Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Phân lập và nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng nấm gây bệnh trên chuối thu thập tại hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 46 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
“PHÂN LẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM GÂY BỆNH TRÊN CHUỐI
THU THẬP TẠI HẢI PHÒNG”

HÀ NỘI – 2021


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“PHÂN LẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM GÂY BỆNH TRÊN CHUỐI
THU THẬP TẠI HẢI PHÒNG”
Sinh viên thực hiện

: PHẠM THỊ THÚY VÂN

Lớp

: CNSHB – K62


Mã SV

: 620557

Người hướng dẫn

: TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN
PGS. TS NGUYỄN XUÂN CẢNH

Bộ môn

: Công nghệ vi sinh

HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung
thực và chưa hề được sử dụng trong bất kì cơng bố nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2021
Sinh viên
Phạm Thị Thúy Vân

 

ii



LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian làm đề tài tốt nghiệp tại Bộ môn Công nghệ vi sinh, được sự
giúp đỡ và dìu dắt tận tình của các thầy cơ giáo, các cán bộ tại phịng thí nghiệm
của Bộ mơn cùng với sự cố gắng và nỗ lực học tập của bản thân, tơi đã hồn thành
khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trước tiên, tơi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc Học viện, Ban chủ
nhiệm khoa Công nghệ sinh học cùng tồn thể các thầy cơ giáo đã truyền đạt cho
tơi những kiến thức vơ cùng bổ ích và quý báu trong suốt thời gian học tập, rèn
luyện và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Trong suốt q trình thực hiện đề tài tốt nghiệp, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới
Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Xuân Cảnh, TS. Nguyễn Trường Sơn đã tận tình,
chu đáo, chỉ bảo và hướng dẫn tơi hồn thành đề tài này một cách tốt nhất.
Tôi cũng chân thành cảm ơn sự góp ý dạy bảo nhiệt tình của các thầy cô Bộ
môn Công nghệ vi sinh khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nơng Nghiệp Việt
Nam giúp tơi có định hướng đúng đắn trong việc thực hiện đề tài của mình.
Đồng thời, tơi xin cảm ơn tồn thể các bạn đang thực tập và nghiên cứu tại
phịng thí nghiệm của Bộ môn Công nghệ vi sinh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tơi suốt q trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Cuối cùng, với tất cả lịng thành kính và biết ơn vơ hạn, tơi xin gửi lời cảm ơn
đến bố mẹ, người đã sinh thành, nuôi nấng, động viên và tạo động lực cho tôi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2021
Kí tên
Phạm Thị Thúy Vân

 


iii


MỤC LỤC
 

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii 
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii 
MỤC LỤC................................................................................................................ iv 
DANH MỤC BẢNG............................................................................................... vii 
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii 
DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... ix 
TÓM TẮT KẾT QUẢ................................................................................................x 
PHẦN I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 
1.1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1 
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................2 
1.2.1 Mục đích nghiên cứu.........................................................................................2 
1.2.2 Yêu cầu .............................................................................................................2 
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3 
2.1 Tổng quan tình hình sản xuất chuối trên thế giới và ở Việt Nam........................3 
2.2 Các bệnh thường gặp trên chuối do vi khuẩn gây ra ...........................................4 
2.2.1. Bệnh đốm tròn (Cordana leaf spot)..................................................................4 
2.2.2 Bệnh sọc nhỏ (Leaf speckle) .............................................................................4 
2.2.3. Bệnh héo rũ thân chuối do Xanthomonas campestris pv. Musacearum gây ra
....................................................................................................................................5 
2.3 Các bệnh thường gặp trên chuối do virus gây ra .................................................6 
2.3.1 Bệnh khảm lá (Cucumber Mosai Vius) ............................................................6 
2.3.2 Bệnh chùn đọt (Bunchy top virus) ....................................................................7 
2.3.3 Bệnh sọc lá chuối (CSV)...................................................................................8 
2.4 Các bệnh thường gặp trên cây chuối do nấm gây ra ............................................9 

