Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

(Luận Án Tiến Sĩ) Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Tới Danh Tiếng Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 186 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

GIAO THỊ KHÁNH NGỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
DOANH NGHIỆP TỚI DANH TIẾNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

GIAO THỊ KHÁNH NGỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
DOANH NGHIỆP TỚI DANH TIẾNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 9310105

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn



HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày
tháng
năm 2022
Nghiên cứu sinh

Giao Thị Khánh Ngọc

i


MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................... 8
1.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tới
danh tiếng doanh nghiệp ...........................................................................................8
1.1.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng tích cực của trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp tới danh tiếng doanh nghiệp .........................................................................8
1.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng tiêu cực của trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp tới danh tiếng doanh nghiệp .......................................................................12
1.1.3. Các nghiên cứu về ảnh hưởng hỗn hợp/ khơng có ý nghĩa thống kê của trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp tới danh tiếng doanh nghiệp ................................13
1.2. Khoảng trống nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo được thực hiện
trong đề tài ................................................................................................................15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 17
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............... 18
2.1. Cở sở lý luận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ........................................18
2.1.1. Khái quát về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ............................................18
2.1.2. Nội dung của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ...........................................21
2.1.3. Đo lường trách nhiệm xã hội doanh nghiệp .................................................24
2.2. Cở sở lý luận về danh tiếng doanh nghiệp ......................................................25
2.2.1. Khái niệm về danh tiếng ...............................................................................25
2.2.2. Tầm quan trọng của danh tiếng doanh nghiệp .............................................28
2.2.3. Các nhân tố tác động đến danh tiếng ............................................................29
2.2.4. Đo lường danh tiếng doanh nghiệp ..............................................................31
2.3. Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ..................................33
2.3.1. Năng lực đổi mới sáng tạo ............................................................................34
2.3.2. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp .......................................................36
2.3.3. Sự hài lòng của khách hàng ..........................................................................38
2.4. Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu ...............................................40
2.4.1. Lý thuyết dựa trên nguồn lực .......................................................................40
ii


2.4.2. Lý thuyết đổi mới sáng tạo ...........................................................................42
2.4.3. Mơ hình lợi thế cạnh tranh ...........................................................................43
2.5. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................46

2.5.1. Mối quan hệ trực tiếp giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và danh tiếng
doanh nghiệp...........................................................................................................46
2.5.2. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và năng lực đổi mới sáng tạo .................46
2.5.3. Năng lực đổi mới sáng tạo và danh tiếng doanh nghiệp ..............................47
2.5.4. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm .........................48
2.5.5. Chất lượng sản phẩm và danh tiếng doanh nghiệp .......................................48
2.5.6. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và sự hài lòng của khách hàng ...............49
2.5.7. Sự hài lòng của khách hàng và danh tiếng doanh nghiệp ............................49
2.5.8. Vai trò trung gian của năng lực đổi mới sáng tạo, chất lượng sản phẩm và sự
hài lòng của khách hàng .........................................................................................50
2.5.9. Vai trò của các biến trung gian trong từng nhóm ngành ..............................51
2.5.10. Vai trị điều tiết của quy mơ doanh nghiệp ................................................53
2.5.11. Đề xuất mơ hình nghiên cứu dự kiến .........................................................54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 57
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 58
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................58
3.2. Nghiên cứu định tính ........................................................................................59
3.2.1. Thiết kế và mẫu nghiên cứu .........................................................................59
3.2.2. Thu thập và phân tích dữ liệu .......................................................................60
3.2.3. Kết quả phỏng vấn các doanh nghiệp về CSR .............................................61
3.2.4. Kết quả hiệu chỉnh thang đo và bảng khảo sát .............................................66
3.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ...........................................................................69
3.3.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng sơ bộ .........................................................69
3.3.2. Công cụ nghiên cứu ......................................................................................69
3.3.3. Thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ .......................................................70
3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức ..................................................................73
3.4.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu định lượng chính thức..........................................73
3.4.2. Cơng cụ nghiên cứu ......................................................................................73
3.4.3. Thu thập dữ liệu ............................................................................................74
3.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng ..................................................75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 77
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 78
4.1. Bối cảnh nghiên cứu ..........................................................................................78
iii


4.1.1. Bối cảnh các doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam ...................................78
4.1.2. Bối cảnh các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam .......................................80
4.1.3. Bối cảnh các doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam..........................................81
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng .......................................................................82
4.2.1. Tỷ lệ phản hồi ...............................................................................................82
4.2.2. Đánh giá mơ hình đo lường ..........................................................................83
4.2.3. Đánh giá mơ hình cấu trúc............................................................................88
4.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của CSR tới danh tiếng doanh nghiệp khi chưa có biến
trung gian ................................................................................................................91
4.2.5. Đánh giá các mối quan hệ trong mơ hình khi có biến trung gian ................92
4.2.6. Phân tích đa nhóm ........................................................................................95
4.2.7. Đánh giá vai trị điều tiết của quy mô doanh nghiệp ....................................96
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 98
CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ ..... 99
5.1. Định hướng, mục tiêu phát triển của Nhà nước ............................................99
5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................101
5.3. Kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp trên thế giới .........107
5.3.1. Kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp thực phẩm trên
thế giới ..................................................................................................... 107
5.3.2. Kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp CNTT trên thế giới ....112
5.3.3. Kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp dệt may trên thế giới..115
5.4. Khuyến nghị.....................................................................................................117
5.4.1. Khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam ...........................................117
5.4.2. Khuyến nghị cho Chính phủ, Bộ Cơng thương ..........................................125

5.5. Hạn chế và định hướng các nghiên cứu trong tương lai .............................126
5.5.1. Hạn chế của nghiên cứu..............................................................................126
5.5.2. Định hướng nghiên cứu trong tương lai .....................................................127
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 128
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 129
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 132
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 152

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt

Nội dung

CSR

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CLSP

Chất lượng sản phẩm

CNG

Công nghệ thông tin


DMA

Dệt May

DMST

Đổi mới sáng tạo

DN

Doanh nghiệp

DTDN

Danh tiếng doanh nghiệp

NLDMST

Năng lực đổi mới sáng tạo

SHL

Sự hài lòng

TPH

Thực phẩm

PTBV


Phát triển bền vững

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng hợp biến nghiên cứu, chỉ báo, thang đo và nguồn gốc ........................68
Bảng 3.2. Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu ................................................................71
Bảng 3.3. Mã hóa các biến nghiên cứu .........................................................................72
Bảng 4.1. Thống kê theo quy mô doanh nghiệp ............................................................83
Bảng 4.2. Cronbach’s alpha và độ tin cậy tổng hợp ......................................................84
Bảng 4.3. Hệ số tải ngoài...............................................................................................84
Bảng 4.4. Phương sai trung bình được trích (AVE) ......................................................86
Bảng 4.5. Bảng hệ số Heterotrait-monotrait Ratio ........................................................86
Bảng 4.6. Outer VIF ......................................................................................................87
Bảng 4.7. Inner VIF .......................................................................................................88
Bảng 4.8. Kết quả sự phù hợp của mô hình với số liệu nghiên cứu ..............................89
Bảng 4.9. Hệ số R-square hiệu chỉnh ............................................................................89
Bảng 4.10. Bảng giá trị hệ số f-square ..........................................................................90
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định giả thuyết ......................................................................93
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định vai trò trung gian ..........................................................95
Bảng 4.13. Kết quả phân tích đa nhóm .........................................................................95

