Tải bản đầy đủ (.docx) (176 trang)

Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.6 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐẶNG THỊ TRÀ GIANG

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CƠNG TY
ĐẾN TÍNH THÍCH HỢP CỦA THƠNG TIN KẾ TỐN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN

HÀ NỘI - 2023


ĐẶNG THỊ TRÀ GIANG

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CƠNG TY
ĐẾN TÍNH THÍCH HỢP CỦA THƠNG TIN KẾ TỐN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN HỮU ÁNH

HÀ NỘI - 2023



1

LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Nghiên cứu sinh


MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT

i

MỤC LỤC

ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

v

DANH MỤC BẢNG


vi

DANH MỤC HÌNH

viii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1

1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu.............................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................4
1.5 Khái quát phương pháp nghiên cứu....................................................................5
1.5.1 Thu thập dữ liệu................................................................................................5
1.5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu................................................................................5
1.6 Quy trình nghiên cứu............................................................................................5
1.7 Kết cấu của luận án...............................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

7

2.1. Những vấn đề cơ bản về quản trị công ty..........................................................7
2.1.1. Khái niệm và các yếu tố thuộc Quản trị công ty.............................................7
2.1.2 Đo lường Quản trị cơng ty..............................................................................10
2.2 Những vấn đề cơ bản về tính thích hợp của TTKT.........................................11

2.2.1 Khái niệm........................................................................................................11
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu tính thích hợp của TTKT.......................................14
2.2.3 Mơ hình đo lường tính thích hợp....................................................................16
2.3 Tổng quan nghiên cứu.........................................................................................20
2.3.1 Tổng quan nghiên cứu về tính thích hợp của TTKT......................................20
2.3.2 Tổng quan nghiên cứu về tác động của Quản trị cơng ty tới tính thích hợp
TTKT........................................................................................................................23


2.4 Khoảng trống nghiên cứu...................................................................................40
2.5 Cơ sở lý thuyết......................................................................................................41
2.5.1 Lý thuyết thơng tin hữu ích.............................................................................42
2.5.2 Lý thuyết thơng tin bất cân xứng....................................................................43
2.5.3 Lý thuyết đại diện...........................................................................................46
2.5.4 Lý thuyết các bên liên quan............................................................................48
2.5.5 Lý thuyết nhà quản lý cấp cao........................................................................49
TÓM TẮT CHƯƠNG 2

51

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

52

3.1 Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................52
3.1.1. Tính thích hợp của TTKT trên thị trường chứng khoán Việt Nam...............52
3.1.2. Mối quan hệ giữa đặc điểm QTCT và tính thích hợp TTKT của các doanh
nghiệp niêm yết........................................................................................................53
3.1.3. Các biến kiểm soát.........................................................................................60

3.2. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu...............................................................61
3.2.1 Tổng thể và mẫu nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu..........................................61
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu tính thích hợp.........................................................63
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu về tác động của QTCT tới tính thích hợp TTKT - đo
lường tổng hợp QTCT..............................................................................................67
3.2.4 Phương pháp nghiên cứu về tác động của QTCT tới tính thích hợp TTKT - đo
lường theo từng nhân tố riêng rẽ QTCT..................................................................71
TÓM TẮT CHƯƠNG 3

73

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

74

4.1. Mô tả thống kê về dữ liệu nghiên cứu..............................................................74
4.1.1. Mô tả thống kê đặc điểm quản trị công ty.....................................................74
4.1.2 Mô tả thống kê về dữ liệu phản ánh tính thích hợp TTKT của doanh nghiệp
phi tài chính niêm yết...............................................................................................79
4.2. Thực trạng tính thích hợp và tác động của quản trị công ty đến tính thích
hợp của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam. . .82
4.2.1. Phân tích tương quan các biến nghiên cứu....................................................82


4.2.2. Kết quả hồi quy đánh giá tính thích hợp của thơng tin trên thị trường chứng
khốn giai đoạn 2010-2020......................................................................................83
4.2.3. Kết quả hồi quy tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam..............................93
TĨM TẮT CHƯƠNG 4


112

CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC KHUYẾN NGHỊ
VÀ KẾT LUẬN

113

5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu..........................................................................113
5.1.1 Tính thích hợp TTKT....................................................................................113
5.1.2 Tác động của Quản trị công ty đến tính thích hợp.......................................115
5.2 Một số khuyến nghị...........................................................................................116
5.1.1 Kiến nghị nâng cao tính thích hợp TTKT....................................................116
5.1.2 Kiến nghị xây dựng QTCT nhằm nâng cao tính thích hợp TTKT của cơng ty
niêm yết ở Việt Nam..............................................................................................118
5.1.3 Khuyến nghị với cơ quan giám sát...............................................................120
5.1.4 Khuyến nghị với nhà đầu tư..........................................................................120
5.2. Những đóng góp mới của luận án...................................................................121
5.3 Những hạn chế của luận án..............................................................................123
5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo.............................................................................123
5.5 Kết luận...............................................................................................................124
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN

