Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Xác định khả năng sinh trưởng và năng suất của các giống cỏ ghine, mulato, ruzi trồng tại học viện nông nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 59 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NI
------- *** -------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG
SUẤT CỦA CÁC GIỐNG CỎ GHINE, MULATO, RUZI
TRỒNG TẠI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM”

Ngƣời thực hiện

: NGUYỄN THỊ MINH TUỆ

Mã sinh viên

: 610466

Lớp

: K61CNTYC

Chuyên ngành

: CHĂN NUÔI THÚ Y

Ngƣời hƣớng dẫn

: PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN


Bộ môn

: DINH DƢỠNG THỨC ĂN

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài là trung thực và chƣa từng đƣợc cơng
bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
đƣợc cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2021
Sinh viên

NGUYỄN THỊ MINH TUỆ

i


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này đƣợc hồng thành nhờ sự hƣớng dẫn, chỉ dạy tận tình của
q thầy cơ Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Thầy giáo hƣớng dẫn PGS.TS Bùi Quang Tuấn.
- Quý thầy cô giáo trong bộ môn Dinh Dƣỡng Thức Ăn.
- Quý thầy cô khoa Chăn nuôi.
- Ban lãnh đạo Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Là những thầy cơ đã tận tình giúp đỡ, truyền dạy những kinh nghiệm quý

báu và hƣớng dẫn trực tiếp với tất cả tấm lịng để tơi có thể hồn thành khóa
luận.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến bố mẹ tôi,
nguồn động viên tinh thần to lớn giúp tơi vƣợt qua những khó khăn trong suốt
thời gian học tập và thực hiện khóa luận này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày25 tháng 3 năm 2021
Sinh viên

NGUYỄN THỊ MINH TUỆ

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... vii
TRICH YẾU KHOA LUẬN .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CÂY THỨC ĂN VÀ NHÓM GIỐNG SỬ DỤNG
TRONG KHẢO SÁT .................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm về cây thức ăn ............................................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật học của nhóm giống khảo sát ....................................... 5
1.2. ĐẶC DIỂM SINH TRƢỞNG, PHAT TRIỂN VA CAC YẾU TỐ

ẢNH HƢỞNG DẾN CAY THỨC AN CHAN NUOI ............................... 7
1.2.1. Khái niệm về sinh trƣởng và phát triển ....................................................... 7
1.2.2. Mối quan hệ giữa sinh trƣởng và phát triển ................................................ 8
1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của cây thân lá ....... 10
1.2.4. Quá trình sinh trƣởng của thân lá .............................................................. 15
1.3 TINH HINH NGHIEN CỨU TREN THẾ GIỚI VA TRONG NƢỚC ........ 17
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 17
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ............................................................... 19
CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................... 22
2.1 ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...................... 22
iii


2.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 22
2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................. 22
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 22
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 22
2.3.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 22
2.3.2 Các biện pháp kỹ thuật ............................................................................... 23
2.3.3 Phƣơng pháp tiến hành theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu .......................... 24
2.4 PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................. 26
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 27
3.1 ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU CỦA ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .......................... 27
3.2 KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG
CỎ ............................................................................................................. 28
3.2.1 Tỷ lệ sống của các giống cỏ ....................................................................... 28
3.2.2 Chiều cao khi thu cắt và tốc độ sinh trƣởng của các lứa............................ 29
3.3 NĂNG SUẤT CÁC GIỐNG CỎ .................................................................. 36
3.3.1 Năng suất chất xanh ................................................................................... 36

3.3.2 Năng suất chất khô ..................................................................................... 38
3.3.3 Năng suất protein ....................................................................................... 40
3.3.4 Khối lƣợng chất khơ tích lũy các giống cỏ ................................................ 42
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 46
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 48

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT

VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

CK

Chất khô

CS

Cộng sự

CT

Công thức

CX


Chất xanh

DE

Năng lƣợng tiêu hóa

GSNL

Gia súc nhai lại

KLCKTL

Khối lƣợng chất khơ tích lũy

NSCK

Năng suất chất khơ

NSCX

Năng suất chất xanh

NSPr

Năng suất protein

v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1 Thời gian và số lần cắt ......................................................................... 24
Bảng 3.1 Điều kiện thời tiết khí hậu ................................................................... 28
Bảng 3.2 Tỷ lệ sống của các giống cỏ sau 30 ngày (%), n=3 ............................. 29
Bảng 3.3 Chiều cao của cỏ khi thu hoạch (cm), n=3 .......................................... 30
Bảng 3.4 Tốc độ sinh trƣởng, tái sinh trƣởng của các giống cỏ ......................... 32
Bảng 3.5 Số nhánh của các giống cỏ khi thu cắt ở các lứa (nhánh/khóm) ......... 34
Bảng 3.6 Tốc độ đẻ nhánh của các giống cỏ (nhánh/khóm/ngày đêm) .............. 35
Bảng 3.7 Năng suất chất xanh của các giống cỏ (tấn/ha/lứa) ............................. 37
Bảng 3.8 Năng suất chất khô của các giống cỏ (tấn/ha/lứa) ............................... 39
Bảng 3.9 Năng suất protein của các giống cỏ (tấn/ha/lứa), n=3 ......................... 41
Bảng 3.10 Khối lƣợng chất khơ tích lũy của các giống cỏ (kg/ha/ngày)............ 43

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Nhiệt độ và lƣợng mƣa trung bình từ tháng 11/2020 - 2/2021 ............ 28
Hình 3.2 Tỷ lệ sống của các giống cỏ sau 30 ngày (%) ...................................... 29
Hình 3.3 Chiều cao các giống cỏ khi thu cắt qua các lứa ................................... 30
Hình 3.4 Tốc độ sinh trƣởng, tái sinh trƣởng của các giống cỏ .......................... 32
Hình 3.5 Số nhánh của các giống cỏ khi thu cắt ở các lứa ................................. 34
Hình 3.6 Tốc độ đẻ nhánh của các giống cỏ ....................................................... 35
Hình 3.7 Năng suất chất xanh qua các lứa cắt .................................................... 37
Hình 3.8 Năng suất chất khơ qua các lứa cắt ...................................................... 39
Hình 3.9 Năng suất protein của các giống cỏ qua các lứa cắt ............................ 41
Hình 3.10 Khối lƣợng chất khơ tích lũy của các giống cỏ.................................. 43

