa trên địa bàn còn manh mún nhỏ lẻ và còn nhiều bất cập về việc
quản lý và xử lý rác thải nhựa trong quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa
gạo.Xuất phát từ thực tế đó nên tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng phát sinh
rác thải nhựa trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại xã Sài Sơn, huyện
Quốc Oai, thành phố Hà Nội”.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát thải nhựa trong sản xuất lúa và tiêu thụ gạo tại
xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng phát sinh rác thải nhựa trong sản xuất lúa và tiêu
thụ gạo.
- Đề xuất giải pháp góp phần giảm thiểu phát sinh rác thải nhựa trong
sản xuất lúa và tiêu thụ gạo tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà
Nội.

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Tổng quan về rác thải nhựa

1.1.1. Khái niệm rác thải nhựa
Rác thải nhựa là cụm từ dùng để chỉ chung những sản phẩm làm bằng
nhựa đã qua sử dụng hoặc không dùng đến và bị đem vứt bỏ. Rác thải nhựa
bao gồm: túi nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa, đồ chơi cũ bằng nhựa,... những
sản phẩm này có đặc điểm là thời gian phân hủy lâu, có thể lên đến hàng trăm,
hàng nghìn năm và chủ yếu được sản xuất từ chất liệu nhựa PP, nhựa PE,...
(Tân Bắc Hải, 2017).
Tân Bắc Hải (2017) cũng đưa ra khái niệm Rác thải nhựa dùng một lần
là những sản phẩm được làm bằng nhựa, sản xuất ra với mục đích chỉ dùng 1
lần rồi vứt bỏ. Do đó, chúng có thể là vỏ bao bì thuốc BVTV, thìa nhựa,...
dùng 1 lần phục vụ quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người.
Khái niệm ô nhiễm rác thải nhựa: Ô nhiễm rác thải nhựa là hiện tượng
tích tụ các đồ nhựa trong mơi trường và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
sống, sức khỏe của con người và động vật (OKXE Việt Nam Hành Động Vì
Mơi Trường )
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa

Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết (năm 2019), mỗi năm thế giới thải
ra môi trường khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, Việt Nam thải ra khoảng 1,8
triệu tấn. Trong đó, rác thải nhựa được thải ra từ rất nhiều nguồn như:
Rác thải nhựa từ sinh hoạt: Là rác thải nhựa xuất phát chủ yếu từ các
khu dân cư, chợ, cửa hàng. Những rác thải nhựa từ sinh hoạt chủ yếu là túi
nilon, chai nhựa, đồ chơi, tã bỉm, ống hút, cốc sữa chua, bàn chải đánh răng…
Rác thải nhựa từ hoạt động công nghiệp: Là rác thải phát sinh từ hoạt
động sản xuất, thi công của các nhà máy, xí nghiệp, khu cơng nghiệp…
Rác thải nhựa y tế: Đây là nguồn rác thải nhựa khá lớn hiện nay, do đặc
thù của ngành y tế là cần sử dụng rất nhiều đồ dùng 1 lần để giảm thiểu nguy

3


cơ lây nhiễm, bảo đảm an toàn trong khám chữa bệnh. Các loại rác thải nhựa
y tế phải kể đến: túi nilon, bao gói đựng vật tư y tế, dụng cụ đóng gói thuốc,
găng tay, kim tiêm…
Rác thải nhựa từ hoạt động sản xuất nông nghiệp: lượng rác thải chủ
yếu là cuộn nilon, bao bì nhựa, chai lọ đựng thuốc hóa học, vịm nilong và
thuốc bảo vệ thực vật thường bị vứt bỏ ở cánh đồng, bờ ruộng,...
Ngoài ra rác thải nhựa cịn có nguồn gốc từ các khu du lịch, dịch vụ,
khu vui chơi giải trí hay các trường học…
1.1.3. Phân loại rác thải nhựa trong sản xuất lúa và kinh doanh gạo
Tân Bắc Hải (2017) đã đưa ra phân loại rác thải nhựa trong sản xuất lúa
và kinh doanh gạo như sau: Các loại nhựa được sử dụng trong sản xuất và
kinh doanh lúa gạo gao gồm: polyolefin (PE), Ethylenne -Vinyl Accetate
Copolymer (EVA), Poly – vinyl clorua (PVC), Polycarbonate (Pc) và poly –
methyl – methacrylate (PMMA)
• Polietilen (tiếng Anh: polythylene hay polythene; viết tắt: PE)
- Tính chất: nhựa nhiệt dẻo, màu trắng, hơi trong, không dẫn điện và

