Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

TỐ TỤNG HÌNH SỰ (Nhận định thi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110 KB, 37 trang )

Chương 1: Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc cơ bản Luật tố tụng hình sự
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao? (4 điểm)

a. Mọi quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự đều là quan hệ pháp
luật tố tụng hình sự. SAI, Vì trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có rất nhiều quan hệ xã
hội phát sinh. Trong tất cả các quan hệ xã hội đó khơng phải quan hệ xã hội nào cũng do ngành
luật tố tụng hình sự điều chỉnh như mối quan hệ giữa ngưởi bào chữa và người bị buộc tội,
người bị buộc tội với bị hại.

b. Cha mẹ không được làm người phiên dịch cho con là bị can, bị cáo.
ĐÚNG,Vì theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 70 BLTTHS 2015, để đảm bảo khách quan
trong quá trình giải quyết vụ án thì cha mẹ của bị can, bị cáo không được là người phiên dịch
cho con.

c. Chứng cứ gốc luôn là chứng cứ trực tiếp.
SAI, Vì chứng cứ gốc là chứng cứ được thu thập trực tiếp từ nguồn, không qua trung gian trong
khi chứng cứ trực tiếp là chứng cứ làm rõ được tình tiết của vụ án mà không phải kết hợp cùng
các chứng cứ khác nên chứng cứ gốc không phải lúc nào cũng là chứng cứ trực tiếp, mà có thể
là chứng cứ gián tiếp.

d. Cơ quan có thẩm quyền chỉ khởi tố các vụ án xâm phạm nhân phẩm con người khi bị hại yêu
cầu.
SAI, Vì theo quy định tại Điều 150 BLTTHS 2015, cơ quan có thẩm quyền chỉ khởi tố theo yêu
cầu của bị hại đối với một số tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm nhân phẩm danh dự con
người. Rất nhiều tội thuộc nhóm tội này khơng cần có u cầu của bị hại cơ quan có thẩm
quyền khi phát hiện vẫn tiến hành khởi tố vụ án.

1. Đối tượng điều chỉnh của Luật TTHS là những quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết
một vụ án hình sự
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Đối tượng điều chỉnh của Luật TTHS là những quan hệ phát sinh
trong hoạt động giải quyết một vụ án hình sự, bao gồm: hoạt động tiếp nhận, giải quyết nguồn


tin về tội phạm, khởi tố, điều tra ,truy tố, xét xử và thi hành án


2. Phương pháp phối hợp và chế ước điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều
chỉnh của Luật TTHS
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Phương pháp phối hợp và chế ước chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa các
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với nhau

3.Chỉ có quan hệ pháp luật tố tụng hình sự mới mang tính quyền lực nhà nước
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: ngồi quan hệ pháp Luật TTHS còn có quan hệ pháp luật hình sự, quan
hệ pháp luật hành chính và một số loại quan hệ pháp luật khác

4.Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự chỉ phát sinh khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Quan hệ pháp Luật TTHS phát sinh trước khi có quyết định khởi tố
VAHS. Các hoạt động như tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm là hoạt động tố tụng hình
sự xảy ra trước khi có quyết định khởi tố VAHS

5. Quan hệ giữa người bào chữa và bị cáo là quan hệ pháp luật tố tụng hình sự
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Quan hệ pháp TTHS luôn tồn tại một bên chủ thể mang quyền lực nhà
nước

6. Nhiệm vụ của Luật Tố tụng hình sự cũng chính là nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Luật TTHS quy định trình tự thủ tục để giải quyết một vụ án hình
sự, quy định thẩm quyền tố tụng cũng như mối quan hệ của các cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng trong việc giải quyết VAHS. Luật TTHS đã tạo ra một cơ sở pháp lý đầy đủ để các
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, đảm bảo phát hiện
chính xác, nhanh chóng mọi hành vị phạm tội; xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội;
không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội


7. Bảo vệ các giá trị xã hội, là nhiệm vụ riêng có của Luật TTHS
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Ngồi Luật TTHS, Luật Hình sự và nhiều ngành luật khác cũng tham
gia bảo vệ các giá trị xã hội theo chức năng của từng ngành luật. Điều 1 BLHS 2015 quy định


“Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân…”

8.Trừng trị người phạm tội là nhiệm vụ của Luật TTHS
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Luật TTHS quy định các biện pháp cưỡng chế khơng nhằm mục đích
trừng trị người phạm tội. Luật TTHS là luật thủ tục, tạo cơ sở pháp lý hình thức để đưa Luật
Hình sự vào cuộc sống, hiện thực hóa biện pháp hình phạt được BLHS quy định
9.Quy định trình tự thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự là nhiệm vụ
cơ bản của Luật TTHS
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Việc quy định trình tự thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án hình sự không phải là nhiệm vụ cơ bản của Luật TTHS được quy định tại Điều 2,
BLTTHS mà thuộc chức năng của Luật TTHS

