CHƯƠNG 1: Khái quát về Luật tố tụng hành chính
1.Phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng hành chính chỉ là phương pháp mệnh lệnh.Nhận
định này sai, vì: Phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng hành chính gồm có phương pháp mệnh
lệnh và phương pháp bình đẳng
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình quản lý hành chính nhà nước.Nhận định này sai, vì: Đới tượng điều chỉnh của Luật tố tụng
hành chính là các quan hệ xã hợi phát sinh trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ án hành chính.
3.Việc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ln ln có Hợi thẩm nhân dân tham gia.
Nhận định này sai, vì: Vì theo khoản 1 điều 12 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định việc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính có Hội thẩm nhân dân tham gia, trừ
trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn theo quy định của Luật này. Cụ thể tại khoản 1 điều 249 của
Luật này quy định là việc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán
thực hiện.
4.Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong tố
tụng hành chính trước Tịa án.
Nhận định này là đúng, vì: theo khoản 2 điều 17 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi,
bổ sung năm 2019) quy định mọi cơ quan, tở chức, cá nhân bình đẳng trong việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ trong tố tụng hành chính trước Tòa án.
5. Phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng hành chính chỉ là phương pháp bình đẳng
Nhận định này sai, vì: Phương pháp điều chỉnh của Luật tớ tụng hành chính gồm có phương pháp
mệnh lệnh và phương pháp bình đẳng.
6.Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của họ.
Nhận định này sai, vì: theo theo khoản 2 điều 19 Luật tớ tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi,
bổ sung năm 2019) quy định Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
7. Khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm
phán.
Nhận định này là đúng, vì: Vì theo khoản 2 điều 12 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa
đổi, bổ sung năm 2019) quy định khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án, Hội thẩm nhân dân
ngang quyền với Thẩm phán.
8. Người khởi kiện quyết định hành chính trong vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu bồi
thường thiệt hại do quyết định hành chính gây ra.
Nhận định này là đúng, vì: theo khoản 1 điều 7 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành
chính có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính,
quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, danh sách cử tri gây ra.
CHƯƠNG 2: Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tòa án nhân dân
1.Danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội không phải là đối tượng khiếu kiện hành chính.
Nhận định này sai, vì: Vì theo khoản 4 điều 30 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định được khiếu kiện hành chính danh sách cử tri. Khoản 8 điều 3 của Luật này
có quy định người khởi kiện được kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri
bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách
cử tri).
2. Quyết định kỷ luật cách chức cơng chức cũng có thể đối tượng khiếu kiện hành chính.
Nhận định này sai, vì: theo khoản 2 điều 30 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định là chỉ được khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ
chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở x́ng
3. Trường hợp cần thiết, Tịa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành chính tḥc thẩm
quyền giải quyết của Tịa án cấp huyện.
Nhận định này là đúng, vì: theo khoản 8 điều 32 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi,
bổ sung năm 2019) quy định Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện.
4. Quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện về việc áp dụng các biện pháp đưa người vào cơ
sở cai nghiện bắt ḅc cũng có thể đối tượng khiếu kiện hành chính.
Nhận định này sai, vì: theo điểm b khoản 1 điều 30 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi,
bổ sung năm 2019) quy định không được khiếu kiện quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp
dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tớ tụng
CHƯƠNG 3: Chủ thể của tố tụng hành chính
1. Cơ quan tiến hành tố tụng hành chính gồm có Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra.
Nhận định này sai, vì: theo khoản 1 điều 36 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định các cơ quan tiến hành tố tụng hành chính gồm có: Tòa án và Viện kiểm
sát.
2. Trước khi mở phiên tịa, việc thay đổi Hợi thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án quyết định.
Nhận định này Đúng, vì: theo khoản 1 điều 49 Luật tớ tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân,
Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định.
3. Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Nhận định này Đúng, vì: căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa
đổi, bổ sung năm 2019) quy định: Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
4.Người tham gia tố tụng hành chính gồm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.
Nhận định này sai, vì: Vì căn cứ theo Điều 53 Luật tớ tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định: Người tham gia tố tụng hành chính gồm đương sự, người đại diện của
đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám
định, người phiên dịch.
5.Tại phiên tịa, việc thay đổi Thẩm phán, Hợi thẩm nhân dân, Thư ký Tịa án do Hợi đồng xét
xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi.
Nhận định này Đúng, vì: căn cứ theo khoản 2 Điều 49 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa
đổi, bổ sung năm 2019) quy định: Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư
ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi.
6. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của nhiều đương sự trong cùng mợt vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những
người đó đối lập nhau.