không dẫn nhiệt, khơng cho nước và khí thấm qua.
- Ứng dụng: dùng dây bọc điện, làm màng mỏng che mưa, chai lọ,
trong cấp thốt nước, ống chịu nhiệt và hóa chất.
• Ethylene-Vinyl Accetate Copolymer (EVA)
- Tính chất: Hạt nhựa trịn, nhẹ, trong suốt, dẻo dai và mềm mại khi ở
nhiệt độ thấp
- Ứng dụng: Vật liệu cách điện, cách nhiệt vật dụng bảo hộ an toàn
trong lao động, vật liệu bao bì đóng gói (Hạt nhựa EVA khơng thể tái chế, vì
vậy khi sử dụng nó đồng nghĩa với việc sẽ thải ra mơi trường một lượng rác
khó phân hủy rất lớn).

4


• Poly-viny clorua (PVC)
- Tính chất: khơng mùi và rắn. Phổ biến là màu trắng nhưng cũng có
thể là khơng màu hoặc màu hổ phách, bột viên.
- Ứng dụng: PVC được sử dụng để làm cho đường ống, phụ kiện đường
ống, ống dẫn. Vật liệu đóng gói, bao bì màng, màng nước, màng xối, hệ thống
thủy lợi, thùng nhựa. Sản phẩm gia dụng bằng nhựa PVC bao gồm áo mưa, đế
giày, túi nhựa.
• Polycarbonate (PC)
- Tính chất: một loại nhựa nhiệt dỏe vơ định hình khơng màu và trogn
suốt. Độ bền va đập cao. Nhiệt độ nóng chảy cao, làm lạnh nhanh, cường độ
và đập cao, uống cong thấp.
- Ứng dụng: vì những đặc điểm này, nhựa PC thường được sử dụng
trong bình, chai, nắp chứa đựng thực phẩm.
1.1.4. Tình hình phát sinh rác thải nhựa trong quá trình sản xuất nông
nghiệp
1.1.4.1. Trên thế giới

Hàng năm, thế giới sử dụng tổng cộng 448 triệu tấn nhựa. Trong khi
đó, thời gian sử dụng trung bình trước khi bị thải bỏ của bao bì nhựa là thấp
nhất – chỉ 6 tháng, so với 35 năm trong cơng trình xây dựng, 5 năm với hàng
dệt may, hay 3 năm với hàng tiêu dùng. Bao bì, vì thế, là nguồn rác thải nhựa
lớn nhất, và cũng khó thu hồi, xử lý nhất (Vụ Khoa học Công nghệ và Môi
trường, 2019)
Các chuyện gia của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2019)
cũng cho biết hiện nay rác thải từ vỏ bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
chưa được thu gom và xử lý triệt để. Loại rác thải này được xếp vào danh
sách “rác thải nguy hại” và được thu gom, xử lý theo quy định về rác thải
nguy hại của Bộ TN&MT. Hàng năm mỗi tỉnh thải ra khoảng từ 50-100 tấn
rác thải này. Trong đó, mỗi ha lúa/vụ, nơng dân xả thải ra môi trường khoảng

5


1-1,5kg bao bì, chai lọ đựng thuốc; cịn trồng hoa màu, cây cơng nghiệp thì
việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp 2-3 lần trồng lúa.
Theo báo cáo của Chương trình Mơi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) (
2019): Mỗi năm có khoảng 13 triệu tấn rác nhựa bị đổ ra biển. Trong khi đó,
các lồi động, thực vật biển từ lâu đã “kêu cứu” khi có tới 13 triệu tấn chất
thải nhựa đổ ra đại dương, gây tổn thương hệ san hơ, đe dọa mơi trường sống
của các lồi động, thực vật biển.
Các chuyên gia Mỹ và Australia công bố trong một nghiên cứu của
mình vào tháng 12/2017, Trung Quốc và Indonesia là 2 quốc giả xả rác thải
nhựa nhiều nhất ra đại dương, với lần lượt 8,8 triệu tấn, và 3,2 triệu tấn mỗi
năm, chiếm 1/3 tổng lượng rác thải nhựa đại dương. Việt Nam đứng thứ tư
trong danh sách này, mỗi năm “đổ” ra đại dương 1,8 triệu tấn rác thải nhựa.
1.1.4.2. Tại Việt Nam
Theo đánh giá của các tổ chức Quốc tế, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia

ở Châu Á đứng đầu về lượng rác thải nhựa đổ ra biển với khoảng 13 triệu tấn
rác hàng năm và xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ơ nhiễm rác thải
nhựa lớn trên thế giới. Ở nhiều nơi chưa có lị xử lý, chai lọ thuốc bảo vệ thực
vật được bỏ lại ở góc ruộng gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Trong
ngành chăn ni, bao bì đựng thức ăn, chai lọ thuốc thú y cũng là những loại
rác thải nhựa khó phân hủy, bị nông dân vứt ra môi trường gây nên tình trạng
q tải rác độc hại (Bộ nơng nghiệp và phát triển Nông thôn, năm 2019).
Theo Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), mỗi năm, hoạt động sản
xuất nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại,
chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật, trong đó khơng ít loại thuốc có độc tố cao bị
cấm sử dụng. Ngồi ra, cả nước cịn khoảng 50 tấn thuốc bảo vệ thực vật tồn
lưu tại hàng chục kho bãi; 37.000 tấn hóa chất dùng trong nơng nghiệp bị tịch
thu đang được lưu giữ chờ xử lý.

6


Ơng Nguyễn Đình Thơng (2019) cũng chỉ ra rằng trong trồng trọt
nguồn rác thải nhựa xuất phát từ nilon để quây ruộng lúa chống chuột, thiên
địch; túi nilon để bọc quả như trồng ổi, xồi,...bao bì phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật. Ơng cũng cho rằng trong q trình sản xuất lúa, các chất độc hại
trong thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản có nhiều cơ hội phát
tán ra môi trường. Khi sử dụng những chất hố học trong khi canh tác, những
chất ấy sẽ cịn lại một lượng dư nhất định, thẩm thấu vào nguồn nước mặt và
nước ngầm, gây ra các loại bệnh về da. Về lâu dài, những chất độc ấy sẽ ngâm
sâu vào cơ thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bên trong, thậm chí dẫn đến
ung thư.
1.2. Ảnh hưởng của rác thải thải nhựa đến môi trường và sức khỏe con
người
1.2.1. Ảnh hưởng đến môi trường

Khi chôn lấp, rác thải nhựa sẽ làm cho đất không giữ được nước, dinh
dưỡng và ngăn cản q trình khí oxy đi qua đất, gây tác động xấu đến sự sinh
trưởng của cây trồng. Hơn nữa, nó có thể làm ơ nhiễm nguồn nước, gây ra cái
chết của các vi sinh vật có lợi cho cây ở dưới lòng đất. Nghiên cứu cũng cho
thấy sự tồn tại của nhựa trong đất sẽ khiến đất thiếu oxy, bị mất chất dinh
dưỡng, cây trồng khó sinh trưởng và phát triển. Khi mưa lớn còn dễ dẫn đến
tình trạng xói mịn, sạt lở đất, lũ hụt. Đặc biệt, khi chơn lấp nhựa cịn có thể
giải phóng các hố chất độc hại vào đất, làm ơ nhiễm nguồn nước ngầm, ảnh
hưởng đến con người, động thực vật (An phát, 2020)
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới ô nhiễm rác thải biển không chỉ gây
ảnh hưởng đến chất lượng mơi trường và hệ sinh thái biển mà cịn tác động
trực tiếp đến các hoạt động kinh tế và cộng đồng dân cư ven biển, tiềm ẩn
nguy cơ mất an ninh lương thực, an ninh năng lượng. Chính vì vậy quản lý
rác thải nhựa đại dương là vấn đề cấp thiết hiện nay đối với thế giới, khu vực
và Việt Nam (Tổng cục biển và hải đảo việt nam về rác thải nhựa, năm 2019).

7


Cụ thể: Ảnh hưởng vật lý của rác thải nhựa đến môi trường gây phá
hủy hoặc suy giảm đa dạng sinh học; làm chết các sinh vật bởi vướng vào
lưới đánh cá bị mất hoặc bị bỏ lại trên đại dương; gây chết sinh vật qua con
đường ăn uống; thay đổi cấu trúc, thành phần loài của các hệ sinh thái bao
gồm việc chuyên chở các sinh vật ngoại lai từ nơi khác đến. Các tác động về
mặt hóa học sẽ tăng lên khi các rác thải nhựa giảm kích cỡ. Hơn 260 loài sinh
vật biển đã được ghi nhận là bị vướng hoặc ăn phải các mảnh nhựa trên biển.
Trong một nghiên cứu về cá ở Bắc Thái Bình Dương cho thấy, trung
bình có 2,1 mảnh nhựa trong mỗi con cá. Việc nhầm lẫn nhựa với thức ăn
cũng được ghi nhận ở các động vật bậc cao hơn như rùa, chim, động vật có
vú, đã có nhiều trường hợp gây ra tử vong liên quan đến việc ăn nhựa. Chim

