Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Chính uỷ, chính trị viên hãy vượt lên chính mình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.45 KB, 19 trang )

PHẦN THỨ BA
CHÍNH UỶ, CHÍNH TRỊ VIÊN HÃY VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH

Từ ngày 19 tháng 5 năm 2006, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 116 ngày sinh
của Bác Hồ, toàn quân thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị (Khố IX),
khơi phục lại tồn bộ những ngun tắc cơ chế đã được rèn luyện thử thách
qua hơn 60 năm Đảng ta lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện Quân đội nhân dân
Việt Nam.
Ở tất cả các cấp trong toàn quân đã bổ nhiệm chức danh chính uỷ,
chính trị viên. Trên cương vị mới, các chính uỷ, chính trị viên có những thuận
lợi nhất định. Những đồng chí được bổ nhiệm đều là những đảng viên tiêu
biểu trong Đảng bộ, được tổ chức đảng và cấp ủy tín nhiệm bầu làm bí thư
trong Đại hội Đảng các cấp vừa qua. Nhiều đồng chí đã từng trải qua cơng tác
thực tiễn, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm công tác Đảng, công tác chính trị.
Tuy nhiên, sau 20 năm thực hiện chức danh phó chỉ huy về chính trị,
nay thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên, khơng khỏi gặp phải nhiều khó
khăn. Đa số cán bộ chính trị từ cấp sư đoàn và tương đương trở xuống chưa
trải qua thời kỳ thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên. Năng lực của một số
đồng chí chưa đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới. Đâu đó cịn những hiện
tượng e dè, hiện tượng chuyên quyền, độc đoán, gia trưởng, quân phiệt với
cấp dưới, với chiến sỹ,...
Đảng uỷ quân sự Trung ương đã nhận định rất đúng đắn rằng quá trình
thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị là “quá trình tiếp tục làm chuyển
đổi nhận thức, nền nếp, chế độ, nội dung và phương pháp cơng tác”. (Trích
Nghị quyết 513 của Đảng uỷ Quân sự Trung ương ngày 17-11-2005).
Tôi suy nghĩ rằng quá trình thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị
(Khố IX) địi hỏi phải có sự nỗ lực đồng bộ của cả 3 hệ thống: hệ thống cấp
ủy Đảng, hệ hống người chỉ huy và hệ thống chính uỷ, chính trị viên, trong đó


chính uỷ, chính trị viên là người trực tiếp tổ chức thực hiện Nghị quyết 51


dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ cấp mình và chính uỷ cơ quan chính trị cấp
trên. Đó là vì chính uỷ, chính trị viên thường được bầu làm bí thư, có trách
nhiệm tổ chức và chủ trì sinh hoạt của cấp uỷ Đảng, thực hiện nguyên tắc tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Chính uỷ, chính trị viên là người chủ trì về
cơng tác Đảng, cơng tác chính trị trong đơn vị.
Nghị quyết 51 dù có đúng đắn đến đâu cũng phụ thuộc vào con người.
Chính uỷ, chính trị viên hãy nhận thức rõ vinh dự và trách nhiệm, ra sức phấn
đấu, học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và tài năng, khắc phục mọi khó
khăn trở ngại, vượt lên chính mình, đưa mình lên ngang tầm với nhiệm vụ,
xứng đáng là người chính uỷ, chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt
Nam.

RÈN LUYỆN TU DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG.
Dĩ công vi thượng
Dĩ công vi thượng là cốt cách của người cách mạng. Trong dịp kỷ niệm
50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có kể lại một
kỷ niệm mà ông cho là sâu sắc nhất. Một buổi tối mùa đơng lạnh lẽo, trong
hang Pác Bó (Cao Bằng), Bác Hồ trao nhiệm vụ cho đồng chí Võ Nguyên
Giáp thành lập đội quân chủ lực đầu tiên: Đội Việt Nam tuyên truyền Giải
phóng quân. Hang nhỏ nằm sâu trong khe núi, ngoài cửa hang, nơi Bác Hồ đã
khắc vào đá dòng chữ 8-2-1941 là ngày Bác tới ở hang này, gió thổi rào rạt.
Trong hang tối như bưng, khơng khí ẩm và lạnh. Đồng chí Võ Ngun Giáo
nhặt những cành củi khơ nhóm một ngọn lửa sưởi ấm cho Bác. Không dám
đốt lửa to, sợ ánh sáng lọt ra ngồi, lộ bí mật. Khói bốc cay xè, tiếng củi nổ tí
tách. Đồng chí Võ Nguyên Giáp ở lại nghỉ một đêm với Bác. Nằm bên Bác
trên một chiếc giường lát bằng cành cây, đồng chí Võ Nguyên Giáp lắng nghe
Bác dặn dị cơng việc chuẩn bị phát động võ trang khởi nghĩa. Bỗng nhiên


