Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.47 KB, 12 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được Quốc hội thông qua
ngày 18/6/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010. Luật này quy định về nội
dung trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về vật
chất, tổn thất về tinh thần, và điều chỉnh toàn diện các nội dung: Phạm vi các lĩnh vực
hoạt động mà Nhà nước phải bồi thường và phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước trong từng lĩnh vực đó (Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho tổ chức, cá
nhân bị thiệt hại đối với các trường hợp được quy định cụ thể trong lĩnh vực hoạt động
quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án). Thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại,
quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại: kinh phí bồi thường và trách nhiệm
hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.
Là một trong các lĩnh vực được luật trách nhiệm bồi thường nhà nước điều
chỉnh, phạm vi trách nhiệm bồi thường nhà nước trong họat động tố tụng dân sự, tố
tụng hành chính được quy định nhằm giúp các cơ quan, đơn vị, các tổ chức và cá
nhân nắm vững những vấn đề về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực
này. Để tìm hiểu vấn đề này, em xin được đi sâu tìm hiểu về đề tài: Xác định phạm vi
trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành
chính. làm bài tập lớn học kỳ của mình.
Do kiến thức còn hạn chế cũng như khả năng tìm hiểu và phân tích vấn đề chưa
sâu, nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô góp ý
sửa chữa để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!.

1


B. NỘI DUNG.
I.Khái quát chung về bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố
tụng hành chính.
1.khái niệm .
Có thể nói rằng kể từ khi luật trách nhiệm bồi thường nhà nước có hiệu lực thi


hành thì trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong các lĩnh vực nói chung và trong tố
tụng dân sự, tố tụng hành chính nói riêng, được thực hiện theo quy định của luật trách
nhiệm bồi thường nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Vậy thế nào là trách
nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính?:
Trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính là
trách nhiệm bồi thường của nhà nước khi người tiến hành tố tụng dân sự, tố tụng hành
chính có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá
trình thực hiện các hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.
2. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng
dân sự, tố tụng hành chính.
Căn cứ theo điều 6 luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ta xác định trách nhiệm bồi
thường cuả nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính dựa trên các
căn cứ sau:
Thứ nhất là phải có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành
vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật.
Thứ hai là hành vi trái pháp luật này phải thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường
nhà nước.
2


Thứ ba là phải có lỗi của người tiến hành tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.
Thứ tư là có thiệt hại thực tế xảy ra do người tiến hành tố tụng gây ra đối với
người bị hại.
Thứ năm là có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi trái pháp
luật của người tiến hành tố tụng hành chính, tố tụng dân sự.
Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra trong các trường hợp sau:
Do lỗi của người bị thiệt hại; người bị thiệt hại che dấu chứng cứ, tài liệu hoặc cung
cấp tài liệu sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc; do sự kiện bất khả kháng, tình
thế cấp thiết.
3. Nguyên tắc bồi thường và tòa án có trách nhiệm bồi thường.

Tại điều 7 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước quy địnhvề nguyên tắc giải
quyết bồi thường thì việc giải quyết bồi thường phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
“1. Kịp thời, công khai, đúng pháp luật;
2. Được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi
thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ;
3. Được trả một lần bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.”
Theo đó ta thấy được việc giải quyết bồi thường phải tuân theo các nguyên tắc sau:


Nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thường kịp thời, công khai đúng luật.

Về cơ bản nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong tố tụng cũng tương tự như nguyên tác
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định trong bộ luật dân sự đó là: phải có thiệt
hại xảy ra , có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp
luật và thiệt hại xảy ra, người gây thiệt hại có lỗi. Tuy nhiên đối với trách nhiệm bồi
thường của nhà nước do hành vi trái pháp luật của người tham gia tố tụng gây ra có
3