 

iv


2.4.1 Bệnh héo rũ Panama .........................................................................................9 
2.4.2 Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp. gây ra. ..........................................11 
2.4.3 Bệnh đốm lá hay bệnh cháy lá ........................................................................12 
PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP....................................15 
3.1. Vật liệu nghiên cứu ...........................................................................................15 
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................15 
3.1.2 Địa điểm và thời gian thực hiện ......................................................................15 
3.2. Hóa chất và mơi trường ni cấy ......................................................................15 
3.3. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................15 
3.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................16 
3.4.1. Phương pháp thu thập mẫu ............................................................................16 
3.4.2. Phương pháp phân lập....................................................................................16 
3.4.3. Phương pháp làm thuần .................................................................................16 
3.4.4. Phương pháp xác định các đặc điểm hình thái tản nấm, hình thái bào tử nấm.
..................................................................................................................................16 
3.4.5. Phương pháp tái lây nhiễm ............................................................................17 
3.4.5.1. Phương pháp tái lây nhiễm trên lá ..............................................................17 
3.4.5.1. Phương pháp tái lây nhiễm trên cây ...........................................................17 
3.4.6. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng của các chủng
nấm ...........................................................................................................................17 
3.4.7 Khảo sát ảnh hưởng của pH đến môi trường đến khả năng sinh trưởng của
các chủng nấm ..........................................................................................................18
3.4.8 Khảo sát khả năng sinh hợp chất thơm của các chủng nấm Fusarium………18
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................19 
4.1. Kết quả thu thập mẫu ........................................................................................19 

4.2. Kết quả phân lập các chủng nấm gây bệnh trên chuối .....................................20 
 

v


4.3. Kết quả tái lây nhiễm ........................................................................................21 
4.3.1. Kết quả tái lây nhiễm trên lá ..........................................................................21 
4.3.2. Kết quả tái lây nhiễm trên cây .......................................................................21 
4.4. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của 2 chủng nấm chọn lọc ...............................23 
4.4.1. Đặc điểm hình thái các chủng nấm chọn lọc .................................................23 
4.4.1.1. Đặc điểm hình thái chủng nấm Bv03..........................................................23 
4.4.1.2. Đặc điểm hình thái chủng nấm Bv06..........................................................24 
4.4.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của các chủng nấm trên môi trường PDA ...25 
4.4.3. Đánh giá khả năng sinh trưởng của các chủng nấm trên các môi trường, pH
và nhiệt độ khác nhau...............................................................................................26 
4.4.3.1. Ảnh hưởng của pH môi trường lên các chủng nấm chọn lọc .....................26 
4.4.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy môi trường lên các chủng nấm chọn lọc28 
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................30 
5.1. Kết luận .............................................................................................................30 
5.2. Kiến nghị ...........................................................................................................30 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................31 
PHỤ LỤC .................................................................................................................35 

 

vi


DANH MỤC BẢNG


Bảng 4.1. Kết quả phân lập mẫu chuối tại tỉnh Hải Phòng ......................................20 
Bảng 4.2. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng của hai chủng nấm chọn lọc trên
môi trường PDA .......................................................................................................25 

 

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Hình ảnh mẫu chuối bị bệnh thu thập ở tỉnh Hải Phịng .........................19 
Hình 4.2. Kết quả tái lây nhiễm trên lá của hai chủng nấm chọn lọc sau 7 ngày ....21 
Hình 4.3. Kết quả tái lây nhiễm trên cây của hai chủng chọn lọc ...........................22 
Hình 4.4. Hình thái chủng nấm Bv03 ......................................................................23 
Hình 4.5. Hình thái chủng nấm Bv06. .....................................................................24 
Hình 4.6. Biều đồ thể hiện ảnh hưởng của pH môi trường đến sự sinh trưởng của
chủng nấm Bv03 và Bv06 ........................................................................................26 
Hình 4.7. Ảnh hưởng của pH mơi trường đến sự sinh trưởng của chủng nấm Bv03
..................................................................................................................................27 
Hình 4.8. Ảnh hưởng của pH môi trường đến sự sinh trưởng của chủng nấm Bv06
..................................................................................................................................28 
Hình 4.9. Biều đồ thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của chủng
nấm Bv03 và Bv06 ...................................................................................................28 
Hình 4.10. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của chủng nấm Bv03 sau 7
ngày ni cấy ...........................................................................................................29 
Hình 4.11. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của chủng nấm Bv06 sau 7
ngày nuôi cấy ...........................................................................................................29 


 

viii


DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
CLA

 