10.Các nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS chỉ được quy định trong BLTTHS
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Các nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS được quy định trong BLTTHS,
Hiến pháp, Luật Tổ chức Tòa án…

11.Nguyên tắc hai cấp xét xử. là nguyên tắc đặc thù của luật TTHS
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Nguyên tắc hai cấp xét xử khơng phải chỉ là ngun tắc riêng có của
luật TTHS, mà còn là nguyên tắc của Luật TTDS, TTHC

12.Người có thẩm quyền THTT và người TGTT có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân
tộc mình trong các phiên tòa xét xử VAHS
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: chỉ người tham gia tố tụng (điều 29 BLTTHS 2015)


13.Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội” là nguyên tắc đặc thù mà chỉ
Luật TTHS mới có
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Quyền bào chữa là một trong các quyền cơ bản của người bị buộc
tội. Có buộc tội mới có bào chữa. Chức năng buộc tội và chức năng bào chữa là những chức
năng cơ bản chỉ có Luật TTHS mới có


14.Chủ thể của ngun tắc “suy đốn vơ tội” trong Luật TTHS chỉ là người bị buộc tội
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Điều 13 BLTTHS 2015 quy định: Người bị buộc tội được coi là
khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự thủ tục do bộ luật này quy định và có
bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật

15.Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự chỉ phát sinh khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự.
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Quan hệ pháp Luật TTHS phát sinh trước khi có quyết định khởi tố
VAHS. Các hoạt động như tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm là hoạt động tố tụng hình
sự xảy ra trước khi có quyết định khởi tố VAHS

16.Chủ thể của ngun tắc “suy đốn vơ tội” trong Luật TTHS chỉ là người bị buộc tội
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Điều 13 BLTTHS 2015 quy định: Người bị buộc tội được coi là
khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự thủ tục do bộ luật này quy định và có
bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật

17.Người có thẩm quyền THTT và người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết
của dân tộc mình trong các phiên tòa xét xử VAHS.
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: chỉ người tham gia tố tụng (Điều 29 BLTTHS 2015)

18.Quan hệ giữa bị cáo và người bị hại là quan hệ pháp luật tố tụng hình sự.
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Quan hệ pháp TTHS luôn tồn tại một bên chủ thể mang quyền lực nhà
nước
Chương 2: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và

người tham gia tố tụng hình sự

1. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự đều được gọi là cơ quan tiến hành tố
tụng hình sự


NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án trong khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng còn cả các cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

2. Cơ quan điều tra là cơ quan tiến hành tố tụng chỉ có chức năng điều tra trong các vụ án hình
sự
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Theo quy định tại Điều 8 Luật tở chức Cơ quan điều tra hình sự
năm 2015 thì Cơ quan điều tra là cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn trong điều tra vụ án hình sự
nên chỉ có trong q trình giải quyết vụ án hình sự

3.Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất có thẩm quyền
truy tố
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Theo quy định tại Điều 2 Luật tở chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
thì Viện kiểm sát là cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố và đây cũng là cơ quan duy
nhất được quyền thực hiện chức năng này

4.Hải quan là cơ quan tiến hành tố tụng trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ bao gồm 3 cơ quan là Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Tòa án. Hải quan là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra (theo điểm b, K1, Đ35 BLTTHS2015)

5.Thanh tra nhà nước sẽ tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự để thực hiện chức năng
kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền

tiến hành tố tụng thuộc về Viện kiểm sát mà không thuộc về thanh tra nhà nước (Đ2, luật tổ
chức VKSND 2014)

6.Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ ra quyết định thay đổi Kiểm sát viên là Viện
trưởng Viện kiểm sát các cấp trong trường hợp bị thay đởi
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo khoản 2 Điều 52 BLTTHS 2015, thẩm quyền thay đổi Kiểm sát
viên là Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực


tiếp. Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ ra quyết định thay đổi Kiểm sát
viên là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

7. Cán bộ điều tra khi tiến hành tố tụng hình sự chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình
trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 BLTTHS 2015, Cán bộ điều tra
trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự khơng chỉ phải chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng,
Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra mà còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
8. Trường hợp Thủ trưởng Cơ quan điều tra là Điều tra viên bị thay đởi thì vụ án phải chuyển
cho Cơ quan điều tra cấp trên
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLTTHS 2015, trường hợp Thủ
trưởng Cơ quan điều tra là Điều tra viên bị thay đởi thì việc điều tra vụ án do Cơ quan điều tra
cấp trên trực tiếp tiến hành

9.Kiểm sát viên và Thẩm phán là vợ chồng thì khơng được tiến hành tố tụng trong cùng một vụ
án
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Theo quy định tại (K3.Điều 49 BLTTHS) trường hợp Kiểm sát viên
và Thẩm phán là vợ chồng được coi là căn cứ cho thấy nếu họ cùng tham gia vào q trình giải
quyết vụ án thì sẽ khơng đảm bảo sự khách quan, vô tư trong khi làm nhiệm vụ vì vậy họ khơng
được tiến hành tố tụng cùng 1 vụ án mà phải từ chối tham gia hoặc bị thay đổi