vii



TRÍCH YẾU KHĨA LUẬN
1. Tóm tắt mở đầu
Tên tác giả: Nguyễn Thị Minh Tuệ
Mã sinh viên: 610466
Tên đề tài: “Xác định khả năng sinh trưởng và năng suất của các giống
cỏ Ghine, Mulato, Ruzi trồng tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam”
Chuyên ngành: Dinh dƣỡng và công nghệ sản xuất thức ăn CN.
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2. Nội dung bản trích yếu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng, phát triển của giống cỏ Ghine,
Mulato và Ruzi trồng tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Ba giống cỏ Ghine Mombasa, Mulato, Ruzi trồng tại Học viện Nông
nghiệp Việt Nam.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu:
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trƣởng và năng suất.
3.3. Kết quả chính và kết luận
3.3.1. Các kết quả chính
Trên cơ sở kết quả của q trình nghiên cứu, tơi đƣa ra một số nhận định
nhƣ sau:
- Khả năng sinh trƣởng và phát triển của các giống cỏ bao gồm:
+Tỷ lệ sống sau 30 ngày trồng của các giống cỏ Ghine Mombasa, Mulato
và Ruzi lần lƣợt là: 89.04%, 86.19% và 79.52%
+Tốc độ sinh trƣởng, tái sinh trung bình của Ghine Mombasa, Mulato và
Ruzi lần lƣợt là: 1.92, 1.38 và 1.51 cm/ngày đêm.

viii



+Tốc độ đẻ nhánh trung bình của Ghine Mombasa, Mulato và Ruzi lần lƣợt
là: 0.43, 0.488, 0.431 nhánh/khóm/ngày đêm.
- Năng suất của các giống cỏ bao gồm:
+ Năng suất chất xanh trung bình của Ghine Mombasa, Mulato và Ruzi
trung bình lần lƣợt là 34.717, 31.533 và 31.017 tấn/ha/lứa.
+Năng suất chất khơ trung bình của Ghine Mombasa, Mulato, Ruzi lần lƣợt
là 6.6049, 6.29 và 5.5755 tấn/ha/lứa.
+Năng suất protein của các giống cỏ Ghine Mombasa, Mulato và Ruzi lần
lƣợt là 0.8564, 0.8073 và 0.7117 tấn/ha/lứa.
+Khối lƣợng chất khơ tích lũy của Ghine Mombasa, Mulato, Ruzi lần lƣợt
là 121.1, 115.8 và 102.8 kg/ha/lứa.
3.3.2. Kết luận
Giống cỏ Ghine Mombasa có khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết,
khí hậu tại Học viện Nơng nghiệp Việt Nam tốt nhất thể hiện ở tỷ lệ sống, tốc độ
sinh trƣởng trung bình cỏ Ghine Mombasa cao nhất trong ba giống cỏ nghiên cứu.
Năng suất chất xanh, năng suất chất khô năng suất protein và khối lƣợng
chất khơ tích lũy của Ghine Mombasa cao nhất, điều này cho thấy giống cỏ
Ghine Mombasa cũng cho năng suất tốt nhất trong ba giống cỏ nghiên cứu tại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

ix


MỞ ĐẦU
Đầu năm 2020 số lƣợng đàn trâu bò trên cả nƣớc có xu hƣớng giảm, bằng
93.44% so với cùng kì năm 2019. Nguyên nhân do hiện nay các hộ nơng dân bán
nhiều do khơng có thời gian chăn thả, diện tích bãi chăn thả bị thu hẹp để dành
vốn đất trồng trồng cây công nghiệp lâu năm bên cạnh đó ngƣời dân cũng cơ giới

hóa trong sản xuất nơng nghiệp thay cho sức kéo. Cùng với nhu cầu về thực
phẩm tăng cao, giá thịt trâu bò tƣơng đối ổn định nên một số hộ gia đình đã đổi
hƣớng chăn ni trâu bị theo xu hƣớng ni trâu bị vỗ béo chú trọng vaò năng
suất và chất lƣợng thịt để ra tăng thu nhập. Bên cạnh đó, chăn ni một số động
vật nhai lại khác nhƣ dê, cừu phát triển mạnh. Bởi các vật ni này có khả năng
sử dụng và chuyển hóa các loại thức ăn thơ xanh, phụ phẩm công – nông nghiệp
thành sản phẩm dinh dƣỡng cao chất lƣợng cao nhƣ thịt, sữa làm thực phẩm cho
con ngƣời. Thức ăn của gia súc nhai lại rất đa dạng và dễ tìm, có thể là cỏ tự
nhiên hoặc thu cắt cho ăn tại chuồng, có thể là cỏ trồng hoặc phế hụ phẩm công –
nông nghiệp. Hiện nay nhiều địa dần theo hƣớng đơ thị hóa, những đơ thị mở ra
kéo theo diện tích đất chăn thả dần bị thu hẹp dẫn đến nguồn thức ăn cho gia súc
nhai lại khơng cịn đƣợc dồi dào, đồng bãi chăn thả, diện tích cỏ tự nhiên có thể
thu cắt bị thu hẹp. Không những vậy, thức ăn cho gia súc nhai lại còn cạnh tranh
gay gắt với việc thâm canh, tăng vụ, mở rộng diện tích canh tác, trồng rừng, trồng
cây cơng nghiệp… thức ăn thơ xanh có vị trí quan trọng đối với lồi nhai lại,
khơng chỉ cung cấp chất dinh dƣỡng mà còn đảm bảo cho hệ vi sinh vật dạ cỏ
hoạt động bình thƣờng. Với chăn ni trâu, số lƣợng trâu đã giảm nghiêm trọng,
báo động trong công tác quản lý giống, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
giảm mạnh của đàn trâu trong cả nƣớc phải kể đến yếu tố nguồn thức ăn. Diện
tích trồng cây giảm dẫn đên nguồn thức ăn giảm, nguồn thức khô dự trữ dinh
dƣỡng giảm ảnh hƣởng trực tiếp chất lƣợng con giống, giá trị kinh tế cho ngƣời
dân. Hiện nay, nguồn thức ăn thô dự trữ chủ yếu là rơm có giá trị dinh dƣỡng thấp
1


