Sự khác nhau giữa Quản trị logistics (Logistics Management) và Quản trị chuỗi cung ứng
(Supply Chain Management -SCM)
Quản trị logistics (Logistics Management)
Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực
hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những
thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập,
quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics,
quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức
độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch
định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết
hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với
các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.
Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management -SCM)
Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến
tìm nguồn cung cấp, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics. Ở mức
độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác
trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách
hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong
công ty và giữa các công ty với nhau. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp
với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính
yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả
cao và gắn bó. Bên cạnh đó, còn là những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về
qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính,
công nghệ thông tin.
Vài khác biệt giữa Quản trị logistics (Logistics Management-LM) và Quản trị chuỗi cung
ứng (Supply Chain Management -SCM):
- Về tầm ảnh hưởng: LM có tầm ảnh hưởng ngắn hạn hoặc trung hạn, còn SCM có tầm ảnh
hưởng dài hạn.
- Về mục tiêu: LM mong muốn đạt đến giảm chi phí logistics nhưng tăng được chất lượng
dịch vụ còn SCM lại đặt mục tiêu ở giảm được chi phí toàn thể dựa trên tăng cường khả
năng cộng tác và phối hợp, do đó tăng hiệu quả trên toàn bộ hoạt động LM.
- Về công việc: LM quản trị các hoạt động bao gồm vận tải, kho bãi, dự báo, đơn hàng,
giao nhận, dịch vụ khách hàng... Còn SCM bao gồm tất cả các hoạt động LM và quản trị
nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác và phối hợp các đối tác, khách hàng...
- Về phạm vi hoạt động: LM chủ yếu quản trị bên trong doanh nghiệp còn SCM quản trị cả
bên trong lẫn bên ngoài.
Phân biệt giữa 1PL, 2PL, 3PL và 4PL
Khi qui mô hoạt động của các nhà sản xuất ngày càng lớn ở mức độ toàn cầu với hàng trăm
xưởng sản xuất và nhiều hơn nữa những điểm phân phối trên khắp thế giới thì sự chuyên
nghiệp và chuyên biệt trong lĩnh vực Logistics và SCM trở nên bức thiết đối với các tập
đoàn sản xuất lớn nhằm : "Dành cho mình những công việc mà mình sẽ thực hiện tốt hơn
những người khác và chuyển giao phần việc mà người khác làm tốt hơn mình". Từ đó các
2PL, 3PL và nay là 4PL ra đời nhằm đảm đương việc "SMC" cho các tập đoàn lớn này, sau
đây là một số các khái niệm cô đọng.
1PL (First Party Logistics hay Logistics tự cấp): Là những người sở hữu hàng hóa tự mình
tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Các công ty
này có thể sở hữu phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác
bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics.
2PL (Second Party Logistics hay Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai): Đây là một chuỗi
những người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ cho chuỗi hoạt động logistics nhằm
đáp ứng nhu cầu của chủ hàng nhưng chưa tích hợp với hoạt động logistics (chỉ đảm nhận
một khâu trong chuỗi logistics). 2PL là việc quản lý các hoạt động truyền thống như vận
tải, kho vận, thủ tục hải quan, thanh toán,...
Khái niệm 3PL
Dịch Vụ Logistics Thứ Ba, hay còn gọi là 3PL, là việc thuê ngoài các hoạt động
logistics của một công ty. Nhà Cung Cấp Dịch Vu Logistics Thứ Ba là một công ty cung
cấp các dịch vụ logistics mang tính chiến thuật đa chiều cho khách hàng. Những công ty
này sẽ hỗ trợ thúc đẩy dòng chảy thiết bị và nguyên liệu từ nhà cung ứng đến nhà sản xuất,
và sản phẩm cuối cùng từ nhà sản xuất đến nhà phân phối và nhà bán lẻ.
Các dịch vụ mang tính chiến thuật này thường cơ bản gồm vận tải, dịch vụ kho bãi,
gom hàng nhanh (cross-docking), quản lí tồn kho, đóng gói hay giao nhận vận tải.
3PL (Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay logistics theo hợp đồng): Là người thay
mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận như: thay
mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, cung cấp chứng từ giao nhận -
vận tải và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan
hàng hóa và đưa hàng đến điểm đến quy định... 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết
hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin. có tính tích hợp vào dây
chuyền cung ứng của khách hàng.
3PL là các hoạt động do một công ty cung cấp dịch vụ logistics thực hiện trên danh nghĩa
của khách hàng dựa trên các hợp đồng có hiệu lực tối thiểu là một năm hoặc các yêu cầu
bất thường.