Tên đầy đủ
Môi trường thạch lá cẩm chướng

cs

Cộng sự

ĐC

Đối chứng

ĐVT

Đơn vị tính

Foc

Fusarium oxysporum f. sp cubense


Ha

Hecta

PDA

Potato Dextrose Agar

SDA

Sabouraud Dextrose Agar

STR4

Chủng cận nhiệt đới 4

TR4

Chủng nhiệt đới 4

WA

Water Agar

ix


TÓM TẮT KẾT QUẢ


Đề tài nghiên cứu “Phân lập và nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số
chủng nấm gây bệnh trên chuối thu thập tại tỉnh Hải Phòng” tiến hành tại phịng
thí nghiệm của bộ mơn Cơng nghệ vi sinh – Khoa Công nghệ sinh học, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam từ tháng 12/2020 đến tháng 8/2021. Từ các mẫu chuối
bệnh (thân giả, lá và thân củ) được thu thập tại tỉnh Hải Phịng sau q trình phân
lập thu được 08 chủng nấm gây bệnh gồm có 3 chủng nấm có hình thái Fusarium
sp, 5 chủng nấm có hình thái Colletotrichum sp. Trong 3 chủng nấm có hình thái
Fusarium sp có 2 nấm chủng có màu tím đặc trưng và 1 chủng nấm có màu trắng
đặc trưng.
Từ 08 chủng nấm phân lập được, sau khi tiến hành tái lây nhiễm tơi tuyển
chọn 02 chủng Bv03 và Bv06 có khả năng gây bệnh mạnh nhất. Tiến hành nghiên
cứu các đặc điểm hình thái của hai chủng được tuyển chọn. Cả hai chủng nấm
Bv03 và Bv06 đều có bào tử nhỏ hình bầu dục, một số hình trụ có 0-1 vách ngăn
và bào tử đại hình hơi liềm có 4-6 vách ngăn. Nghiên cứu đặc điểm sinh hóa của 2
chủng nấm Bv03 và Bv06 gây bệnh trên chuối tại tỉnh Hải Phòng. Kết quả cho
thấy cả hai chủng phát triển tốt trên môi trường PDA. Hai chủng đều sinh trưởng
tốt ở nhiệt độ 30oC và không quan sát thấy sự phát triển ở 35oC và 50oC. pH=6 là
pH tối ưu cho sự phát triển của cả hai chủng Bv03 và Bv06.

 

x


PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cây Chuối, có tên tiếng Anh là banana, là tên gọi các loài cây thuộc chi
Chuối (Musa paradisiaca L.). Những cây này có gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á
và Úc, Chuối được trồng ở ít nhất 107 quốc gia. Hiện tại người ta cơng nhận khoảng 50

lồi thuộc chi Musa với nhiều công dụng khác nhau đối với con người. Chuối (Musa spp.)
là cây lương thực quan trọng thứ tư trên thế giới sau gạo, ngơ và lúa mì (Ghag  cs, 2015).
Ước tính khoảng 44 tỷ đơ la Mỹ được tạo ra từ chuối trên thị trường quốc tế mỗi năm
(Ploetz, 2015). Ở Việt Nam chuối là loại trái cây có diện tích và sản lượng cao. Theo ghi
nhận của Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương Mại – Bộ Công Thương
(VITIC) năm 2019, chuối chiếm hơn 19% tổng diện tích cây trồng ăn quả với diện tích trên
100.000ha và có sản lượng tiêu thụ khoảng 1.4 triệu tấn/ năm. Với số lượng sản xuất này,
Việt Nam đứng hàng thứ 14 trên thế giới, chiếm 1.7% thị phần so với các nước (theo thống
kê của trang Tridge).
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản xuất chuối ở nước ta đang gặp
phải rất nhiều khó khăn do các bệnh gây hại đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Trong đó có thể kể đến như bệnh héo rũ Panama (Fusarium oxysporum f.sp
cubense), bệnh thán thư (Colletotrichum musae), bệnh đốm lá sigatoka
(Pseudocercospora fijensis, Pseudocercospora musae)…Bệnh héo Panama thường
gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây nhưng mạnh nhất ở giai đoạn
trưởng thành, ra hoa, tạo quả. Các bào tử của nấm Foc bắt đầu lây nhiễm từ rễ và
bó mạch rồi lan đến các mơ trên, gây tắc nghẽn mạch gỗ và cuối cùng dẫn đến khơ
héo tồn bộ cây trồng. Người ta đã nghiên cứu và công bố 4 chủng Foc gây ra bệnh
này. Nhu cầu về chuối ngày càng tăng trong khi dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều
và càng khó kiểm sốt đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng của
quả, đời sống nông dân ngày càng cực khổ và thiếu thốn. Cho tới hiện tại, một số
biện pháp phòng trừ dịch bệnh đã được công bố và áp dụng, tuy nhiên, chưa có
 