cũng không đủ dùng, ngƣời chăn nuôi phải tăng thức ăn tinh. Đây là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến năng suất chăn ni thấp, đàn trâu bị dễ mắc
bệnh, chất lƣợng sữa kém.
Vì sản lƣợng đồng cỏ chỉ mới đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu thƣc ăn thơ
xanh của đàn gia súc, nên việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu để giải quyết

khó khăn cho ngƣời chăn nuôi là việc cần thiết và cấp bách. Trong khuôn khổ tài
liệu này, chỉ tập trung vào giới thiệu mô hình và kỹ thuật trồng cỏ, cây thức ăn
xanh phù hợp với xu hƣớng chăn nuôi hiện đại. Một đồng cỏ đƣợc thiết kế tốt
thƣờng bao gồm nhiều loại cỏ, cây thức ăn xanh khác nhau để đa dạng về dinh
dƣỡng, thay đổi khẩu phần, tăng độ ngon miệng cho gia súc.
Nƣớc ta đã nhập hàng trăm giống cỏ làm thức ăn cho vật nuôi. Để đáp
ứng nhu cầu năng suất chất xanh cao, giàu các chất dinh dƣỡng, thời gian thu
hoạch ngắn, cho chiều lứa cắt và có khả năng chịu hạn, chịu ngập úng, chịu rét
tƣơng đối cao hiện nay một số giống cỏ nhƣ Ghine, Mulato, Ruzi… đáp ứng
đƣợc yếu tố trên. Vì vậy, các giống cỏ này có tiềm năng làm thức ăn cho gia súc
nhai ại rất tốt, đặc biệt đối với bò sữa. Để có đƣợc những hiểu biết thực tế về
năng suất và giá trị dinh dƣỡng của các giống cỏ trên tôi đã tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Xác định khả năng sinh trƣởng và năng suất của các giống cỏ Ghine,
Mulato, Ruzi trồng tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam”.
Mục tiêu của đề tài:
Qua quá trình nghiên cứu, dựa vào kết quả xác định đƣợc khả năng sinh
trƣởng và năng suất, từ đó đánh giá đƣợc tiềm năng của từng giống cỏ.
Yêu cầu của đề tài:
Xác định chính xác các chỉ tiêu nông học, năng suất của các giống cỏ
nghiên cứu.

2


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CÂY THỨC ĂN VÀ NHÓM GIỐNG SỬ DỤNG
TRONG KHẢO SÁT
1.1.1. Khái niệm về cây thức ăn

Cây thức ăn xanh bao gồm các loại cây tự nhiên và đƣợc trồng trong điều
kiện canh tác với mục đích sử dụng làm thức ăn cho gia súc, bao gồm tất cả các
loại thực vật thuộc họ hòa thảo (Grasses), họ đậu (Legumes), cây thân gỗ (tree
legumes) và những cây lấy ngọn, thân, lá, rễ… có thể sử dụng làm thức ăn gia
súc (chủ yếu cho động vật nhai lại).
cây thức ăn xanh đƣợc chia làm hai nhóm chính:
Nhóm 1: Cây thuộc họ hịa thảo là thực vật một lá mầm có tên khoa học là
Poaceae hoặc gramineae. Trong họ này có khoảng 668 chi và khoảng 10.035
loài cỏ chiếm khoảng 20% toàn bộ thảm thục vật trên trái đất. Cỏ trồng là khái
niệm thƣờng dung để chỉ các giống cỏ và cây thức ăn cải tiến, là những giống
đƣợc nghiên cứu lai tạo hay tuyển chọn từ tự nhiên với mục đích tạo ra các
giống có năng suất cao, chất lƣợng tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên và canh
tác của một vùng nào đó để làm cỏ tƣơi, ủ chua, cỏ khơ làm thức ăn cho gia súc
và thƣờng có thời gian sinh trƣởng 1 năm, 2 năm hoặc nhiều năm.
Nhóm hịa thảo có đặc điểm là: sinh khối cao, chiếm tỷ trọng lớn trong
khẩu phần ăn của gia súc nhai lại nên là nguồn cung cấp năng lƣợng chính trong
khẩu phần. Tuy nhiên giá trị dinh dƣỡng không cao, đa số các cây hòa thảo chứa
lƣợng protein thấp chỉ khoảng 5-12% so với VCK. Tỷ lệ này phụ thuộc vào các
yếu tố nhƣ di truyền, dinh dƣỡng đất, vụ mùa và tuổi thu hoạch. (Trƣơng Tấn
Khanh/2003).
Nhóm 2: các cây thuộc họ đậu (Leguminosae) hoặc (Fabaceaesensu lato).

3


Bộ đậu chiếm khoảng 9.6% sự đa dạng thực vật hai lá mầm. cây họ đậu bao
gồm một số loài cung cấp thực phẩm cho con ngƣời và là nguồn thức ăn quan
trọng cho gia súc, gia cầm, làm phân xanh, cây cảnh thuốc… Các loại trong họ
này phát triển đa dạng nhƣ nhóm cây mọc thẳng, cây bụi thân thảo , dây leo thân
thảo. Một đặc trƣng nổi bật của lồi cây thuộc họ đậu đó là các loại cây chủ cho

nhiều vi khuẩn cố định đạm Rizhobium cộng sinh có khả năng lấy nitơ (N2)
trong khơng khi và chuyển hóa thành dạng NO3 hay NH4 cho cây hấp thụ. Đây
là nguồn cung cấp ni tơ cho GSNL để thỏa mãn nhu cầu cho sinh vật trong dạ
cỏ. Tuy nhiên nhóm cây họ đậu thƣờng chứa độc tố gây hại cho gia súc nếu bổ
sung một lƣợng quá nhiều.
Các cỏ hịa thảo nói riêng sinh trƣởng và tái sinh đều trải qua ba giai đoạn.
Mỗi giai đoạn có những đặc điểm khác nhau:
Giai đoạn 1 (sinh trƣởng chậm): xảy ra khi cỏ mới bị chăn thả, thi cắt hoặc
mới gieo trồng, khi đó cây mất lá nên khả năng tiếp nhận ánh sáng kém. Trong
khi cây cần nhiều năng lƣợng để phát triển, để bù lại sự thiếu hụt đó cây sẽ lấy
năng lƣợng từ rễ để phát triển lá khiến rễ trở nên nhỏ và yếu đi. Chính vì vào
giao đoạn này nếu cây bị ngập úng rất dễ chết do khơng có lá để thốt hơi nƣớc
và phần rễ yếu dễ bị thối.
Cây trong giai đoạn 1 sinh trƣởng chậm nhƣng lá mềm, ngon miệng và giá
trị dinh dƣỡng cao.
Giai đoạn 2 (sinh trƣởng nhanh): là giai đoạn su khi gieo trồng, tái sinh đạt
1/3 hoặc 1/4 khích thƣớc cây trƣởng thành, năng lƣợng đƣợc cung cấp đủ qua
quá trình quang hợp để bổ sung phát triển lại bộ rễ. Đây là thời gian cỏ phát
triển nhanh nhất. Trong giai đoạn này cỏ có giá trị dinh dƣỡng cao nhất, lá chứa
đủ protein và năng lƣợng thỏa mãn nhu cầu dinh dƣỡng cho gia súc.
Giai đoạn 3 (sinh trƣởng chậm): cỏ sau khi cắt khoảng 40 đến 70 ngày, cây
vẫn tiếp tục phát triển nhƣng lá trở nên nhạt dần, phần lá ở gốc chết đi, lá sử
dụng năng lƣợng để hô hấp nhiều hơn năng lƣợng tao ra từ quang hợp, phần
4


