Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Lý thuyết thi (dân sự 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.83 KB, 27 trang )

1/Phân tích đối tượng của nghĩa vụ theo quy định của luật dân sự hiện hành? Lấy ví dụ cụ
thể?
TRẢ LỜI:
Theo quy định tại Điều 276 BLDS 2015 thì đối tượng nghĩa vụ là tài sản hoặc là một công việc.
Và đối tượng của nghĩa vụ phải xác định được.
Thứ nhất đối tượng của nghĩa vụ là tài sản. Tài sản được quy định trong Điều
105 BLDS 2015 đều có thể là đối tượng của nghĩa vụ bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền
tài sản. Tài sản có thể là động sản hoặc bất động sản, tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành
trong tương lai tùy thuộc vào sự lựa chọn, thỏa thuận của các bên khi xác lập quan hệ nghĩa vụ
và đa phần nghĩa vụ đều có đối tượng là tài sản.
Thứ hai đối tượng của nghĩa vụ là công việc. Công việc tại Điều 276 BLDS 2015 quy
định gồm hai loại: Công việc phải thực hiện và công việc không được thực hiện nhất định cho
bên có quyền.
Cơng việc phải thực hiện có thể là được gắn với một kết quả cụ thể hoặc cũng có thể khơng
gắn với kết quả cụ thể tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên hoặc do tính chất đặc thù của
cơng việc. Gắn với một kết quả cụ thể ví dụ như xe của A hư đèn chiếu sáng, A đến cửa hàng
sửa xe và yêu cầu sửa xe sao cho xe của mình phải sáng được. Cịn cơng việc phải thực hiện
nhưng khơng gắn với một kết quả cụ thể, ví dụ như trung tâm luyện thi đại học và người luyện
thi có thể đậu hoặc khơng đậu vì việc dạy là của trung tâm nhưng không thể gắn với một kết
quả cụ thể là người học phải đậu.
Cịn cơng việc khơng được thực hiện, đây là nghĩa vụ thể hiện dưới dạng không hành động
mà các bên thỏa thuận để ràng buộc bên có nghĩa vụ, ví dụ như khơng được thay thế ngun vật
liệu trong q trình xây dựng hoặc khơng được lộ thông tin về giá khi dự thầu,...
Điều kiện đối với đối tượng có nghĩa vụ là cơng việc luật quy định như sau:
Thứ nhất công việc là đối tượng của nghĩa vụ phải xác định được, tức là bên có nghĩa vụ phải
thực hiện cơng việc gì, hoặc khơng được thực hiện cơng việc gì? Điều này căn cứ vào sự thỏa
thuận của các bên hoặc theo quy định của luật thể hiện qua các hợp đồng. Điều kiện thứ hai là
công việc phải hợp pháp tức là công việc luật cho phép thực hiện chẳng hạn như Luật cho phép
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì được thực hiện nhưng mà mang thai hộ vì mục đích
thương mại thì bị cấm. Điều kiện tiếp theo là cơng việc đó phải có thực (tức là phải thực hiện
được trong khả năng của bên có nghĩa vụ) chứ khơng phải u cầu bên có nghĩa vụ lên trời hái


sao, trăng cho bên có quyền được. Đây là những điều kiện cơ bản nhất định đối với nghĩa vụ là
công việc.
2/So sánh nội dung chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ?
Thứ nhất, về sự giống nhau
1.
Đều phải thơng báo cho bên có nghĩa vụ/bên có quyền nếu chuyển giao quyền/chuyển
giao nghĩa vụ.
2.
Không được chuyển giao trong trường hợp hai bên đã thoả thuận không chuyển giao
hoặc pháp luật có quy định về việc khơng được chuyển giao, như nghĩa vụ gắn liền với nhân
thân, quyền yêu cầu cấp dưỡng, bồi thường do xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm, uy tín.
3.
Hậu quả pháp lý là làm chấm dứt tư cách chủ thể của người chuyển giao quyền/nghĩa vụ,
làm phát sinh tư cách chủ thể, quyền và nghĩa vụ dân sự ở người được chuyển giao.


4.

Sau khi chuyển giao quyền/nghĩa vụ, bên có quyền/nghĩa vụ ban đầu chấm dứt toàn bộ
quan hệ nghĩa vụ với bên có nghĩa vụ/quyền
5.
Xuất phát từ sự thoả thuận giữa các bên.
6.
Chỉ áp dụng đối với các quan hệ nghĩa vụ đang còn hiệu lực.
Thứ hai, về các điểm khác nhau
Về Chủ thể:
- Chuyển giao quyền yêu cầu: Bên có quyền có quyền chuyển giao quyền cho sang bên thứ ba
(người thếquyền)
- Chuyển giao nghĩa vụ: Bên có nghĩa vụ có thể chuyển nghĩa vụ cho bên thứ ba (người thế

nghĩa vụ).
Về Quyền hạn:
- Chuyển giao quyền yêu cầu: Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm
về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ nên việc chuyển giao quyền khơng cần có
sự đồng ý của bên có nghĩa vụ (khoản 2 Điều 365 BLDS).
- Chuyển giao nghĩa vụ: Người đã chuyển giao nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về khả năng
thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền nên để bảo vệ lợi ích của bên có quyền, việc
chuyển giao nghĩa vụ phải được sự đồng ý của bên có quyền (khoản 1 Điều 370 BLDS).
Về Phạm vi:
Chuyển giao quyền yêu cầu:
- Đối với chuyển quyền yêu cầu có các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì việc chuyển
giao quyền yêu cầu bao gồm cả các biện pháp bảo đảm đó (Điều 368 BLDS).
- Người chuyển giao quyền có nghĩa vụ đối với người thế quyền: người chuyển giao quyền yêu
cầu vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế
quyền mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại (Điều 366 BLDS).
Chuyển giao nghĩa vụ:
- Đối với chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm sẽ đương nhiên
chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 371 BLDS).
- Khơng quy định về nghĩa vụ của người chuyển giao nghĩa vụ đối với người thế nghĩa vụ.
Về Hình thức:
Chuyển giao quyền yêu cầu: Bằng văn bản và phải thông báo cho bên có nghĩa vụ biết về việc
chuyển quyền để tránh việc bên có nghĩa vụ phải từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với người
thế quyền hay thực hiện nghĩa vụ bổ sung, trừ trường hợp có thoả thuận khác. (khoản 2 Điều
365).
Chuyển giao nghĩa vụ: Khơng có quy định bắt buộc về mặt hình thức.
3/ Phân tích ba căn cứ chấm dứt nghĩa vụ. Cho ví dụ minh họa từng căn cứ?
3. Căn cứ thứ ba là nghĩa vụ chấm dứt khi bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên
có nghĩa vụ. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ này xuất phát từ ý chí tích cực của bên có quyền khi
thấy bên có nghĩa vụ không đủ khả năng để thực hiện nghĩa vụ cho mình hoặc thấy khơng cần
thiết phải u cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nữa thì có thể miễn việc thực

hiện nghĩa vụ cho họ. Ví dụ A cho B vay tiền chữa bệnh nhưng thấy B nghèo q khơng có tiền
trả A cho ln, khơng đòi nữa.