Bác dừng lại, trầm ngâm rồi nói: “Chú Văn à!Làm cách mạng là phải dĩ cơng

vi thượng”. Đồng chí Võ Ngun Giáp nói: “Sáu mươi năm trơi qua, lời nói
ấy của Bác vẫn cịn văng vẳng bên tai tơi. Bác chỉ nói ngắn bốn chữ như vậy
thơi mà tơi nhớ suốt đời và phấn đấu suốt đời cho đến tận ngày nay để làm
theo lời Bác”.
Dĩ công vi thượng là đặt việc cơng lên trên hết, đặt lợi ích của đất nước,
của dân tộc, của Đảng lên trên hết. Là đem lịng chí cơng vơ tư mà đối với
người, với việc. Dĩ công vi thượng là một trong những nội dung cốt lõi của tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Bản thân Người là một tấm gương sáng, một
mẫu mực về đạo đức Dĩ công vi thượng.
Dĩ công vi thượng là điều cơ bản và cực kỳ quan trọng của tư cách
người cách mạng nói chung, của người chính uỷ, chính trị viên nói riêng. Nếu
ai khơng làm được điều này thì khơng thể trở thành người cách mạng.
Hiện nay, thật đáng lo ngại là một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán
bộ cao cấp, thoái hoá biến chất, phai nhạt lý tưởng, suy thoái đạo đức, lợi
dụng chức quyền để mưu lợi riêng, chủ nghĩa cá nhân phát triển, ảnh hưởng
đến sức mạnh lãnh đạo của Đảng, đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng,
lòng tin của chiến sỹ đối với cán bộ.
Vì vậy chính uỷ, chính trị viên phải ln ln tự soi xét mình về điều
Bác Hồ dạy: “làm cách mạng là phải dĩ công vi thượng”, kiên quyết đấu tranh
chống chủ nghĩa cá nhân, thường xuyên tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách
mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thật thà tự phê bình và phê bình, gắn việc
rèn luyện đạo đức cách mạng với công tác thực tế.
Phải tiếp tục làm tốt công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng theo Nghị
quyết Đại hội X, xây dựng đội ngũ đảng viên thực sự tiên phong gương mẫu,
có phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn
thành nhiệm vụ, kiên định lập trường giai cấp, lý tưởng mục tiêu của Đảng,


năng động sáng tạo hoàn thành mọi nhiệm vụ, vững vàng trước mọi khó khăn
thử thách.

Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Hãy làm theo lời Bác Hồ: “Phải đem tinh thần yêu nước và cần, kiệm,
liêm, chính mà dạy cho cán bộ, đảng viên và nhân dân”, khi Người nói về “tư
cách cuả Đảng chân chính cách mạng.”
Cần, kiệm, liêm, chính trong tình hình mới và nhiệm vụ của qn đội
có ý nghĩa và nội dung cụ thể:
Cần là say mê rèn luyện học tập, khơng ngừng nâng cao bản lĩnh chính
trị vững vàng và trình độ chun mơn nghiệp vụ qn sự, có tinh thần chịu
đựng gian khổ khắc phục khó khăn, đứng vững ở tuyến đầu bảo vệ Tổ quốc,
sẵn sàng nhận và hồn thành mọi nhiệm vụ được giao phó.
Kiệm là khơng xa hoa, phơ trương, hình thức, lãng phí, thực sự tiết
kiệm của công, tiết kiệm thời gian và sức lực của bộ đội.
Liêm là không tham ô, hối lộ, bịn rút của cơng, bóc lột chiến sỹ. Sống
trong sạch lành mạnh, quyết tâm đấu tranh chống các tệ nạn xã hội.
Chính là quang minh chính trực, dám nhìn thẳng vào sự thật, công khai,
minh bạch, dân chủ. Không dối trên lừa dưới, không báo cáo sai sự thật,
không phe cánh, bè phái, không bao che những việc tiêu cực trong đơn vị.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện
nay, có biết bao tấm gương đảng viên cán bộ đang ra sức phấn đấu vượt mọi
khó khăn thách thức, ngày đêm lao động cần cù dũng cảm, sáng tạo để chiến
thắng nghèo nàn lạc hậu, làm cho dân giàu nước mạnh, cảnh giác sẵn sàng
chiến đấu giữ vững an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, tình trạng tham nhũng, lãng phí đang diễn biến
hết sức tinh vi, phức tạp trở thành “giặc nội xâm” làm xói mịn lịng tin của
nhân dân đối với Đảng, đe doạ sự tồn vong của chế độ.


Trước đây, do đã đánh thắng giặc ngoại xâm nên ta mới giành được độc
lập thống nhất của Tổ quốc. Ngày nay, trong khi ta luôn luôn cảnh giác với
giặc ngoại xâm, chúng ta nhất thiết phải đánh thắng “giặc nội xâm” thì mới có