thân chiếm đa số và nhiều xơ. Năng suất và hàm lƣợng dinh dƣỡng tuy cao
nhƣng khả năng tiêu hóa của gia súc với cỏ ở giai đoạn này lại thấp.
1.1.2. Đặc điểm thực vật học của nhóm giống khảo sát
1.1.2.1 Cỏ Ghine Mombasa

Cỏ Ghine Mombasa có tên khoa học là Panicum maximum, có nguồn gốc
từ Châu Phi và đƣợc trồng ở nhiều nƣớc trên thế giới. Cỏ Ghine Mombasa
đƣợc đƣa tới Việt Nam từ năm 1985, hiện nay hiện trồng ở nhiều vùng trên cả
nƣớc và có tên gọi địa phƣơng nhƣ cỏ sả, cỏ Tây Nghệ An…
Cỏ Ghine Mombasa có thân bụi cao, chiều cao từ 60 đến 200cm, phiến lá
rộng 35mm, dài 12 đến 40cm, bẹ lá mọc quanh gốc và có lơng nhỏ màu trắng,
bộ rễ hát triển, có thể trồng lƣu năm.
Cỏ Ghine Mombasa có khả năng chịu hạn, chịu nóng, chị bóng tốt, dễ
trồng và sống đƣợc ở nhiều lọa đất khác nhau, thậm chí cả vùng đồi núi cao, có
khả năng cạnh tranh với cỏ dại và chịu đƣợc dẫm đạp.
Nhiệt độ thích hợp để phát triển từ 19.1-22.9oC, không chịu đƣợc sƣơng
muối nặng. sinh trƣởng tốt ở trong điều kiện mƣa 800-1800mm/năm. Không
chịu đƣợc hạn. Phù hợp sống trên đất phù sa và đất màu mỡ, pH=6, không chịu
đƣợc đất ẩm kéo dài, chịu đƣợc đất mặn.
Hàm lƣợng chất khô 20-30%, protein thơ 5-9%, xơ thơ 30-40%. Tỷ lệ tiêu
hóa chất khơ của cỏ giảm từ 64% xuống 50% sau 2 đến 8 tuần thu hoạch.
Thu hoạch lứa đầu khi cỏ đƣợc 70 ngày tuổi, các lứa tái sinh thu hoạch
sau 40-45 ngày. Thu hoạch cách gốc 8-10cm.
Cỏ Ghine Mombasa trồng để chăn thả thi phải thu cắt 2 lứa đầu tiên, đến
lứa thứ 3 mới đƣa gia súc vào thả. Hảm cỏ cao 35-40cm là phù hợp. hời gian
để cỏ tái sinh trở lại khoảng 25-35 ngày và thời gian chăn thả liên tục trên một
ô cỏ không quá 4 ngày.

5


1.1.2.2 Cỏ Brachiaria Mulato II
Cỏ Brachiaria Mulato II đƣợc lai tạo giữa hai giống cỏ Brachiaria
ruriziensis và Brachiaria brizanthan (CIAT 2001).
Là giống cỏ lâu năm thuộc họ hòa thảo là cây thân bụi, rễ chùm. Cỏ Mulato

có thân lá dài mềm, có lơng mịn, chiều cao có thể đạt từ 1.2-1.5m, bẹ lá mọc
quanh gốc. phát triển tốt trên đất màu mỡ, có khả năng chịu hạn, khơng chịu
đƣợc ngập úng nhƣng vẫn phát triển tốt vào mùa mƣa. Có hể trồng ở nhiều nơi
nhƣ đồng bằng, trung du miền núi có độ dốc thấp, thích hợp với pH từ 5-6.8,
phát triển chậm trên đất chua, phát tiển tốt ở nhệt độ 18-32oC, phát triển kém ở
dƣới 15oC.
Cỏ Mulato có khả năng chịu bóng, có khả năng chịu dẫm đạp nên có thể
trồng làm bãi chăn thả gia súc.
Năng suất cỏ đạt khoảng 23-27 tấn/ha/lứa, tùy thuộc vào chăm sóc quản lý
và điều kiện đất có thể thu cắt 5-9 lứa mỗi năm.
Có thể dùng để chăn thả, thu cắt làm thƣc ăn xanh, phơi khô dự trữ.
1.1.2.3 Cỏ Ruzi
Cỏ Ruzi có tên khoa học là Brachiaria Zuziensis, có nguồn gốc ở Châu Phi,
hiện nay đƣợc trồng ở hầu khắp các nƣớc nhiệt đới, giống cỏ này đƣợc nhập lần
đầu tiên từ Cu Ba năm 1968, sau đó nhập từ Úc năm 1980 và Thái Lan năm 1996.
Cỏ Ruzi có thân nửa đứng, có thân ngầm, chiều cao cây có thể tới 1,5m, lá
dài 25cm, rộng 15mm, mềm và có nhiều lơng, rễ chùm phát triển mạnh. Cỏ
Ruzi có khả năng chịu bóng, chịu hạn, chịu dẫm đạp tốt, phát triển mạnh nhất
vào mùa mƣa tuy nhiên không chịu đƣợc ngập úng kéo dài và khô hạn quanh
năm, phát triển kém ở đất nghèo dinh dƣỡng. Có thể trồng ở đồng bằng, trung
du, miền núi có độ dốc thấp, thích hợp với pH 5.3-6.6. có khả năng lƣu gốc.
Hàm lƣợng dinh dƣỡng trong cỏ cao, chữa khoảng 32-35% vật chất khô,
protein thô khoảng 12-13%, xơ thô khoảng 27-29% và khoảng tổng số 10-11%.