ÁN

125

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO


126

PHỤ LỤC

140


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu viết tắt

Nội dung

1

BCTC

Báo cáo tài chính

2

CLBCTC

Chất lượng Báo cáo tài chính

3

CLTT


Chất lượng thơng tin

4

CLTTKT

Chất lượng thơng tin kế tốn

5

HĐQT

Hội đồng Quản trị

6

QTCT

Quản trị cơng ty

8

TTCK

Thị Trường chứng khốn

9

TTKT


Thơng tin kế tốn

10

UBKT

Ủy ban kiểm toán

11

BKS

Ban Kiểm soát

12

PCSE

13

FGLS


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp hệ số R2 phản ánh giá trị thích hợp của một số nghiên cứu

21

Bảng 2.2. tổng hợp kết quả một số nghiên cứu về tác động của QTCT tới tính thích hợp

38
Bảng 3.1. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam

54

Bảng 3.2: Cơ cấu ngành các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch HNX và HOSE
62
Bảng 3.3: Cơ cấu ngành các doanh nghiệp niêm yết của dữ liệu nghiên cứu

63

Bảng 3.4: Đo lường các biến TTKT

65

Bảng 3.5: Mô tả các thức xây dựng biến quản trị công ty

69

Bảng 4.1: Mô tả thống kê biến quản trị công ty

74

Bảng 4.2 : Mô tả thống kê giá trị trung vị (median value) theo năm

78

Bảng 4.3 Thống kê mô tả Điểm quản trị công ty

79


Bảng 4.4: Thống kê mơ tả biến đo lường tính thích hợp TTKT

79

Bảng 4.5: Kết quả tương quan giữa các biến đo lường tính TH

82

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy

86

Bảng 4.7 : Kết quả hồi quy nhóm doanh nghiệp lợi nhuận dương và nhóm doanh nghiệp
lợi nhuận âm

89

Bảng 4.8 : Kết quả hồi quy theo từng năm

90

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy sự thay đổi tính thích hợp

92

Bảng 4.10: Kết quả hồi quy tác động của Quản trị công ty tới tính thích hợp

94


Bảng 4.11: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố quy mô HĐQT

96

Bảng 4.12: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố kiêm nhiệm

97

Bảng 4.13: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tính độc lập HĐQT

98

Bảng 4.14: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của trình độ chuyên môn HĐQT

99

Bảng 4.15: Kết quả nghiên cứu tác động của sự đa dạng giới tính trong HĐQT

100

Bảng 4.16: Kết quả nghiên cứu tác động của mức độ tập trung quyền sở hữu

101

Bảng 4.17: Kết quả nghiên cứu tác động của sự sở hữu tổ chức tài chính

102

Bảng 4.18: Kết quả nghiên cứu tác động của tỷ lệ sở hữu của Nhà nước


103

Bảng 4.19: Kết quả nghiên cứu tác động của tỷ lệ sở hữu nhà quản lý

104


Bảng 4.20: Kết quả nghiên cứu tác động của Ủy ban kiểm toán

105

Bảng 4.21: Kết quả nghiên cứu tác động của Ban kiểm soát

106

Bảng 4.22 tổng hợp hệ số R2 cua nhóm cơng ty được kiểm tốn bởi BIG4 và nhóm cơng
ty được kiểm tốn bởi cơng ty kiểm tốn độc lập non-big theo năm

107

Bảng 4.23: Kết quả tác động quy mô công ty

108

Bảng 4.24: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

110


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số không đổi và hiện tượng tự
tương quan của mơ hình 1

84

Hình 4.2: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số không đổi và hiện tượng tự
tương quan của mơ hình 2

84

Hình 4.3: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số không đổi và hiện tượng tự
tương quan của mơ hình 3

85

Hình 4.4: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số khơng đổi và hiện tượng tự
tương quan của mơ hình 4

85

Hình 4.5: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số không đổi và hiện tượng tự
tương quan của mơ hình 5
Hình 4.6: Sự biến động tính thích hợp TTKT