thể đạt được mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn
minh.
Chính uỷ, chính trị viên hãy đem lời dạy của Bác Hồ: “Dĩ cơng vi
thượng”, “Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vô tư” quán triệt vào việc rèn
luyện, tu dưỡng đạo đức phẩm chất cách mạng cho bản thân mình và cho cán
bộ đảng viên tồn đơn vị.
Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung.
6 chữ này là của Bác Hồ. Bác đề ra 6 yêu cầu đối với cán bộ quân sự
của Đảng. Bác nói: “Tướng là kẻ giúp nước. Tướng giỏi thì nước mạnh.
Tướng xồng thì nước hèn”. Tướng đây là nói chung, là người cán bộ qn
sự, khơng phải nói riêng cấp tướng.
Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung là những yêu cầu cơ bản đối với
người chỉ huy quân sự trong đó chữ “Trí” được đặt lên hàng đầu. Chúng ta
hiểu chữ “Trí” ở đây có nghĩa là hiểu rõ quy luật phát triển của tự nhiên, của
xã hội. Về mặt quân sự là hiểu rõ quy luật chiến tranh nói chung, quy luật
chiến tranh nhân dân Việt Nam nói riêng, quy luật xây dựng quân đội nhân
dân Việt Nam, từ đó tìm ra cách lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành chiến tranh nhân
dân, xây dựng nền quốc phịng tồn dân, xây dựng quân đội nhân dân đúng
đắn và sáng tạo, bảo đảm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là cơ sở
khoa học của đạo đức phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ quân sự của
Đảng, là động lực mạnh mẽ để phát huy tinh thần trách nhiệm và trí thơng
minh sáng tạo trong việc hoàn thành mọi nhiệm vụ của quân đội.
Dũng là chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là tinh thần “quyết chiến quyết
thắng” của quân đội ta. “nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng
vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.”


Nhân là quý trọng con người, là thương yêu chiến sỹ. Bác Hồ nói: “Bộ
đội chưa ăn cơm, cán bộ khơng được kêu mình đói. Bộ đội chưa đủ áo mặc,
cán bộ khơng được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ khơng được

kêu mình mệt. Thế mới là dân chủ, là đồn kết, là tất thắng”.
Tín là lòng tin, là sự tin tưởng sắt đá vào thắng lợi của cách mạng.
Liêm là sống trong sạch, lành mạnh, khơng tham ơ, hối lộ, bịn rút của
cơng, kiên quyết đấu tranh chống mọi tiêu cực xã hội.
Trung là lòng trung thành đối với Tổ quốc, với Đảng, hiếu với dân.
Tác dụng nêu gương.
Tác dụng nêu gương giữ vai trị đặc biệt quan trọng trong cơng việc
hình thành đạo đức xã hội, đạo đức quân nhân. Đối với chiến sỹ và cấp dưới,
một tấm gương sống của cấp trên cịn có giá trị hơn một trăm bài lên lớp
chính trị. Nói phải đi đơi với làm.
Chính uỷ, chính trị viên thường được đảng bộ và cấp uỷ tín nhiệm bầu
làm bí thư, phải tiêu biểu về phẩm chất chính trị, lối sống, phải tuyệt đối
gương mẫu, thực hiện sự tiên phong gương mẫu về đạo đức, tiên phong
gương mẫu về trí tuệ.
Hạt nhân đồn kết tồn Đảng bộ, tồn đơn vị
Bác Hồ đã nêu lên một chân lý rút ra từ bài học lịch sử của thực tiễn
phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới:
“Đoàn kết làm ra sức mạnh”. “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”.
“Đoàn kết là then chốt của thành cơng”.
Đồn kết nội bộ Đảng, đoàn kết nội bộ đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy là cơ
sở, là chỗ dựa để đoàn kết toàn đơn vị.
Chính uỷ, chính trị viên phải tập trung đồn kết, là người có khả năng
quy tụ đồn kết, là hạt nhân đồn kết tập hợp cán bộ vì lý do chính uỷ, chính
trị viên (thường được bầu làm bí thư cấp uỷ) là người chủ trì một tập thể lãnh


đạo, phải phát huy được trí tuệ tập thể của toàn Đảng bộ cũng như của toàn
đơn vị. Nếu cấp uỷ mất đồn kết vì bất cứ lý do gì thì chẳng những hại đến
nội bộ mà cịn hại đến tồn đơn vị nữa.
Chính uỷ, chính trị viên cịn phải chăm lo thắt chặt sự đoàn kết giữa cán

bộ và chiến sỹ, giữa các đơn vị bộ đội với nhau, giữa bộ đội và nhân dân.

NÂNG CAO NĂNG LỰC
Phương hướng phấn đấu nâng cao năng lực của chính uỷ, chính trị viên
là học tập lý luận và rèn luyện trong thực tiễn để có đủ năng lực chủ trì cơng
tác Đảng, cơng tác chính trị, là chức trách chính của mình. Nhưng chưa đủ.
Phải có kiến thức về qn sự, chuyên môn, kỹ thuật cần thiết để tiến hành
công tác Đảng, cơng tác chính trị trong huấn luyện, chiến đấu và có khả năng
thay thế người chỉ huy khi người chỉ huy vắng mặt hoặc bị thương vong trong
chiến đấu. Nhưng chưa hết. Quan trọng nhất là nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của tổ chức Đảng. Chính uỷ, chính trị viên thường được tín
nhiệm bầu làm bí thư cấp uỷ Đảng, khâu then chốt là học tập và nắm vững tư
tưởng quân sự Hồ Chí Minh, thật sự vận dụng vào cuộc sống.
Nắm vững tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là cốt lõi của đường lối quân sự của
Đảng. Đó là tư tưởng dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách
mạng. Đó là tư tưởng “lấy dân làm gốc”. Động viên toàn dân, vũ trang toàn
dân, thực hiện khởi nghĩa toàn dân trong Cách mạng Tháng Tám, thực hiện
kháng chiến toàn dân, toàn diện trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ. Đó là nghệ thuật quân sự độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt
Nam lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, dũng cảm và
thông minh, lấy tinh thần quyết chiến quyết thắng và trí tuệ sáng tạo để chiến
thắng kẻ địch mạnh hơn về trang bị kỹ thuật. Đó là tư tưởng lấy xây dựng lực
lượng chính trị làm cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang (khác với quan