4. Thứ tư là nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác. Trong trường hợp các bên thỏa thuận
nghĩa vụ ban đầu được thay thế bằng một nghĩa vụ khác, thì nghĩa vụ ban đầu chấm dứt, phát
sinh nghĩa vụ thay thế mới. Ví dụ như A vay tiền B, nhưng khơng có khả năng trả nợ, A thỏa
thuận với B là sẽ qua làm công (xây dựng, phụ việc nhà,...) để thay cho việc trả nợ và được B
đồng .. Lúc này B khơng cịn nợ tiền A, nhưng nợ công lao động với A. Tuy nhiên cũng cần lưu
ý là: Trường hợp nghĩa vụ là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ khác gắn liền với với nhân thân không thể chuyển
giao cho người khác được thì khơng được thay thế bằng nghĩa vụ khác. Chẳng hạn vợ chồng
phải có nghĩa vụ chung thủy, nghĩa vụ chăm sóc ni dưỡng con cái của cha mẹ thì khơng thể
thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác được.
5. Tiếp theo là nghĩa vụ chấm dứt do Nghĩa vụ được bù trừ. Bù trừ nghĩa vụ là việc hai bên
cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau th. khi cùng đến hạn họ không phải thực hiện
nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Ngoài ra trong trường hợp giá trị của tài sản hoặc cơng việc khơng tương đương với nhau thì
các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch. Và những vật được định giá thành tiền
cũng có thể bù trừ với nghĩa vụ trả tiền. Như vậy để bù trừ nghĩa vụ hai bên phải thỏa các điều
kiện nhất định như: cả hai cùng phải có nghĩa vụ đối với nhau, nghĩa vụ về tài sản phải cùng
loại vàcùng đến hạn thì mới được bù trừ. Ví dụ như: A cho B vay 20 triệu, đúng một tháng như
đến hẹn A đến lấy nợ, cùng lúc này B mới muốn bán một bộ bàn ghế gỗ vừa mới điêu khắc
xong rất đẹp với giá 30 triệu, thấy vậy A mua ln bộ bàn ghế gỗ đó và chỉ thanh toán thêm cho
B 10 triệu tiền chênh lệch so với số nợ B thiếu.
4/So sánh hai biện pháp bảo đảm cầm cố và thế chấp theo quy định của BLDS 2015
Cầm cố tài sản:
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của
mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.(Điều 309
BLDS 2015)

Thế chấp tài sản
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của
mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và khơng giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận
thế chấp).(Điều 317 BLDS 2015)
a. Giống nhau giữa cầm cố và thế chấp:
- Đều là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
- Đều giao dịch thơng qua Hợp đồng bởi 2 bên, khơng có sự tham gia của bên thứ 3.
- Tài sản bảo đảm: Cả cầm cố và thế chấp thì tài sản đều có thể là Bất động sản hoặc động sản
được phép giao dịch.
- Tính sở hữu tài sản: đều được quy định là thuộc sở hữu của bên cầm cố, thế chấp.
- Cả cầm cố và thế chấp đều là Hợp đồng phụ.
b. Khác nhau giữa cầm cố và thế chấp:
- Tài sản cầm cố thực tế sẽ thường là Động sản. Tài sản thế chấp thường là Bất động sản.
- Việc cầm cố thì bắt buộc phải chuyển giao tài sản từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố. Cịn
thế chấp thì khơng chuyển giao tài sản mà chỉ giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản.
- Tài sản hình thành trong tương lai: Chỉ được phép thế chấp, cầm cố phải là tài sản hiện tại có
thể cầm, nắm và sử dụng, định đoạt.


- Quyền lợi và nghĩa vụ: Bên nhận cố sẽ khai thác, sử dụng, bảo quản, sửa chữa .. đối với tài
sản cầm cố. Bên nhận thế chấp không được khai thác, sử dụng, bảo quản, sửa chữa .. đối với tài
sản thế chấp.
- Vấn đề rủi ro, lưu thông tài sản:
+ Bên nhận Cầm cố sẽ gặp rủi ro ít hơn thế chấp do bên cầm cố trực tiếp nắm giữ tài sản cầm
cố, và được quyền bán, đổi tài sản cầm cố khi bên cầm cố vi phạm nghĩa vụ.
+ Bên nhận Thế chấp sẽ gặp nhiều rủi ro hơn do tài sản thế chấp được quản lý, sử dụng bởi bên
thế chấp nên khi đến thời hạn bên thế chấp thực hiện nghĩa vụ mà không thực hiện thì việc
chuyển giao tài sản thế chấp sang cho bên nhận thế chấp thường ít có sự đồng thuận, thậm chí
xảy ra tranh chấp, kiện tụng.
- Đối tượng thực hiện giao dịch thế chấp: là các cá nhân, tổ chức nhưng thực tế thì thường một

bên là tổ chức tín dụng cho vay.
- Đối tượng thực hiện giao dịch cầm cố: là các cá nhân, tổ chức nhưng thực tế thì thường rất đa
dạng, khơng chỉ là tổ chức tín dụng.
5/ So sánh hai biện pháp bảo lãnh và tín chấp theo quy định của BLDS 2015
A .Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau
đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là
bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. (Điều 335. BLDS 2015)
B. tín chấp
Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo
vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của
pháp luật.(Điều 344 BLDS 2015)
GIỐNG NHAU:
- Đều là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
- Do bên thứ 3 thực hiện
- Đều là biện pháp đối nhân
KHÁC NHAU:
+ Về Hình thức
Bảo lãnh: Khơng bắt buộc hình thức cụ thể nào
Tín chấp: Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của
tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn
+Về Đối tượng:
Bảo lãnh: Bên bảo lãnh có thể là cá nhân, tổ chức, bảo lãnh cho các nghĩa vụ dân sự khác
Tín chấp: Tín chấp chỉ có tổ chức chính trị- xã hội theo quy định mới được bảo đảm tín chấp
cho thành viên của tổ chức mình trong quan hệ vay vốn tại các quan hệ tín dụng.
+Về Chủ thể:
Bảo lãnh: Bên bảo lãnh có thể là tổ chức hoặc cá nhân
Tín chấp: Bên tín chấp là tổ chức chính trị xã hội
+Về Nội dung:
Bảo lãnh: Bảo lãnh cho một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự

Tín chấp: Tín chấp cho cá nhân là thành viên của tổ chức mình trong quan hệ vay vốn với tổ
chức tín dụng
+Về Trách nhiệm:


Bảo lãnh: Bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ mà bên đc bảo lãnh chưa hoàn thành
cho bên nhận bảo lãnh
Tín chấp: Bên bảo đảm tín chấp thì các tổ chức chính trị xã hội k có nghĩa vụ thực hiện thay
cho bên đc bảo đảm tín chấp ( tức bên đi vay nợ) . nghĩa vụ của họ chỉ là giám sát và đôn đốc
việc trả nợ của bên đi vay
Giữa hai biện pháp đối nhân là bảo lãnh và tín chấp có sự khác nhau trong việc xử lý nợ. Đối
với biện pháp bảo lãnh, nếu như bên có nghĩa vụ khơng thực hiện được nghĩa vụ thì bên nhận
bảo lãnh phải thực hiện, cịn đối với biện pháp tín chấp thì các tổ chức chính trị - xã hội này
khơng phải trả nợ thay cho các cá nhân, hộ gia đình nghèo đó mà Nhà nước sẽ có những giải
pháp giải quyết chẳng hạn như xem
xét cho họ vay tiếp để tiếp tục sản xuất kinh doanh rồi trả nợ luôn hoặc nếu họ q khó khăn thì
xem xét xóa nợ.
6/Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm BLDS 2015 quy định
như thế nào? Lấy ví dụ cụ thể
Điều 308. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm
1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh tốn
giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:
a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ
tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện
pháp bảo đảm khơng phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp
bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba
thì thứ tự thanh tốn được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
- Xác lập thứ tự ưu tiên thanh toán dựa trên cơ sở đăng ký biện pháp bảo đảm, tức là giữa bên