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Mơ hình các bên liên quan của doanh nghiệp ...............................................19
Hình 2.2. Mơ hình tiếp cận CSR theo quan điểm bền vững ..........................................20

Hình 2.3. Các tiêu chí sử dụng để đo lường NLDMST của Vincente ..........................35
Hình 2.4. Mơ hình nón cát về lợi thế cạnh tranh ...........................................................44
Hình 2.5. Khung năng lực cạnh tranh ............................................................................45
Hình 2.6. Mơ hình nghiên cứu dự kiến..........................................................................54
Hình 3.1. Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm .................................................................70
Hình 4.1. Mơ hình đánh giá mơ hình đo lường trên Smart PLS ...................................83
Hình 4.2. Kết quả kiểm định mơ hình khi chưa có biến trung gian ..............................91
Hình 4.3. Kết quả kiểm định giả thuyết.........................................................................92
Hình 4.5. Kết quả kiểm định vai trị điều tiết ................................................................96
Hình 4.6. Vai trị điều tiết của quy mô doanh nghiệp trong mối quan hệ giữa CSR và
danh tiếng của doanh nghiệp ........................................................................97
Hình 5.1. Chiến lược CSR của Coca Cola ..................................................................110
Hình 5.2. Mười bảy mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc......................119

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong phần mở đầu, nghiên cứu sẽ giới thiệu về (1) Tính cấp thiết của đề tài; (2)
Mục tiêu nghiên cứu; (3) Câu hỏi nghiên cứu; (4) Phạm vi nghiên cứu; (5) Đóng góp
mới của đề tài; (6) Kết cấu của nghiên cứu.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với
nhiều thách thức rất lớn bởi những đối thủ cạnh tranh đến từ cả trong nước và quốc tế.
Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực không ngừng để cải
thiện năng lực cạnh tranh của mình bằng cách tận dụng nguồn lực để đổi mới sáng tạo,
nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc làm hài lòng các bên liên quan của họ để duy trì lợi
thế cạnh tranh (Metcalfe và Miles, 2012). Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp sản xuất
trong giai đoạn tồn cầu hóa như hiện này thì việc đảm bảo các trách nhiệm về xã hội
cũng là một trong những yếu tố cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) có thể là hoạt động, cam kết, chiến lược
của các tổ chức hướng tới những vấn đề về đạo đức và trách nhiệm đối với các bên liên
quan. CSR cũng được coi là một cách tiếp cận chiến lược nhằm khắc phục những tác
động tiêu cực từ môi trường bên ngồi của doanh nghiệp, từ đó hướng tới mục tiêu tăng
lợi nhuận, sự hài lòng của khách hàng và đặc biệt là danh tiếng của doanh nghiệp
(Calabrese và cộng sự, 2016).
Danh tiếng là một yếu tố tạo ra sự khác biệt rất lớn trong hầu hết các lĩnh vực,
đặc biệt là lĩnh vực sản xuất vì nó phải chịu áp lực lớn về cạnh tranh cả về thị trường
đầu vào lẫn đầu ra. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng Cơng nghệ thơng tin, dù
là sản xuất sản phẩm hay cung ứng dịch vụ thì việc gia tăng áp lực cạnh tranh cũng buộc
cho các doanh nghiệp phải xem xét các lợi ích mà việc xây dựng danh tiếng đem lại.
Việc đánh mất danh tiếng có những tác động tiêu cực lớn trong bất kỳ ngành nào và nó
có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp mất đi uy tín và khơng thể hợp tác với bất kỳ đối
tác nào nữa.
CSR bao gồm các trách nhiệm về kinh tế, xã hội và môi trường, cùng với các
khía cạnh thương mại và kinh doanh khác mà tạo nên danh tiếng của công ty. Theo lý
thuyết dựa trên nguồn lực, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một bổ sung
có giá trị cho chiến lược khác biệt hóa hay tựu chung lại là năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp, và cũng gắn liền với việc nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp
(McWilliams và Siegel, 2011). Do đó, trên thực tế, tất cả các nghiên cứu có liên quan
1


nhất về danh tiếng doanh nghiệp đều coi các khía cạnh của CSR là một động lực thúc
đẩy danh tiếng doanh nghiệp (Famiyeh và cộng sự, 2016).
Trong môi trường kinh doanh đầy biến động và mức độ cạnh tranh cao như hiện
nay, các doanh nghiệp ln tìm kiếm cách để khác biệt hóa sản phẩm và xây dựng mối
quan hệ thuận lợi với các bên liên quan. Nghiên cứu luôn cho thấy rằng danh tiếng là tài
sản hiếm, khó có thể bắt chước, có giá trị và có quan hệ nhân quả không rõ ràng. Do tầm
quan trọng của danh tiếng như một tài sản vơ hình có giá trị mà các doanh nghiệp phải

quản lý một cách cẩn thận, hiểu biết được các yếu tố tiềm năng có thể tăng cường danh
tiếng cũng như kết quả của danh tiếng có tầm quan trọng chiến lược. Một trong những
yếu tố có mối quan hệ với danh tiếng đã được nghiên cứu trong học thuật là trách nhiệm
xã hội doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và danh tiếng có
mối quan hệ nhân quả khơng rõ ràng. Pérez (2015) cho rằng mối quan hệ giữa trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp và danh tiếng có thể là mối quan hệ hai chiều, trong đó trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến danh tiếng mà ngược lại, danh
tiếng cũng có thể ảnh hưởng đến nhận thức trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của khách
hàng. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa CSR và danh tiếng doanh nghiệp đã thu hút rất
nhiều nhà nghiên cứu ở mọi lĩnh vực, cũng như đánh giá ảnh hưởng của CSR tới danh
tiếng doanh nghiệp ở các ngành khác nhau. Mối liên hệ tích cực giữa CSR và danh tiếng
là kết quả mà hầu hết các nghiên cứu trước đây khẳng định như Lai và cộng sự (2010),
Famiyeh và cộng sự (2016), Kowalczyk & Kucharska (2019). Mặc dù vậy thì cũng có
một số các nghiên cứu khác cho rằng CSR theo một số khía cạnh cụ thể lại ảnh hưởng
tiêu cực tới danh tiếng doanh nghiệp (như Kim, 2017). Một số khác lại cho rằng khơng
có ảnh hưởng từ CSR tới danh tiếng, hoặc ảnh hưởng này là hỗn hợp như Den Hond
(2013), Miras-Rodríguez (2020). Như vậy, ảnh hưởng của CSR tới danh tiếng doanh
nghiệp vẫn còn nhiều nghi ngờ và có những quan điểm khác nhau. Bản chất của việc
khơng thống nhất giữa các quan điểm này có thể là do bối cảnh nghiên cứu hoặc lĩnh
vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hiện đại hóa, việc chỉ tập trung vào gia tăng lợi
nhuận đã khơng cịn phù hợp nữa mà thay vào đó, các doanh nghiệp phải đạt được những
mục tiêu bền vững thì mới có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác (Park, 2019).
Khi các doanh nghiệp đối mặt với sự cạnh tranh tồn cầu thì vai trị của CSR đối với các
doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là trong việc nâng cao lợi thế cạnh
tranh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ln phải tìm cách để tạo nên sự khác
biệt của sản phẩm cũng như gây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan.
Vậy nên theo Roberts và Dowling (2002), Boyd và cộng sự (2010) danh tiếng là một
2