10. Khi thay đổi người tiến hành tố tụng tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định
tạm ngừng phiên tòa
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo quy định tại Điều 53 và 54 BLTTHS, khi thay đổi người tiến hành
tố tụng tại phiên tòa thì tùy thuộc người bị thay đổi là ai để Hội đồng xét xử ra quyết định tạm
ngừng phiên tòa hoặc hoãn phiên tòa

11.Khi chấm dứt tư cách bị can thì người hoặc pháp nhân thương mại bị buộc tội sẽ chuyển
sang tư cách bị cáo
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Khi kết thúc tư cách bị can, người hoặc pháp nhân thương mại bị buộc
tội có thể sẽ chấm dứt tư cách tố tụng nếu vụ án bị đình chỉ


12.Người bào chữa không cần phải xin cấp giấy chứng nhận bào chữa từ cơ quan tiến hành tố
tụng (K1, Đ78 BLTTHS2015)
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Người bào chữa khi tham gia tố tụng không cần làm thủ tục xin cấp
giấy chứng nhận bào chữa mà chỉ cần làm thủ tục đăng ký bào chữa trong vụ án án hình sự

13.Nguyên đơn dân sự chỉ được kháng cáo phần bồi thường thiệt hại
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Theo quy định tại khoản (điểm L, K2 Điều 63 BLTTHS 2015),
nguyên đơn dân sự chỉ được kháng cáo phần bồi thường thiệt hại trong bản án của Tòa án mà
không được kháng cáo các nội dung khác của bản án

14.Người định giá tài sản không thể đồng thời là người giám định trong cùng một vụ án
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi
Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch, người dịch
thuật, người định giá tài sản trong vụ án đó; (điểm b,K5, Đ68 BLTTHS2015)

15.Người phiên dịch được thay mặt cho người bị buộc tội kháng cáo bản án, quyết định của
Tòa án (K2, Đ70 BLTTHS2015)
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Người phiên dịch khơng có quyền được kháng cáo bản án, quyết định

của Tòa án. Bị cáo không được ủy quyền cho người phiên dịch, thay mặt mình kháng cáo bản
án, quyết định của Tòa án. Họ phải tự kháng cáo hoặc ủy quyền cho người bào chữa kháng cáo

16.Khi có căn cứ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không vô tư khi giải quyết vụ án thì
người tham gia tố tụng được quyền u cầu thay đởi
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo quy định tại Điều 50 BLTTHS chỉ có Kiểm sát viên và những
người có quyền, lợi ích liên quan, bị tác động bởi vụ án mới có quyền được yêu cầu thay đởi
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

17.Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chỉ có quyền hạn trong
giai đoạn khởi tố vụ án
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo quy định tại Điều 10 Luật tở chức cơ quan điều tra hình sự 2015,
các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khơng chỉ có quyền hạn


trong giai đoạn khởi tố vụ án mà trong một số vụ án còn có thẩm quyền trong giai đoạn điều tra
vụ

18. Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền cơng tố thì sẽ bị Cơ quan điều tra và Tòa án
giám sát những hoạt động này
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Cơ quan điều tra và Tòa án khơng có chức năng kiểm tra giám sát hoạt
động tố tụng của Viện kiểm sát

19.Bị đơn dân sự có thể đồng thời là người bị buộc tội trong cùng một vụ án
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Theo quy định tại Điều 64 BLTTHS, bị đơn dân sự phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại nên họ có thể là những người khác với người bị buộc tội nhưng
trường hợp người gây thiệt hại cho nguyên đơn dân sự là người bị buộc tội từ đủ 18 t̉i trở lên
thì họ đồng thời là bị đơn dân sự trong cùng một vụ án

20.Người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Người bào chữa được nhận bào chữa cho nhiều người bị buộc tội
trong cùng một vụ án nếu quyền và lợi ích của những người bị buộc tội này không trái nhau
(K5, Đ72 BLTTHS2015)
Chương 3: Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự

1. Mọi sự vật tồn tại khách quan mà có liên quan đến VAHS đều được xem là chứng cứ
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo quy định tại Điều 86 BLTTHS 2015 thì chứng cứ phải bao gồm 3
thuộc tính: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Nếu một sự vật tồn tại khách quan
có liên quan đến vụ án hình sự nhưng khơng được thu thập theo trình tự, thủ tục luật định (tính
hợp pháp) thì khơng được coi là chứng cứ

2.Kết quả thu được từ hoạt động trinh sát là chứng cứ
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Đối với kết quả thu được từ hoạt động trinh sát không được dùng làm
chứng cứ mà chỉ là căn cứ để định hướng giải quyết vụ án. Đặc điểm của hoạt động nghiệp vụ
này là bí mật, lén lút nên khơng thỏa mãn được tính hợp pháp (được thu thập theo trình tự thủ
tục luật định)