Sử dụng 3PL là việc thuê các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động logistics, có thể
là toàn bộ quá trình quản lý logistics hoặc chỉ là một số hoạt động có chọn lọc.
Các công ty sử dụng 3PL và nhà cung cấp dịch vụ logistics có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau nhằm thực chia sẻ thông tin, rủi ro, và các lợi ích theo một hợp đồng dài hạn.
4PL (Cung cấp dịch vụ logistics thứ tư hay logistics chuỗi phân phối, hay nhà cung cấp
logistics chủ đạo - Lead Logistics Providers - LLP): Đây là người hợp nhất, gắn kết các
nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế,
xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics
4PL là việc quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức tạp như quản lý nguồn lực,
trung tâm điều phối kiểm soát, các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động logistics.
4PL có liên quan với 3PL và được phát triển trên nền tảng của 3PL nhưng bao gồm lĩnh
vực hoạt động rộng hơn, gồm cả các hoạt động của 3PL, các dịch vụ công nghệ thông tin,
và quản lý các tiến trình kinh doanh. 4PL được coi như một điểm liên lạc duy nhất, là nơi
thực hiện việc quản lý, tổng hợp tất cả các nguồn lực và giám sát các chức năng 3PL trong
suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối
quan hệ lâu bền.
Tuy nhiên 4PL là khái niệm tương đối mới nên sự phân biệt giữa 3PL và 4 PL còn nhiều
bàn cãi nhưng một cách tổng quat ta có thể thấy mặc dù cả hai hoạt động 3PL và 4PL nói
chung đều có điểm giống là nằm trong một chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào, hàng hóa
đầu ra, có sự hợp tác của nhiều dịch vụ và hoạt động kèm theo. 4PL cũng cần phải thực
hiện một số chức năng của 3PL ngay trong mạng lưới chuỗi cung ứng của khách hàng (vì
hầu hết các 4PL đều từ 3PL đi lên) nhưng có thể phân biệt sự khác nhau giữa chúng.
Đối với 3PL: Cung cấp dịch vụ mang tầm chiến thuật hoặc cao hơn nữa là mang tính chiến
thuật đa chiều cho khách. Những công ty này sẽ hỗ trợ thúc đẩy dòng chảy thiết bị và
nguyên liệu từ nhà cung ứng đến nhà sản xuất, và sản phẩm cuối cùng từ nhà sản xuất đến
nhà phân phối và nhà bán lẻ. Tuy nhiên hoạt động mang tính chiến thuật này không thể là
giá trị cốt lõi của khách hàng, và thường được quản lí bằng cách thuê ngoài để đảm bảo chi
phí thấp nhất. Nhưng quản lí các hoạt động logistics riêng lẻ ấy với mục đích giảm chi phí
nhưng thực tế lại làm tăng chi phí, hoặc làm giảm chất lượng dịch vụ ở đâu đó trong chuỗi
cung ứng. Các công ty 3PL thường cơ bản gồm vận tải, dịch vụ kho bãi, gom hàng nhanh,
quản lí tồn kho, đóng gói hay giao nhận vận tải.
Khác biệt nhất đối với 4PL chính là các hoạt động mang tính chiến lược không chỉ cho
chuối cung ứng của khách hàng, mà con cho sự phát triển của chuỗi cung ứng ấy phù hợp
với tầm nhìn dài hạn và toàn cục của công ty. Ngoài ra điểm khác của 4PL so với 3PL là:
Các công ty cung cấp dịch vụ 4PL thường là một thực thể riêng biệt được thành lập như là
một liên doanh hay trên cơ sở những hợp đồng dài hạn giữa khách hàng chính và một hoặc
một số đối tác khác. Các công ty 4PL đóng vai trò là cầu nối duy nhất giữa khách hàng và
các nhà cung cấp dịch vụ khác. Mọi phương diện trong chuỗi cung ứng của khách hàng
đều được quản lý bởi công ty 4PL. Đôi lúc, và thậm chí là ngày càng phức tạp, các công ty
4PL cũng được coi như là những-nhà-cung-cấp-dịch-vụ-logistics-dẫn-đầu (Lead Logistics
Providers), một định nghĩa về công ty liên kết với các công ty 3PL khác để cung cấp để
hoàn tất toàn bộ các chức năng logistics được thuê ngoài. Rõ ràng từ những định nghĩa trên
vai trò của 4PL trong logistics là vai trò quản lý.