nhận bảo đảm có đăng ký biện pháp bảo đảm và bên nhận bảo đảm không đăng ký thì ưu tiên
giải quyết cho bên đăng ký trước; còn trong trường hợp các bên nhận bảo đảm đều đăng ký thì
giải quyết theo thứ tự ai đăng ký trước sẽ được giải quyết trước. Ngồi ra luật cịn quy định các
bên có thể thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. thứ tự ưu tiên thanh toán
được quy định tại Điều 308 BLDS 2015 giữa các bên cùng nhận một tài sản bảo đảm. Hiệu lực
đối kháng có giá trị pháp lý đối với người thứ ba tức là cho phép bên nhận bảo đảm đầu tiên có
đăng ký biện pháp bảo đảm có quyền truy đòi tài sản bảo đảm từ người thứ ba và quyền được
ưu tiên thanh toán trong trường hợp nhiều người cùng có quyền đối với tài sản bảo đảm đó. Nội
dung này được quy định tại Điều 297 BLDS 2015 và là một quy định mới chỉ phát sinh trong
bốn biện pháp bảo đảm gồm: cầm cố, thế chấp, bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản.
Ví dụ: khi đăng ký biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba như sau: A
thế chấp cho B chiếc tàu biển để bảo đảm cho một khoản vay, các bên có đăng ký biện pháp
bảo đảm. Sau đó A bán chiếc tàu đó cho C bằng giấy tay và nói với C là giấy tờ gốc bị mất
đang chờ cấp lại. Tuy nhiên do A đã đăng ký biện pháp bảo đảm tức là đã cơng bố quyền của
của mình đối với tài sản thế chấp đó vì vậy nó phát sinh hiệu lực đối kháng với C mặc dù C
cũng là người mua ngay tình. Và trong trường hợp này, đến hạn mà A không trả nợ vay, chiếc
tàu mà C đang quản lý, sử dụng, thì B vẫn sẽ có quyền đòi trực tiếp từ C chiếc tàu để xử lý tài
sản bảo đảm nhằm khấu trừ nợ.


7/Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là những yêu cầu pháp lý nhằm đảm bảo cho hợp đồng
được lập đúng bản chất đích thực của nó. Và các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cũng chính
là các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 bao gồm các điều
kiện sau:
Thứ nhất là về chủ thể tham gia hợp đồng;
Thứ hai là ý chí tự nguyện của chủ thể;
Thứ ba là điều kiện về nội dung, mục đích của hợp đồng;
Thứ tư là hình thức của hợp đồng.

Điều kiện thứ nhất: Chủ thể tham gia hợp đồng, luật quy định phải có năng lực pháp
luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; chủ thể của
luật dân sự bao gồm cá nhân và pháp nhân. Nếu chủ thể tham gia giao dịch là cá nhân thì sự
phù hợp mà luật định chính là thơng qua các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân, cụ
thể là thông qua độ tuổi tại Điều 20 và Điều 21.
- Cá nhân đã thành niên (đủ 18 tuổi), có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì tự mình xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự.
- Cá nhân chưa đủ 6 tuổi thì sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự.
- Cá nhân từ đủ 6 tuổi cho đến chưa đủ 15 tuổi thì được xác lập, thực hiện những giao dịch dân
sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Còn cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì tự mình xác lập thực hiện giao dịch trừ giao
dịch liên quan đến bất động sản và động sản có đăng ký quyền sở hữu.
Nếu chủ thể tham gia hợp đồng là pháp nhân thì sự phù hợp là phải do chính người đại diện
theo pháp luật của pháp nhân hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân đó xác lập thực
hiện hợp đồng.
Điều kiện thứ hai chủ thể tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện. Hoàn toàn tự
nguyện tức là không bị cưỡng ép, lừa dối, đe dọa để xác lập, thực hiện hợp đồng. Các bên tham
gia hợp đồng phải tự do bày tỏ ý chí, trao đổi, thống nhất với nhau các nội dung liên quan đến
hợpđồng.
Điều kiện thứ ba là về nội dung và mục đích của hợp đồng. Nội dung của hợp đồng là
tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia hợp đồng được thể hiện trong các
điều khoản của hợp đồng. Cụ thể như Điều 398 quy định hợp đồng có thể có các nội dung về
đối tượng, số lượng, chất lượng, giá, phương thức thanh tốn,…cịn mục đích của hợp đồng là
những lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập hợp đồng. Từ đó luật quy
định nội dung và mục đích của hợp đồng khơng được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo
đức xã hội. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện
những hành vi nhất định, chẳng hạn như không được phép mua bán ma túy, súng, pháo, khơng
được phép đẻ th, mua bán tinh trùng, nỗn, phơi...cịn đạo đức xã hội là những chuẩn mực
ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng, cho nên, các bên

tham gia giao dịch cũng phải tôn trọng những chuẩn mực ứng xử chung này.
Thứ tư là về hình thức của hợp đồng. Điều 119 quy định hợp đồng có thể được thể
hiện bằng lời nói, văn bản hoặc một hành vi cụ thể. Tuy nhiên, điều 117 khoản 2 có nêu: Hình


thức của giao dịch dân sự là điều kiện co hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có
quy định. Cho nên chỉ khi nào luật có quy định về hình thức thì điều kiện này mới được áp
dụng. Chẳng hạn hợp đồng mua bán, thế chấp nhà theo Luật nhà ở 2014 quy định các bên phải
cơng chứng, chứng thực.

8/Phân tích và lấy ví dụ cụ thể về hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng vô hiệu là những hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực nên
khơng có giá trị pháp lý, không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng. Các điều kiện có hiệu lực là những điều kiện về chủ thể, về nội dung, mục đích, sự tự
nguyện và hình thức của hợp đồng. Đồng thời tại: Điều 407 BLDS 2015: Quy định về giao dịch
dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng
vô hiệu.
- Căn cứ vào thủ tục tố tụng tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì có thể phân thành hợp đồng vơ hiệu
tuyệt đối và vơ hiệu tương đối.
- Cịn nếu căn cứ vào phạm vi về nội dung của hợp đồng thì có thể phân thành hợp đồng vô
hiệu từng phần và hợp đồng vơ hiệu tồn bộ tại Điều 130.
Như ta đã biết hệ quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu cũng chính là hệ quả pháp lý của
giao dịch dân sự vô hiệu
Trước tiên về giá trị pháp lý của hợp đồng. Điều 131 quy định: Hợp đồng vô hiệu không
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch
được xác lập. Có nghĩa là khi hợp đồng vơ hiệu thì hợp đồng coi như khơng tồn tại, các bên
quay trở lại tình trạng như trước khi hợp đồng được giao kết.
Thứ hai là việc xử lý tài sản khi hợp đồng vơ hiệu. Vì hợp đồng coi như không tồn tại
cho nên: Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho
nhau những gì đã nhận. Ví dụ người mua trả lại tài sản mua và người bán trả lại tiền khi hợp

đồng mua bán nhà bị Tòa án tun vơ hiệu. Trường hợp các bên khơng hồn trả được bằng hiện
vật thì trị giá thành tiền để hồn trả. Và, bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức khơng phải
hồn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Đồng thời bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
BÀI TẬP
A thích đồ cổ nhưng khơng phải là chuyên gia trong lĩnh vực này. Biết được nhược điểm này
của A, B là người chuyên buôn đồ cổ đã mời A mua một chiếc bình gốm có hoa văn đẹp và lạ
mắt. Theo giới thiệu của B thì chiếc bình đó là bình cổ đời Lý. Tin lời B, A đã mua chiếc bình
với giá 25 triệu đồng. A và B ký hợp đồng mua bán vào ngày 1/3/2015. Đến ngày 1/4/2016, A
phát hiện chiếc bình là bình giả cổ trị giá 500 ngàn đồng. Sau đó đến ngày 10.4.2016 A đã gửi
đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng mua bán giữa A và B vô hiệu.
Xác định thời điểm hợp đồng bị vô hiệu? Xử lý hậu quả khi bị vô hiệu như thế nào?
TRẢ LỜI:
Theo quy định tại Điều 131: Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Như vậy
- Thời điểm hợp đồng mua bán trên vô hiệu là vào 01/03/2015 khi các bên xác lập hợp
đồng mua bán.