cơng cụ quan trọng mà các doanh nghiệp có thể duy trì được lợi thế cạnh tranh của mình
một cách bền vững, duy trì vịng đời lâu dài của doanh nghiệp và hơn nữa là bảo vệ họ
trong các thời điểm khó khăn như khủng hoảng kinh tế.
Ở Việt Nam, hiện nay ngành dệt may đứng trong TOP đầu kim ngạch xuất khẩu
với 40,4 tỷ USD năm 2021, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Dệt may
còn là ngành xuất siêu lớn của Việt Nam, với 16,2 tỷ USD năm 2021 và 11 tỷ USD 7
tháng năm 2022. Bên cạnh đó, ngành thực phẩm Việt Nam cũng là ngành quan trọng,
đóng góp lớn vào tăng trưởng của ngành công nghiệp cũng như tăng trưởng kinh tế của
cả nước với tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân trong 5 năm 2016-2020
là 7%/năm. Giá trị sản xuất của ngành thực phẩm chiếm tỷ trọng 19,1% trong nhóm
ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam. Cùng với đó, trong giai đoạn 20162020, cơng nghệ thơng tin có tốc độ tăng trưởng trung bình là 14,7%/ năm, cao hơn mức
tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu của ngành (10%). Năm 2020, đóng góp 14,3% vào GDP
của cả nước, xuất khẩu giá trị 89,2 tỉ USD, chiếm 33,7% xuất khẩu của Việt Nam. Giá
trị xuất khẩu 1 lao động tạo ra 1 năm gấp 18 lần bình quân cả nước. từ chỗ là một ngành
công nghiệp nhỏ bé của Việt Nam vào năm 2000, sau 20 năm công nghiệp CNTT - TT
đã trở thành ngành kinh tế (cấp 2) lớn nhất Việt Nam, có mức tăng trưởng cao nhất, có
năng suất lao động cao nhất và giá trị xuất khẩu lớn nhất. Vì vậy, nghiên cứu lấy bối
cảnh là doanh nghiệp công nghệ thông tin, thực phẩm và dệt may có ý nghĩa trong việc
đánh giá ảnh hưởng của CSR đến danh tiếng của doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
Xuất phát từ cơ sở lý thuyết và thực tiễn, tác giả thực hiện đề tài “Ảnh hưởng
của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới danh tiếng của các doanh nghiệp Việt Nam”
để làm rõ cơ chế ảnh hưởng từ CSR tới danh tiếng của các doanh nghiệp và từ đó đề
xuất các khuyến nghị cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của CSR đến danh
tiếng doanh nghiệp (DTDN) trong các doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu cụ thể là:
+ Xây dựng khung lý thuyết về ảnh hưởng của CSR tới danh tiếng doanh nghiệp
+ Đánh giá nhận thức của các doanh nghiệp công nghệ thông tin, thực phẩm và
dệt may tại Việt Nam về CSR và lợi ích của CSR đối với danh tiếng doanh nghiệp

+ Đánh giá mức độ tác động của CSR tới DTDN đối với các doanh nghiệp công
nghệ thông tin, thực phẩm và dệt may tại Việt Nam.
+ Đánh giá, so sánh về vai trị của các khía cạnh năng lực cạnh tranh (NLCT)
giữa các doanh nghiệp công nghệ thông tin, thực phẩm và dệt may tại Việt Nam, cụ thể
3


là năng lực đổi mới sáng tạo (NLDMST), chất lượng sản phẩm (CLSP), sự hài lòng của
khách hàng (SHL)
+ Đánh giá vai trị điều tiết của quy mơ doanh nghiệp trong mối quan hệ giữa CSR
và DTDN đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam
+ Đề xuất các khuyến nghị nâng cao danh tiếng doanh nghiệp cho các doanh nghiệp.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nghiên cứu tập trung vào các
câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Nhận thức của các doanh nghiệp tại Việt Nam về CSR và lợi ích của CSR đối với
danh tiếng doanh nghiệp là như thế nào?
2. Mức độ tác động của CSR tới DTDN đối với các doanh nghiệp công nghệ thông
tin, thực phẩm và dệt may tại Việt Nam là như thế nào?
3. Vai trò của các khía cạnh trong năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp công
nghệ thông tin, thực phẩm và dệt may tại Việt Nam, cụ thể là năng lực đổi mới
sáng tạo (NLDMST), chất lượng sản phẩm (CLSP), sự hài lòng của khách hàng
(SHL) là như thế nào?
4. Vai trò điều tiết của quy mô doanh nghiệp trong mối quan hệ giữa CSR và DTDN
đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam là như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của CSR tới DTDN trong các
doanh nghiệp Việt Nam. Tác động của CSR tới DTDN có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp
thông qua các yếu tố khác như: Năng lực đổi mới sáng tạo (NLDMST), chất lượng sản
phẩm (CLSP), sự hài lòng của khách hàng (SHL). Nhằm đạt được những mục tiêu

nghiên cứu trình bày phía trên, phạm vi nghiên cứu được giới hạn như sau:
Phạm vi nghiên cứu:
(1) Về phạm vi không gian: Các doanh nghiệp công nghệ thông tin, thực phẩm,
dệt may tại Việt Nam.
(2) Về phạm vi thời gian: Nghiên cứu, khảo sát các doanh nghiệp công nghệ
thông tin, thực phẩm, dệt may tại Việt Nam trong giai đoạn 2 năm từ 2021 – 2022.
(3) Về phạm vi nội dung: Nghiên cứu về CSR và DTDN của các doanh nghiệp
Việt Nam trong 3 lĩnh vực: Công nghệ thông tin, thực phẩm và dệt may.

4


5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng. Trong đó phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ yếu.
• Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để kiểm tra mức độ phù hợp
của các thang đo liên quan đến các biến tiềm ẩn và tìm hiểu sâu về các nhân tố ảnh
hưởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đến danh tiếng của doanh nghiệp
tại Việt Nam .
Nghiên cứu bằng phương pháp định tính được thực hiện thơng qua tham vấn ý
kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực, đồng thời lựa chọn hình thức là phỏng vấn nhóm
tập trung liên quan đến tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đến
danh tiếng của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Các kết quả thu được sau nghiên cứu định tính sẽ được sửa đổi lại thang đo và
mơ hình lý thuyết, đồng thời dùng làm cơ sở thiết kế bảng hỏi trong nghiên cứu.
• Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu xây dựng bảng hỏi và thực hiện điều tra, phỏng vấn trên khắp cả
nước để thu thập dữ liệu sơ cấp và sử dụng kỹ thuật phân tích định lượng dựa trên
phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM (PLS SEM) để phân tích dữ