6


Thời gian thu hoạch làn dầu sau 70 ngày bằng cách cắt trên mặt đất khoảng
5-7cm, lứa sau thi hoạch tiếp khi thảm cỏ cao 45-60cm (khoảng 35 ngày).
Nếu sử dụng chăn thả thì 2 lứa đầu vẫn thu cắt bình thƣờng, đến lứa thứ 3 mới

đƣa gia súc vào chăn thả, thích hợp nhất khi cả cao 35-40cm. thời gian chăn thả
liên tục không quá 4 ngày, thời gian nghỉ gữa hai đợt chăn thả khoảng 25-35 ngày.
Tùy thuộc vào điều kiện đất và khả năng chăm sóc, có thể thu hoạch 5-7
lứa/năm và năng suất có thể đạt 150-180 tấn/ha/năm, nếu trồng và thâm canh tốt
có thể lên tới 200 tấn/ha/năm.
Cỏ Ruzi có thể dùng ăn tƣơi, có thể phơi khô làm thức ăn dự trữ trong vụ
đông xuân.
1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN CÂY THỨC ĂN CHĂN NUÔI
1.2.1. Khái niệm về sinh trƣởng và phát triển
Sinh trƣởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách không thuận nghịch
của tế bào và toàn cây, kết quả dẫn đến sự tăng về số lƣợng, kích thƣớc, thể tích
sinh khối của chúng. là kết quả của quá trình biến đổi về chất liên tục và lâu dài
để có những cơ quan sinh sản có chức năng riêng biệt cũng đƣợc xem là quá trình
phát triển của tế bào.
Phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong tế bào, mơ và tồn cây để
dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng.
Ví dụ về sự sinh trƣởng nhƣ sự phân chia và sự dãn của tế bảo, sự tăng kích
thƣớc của quả, hoa,lá..., sự nay chồi, đẻ nhánh... Các biểu hiện này không thể đảo
ngƣợc đƣợc.
Ví dụ về phát triển nhƣ sự nảy mầm của hạt là một quá trình phát triển vì từ
hạt chuyển sang cây có sự thay đổi rõ rệt về hình thái lẫn chức năng hoặc sự ra
hoa là một bƣớc ngoặt chuyển từ giai đoạn sinh trƣởng cơ quan sinh dƣỡng sang
hình hành các cơ quan sinh sản, tức là thay đổi về hình thái chức năng... Ở mức
độ tế bào, sự phân hóa tế bào thành các mơ chức năng khác nhau đƣợc xem là sự
7


phát triển của tế bào.
Sinh trƣởng và phát triển của cây là kết quả hoạt động tỏng hợp của các

chức năng sinh lý trong cây. Do đó việc điều khiển sinh trƣởng và phát triển của
cây trồng sao cho thu đƣơc năng suất cao nhất là việc khó khăn nhƣng quan
trọng. muốn điều khiển đƣợc sinh trƣởng, phát triển của cây trồng thì phải hiểu
biết sâu sắc về bản chất của q trình này, trên cơ sở đó có những biện pháp tác
động thích hợp nhất.
1.2.2. Mối quan hệ giữa sinh trƣởng và phát triển
Sinh trƣởng và phát triển là hai q trình diễn ra song song khó có thể phân
biệt đƣợc ranh giới. Có thể xem đây là hai mặt của q trình biến đổi chất và
lƣợng ln ln diễn ra trong cơ thể. Chúng có có mối quan hệ rất mật thiết, có
tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. Sự biến dổi về chất đến một mức độ nào đó tất yếu
phải dẫn đến sự thay đổi về lƣợng, ngƣợc lại sự biến dổi về lƣợng tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển về chất.
Trong lĩnh vực cây thức ăn chăn ni, q trình sinh trƣởng của cây đƣợc đề
cập về sự tăng kích thƣớc, sinh khối một cách đơn thuần nhƣ: chiều cao cây, tốc
độ sinh trƣởng, tốc độ nảy nhánh, năng suát chất xanh, năng suất chất khô.
Dựa vào mối quan hệ sinh trƣởng và phát triển mà đời sống thực vật đƣợc
chia làm hai giai đoạn chính là giai đọa sinh trƣởng phát triển dinh dƣỡng và giai
đoạn phát triển sinh sản. Trong giai đoạn thứ nhất hoạt động sinh trƣởng và phát
triển của các cơ quan dinh dƣỡng nhƣ thân, rễ, lá... là ƣu thế. Cịn trong giai đoạn
thứ hai thì hoạt động sinh trƣởng và phá triển cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ là
ƣu thế. Tùy thuộc vào mục đích kinh tế mà con ngƣời điều chỉnh sao cho tỷ lệ giữa
hai giai đoạn thích hợp nhất. Ví dụ nhƣ những cây rồng thu hoạch lấy thân, lá thì
phải kéo dài giai đoạn thứ nhất và ức chế giai đoạn thứ hai. Để đạt đƣợc mục đích
đó ngƣời ta thƣờng tác động một số biện pháp nhƣ sử dụng phân đạm, nƣớc, độ dài
ngày khơng thích hợp kể cả các yếu tố giống... nếu trong giai đoạn đầu, cây thiếu
đạm, nƣớc thì sinh trƣởng sẽ cịi cọc, nhanh ra hoa và hình thành củ.
8