3.Kết luận giám định là nguồn chứng cứ có thể thay thế được
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Theo Khoản 3 Điều 100 BLTTHS 2015 thì cơ quan có thẩm quyền
THTT có thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung nếu kết luận
giám định chưa rõ hoặc chưa đầy đủ. Do đó, kết luận giám định là nguồn chứng cứ có thể thay
thế được

4.Lời khai của tất cả người tham gia tố tụng là nguồn chứng cứ trong TTHS
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Bộ Luật TTHS 2015 không quy định lời khai của người bào chữa,
người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch là nguồn chứng cứ

5.Tất cả đối tượng tác động của tội phạm đều là vật chứng
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận của khách thể bị tội

phạm tác động đến. Đó có thể là: chủ thể, hoạt động bình thường của chủ thể, một đối tượng vật
chất. Vậy, đối tượng tác động là hoạt động bình thường của chủ thể khơng Phải là vật chứng

6.Tất cả các vấn đề được quy định tại Điều 85 BLTTHS 2015 đều là đối tượng phải chứng
minh trong mọi vụ án hình sự
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Những vấn đề quy định tai Điều 85 BLTTHS 2015 là đối tượng chứng
minh trong VAHS nói chung. Tuy nhiên, mỡi vụ án có những tội phạm khác nhau, đo đó đối
tượng cần chứng minh trong từng vụ án cụ thể là khác nhau

7.Các dấu hiệu sau đây là đối tượng chứng minh trong mọi vụ án hình sự: t̉i chịu TNHS,
năng lực TNHS, hành vi phạm tội, lỗi
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: các dấu hiệu này (t̉i chịu TNHS, năng lực TNHS, hành vi phạm
tội, lỗi) đều được phản ánh trong mọi cấu thành tội phạm

8. Nghĩa vụ chứng minh tội phạm trong VAHS thuộc về người tham gia và người tiến hành tố
tụng
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Nghĩa vụ chứng minh trong VAHS thuộc về phía buộc tội. Nhà nước,
với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhân danh quyền lực công để buộc tội một con


người trước pháp luật. Dó đó, chủ thể có trách nhiệm chứng minh tội phạm là các cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng. (điều 15 BLTTHS 2015)

9.Tất cả chủ thể có quyền thu thập chứng cứ trong VAHS đều là những chủ thể có trách nhiệm
chứng minh trong vụ án
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ nhưng khơng phải là chủ
thể có trách nhiệm chứng minh trong vụ án (điều 73 BLTTHS 2015)

10.Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng mọi biện pháp có thể để thu thập
chứng cứ nhằm thực hiện nghĩa vụ chứng minh trong VAHS (K1,Đ 88 BLTTHS 2015)

NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Cơ quan có thẩm quyền THTT chỉ được áp dụng các biện pháp mà
BLTTHS quy định để thu thập chứng cứ, khi áp dụng các biện pháp đó phải tuân thủ đúng
những quy định của pháp Luật

11.Thông tin rút ta từ kết luận giám định là chứng cứ trực tiếp và không thể thay thế
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Thơng tin rút ra được từ kết quả giám định là chứng cứ gốc, và nó có
thể là chứng cứ trực tiếp hoặc chứng cứ gián tiếp. Thơng tin này có thể thay thế trong trường
hợp cơ quan có thẩm quyền THTT có thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại
theo thủ tục chung nếu kết luận giám định chưa rõ hoặc chưa đầy đủ
12. Trong mọi trường hợp, vật chứng là cơng cụ, phương tiện phạm tội thì bị tịch thu, sung quỹ
Nhà nước hoặc tiêu hủy
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Mặc dù điểm a, khoản 2, điều 106 BLTTHS 2015 có quy định: vật
chứng là cơng cụ, phương tiện phạm tội thì bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước hoặc tiêu hủy.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp. Nếu vật chứng là công cụ phương tiện phạm tội nhưng
vật này thuộc sở hữu của người khác mà người phạm tội dùng làm công cụ phương tiện phạm
tội và chủ sở hữu của vật ấy khơng có lỡi thì phải trả lại cho chủ sở hữu (điểm b, K3, Đ106
BLTTHS2015)

13.Vật chứng chỉ có thể trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ án đã được
giải quyết xong
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Khoản 3, điều 106 BLTTHS quy định: trong quá trình điều tra, truy tố,
xét xử, cơ quan có thẩm quyền có thể trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu


xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án. Như vậy, vật chứng có thể trả
lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ án chưa được giải quyết xong

14.Tất cả các vấn đề được quy định tại Điều 85 BLTTHS 2015 đều là đối tượng phải chứng
minh trong mọi vụ án hình sự
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Những vấn đề quy định tai Điều 85 BLTTHS 2015 là đối tượng chứng

minh trong VAHS nói chung. Tuy nhiên, mỡi vụ án có những tội phạm khác nhau, đo đó đối
tượng cần chứng minh trong từng vụ án cụ thể là khác nhau

15.Tất cả chủ thể có quyền thu thập chứng cứ trong VAHS đều là những chủ thể có trách nhiệm
chứng minh trong vụ án
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ nhưng khơng phải là chủ
thể có trách nhiệm chứng minh trong vụ án (Đ73 BLTTHS2015)