liệu dưới sự trợ giúp của phần mềm SPSS.23 và Smart PLS 3.3. Trước hết, nghiên cứu
phân tích Cronbach’s Alpha nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo. Hệ số Cronbach’s
Alpha tối thiếu lớn hơn 0.7 (Hair và cộng sự, 2017) đồng thời hệ số tương quan biến
tổng lớn hơn 0.3 thì được chấp nhận. Tiếp đó, nghiên cứu tiến hành đánh giá mơ hình
đo lường nhằm đánh giá sự phù hợp của thang đo. Sau đó, sẽ đánh giá mơ hình cấu trúc,
kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp (CSR) đến danh tiếng của doanh nghiệp Việt Nam. Cuối cùng, phân tích đa nhóm
để so sánh mơ hình nghiên cứu và kiểm định vai trị của biến điều tiết trong mơ hình
được sử dụng.
6. Đóng góp mới của đề tài
Những đóng góp mới về mặt lý thuyết
Thứ nhất: Các nghiên cứu trước đây đưa ra các kết quả tác động khác nhau giữa
CSR và DTDN: Tích cực, tiêu cực và hỗn hợp/khơng có tác động. Áp dụng lý thuyết
dựa trên nguồn lực, lý thuyết đổi mới sáng tạo và mơ hình lợi thế cạnh tranh, nghiên cứu
này đã minh chứng được cơ chế ảnh hưởng của CSR tới năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp Công nghệ thông tin, thực phẩm và dệt may tại Việt Nam. Trong đó có sự
5


kết hợp giữa 3 nhân tố NLDMST, CLSP và SHL trong mơ hình lợi thế cạnh tranh đóng
vai trị trung gian giải thích tác động từ CSR tới DTDN. Dựa trên lý thuyết dựa trên nguồn
lực, CSR sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh, từ đó lợi thế cạnh tranh sẽ cải thiện danh tiếng của
doanh nghiệp.
Thứ hai: Biến quy mơ doanh nghiệp có vai trị điều tiết có ý nghĩa thống kê trong mối
quan hệ giữa CSR và danh tiếng doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này
có nghĩa là, với các doanh nghiệp có quy mơ càng lớn thì CSR tác động tới danh tiếng càng
mạnh hơn, và với các doanh nghiệp càng có quy mơ nhỏ thì CSR có tác động tới danh tiếng
ít hơn.
Thứ ba: Luận án đo lường CSR dựa trên cách tiếp cận mới theo lý thuyết phát
triển bền vững, đo lường CSR theo ba khía cạnh theo ba trụ cột bền vững: kinh tế, xã

hội và mơi trường.
Những đóng góp mới về mặt thực tiễn
Nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng nhận thức và thực hiện trách nhiệm xã
hội của các doanh nghiệp Việt Nam trên ba lĩnh vực: Công nghệ thông tin, thực phẩm
và dệt may. Đồng thời nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng tác động của CSR tới
danh tiếng doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam. Cuối cùng, từ kinh nghiệm
thực hiện CSR của các doanh nghiệp trên thế giới và kết quả nghiên cứu thực nghiệm,
tác giả đã đưa ra các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện CSR
trong các doanh nghiệp Việt Nam.
7. Kết cấu nghiên cứu
Bố cục của nghiên cứu được chia thành 6 phần chính như sau:
- Phần mở đầu: Giới thiệu về tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu
hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đóng góp mới của đề tài và kết cấu
của nghiên cứu.
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu: Tiến hành tổng quan về mối quan hệ giữa
CSR và DTDN trong các nghiên cứu trước đây cũng như các lý thuyết, các phương pháp
được áp dụng và kết quả, hạn chế của các nghiên cứu trước. Từ đó nghiên cứu rút ra
được khoảng trống nghiên cứu và đề xuất các hướng nghiên cứu trong đề tài.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Ở chương này, các vấn đề lý luận học thuật liên quan
tới CSR, DTDN và các nhân tố trung gian sẽ được nghiên cứu tổng hợp, diễn giải. Qua đó,
các lý thuyết nền tảng sẽ được xác định trong nghiên cứu, đồng thời các giả thuyết và mơ
hình nghiên cứu dự kiến cũng được nghiên cứu đề xuất trong chương này.
6


- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Bao gồm quy trình nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu định tính và kết quả, phương pháp nghiên cứu định lượng
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày bối cảnh nghiên cứu và kết quả nghiên
cứu định lượng.
- Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị: Diễn giải, các kết quả

nghiên cứu so với các kết quả tiền nhiệm để từ đó giải thích chi tiết hơn các mối quan
hệ, đồng thời có những khuyến nghị phù hợp cho các bên liên quan.

7


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tổng quan nghiên cứu nhằm tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá các cơng
trình đã nghiên cứu có liên quan đến ảnh hưởng của CSR đến DTDN. Các nghiên cứu
được tổng quan theo các khía cạnh như sắp xếp theo các kết quả nghiên cứu, thời gian
nghiên cứu nhằm chỉ ra khoảng trống nghiên cứu.

1.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
tới danh tiếng doanh nghiệp
Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành một khái niệm được
nhiều người quan tâm và ngày càng có nhiều học giả nỗ lực nghiên cứu về chủ đề này.
Các nhà nghiên cứu tin rằng CSR có thể ảnh hưởng đến danh tiếng doanh nghiệp, và họ
cho rằng trách nhiệm xã hội có tác động tích cực tới danh tiếng doanh nghiệp. Tuy nhiên,
kết quả thực nghiện về tác động của CSR tới DTDN trong các nghiên cứu trước đây vẫn
còn nhiều đối lập. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng CSR có tác động tích cực tới
danh tiếng doanh nghiệp (Lin và Chung, 2019; Lu và cộng sự, 2019; Hur và cộng sự,
2018). Trong khi đó, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng CSR tác động tiêu cực tới
danh tiếng doanh nghiệp (Miras-Rodríguez và cộng sự, 2020), hoặc khơng có tác động tới
danh tiếng doanh nghiệp (Hanzaee và Sadeghian, 2014).

1.1.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng tích cực của trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp tới danh tiếng doanh nghiệp
Tetrault Sirsly, C.-A., & Lvina, E. (2016) dựa trên lý thuyết của các bên liên quan
và lý thuyết dựa trên nguồn lực của công ty, nghiên cứu sự phát triển của trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp (CSR) và danh tiếng của công ty theo thời gian. CSR được đo
lường từ các bảng tính thống kê được mua từ cơ sở dữ liệu của KLD, trong đó có 7 khía
cạnh được xem xét tới là: cộng đồng, quản trị, đa dạng, quan hệ nhân viên, môi trường,
nhân quyền và sản phẩm. Danh tiếng được đo lường bằng xếp hạng MAC của Fortune,
được xuất bản hàng năm trong một ấn bản mùa xuân của tạp chí để đánh giá và xếp hạng
danh tiếng công ty trong các ngành vào cuối năm trước trên thang điểm từ 1 đến 10. Dựa
trên việc phân tích dữ liệu gồm 285 cơng ty lớn của Hoa Kỳ trong vịng 5 năm, tác giả
thấy rằng CSR ban đầu và sự thay đổi CSR có ảnh hưởng tích cực tới danh tiếng. Từ đó,
tác giả đưa ra kết luận rằng trên thực tế, mối quan hệ này theo thời gian có thể thúc đẩy
các nhà quản lý tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững bằng cách liên tục đầu tư vào “làm
việc tốt” để gặt hái lợi ích từ việc “trồng tốt” và thậm chí cịn tốt hơn theo thời gian.
8