Dựa vào chu kì sống của cây có thể chia thành cây một năm, cây hai năm,

cây nhiều năm.
Cây một năm là cây kết thúc chu ki sống trọng năm đó mà khơng bắt buộc
sang năm sau nhƣ các cây: ngơ, lúa, khoai, sắn...
Cây hai là cây có chu kì sống bắt bục phải gối năm này sang năm sau.
Cây nhiều năm là cây có chu kì sống kéo dài trong nhiều năm, có thể ra hoa
quả một lần hoặc nhiều lần.
Trong lĩnh vục cây thức ăn chăn nuôi, phần thân lá là phần chính sử dụng
làm hức ăn cho gia súc nên đƣợc các nhà chăn nuôi đặc biệt quan tâm.
Quá trình sinh trƣởng của cây thân lá chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn sinh trƣởng chậm: Sau khi nảy mầm lƣợng vật chất khô của cây
giảm do lƣợng dự trữ trong hạt hạt đƣợc sự dụng cho quá trình nảy mầm. Cây
sinh trƣởng chỉ dựa vào dinh dƣỡng dự trữ trong hạt nên sinh trƣởng của thân lá
lúc này chậm.
- Giai đoạn sinh trƣởng nhanh: khi lá cây xuất hiện, cây non bắt đầu quang
hợp, sự sinh trƣởng tăng dần dến khi bộ rễ và lá của cây tƣơng đối hoàn thiện,
khả năng lấy chất dinh dƣỡng trong đất và khả năng quang hợp của cây mạnh
nên cây sinh trƣởng nhanh.
- Giai đoạn sinh trƣởng chậm: đến gần giai đoạn trƣởng thành thì sinh
trƣởng giảm dần và ngừng hẳn, cũng có khi ở giai đoạn này trọng lƣợng vất chất
khô của cây bị giảm đi.
Sau khi thu cắt, cây mọc lại gọi là tái sinh trƣởng. Thời gian tái sinh thƣờng
ngắn vì cây sau khi thi hoạch vẫn cịn ngun bộ rễ đã phát triển hồn thiện và
cùng với nó là chất dinh dƣỡng dự trữ. Thu cắt cách mặt đất khoảng 8-10cm nên
cây vẫn còn khr năng quang hợp nhất định. Do vậy việc cung cấp các chất dinh
dƣỡng cho cây nhanh chóng đƣợc phục hồi, đảm bảo cho quá trình tái sinh trƣởng.

9


1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của cây thân lá

Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng của cỏ ví dụ
nhƣ giá trị của phẩm giống hay các yếu tố khí hậu, đất đai… Trong các yếu tố
đó thì ánh sáng, nhiệt độ, nƣớc và chất dinh dƣỡng trong đất là các yếu tố chủ
yếu ảnh hƣởng tới đời sống của cỏ.
Giống
Giống là một yếu tố quyết định đến năng suất, giống khác nhau cho năng
suất và chất lƣợng khác nhau. Các giống cỏ địa phƣơng và cỏ tự nhiên thích
nghi tốt với điều kiện khí hậu, đất đai nơi chúng sống nhƣng năng suất và giá trị
ding dƣỡng thấp nên không phù hợp với nhu cầu chăn nuôi gia súc nhai lại hiện
nay. Một số giống cỏ trồng ở nơi kém màu mỡ vẫn cho năng suất tốt nhƣng một
số khống khác thì khơng. Đối với chăn ni chăn thả, khi chọn cỏ cần chọn
giống cỏ có khả năng chịu dẫm đạp. Do đó việc chọn giống cây thức ăn phù hợp
với mục đích chăn ni sẽ nâng hiệu quả sản xuất.
Sức nảy mầm của giống
Sinh trƣởng của cây phụ thuộc trực tiếp vào sự nảy mầm của hạt. Hạt có
sức nảy mầm cao tạo điều kiện cho sự sinh trƣởng mạnh sau này. Sức nảy mầm
của giống khơng những phụ thuộc vào bản thân hạt mà cịn phụ thuộc vào sự
chuẩn bị giống của con ngƣời, điều kiện đất đai và khí hậu. Đối với các con
giống dùng hom cũng vậy, những đoạn hom đầu có tỷ lệ nảy mầm cao nhất,
khi tăng số đốt của hom sẽ tăng tỷ lệ nảy mầm, tuy nhiên thì từ đốt thứ 3 trở đi
thì tỷ lệ nảy mầm giảm xuống đột ngột.
Trong thời kỳ nảy mầm của hạt giống thì phạm vi nhiệt độ của nhất và
khơng khí từ 15-35oC là thuận lợi cho sỏ sinh trƣởng và phát dục. Nhìn chung,
khi nhiệt độ tăng lên làm rút ngắn rất nhiều thời gian gieo hạt tới khi mọc mầm.
Tuy nhiên, tăng hoặc giảm thấp quá ngƣỡng chịu của cây, có thể làm cây non
đói ăn tạm thời và ảnh hƣởng tới khả năng sinh trƣởng về sau.

10



Nhiệt độ
Tất cả quá trình sinh lý của thực vât đềubị ảnh hƣởng bởi nhiệt độ (Salisbury
và Ros 1969). Nhiệt độ có ảnh hƣởng trực tiếp tới sinh trƣởng của cây, nhiệt độ
tăng (nằm trong vùng giới hạn) thì sinh trƣởng tăng và khi nhiệt độ giảm thì sinh
trƣởng chậm lại. Nếu tăng nhiệt độ tới giới hạn nhất định có tác dụng thúc đẩy
q trình hấp thu chất khống của rễ (Trịnh Xuân Vũ và Lê Doãn Diêm 1976).
Theo Bogdan (1977) nhiệt độ thấp nhất để cỏ nhiệt đới nảy mầm và tối ƣu là 2535oC. Nhiệt độ tối ƣu cho cỏ ôn đới quang hợp là 15-20oC và cỏ nhiệt đới là 3040oC. Sự hình thành diệp lục bắt đầu khi nhiệt độ lớn hơn 10-15oC.
Cây thức ăn gia súc sinh trƣởng tốt nhất trong biên độ nhiệt độ ban ngày
hẹp từ 7.2-35oC. nhiệt độ thích hợp cho đẻ các nhánh con của cỏ nhiệt đới
thƣờng nhỏ hơn nhiệt độ thích hợp cho nhánh sinh trƣởng (Cooper và Taiton
1968). Ở nhiệt độ thấp dƣớ 10oC cây cỏ nhiệt đới có hiện tƣợng úa vàng, sau đó
chết, do diệp lục bị phá hủy. Chính vì vậy, ở các vùng núi cao và xa xa xích đạo
thì giá lạnh và sƣơng muối là yếu tố giới hạn đối với các cây thức ăn có nguồn
gốc từ vùng nhiệt đới (McWiliam 1978)
Hầu hết các cỏ hịa thảo có nhiệt độ tối tích hợp cho sinh trƣởng khoảng
20oC, nhƣng vẫn có thể sinh trƣởng ở nhiệt độ thấp hơn (Cooper và Taiton 1968)
Giới hạn về nhiệt độ của các loài thực vật khác nhau là khác nhau. Trong
khoảng nhiệt từ 0-35oC, nhiệt độ khơng khí cứ tăng lên 10oC có thể làm co quá
trình sống của thực vật tăng 1-2 lần. Khi nhiệt độ tăng quá 35oC, quá trình sống
giảm đi hoặc ngừng hẳn, cịn ki nhiệt độ từ 40-50oC, q trình sống ngƣng
hoàn toàn. Dƣới ảnh hƣởng lâu dài của nhiệt độ cao (chƣa vƣợt quá những cao
nhất) thực vật phát dục rất nhanh và phát dục này là khơng bình thƣờng. Nếu
ảnh hƣởng đúng vào thời kì sinh trƣởng thì thực vật cịi cọc, khí quan dinh
dƣỡng phát triển khơng tốt, hoa nở sớm, sản lƣợng thấp. Nhìn chung, khi nhiệt
độ giảm xuống hay tăng lên quá nhiều thì thực vật bắt đầu chết từng bộ phận
hay chết hoàn toàn. Ở nhiệt độ thích hợp nhất, thực vật sinh trƣởng vừa nhanh
11