Nhận định này Sai, vì: căn cứ theo khoản 3 Điều 61 Luật tớ tụng hành chính năm 2015 (được sửa
đổi, bổ sung năm 2019) quy định: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp
pháp của những người đó không đối lập nhau.
CHƯƠNG 4: Chứng minh, chứng cứ và biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính
1. Chứng cứ trong tố tụng hành chính có thể do Tịa án thu thập.
Nhận định này Đúng, vì: theo điều 80 Luật tớ tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm
2019) quy định chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự, cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác giao nợp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tớ tụng hoặc do Tòa án thu thập
được theo trình tự, thủ tục do Luật này quy định mà Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình
tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và
hợp pháp.
2.Tài liệu đọc được coi là chứng cứ chỉ là bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác
nhận.
Nhận định này Sai, vì: theo khoản 1 điều 82 Luật tớ tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định tài liệu đọc được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công
chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
3.Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện của đương sự có quyền u cầu
Tịa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Nhận định này Đúng, vì: theo khoản 1 điều 66 Luật tớ tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện của đương sự có
quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời
quy định tại Điều 68 của Luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ
chứng cứ, bảo tồn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bảo đảm việc
giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
4. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa do
Chánh án xem xét, quyết định.
Nhận định này Sai, vì: theo khoản 1 điều 67 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở
phiên tòa do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
5. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tịa do Hợi đồng xét xử
xem xét, quyết định.
Nhận định này Đúng, vì: theo khoản 2 điều 67 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa
do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
6. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp bảo đảm.
Nhận định này Sai, vì: theo khoản 3 điều 66 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải thực hiện
biện pháp bảo đảm.
7.Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hành chính khơng có nghĩa vụ cung cấp
chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Nhận định này Sai, vì: theo khoản 3 điều 78 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để
bảo vệ qùn, lợi ích hợp pháp của mình.
8.Tịa án và Viện kiểm sát phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và
khẳng định tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ.
Nhận định này Sai, vì: theo khoản 2 điều 95 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và
khẳng định tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ.
CHƯƠNG 5: Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính
1. Thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính là 02 năm kể từ ngày nhận được hoặc
biết được quyết định hành chính
Nhận định này Sai, vì: theo điểm a khoản 2 điều 116 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa
đổi, bổ sung năm 2019) quy định thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được
quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nợp tiền tạm ứng án phí, người
khởi kiện phải nợp tiền tạm ứng án phí và nợp biên lai cho Tịa án.
Nhận định này Đúng, vì: theo khoản 1 điều 125 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng
án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án.
3. Mọi vụ án hành chính chỉ được Thẩm phán thụ lý khi người khởi kiện nộp biên lai thu tiền
tạm ứng án phí.
Nhận định này Sai, vì: theo khoản 2 điều 125 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định Thẩm phán thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện nộp biên lai thu tiền
tạm ứng án phí. Trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc khơng phải
nợp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết
việc thụ lý.
4.Thời hiệu khởi kiện đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc là 02 năm kể từ ngày nhận
được hoặc biết được quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
Nhận định này Sai, vì: căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 116 Luật tố tụng hành chính năm 2015
(được sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định thời hiệu khởi kiện đối với quyết định kỷ luật buộc thôi
việc là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
5. Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ thì có thể tự mình hoặc nhờ người
khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
Nhận định này Đúng, vì: căn cứ theo khoản 2 Điều 117 Luật tớ tụng hành chính năm 2015 (được sửa
đổi, bổ sung năm 2019) quy định: Cá nhân có năng lực hành vi tớ tụng hành chính đầy đủ thì có thể
tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
6. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó
phải có tự mình làm đơn khởi kiện vụ án.
Nhận định này Sai, vì: căn cứ theo khoản 5 Điều 117 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa
đổi, bổ sung năm 2019) quy định: Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp
của cơ quan, tở chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
7.Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tịa án có thẩm quyền
giải quyết vụ án bằng một phương thức duy nhất là nộp trực tiếp tại Tịa án.
Nhận định này Sai, vì: căn cứ theo Điều 119 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định: Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến
Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng một trong các phương thức sau đây: Nộp trực tiếp tại
Tòa án, gửi qua dịch vụ bưu chính, gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
CHƯƠNG 6: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính
1.Mọi vụ án hành chính, Tịa án phải tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau
về việc giải quyết vụ án.
Nhận định này Sai, vì: theo khoản 1 điều 134 Luật tớ tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các
đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại
được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các
điều 135, 198 và 246 của Luật này.
2. Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tịa án có thể quyết định
gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần.