hải âu nhầm lẫn mảnh nhựa có mầu đỏ với mực, rùa biển nhầm lẫn túi nilông
với sứa…
Các hạt nhựa bị nuốt vào có thể gây tắc nghẽn hoặc hư hại thành ruột,
làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn của sinh vật. Các mảnh nhựa trôi nổi cũng
cung cấp “phương tiện di chuyển” cho các sinh vật làm gia tăng nguy cơ ảnh
hưởng của sinh vật ngoại lai đến hệ sinh thái. Tác động hóa học đầu tiên của
các mảnh nhựa đó là nguy cơ ảnh hưởng của các chất phụ gia trong nhựa.
Những chất phụ gia này là chất độc, chất xúc tác sinh học tác động đến môi
trường. Một số chất trong sản xuất nhựa như nonylphenol, phthalates,
bisphenol A (BPA) và monome styrene có thể tác động tiêu cực lên sinh vật.
Các tác động của những chất này liên quan đến hệ thống nội tiết và
điều hòa hormone trong cơ thể sinh vật. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các
chất này đã có ảnh hưởng nhất định trong đất hoặc hệ sinh thái nước ngọt. Do
vậy, các nhà khoa học lo ngại những những hợp chất này có tác động khơng
tốt đến hệ sinh thái biển.
Các hạt vi nhựa có lẫn trong nước biển có khả năng hấp phụ các chất ơ
nhiễm hữu cơ khó phân hủy có sẵn trong nước biển và trầm tích biển. Các

8


chất ơ nhiễm hữu cơ khó phân hủy (PBTs) bao gồm các chất như:
Polychlorinated

biphenols

(PCBs),

hydrocacbon


đa

hình

(PAHs),

hexachlorocyclohexan (HCH) và thuốc trừ sâu DDT được đề cập trong Công
ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
1.2.2. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Các sản phẩm sử dụng bằng nhựa hàng ngày như: Túi nilon, ống hút,
cốc nhựa dùng một lần, hộp xốp, nước đóng chai nhựa… chủ yếu được tái chế
từ những sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, một số hóa chất có trong các sản
phẩm nhựa này như: chất hố dẻo, phẩm màu, chì, cadimi… sẽ thơi nhiễm
vào thức ăn, sau đó được hấp thụ vào cơ thể người qua q trình sử dụng. Các
hóa chất này tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư, gây ảnh hưởng xấu đến phát
triển não bộ ở trẻ, làm thay đổi mô, biến đổi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật
bẩm sinh, thay đổi nội tiết tố và nhiều hệ luỵ khác cho sức khoẻ con người.
Theo Chương trình quốc gia nghiên cứu về độc học và Cơ quan Quốc
tế nghiên cứu về ung thư cho thấy, BPA Bisphenol-A (BPA) là một hoá chất
nhân tạo được dùng trong sản xuất các sản phẩm làm bằng chất dẻo
polycarbonate như hộp đựng thức ăn, bình sữa trẻ em, đồ chơi… là loại chất
có khả năng gây ung thư cực cao, có tác động làm não chậm phát triển, gây
rối loạn nội tiết, vô sinh.
Chất thải nhựa sẽ phát sinh những chất độc hại ra ngồi mơi trường nếu
khơng được xử lý một cách triệt để gây ảnh hưởng tới sức khỏa người dân.
Chất thải nhựa nylon khi đốt sẽ tạo ra khí thải chứa Dioxin và Furan, là những
chất kịch độc, tồn tại lại lâu dài trong môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe con người. Đặc biệt ở những nơi chưa có bể thu gom chai lọ, bao bì
phân bón và thuốc BVTV thì người dân bỏ lại góc ruộng, sau đó trơi nổi
ngồi mơi trường (Vụ Khoa học Cơng nghệ và Môi trường, 2019)