Lai, C.-S., Chiu, C.-J., Yang, C.-F., & Pai, D.-C. (2010) tiến hành nghiên cứu về
việc liệu thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) và danh tiếng của một công ty có thể nâng
cao giá trị thương hiệu của cơng ty đó trong thị trường giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp (B2B) hay khơng, trong đó có đề cập đến mối quan hệ tích cực giữa CSR và
danh tiếng doanh nghiệp. CSR của nhà cung cấp được đo lường bằng mức độ tham gia
của nhà cung cấp vào các sáng kiến xã hội của các bên liên quan bao gồm nhân viên,
người mua, cộng đồng, … Danh tiếng của nhà cung cấp được đo lường bằng mức độ mà
khách hàng nghĩ về một cơng ty và liệu họ có đánh giá nó cao hơn so với các đối thủ
cạnh tranh hay không. Dựa trên dữ liệu thu được từ các giám đốc mua hàng của 179
công ty sản xuất và dịch vụ Đài Loan, nghiên cứu chỉ ra rằng CSR và danh tiếng cơng
ty có tác động tích cực đến tài sản thương hiệu và hiệu suất thương hiệu. Ngoài ra danh
tiếng cơng ty đóng vai trị trung gian trong mối quan hệ giữa CSR và tài sản thương
hiệu, trong đó, việc thực hành CSR làm cải thiện đáng kể danh tiếng doanh nghiệp. Vì
vậy, nếu doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính bằng thương hiệu
của mình, các nhà quản lý phải cố gắng hết sức để nâng cao uy tín doanh nghiệp và
ngăn chặn nó bị xói mòn bởi danh tiếng mất nhiều thời gian để xây dựng nhưng rất dễ

bị phá hủy.
Famiyeh, S., Kwarteng, A., & Dadzie, S. A. (2016) nghiên cứu mối quan hệ tác
động lẫn nhau giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), danh tiếng doanh
nghiệp (CR) và hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp. Trong mơ hình nghiên cứu, CSR
được đo lường thông qua 8 biến liên quan đến phản ứng đối với các áp lực xã hội, yêu
cầu và kỳ vọng của các bên liên quan, mối quan tâm về môi trường và nhu cầu xã hội.
Danh tiếng công ty được đo lường bằng cách sử dụng ba cấu trúc chất lượng của sản
phẩm và dịch vụ, hiệu suất quản lý và sức hấp dẫn tổng thể của tổ chức. Kết quả phân
tích dữ liệu của 187 giám đốc điều hành của các công ty đặt trụ sở tại thủ đơ Accra,
Ghana cho thấy, khi các cơng ty tích hợp CSR vào các chính sách của mình, nó có tác
động đáng kể đến danh tiếng của họ về mặt chất lượng sản phẩm và dịch vụ, hiệu quả
quản lý và sức hấp dẫn của cơng ty. Qua đó, các tác giả kết luận rằng hiệu suất tổng thể
của các công ty bị ảnh hưởng không chỉ bởi khả năng cạnh tranh mà còn bởi khoản đầu
tư mềm như trách nhiệm xã hội và danh tiếng tốt, do đó các nhà quản lý cần chú trọng
hơn về điều này.
Nghiên cứu thực nghiệm tiến hành bởi Dell’Atti, S., Trotta, A., Iannuzzi, A. P.,
& Demaria, F. (2017) về các mối quan hệ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng bao gồm:
hoạt động kế tốn, cấu hình địn bẩy và rủi ro, kết quả hoạt động xã hội, quản trị công
ty và hoạt động môi trường. Nghiên cứu tập trung vào 75 ngân hàng quốc tế có trong
9


Báo cáo Ngành Ngân hàng Tài chính Tồn cầu do Viện Danh tiếng xây dựng năm 2010.
Thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được thu thập từ cơ sở dữ liệu
ASSET4, trong đó xếp hạng danh tiếng của mỗi ngân hàng được đánh giá qua 3 tiêu chí
khác nhau: mơi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp. Danh tiếng được ước lượng
dựa trên sự tôn trọng tổng thể, cảm giác tốt, sự tin tưởng và sự ngưỡng mộ mà các bên
liên quan dành cho công ty. Kết quả phân tích cho thấy, danh tiếng ngân hàng có mối
quan hệ tích cực với hoạt động kế toán, hoạt động xã hội và CSR; mối quan hệ tiêu cực
với cấu hình địn bẩy và rủi ro, quản trị cơng ty và hoạt động mơi trường. Qua đó, các

tác giả khuyến nghị tích hợp CSR vào các chiến lược phát triển đồng thời khuyến khích
cơng khai kết quả CSR giữa doanh nghiệp và các bên liên quan để xây dựng lòng tin.
Nghiên cứu thực hiện vào năm 2018 bởi Rothenhoefer điều tra mối liên hệ giữa
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và danh tiếng doanh nghiệp cách sử dụng
phân tích so sánh định tính. Thước đo cho CSR được xây dựng dựa trên các hoạt động
CSR gần đây (bao gồm các yếu tố nhân viên, sản phẩm, môi trường, cộng đồng và sự
đa dạng) và CSR “lịch sử” – được tạo ra bằng cách tổng hợp các giá trị của 8 năm trước
(2005 – 2012). Nghiên cứu sử dụng danh mục đánh giá danh tiếng của Viện Danh tiếng
làm thước đo danh tiếng với thang điểm từ 0 – 100, căn cứ trên lòng tin, sự ngưỡng mộ
và tơn trọng, cảm giác tốt và lịng tự trọng nói chung. Dựa trên dữ liệu phân tích của 130
công ty trong nhiều lĩnh vực như dịch vụ tiêu dùng, tài chính, chăm sóc sức khỏe và
hàng tiêu dùng, Công nghệ thông tin, …, nghiên cứu cho thấy các hoạt động CSR tích
cực sẽ tác động tích cực và hoạt động CSR tiêu cực sẽ tác động tiêu cực đến danh tiếng
doanh nghiệp. Ngồi ra các tác động tích cực cũng địi hỏi một cơng thức tích cực nhất
qn liên quan đến danh tiếng trước đây và các hoạt động CSR tổng hợp của những năm
trước. Tác giả kết luận, để nâng cao danh tiếng doanh nghiệp, nhà quản lý cần xem xét
quan điểm của các bên liên quan về các hoạt động CSR của mình, đồng thời cơng ty nên
cung cấp các khóa đào tạo cho các nhà quản lý về vấn đề này.
Kowalczyk, R., & Kucharska, W. (2019) tiến hành nghiên cứu nhằm so sánh nhận
thức của nhân viên về thu nhập và kết quả thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(CSR) trong ngành xây dựng ở Ba Lan và Đức. Các biến ảnh hưởng đến CSR là văn hóa
cơng ty và áp lực từ các cổ đông. Bản thân CSR cũng được đo lường thông qua trách nhiệm
xã hội, sự quan tâm tới cộng đồng địa phương, đạo đức hành vi và sự quan tâm tới môi
trường. Danh tiếng công ty được đo lường bởi trải nghiệm và đánh giá của khách hàng về
công ty. Dựa trên dữ liệu của 217 nhân viên người Đức và 216 nhân viên từ Ba Lan, nghiên
cứu cho thấy, áp lực từ các cổ đơng đều có tác động tích cực tới hoạt động CSR và danh
tiếng cơng ty ở cả 2 nước trong khi tác động của văn hóa cơng ty là yếu hơn. Các mục tiêu
thực tế của nghiên cứu này liên quan đến hợp tác Ba Lan - Đức trong ngành xây dựng. Việc
10