Nhận định này Đúng, vì: theo khoản 3 điều 130 Luật tớ tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi,
bổ sung năm 2019) quy định Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa
án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần, nhưng không quá 02 tháng đối với
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này.
3.Hợi đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân trong trường
hợp khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến nhiều đối tượng.
Nhận định này Đúng, vì: theo K1 điều 154 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân
dân trong trường hợp sau đây: Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến nhiều đối tượng; vụ án phức tạp.
4.Phiên tòa sơ thẩm, nếu vắng mặt Kiểm sát viên thì phải hoãn phiên tịa
Nhận định này Sai, vì: theo khoản 1 điều 156 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có
nhiệm vụ tham gia phiên tòa, nếu vắng mặt thì Hợi đờng xét xử vẫn tiến hành xét xử.
5. Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Nhận định này Đúng, vì: theo khoản 1 điều 169 Luật tớ tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi,
bổ sung năm 2019) quy định Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra
xét xử.
6. Chỉ có các thành viên của Hợi đồng xét xử và Thư ký Tịa án mới có quyền nghị án.
Nhận định này Sai, vì: theo khoản 1 điều 169 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định chỉ có các thành viên của Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án.
7. Chủ tọa phiên tịa khơng được hạn chế thời gian tranh tụng, tạo điều kiện cho những người
tham gia tranh tụng trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt ý kiến khơng liên quan đến vụ
án.
Nhận định này Đúng, vì: căn cứ theo khoản 3 Điều 175 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa
đổi, bổ sung năm 2019) quy định: Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh tụng, tạo
điều kiện cho những người tham gia tranh tụng trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt ý kiến
không liên quan đến vụ án.
8. Ở phiên tịa sơ thẩm vụ án hành chính, qua tranh luận hoặc qua nghị án, nếu xét thấy có
tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xét hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng
cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận.
Nhận định này Đúng, vì: căn cứ theo Điều 192 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định: Qua tranh luận hoặc qua nghị án, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa
được xem xét, việc xét hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết
định trở lại việc hỏi và tranh luận.
9. Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính xem xét tính hợp pháp và hợp lý của quyết định
hành chính.
Nhận định này là sai, Vì: căn cứ theo khoản 1 Điều 193 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa
đổi, bổ sung năm 2019) quy định: Hội đồng xét xử xem xét tính hợp pháp của quyết định hành
chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà
nước, danh sách cử tri bị khởi kiện, quyết định giải quyết khiếu nại và văn bản quy phạm pháp luật
có liên quan.
10. Ở phiên tòa sơ thẩm, trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà khơng có người khác thay
thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tịa.
Nhận định này Đúng, vì: căn cứ theo khoản 2 Điều 161 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa
đổi, bổ sung năm 2019) quy định: Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác
thay thế thì Hợi đờng xét xử qút định hoãn phiên tòa.
CHƯƠNG 7: Phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm vụ án hành chính
1. Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của
Tịa án cấp sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo.
Nhận định này là sai, Vì: theo điều 203 Luật tớ tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung
năm 2019) quy định xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án,
quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
2.Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp,
Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Nhận định này là sai, Vì: theo khoản 1 điều 213 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm
sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án.
3. Chỉ có đương sự có quyền kháng cáo bản án của Tòa án cấp sơ thẩm.
Nhận định này là sai, Vì: theo điều 204 Luật tớ tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung
năm 2019) quy định đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo bản
án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án
cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
4. Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có
những tình tiết mới.
Nhận định này là sai, Vì: theo điều 280 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung
năm 2019) quy định tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng
nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết
định mà Tòa án, đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
5. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh.
Nhận định này là Đúng, Vì: theo khoản 2 điều 260 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (được sửa
đổi, bổ sung năm 2019) quy định Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Nhận định 1:Khi xét xử sơ thẩm, nếu đương sự vắng mặt, tòa án phải hoãn phiên tịa. Nhận
định SAI.
Bởi vì: Vẫn có các trường hợp đương sự vắng mặt, Tòa án vẫn tiến hành xét xử. Theo đó, Tòa án
vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của
họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
Người khởi kiện, người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại
phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.
Trường hợp quy định tại điểm b điểm d khoản 2 Điều 157 Luật Tố tụng hành chính 2015 (Đối
với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập mà không
có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ) và điểm d khoản
2 Điều 157 của Luật Tố tụng hành chính 2015 (Đối với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ).
Cơ sở pháp lý: Điều 158 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 2: Người khởi kiện bao giờ cũng là cá nhân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của
mình bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Nhận định SAI.