86
92


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu
Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập từ năm 1998, và có bước tiến
mạnh mẽ từ năm 2006 khi Luật chứng khoán được ban hành với quy mô thị trường
22,7% GDP. Sự phát triển của thị trường đi kèm với sự gia tăng về số lượng doanh
nghiệp niêm yết và số lượng nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán. Mối quan
tâm lớn nhất của nhà đầu tư cổ phần chính là giá trị các doanh nghiệp, và thơng tin kế
tốn (TTKT) chính là nguồn dữ liệu để các nhà đầu tư đánh giá được giá trị của doanh
nghiệp. Từ đó, thơng tin chỉ được xem là hữu ích , thích hợp nếu phản ánh được giá trị
doanh nghiệp, qua đó các nhà đầu tư có thể sử dụng để có những phán xét ra được quyết
định riêng. Đặc tính thích hợp trở thành đề tài nhận được nhiều sự quan tâm từ các học
giả. Bên cạnh mơi trường chính sách kế tốn, thì quản trị nội bộ cơng ty được cho là
nhân tố có thể cải thiện được tính thích hợp thơng tin (K.Hellstrom, 2006).
Động lực nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị cơng ty và tính thích hợp TTKT
của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam xuất phát từ thực tiễn, bối cảnh
riêng của Việt nam là nước có nền kinh tế đang phát triển, đang trong q trình hồn
thiện chính sách, hướng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán và cơ sở lý thuyết
tiền nhiệm . Xét ở góc độ thực tiễn, hoạt động công bố thông tin gắn liền với các nhà
quản lý doanh nghiệp; từ trách nhiệm giám sát lập báo cáo tài chính tới trách nhiệm
cơng bố thơng tin tài chính đều thuộc về nhà quản trị. Theo báo cáo khảo sát về công bố
thông tin trên thị trường của công ty cổ phần Vietstock cho thấy, năm 2020 các lỗi cơng
bố thơng tin tập trung vào báo cáo tài chính; và năm 2021 các lỗi về công bố thông tin
liên quan đến ĐHĐCĐ thường niên Với số lượng doanh nghiệp bị Ủy ban chứng khoán
nhà nước phạt vi phạm lần lượt là 128 doanh nghiệp và 88 doanh nghiệp. Cùng với đó là
sự tồn tại của hành vi thao túng thị trường và hành vi đám đông (Vo and Phan,
2016) ,xuất phát từ việc chế độ kế tốn có sự thay đổi, và trong đó có sự linh hoạt trong
việc thực hiện các ước tính kế tốn, từ đó đặt ra những nghi ngờ về sự phù hợp của
thông tin công bố với nhà đầu tư cổ phần. Cụ thể, một số nhà quản trị, nhà quản lý có xu
hướng thực hiện điều chỉnh lợi nhuận, tăng doanh thu giảm chi phí để thu hút các nhà
đầu tư dẫn đến chênh lệch số liệu kế tốn, dẫn đến thơng tin khơng phù hợp để nhà đầu
tư ra quyết định, ví dụ bê bối tại công ty Gỗ Trường Thành TTF, lỗ gần 1000 tỷ sau

kiểm kê năm 2016, vì phát hiện thiếu Hàng tồn kho. Thị trường chứng khoán Việt Nam
đang được đánh giá là thị trường cận biên, với mơi trường pháp lý và tính minh bạch
cịn thấp; việc


cung cấp thông tin phụ thuộc vào trách nhiệm của quản trị cơng ty, cùng với những lo
ngại về tính thích hợp thơng tin kế tốn trên thị trường chứng khoán trong thời gian dài
cùng những sai phạm đến từ phía quản trị cơng ty liên quan đến TTKT tại thực tiễn
chính là động lực đầu tiên cho việc thực hiện nghiên cứu này.
Xét về góc độ khoa học, lý thuyết đại diện và lý thuyết thông tin bất cân xứngđã
tạo động lực cho luận án nghiên cứu xem xét sự ảnh hưởng quản trị cơng ty đến tính
thích hợp. QTCT tối ưu có thể giảm thiểu được sự xung đột lợi ích giữa người sở hữu
và người quản lý, đảm bảo sự “ cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan” và cung cấp
thơng tin hữu ích để thể bảo vệ bên liên quan khỏi hành vi bất lợi của nhà quản lý như
gian lận, điều chỉnh thông tin, che đậy thông tin; giảm sự bất cân xứng thông tin. Sự
mâu thuẫn trong quyền lợi của các bên dẫn đến các nhà quản lý có thể khơng quan tâm
đến lợi ích lâu dài của cổ đơng mà chỉ quan tâm đến mục tiêu ngắn hạn về lợi nhuận
trước mắt của doanh nghiệp. Quản trị công ty tốt sẽ hài hoà mối quan hệ giữa các bên,
tuân thủ và đảm bảo chất lượng TTKT cơng bố nói chung theo đúng tiêu chuẩn của
thông lệ quốc tế về quản trị công ty yêu cầu. Rất nhiều doanh nghiệp hiện tại đã quan
tâm đến thẻ điểm quản trị công ty, kỳ vọng nâng cao mức điểm đánh giá quản trị công
ty trong khu vực nhằm mục đích thu hút các nhà đầu tư nước ngồi. Từ phía cơ quan
quản lý, cơ quan giám sát quản lý Việt Nam kỳ vọng quản trị công ty tốt sẽ tăng giá trị
doanh nghiệp thông qua việc cung cấp TTKT thích hợp cho thị trường vốn (Koh et
al,2007). Sự quan tâm của Chính phủ đến Quản trị công ty được thể hiện qua sự cập
nhật thay đổi nội dung của các văn bản quy định, nếu như trước đây Quản trị công ty
chỉ được hướng dẫn điều chỉnh ở tầm Nghị định, Thơng tư thì nay các quy định hướng
dẫn đã được đề cập tại Luật Chứng khoán 2019 ( hiệu lực từ 1/2021) tại Mục 2, chương
3.. Luật Doanh nghiệp 2020 (có hiệu lực từ 1/1/2021) cũng đã được Quốc hội thông
qua với nhiều điểm mới liên quan đến đặc điểm Quản trị công ty.