dấu hiệu đặc trưng , nên các nhà làm luật đã quy định các nguyên tắc có chứa những
nét đặc trưng này. Nhưng không trái với các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự.
Đây là nguyên tắc chung , bao trùm và là một nguyên tắc công bằng, hợp lý, phù hợp
với tập quán của nhân dân ta là gây thiệt hại thì phải khác phục ngay thiệt hại.
Việc quy định nhà nước phải bồi thường cho người bị oan sai là đảm bảo tính kịp thời
khắc phục thiệt hại cho người bị gây thiệt hại, Và về phía nhà nước thì sẽ yêu cầu
người gây thiệt hại bồi hoàn lại cho nhà nước. Do đó việc bồi thường đúng lúc, đúng
chỗ , đúng đối tượng là rất quan trọng, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của việc bồi
thường, đồng thời thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, động viên kịp thời người
bị hại và đảm bảo đúng luật. Việc bồi thường phải công khai thể hiện tính minh bạch
của nhà nước và cũng là biện pháp để khẳng định với mọi người về sai sót của cơ quan

tố tụng đối với người bị oan, nhằm khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại.
Việc bồi thường đúng pháp luật ở đây đảm bảo khắc phục toàn bộ thiệt hại xảy ra ,
Đây là nguyên tắc cơ bản do Bộ luật dân sự quy định: gây thiệt hại bao nhiêu thì bồi
thường bấy nhiêu.. Vì nếu không có hành vi gây thiệt hại thì không có thiệt hại đó.
• Được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường
với người bị thiêtk hại hoặc đại diện hợp pháp của họ.
Có thể nói rằng: trong pháp luật dân sự, nguyên tắc tự do cam kết, tự do thỏa thuận là
nguyên tắc đặc trưng, nó xuất phát từ tính độc lập về sở hữu, tính tự chủ và độc lập về
tài sản, tự chịu trách nhiệm về các hành vi của mình. Do vậy nó trở thành nguyên tắc
cơ bản, bao trùm toàn bộ ngành luật dân sự. Chính vì lẽ đó, nguyên tắc này chi phối tất
cả các ngành luật liên quan tới luật dân sự như tố tụng dân sự. Và phần lớn các quốc
gia có hệ thống luật dân sự đều có quy định về vấn đề tự do thoản thuận trong việc giải
quyết, nhưng sự tự do này không được trái với quy định của phap luật, đạo đức xã hội.
4




Được trả một lần bằng tiền trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Đây là nguyên tắc đặc trưng trong luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước, nhằm
đảm bảo khắc phục thiệt hại do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra , có nét đặc trưng
riêng so với luật dân sự . Vì về nguyên tắc bồi thường trong luật dân sự có thể bồi
thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc bằng thực hiện công việc, và người gây thiệt hại
có thể giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng
kinh tế trước mắt và lâu dài.
Tuy nhiên chúng ta phải lưu ý rằng, nguyên tắc này không áp dụng trong trường
hợp các bên tự thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, cách thức bồi thường theo
đúng quy định của luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước .
II.Phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự,

tố tụng hành chính.
1. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng dân
sự, tố tụng hành chính.
Có thể nói Nhu cầu bồi thường thiệt hại cho các công dân, các tổ chức là nghĩa vụ,
trách nhiệm của một nhà nước dân chủ, “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”, thể
hiện sự bình đẳng, đối xử công bằng của pháp luật đối với các cơ quan Nhà nước, cán
bộ, công chức và mọi công dân. Trước đây do sự bức xúc của xã hội công dân trước
những hậu quả thiệt hại cho công dân và xã hội xuất phát từ những hành xử, việc làm
của một số cán bộ, công chức vô tình hay cố ý gây ra, trong tình hình còn thiếu các văn
bản luật pháp qui định, Nhà nước Việt Nam đã có sáng kiến đáp ứng giải quyết có tính
chất tình thế, Ví dụ như: trong lĩnh vực tố tụng hình sự, có hai văn bản: Nghị định số
47/CP ngày 03/05/1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công
chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra
5


cùng một số văn bản hướng dẫn thi hành và nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11
ngày 17/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị
oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Trong hoạt động
tố tụng dân sự, tố tụng hành chính có Bộ luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hành chính.
Tuy nhiên, các văn bản đó mang tính chữa cháy hết sức cần thiết trong giai đoạn còn
thiếu luật riêng về trách nhiệm bồi thường nhà nước nói chung cà các quy định về
trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
nói riêng. Và trong thời gian qua, kết hợp các văn bản trên với các qui định của Luật
Hình sự, Luật Dân sự và cả Luật khiếu nại, tố cáo, Nhà nước ta đã cho ra đời luật trách
nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009. Trong đó quy định cụ thể phạm vi trách nhiệm
bồi thường nhà nước trong từng lĩnh vực cụ thể.
Cụ thể dưới đây là quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước trong
hoạt động tố tụng hành chính, tố tụng dân sự như sau:
Theo Điều 28 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước thì trách nhiệm bồi thường

của nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính chỉ phát sinh trong
các trường hợp sau đây:
“1. Tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
2. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời
mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu;
3. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức;
4. Ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ
vụ án.”
Với nội dung luật định trên ta có thể thấy được phạm vi trách nhiệm bồi thường
của nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính phát sinh rong các
trường hợp cụ thể sau:
6