Bởi vì: Có các trường hợp người khởi kiện, không hề bị xâm hại, vì họ chỉ là đại diện cho người
khác. Ví dụ: Trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo
pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 54 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 3: Việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng chỉ được Tòa chấp nhận ở giai đoạn xét
xử sơ thẩm. Nhận định SAI.
Bởi vì: Việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng có thể được thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào. Điều
này được quy định trực tiếp tại khoản 6 Điều 59 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về Kế thừa
quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính.
Cơ sở pháp lý: Khoản 6 Điều 59 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 4: Khi được Tòa án yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ của vụ án, cá nhân, tổ chức
được yêu cầu dù cung cấp hay khơng cũng phải trả lời Tịa án bằng văn bản và nêu rõ lý
do.Nhận định ĐÚNG.
Bởi vì: Cơ quan, tở chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có nghĩa vụ cung
cấp đầy đủ và đúng thời hạn tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý cho đương sự, Tòa án,
Viện kiểm sát theo quy định của Luật này khi có yêu cầu và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường hợp khơng cung cấp được thì phải thơng báo bằng văn
bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát biết.
Cơ sở pháp lý: Điều 10 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 5: Hội thẩm nhân dân là thành phần bắt buộc khi xét xử tất cả các vụ án hành
chính.Nhận định ĐÚNG.
Bởi vì: Hội thẩm nhân dân là thành viên của Hội đồng xét xử, do đó nếu không có Hội thẩm nhân
dân thì phiên tồ phải hoãn.
Cơ sở pháp lý: Điểm b khoản 1 Điều 162, điểm b khoản 1 Điều 232 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Phần: Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hành chính Việt Nam
Nhận định 6: Mọi vụ án hành chính đều phải qua hai cấp xét xử vì đây là nguyên tắc của tố
tụng hành chính.Nhận định SAI.
Bởi vì: Tuy đây là ngun tắc, nhưng trường hợp sau khi qua xét xử sơ thẩm không có kháng cáo,
kháng nghị hợp lệ thì khơng cần qua cấp xét xử phúc thẩm. Theo đó: “Bản án, quyết định sơ thẩm
của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Luật này quy
định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì
vụ án phải được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu
lực pháp luật”.
Cơ sở pháp lý: Điều 11 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 7: Khi có kháng cáo hoặc kháng nghị, Tịa án bắt ḅc phải mở phiên tịa xét xử
theo thủ tục phúc thẩm.Nhận định SAI.
Bởi vì: Việc khi có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án có bắt buộc phải mở phiên tòa xét xử theo thủ tục
phúc thẩm hay không còn tuỳ thuộc vào việc kháng cáo, kháng nghị có hay không đúng quy luật của
pháp luật. Đúng quy định của pháp luật ở đây là về vấn đề kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật
định, và chủ thể có quyền thực hiện.
Theo đó: “Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được giải
quyết theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”
Cơ sở pháp lý: Điều 11 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 8:Tịa án có thể áp dụng pháp luật dân sự trong quá trình giải quyết vụ án hành
chính.Nhận định ĐÚNG.
Bởi vì: Trong mợt sớ trường hợp có thể dùng pháp luật khác, thí dụ luật dân sự (bồi thường ngồi
hợp đờng), luật đất đai (đền bù giải toả). Ví dụ: Trường hợp trong vụ án hành chính có yêu cầu bồi
thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thì Tòa án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt
hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Cơ sở pháp lý: Điều 7 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 9: Thời điểm xác định thời hiệu khởi kiện bắt đầu từ khi người khởi kiện nợp đơn
kiện.Nhận định SAI.
Bởi vì: Việc xác định thời điểm xác định thời hiệu khởi kiện bắt đầu phải phụ thuộc theo từng
trường hợp cụ thể. Theo đó, thời hạn khởi kiện là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết
định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc; thời hiệu khởi kiện là 30
ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 10: Mợt người có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhiều đương sự trong
mợt vụ án.Nhận định ĐÚNG.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về Người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu
quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau”.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Phần: Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân
Nhận định 11: Tòa án nhân dân cấp tỉnh khơng có quyền xét xử theo trình tự giám đốc thẩm
và tái thẩm.Nhận định ĐÚNG.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại Điều 266 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về thẩm quyền
giám đốc thẩm thì chỉ có Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao và Điều 286 Luật Tố
tụng hành chính 2015 chỉ rõ thẩm quyền tái thẩm được thực hiện như Giám đốc thẩm.
Cơ sở pháp lý: Điều 266 và Điều 286 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 12: Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải thụ lý xét xử theo trình tự phúc thẩm trong
trường hợp bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.Nhận
định SAI.