Tổng quan nghiên cứu cho thấy sự phong phú trong nghiên cứu về tính thích hợp
, và đa dạng trong kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa tính thích hợp và quản trị công
ty được nghiên cứu rộng rãi; do cấu trúc tổ chức quản trị của mỗi doanh nghiệp là khác
nhau và còn tùy thuộc vào quy định riêng của từng quốc gia . Tại Việt Nam các nghiên
cứu về tính thích hợp và tác động quản trị cơng ty đến tính thích hợp cịn hạn chế, các
nghiên cứu hiện đánh giá trực diện tính thích hợp theo phương pháp định tính (Nguyễn
Trọng Nguyên, 2016; Phạm Quốc Thuần , 2016) mà hiếm thấy nghiên cứu đánh giá theo
phương pháp định lượng để đánh giá riêng tính thích hợp từng nội dung báo cáo tài
chính, cũng như tổng quan tính thích hợp của thị trường chứng khốn. Đặc biệt, trong


bối cảnh tại Việt Nam ln có sự thay đổi của chính sách liên tục, như thay đổi về thuế,
về chính sách kế tốn cũng .
Tóm lại, nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định và xác định mức độ ảnh hưởng
của quản trị cơng ty và tính thích hợp nhằm giúp cơ quan quản lý có sự tổng quan về
tính thích hợp của TTKT trong thời gian qua, và hỗ trợ nhà đầu tư cổ phần trong việc
ra quyết định. Từ đó đóng góp vào việc hình thành và củng cố quy định quản trị công ty
hợp lý nhằm tăng sự minh bạch và tin cậy của thị trường tài chính chứng khốn và đồng
thời góp phần thiết lập sự đầy đủ cho hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Đồng thời
giúp doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách có thêm bằng chứng xác định đặc điểm
hoạt động QTCT nào là phù hợp với bối cảnh nền kinh tế đang phát triển và chưa có sự
ổn định trong chính sách. Xuất phát từ khoảng trống trong nghiên cứu và nhu cầu thực
tiễn, tác giả đề xuất đề tài : “Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích
hợp của thơng tin kế tốn của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam”

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án thực hiện với mục tiêu chính là nghiên cứu về tính thích hợp TTKT và
tác động của quản trị công ty tới tính thích hợp thơng tin của doanh nghiệp phi tài chính
niêm yết trên thị trường chứng khốn. Thơng qua kết quả thu được, nghiên cứu sinh đưa

ra một số khuyến nghị với cơ quan quản lý , ban ngành liên quan nói riêng và đối tượng
sử dụng TTKT nói chung. Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận án giải quyết các
mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhât, hệ thống hóa cơ sở lý luận để làm rõ tính thích hợp thơng tin kế tốn
và mối quan hệ giữa quản trị cơng ty và tính thích hợp thơng tin kế tốn
Thứ hai, Phân tích tác động của quản trị cơng ty tới tính thích hợp TTKT của các
doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam trong giai
đoạn 2010 - 2020
Thứ ba, Hàm ý về mặt chính sách và khuyến nghị với các nhà đầu tư, doanh
nghiệp và cơ quan giám sát cùng các tổ chức khác nhằm nâng cao tính thích hợp của
thơng tin kế tốn tại các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán.