điểm “súng đẻ ra Đảng, súng đẻ ra chính quyền”), là chủ trương xây dựng lực
lượng vũ trang gồm 3 thứ quân, là việc thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo
tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện đối với lực lượng vũ trang. Bác Hồ đặc biệt
chăm lo xây dựng bản chất cách mạng cho qn đội. Người nói: “qn sự

khơng có chính trị như cây khơng có gốc, vơ dụng lại có hại”. Người dạy:
“Quân đội ta là quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến
đấu”. Quân đội ta “Trung với nước, hiếu với dân”, “Trung với Đảng, hiếu với
dân”. Về mục tiêu chiến đấu của quân đội, Người dạy: “Vì độc lập tự do của
Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội”. Về tinh thần quyết chiến quyết thắng, Người
dạy: “Nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù
nào cũng đánh thắng”. Người quan tâm đến vấn đề tổ chức lãnh đạo, tổ chức
chỉ huy, tổ chức công tác chính trị trong quân đội. Người và Trung ương
Đảng lập ra Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tư lệnh để xây
dựng, lãnh đạo và chỉ huy quân đội; lập Bộ Tổng tham mưu để tổ chức, huấn
luyện quân đội, nắm địch, nắm ta, bày mưu tính kế, tạo thế, tạo lực, tranh thủ
thời cơ, đánh địch bằng mưu, thắng địch bằng thế. Về cơng tác chính trị,
Người lập ra Cục Chính trị, Tổng cục Chính trị, hệ thống chính trị viên, chính
uỷ để tiến hành cơng tác Đảng, cơng tác chính trị, bảo đảm tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Người rất quan tâm xây dựng tinh thần
dân chủ, kỷ luật, đoàn kết cho quân đội.
Người chú trọng yếu tố con người “người trước súng sau”, chăm lo bồi
dưỡng giáo dục cán bộ, chiến sỹ có năng lực tồn diện, có bản lĩnh chính trị,
có tri thức qn sự, có trình độ văn hố, có sức khỏe. Trong khi nêu cao vai
trị của con người, Người khơng coi nhẹ vai trị của vũ khí kỹ thuật, lo lắng
cải tiến trang bị cho quân đội, xây dựng các binh chủng, quân chủng hiện đại:
không qn, hải qn, phịng khơng, pháo binh, thơng tin, cơng binh, hoá
học,...


Người quan tâm đến đời sống vật chất của bộ đội, lập ra Tổng cục
Cung cấp, Tổng cục Hậu cần để chăm lo công tác bảo đảm đời sống vật chất
và trang bị vũ khí cho quân đội.
Dưới ánh sáng của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, quân đội ta đã từ
nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phát triển từ khơng đến có, từ yếu

đến mạnh, cùng toàn dân đánh thắng hai đế quốc to, giành lại độc lập tự do
thống nhất của Tổ quốc và ngày nay đang làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nẵm vững nhiệm vụ Bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng
mới.
Đại hội lần thứ X của Đảng đã xác định rõ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
trong giai đoạn cách mạng mới: “Bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và
chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư
tưởng văn hoá và an ninh xã hội: giữ vững ổn định chính trị của đất nước,
ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù
địch, không để bị động, bất ngờ”.
Xây dựng nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân vững
mạnh.
Quân đội phải xây dựng “thế trận lòng dân”, cùng với cơng an nhân
dân và tồn bộ hệ thống chính trị phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc,
đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại, “diễn biến hồ bình”, bạo loạn lật
đổ của các thế lực thù địch, ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại “giặc nội xâm” đang
làm xói mịn lịng tin của dân đối với Đảng, với Nhà nước, đe doạ sự tồn vong
của chế độ ta.
Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng an ninh. Đẩy mạnh
xây dựng các khu vực phòng thủ ở tỉnh, thành phố. Tiếp tục xây dựng các khu
quốc phòng – kinh tế, tập trung vào các địa bàn trọng yếu về chiến lược, biên


giới, hải đảo. Xây dựng nền cơng nghiệp quốc phịng vừa phục vụ quốc
phòng vừa phục vụ dân sinh.
Nắm vững yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình nhiệm vụ
mới.
Tình hình nhiệm vụ mới địi hỏi phải nâng cao chất lượng tổng hợp của