Tòa án cấp trên trực tiếp xử lại vụ án hành chính sơ thẩm của cấp dưới, nhưng phải tuân thủ các điều
kiện nhất định ví dụ như việc kháng cáo, kháng nghị phải hợp lệ.
Cơ sở pháp lý: Điều 203 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 13: Trong vụ án hành chính người khởi kiện có thể khơng phải là đối tượng áp
dụng quyết định hành chính bị khiếu kiện.Nhận định ĐÚNG.
Bởi vì: Do người khởi kiện bị ảnh hưởng quyền lợi dù không bị áp dụng Quyết định hành chính. Thí
dụ: Quyết định đặt tên doanh nghiệp bị trùng lặp hoặc giấy phép xây dựng lấn không gian xung
quanh.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 14: Cán bộ công chức nhà nước bị xử lý kỷ luật có quyền khởi kiện tại tịa hành
chính.Nhận định SAI.
Bởi vì: Chỉ cán bợ, cơng chức nhà nước bị kỷ luật buộc thôi việc, từ từ Tổng Cục trưởng và tương
đương trở xuống, mới có quyền khởi kiện tại Tòa hành chính.
Cơ sở pháp lý: Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 15: Chuẩn bị xét xử là giai đoạn chuẩn bị mở phiên tòa.Nhận định ĐÚNG.
Bởi vì: Đây là phần quan trọng của tớ tụng về việc giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm để chuẩn
bị xét xử. Phần chuẩn bị xét xử được quy định tại Chương X quy định về Thủ tục đối thoại và chuẩn
bị xét xử.
Cơ sở pháp lý: Chương X Luật Tố tụng hành chính 2015.
Phần: Chủ thể tiến hành và người tham gia tố tụng
Nhận định 16: Nếu không đồng ý với bản án phúc thẩm, các bên có quyền kháng cáo để yêu
cầu xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.Nhận định SAI.
Bởi vì: Khi Bản án chưa có hiệu lực pháp luật, nếu không đồng ý với bản án phúc thẩm, các bên có
quyền kháng cáo để yêu cầu xem xét lại theo thủ tục. Tuy nhiên, nếu các bên muốn yêu cầu xem xét
lại bản án theo thủ tục giám đớc thẩm thì Bản án phải là Bản án có hiệu lực pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Khoản 23 Điều 55 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 17: Đối với mọi phiên tịa hành chính sơ thẩm thì phải có mặt đương sự.Nhận định
SAI.
Bởi vì: Đương sự có thể vắng mặt theo các trường hợp quy định tại điều 158 Luật Tố tụng hành
chính 2015: “1. Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại
diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt; 2. Người khởi kiện,
người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại
diện tham gia phiên tòa; 3. Trường hợp quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều 157 của Luật
này.”
Trong các trường hợp trên, mặc dù đương sự vắng mặt nhưng vẫn diễn ra phiên tòa hành chính sơ
thẩm.
Nhận định 18: Tòa án phải đình chỉ vụ án nếu đương sự đã được triệu tập 3 lần đều khơng có
mặt.Nhận định SAI.
Bởi vì: Tòa án chỉ đình chỉ vụ án khi người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn
vắng mặt trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả
kháng, trở ngại khách quan. Theo đó, nếu đương sự không có mặt nhưng có đơn đề nghị xét xử
vắng mặt hoặc thuộc trường hợp có sự kiến bất khả kháng, trở ngại khách quan thì khơng đình chỉ vụ
án mà tùy trường hợp có thể xét xử vắng mặt hoặc tạm đình chỉ vụ án theo quy định.
Cơ sở pháp lý: Điểm đ khoản 1 Điều 143 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 19: Các vụ án hành chính mà đối tượng áp dụng quyết định hành chính là người
chưa thành niên đều phải có luật sư tham gia.Nhận định SAI.
Các vụ án hành chính mà đối tượng áp dụng quyết định hành chính là người chưa thành niên thì việc
đại diện của người chưa thành niên có thể được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật
hay Tòa án cử, không bắt buộc là luật sư (người bảo vệ quyền , lợi ích của đương sự).
Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 54 Luật Tố tụng hành chính 2015
Nhận định 20: Người nước ngồi khơng được là người đại diện tham gia trong vụ án hành
chính.Nhận định SAI.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về Người
đại diện thì chủ thể đại diện khơng giới hạn người nước ngoài. Do đó, người nước ngoài có thể là
người đại diện tham gia trong vụ án hành chính.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 60 Luật Tố tụng hành chính 2015
Phần: Biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí và vấn đề cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Nhận định 21: Quan hệ giữa các chủ thể trong tố tụng hành chính là quan hệ bất bình
đẳng.Nhận định SAI.