1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Theo mục tiêu nghiên cứu đề cập trên, luận án hướng đến giải quyết các câu hỏi
sau:
Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận để làm rõ tính thích hợp thơng tin kế tốn và mối quan hệ giữa
quản trị cơng ty và tính thích hợp thơng tin kế tốn bao gồm những nội dung gì?
Câu hỏi 2: Thực trạng tác động của quản trị công ty tới thích hợp TTKT tại các cơng ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 như thế nào?
Câu hỏi 4: Những khuyến nghị nào nhằm nâng cao tính thích hợp của thơng tin kế tốn
tại các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án gồm : nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn
tác động của QTCT đến tính thích hợp của TTKT

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu không gian: nghiên cứu thực hiện tại doanh nghiệp phi tài

chính niêm yết trên 2 sản chứng khoán tại Việt Nam gồm Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Nghiên cứu
khơng thực hiện với doanh nghiệp tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, tổ chức tín dụng
vì sự khác nhau về quy đình kế tốn cũng như là sự khác biệt về quy định riêng từ chính
phủ trong giám sát quản lý.
- Phạm vi nghiên cứu thời gian : Do sự giới hạn về tính sẵn có của dữ liệu nghiên
cứu thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính và thông tin quản trị công ty của các doanh
nghiệp phi tài chính niêm yết tại trong giai đoạn 11 năm 2010-2020 từ công ty Vietstock
cung cấp. Giai đoạn này bao gồm hai thời điểm thay đổi chính sách có ý nghĩa quan
trọng là : (1) 22/12/2014, Bộ tài chính ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC nhằm thay
thế cho quy định kế tốn trước đó và cho phép các doanh nghiệp áp dụng từ doanh
nghiệp lớn cho đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, (2) 6/6/2017, Chính phủ ban hành nghị
định hướng dẫn QTCT dành cho doanh nghiệp niêm yết. Các chính sách vẫn đang hiệu
lực và có sự ảnh hưởng đến các doanh nghiệp niêm yết tại thời điểm hiện tại. Ngồi ra,
thơng tin báo cáo tài chính bao gồm thơng tin tài chính và phi tài chính được các doanh
nghiệp công bố trên các báo cáo ( báo cáo thường niên, báo cáo quản trị công ty, bản
cáo bạch và báo cáo tài chính năm).


- Phạm vi nghiên cứu nội dung: (1) luận án nghiên cứu phân tích và đo lường
tính thích hợp TTKT ( đo lường và đánh giá thông qua mối quan hệ hồi quy giữa giá cổ
phiếu với lợi nhuận và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu) (2) đánh giá tác động của QTCT
tới tính thích hợp TTKT ; đánh giá tổng quan thể hiện sự tuân thủ quy định QTCT thông
qua điểm quản trị và đánh giá riêng rẽ từng nhân tố; Nhóm nhân tố thuộc đặc điểm Quản
trị công ty được giới hạn gồm; Nhân tố bên trong với đại diện là đặc điểm HĐQT, đặc
điểm môi trường kiểm soát , đặc điểm cấu trúc sở hữu và nhân tố bên ngoài với đại diện
là chất lượng kiểm toán độc lập.

1.5 Khái quát phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Thu thập dữ liệu

Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp được cung cấp từ cơng
ty chứng khốn Vietstock bao gồm : Báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và các bản cáo
bạch của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các doanh
nghiệp được chọn là các doanh nghiệp phi tài chính, hoạt động liên tục và có sự giao
dịch cổ phiếu thường xuyên. Nghiên cứu sinh sử dụng dữ liệu của 745 công ty niêm yết
trong giai đoạn 2010-2020, và chỉ loại bỏ các quan sát không đủ dữ liệu và không đáng
tin cậy. Cuối cùng, nghiên cứu sinh thu được bộ dữ liệu với 5985 quan sát.

1.5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng gồm các thống kê mô tả , phân tích
tương quan giữa các nhân tố và chạy hồi quy sử dụng ước lượng PCSE (Panel Corrected
standard Error) ước lượng ma trận hiệp phương sai các tham số ước tính sau khi đã
kiểm định các nhược điểm của mơ hình. Từ đó kiểm định các giả thuyết liên quan đến
tính thích hợp TTKT và tác động của QTCT tới tính thích hợp TTKT.

1.6 Quy trình nghiên cứu
Sau khi xác định vấn đề cần nghiên cứu, luận án trình bày khung lý thuyết khái
niệm về tính thích hợp và quản trị công ty; tổng quan các phương pháp nghiên cứu tính
thích hợp, mơ hình đo lường theo phương pháp định lượng và cơng trình nghiên cứu
liên quan đến tác động của QTCT tới tính thích hợp của TTKT, sau đó tìm ra khoảng
trống nghiên cứu. Trên có sở các tổng quan đó, kết hợp với cơ sở lý thuyết và trên bối
cảnh tại Việt Nam, nghiên cứu sinh đề xuất các giả thuyết nghiên cứu để đạt mục tiêu
nghiên cứu. Sau đó xây dựng các mơ hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết bằng sử
dụng công cụ thống kê và phương pháp hồi quy. Cuối cùng, luận án trình bày kết quả
nghiên cứu và thảo luận kết quả đó, đồng thời đưa ra các khuyến nghị.