- Xử lý hậu quả khi hợp đồng vô hiệu: A trả bình cho B, B trả tiền cho A. A có quyền
yêu cầu B phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra
9/Trình bày khái niệm, đặc điểm, đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản
Theo quy định tại Điều 430, BLDS 2015:
khái niệm: Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển
quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Như vậy, ngay chính trong khái niệm đã thấy đặc điểm pháp lý của hợp đồng mua bán tài
sản là loại hợp đồng song vụ, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên
mua, cịn bên mua có nghĩa vụ chính là trả tiền cho bên bán.
Ngoài ra đây là loại hợp đồng có đền bù, tức là bên bán chuyển cho bên mua một lợi ích
vật chất thì bên mua cũng chuyển trả cho bên bán một lợi ích vật chất tương ứng. Và đặc điểm
cuối của hợp đồng mua bán tài sản là loại hợp đồng này chuyển quyền sở hữu tài sản từ người

này sang người khác. Đặc điểm này nhằm phân biệt với các loại hợp đồng chỉ có mục đích
chuyển quyền sử dụng đối với tài sản như hợp đồng mượn và hợp đồng thuê.
Vấn đề quan trọng thứ hai của hợp đồng mua bán tài sản là đối tượng của hợp đồng mua
bán. Theo quy định tại Điều 431: tài sản được quy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng
của hợp đồng mua bán. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế
chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định
đó. Như vậy các loại tài sản mà luật quy định tại Điều 105 đều có thể là đối tượng của hợp đồng
mua bán, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề khi giao dịch đối với tài sản là đối tượng của hợp
đồng mua bán như sau:
+ Một là: tài sản trong hợp đồng mua bán phải thuộc sở hữu của người bán.
+ Hai là: tài sản mua bán phải là những vật được phép lưu thông, không bị cấm, hạn chế chuyển
nhượng. Những vật bị cấm lưu thông chẳng hạn như ma túy, pháo nổ, vũ khí hoặc là những vật
bị hạn chế như súng săn, hoặc là thuốc đặc trị, hóa chất chun dụng như acid pha lỗng thì
người bán, người mua phải đáp ứng những điều kiện do pháp luật quy định.
+ Ba là tài sản mua bán đang không bị tranh chấp, cụ thể như Luật nhà ở 2014 quy
định: việc mua bán nhà ở phải thuộc diện đang khơng có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về
quyền sở hữu.
+ Bốn là tài sản đang không bị kê biên để thi hành án, hoặc tài sản đang là vật bảo đảm cho một
nghĩa vụ trước thì khơng được bán.
Vì vậy muốn giao dịch một tài sản trong hợp đồng mua bán thì phải đảm bảo các điều kiện trên.
10. Xác định nghĩa vụ của bên vay tài sản trong hợp đồng vay. Lấy ví dụ cụ thể
Đối với bên vay thì có hai nghĩa vụ chính được quy định tại Điều 466 và 467 như sau:
+ Một là sử dụng tài sản vay phải đúng mục đích như lúc các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời
hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.
+ Nghĩa vụ chính thứ hai của bên vay là trả nợ vay. Khi trả nợ vay, bên vay phải:
- Nếu tài sản vay là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn.
- Nếu tài sản vay là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ khi các bên có
thỏa thuận khác. Chẳng hạn như vay một tấn gạo thơm lài thì khi đến hạn phải trả đúng loại gạo



thơm lài và trả đủ một tấn, trừ khi các bên thỏa thuận thay thế loại gạo khác. Còn nếu khơng thể
trả vật thì có thể trả bằng tiền theo giá trị của vật đã vay tại thời điểm và địa điểm trả nợ,
nếu được bên cho vay đồng ý.
+ Nếu vay khơng có lãi, đến hạn bên vay khơng trả nợ hoặc trả nhưng khơng đầy đủ thì bên cho
vay có quyền yêu cầu bên vay trả lãi với mức lãi suất luật quy định là 10%/năm trên số tiền
chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
+ Nếu vay có lãi mà khi đến hạn bên vay khơng trả hoặc trả khơng đầy đủ thì phải trả các khoản
lãi gồm:
1- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến
hạn chưa trả. (đây là lãi suất trong hạn mà các bên đã thỏa thuận trước đó)
2- Nếu chậm trả lãi còn phải trả lãi 10%/năm trên số tiền lãi chậm trả.
3- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất theo hợp đồng tương ứng với thời gian
chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy theo quy định bên vay phải trả hai khoản lãi gồm lãi trên nợ gốc (theo thỏa thuận trong
hợp đồng) và lãi trên nợ gốc quá hạn theo quy định của luật; khoản lãi thứ hai là lãi của lãi.
Ví Dụ:A cho B vay 100 triệu, thời hạn một năm, lãi suất là 10%/năm. Đến hạn B không trả (cả
gốc lẫn lãi), B hứa cuối năm sau mới trả. Vậy khi đến cuối năm sau là đã trễ hạn một năm, cho
nên B phải trả tổng số tiền gốc và lãi như sau:
- Tiền gốc 100 triệu. (1)
- Lãi năm đầu tiên trong hạn các bên thỏa thuận là 10%/năm= 10 triệu (2)
- Lãi của lãi trong hạn của năm đầu tiên luật quy định là 10%/năm của mức lãi suất
đã thỏa thuận. Ở trên ta có lãi trong hạn là 10 triệu. Vậy 10% của 10 triệu= 1triệu. (3)
- Lãi năm thứ hai trễ hạn luật quy định 150% lãi suất đã thỏa thuận= 15%/1 năm =15 triệu. (4)
Tổng tiền phải trả sau hai năm = (1)+(2)+(3)+(4)= 100+10+1+15= 126 triệu.
Qua đây ta thấy BLDS 2015 quy định về lãi suất rõ ràng hơn, giúp các bên dễ tính tốn và cơ
quan có thẩm quyền dễ áp dụng để giải quyết tranh chấp.
11/A đến xưởng của B để đặt 50 cái ghế tre. Tại xưởng có sẵn 20 cái, B nói A lấy trước,
phần cịn lại tuần sau lấy. Xác định loại hợp đồng trong trường hợp trên?
TRẢ LỜI: Căn cứ Điều 430 BLDS 2015

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu
tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
VÀ Điều 542 BLDS 2015
Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia cơng thực hiện công
việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và
trả tiền công.
Việc A giao dịch giữa A và B thỏa mãn điều kiện của 1 HĐ mua bán (B giao cho A 20 cái ghế
tre và A trả tiền cho B)
TRẢ LỜI: Do vậy đây là hợp đồng mua bán, không phải là hợp đồng gia công
12/ A giữ xe cho B nhưng nói trước là khơng lấy thù lao. Khi đến nhận lại xe, thấy xe bị
mất cặp kính hậu, B yêu cầu A bồi thường. B cho rằng giữ khơng thù lao thì khơng phải
bồi thường. Theo luật A có phải bồi thường khơng?