Bởi vì: Quan hệ giữa các chủ thể trong tớ tụng hành chính là quan hệ bất bình đẳng ngoài quan hệ
giữa Tòa án và người bị xét xử còn có quan hệ bình đẳng (giữa các cá nhân về quyền, nghĩa vụ trong
quá trình giải quyết vụ án hành chính).
Cơ sở pháp lý: Điều 17 Luật Tố tụng hành chính 2015
Nhận định 22: Tòa án nhân dân cấp Tỉnh không chỉ giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
khiếu kiện về quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh
trên cùng lãnh thổ.Nhận định ĐÚNG.
Bởi vì: Tòa án nhân dân cấp Tỉnh không chỉ giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện về
quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng lãnh thổ, mà
còn giải quyết các Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính
của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc…
Cơ sở pháp lý: Điều 32 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 23: Xác minh, thu thập chứng cứ là nghĩa vụ mà Tòa án phải làm đối với bất cứ
mợt vụ khiếu kiện hành chính nào.Nhận định SAI.
Bởi vì: Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Tố tụng hành chính 2015 nhiệm vụ, quyền hạn của
Thẩm phán thì Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ; tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ
án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng tụng hành chính 2015 là nhiệm vụ, quyền hạn của
Thẩm phán Tòa án. Tuy nhiên, trường hợp các bên đương sự đã cung cấp đủ các tài liệu, chứng cứ
thì Thẩm phán mới phải tự mình xác minh, thu thập chứng cứ và ngược lại, nếu các bên đã cung cấp
đầy đủ thì khơng cần phải xác minh, thu thập chứng cứ. Do vậy, việc xác minh, thu thập chứng cứ
không phải nghĩa vụ của Tòa án phải làm trong bất kỳ vụ khiếu kiện hành chính nào.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 38 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 24: Việc cung cấp bản sao các Quyết định hành chính, Quyết định kỷ luật ḅc thơi
việc, Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có) và các chứng cứ khác (nếu có) là nghĩa
vụ của cả người khởi kiện lẫn người bị kiện.
Nhận định ĐÚNG.
Bởi vì: Việc cung cấp bản sao các Quyết định hành chính, Quyết định kỷ luật buộc thôi việc, Quyết
định giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có) và các chứng cứ khác (nếu có) là nghĩa vụ là nghĩa vụ của
đương sự nên nó là nghĩa vụ của cả người khởi kiện lẫn người bị kiện.
Cơ sở pháp lý: Điều 9 Luật Tố tụng hành chính 2015
Nhận định 25: Tại phiên tòa, Chánh án Tòa án nhân dân có quyền quyết định việc thay đổi
Thẩm phán, Hợi thẩm nhân dân và Thư ký tòa án.Nhận định SAI.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Tố tụng hành chính 2015 về thẩm quyền Quyết định
việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì trước khi mở phiên
tòa, thẩm quyền quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký tòa án là của
Chánh án Tòa án, còn tại phiên tòa thì thẩm quyền Quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thuộc về Hội đòng xét xử.
Cơ sở pháp lý: Điều 49 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Phần: Chứng minh và chứng cứ trong tớ tụng hành chính
Nhận định 26: Người nước ngồi khơng được tham gia tố tụng hành chính với tư cách là luật
sư.Nhận định SAI.
Bởi vì: Căn cứ theo pháp luật Việt Nam thì người nước ngồi có thể hành nghề luật sư tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 61 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về Người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự thì Luật sư có thể tham gia tớ tụng với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự, không có quy định loại trừ luật sư là người nước ngoài.
Cơ sở pháp lý: Điều 61 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 27: Xét xử sơ thẩm là thủ tục bắt buộc để giải quyết vụ án hành chính.Nhận định
ĐÚNG.
Bởi vì: Theo ngun tắc thực hiện chế đợ hai cấp xét xử thì thủ tục xét xử sơ thẩm là thủ tục bắt
buộc để giải quyết vụ án hành chính.
Cơ sở pháp lý: Điều 11 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 28: Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được tiến hành ở bất cứ giai
đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ án.Nhận định ĐÚNG.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về Quyền
yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp
dụng trong quá trình giải quyết tùy do quyết định của Thẩm phán và có thể tiến hành ở bất cứ giai
đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ án.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 66 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 29: Đối tượng xét xử của tố tụng hành chính là mọi quyết định hành chính bị coi là
trái pháp luật.Nhận định SAI.
Bởi vì: Khơng phải bất kì qút định hành chính cũng là đối tượng xét xử của tồ hành chính. Ví dụ:
Các qút định về điều đợng, về khen thưởng. Mặc khác khi quyết định hành chính được đưa ra xét
xử có kết luận cuối cùng chưa hẳn là trái pháp luật.