Chương 4: Biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế
trong tố tụng hình sự

1. Người phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đều bị tạm giữ và tạm giam
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo quy định tại Điều 117 và 119 BLTTHS thì khơng phải người nào
phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đều bị tạm giam. Nếu họ thuộc những
trường hợp được miễn áp dụng biện pháp tạm giam hoặc cơ quan tiến hành tố tụng thấy việc áp
dụng tạm giam là không cần thiết thì sẽ khơng áp dụng

2.Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam;
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo quy định tại Điều 123 BLTTHS, cấm đi khỏi nơi cư trú không
phải là biện pháp thay thế biện pháp tạm giam, nghĩa là người bị cấm đi khỏi nơi cư trú khơng
có căn cứ để tạm giam

3.Thời hạn áp dụng biện pháp tạm giữ là 9 ngày kể từ ngày Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng nhận người bị bắt;


NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo quy định tại Điều 117 BLTTHS, thời hạn tạm giữ đối với một
người nào đó tùy thuộc vào từng trường hợp. Thời hạn tạm giữ trong những trường hợp bình
thường là 3 ngày, trường hợp cần thiết gia hạn 2 lần, mỗi lần không quá 3 ngày. Như vậy, thời
hạn áp dụng biện pháp tạm giữ 9 ngày chỉ có trong những trường hợp đặc biệt

4.Biện pháp ngăn chặn do cơ quan nào áp dụng thì chỉ cơ quan đó được quyền ra quyết định
hủy bỏ biện pháp đó
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo quy định tại khoản 2 Điều 125 BLTTHS, với những biện pháp mà
Viện kiểm sát phê chuẩn thì việc ra quyết định hủy bỏ phải do Viện kiểm sát thực hiện

5. Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp không cần sự phê chuẩn của Viện kiểm sát
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Theo quy định tại Điều 110 BLTTHS, vì tính đặc biệt cấp bách cần
ngăn chặn ngay nên lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp không cần sự phê chuẩn của
Viện kiểm sát trước khi thi hành

6.Người làm chứng khơng có mặt theo giấy triệu tập sẽ bị dẫn giải;
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo quy định tại (điểm a khoản 2 Điều 127 BLTTHS), người làm
chứng chỉ bị dẫn giải khi khơng có mặt theo giấy triệu tập mà khơng phải vì lý do bất khả
kháng hoặc khơng do trở ngại khách quan

7.Không phải người bị buộc tội nào cũng bị áp giải
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 127 BLTTHS, áp giải chỉ có thể áp
giải đối với người bị buộc tội có nghĩa là việc áp giải chỉ thực hiện trong một số trường hợp,
thông thường áp dụng khi người bị buộc tội khơng có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có
thẩm quyền…

8.Kê biên tài sản còn có thể áp dụng với người mà có căn cứ tài sản của họ liên quan đến hành
vi phạm tội
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo quy định tại K1,Điều 128 BLTTHS, kê biên tài sản chỉ áp dụng
với bị can, bị cáo. Với những người có căn cứ tài sản của họ liên quan đến hành vi phạm tội
không bị kê biên


9.Chỉ những bị can, bị cáo nào phạm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mới bị phong tỏa tài
khoản

NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo quy định tại Điều 129 BLTTHS, phong tỏa tài khoản áp dụng với
những người bị buộc tội mà BLHS quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo
bồi thường thiệt hại; không phải cứ phạm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mới bị phong tỏa
tài khoản

10.Thẩm quyền hủy bỏ biện pháp cưỡng chế chỉ thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo quy định tại K2,Điều 130 BLTTHS, thẩm quyền hủy bỏ biện pháp
cưỡng chế thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng; các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra không có thẩm quyền hủy bỏ biện pháp cưỡng chế

11.Biện pháp bảo lĩnh chỉ được áp dụng đối với những bị can, bị cáo có cha mẹ hoặc người
giám hộ nhận bảo lĩnh
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo quy định tại K2,Điều 121 BLTTHS, bị can, bị cáo ngoài việc
được nhận bảo lĩnh từ các cá nhân, còn được nhận bảo lĩnh trong trường hợp tổ chức nhận bảo
lĩnh cho thành viên của tổ chức minh

12.Không được phép bắt bị can, bị cáo để tạm giam vào ban đêm
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Theo quy định tại Điều 113 BLTTHS, vì khơng có tính chất đặc biệt
cấp bách nên việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam không được thực hiện vào ban đêm, trừ
trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

13.Hết thời hạn tạm giữ cơ quan có thẩm quyền trả tự do cho người bị tạm giữ
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Hết thời hạn tạm giữ nếu có đủ căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn
khác thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thay thế biện pháp tạm giữ bằng biện pháp ngăn chặn mới.
Người bị tạm giữ chỉ được thả tự do khi khơng có căn cứ để áp dụng bất kỳ biện pháp ngăn
chặn nào