lại vừa tốt.

Nếu nhiệt độ tăng, tỷ lệ tiêu hóa đƣợc của cỏ và tỷ lệ cacbohydrat phi cấu
trúc giảm, nhƣng thƣờng thì tỉ lệ khống và protein tăng (Smith 1970). Vì vậy,
nhiệt độ hay thời gian thu hoạch cỏ trong năm sẽ ảnh hƣởng tới giá trị dinh
dƣỡng của cây thức ăn (Haris 1978)
Nước
Độ ẩm là nhân tố cần thiết không thể thay thế cho sinh trƣởng của cây. Cây
sinh trƣởng mạnh nhất khi tế bào bão hòa nƣớc. Giảm mức độ bão hịa thì sinh
trƣởng chậm lai. Mùa mƣa lƣợng nƣớc đƣợc đảm bảo nên cỏ sinh trƣởng mạnh,
cịn mùa khơ thì ngƣợc lại, do lƣợng nƣớc trong đất là nhân tố hạn chế nhất
trong mùa này. Vì vậy cần bổ sung nƣớc cho mùa khô.
Ẩm độ hay lƣợng nƣớc trong đất có ý nghĩa đặc biệt tới đời sống cây trồng.
Đây là yếu tố cần thiết , căn bản, không thể thay thế trong đời sống cây trồng.
Lƣợng nƣớc trong đất ít hay nhiều đều ảnh hƣởng tới độ thống khí của đất và
việc cung cấp dinh dƣỡn, chế độ quang hợp, chế độ thoát hơi nƣớc để thực vật
khơng bị q nóng… điều đó ảnh hƣởng tới năng suất, sinh trƣởng và chất
lƣợng cây trồng (Xi-Nen-Si-Cốp 1963); (Nguyễn Đức Quý và Nguyễn Văn
Dũng 2006). Nƣớc còn quy định sựu điều hòa nhiệt từ đất và thực vật thông qua
hiện tƣơng bốc hơi và phát tán. Nƣớc cũng liên quan chặt chẽ tới các tính chất
cơ lý tính của đất nhƣ độ rắn, tính dính, tính dẻo… sự di chuyển của nƣớc trên
mặt đất có ảnh hƣởng xấu tới độ phì của đất, vì nó làm rửa trơi các chất chất
dinh dƣỡng của đất hay làm xói mịn mặt đất (Vụ Tun Giáo 1975)
Do đó, trong thời kì có sinh trƣởng, phải đảm bảo sao cho đất có ẩm độ
thích hợp, nhất là phải có biện pháp kỹ thuật tƣới tiêu thích hợp để có năng suất
sao và ổn định.
Ánh sáng
Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lƣợng cho cây cây tiến hành quang hợp,
thoát hơi nƣớc, hình thành chất diệp lục. có ánh sáng cây mới sinh thân, cành, lá,
12



ra hoa, kết quả bình thƣờng.
Nhiệt lƣợng từ mặt trời quyết định mọi hoạt động sống của thực vật, còn
ánh sáng là nhân tố cần thiết để thực vật tạo ra chất hữu cơ do quá trình quang
hợp (Xi-Nen-Si-Cốp, 1963)
Ngƣời ta nhận thấy rằng lá của cây họ đậu và cây hịa thảo mùa đơng bão
hịa nhanh hơn là cỏ hòa thảo nhiệt đới (Cooper và Taiton 1968). Bão hòa ánh
sáng của cây hòa thảo xảy ra xuang quanh khoảng từ 20.000-30.000lux, trong
khi đó cỏ hịa thảo nhiệt đới sẽ bão hòa ánh sáng ở khoảng 60.000 lux (Smith
1970). Sự chuyển hóa của năng lƣợng ánh sáng khoảng 5-6% ở cỏ hịa thảo nhiệt
đới, nhƣng cỏ hịa thảo ơn đới là dƣới 3%. Vì vậy, cỏ hịa thảo nhiệt đới có tiềm
năng lớn trong sử dụng ánh sáng cho quang hợp. Khi cƣờng độ ánh sáng cao trên
mức bão hòa, thì lá có chiều hƣớng nhỏ đi, lóng ngắn lại, tổng chiều cao cũng giảm
đi và rễ lớn hơn so với cỏ sinh trƣởng nơi có cƣờng độ ánh sáng yếu.
Sinh trƣởng của các loại cỏ dƣới tán che của cây cao thì vấn đề cạnh trnah
cơ bản khơng phải là dinh dƣỡng, độ ẩm mà là ánh sáng (L.‟t Mananetje 1992).
Hầu hết cỏ đều là cây ƣa sáng hơn ƣa bóng. Ngồi ra ánh sáng cịn là ngun
nhân chủ yếu khiến cây ra hoa kết hạt.
Điều kiện thổ nhưỡng
Hầu hết dinh dƣỡng cho cây phát triển nằm trong đất. Mƣời sáu nguyên tố
thiết yếu đƣợc biết đến là rất cần thiết cho cây sinh trƣởng nhƣ carbon, hydro,
oxy trong đất-khơng khí, photpho, kali, kẽm, canxi… đều có trong đất.
Đất có hạt sét nhiều q thƣờng dí chặt, yếm khí, hoạt động của rễ thực vật
bị hạn chế. Những loại đất này thƣờng khiến cho rễ thực vật tiết ra nhiều độc tố.
những cây thức ăn dùng cho gia súc khơng thích hợp trồng trên đất này ( Từ
Quang Hiền và cộng sự 2002). Tính chất vật lý, câu tƣợng của các loại đất khác
nhau sẽ ảnh hƣởng đến độ ẩm của đất, sự hấp thu các chất dinh dƣỡng, sự phát
triển của hệ vi sinh vật trong đất. Đất là nguồn cung cấp dinh dƣỡng cho cây.
Nếu nhƣ đất thiếu dinh dƣỡng nào thì cây sẽ thiếu chất dinh dƣỡng đó. Kết cấu
13