Nhận định 30: Mọi cá nhân, tổ chức có quyền lợi bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành
vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước đều là người khởi kiện.Nhận định SAI.
Bởi vì: Trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện
quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật,
theo đó họ không phải là cá nhân, tổ chức có quyền lợi bị xâm hại mà chỉ là người đại diện của họ.
Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 54 Luật Tớ tụng hành chính 2015.
a. Trong phiên tịa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, nếu người làm chứng
vắng mặt thì HĐXX phải ra quyết định hoãn phiên tòa.
=> Nhận định Sai, VÌ: điều 159
Quy định Sự có mặt của người làm chứng như sau:
1. Người làm chứng có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án để trình bày tình
tiết của vụ án mà họ biết. Trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai trực
tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án thì Chủ tọa phiên tòa công bố lời khai đó.
2. Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hợi đờng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn
tiến hành xét xử. Trường hợp người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa không có lý do chính đáng và
việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên tòa theo quyết định
của Hội đồng xét xử.
b. Khi không đồng ý với bản án, quyết định đình chỉ vụ án giải quyết khiếu
kiện về danh sách cử tri bầu cư đại biểu quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại
biểu HĐND đương sự có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.
=> Nhận định sai, vì:căn cứ điều 202. Hiệu lực của bản án, quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án
1. Bản án, quyết định đình chỉ vụ án giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri có hiệu lực thi hành
ngay. Đương sự không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị.
2. Tòa án phải gửi ngay bản án, quyết định đình chỉ vụ án cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
c. Tịa án có thể áp dụng pháp luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết
vụ án hành chính.
=> Nhận định đúng
Tòa án có thể áp dụng luật bồi thường nhà nước và pháp luật tố tụng dân sự trong
quá trình giải quyết vụ việc dân sự trong vụ án hành chính như đòi bồi thường
thiệt hại của người khiếu kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ
án hành chính.
d. VKS khơng có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm đối với quyết
định đình chỉ việc giải quyết vụ án trong trường hợp quyết định đó được tịa
án ban hành trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.
=> Nhận định Đúng
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
được ban hành trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, thì làm sao mà có thể tiếp tục bị
xét xử phúc thẩm bởi lẽ theo quy định của Luật TTHC, chúng ta chỉ thực hiện chế
độ hai cấp xét xử: cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Các bản án, quyết định của Tòa
án cấp phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay thì làm sao có thể tiếp tục bị xét xử
phúc thẩm. Trong trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định cấp phúc thẩm
chỉ có thể hi vọng vào việc xét lại bản án theo thủ tục đặc biệt mà thôi.
e. Người làm chứng trong vụ án hành chính khơng bao giờ bị thay đổi.
=> Nhận định Đúng
Trong TTHC việc làm chứng là nghĩa vụ và trách nhiệm của những người chứng kiến, biết được các
tình
tiết liên quan đến vụ án. Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn
của chứng cứ mà Tòa án căn cứ vào đó để ban hành ra phán quyết hợp pháp. Do
vậy, trong một vụ án hành chính nếu như có nhiều người làm chứng thì về nguyên
tắc tất cả những người này đều có trách nhiệm và nghĩa vụ phải tham gia vào quá
trình tớ tụng. Chúng ta không đặt ra vấn đề thay đổi người làm chứng vì đây là
trách nhiệm và nghĩa vụ bắt buộc họ phải thực hiện, trong trường hợp Tòa án phát
hiện hoặc biết được lời khai của người làm chứng nào đó là khơng phù hợp với
các tình tiết khách quan của vụ án thì Tòa án khơng sử dụng lời khai này. Tòa án
sẽ sử dụng lời khai của các người làm chứng khác hoặc sử dụng các nguồn chứng
cứ khác theo quy định của Luật TTHC.
f. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm nếu người bị kiện hủy bỏ quyết
định hành chính tịa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.
=> Nhận định sai,
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm nếu người bị kiện hủy bỏ quyêt định hành
chính, và người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì tòa án mới có quyền ra quyết định
đình chỉ việc giải quyết vụ án. Chẳng hạn như trong trường hợp người khởi kiện
đòi bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính của người bị kiện gây ra, thì
việc hủy bỏ quyết định đó vẫn gây thiệt hại cho người khởi kiện, nếu người khởi
kiện không đồng ý rút đơn khởi kiện thì tòa án vẫn tiếp tục thụ lý giải quyết vụ án.