hiểu rõ các cơ chế thực hành CSR ở cả hai nước có thể ảnh hưởng tích cực đến sự hợp tác.
Do đó, dựa trên các kết quả đã trình bày, các tác giả kết luận văn hóa CSR của các công ty
Ba Lan nên làm trung gian giữa môi trường kinh doanh và việc thực hành CSR của các
công ty đó; cịn đối với Đức thì cần thiết lập các thể chế và giáo dục xã hội để đạt được sự
nhất quán trong hệ thống CSR quốc gia.
Nghiên cứu của Vogler, D., & Eisenegger, M. (2020) xem xét tác động của truyền
thông trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) thơng qua Facebook và báo chí đưa
tin về CSR đối với danh tiếng công ty (CR) ở Thụy Sĩ. Trong nghiên cứu này, cả CSR
và CR đều được đánh giá trên 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và mơi trường. Các khía cạnh
được đo lường cụ thể thơng qua: giọng điệu đưa tin, sự nổi bật và mức tương tác của
các bài đăng/phương tiện truyền thông liên quan/không liên quan đến CSR. Sau khi phân
tích dữ liệu về danh tiếng và truyền thơng CSR của 68 tập đồn Thụy Sĩ, nghiên cứu dài
hạn này cho thấy mức độ quan tâm và giọng điệu của các phương tiện truyền thơng đưa
tin về CSR ảnh hưởng tích cực đến danh tiếng của cơng ty, mặc dù thơng tin báo chí đưa
tin về CSR chủ yếu là tiêu cực. Vì vậy, danh tiếng vẫn được củng cố ngay cả khi đối
mặt với những dư luận tiêu cực. Tuy nhiên, các tác giả cũng cho rằng, các công ty nên
cố gắng nâng cao sự quan tâm đến CSR của họ trên các phương tiện thông tin đại chúng
để ngăn chặn thiệt hại cho danh tiếng của mình, một chiến lược tương lai như vậy có vẻ
hứa hẹn hơn là cố gắng ngăn chặn việc đưa tin tiêu cực của các phương tiện truyền thông.
Kucharska, W. (2020) tiến hành nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của mức độ
cam kết của nhân viên với thương hiệu đến kết quả của việc thực hành trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp (CSRp), ví dụ như danh tiếng công ty (CR) và giá trị thương hiệu (BR).
Nghiên cứu phân tích một mẫu gồm 282 trường hợp từ ngành xây dựng ở Châu Âu và sử
dụng phương pháp SPSS Amos và macro PROCESS. CSRp được đo lường bởi trách niệm
xã hội, sự quan tâm tới cộng đồng địa phương, đạo đức hành vi và sự quan tâm tới môi
trường. CR được đo lường thông qua trải nghiệm và đánh giá của khách hàng về công ty.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa thực hành CSR, CR và BR,
trong đó mức độ cam kết của nhân viên với thương hiệu đóng vai trò trung gian giữa
CSRp với BR và CSRp với CR. Tuy nhiên, mức độ thực hành CSR cao có thể tạo ra uy

tín thương hiệu của cơng ty ngay cả khi nhân viên không cam kết với thương hiệu. Đồng
thời, việc nhân viên thiếu cam kết với thương hiệu có thể gây nguy hiểm cho danh tiếng.
Do đó, các cơng ty nên tập trung cải thiện cam kết của nhân viên để đạt được kết quả thực
hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tốt hơn.
Ruiz, B., & García, J. A. (2021) tiến hành nghiên cứu về tác động của CSR đối với
danh tiếng của ngân hàng. Nghiên cứu được thực hiện trên 900 khách hàng của các tổ
11


chức tài chính hàng đầu về tổng tài sản tại Anh và Tây Ban Nha. Trong mơ hình đề xuất,
CSR được xem xét trên 3 khía cạnh là: thương hiệu nhà tuyển dụng, tính liêm chính và
hoạt động xã hội. CR được đánh giá qua cảm nhận trực tiếp của khách hàng và công chúng
cũng như sự so sánh so với các đối thủ cạnh tranh của nó. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
CSR xét về tổng thể có ảnh hưởng tích cực đến danh tiếng của các ngân hàng của cả 2 nước,
tuy nhiên khi xét trên từng khía cạnh cụ thể thì mức độ ảnh hưởng là khác nhau. Từ đó các
tác giả đề xuất, để các chính sách CSR của ngân hàng ảnh hưởng tích cực đến danh tiếng
của ngân hàng, chúng nên được thiết kế và thực hiện ở các cấp khác nhau của tổ chức (tức
là bộ phận quản trị công ty, bộ phận nhân sự và bộ phận CSR). Đồng thời nghiên cứu cũng
cảnh báo về sự cần thiết phải tập trung các chương trình trách nhiệm trên các khía cạnh
chiến lược nhất để đề phịng một cuộc khủng hoảng.
Nhìn chung thì ảnh hưởng tích cực của CSR tới DTDN là kết quả được nhiều các
nghiên cứu gần đây đồng tình. Trong khn khổ của đề tài thì nghiên cứu chỉ tổng quan
các nghiên cứu điển hình được sắp xếp theo khía cạnh thời gian. Các thước đo cho CSR
hay DTDN trong các nghiên cứu này tiếp cận theo nhiều lý thuyết và cũng rất đa dạng cả
về cách đo lường dựa trên dữ liệu khảo sát lẫn đo lường dựa trên dữ liệu thứ cấp. Bên
cạnh các tác động tích cực được tìm thấy, cũng có một số nghiên cứu đưa ra kết quả trái
chiều rằng CSR cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới DTDN, hoặc khơng có ảnh hưởng.

1.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng tiêu cực của trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp tới danh tiếng doanh nghiệp

Yoon và cộng sự (2006) đã dựa trên các lý thuyết về phân bổ và nghi ngờ, tiến
hành nghiên cứu về vai trò trung gian của sự chân thành của động cơ trong việc xác định
hiệu quả của các hoạt động CSR. Ba thí nghiệm được tiến hành trên 3 nhóm đối tượng
là học sinh, sinh viên chưa tốt nghiệp và khách hàng, với 2 nhóm đối tượng đầu được
chỉ định ngẫu nhiên theo các điều kiện hiệu quả hoạt động CSR (cao hoặc thấp) và nguồn
thông tin (nguồn công ty hoặc nguồn khơng thiên vị), nhóm thứ 3 được chia theo danh
tiếng công ty (tốt hay xấu) và tỷ lệ thực hành CSR/mức độ quảng cáo (CSR/Adv). Cả 3
thí nghiệm đều cho thấy, các hoạt động CSR với động cơ chân thành sẽ cải thiện hình
ảnh của cơng ty, ngược lại sẽ tạo ra ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả khi động cơ chân
thành không rõ ràng và bị coi là thiếu chân thành.
Nghiên cứu lý thuyết thực hiện bởi Den Hond, F., Rehbein, K. A., de Bakker, F.
G. A., & Lankveld, H. K. (2013) đã chỉ ra tính hiệp trợ tiềm ẩn giữa CSR và hoạt động
chính trị của cơng ty (CPA) mà các công ty thường bỏ qua và việc cơng nhận mối quan
hệ tương hỗ này sẽ kích thích các cơng ty điều chỉnh CSR và CPA của họ. Các tác giả
phát triển một mơ hình khái niệm chỉ rõ cách các cấu hình khác nhau của CSR và CPA
12