TRẢ LỜI: A phải bồi thường căn cứ Điều 554 và 557 BLDS 2015 thì: gửi giữ có hay khơng có
thù lao vẫn phài có trách nhiệm bảo quản tài sản của người gởi, nếu mất mác phải bồi thường
chỉ trừ trường hợp bất khả kháng
13/Phân tích các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Lấy ví dụ từng nguyên
tắc
TRẢ LỜI: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định trong Điều 585BLDS 2015 bao gồm
năm nguyên tắc sau:
- Một là: bồi thường toàn bộ và kịp thời. Ngun tắc này mang tính cơng bằng, hợp lý.
Ngun tắc chung là khi gây ra thiệt hại từ hành vi trái luật thì phải bồi thường tồn bộ thiệt hại
đó nhằm khắc phục tình trạng tài sản, sức khỏe, tinh thần cho người bị thiệt hại và phải bồi
thường kịp thời. Kịp thời có ýnghĩa rất quan trọng đối với những thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe của người bị xâm phạm nhằm cứu chữa, hạn chế thiệt hại. A vượt đèn đỏ gây tai nạn cho
B phải nằm viện nhưng A lại thỏa thuận với người bị thiệt hại cuối năm lãnh thưởng mới bồi
thường thì khơng hợp lý, thiếu thiện chí và khơng phù hợp với ngun tắc này.
- Nguyên tắc thứ hai của TN BTTH ngoài hợp đồng là “ Người chịu trách nhiệm BTTH
có thể được giảm mức bồi thường nếu khơng có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với

khả năng kinh tế của mình”. Nguyên tắc này phải thỏa hai điều kiện: một là người bồi thường
khơng có lỗi hoặc chỉ là lỗi vô ý, hai là thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế thì mới được
xem xét. VÍ DỤ: như A sáu tuổi do tị mò nghịch phá cái bật lửa mà em nhặt được đã làm cháy
nhà hàng xóm gây ra thiệt hại rất lớn về tài sản. Theo quy định của Luật dân sự thì cha mẹ A
phải bồi thường tồn bộ thiệt hại cho nhà hàng xóm. Tuy nhiên cha mẹ A quá nghèo nên khó có
khả năng thực hiện việc bồi thường toàn bộ thiệt hại, trong trường hợp này người bị thiệt hại có
thể xem xét giải quyết việc giảm mức bồi thường.
- Nguyên tắc thứ ba: các bên có quyền yêu cầu thay đổi mức bồi thường hiện tại khi
khơng cịn phù hợp với thực tế. Do việc bồi thường có thể phải thực hiện trong một thời gian
dài nên mức cũ đã khơng cịn phù hợp với nhu cầu, hoặc điều kiện kinh tế của một trong hai
bên vì vậy họ muốn thay đổi. Việc thay đổi mức bồi thường là do các bên thỏa thuận, nếu
không thỏa thuận được thì u cầu tịa án hoặc cơ quan cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Ví dụ: Tại thời điểm hai bên thỏa thuận tài sản bồi thường là 35 chỉ vàng 24K, nhưng
thời gian sau đó, giá vàng trong nước đột biến tăng mạnh, từ đó, so với thời điểm thỏa thuận,
làm cho người vi phạm khó có thể thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Như vậy, bên gây thiệt hại có
quyền u cầu tịa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi mức bồi thường cho phù
hợp.
-Nguyên tắc thứ tư là: khi bên bị thiệt hại có lỗi thì khơng được bồi thường phần thiệt hại
do lỗi của mình gây ra. Đây là trường hợp lỗi hỗn hợp, tức là bên gây thiệt hại cũng có lỗi và
bên bị thiệt hại cũng có lỗi, nhưng bên gây thiệt hại thì có lỗi nhiều hơn vì vậy phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại phần nhiều hơn đó cho bên cịn lại.
Một là, thiệt hại hoàn toàn do người bị thiệt hại gây ra, như vậy, người bị thiệt hại sẽ không
nhận được bồi thường, tức là người gây ra thiệt hại khơng có lỗi thì họ khơng phải BTTH.
Ví dụ: Một người cố ý lao vào ô tô để tự tử;
Hai là, thiệt hại một phần do người bị thiệt hại gây ra, còn một phần do lỗi của người gây thiệt
hại, như vậy, người bị thiệt hại vẫn được bồi thường phần thiệt hại khơng phải do lỗi của mình.


-Thứ năm là: Người bị thiệt hại sẽ không được bồi thường nếu không áp dụng các biện
pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình. Đây là ngun tắc mới so

với BLDS 2005. Ví dụ cụ thể như thấy gia súc nhà A chuẩn bị qua phá hoại hoa màu nhà B thì
B phải tìm mọi cách để ngăn chặn hoặc tìm A để yêu cầu A đưa gia súc về chứ không phải để
gia súc ăn, phá hết hoa màu, sau đó yêu cầu chủ gia súc bồi thường thiệt hại là trái với nguyên
tắc này.
14/Các khoản thiệt hại nào về sức khỏe mà người gây thiệt hại phải chịu TNBT cho người
thiệt hại. Lấy ví dụ cụ thể từng khoản thiệt hại đó
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 590 BLDS 2015 bao gồm:
 Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng
bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
 Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại,…;
 Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong
thời gian điều trị,…;
 Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
Sức khỏe là tài sản quý giá của con người, và khi xâm phạm đến sức khỏe của người
khác thì phải chịu trách nhiệm tùy theo mức độ, có thể h.nh sự, hành chính, dân sự. BTTH về
sức khỏe thực chất chỉ là đền bù một phần thiệt hại chứ khơng thể khơi phục lại tình trạng ban
đầu 100% được. Chẳng hạn như A gây thương tích làm hỏng một con mắt của B thế thì A phải
bồi thường, nhưng việc bồi thường đó chỉ là khắc phục thiệt hại bằng vật chất chứ con mắt đã
hỏng thì khơng thể khơi phục lại như lúc chưa bị thương tích được. Vì lẽ đó mà luật mới quy
định khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
*Trong Điều luật này chúng ta cũng thấy gồm thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp:
+Trực tiếp là những chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe cho người
bị thiệt hại. Ngoài ra Luật còn quy định người gây thiệt hại phải bồi thường tổn thất về tinh thần
cho người bị thiệt hại để bù đắp vào những mất mác, khó chịu cho người bị thiệt hại. Mức bù
đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa
người gây thiệt hại phải bồi thường là không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy
định.
So với BLDS 2005 thì mức bù đắp tổn thất về tinh thần trong luật 2015 cao hơn 20 lần. Sự thay
đổi này hoàn toàn hợp lý đối với đời sống hiện nay.
+ Thiệt hại gián tiếp: là những thiệt hại mà phải dựa trên sự tính tốn khoa học mới xác

định được mức độ thiệt hại, thiệt hại này còn được gọi là thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm
sút.
15/Trình bày trường hợp BTTH do nhiều người cùng gây ra. Lấy ví dụ cụ thể
BTTH do nhiều người cùng gây ra tại Điều 587 BLDS 2015: “Trường hợp
nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt
hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với
mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường theo
phần bằng nhau”. Mặc dù trường hợp này không nằm trong phần các trường hợp BTTH cụ thể
nhưng nội dung này được phân loại vào những thiệt hại do hành vi của con người gây ra.Đây là


trường hợp diễn ra thường xuyên trên thực tế. Và dấu hiệu để xác định trách nhiệm bồi thường
của nhiều người là: phải có hành vi gây thiệt hại của nhiều người và nhiều người này phải thống
nhất ý chí với nhau, rồi phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hải xảy
ra, và cuối cùng là phải có lỗi của những người cùng gây ra thiệt hại, và như vậy họ phải liên
đới chịu trách nhiệm bồi thường. Ví dụ: do mâu thuẫn cá nhân nên A, B, C bàn bạc với nhau
cách gây thương tích về sức khỏe cho D, cả ba phân công mỗi người một nhiệm vụ để thực hiện
hành vi này, và như vậy thì cả A, B, C phải liên đới bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho D.
16/ A là tài xế của Công ty vận tải X. Một lần khi đang lái xe chở hàng cho công ty, xe của
A bất ngờ bị hỏng phanh. A đã cố gắng kìm tốc độ của xe nhưng kết quả vẫn đâm liên tiếp vào
hai xe máy đang đi trên đường khiến hai xe này bị hư hỏng nặng, và hai người điều khiển xe
máy cũng bị thương nhẹ vào viện điều trị.
Trong trường hợp trên ai là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho xe máy và người
điều khiển xe máy?
Công ty vận tải X có trách nhiệm bồi thường
Vì:
+ A là người của Công ty vận tải X gây ra thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ được công ty
giao (Điều 597 BLDS 2015)
+ A gây ra thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng (theo K 2, Điều 584 BLDS 2015)
18/Do có mâu thuẫn trong làm ăn, A mang theo dao nhọn đến nhà B để trả thù. Khi đến nơi A