lực lượng vũ trang nhân dân, phải có sự chuyển biến thực chất để làm trịn cả
3 nhiệm vụ: là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản xuất,
Phải rất coi trọng việc xây dựng về chính trị làm cơ sở để xây dựng mọi
mặt, xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại, bảo đảm cho quân đội ta vững mạnh, trong sạch, tuyệt đối trung
thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, giữ vững và phát huy phẩm chất
truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, được dân tin, dân mến, dân yêu, là lực lượng
chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và
nhân dân.
Chú trọng giáo dục thống nhất nhận thức về đối tượng và đối tác, nắm
vững đường lối, quan điểm, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới,
nâng cao sức mạnh chiến đấu và tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu,
không để bị bất ngờ, bị động.
Tập trung chỉ đạo làm chuyển biến tình hình chấp hành kỷ luật của bộ
đội, thực hiện quản lý bộ đội bằng điều lệnh và pháp luật, xây dựng tinh thần
kỷ luật tự giác nghiêm minh của quân đội.
Đổi mới tổ chức, nội dung, phương pháp huấn luyện, đào tạo đi đơi với
cải tiến, đổi mới vũ khí trang bị, phương tiện phù hợp với yêu cầu tác chiến
mới và khả năng của nền kinh tế nước nhà.
Phát triển nền khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự của chiến tranh
nhân dân Việt Nam trong điều kiện mới.
Thực hiện tốt Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị (khoa IX) nhằm đạt được
mục tiêu đề ra là tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của


Đảng đối với quân đội và tăng cường xây dựng quân đội về chính trị. Thực
hiện tốt nguyên tắc tập thể cấp uỷ lãnh đạo toàn diện, người chỉ huy và chính
uỷ, chính trị viên tổ chức thực hiện theo chức trách.
Nẵm vững tình hình nhiệm vụ cụ thể của đơn vị, bảo đảm hồn thành
mọi nhiệm vụ.

Chính uỷ, chính trị viên trên cơ sở quán triệt tư tưởng quân sự Hồ Chí
Minh, đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, vận dụng vào tình hình nhiệm vụ
cụ thể của đơn vị, lãnh đạo bảo đảm hoàn thành mọi nhiệm vụ trong mọi tình
huống. Đó chính là thước đo hiệu quả của công tác Đảng, công tác chính trị.

TÁC PHONG CỦA CHÍNH UỶ, CHÍNH TRỊ VIÊN.
Người chỉ huy có tác phong chỉ huy, người chiến sỹ có tác phong qn
nhân, người cơng nhân nhà máy xí nghiệp có tác phong cơng nghiệp. Vậy
người chính uỷ, chính trị viên có tác phong gì?
Tác phong cơng tác chính trị: vận động, giáo dục, thuyết phục.
Chính uỷ, chính trị viên tiến hành cơng tác chính trị là tiến hành cơng
tác vận động quần chúng của Đảng trong quân đội.
Khác với tác phong người chỉ huy, người chính uỷ khơng ra mệnh lệnh
mà vận động, giáo dục, thuyết phục. Người chỉ huy dùng mệnh lệnh để điều
hành công việc huấn luyện bộ đội và chỉ huy tác chiến, quản lý bộ đội bằng
điều lệnh quân đội và pháp luật của Nhà nước. Mệnh lệnh, điều lệnh, pháp
luật có tác dụng điều chỉnh hành vi của cán bộ chiến sỹ bằng phương pháp bắt
buộc. Người chính uỷ, chính trị viên điều chỉnh hành vi của bộ đội bằng vận
động, giáo dục, thuyết phục, nâng cao tinh thần tự giác, tự nguyện của mỗi
người. Giáo dục tinh thần tự giác tự nguyện là cơ sở cho việc chấp hành
nghiêm chỉnh kỷ luật quân đội, là cơ sở của tinh thần hy sinh chiến đấu, tinh


thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, đứng vững nơi tuyến đầu bảo
vệ và xây dựng Tổ quốc.
Liên hệ chặt chẽ với quần chúng.
Gắn bó mật thiết với nhân dân là bản chất của Đảng. Thực hiện đường
lối quần chúng là phương pháp cơ bản của công tác chính trị. Chính uỷ, chính
trị viên phải có tác phong sâu sát quần chúng, nắm được tâm tư nguyện vọng

của quần chúng, “nghe quần chúng nói, nói cho quần chúng nghe”, khắc phục
lối làm việc quan liêu, xa quần chúng. Trong mối quan hệ với bộ đội, Bác Hồ
đã dạy: “Chính trị viên phải thân thiết như người chị, cơng bình như một
người anh, hiểu biết như một người bạn”.
Nắm vững quan điểm thực tiễn, luôn xuất phát từ thực tiễn.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Thực tiễn rất sinh động và luôn
phát triển, phải luôn bám sát thực tiễn, phân tích mâu thuẫn nội tại, tìm ra quy
luật vận động, hành động theo quy luật, có thế mới đi đến thắng lợi.
Trong lịch sử kháng chiến, tại mặt trận Điện Biên Phủ, khi thực tiễn
chiến trường thay đổi, Đảng uỷ Mặt trận và chỉ huy trưởng chiến dịch đã hạ
quyết tâm chuyển từ phương châm “đánh nhanh thắng nhanh” sang phương
châm “đánh chắc tiến chắc” từ đó mà giành được thắng lợi. Trong cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Bộ Chính trị và Bộ Tổng tư lệnh đã
theo dõi sát tình hình phát triển của thực tiễn, cục diện trên chiến trường nên
đã có những quyết định kịp thời khi thời cơ xuất hiện, chuyển kế hoạch cơ
bản giải phóng miền Nam từ hai đến ba năm lúc đầu sang kế hoạch thời cơ,
rút xuống một năm rồi quyết định kết thúc trước mùa mưa, chỉ trong vòng
chưa đầy hai tháng, giành được thắng lợi hồn tồn và trọn vẹn.
Đó là những bài học lịch sử về kiên định mục tiêu, vận dụng thế giới
quan, quan điểm thực tiễn, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh và chỉ huy tác