của một công ty - sự liên kết, điều chỉnh sai và không liên kết - ảnh hưởng đến danh tiếng
của cơng ty ngồi các tác động danh tiếng riêng biệt của CSR và CPA. Cụ thể, nếu chỉ
thực hành CSR và CPA độc lập với nhau thì cơng ty khó có thể nhận ra cơ hội nâng cao
danh tiếng của mình, trong khi sự phối hợp giữa CSR và CPA một cách hợp lý giúp cải
thiện danh tiếng công ty đáng kể và thậm chí làm giảm bớt tác động tiêu cực đến từ CSR
và CPA khi đứng độc lập. Mơ hình này có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu cách thức
và lý do tại sao các công ty nên chú ý đến cấu hình CPA và CSR của họ, và do đó góp
phần vào vấn đề rộng lớn hơn là tại sao các công ty phải đảm bảo rằng họ nhất quán trong
việc đáp ứng các mối quan tâm của các bên liên quan.
Nghiên cứu tiến hành bởi Miras-Rodríguez, M. del M., Bravo-Urquiza, F., &
Escobar-Pérez, B. (2020) phân tích ảnh hưởng của báo cáo CSR đối với danh tiếng của
220 công ty đến từ các quốc gia G10 dựa trên tính nhất quán giữa báo cáo CSR và cam

kết thực hành CSR của họ. Bốn kịch bản được đưa ra để xem xét về tính nhất quán của
CSR là: (a) mức độ cam kết CSRR và CSR cao, (b) mức độ cam kết CSRR và CSR thấp,
(c) mức độ CSRR thấp nhưng cam kết CSR cao, (d) mức độ CSRR cao nhưng cam kết
CSR thấp. Thang đo của Viện danh tiếng được sử dụng để đánh giá danh tiếng cơng ty
(CR) dựa trên 7 yếu tố chính: đổi mới, lãnh đạo, nơi làm việc, sản phẩm, dịch vụ, hiệu
suất công dân và quản trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy CR có xu hướng bị ảnh hưởng
tiêu cực bởi báo cáo CSR do thường được các bên liên quan xác định là chiến lược nhằm
gây ấn tượng mặc dù mối quan hệ giữa báo cáo CSR và CR phụ thuộc vào tính nhất quán
CSR. Bằng chứng này có ý nghĩa trực tiếp đối với các học giả trong việc hồn thiện các
khn khổ lý thuyết cũng như để các công ty và cơ quan quản lý hiểu rõ hơn về tác động
của báo cáo CSR. Từ đó các tác giả khuyến nghị các công ty phải cẩn thận trong việc
phát triển một chiến lược truyền thông CSR để cải thiện danh tiếng của họ.
Kết quả cho thấy rằng khi đo lường CSR dựa trên một khía cạnh cụ thể, ví dụ
như truyền thơng CSR thì ảnh hưởng tiêu cực từ CSR tới DTDN sẽ được tìm thấy. Ảnh
hưởng tiêu cực từ CSR tới DTDN cũng sẽ được tìm thấy khi đặt trong bối cảnh cụ thể
như nhận thức về sự tín nhiệm, động cơ khơng chân thành của doanh nghiệp hoặc nghiên
cứu ảnh hưởng này đối với các bên liên quan không chuyên nghiệp.

1.1.3. Các nghiên cứu về ảnh hưởng hỗn hợp/ khơng có ý nghĩa thống kê của
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tới danh tiếng doanh nghiệp
Nghiên cứu của Bayoud et al (2012) sử dụng lý thuyết các bên liên quan để khám
phá mối quan hệ giữa công bố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSRD) và danh
tiếng của doanh nghiệp (CR) bằng cách sử dụng cả phương pháp định lượng và định tính
(Phương pháp Miles và Huberman (1994). Các hoạt động CSR được phân thành bốn loại
13


(nhân viên, sự tham gia của cộng đồng, người tiêu dùng và mơi trường). Trong mơ hình
xác định CR gồm các biến trong nhóm CSRD, tuổi của cơng ty (AGE), loại ngành
(INDTY) và quy mô công ty (SIZE). Từ dữ liệu thu được từ các báo cáo hàng năm và các

nhà quản lý cũng như nhân viên của 40 công ty Libya, nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ
hỗn hợp giữa CSRD và CR. Cụ thể, khía cạnh mơi trường và khía cạnh người tiêu dùng
khơng có ảnh hưởng tới danh tiếng, trong khi khía cạnh cộng đồng và khía cạnh nhân viên
lại rất tích cực. Qua các phát hiện này, nghiên cứu đã tạo động lực mạnh mẽ cho các cơng
ty Libya tiết lộ CSRD và khuyến khích họ phân phối báo cáo hàng năm của mình cho các
bên liên quan để từ đó cải thiện danh tiếng trong tương lai.
Heidarzadeh Hanzaee, K., & Sadeghian, M. (2014) tiến hành nghiên cứu nhằm
đánh giá tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đến sự hài lòng của
khách hàng (CS) và danh tiếng doanh nghiệp (CR) trong ngành cơng nghiệp ơ tơ. Trong
mơ hình được đề xuất bởi các tác giả, CSR được đo lường thông qua 6 yếu tố: trách
nhiệm tự nguyện (xã hội và thị trường), trách nhiệm kinh tế (khả năng lãnh đạo và nơi
làm việc), trách nhiệm đạo đức (nơi làm việc, khả năng lãnh đạo và môi trường sinh
thái). Cả CS và CR đều có thể bị ảnh hưởng bởi trách nhiệm xã hội tự nguyện của công
ty trong mối quan hệ với xã hội và thị trường và đạo đức doanh nghiệp trong nơi làm
việc. Từ kết quả phân tích dữ liệu của 245 giám đốc điều hành của công ty dẫn đầu thị
trường (Iran Khodro Co.) trong ngành ô tô ở Iran, nghiên cứu chỉ ra rằng CSR xét trên
tổng thể đều ảnh hưởng tích cực đến danh tiếng cơng ty, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng
của từng yếu tố cấu thành là khác nhau. Cụ thể, khơng có mối tương quan tỷ lệ thuận
giữa việc thực hiện trách nhiệm kinh tế - khả năng lãnh đạo, trách nhiệm kinh tế - nơi
làm việc và đạo đức – môi trường sinh thái với CS và CR; thay vào đó, đây được coi là
trách nhiệm cơ bản của các công ty. Qua đó, các tác giả đề xuất sử dụng CSR như một
cơng cụ hữu ích có thể hỗ trợ hoạt động lâu dài của các cơng ty và lợi ích của nó có thể
trở nên rõ ràng trong tương lai với việc duy trì tính bền vững của họ.
Nghiên cứu của Axjonow, A., Ernstberger, J., & Pott, C. (2016) xem xét tác động
của việc công bố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với danh tiếng của công
ty (CR) theo nhận thức của các bên liên quan không chuyên nghiệp. Các tác giả sử dụng
một biến nhị phân cho biết liệu các cơng ty có xuất bản báo cáo CSR độc lập hay không.
Danh tiếng công ty được đo lường thông qua báo cáo CSR, hiệu quả thực hành CSR,
quy mơ doanh nghiệp, hiệu suất tài chính, rủi ro thị trường, quảng cáo, nghiên cứu và phát
triển, … Từ dữ liệu thu được của 164 công ty Hoa Kỳ, nghiên cứu cho thấy rằng báo cáo