lao vào chém B. Thấy vậy B liền bỏ chạy, A đuổi theo. Trên đường chạy thấy có cây củi to B
vội nhặt lên đánh liên tiếp vào người A khiến A bất tỉnh.
Theo các Anh/Chị trường hợp trên B có phải là phịng vệ chính đáng khơng?
TRẢ LỜI: Hành động của B đã gây thiệt hại do vượt quá phịng vệ chính đáng nên phải bồi
thơờng (Điều 594,BLDS)
Điều 594. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng
Người gây thiệt hại do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị
thiệt hại.
ĐỀ CƯƠNG MÔN DÂN SỰ 2
Nguyễn Mạnh Hải (lớp Luật Học K1- 2022)
Câu 1 Nêu khái niệm nghĩa vụ dân sự, phân tích các đặc điểm của quan hệ nghĩa vụ dân
sự ?
* Khái niệm : điều 274 BLDS
Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa
vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện cơng việc
khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác
(sau đây gọi chung là bên có quyền)”.


* Đặc điểm :
NVDS là một loại quan hệ, trong đó phải có ít nhất là hai bên (bên có quyền, bên có nghĩa vụ)
mỗi bên có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện u cầu của
bên có quyền, nếu khơng thực hiện, thực hiện khơng đúng u cầu thì phải gánh chịu hậu quả
pháp lý nhất định.Tiếp đó, NVDS là một loại quan hệ pháp luật dân sự, do vậy cũng mang
những đặc điểm chung của loại quan hệ này. Bên cạnh đó, NVDS vẫn có những nét đặc thù,
riêng biệt cụ thể:
Thứ nhất, NVDS là một loại quan hệ tài sản: Quan hệ tài sản được hiểu là mỗi quan hệ giữa
các bên thơng qua một lợi ích vật chất cụ thể mà các bên cùng hướng tới. Từ Điều
280 BLDS có thể thấy hành vi thực hiện nghĩa vụ có thể là sự chuyển dịch tài sản (vật, tiền,
giấy tờ có giá, quyền tài sản) giữa các bên hoặc là một loại quan hệ mà trong đó có ít nhất một

bên được hưởng lợi (vd: Bồi thường thiệt hại, thực hiện cơng việc ủy quyền…). Tuy nhiên dù
có là một quan hệ chuyển dịch tài sản hay là quan hệ mà trong đó có ít nhất một bên được
hưởng lợi thì về bản chất NVDS là một quan hệ tài sản.
Thứ hai, NVDS là mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa các bên chủ thể: Đặc điểm trên cho
thấy tính cưỡng chế thi hành của loại quan hệ này. NVDS khác với Nghĩa vụ tự nhiên ở chỗ nó
được Nhà nước cơng nhận và được đảm bảo thi hành bởi pháp luật. Mặc dù nghĩa vụ dân sự là
quan hệ giữa các bên nhằm hướng tới một lợi ích nhất định, tuy nhiên lợi ích mà các bên hướng
tới khơng được trái với ý chí của nhà nước và nhà nước sẽ kiểm soát việc sự thỏa thuận cũng
như việc thực hiện NVDS thông qua việc quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với
từng loại NVDS.
Thứ ba, hành vi thực hiện NVDS của chủ thể có nghĩa vụ ln mang lại lợi ích cho chủ thể
có quyền: Xuất phát từ mục đích của các bên chủ thể khi tham gia quan hệ NVDS là hướng tới
một lợi ích nhất định (vật chất hoặc tinh thần) do đó, thơng qua hành vi thực hiện NVDS mà lợi
ích của các chủ thể sẽ đạt được.
Thứ tư, NVDS là một loại quan hệ đối nhân (quyền đối nhân): Quan hệ đối nhân là quan hệ
mà trong đó một bên chủ thể có quyền đối với một bên xác định , hoặc cả hai bên đều có những
quyền và nghĩa vụ nhất định đối với nhau. Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan
hệ NVDS vừa đối lập lại vừa có mối quan biện chứng với nhau.
Câu 2. Nêu và phân tích các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự ?
* khái niêm :
Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật, trong đó các bên tham gia bình đẳng với nhau về
mặt pháp lý, các quyền và nghĩa vụ dân sự hợp pháp của các bên, quyền và nghĩa vụ hợp pháp
của người thứ ba đều được pháp luật đảm bảo thực hiện.
* các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự


Điều 275 BLDS gồm có :
– Hợp đồng dân sự
– Hành vi pháp lý đơn phương
– Thực hiện công việc khơng có ủy quyền

– Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật
- Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
– Những căn cứ khác do pháp luật quy định
* Phân các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự
Nghĩa vụ dân sự phát sinh khi có sự kiện pháp lý mà pháp luật dự liệu xảy ra dẫn tới một hậu
quả pháp lý nhất định. Sự kiện pháp lý đó làm hình thành một mối quan hệ pháp luật, được sự
thừa nhận và bảo đảm thực hiện bởi pháp luật. căn cứ quy định tại điều 275 .
Mỗi căn cứ pháp sinh này đều mang tính pháp lý nhất định làm phát sinh nghĩa vụ dân sự nhất
định.
1. Hợp đồng dân sự:
Nghĩa vụ dân sự được phát sinh khi các chủ thể thiết lập với nhau một hợp đồng dân sự. Ví
dụ: Hai bên giao kết với nhau một hợp đồng thuê nhà thì kể từ khi hợp đồng phát sinh hiệu lực
thì hai bên sẽ hình thành quan hệ nghĩa vụ với nhau như: nghĩa vụ giao nhà, nghĩa vụ trả tiền
thuê,...Tuy nhiên, hợp đồng dân sự chỉ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự khi hợp đồng đó có hiệu
lực pháp lý.
2. Hành vi pháp lý đơn phương:
Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi thể hiện ý chí của một bên chủ thể, qua đó làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Giao dịch dân sự thực hiện qua phương
thức này chỉ thể hiện ý chí đơn phương của một bên. Nghĩa vụ dân sự phát sinh trong trường
hợp này khi ý chí của bên chủ thể thể hiện trong hành vi pháp lý đơn phương không trái quy
định của pháp luật và đạo đức xã hội. Ngoài ra, trong trường hợp ý chí đó kèm theo một số điều
kiện nhất định thì chỉ khi những người khác thực hiện đúng các điều kiện thì mới làm phát sinh
nghĩa vụ dân sự giữa các bên.
Ví dụ: Mua hàng ở máy bán hàng tự động, người mua có trách nhiệm trả tiền cho nhà sản xuất
thông qua việc bỏ tiền vào máy.
3. Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật.
Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản của một người chỉ được pháp luật thừa nhận khi người đó là
chủ sở hữu của tài sản hoặc được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó.
Vì vậy, trong trường hợp người không phải chủ sở hữu hoặc không phải người được chủ sở hữu
chuyển giao quyền mà chiếm hữu, sử dụng tài sản thì bị coi là chiếm hữu, sử dụng tài sản