1. Các giai đoạn của tố tụng hành chính đều có chung đối tượng xét xử?
Câu 1.1. Nhận định trên là sai. Vì Luật tớ tụng hành chính Việt Nam có những đặc điểm cơ bản sau
đây:
– Một là, Luật tố tụng hành chính Việt Nam quy định quá trình tài phán hành chính phải trải qua hai
giai đoạn là: giai đoạn tiền tố tụng và giai đoạn tố tụng. Ðây là điểm đặc thù của Luật tố tụng hành
chính mà các ngành Luật hình thức khác khơng có.
Giai đoạn tiền tố tụng: đây là giai đoạn bắt buộc phải trải qua để có thể thực hiện được giai đoạn tố tụng.
Giai đoạn này được các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp
luật khiếu nại, tố cáo nói riêng và pháp luật hành chính nói chung và theo thủ tục hành chính, không phải do
Tòa án thực hiện bằng thủ tục tố tụng. Ðiều này đã được quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án hành chính và hiện tại là trong Luật tố tụng hành chính.
Giai đoạn tố tụng: là giai đoạn tài phán do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền thực hiện theo
quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
– Hai là, tố tụng hành chính Việt Nam là tố tụng viết, nghĩa là các chứng cứ mà các bên nêu ra trong
tố tụng hành chính phải được thể hiện bằng hình thức văn bản; các chứng cứ này được trao đổi công
khai, tức là các đương sự có quyền được đọc, sao chép và xem các tài liệu, chứng cứ do đương sự
khác cung cấp.Quan hệ giữa các đương sự (người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan) trong vụ án hành chính là quan hệ bình đẳng theo quy định của pháp luật tố tụng
hành chính.
2. Trong trường hợp Thư ký Tòa án bị thay đổi tại phiên tịa, thì Hợi đồng xét xử có quyền cử
một thành viên của Hội đồng xét xử để ghi biên bản phiên tịa?
Nhận định trên là sai. Vì Theo khoản 2 Điều 49 Bộ luật Tố tụng hành chính 2015 (sửa đổi , bổ
sung 2019) Quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án
như sau:
2. Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử
quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng
nghị án và quyết định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký
Tòa án mà khơng có người dự khút thay thế ngay thì Hợi đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên
tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án thay thế người
bị thay đổi; nếu người bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định được thực hiện theo
quy định tại khoản 1 Điều này.\
3. Tòa án nhân dân tỉnh D phải trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính mà người bị kiện là
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh H?
Nhận định nêu trên đúng. Vì theo k 3 Điều 32 Luật TTHC 2015(SĐBS2019) quy định Thẩm
quyền của Tòa án cấp tỉnh:
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.
4. Người bị kiện trong vụ án hành chính khơng có quyền u cầu người khởi kiện bồi thường
thiệt hại cho mình? Nhận định đúng. Vì theo Điều 57 Luật TTHC 2015(SĐBS2019) quy định
Điều 57. Quyền, nghĩa vụ của người bị kiện
Người bị kiện có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 55 của Luật này;
2. Được Tòa án thông báo về việc bị kiện;
3. Chứng minh tính đúng đắn, hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện;
4. Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải
quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện; dừng, khắc
phục hành vi hành chính bị khởi kiện.
Theo quy định trên thì luật khơng quy định Người bị kiện trong vụ án hành chính có quyền yêu cầu
người khởi kiện bời thường thiệt hại cho mình.
Câu 10: Phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng hành chính là phương pháp thỏa thuận và
bình đẳng.
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Luật tớ tụng hành chính có hai phương điều chỉnh đó là:
- Phương pháp quyền uy
- Phương pháp bình đẳng
Phương pháp quyền uy được sử dụng để điều chỉnh nhóm các quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố
tụng hành chính, người tiến hành tố tụng hành đối với người tham gia tố tụng hành chính. Trong
quan hệ này, cơ quan tiến hành tố tụng hành chính, người tiến hành tố tụng hành đối với người
tham gia tố tụng hành chính ban hành quyết định hoặc hành vi và yêu cầu bên người tham gia tố
tụng hành chính phải tuân theo.
Phương pháp bình đẳng là phương pháp được sử dụng chủ yếu giữa người tham gia tố tụng hành
chính như là bình đẳng giữa người khởi kiện với người bị kiện.
Câu 11: Tất cả quyết định hành chính, hành vi hành chính đều tḥc thẩm quyền giải quyết
của Tịa án.
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo Khoản 1, Điều 30 Luật tớ tụng hành chính năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2019) quy định:
Điều 30. Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực
q́c phịng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản
trở hoạt động tố tụng;
c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.