chiến ở quy mô chiến dịch, chiến lược để chúng ta cùng học tập. Bám sát thực
tiễn thì thành cơng, xa rời thực tiễn thì sai lầm, thất bại.
Chính uỷ ở cương vị chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, chính trị viên
ở cương vị chiến thuật và ở đơn vị cơ sở, dù ở cương vị nào cũng phải đi sâu
vào thực tiễn đời sống của quân đội, bám sát nhiệm vụ cụ thể của đơn vị, ln
phân tích tình hình thực tiễn, đánh giá đúng tình hình thực tiễn, phát hiện ra
mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn, tìm ra giải pháp tối ưu để phát huy

mặt mạnh, khắc phục mặt yếu, tháo gỡ khó khăn, tập trung nỗ lực hoàn thành
nhiệm vụ.
Dân chủ và kỷ luật đi đơi.
Phong cách dân chủ là phong cách của chính uỷ, chính trị viên, người
làm cơng tác vận động, giáo dục, thuyết phục quần chúng. Dân chủ tập thể là
tác phong cơng tác của người Bí thư cấp uỷ, người chủ trì một tập thể lãnh
đạo, phải biết phát huy trí tuệ tập thể của cấp uỷ Đảng, cũng như sức mạnh
tổng hợp của toàn đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ. Chính uỷ, chính trị viên
phải biết lắng nghe những ý kiến phản biện, khuyến khích mọi người bày tỏ ý
kiến, nêu hết thắc mắc, khó khăn và cùng nhau bàn bạc cách giải quyết, hết
sức tránh gò ép, quan liêu, mệnh lệnh.
Dân chủ tức là khơng độc đốn, chun quyền. Người thèm khát uy
quyền cá nhân thường thâu tóm mọi quyền hành, sinh ra độc đoán, chuyên
quyền, gia trưởng, khơng thích nghe những ý kiến khác với ý kiến của mình,
thường tạo ra thói xu nịnh, cơ hội, bè phái, là nguy cơ làm tê liệt sức chiến
đấu của tổ chức Đảng.
Dân chủ phải đi đôi với kỷ luật. Đó là vì Đảng ta là một tổ chức chiến
đấu chặt chẽ, thống nhất tư tưởng, thống nhất hành động. Thiểu số phải phục
tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, đảng viên phục tùng nghị quyết của
Đảng. Dân chủ là để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung, không phải là


dân chủ phân tán, vô tổ chức. Tập trung là tập trung trên cơ sở dân chủ, không
phải là tập trung quan liêu, độc đoán, chuyên quyền.
Quân đội là một tổ chức chiến đấu chặt chẽ. Kỷ luật là sức mạnh của
quân đội. Kỷ luật trong dân chủ, dân chủ phải có kỷ luật. Kỷ luật quân đội là
kỷ luật tự giác, nghiêm minh.
Nói và làm đi đơi.
Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh thường hay nhắc nhở: “Nói đi đơi với
làm”. Đó là vì hiện nay có một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên thối

hố biến chất, phai nhạt lý tưởng, suy thối đạo đức, nói một đường, làm một
nẻo.
Nói và làm đi đơi u cầu cán bộ đảng viên phải tuyệt đối gương mẫu.
Nói và làm đi đôi yêu cầu mọi nghị quyết phải được thực hiện có hiệu quả.
Chính uỷ, chính trị viên là người đảng viên tiêu biểu của Đảng bộ, nhất
định phải thực hiện “nói và làm đi đơi”, tuyệt đối gương mẫu và kiên quyết tổ
chức thực hiện có hiệu quả mọi nghị quyết của cấp uỷ Đảng cấp mình và chỉ
thị nghị quyết của cấp trên.
Chính uỷ, chính trị viên phải khơng ngừng hồn thiện tác phong cơng
tác của mình:
-Nhạy bén sắc sảo, vững vàng chặt chẽ, chín chắn điềm đạm.
-Gương mẫu khiêm tốn.
-Dân chủ tập thể.
-Sâu sát quần chúng, sâu sát thực tiễn.
-Dân chủ kỷ luật đi đơi.
-Nói và làm đi đơi.
-Làm việc có kế hoạch, khoa học, chính xác.

CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG CÔNG TÁC


CỦA CHÍNH UỶ (CHÍNH TRỊ VIÊN)
Chính uỷ, chính trị viên trong cơng tác của mình, có nhiều mối quan
hệ: với cấp trên, với cấp dưới, với Đảng ủy và người chỉ huy cùng cấp, với
Đảng bộ và chính quyền địa phương, với nhân dân,...
-Quan hệ với cấp trên là quan hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, giữa chỉ
đạo, chỉ huy và phục tùng, giữa cấp trên và cấp dưới.
-Quan hệ với cấp dưới là quan hệ với cá nhân và đơn vị thuộc quyền.
-Quan hệ với đảng bộ, chính quyền địa phương và nhân dân là quan hệ
phối hợp cơng tác và duy trì mối quan hệ đồn kết quân dân.