Một là, Thẩm phán, Hội đồng xét xử tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 62 Luật tố
tụng hành chính mà bị hủy bỏ theo thủ tục giải quyêt khiếu nại, kiêna nghị được quy
định tại Điều 125 Bộ luật Tố tụng dân sự và Điều 71 Luật Tố tụng hành chính hoặc bị
hủy bỏ theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
Hai là Thẩm phán, Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, cơ quan tổ chức có yêu cầu
mà bị hủy bỏ theo thủ tục giải quyết khiếu nại , kiến nghị được quy định tại Điều 125
Bộ luật tôa tụng dân sự và Điều 71 luật tôa tụng hành chính hoặc bị hủy bỏ theo bản
án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
Ba là, Thẩm phán, Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan,
tổ chức có yêu cầu mà bị hủy bỏ theo thủ tục giải quyết khiếu nại , kiến nghị được quy
định tại Điều 125 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 71 luật tố tụng hành chính hoặc bị
hủy bỏ theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;

Bốn là Thẩm phán, Hội đồng xét xử ra quyết định, bản án sơ thẩm có hiệu lực
pháp luật mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án sau đó bị hủy
theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
Năm là , Thẩm phán, Hội đồng xét xử ra quyết định, bản án phúc thẩm có hiệu lực
pháp luật mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án sau đó bị
hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm .
Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự,
tố tụng hành chính phát sinh khi việc ra bản án, quyết định không có căn cứ, không
hợp pháp đã gây thiệt hại cho các đương sự hoặc người thứ ba.
7


2. Nhận xét.
Như vậy, qua tìm hiểu và phân tích vấn đề trên ta thấy: không phải mọi trường
hợp, quyết định bị hủy mà gây thiệt hại thì phát sinh trách nhệm bồi thường của nhà
nước . Bởi trên thực tế, Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử , do đó bản phán quyết
định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình
tiết mới thì được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của
Bộ luật tố tụng dân sự. Quy định này cho phép Tòa án cấp trên sửa chữa sai lầm của
Tòa án cấp dưới nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Mặt khác
trong tố tụng dân sự các đương sự có quyền xuất trình chứng cứ ở bất cứ giai đoạn tố
tụng nào, do đó, nếu họ xuất trình chứng cứ mới sau khi xét xử sơ thẩm , phúc thẩm
mà dẫn đến hậu quả bản án , quyết định đó bị hủy trong khi thẩm phán đã thực hiện
các quy định của pháp luật thì Thẩm phán và Tòa án không có lỗi , không phát sinh
trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong tố
tụng dân sự và tố tụng hành chính chỉ phát sinh khi bản án, quyết định bị hủy do lỗi cố
ý của Thẩm phán, thành viên hội đồng xét xử, biết rõ là trái pháp luật mà vẫn thực hiện
hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ. Trong trường hợp này, vấn đề đạt ra là như thế nào thì
được coi là “biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai vụ án”.? Giải quyết vấn đề này,

ta cần xác định lỗi của việc ra bản án, quyết định trái pháp luật là lỗi cố ý, những ở
đây là lỗi cố ý với hành vi hoặc cố ý với hậu quả, hoặc cả cố ý với hành vi và cố ý với
hậu quả.
Bàn về vấn đề này , ý kiến thứ nhất cho rằng: chỉ cần là cố ý thực hiện hành vi
trái pháp luật, lỗi cố ý ở đây là cố ý với hành vi và không cần xem xét đến việc có
mong muốn hay không mong muốn mà để mặc hậu quả xảy ra( cố ý trực tiếp và cố ý
gián tiếp) hay nói cách khác khi kết luận hành vi vi phạm pháp luật của thẩm phán,
8