14.Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp thay thế tạm giam trong những trường hợp bị can, bị cáo
có nơi cư trú rõ ràng (Điều 123 BLTTHS2015)



NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Một số bị can, bị cáo dù có nơi cư trú rõ ràng nhưng nếu có căn cứ theo
quy định tại Điều 119 BLTTHS thì vẫn bị tạm giam. Cấm đi khỏi nơi cư trú không phải là biện
pháp thay thế cho biện pháp tạm giam vì đối tượng bị áp dụng khơng có căn cứ bị tạm giam

15.Bị can, bị cáo phạm tội mà BLHS quy định hình phạt tiền mới được áp dụng biện pháp đặt
tiền để đảm bảo (Điều 122 BLTTHS2015)
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Biện pháp đặt tiền để đảm bảo được áp dụng trong trường hợp bị can, bị
cáo có tiền để thay thế được biện pháp tạm giam. Bị can, bị cáo phạm bất kỳ tội nào cũng có thể
được xem xét cho áp dụng biện pháp đặt tiền để đảm bảo

Chương 5: Các giai đoạn tố tụng hình sự

1.Khi thực hiện chức năng cơng tố, VKS có quyền hủy bỏ mọi quyết định khơng khởi tố VAHS
khơng có căn cứ của các cơ quan có thẩm quyền
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Căn cứ điểm c, khoản 1 Điều 161 BLTTHS 2015, đối với quyết định
khơng KTVA khơng có căn cứ của HĐXX thì VKS khơng có quyền hủy bỏ mà chỉ được kháng
nghị lên Tòa án cấp trên một cấp

2.Trong một số trường hợp luật định, người bị hại có quyền khởi tố vụ án hình sự
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, do
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện. Người bị hại khơng có quyền khởi tố
VAHS. Trong một số trường hợp theo quy định của điều 155 BLTTHS 2015, người bị hại có
quyền yêu cầu khởi tố VAHS, và cơ quan có thẩm quyền THTT chỉ được khởi tố khi có yêu
cầu của người bị hại

3.Tố giác của cá nhân là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Căn cứ K1, Đ143 BLTTHS 2015, tố giác của công dân không phải là
căn cứ để khởi tố VAHS mà là cơ sở để xác định dấu hiệu tội phạm


4.Tất cả các hoạt động chứng minh tội phạm chỉ được thực hiện sau khi có quyết định khởi tố
vụ án hình sự của cơ quan có thẩm quyền


NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Căn cứ vào k3 Đ147 BLTTHS 2015, khi giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm và kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền THTT tiến hành một số hoạt động điều
tra mà điều luật quy. Nhưng vây, các hoạt động điều tra để chứng minh tội phạm được quy định
tại đ 147 cũng được thực hiện trước khi có quyết định khởi tố VAHS

5.Trong mọi trường hợp, căn cứ khởi tố vụ án hình sự chỉ cần có dấu hiệu của tội phạm.
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Đối với trường hợp khởi tố VAHS theo yêu cầu của người bị hại quy
định tại Đ155 thì căn cứ để KTAHS khơng chỉ là dấu hiệu tội phạm mà còn có căn cứ là yêu
cầu khởi tố của người bị hại.

6.Kết thúc giai đoạn điều tra nếu khơng xác định được bị can là ai thì cơ quan có thẩm quyền ra
quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Căn cứ điểm a, khoản 1, điều 229 BLTTHS 2015, khi hết thời hạn điều
tra vụ án mà chưa xác định được bị can, cơ quan điều tra ra quyết định truy nã trước khi tạm
đình chỉ điều tra vụ án HS

7.Thời hạn điều tra bổ sung được xác định căn cứ theo loại tội phạm
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Căn cứ k2. Đ 174 BLTTHS 2015, thời hạn điều tra bổ sung được quy
định căn cứ theo loại cơ quan tiến hành tố tụng tra hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung

8. Viện kiểm sát có quyền ra quyết định khởi tố bị can trong giai đoạn điều tra
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Căn cứ k4, điều 179 BLTTHS 2015, Trường hợp phát hiện có người
đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát
khơng trực tiếp khởi tố bị can mà yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Nếu đã
yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra khơng thực hiện thì VKS mới ra quyết định khởi tố bị can


9.Trong mọi trường hợp kết thúc điều tra, CQĐT phải ra bản kết luận điều tra
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Căn cứ K2 Đ 460 BLTTHS 2015 quy định về điều tra theo thủ tục rút
gọn thì khi kết thúc điều tra, CQĐT khơng phải làm bản kết luận điều tra mà ra quyết định đề
nghị truy tố và gủi hồ sơ vụ án cho VKS. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp kết thúc
điều tra, CQĐT phải ra bản kết luận điều tra


10.Tất cả các hoạt động điều tra chỉ được tiến hành sau khi có quyết định KTVA
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Căn cứ khoản 3, điều 147 BLTTHS 2015 thì có nhiều biện pháp điều
tra được thực hiên trước khi có quyết định khởi tố VAHS