Quy trình nghiên cứu của luận án được trình bày tại sơ đồ 1.1, như sau:

Xác định các vấn đề nghiên cứu


Khung lý thuyết và Tổng quan nghiên cứu gồm :
Cơ Sở lý thuyết
Tổng quan tính thích hợp TTKT
Tổng quan mối quan hệ giữa QTCT và tính thích hợp TTKT

Khoảng trống nghiên cứu về tính thích hợp và mối quan hệ giữa QTCT
với tính thích hợp TTKT

Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu

Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu : Phân tích định lượng

Thảo luận kết nghiên cứu, khuyến nghị và kết luận

Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu luận án

1.7 Kết cấu của luận án
Ngoài các nội dung về Mục lục, danh mục các ký hiệu viết tắt, danh mục sơ đồ
bảng biểu, lời mở đầu và kết luận, Luận án có kết cấu gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu
Chương 3: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận.


CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


2.1. Những vấn đề cơ bản về quản trị công ty

2.1.1. Khái niệm và các yếu tố thuộc Quản trị công ty
Quản trị công ty (QTCT) là một chủ đề rộng lớn và nhận được nhiều sự quan tâm
từ các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị doanh nghiệp và cơ quan giám sát đặc biệt từ
sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 và sự sụp đổ của một số tập đoàn kinh tế lớn
như Worldcom, Enrol…Khái niệm về QTCT được tiếp cận và xây dựng từ từ quan điểm
của các học giả nghiên cứu và từ quan điểm của cơ quan ban hành luật và quy chế. Cho
đến nay, “khơng có một định nghĩa duy nhất về QTCT có thể áp dụng cho mọi trường
hợp và mọi thể chế. Những định nghĩa khác nhau về QTCT hiện hữu phần nhiều phụ
thuộc vào tác giả, thể chế cũng như quốc gia hay truyền thống pháp lý” (Tuân, N., &
Tuấn, N. 2013).
Định nghĩa về QTCT được tìm thấy trong các Quy chế hay Điều lệ của quốc gia
và quốc tế, có thể kể đến như sau: Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) định nghĩa ngắn
gọn về QTCT là “cấu trúc tổ chức và quy trình để định hướng và kiểm sốt cơng ty”.
Năm 1999, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD đã xuất bản các "nguyên tắc
quản trị công ty – OECD Principle of Corporate Governance , trải qua nhiều lần chỉnh
sửa và tái bản vào năm 2004 và 2015 , năm 2021 Ủy ban QTCT OECD đã tiến hành rà
soát lại bộ nguyên tắc và đưa ra bản thảo chỉnh sửa năm 2022, dự kiến sẽ hồn thành
chỉnh sửa vào năm 2023, trong đó đưa ra định nghĩa chi tiết hơn “QTCT là những biện
pháp nội bộ để điều hành và kiểm sốt cơng ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa ban
giám đốc, HĐQT và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan.
QTCT cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác định các phương
tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công
ty. QTCT được cho là hiệu quả khi khích lệ được ban giám đốc và HĐQT theo đuổi các
mục tiêu vì lợi ích của cơng ty và của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận
lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích cơng
ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn”. Bên cạnh đó, một số quốc gia tự xây dựng
bộ nguyên tắc, quy định riêng áp dụng cho doanh nghiệp trong nước, như bộ nguyên tắc
quản trị của Anh (UK), bộ nguyên tắc quản trị của Mỹ, của Châu Âu,…thậm chí là các

nguyên tắc quản trị áp dụng riêng cho doanh nghiệp niêm yết.