thành viên hội đồng xét xử, Chánh án không cần xem xét đến động cơ, mục đích
hướng tới của hành vi trái pháp luật.
Ý kiến thứ hai cho rằng phải có bản án có hiệu lực pháp luật xác định thẩm
phán, Hội thẩm nhân dân phạm tội mới có căn cứ bồi thường nhà nước , nếu hành vi
trái pháp luật của thẩm phán, hội thẩm nhân dân chưa đến mức cấu thành tội phạm thì
không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Như vậy, cùng một vấn đề
xong lại có nhiều quan điểm trái ngược nhau, điều này đã gây khó khăn cho việc áp
dụng trong thực tiễn. Do vậy, các nhà làm luật cần thiết phải bán hành các văn bản
hướng dẫn thực thi để thống nhất về nội dung luật định, tạo điều kiện thuận lợi cho các
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện. Đồng thời góp phần hoàn thiện quy
định của luật trách nhiệm bồi thường nhà nước nói chung và quy định về phạm vi trách
nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính nói
riêng.
C. KẾT LUẬN.
Vấn đề trách nhiệm Bồi thường của nhà nước trong các lĩnh vực nói chung và
trong hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính nói riêng xảy ra hiện nay không
ít. Do vậy, để trách việc nhầm lẫn về phạm vi giải quyết về trách nhiệm bồi thường
nhà nước, pháp luật hiện hành đã quy định rất cụ thể về phạm vi trách nhiệm bồi
thường nhà nước trong từng lĩnh vực. Qua việc tìm hiểu và phân tích vấn đề trên cho ta
thấy được quy định của pháp luật về phạm vi trách nhiệm bồi thường nhà nước trong

hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính.
Có thể nói rằng mặc dù đã Sau hơn 01 năm triển khai thi hành Luật Trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước, nhưng do triển khai thi hành Luật

cho

thấy ý nghĩa, vai trò

cũng như nội dung cơ bản của luật vẫn chưa được đông đảo cán bộ, công chức, nhân
dân nhận thức đầy đủ. Bên cạnh đó, một phần là do chưa có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời
9


trong việc thực hiện công tác quán triệt luật cũng như bố trí nhân sự theo dõi, thực thi
luật và chưa có hướng dẫn kịp thời từ các cơ quan trung ương nên địa phương gặp khó
khăn trong việc bố trí cán bộ. Thiếu người, thiếu biên chế .Quản lý nhà nước về công
tác bồi thường là một nhiệm vụ mới được luật và Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày
03/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định cụ thể và được giao cho Bộ Tư pháp,
Sở Tư pháp có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi
thường. Do vậy , để hạn chế tình trạng sai trái xảy ra, nhà nước cần có chính sách quản
lý chặt chẽ các hoạt động của các công chức, cá nhân, cơ quan tiến hành tố tụng nói
chung và tố tụng dân sự và tố tụng hành chính nói riêng . Qua đó cần áp dụng mức bồi
thường phải gánh chịu tương xứng đối với cá nhân, cơ quan tiến hành tố tụng gây ra
hiện thiệt hại. Đồng thời cần quy định mức bồi thường tăng lên để đắp ứng thỏa đáng
phần nào thiệt hại mà người bị thiệt hại đã phải gánh chịu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

10



1.Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009.
2. Bộ Luật Dân sự năm 2005.
3. Luật tố tụng dân sự năm 2004.
4. Luật tố tụng hành chính
5.Tạp chí dân chủ và pháp luật. số chuyên đề pháp luật về trách nhiệm bồi
thường của nhà nước.

MỤC LỤC
A.LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………..…………1
B. NỘI DUNG……………………………………………………………………….....2
11


I.Khái quát chung về bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng
hành chính………………………………………………………………………………2
1.khái niệm ……………………………………………………………………………..2
2. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng dân
sự, tố tụng hành chính………………………………………………………………….2
3. Nguyên tắc bồi thường và tòa án có trách nhiệm bồi thường………………………3
II.Phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự,
tố tụng hành chính. ……………………………………………………………………5
1.Phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố
tụng hành chính. ……………………………………………………………………….5
2. Nhận xét…………………………………………………………………………..…8
C. KẾT LUẬN………………………………………………………………………....9

12




×