11.Ở giai đoạn truy tố, viện kiểm sát chỉ thực hiện chức năng thực hành quyền cơng tố
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Truy tố Truy tố là một giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó VKS thực
hiện cả chức năng giám sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố. Ở giai đoạn này
VKS thực hiện kiểm sát hoạt động tố tụng của các giai đoạn tố tụng trước đó và truy tố bị can
trước tòa. VKS nghiên cứu tồn bộ hơ sơ vụ án nhằm kịp thời khắc phục những thiếu sót cũng
như những vi phạm pháp luật trong giai đoạn KTVA và ĐTVA; đồng thời VKS ban hành quyết
định truy tố, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xét xử của tòa án

12.Trong giai đoạn truy tố, khi phát hiện có người đồng phạm khác với bị can chưa bị khởi tố
thì VKS ra quyết định khởi tố người đồng phạm đó
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo quy định tại Điểm c, khoản 1, điều 245 BLTTHS 2015, trong
trường hợp phát hiện có người đồng phạm khác với bị can chưa bị khởi tố, VKS ra quyết định
trả hồ sơ điều tra bổ sung

13.Trong một số trường hợp Viện kiểm sát cấp tỉnh có quyền ra quyết định truy tố đối với
những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án cấp huyện
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Điều 239 BLTTHS 2015 quy định Viện kiểm sát cấp nào thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Đối với

những vụ án mà cơ quan điều tra cấp tỉnh rút án của cơ quan điều tra cấp huyện để điều tra theo
quy định tại điểm b, khoản 5, điều 163 BLTTHS 2015 thì VKS cấp tỉnh thực hành quyền cơng
tố và giám sát điều tra. Do đó VKS cấp tỉnh ra quyết định truy tố

14.Trong thời hạn truy tố, nếu bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can ơ đâu thì VKS ra quyết
định tạm đình chỉ vụ án
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Nếu bị can bỏ trốn mà khơng biết rõ bị can ơ đâu và thời hạn truy tố đã
hết, phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can trước khi VKS tạm đình chỉ vụ án (điểm b,
khoản 1, điều 247 BLTTHS 2015)


15.Ở giai đoạn truy tố, VKS không được thực hiện các hoạt động điều tra thu thập chứng cứ
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Điều tra thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm là trách nhiệm của
các cơ quan tiến hành tố tụng ( trong đó có VKS) được thực hiện trong các giai đoạn tiến hành
tố tụng. Khoản 2,3, Điều 236 BLTTHS 2015 quy định: VKS có quyền yêu cầu cơ quan, tổ
chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trong trường hợp cần thiết. Trực tiếp tiến
hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc
truy tố hoặc khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung mà xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ cho
Cơ quan điều tra

16.Tòa án có quyền xét xử bị cáo theo tội danh khác với tội danh mà Viện kiểm sát truy tố
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Căn cứ khoản 2, điều 298 BLTTHS 2015, Tòa án có thể xét xử bị
cáo theo một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố

17.Trong mọi trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại Điều 76
BLTTHS 2015 mà người bào chữa vắng mặt, HĐXX phải hoãn phiên tòa
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Khoản 2, Điều 291 BLTTHS 2015 quy định: Trường hợp chỉ định
người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt thì
Hội đồng xét xử phải hỗn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng
ý xét xử vắng mặt người bào chữa


18.Chỉ có những người tiến hành tố tụng mới có quyền xét hỏi tại phiên tòa
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Căn cứ vào K2 Đ307 BLTTHS 2015 thì khơng chỉ có những người tiến
hành tố tụng mới có quyền xét hỏi tại phiên tòa mà người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của
đương sự, người giám định, người định giá tài sản cũng có quyền xét hỏi tại phiên tòa

19.Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể xem xét lại phần bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Dựa vào các căn cú pháp lý sau để giải thích: Theo điểu 345
BLTTHS 2015: Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng
cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định
không bị kháng cáo, kháng nghị.


Điểu 343 BLTTHS 2015: “Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm
của Tòa án khơng bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn
kháng cáo, kháng nghị”

20.Khi Sửa bản án theo hướng giảm nhẹ, quyền hạn của HĐXX phúc thẩm không phụ thuộc
vào hướng kháng cáo, kháng nghị
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Kháng cáo kháng nghị có thể theo hướng tăng nặng hoặc giảm nhẹ.
Tuy nhiên căn cứ vào K2 Đ 357 BLTTHS 2015 mặc dù kháng cáo hoặc kháng nghị theo hướng
tăng nặng nhưng có căn cứ để giảm nhẹ thì HĐXX vẫn có quyền sửa bản án theo hướng giảm
nhẹ. Do vậy mà khi sửa bản án theo hướng giảm nhẹ, quyền hạn của HĐXX phúc thẩm không
phụ thuộc vào hướng kháng cáo, kháng nghị