Tại Việt Nam, Nghị định 71/2017/NĐ-CP do Chính phủ ban hành đưa ra các quy
định cho các công ty niêm yết áp dụng thực hành quản trị công ty “QTCT là một hệ
thống các nguyên tắc, bao gồm: (a) Đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý; (b) Đảm bảo hiệu
quả hoạt động của HĐQT, Ban kiểm soát, (c) Đảm bảo quyền lợi của cổ đơng và những
người có liên quan, (d) Đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông,(đ) công khai minh
bạch mọi hoạt động”. Nghị định khơng tập trung vào giải thích bản chất của QTCT mà
thay vào đó tập trung vào ngun tắc hình thành nên QTCT. Các nguyên tắc được đưa
ra trong Nghị định có sự tương đồng nhất quán với bộ nguyên tắc OECD. Các nguyên
tắc QTCT được OECD hướng dẫn như sau:
“- Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ QTCT hiệu quả: thúc đẩy tính minh bạch
và hiệu quả của thị trường, phù hợp với quy định của pháp luật, và phân định rõ ràng
trách nhiệm giữa các cơ quan giám sát, cơ quan quản lý và cưỡng chế thực thi;
- Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản: bảo vệ và tạo điều kiện
thực hiện quyền cổ đơng;
- Đối xử bình đẳng với cổ đơng: đảm bảo sự đối xử bình đẳng đối với mọi cổ
đơng, trong đó có cổ đơng thiểu số và cổ đơng nước ngồi. Mọi cổ đơng phải có cơ hội
khiếu nại hiệu quả khi quyền lợi của họ bị vi phạm;
- Vai trị của các bên có quyền lợi liên quan trong QTCT: cơng nhận quyền của
các bên có quyền lợi liên quan đã được pháp luật hay quan hệ hợp đồng quy định và
phải khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa cơng ty và các bên có quyền lợi liên quan
trong việc tạo dựng tài sản, việc làm và ổn định tài chính cho doanh nghiệp.
- Cơng bố thơng tin và tính minh bạch: đảm bảo việc cơng bố thơng tin kịp thời
và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến cơng ty, bao gồm tình hình tài
chính, tình hình hoạt động, sở hữu và QTCT.
- Trách nhiệm của HĐQT: đảm bảo định hướng chiến lược của cơng ty, giám
sát có hiệu quả cơng tác quản lý của HĐQT và trách nhiệm của HĐQT đối với công ty
và cổ đông”.

Bên cạnh định nghĩa của các tổ chức cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu cũng
có những định nghĩa riêng của tác giả. Gillian và Starks (1998) cho rằng QTCT là hệ
thống cấu trúc các quy định, luật lệ, và quy tắc được thiết lập để kiểm sốt tình hình hoạt
động tại một cơng ty, và điều này đòi hỏi sự tham gia của nhiều đối tượng trong cấu trúc
này từ người lao động, nhà quản lý và các cổ đông. Theo quan điểm Ziangles (1998),
QTCT dù gắn với nhiều hoạt động của doanh nghiệp như mua bán doanh nghiệp, tái cơ
cấu tài chính, hoạt động của cổ đơng lớn nhưng rất khó để định nghĩa. Tuy nhiên,


Ziangles cũng cho rằng, trọng tâm của khái niệm QTCT vẫn là gắn là hoạt động giao
quyền, định hướng và kiểm soát. Đối với học giả đương đại như H. Kent Baker và
Ronald Anderson (2010) xem các hoạt động định hướng và kiểm sốt doanh nghiệp
thơng qua việc thiết lập cấu trúc, chính sách quy định là mục tiêu của QTCT hơn là khái
niệm. Trên cơ sở kế thừa quan điểm về QTCT từ các học giả nghiên cứu được đề cập
trên, nghiên cứu sinh nhận định rằng, QTCT có thể hiểu là một tập hợp đầy đủ các hệ
thống, quy trình và thủ tục nhằm phân phối quyền và trách nhiệm của các bên liên quan
trong các vấn đề cơng ty. Đó cịn là cơ chế để điều tiết mối quan hệ giữa những người
sở hữu và quản lý , cùng các bên liên quan để cấu thành nên doanh nghiệp để đảm bảo
doanh nghiệp vận hành và đồng thời giám sát hiệu quả hoạt động của đội ngũ lãnh đạo
điều hành .
Các yếu tố thuộc quản trị công ty
Khơng có một mơ hình quản trị cơng ty tốt nào là duy nhất, thay vào đó các quy
định và các nghiên cứu tập trung vào các yếu tố hoặc đối tượng gắn với hoạt động
QTCT. Vì thế luận án sẽ khơng trình bày các mơ hình quản trị cơng ty mà chỉ đề cập
đến các yếu tố đặc điểm hoặc đối tượng liên quan đến hoạt động QTCT.
QTCT được hình thành nhằm phục vụ cho hai nhóm đối tượng chính là : bên
trong và bên ngồi cơng ty (Gilian và cộng sự, 2007); đối tượng bên trong doanh nghiệp
là người lao động và đối tượng bên ngoài doanh nghiệp là nhà đầu tư, đối tác của doanh
nghiệp. H. Kent Baker và Ronald Anderson (2010) cũng đưa ra quan điểm tương đồng
, cụ thể QTCT bao gồm hệ thống quản trị bên trong và hệ thống quản trị bên ngoài để