Trong việc thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị (khố IX) chúng
ta cần tập trung giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa chính uỷ (chính trị viên)
với Đảng uỷ và người chỉ huy đồng cấp.
-Quan hệ giữa chính uỷ (chính trị viên) với Đảng uỷ cấp mình là quan
hệ giữa lãnh đạo và phục tùng, giữa cá nhân và tập thể, giữa lãnh đạo và tổ
chức thực hiện.
-Quan hệ giữa chính uỷ (chính trị viên) với người chỉ huy theo Nghị
quyết 51 khác với Nghị quyết 27. Theo Nghị quyết 27 thì mối quan hệ giữa
phó chỉ huy về chính trị với người chỉ huy là quan hệ giữa chỉ huy và phục
tùng, giữa chỉ đạo và tổ chức thực hiện về cơng tác chính trị.
Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị (Khố IX) xác định: “Quan hệ giữa
chính uỷ, (chính trị viên) với người chỉ huy là quan hệ phối hợp cơng tác.
Chính uỷ (chính trị viên) và người chỉ huy phải thường xuyên chủ động quan
hệ chặt chẽ với nhau trên tinh thần đồn kết, thống nhất, tin cậy, tơn trọng,
giúp đỡ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ; cùng chăm lo xây dựng tổ chức
đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng đơn vị vững mạnh tồn diện.
Người chỉ huy và chính uỷ (chính trị viên) phải kịp thời thơng báo và
trao đổi cho nhau biết các nghị quyết, chỉ thị và mệnh lệnh của cấp trên giao,
thống nhất đánh giá tình hình, đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo, báo


cáo cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ quyết định; xây dựng kế hoạch, phân
công tổ chức thực hiện nghị quyết và kiểm tra các tổ chức đảng, cơ quan, đơn
vị thực hiện.”
(Trích Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị (khố IX)
Trong thực hiện nhiệm vụ, nếu có vấn đề gì chưa thống nhất thì đưa ra
cấp uỷ thảo luận, quyết định và chấp hành theo quyết định của tập thể.
Trường hợp khẩn trương không họp được cấp uỷ (thường vụ) để kịp
thời phục vụ cho nhiệm vụ chiến đấu thì người chỉ huy quyết định về cơng tác
qn sự; chính uỷ (chính trị viên) quyết định những vấn đề thuộc về cơng tác

Đảng, cơng tác chính trị, nhưng đồng thời phải báo cáo lên cấp trên, chịu
trách nhiệm trước cấp uỷ của mình, cấp uỷ và thủ trưởng cấp trên.
Như vậy:
-Quyền lãnh đạo thuộc về tập thể cấp uỷ.
-Quyền chỉ huy, chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp uỷ cùng cấp về
công tác quân sự là thuộc người chỉ huy.
-Chủ trì, chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp uỷ cùng cấp về công
tác đảng, công tác chính trị là thuộc về chính uỷ, chính trị viên.
-Quan hệ giữa chính uỷ, chính trị viên với người chỉ huy là quan hệ
phối hợp công tác.
Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị trong mối quan
hệ giữa cấp phó và cấp trưởng, giữa chỉ huy và phục tùng, giữa chỉ đạo và tổ
chức thực hiện về cơng tác chính trị, nay theo Nghị quyết 51, quan hệ giữa
chính uỷ (chính trị viên) với người chỉ huy là quan hệ đồng cấp, bình đẳng,
quan hệ phân công phụ trách tiến hành công tác, cùng chịu trách nhiệm chung
mọi mặt công tác trong đơn vị, điều này địi hỏi đội ngũ chính uỷ (chính trị
viên) phải tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; có năng lực tiến
hành cơng tác Đảng, cơng tác chính trị, có tính Đảng và tính ngun tắc cao,
thực sự gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết.