đất ảnh hƣởng tới năng suất cũng nhƣ chất lƣợng cây trồng. Tỷ lệ mùn, đất, đá,
cát, sét, sỏi khác nhau sẽ tạo đất có kết cấu khác nhau. Nếu thƣờng xuyên canh
tác, đất sẽ có kết cấu viên tốt và tơi xốp, rễ cây phát triển nhanh và mạnh, vi sinh
vật hoạt động tốt (Từ Quang Hiền và Nguyễn Khánh Quắc 1995). Để cải tạo
đất, ta cần thƣờng xuyên bón phân hữu cơ kết hợp với xới xáo, diệt cỏ dại và
cung cấp nƣớc thƣờng xuyên (Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng 1999).
Điều kiện kinh tế - xã hội
Trên thực tế việc sản xuất thức ăn xanh cho gia súc nhai lại phụ thuộc vào
điều kiện kinh tế, kiến thức về cây thức ăn xanh của nông hộ và điều kiện đồng
cỏ tự nhiên.
Việc phát triển cây thức ăn xanh cho gia suc phụ thuộc vào các yếu tố:
- Điều kiện kinh tế
- Kến thức, kỹ thuật của ngƣời dân
- Lƣợng dất đai có sẵn danh cho việc trồng cây thức ăn gia súc
- Múc độ trao đổi mua bán các gings cây thức ăn chăn nuôi
- Hiệu quả của việc trồng cây thức ăn gia súc so với các loại cây hoa màu khác
Ảnh hưởng của phân bón
Vai trị của phân bón là cung cấp chất dinh dƣỡng cho cây trồng nhằm đạt
năng suất cao, chất lƣợng tốt, đông thời bù đắp chất dinh dƣỡng cho đất, nâng
cao độ phì nhiêu, góp phần cải tạo đất.
Phân đạm nếu bón thừa thì cây hải hút nhều nƣớc để giải độc amon nên tỷ
lệ nƣớc trong thân lá cao, thân lá vƣơn dài, mềm, che bóng lẫn nhau ảnh hƣởng
tới quang hợp. Bón nhiều đạm, tỷ lệ diệp lục trong lá cao, lá có màu xanh tối,
q trình sinh trƣởng bị kéo dài, cây thành thục muộn, phát tiển um tùm, dễ đổ,
dễ mắc bệnh, rễ cây kém phát triển. Nếu thiếu đạm cây sẽ cằn cỗi, lá kém xanh,
ra hoa kém và thƣa thớt, ít quả, lúc này lá già sẽ chuyển đạm nuôi lá con nên lá
già rụng sớm. Cây thiếu đạm buộc phải hoàn thành chu kì sống nhanh, thời gian
tich lũy ngắn, năng suất thấp. Bón liều lƣợng q thấp, sản lƣợng tăng khơng rõ
14



rệt, bón nhiều quá lại làm giảm sản lƣợng cỏ. Bón đạm giúp nâng cao chất lƣợng
và tính ngon miệng của cỏ. Tuy nhiên, cũng cần đề phịng bón với liều lƣợng
cao dẫn đến tích tụ nitrat trong cỏ gây ngộ độc cho gia súc.
1.2.4. Quá trình sinh trƣởng của thân lá
Động thái tái sinh trưởng của thân lá
Cỏ mọc lại sau khi thu cắt hoặc chăn thả gọi là cỏ tái sinh. Quá trình tái
sinh của thân lá đƣợc chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn sinh trƣởng chậm
- Giai đoạn sinh trƣởng nhanh
- Giai đoạn sinh trƣởng chậm
Giai đoạn sinh trƣởng chậm của cỏ tái sinh ngắn do sau khi thu cắt cỏ còn
nguyên bộ rễ đã phát triển hoàn thiện và các chất dinh dƣỡng dự trữ. Thu cắt
mặt đất 8-10cm nên cây vẫn còn khả năn quang hợp nhất định. Vì vậy cần cũng
cấp dinh dƣỡng cho cây nhanh chóng để cây hồi phục, đảm bảo cho q trình tái
sinh trƣởng.
Ngồi những yếu tố nhƣ: giống, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm… thì quá trình tái
sinh trƣởng của cây thân lá còn bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố nhƣ: tuổi thiết lập,
tuổi thu hoạch, độ cao thu hoạch, vì nó quyết định dinh dƣỡng dự trữ để tái sinh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tái sinh trưởng của thân lá
- Tuổi thiết lập:
Là tuổi từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch lứa đầu. lứa tuổi này rất
quan trọng vì nó tạo ra bộ phân dƣới đất nhƣ rễ, thân ngầm,… phát triển làm cơ
sở cho việc dự trữ dinh dƣỡng cho tái sinh trƣởng. Khi các bộ phận này đã phát
triển đầy và dự trữ dinh dƣỡng đầy đủ mới cho phép quá trình tái sinh trƣởng
diễn ra mạnh mẽ. Nếu cây thức ăn thu hoạch q già thì phần cịn lại có khả
năng tái sinh kém. Do vậy ngƣời ta đợi cho q trình sinh trƣởng của cây có một
thời điểm mà chất dự trữ nhiều nhất mới thu hoạch, để vừa cung cấp nhiều chất
dinh dƣỡng cho gia súc, đồng thời khơng gây hại cho cây trồng, vì lúc này điều

15


×