phục vụ cho các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ các lý
thuyết quản trị đề cập về các mối quan hệ có tác động đến hoạt động chung của doanh
nghiệp ; như mối quan hệ giữa nhà quản trị và người sở hữu doanh nghiệp ( lý thuyết
đại diện) sự xung đột lợi ích của hai bên; mối quan hệ giữa các bên liên quan khác với
doanh nghiệp như khách hàng, nhà đầu tư, cộng đồng đều có ảnh hưởng đến hoạt động
doanh nghiệp bởi các bên này đều có lợi ích từ doanh nghiệp (lý thuyết các bên liên
quan). Chính từ đó, các quy định , QTCT được hiểu là hệ thống quy trình và thủ tục điều
tiết các mối quan hệ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhằm vận hành doanh nghiệp
tốt nhất và đảm bảo quyền lợi các bên. Đồng thời bộ nguyên tắc quốc gia và quốc tế
được xây dựng trên cơ sở điều tiết mối quan hệ đó và gắn với các đối tượng là HĐQT
với chức năng đại diện lợi ích cho người sở hữu (Cổ đơng), Ban giám đốc, nhà đầu tư
và cộng đồng nói chung (gắn với nội dung về công bố thông tin , minh bạch thơng tin),
hệ thống Ủy ban kiểm tốn hoặc Ban kiểm soát (tại Việt Nam) để hỗ trợ sự vận hành


doanh nghiệp. Tóm lại, căn cứ vào cơ sở lý luận quản trị và nghiên cứu của nhiều học
giả thì yếu tố quản trị công ty phải được xem xét liên quan đến một số chủ thể quan
trọng chính yếu là: HĐQT , Ban giám đốc, nhà đầu tư, và Cổ đơng nói chung.

2.1.2 Đo lường quản trị cơng ty
Việc đo lường và đánh giá quản trị công ty trong nghiên cứu và thực hành được
xây dựng theo hai cách. Phương pháp thứ nhất là sử dụng thước đo riêng lẻ gắn với các
đối tượng liên quan trực tiếp đến hoạt động quản trị gồm : Hội đồng quản trị , đánh giá
HĐQT thông qua một số đặc điểm như quy mơ, tính độc lập của thành viên HĐQT,
trình độ chuyên môn, sự đa dạng; Ban giám đốc với đặc điểm về trình độ chun mơn,
tỷ lệ sở hữu cổ phần; và gắn với nhà đầu tư và cổ đông nói chung được đo lường thơng
qua đặc điểm cấu trúc sở hữu và Ủy ban kiểm toán hoặc Ban kiểm soát là một thành
phần nằm trong sơ đồ quản trị với các đặc điểm tương tự .
Phương pháp thứ hai được thực hiện thông qua Các bộ thẻ điểm hoặc bộ chỉ số.
Các nhà nghiên cứu sử dụng các chỉ số quản trị tổng hợp thay thế cho việc đánh giá

riêng lẻ từng yếu tố quản trị. Một số chỉ số điển hình , chỉ số G-Index của Gompers,
Ishii, và Metrick: Gompers, Ishii và Metrick (2003) thực hiện nghiên cứu xây dựng chỉ
số từ đặc điểm quản trị của hơn 1000 công ty , bao gồm các công ty đại chúng lớn nhất
(the Fortune 500 và Standard&Poor’s 500). Bộ chỉ số G-Index do Gompers xây dựng
thang điểm trên 24 đặc điểm quản trị. Chỉ số E-index của Bebchuk , Cohen và Ferrell:
Bebchuk, Cohen và Ferrell (2009) thiết kế chỉ số E-index được tập hợp từ 6 thang điểm
trong các yếu tố của chỉ số G-Index. Bebchuk và các cộng sự tìm thấy sự ảnh hưởng
của QTCT đến kết quả kinh doanh trong tương lai khi xem xét mối quan hệ giữa chỉ số
E-Index và tỷ số q của Tobin (Tobin’s q) được điều chỉnh theo ngành và mức lợi tức cổ
phiếu.
Tuy nhiên, để có thể sử dụng bộ chỉ số điểm thì cần phải thu thập rất nhiều dữ
liệu và sẽ là hạn chế cho các nghiên cứu. Ngoài ra, theo Black và cộng sự (2017) việc
xây dựng chỉ số chung sẽ không phù hợp khi áp dụng cho tất cả các quốc gia bởi quy
định QTCT mỗi quốc gia khác nhau. Ví dụ, các doanh nghiệp Brazil và Thổ Nhĩ kỳ sẽ
khơng có các thành viên độc lập trong HĐQT , trong khi Hàn Quốc yêu cầu phải có tối
thiểu 25% thành viên trong HĐQT không tham gia điều hành, hay Ấn Độ yêu cầu là đa
số hoặc tối thiểu 1/3 thành viên hội đồng là không tham gia điều hành. Do vậy, Black
và cộng sự (2017) đề xuất việc xây dựng chỉ số điểm (index) khác nhau cho từng quốc
gia phù hợp với quy định quốc gia đó, đồng thời thực hiện nghiên cứu với việc tự xây



×