CSR độc lập không ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty khi xem xét các bên liên quan
không chuyên nghiệp như khách hàng (thực tế hoặc tiềm năng), nhân viên, nhà đầu tư bán
lẻ và công chúng. Kết quả này đúng với các phân tích dài hạn cũng như phân tích ngắn
hạn, khi kiểm tra danh tiếng của công ty vào những ngày công bố báo cáo CSR. Để lý giải
14


cho điều này, tác giả chỉ ra rằng báo cáo CSR có thể bị coi là lãng phí tài ngun, có thể
tồn tại sự thiếu uy tín liên quan đến nội dung của báo cáo CSR, và các báo cáo có thể bị
các bên liên quan coi là một nỗ lực thâm độc để đạt được sự ưu ái của cơng chúng, do đó,
khơng ảnh hưởng đến danh tiếng doanh nghiệp.
Ruiz, B., & García, J. A. (2021) tiến hành nghiên cứu về tác động của CSR đối
với danh tiếng của ngân hàng. Nghiên cứu được thực hiện trên 900 khách hàng của các
tổ chức tài chính hàng đầu về tổng tài sản tại Anh và Tây Ban Nha. Trong mô hình đề
xuất, CSR được xem xét trên 3 khía cạnh là: thương hiệu nhà tuyển dụng, sự chính trực
và hoạt động xã hội. CR được đánh giá qua cảm nhận trực tiếp của khách hàng và công
chúng cũng như sự so sánh so với các đối thủ cạnh tranh của nó. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, có nhiều khác biệt về ảnh hưởng từ CSR tới danh tiếng giữa Anh và Tây Ban
Nha. Cụ thể, CSR – thương hiệu nhà tuyển dụng khơng có ảnh hưởng tới danh tiếng
doanh nghiệp tại Anh nói riêng và ngược lại, CSR – Sự chính trực khơng có ảnh hưởng
tới danh tiếng doanh nghiệp tại Tây Ban Nha. Đặc biệt, CSR – hành động xã hội có ảnh
hưởng tích cực tới danh tiếng doanh nghiệp tại Anh nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực tại
Tây Ban Nha. Đây là một trong những nghiên cứu minh chứng rằng ảnh hưởng của CSR
tới danh tiếng tại mỗi quốc gia có thể có ảnh hưởng khác nhau. Các tác giả đề xuất, để
các chính sách CSR của ngân hàng ảnh hưởng tích cực đến danh tiếng của ngân hàng,
chúng nên được thiết kế và thực hiện ở các cấp khác nhau của tổ chức (tức là bộ phận
quản trị công ty, bộ phận nhân sự và bộ phận CSR). Đồng thời nghiên cứu cũng cảnh
báo về sự cần thiết phải tập trung các chương trình trách nhiệm trên các khía cạnh chiến
lược nhất để đề phịng một cuộc khủng hoảng.
Như vậy việc kết luận về ảnh hưởng tích cực/ tiêu cực/ hỗn hợp/ khơng có ý nghĩa

thống kê của CSR tới DTDN sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như bối cảnh, thời gian
nghiên cứu và cách đo lường CSR, DTDN v.v.

1.2. Khoảng trống nghiên cứu
Khoảng trống nghiên cứu
Thứ nhất: Các nghiên cứu về CSR và DTDN chủ yếu được thực hiện ở các nước
phát triển hoặc các khu vực có kinh tế phát triển. Cịn đối với các nền kinh tế mới nổi
(Emerging market) như tại Việt Nam, việc làm rõ mối quan hệ giữa CSR và DTDN cịn
rất ít, đặc biệt việc nghiên cứu cơ chế tác động gián tiếp và so sánh giữa 3 ngành Công
nghệ thông tin, thực phẩm dệt may Việt Nam chưa có nghiên cứu tiền nhiệm nào trước
đây thực hiện.

15


Thứ hai: Nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR và DTDN thường đo lường các khía
cạnh của CSR của Carroll (1979) hoặc theo lý thuyết các bên liên quan như Mishra và
Suar (2010), hoặc cũng có thể chỉ tập trung vào một khía cạnh nào đó, cịn rất ít các
nghiên cứu tiếp cận CSR theo lý thuyết phát triển bền vững.
Thứ ba: Các nghiên cứu về tác động trực tiếp của CSR tới DTDN phụ thuộc vào bối
cảnh nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và thời gian nghiên cứu và từ đó có thể đến những kết quả
khác nhau, khơng thể đem lại sự thống nhất chung cho ảnh hưởng của CSR tới DTDN. Do
đó việc nghiên cứu vai trị trung gian sẽ đảm bảo tốt hơn trong việc khẳng định cơ chế tác
động từ CSR tới DTDN. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây thường ít tập trung vào tác
động trung gian từ CSR tới DTDN hoặc chỉ là nghiên cứu cơ chế tác động trung gian rời rạc
và không giải thích chặt chẽ cũng như nêu ra cơ sở lý thuyết nền tảng.
Thứ 4: Có nhiều nghiên cứu đánh giá vai trò điều tiết, ảnh hưởng tương tác của
các biến đối với tác động từ CSR tới DTDN, nhưng lại hầu như khơng để ý tới vai trị
của quy mô doanh nghiệp mà chỉ sử dụng quy mô như một biến kiểm soát. Trên thực tế,
hiệu quả từ việc cải thiện CSR đối với DTDN có thể sẽ phụ thuộc rất lớn vào quy mô

của doanh nghiệp bởi các doanh nghiệp có quy mơ khác nhau cũng sẽ có mức độ ảnh
hưởng về kinh tế, xã hội và môi trường khác nhau.
Các bước thực hiện nghiên cứu:
Dựa trên khoảng trống nghiên cứu và gợi ý của các nghiên cứu tiền nhiệm, nghiên
định hướng thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của CSR tới DTDN trong bối cảnh so sánh
giữa 3 ngành Công nghệ thông tin, thực phẩm và dệt may tại Việt Nam.
Thứ nhất: Phân tích ảnh hưởng của CSR tới DTDN thông qua cơ chế tác động
gián tiếp và so sánh giữa 3 ngành Công nghệ thông tin, thực phẩm dệt may Việt Nam.
Thứ hai: Đo lường CSR theo lý thuyết phát triển bền vững trên ba khía cạnh:
Kinh tế, xã hội và môi trường.
Thứ ba: Khi nghiên cứu ảnh hưởng gián tiếp của CSR tới DTDN, các nghiên cứu
chỉ sử dụng 1 trung gian, hoặc có thể cho thêm một số biến khác những lại khơng giải
thích chặt chẽ tại sao và sử dụng lý thuyết nào. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, tác
giả sử dụng khung lợi thế cạnh tranh để xây dựng các biến trung gian trong mơ hình
nghiên cứu.
Thứ tư: Kiểm định vai trị điều tiết của biến điều tiết quy mô doanh nghiệp

16


×