9


1.3. Giải pháp đang sử dụng nhằm giảm thiểu sử dụng, xử lý rác thải
nhựa trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo hiện nay
Tại tọa đàm “Rác thải nhựa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, hiện
trạng và thách thức” của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2019) cho
biết ở Việt Nam, một số tỉnh như Long An, Đồng Nai đã tiến hành thu gom và
xử lý rác thải nhựa bằng hình thức đốt tại các lị đốt chuyên dụng của một số
đơn vị được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên lượng rác được
thu gom và xử lý chiếm tỉ lệ rất thấp so với lượng rác xả thải ra và tồn đọng
trong đồng ruộng.
Buổi tọa đàm cũng cho thấy ngoài Long An,Đồng Nai và các tỉnh khác
chưa đầu tư công nghệ xử lý thì mới thu gom vào các hố rác và nông dân đốt
ở nhiệt độ chỉ vài trăm độ C thì sẽ khơng phân hủy hết mà thừa lại tàn dư bên
ngồi mơi trường (ngun tắc, bao bì, chai lọ thuốc phải được đốt ở nhiệt độ
1.500 độ C mới tiêu hủy hết).
Trong quá trình sản xuất, nhiều bà con nơng dân vẫn có thói quen sử
dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật phun cho ra mỗi khi có sâu bệnh.
Điều này làm phát sinh một lượng rác thải nhựa là bao bì thuốc bảo vệ thực
vật hơn nữa sử dụng không đúng cách không những khơng tăng năng suất cịn
ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Để diệt trừ sâu bệnh trong canh tác lúa đạt hiệu quả và giảm thiếu tác
động xấu đến môi trường. Các giải pháp đang được sử dụng nhằm hạn chế sử
dụng nhựa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay:
- Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi;
- Sử dụng phân bón hữu cơ thay phân bón hóa học;
- Tái sử dụng.
Tăng cường áp dụng các biện pháp thâm canh, giảm mức độ sử dụng

thuốc BVTV và tuân thủ đầy đủ các kỹ thuật. Thường xuyên kiểm tra, kiểm
soát việc thực hiện các quy định về việc sử dụng thuốc BVTV; cùng với đó

10


cần ứng dụng và chuyển giao nhiều công nghệ trong việc xử lý nước thải chăn
nuôi, nuôi trồng thủy – hải sản và giết mổ gia súc ,gia cầm.
Cần tái sử dụng các loại phân bón hữu cơ, cần hướng dẫn người dân
nhân rộng mơ hình canh tác bền vững thích ứng với các biến đổi khí hậu,
giảm sử dụng phân bón hóa học nhưng vẫn đảm bảo mang lại năng suất và
chất lượng cho cây trồng. Hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học ủ phân hữu
cơ để hạn chế sử dụng phân vô cơ.
1.4. Các văn bản pháp luật liên quan
Hiện nay nước ta đã ban hành một số luật và thông tư về rác thải nhựa
nhằm bảo vệ môi trường trước những tác động xấu trong nông nghiệp nhằm
bảo vệ sức khỏe của chính mình và mọi người xung quanh. Cụ thể:
+ Luật bảo vệ môi trường 2014;
+ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Luật số 82/2015/QH13.
Quốc hội;
+ Thông Tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ
Tài ngun và Mơi trường thì vỏ bao bì thuốc BVTV được xếp vào chất thải
nguy hại;
+ Thông tư liên tịch số 05 /2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16
tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn việc xử lý vỏ bao bì thuốc Bảo vệ thực vật;
+ Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của

Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Tài nguyên và Môi trường;

11


Có một số tiêu chuẩn ISO liên quan đến tái chế như ISO 15270:2008
đối với chất thải nhựa, ISO 14001:2004 về quản lý môi trường đối với tái chế.
Việc đảm bảo thực hiện một số tiêu chuẩn ISO liên quan tới tái chế này là lời
cam kết của doanh nghiệp trong việc đảm bảo bảo vệ môi trường.

12


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Rác thải nhựa trong sản xuất lúa và tiêu thụ gạo tại xã Sài Sơn, huyện
Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 9/2020 đến tháng 3/2021
- Nội dung: Rác thải nhựa và dẫn xuất của chúng.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Sài Sơn, huyện Quốc
Oai, thành phố Hà Nội;
- Thực trạng sản xuất lúa và tiêu thụ gạo tại xã Sài Sơn, huyện Quốc
Oai, thành phố
- Thực trạng phát sinh rác thải nhựa trong sản xuất lúa và kinh doanh

gạo tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội;
- Đề xuất các giải pháp góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường từ rác
thải nhựa trong sản xuất lúa và tiêu thụ gạo tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Trong nghiên cứu này, tài liệu thứ cấp tôi thu thập tại UBND xã Sài Sơn
bao gồm các tài liệu liên quan đến: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã
Sài Sơn. Hiện trạng sử dụngđất nơng nghiệp: Diện tích, cơ cấu đất nông
nghiệp. Hiện trạng sản xuất: Cơ cấu canh tác lúa, diện tích, sản lượng hàng
năm của xã Sài Sơn và các tài liệu, cơng trình nghiên cứu đã cơng bố có liên
quan đến đề tài.

13


×