21.Thời hạn điều tra bổ sung được xác định căn cứ theo loại tội phạm
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Căn cứ k2. Đ 174 BLTTHS 2015, thời hạn điều tra bổ sung được quy
định căn cứ theo loại cơ quan tiến hành tố tụng tra hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung

22.Trong giai đoạn truy tố, khi phát hiện có người đồng phạm khác với bị can chưa bị khởi tố

thì VKS ra quyết định khởi tố người đồng phạm đó
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo quy định tại Điểm c, khoản 1, điều 245 BLTTHS 2015, trong
trường hợp phát hiện có người đồng phạm khác với bị can chưa bị khởi tố, VKS ra quyết định
trả hồ sơ điều tra bổ sung

23.HDXX phúc thẩm có thể xem xét lại phần bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Dựa vào các căn cú pháp lý sau để giải thích: Theo điểu 345
BLTTHS 2015: Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng
cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định
không bị kháng cáo, kháng nghị.
Điểu 343 BLTTHS 2015: “Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm
của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn
kháng cáo, kháng nghị”


24.Trong mọi trường hợp, vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ
thẩm phải có hai Thẩm phán và ba Hội thẩm
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Khoản 1, điều 254 BLTTHS 2015 quy định: Trường hợp vụ án có tính
chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội
thẩm. Quy định này có tính chất lựa chọn

25. Khi Chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định
đình chỉ vụ án khi có căn cứ xác định hành vi của bị can không cấu thành tội phạm
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Các trường hợp định chỉ vụ án hình sự trong giai đoạn Chuẩn bị xét xử
sơ thẩm quy định tại điều 282 BLTTHS 2015 không quy định trường hợp này. Điểm a, khoản
1, điều 282 quy định: “Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc một
trong các trường hợp: Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3,
4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này”. Trong khi đó, căn cứ: Hành vi không cấu thành tội
phạm lại được quy định ở điểm 2 của điều 157


Chương 6: Thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự

1. Thời hạn kháng nghị tái thẩm và giám đốc là 1 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo quy định tại Điều 379, 401 BLTTHS, thời hạn kháng nghị tái
thẩm và giám đốc thẩm tùy thuộc vào việc kháng nghị có lợi hay khơng có lợi cho người bị kết
án. Thời hạn kháng nghị 1 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật chỉ áp dụng trong
trường hợp kháng nghị không có lợi cho người bị kết án

2. Mỡi vụ án chỉ được kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm 1 lần
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: BLTTHS khơng quy định một vụ án được tiến hành giám đốc thẩm và
tái thẩm thực hiện bao nhiêu lần vì tùy thuộc vào quá trình giải quyết của từng vụ án

3.Hội đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền sửa bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Theo quy định tại Điều 388 và 393 BLTTHS, Hội đồng giám đốc
thẩm được sửa bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật khi các tài liệu, chứng cứ tỏng hồ sơ đã
đầy đủ và việc sửa không làm thay đổi bản chất của vụ án, khơng làm xấu đi tình trạng của
người bị kết án cũng như gây bất lợi cho bị hại, đương sự


4.Tái thẩm là cấp xét xử có thể có hoặc khơng trong q trình giải quyết một vụ án hình sự
(Điều 397 BLTTHS2015)
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Tái thẩm khơng phải là cấp xét xử mà chỉ là thủ tục xét lại bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ để kháng nghị và thủ tục này có thể có hoặc
khơng trong q trình giải quyết vụ án hình sự

5. Khi phát hiện bản án đã có hiệu lực pháp luật người bị kết án được quyền kháng nghị bản án
lên Tòa án cấp trên trực tiếp (K1,Điều 372 BLTTHS2015)
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Kháng nghị là hoạt động tố tụng chỉ được dành cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Khi tham gia tố tụng, người bị kết án khơng có quyền kháng nghị bản án. Bản
án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án chỉ được quyền gửi kiến nghị của mình lên cho cá

nhân, cơ quan có thẩm quyền kháng nghị để xem xét theo thủ tục tái thẩm hoặc giám đốc thẩm

6.Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chỉ xem xét quyết định của mình khi có kháng
nghị (K1,Điều 404 BLTTHS2015)
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không bị
kháng nghị. Trường hợp thấy quyết định này sai thì các chủ thể có thẩm quyền sẽ kiến nghị
hoặc đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định này
7.Căn cứ để kiến nghị hoặc yêu cầu Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lai
quyết định của mình là quyết định có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới nghiêm trọng
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, VÌ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 404 BLTTHS thì khi có căn cứ xác
định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật hoặc
tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà khi ra quyết định
Hội đồng khơng phát hiện ra thì các chủ thể có thẩm quyền sẽ kiến nghị, yêu cầu hoặc đề nghị
xem xét lại quyết định này

8.Nếu không đồng ý với kết quả phiên họp xem xét kiến nghị của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kiến nghị lên Ủy ban
thường vụ Quốc hội
NHẬN ĐỊNH SAI, VÌ: Theo quy định tại Điều 408 BLTTHS, khi không đồng ý với kết quả
phiên họp xem xét kiến nghị của mình thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền
báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định



×