khơng có căn cứ pháp luật dẫn đến phát sinh quan hệ nghĩa vụ trong đó người chiếm hữu, sử


dụng khơng có căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu ( người được chủ sở hữu
chuyển giao quyền ) đồng thời bồi thường thiệt hại về tài sản ( nếu có ).
Trong trường hợp người chiếm hữu, sử dụng khơng có căn cứ pháp luật được lợi từ tài sản
thì sẽ làm phát sinh trách nhiệm hoàn trả khoản lợi kể từ khi biết về khoản lợi và được hưởng
khoản lợi đó.
4. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
Nghĩa vụ dân sự pháp sinh khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người khác, Nghĩa vụ dân sự này còn được gọi là
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một dạng trách nhiệm pháp lý nói chung.
Khi thực hiện việc bồi thường thiệt hại thì người gây thiệt hại sẽ gánh chịu hâu quả bất lợi
cho tài sản của mình.
5. Thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền:
Một người khi thực hiện cơng việc vì lợi ích của người khác, làm phát sinh nghĩa vụ của
người đã thực hiện cơng việc đó thì phải có trách nhiệm thực hiện cơng việc đến cùng và phải
bồi thường khi có hành vi gây thiệt hại xảy ra. Khác với hành vi pháp lý đơn phương, thực hiện
cơng việc khơng có ủy quyền xác định được chủ thể ở cả 2 bên và phát sinh quan hệ nghĩa vụ
với các chủ thể được xác định.
Căn cứ này làm phát sinh nghĩa vụ giữa người thực hiện công việc với người được thực hiện
công viêc. Người thực hiện công việc phải mang lại kết quả cho người được thực hiện nghĩa vụ,
ngược lại người được thực hiện công việc có nghĩa vụ thanh tốn các khoản chi phí cho người
thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc đồng thời phải trả thù
lao cho người thực hiện công việc trừ trường hợp người thực hiện cơng việc khơng u cầu
thanh tốn cũng như trả thù lao.
6. Những căn cứ khác do pháp luật quy định.
Đôi khi, nghĩa vụ dân sự sẽ phát sinh từ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quyết
định của tịa án,...
Câu 3 phân tích các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự và lấy dv minh họa ?

1 khái niệm :
* Nghĩa vụ dân sự phát sinh khi có sự kiện pháp lý mà pháp luật dự liệu xảy ra dẫn tới một hậu
quả pháp lý nhất định. Sự kiện pháp lý đó làm hình thành một mối quan hệ pháp luật, được sự
thừa nhận và bảo đảm thực hiện bởi pháp luật. căn cứ phát sinh nghĩa vụ quy định tại điều 275 .
2 Phân tích :
Mỗi căn cứ pháp sinh này đều mang tính pháp lý nhất định làm phát sinh nghĩa vụ dân sự nhất
định.
1. Hợp đồng dân sự:
Nghĩa vụ dân sự được phát sinh khi các chủ thể thiết lập với nhau một hợp đồng dân sự. Ví
dụ: Hai bên giao kết với nhau một hợp đồng thuê nhà thì kể từ khi hợp đồng phát sinh hiệu lực
thì hai bên sẽ hình thành quan hệ nghĩa vụ với nhau như: nghĩa vụ giao nhà, nghĩa vụ trả tiền


thuê,...Tuy nhiên, hợp đồng dân sự chỉ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự khi hợp đồng đó có hiệu
lực pháp lý.
 Ví dụ: A (bên mua) ký kết hợp đồng mua bán tài sản với B (bên bán), đối tượng tài sản của
hợp đồng này là laptop. Theo đó khi hợp đồng có hiệu lực thì bên bán (B) có nghĩa vụ chuyển
giao tài sản và quyền sở hữu cho bên mua (A), bên mua (A) có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán
(B) theo như thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Hành vi pháp lý đơn phương:
Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi thể hiện ý chí của một bên chủ thể, qua đó làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Giao dịch dân sự thực hiện qua phương
thức này chỉ thể hiện ý chí đơn phương của một bên. Nghĩa vụ dân sự phát sinh trong trường
hợp này khi ý chí của bên chủ thể thể hiện trong hành vi pháp lý đơn phương không trái quy
định của pháp luật và đạo đức xã hội. Ngoài ra, trong trường hợp ý chí đó kèm theo một số điều
kiện nhất định thì chỉ khi những người khác thực hiện đúng các điều kiện thì mới làm phát sinh
nghĩa vụ dân sự giữa các bên.
Ví dụ: 1 Mua hàng ở máy bán hàng tự động, người mua có trách nhiệm trả tiền cho nhà sản
xuất thông qua việc bỏ tiền vào máy.
vd: A từ chối nhận di sản thừa kế (hành vi thể hiện ý chỉ của cá nhân khi được nhận tài sản hợp

pháp từ người khác để lại). Như vậy khi A từ bỏ quyền thừa kế của mình hợp pháp theo quy
định của pháp luật (chấm dứt quyền thừa kế) thì phần tài sản bị từ chối đó sẽ được đem chia
theo pháp luật cho những đồng thừa kế còn lại. Điều này đồng nghĩa với việc người từ chối sẽ
khơng cịn được hưởng di sản trong cả 2 hình thức thừa kế là theo di chúc và theo pháp luật.
3. Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật.
Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản của một người chỉ được pháp luật thừa nhận khi người đó là
chủ sở hữu của tài sản hoặc được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó.
Vì vậy, trong trường hợp người không phải chủ sở hữu hoặc không phải người được chủ sở hữu
chuyển giao quyền mà chiếm hữu, sử dụng tài sản thì bị coi là chiếm hữu, sử dụng tài sản
khơng có căn cứ pháp luật dẫn đến phát sinh quan hệ nghĩa vụ trong đó người chiếm hữu, sử
dụng khơng có căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu ( người được chủ sở hữu
chuyển giao quyền ) đồng thời bồi thường thiệt hại về tài sản ( nếu có ).
Trong trường hợp người chiếm hữu, sử dụng khơng có căn cứ pháp luật được lợi từ tài sản
thì sẽ làm phát sinh trách nhiệm hoàn trả khoản lợi kể từ khi biết về khoản lợi và được hưởng
khoản lợi đó.
Ví dụ: B ăn cắp của C chiếc máy bơm nước và đến gửi A. Vậy việc A chiếm hữu chiếc máy
bơm nước là chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, vì khi nhận giữ hộ B chiếc
máy bơm nước đó A khơng biết và khơng thể biết chiếc máy bơm nước đó khơng thuộc quyền
sở hữu của B tức là không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là khơng có căn cứ
pháp luật.


4. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
Nghĩa vụ dân sự pháp sinh khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người khác, Nghĩa vụ dân sự này còn được gọi là
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một dạng trách nhiệm pháp lý nói chung.
Khi thực hiện việc bồi thường thiệt hại thì người gây thiệt hại sẽ gánh chịu hâu quả bất lợi
cho tài sản của mình.
vd : A tham gia giao thông và đã vượt đèn đở thì gây tai nạn .
5. Thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền:

Một người khi thực hiện cơng việc vì lợi ích của người khác, làm phát sinh nghĩa vụ của
người đã thực hiện cơng việc đó thì phải có trách nhiệm thực hiện công việc đến cùng và phải
bồi thường khi có hành vi gây thiệt hại xảy ra. Khác với hành vi pháp lý đơn phương, thực hiện
công việc khơng có ủy quyền xác định được chủ thể ở cả 2 bên và phát sinh quan hệ nghĩa vụ
với các chủ thể được xác định.
Căn cứ này làm phát sinh nghĩa vụ giữa người thực hiện công việc với người được thực hiện
công viêc. Người thực hiện công việc phải mang lại kết quả cho người được thực hiện nghĩa vụ,
ngược lại người được thực hiện công việc có nghĩa vụ thanh tốn các khoản chi phí cho người
thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc đồng thời phải trả thù
lao cho người thực hiện công việc trừ trường hợp người thực hiện cơng việc khơng u cầu
thanh tốn cũng như trả thù lao.
VD : A và B là hàng xóm do mẹ A bị ốm nặng nên cả nhà A lên hà nội thăm mẹ .A chỉ kịp giao
nhà cho B trông hộ , trong thời gian đi vắng vườn chị A đã chín và dụng nên B đã thu hoạch và
mang đi bán cho chị A .
6. Những căn cứ khác do pháp luật quy định.
Đôi khi, nghĩa vụ dân sự sẽ phát sinh từ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quyết
định của tịa án,...
Câu 4 Nêu và phân tích các căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ dân sự ?
1 các căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ dân sự:
quy định tại điều 372 BLDS 372.
2 Phân Tích :
Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa
vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc
khác hoặc không được thực hiện cơng việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác
(sau đây gọi chung là bên có quyền). Khi nghĩa vụ dân sự chấm dứt là khi người có nghĩa vụ
khơng phải thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền. Những trường hợp chấm dứt nghĩa vụ được
pháp luật quy định tại Bộ luật dân sự 2015 cụ thể như sau:
Quy định các điều từ :373 đến 384 BLDS
Câu 5 Nêu khái niệm trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ ,phân tích những đặc
điểm riêng của trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự ?



1 khái niệm :
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể
hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước với các chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy
phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu
quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.
2. Các đặc điểm của trách nhiệm dân sự:
* Như đã khẳng định ở trên, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý nói
chung, nên giống như các loại trách nhiệm pháp lý khác, nó cũng có những đặc điểm
chung sau đây:
- Là hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm, chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp
luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó.
- Là một hình thức cưỡng chế của nhà nước và do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước
áp dụng.
- Ln mang đến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm.
* Ngoài những đặc điểm chung của trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm dân sự còn mang
những đặc điểm riêng như sau:
Thứ nhất: Căn cứ phát sinh TNDS phải là hành vi vi phạm pháp luật dân sự: Đó là việc khơng
thực hiện, thực hiện khơng đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ
dân sự;
Thứ hai: TNDS là biện pháp cưỡng chế mang tính tài sản. Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự mục
đích mà các bên hướng đến là lợi ích. Chính vì vậy, lợi ích mà các bên hướng tới sẽ mang tính
tìa sản và đó là trách nhiệm bù đắp cho bên bị vi phạm một lợi ích nhất định từ bên vi phạm
Thứ ba: TNDS là trách nhiệm của bên vi phạm trước bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm
Thứ tư: Chủ thể chịu TNDS ngoài người vi phạm nghĩa vụ cịn có thể là những chủ thể khác
như: Pháp nhân, cơ quan, tổ chức, người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên…
Thứ năm: Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu có thể là việc phải thực
hiện nghĩa vụ, thực hiện đúng và thực hiện đủ nghĩa vụ và nếu có thệt hại thực tế từ vi phạm đó
thì sẽ phát sinh thêm trách nhiệm bồi thường thiệt hại.



Thứ sáu: TNDS nhằm đền bù hoặc khôi phục lại quyền và lợi ích bị xâm phạm.
Câu 6
sự ?

Nêu khái niệm và phân tích các đặc điểm của Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân

1 khái niệm :
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là các biện pháp dự phòng do các bên
chủ thể thỏa thuận để bảo đảm lợi ích của bên có quyền bằng cách cho phép bên có quyền
được xử lý những tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ để khấu trừ giá trị nghĩa vụ
trong trường hợp nghĩa vụ đó bị vi phạm.
2 Phân tích đặc điểm :
Hiện nay, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: cầm
cố tài sản; thế chấp tài sản; đặt cọc; ký cược; ký quỹ; bảo lưu quyền sở hữu; bảo lãnh; tín
chấp; cầm giữ tài sản. Những biện pháp bảo đảm này có các đặc điểm chung sau:
1. Mang tính chất là nghĩa vụ phụ bổ sung cho nghĩa vụ chính.
Khi có quan hệ nghĩa vụ chính thì các bên mới cùng nhau thiết lập một biện pháp bảo đảm.
Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không tồn tại một cách độc lập. Nội dung và hiệu lực của biện
pháp bảo đảm phù hợp và phụ thuộc vào nghĩa vụ chính.
2. Đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự.
Các bên đặt ra biện pháp bảo đảm nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của bên có
nghĩa vụ cũng như nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của cả hai bên. Mỗi biện pháp
bảo đảm đều có những đặc điểm và chức năng riêng nhưng nhìn chung đều có ba chức năng:
tác
động,
dự
phịng,
dự

phạt.

3. Đối tượng là những lợi ích vật chất.
Chỉ có lợi ích vật chất mới có thể bù đắp được các lợi ích vật chất, khơng thể dùng quyền nhân
thân làm đối tượng biện pháp bảo đảm. Lợi ích vật chất ở đây thường là một tài sản có đủ các
yếu tố mà pháp luật quy định đối với một đối tượng của giao dịch dân sự.


4. Phạm vi bảo đảm không vượt quá phạm vi nghĩa vụ đã được xác định trong nội dung
của quan hệ nghĩa vụ chính.
Phạm vi bảo đảm có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Trong thực tế, có nhiều trường
người có nghĩa vụ đưa một tài sản có giá trị lướn hơn nhiều lần giá trị của nghĩa vụ để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ, thực chất cũng là để người mang nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trong
phạm vi đã xác định.
5. Chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ.
Đặc điểm này thể hiện chức năng dự phòng, các biện pháp bảo đảm chỉ được áp dụng khi nghĩa
vụ chính khơng được thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhằm đảm bảo quyền lượi cho bên
có quyền. Nếu đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện đúng, đầy đủ thì biện pháp bảo
đảm đó cũng đk coi là chấm dứt.
6. Phát sinh từ sự thỏa thuận của các bên (trừ biện pháp cầm giữ tài sản).
Có thể nói các biện pháp bảo đảm là một hợp đồng phụ đặt ra bên cạnh một hợp đồng chính.
Cách thức và tồn bộ nội dung của một biện pháp bảo đảm đều là kết quả của sự thỏa thuận
giữa các bên. Trong một số giao dịch pháp luật quy định phải có biện pháp bảo đảm những
cũng không làm mất đi sự thỏa thuận giữa các bên.
Nhìn chung các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sẽ nâng cao ý thức thực hiện
nghĩa vụ đúng và đấy đủ của bên có nghĩa vụ. Mặt khác, các biện pháp này cũng giúp cho bên
có quyền ln ở thế chủ động trong việc bảo vệ lợi ích của mình trong các giao dịch đã ký kết.
Trong trường hợp có sự tranh chấp, đối kháng về lợi ích giữa bên nhận bảo đảm với các chủ thể
khác thì các biện pháp bảo đảm sẽ là cơ sở vững chắc để bảo vệ lợi ích của bên nhận bảo đảm.
Câu 7 Nêu và Phân tích các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài

hợp đồng ?
1 khái niệm :
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là chế tài dân sự do cơ nhà nước có thẩm quyền áp dụng
nhằm để buộc người có hình vi trái pháp luật ,xâm hại đến tính mang,sức khỏe ,uy tín ,tài
sản ,quyền lợi ích hợp pháp khác của cá nhân .xâm hại đến danh dự ,uy tín,tài sản của pháp
nhân hoặc chủ thể khác phải bồi thường những thiệt do mình đã gây ra .



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×