Nhưng trách nhiệm thực hiện Nghị quyết 51 không chỉ đơn thuần là
cơng việc của đội ngũ cán bộ chính trị, mà còn liên quan đến ý thức của người
chỉ huy. Người chỉ huy phải nêu cao tính Đảng, phục tùng sự lãnh đạo của
cấp uỷ Đảng, chủ động phối hợp với chính uỷ, chính trị viên để giải quyết
mọi cơng việc của đơn vị. Chính uỷ, chính trị viên và người chỉ huy trong
quan hệ phối hợp công tác phải thực sự đồn kết, nhất trí, tơn trọng, hiểu biết
lẫn nhau, có trách nhiệm cao và tạo điều kiện cho nhau hoàn thành chức trách,
nhiệm vụ, cùng chịu trách nhiệm trước cấp uỷ của mình và cấp trên về tồn
bộ tình hình của đơn vị và việc hồn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Như vậy, quan hệ phối hợp cơng tác chỉ có thể thực hiện trên cơ sở một
mối quan hệ đoàn kết thực sự. Theo kinh nghiệm của các thế hệ lãnh đạo, chỉ
huy trong hai cuộc kháng chiến, mối quan hệ đoàn kết thực sự chỉ có thể thực
hiện trên 3 cơ sở:
Một là, đồn kết trên nhiệm vụ, cùng nhau chung lưng đấu cật để hồn
thành nhiệm vụ, vì nhiệm vụ chung mà đồn kết gắn bó với nhau, cùng chung
trách nhiệm.
Hai là, đồn kết trên nguyên tắc Đảng. Có 4 nguyên tắc:
- Tập trung dân chủ.
- Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Tự phê bình và phê bình.
- Đồn kết thống nhất trong Đảng.
Ba là, đồn kết trên tinh thần đồng chí, đồng đội. Mỗi người một tính,
tuổi tác, trình độ, tính cách khác nhau là bình thường, phải trên tình đồng chí,
đồng đội mới khắc phục những khoảng cách, tơn trọng, thương yêu lẫn nhau.
Ngoài 3 cơ sở trên, mọi cái gọi là “đoàn kết” chỉ là “chén chú chén
anh” hoặc “bè phái”, đó khơng phải là đồn kết chân chính.


ĐƠI DỊNG SUY NGẪM
Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị (khóa IX) khơi phục lại chế độ chính
uỷ (chính trị viên) sau 20 năm thực hiện chức danh phó chỉ huy về chính trị
có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc
phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết 51 có hiệu lực từ ngày 19 tháng 5 năm 2006, được thực
hiện trong toàn quân nhân kỷ niệm lần thứ 116 ngày sinh của Bác Hồ, có ý
nghĩa khẳng định những nguyên tắc cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng quân đội.
Thứ nhất, đó là nguyên tắc “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, toàn
diện đối với lực lượng vũ trang”. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định

sự trưởng thành và chiến thắng của quân đội ta. Cơ chế lãnh đạo của Đảng đối
với qn đội đã được hình thành, tơi luyện, thử thách và hoàn thiện trải qua
hơn 60 năm xây dựng quân đội, thực hiện sự lãnh đạo của Đảng thông qua 3
hệ thống:
- Hệ thống cấp uỷ Đảng từ Đảng uỷ Quân sự Trung ương đến cơ sở.
- Hệ thống người chỉ huy.
- Hệ thống chính uỷ, chính trị viên.
Ba hệ thống này bảo đảm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của tổ
chức Đảng, hiệu lực của người chỉ huy và hiệu lực của cơng tác Đảng, cơng
tác chính trị.
Thứ hai, đó là chăm lo xây dựng bản chất cách mạng, phát huy truyền
thống tốt đẹp của quân đội, lấy xây dựng quân đội về chính trị làm cơ sở cho
mọi xây dựng khác, coi trọng yếu tố chính trị trong sức mạnh tổng hợp của
lực lượng vũ trang, bảo đảm cho quân đội luôn luôn là lực lượng chính trị,
lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, của nhân dân, bảo vệ
Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, hoàn
thành thắng lợi mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống.


Trên đây, là hai mục tiêu của việc thực hiện nghị quyết 51. Thực hiện
chế độ chính uỷ, chính trị viên là kiên định sự lãnh đạo của Đảng đối với lực
lượng vũ trang và kiên định chế độ công tác Đảng, cơng tác chính trị trong lực
lượng vũ trang, chống lại mọi xu hướng “phi chính trị hố” qn đội, chống
lại mọi xu hướng hạ thấp yếu tố chính trị, hạ thấp vai trị của cơng tác Đảng,
cơng tác chính trị trong quân đội.
*

*
*


Trong việc thực hiện Nghị quyết 51, chúng tác cần tập trung giải quyết
thật tốt mối quan hệ giữa chính uỷ, chính trị viên và người chỉ huy với cấp uỷ
Đảng cùng cấp, thực hiện thật tốt nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách, khắc phục những xu hướng coi thường tập thể, đề cao uy quyền cá
nhân, cá nhân ngồi trên tập thể, chuyên quyền, độc đoán, gia trưởng.
Khắc phục xu hướng thiếu trách nhiệm cá nhân, ỷ lại tập thể, thành
cơng thì do cá nhân mà khuyết điểm, thất bại thì do tập thể.
Giải quyết thật tốt mối quan hệ phối hợp cơng tác giữa chính uỷ (chính
trị viên) và người chỉ huy trên cơ sở nhiệm vụ chung, trên cơ sở ngun tắc
Đảng và trên tình thương u đồng chí, đồng đội, khắc phục những xu hướng
suy bì, tỵ nạnh, kèn cựa cá nhân, những va chạm, xung đột do mâu thuẫn về
cá tính, về ý kiến, về tập quán.
Chắc chắn việc quán triệt và thực hiện Nghị quyết 51 sẽ đánh dấu một
bước phát triển mới của quân đội ta và sẽ sớm xuất hiện trở lại hình ảnh của
người chính uỷ (chính trị viên) trong Quân đội nhân dân Việt Nam, xứng
đáng với vinh dự và trách nhiệm mà Đảng và quân đội giao phó.



×