1


biện pháp nào thật sự an toàn và hiệu quả. Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có
nhiều nghiên cứu về nấm gây bệnh trên chuối được cơng bố. Chính vì vậy, để có
cái nhìn thực tế, cụ thể hơn về tình hình dịch bệnh gây ra trên chuối, tơi đã tiến

hành nghiên cứu đề tài “Phân lập và nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số
chủng nấm gây bệnh trên chuối thu thập tại Hải Phòng” kết quả nghiên cứu sẽ
phục vụ, cung cấp cơ sở cho việc tạo ra các chế phẩm sinh học thay thế cho những
phương pháp điều trị bệnh chưa hiệu quả trước đây. Từ đó, nâng cao năng suất
chuối, đáp ứng nhu cầu về chuối cho người tiêu dùng, cải thiện đời sống, mang lại
nguồn lợi kinh tế cho người dân trồng chuối.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
- Phân lập một số chủng nấm từ mẫu bệnh đã thu thập tại tỉnh Hải Phịng.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học của một số chủng nấm
phân lập.
1.2.2 Yêu cầu
- Thu thập được 20-30 mẫu chuối bị bệnh được trồng ở Hải Phòng.
- Phân lập được 3-5 chủng nấm gây bệnh trên chuối.
- Xác định đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của 2-3 chủng nấm.

 

2


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan tình hình sản xuất chuối trên thế giới và ở Việt Nam
Trái cây đóng vai trị quan trọng trong dinh dưỡng của con người, giúp bổ
sung các yếu tố tăng trưởng như vitamin và khoáng chất cần thiết trong chế độ ăn
uống hằng ngày của con người để duy trì một sức khỏe tốt (Yaouba Aoudou  cs,
2017). Chúng là loại cây ăn quả quan trọng nhất được sản xuất tại Philippines,
Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và là loại trái cây tươi số một được bán trong các siêu
thị ở Hoa Ky, Vương Quốc Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zaeland

(Viljoen  cs, 2019 ). Theo FAO, sản lượng chuối toàn cầu hàng năm vào khoảng
145 triệu tấn, hơn 100 tỷ quả chuối được tiêu thụ hàng năm và xuất khẩu của thế
giới đạt 4, tỷ USD đến 5 tỷ USD 1 năm đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều
nước. Trong đó, Ấn Độ, Ecuado, Braxin, Trung Quốc chiếm 50% sản lượng chuối
của toàn thế giới nhưng Mỹ La Tinh và khu vực Caribê mới là những khu vực xuất
khẩu chuối lớn nhất thế giới chiếm đến 70% lượng xuất khẩu chuối 2004.
Ở Việt Nam, bên cạnh phục vụ nội tiêu, chuối cịn có vị trí đặc biệt trong
xuất khẩu và đã hình thành vùng hàng hóa tại các tỉnh Đồng bằng sơng Hồng,
Trung du miền núi phía Bắc, các tỉnh Tây nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông
Cửu Long…Chuối Việt Nam cũng đã được xuất khẩu sang khắp các châu lục. Các
nước nhập khẩu chuối của Việt Nam nhiều là Trung Quốc, Liên bang Nga, Hà Lan,
Ucraina, Đức, Mơng Cổ, Niu-Di-Lân, Mỹ, Ơxtrâylia, trong đó Trung Quốc và Liên
bang Nga là hai nước nhập khẩu chuối từ Việt Nam nhiều nhất.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đã và đang lây lan trên diện rộng gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến khu vực trồng chuối. Trên thế giới, tác nhân gây bệnh bao
gồm nấm, virus và vi khuẩn. Một số bệnh nấm như bệnh Panama, Sigatoka, đốm lá
Septoria, đốm lá Cordana, thán thư, đốm đen, đốm kim cương, đốm nâu và thối rễ
đã được cho là tác nhân gây bệnh lên chuối trên thế. Tại Việt Nam, sản xuất chuối
 

3


ở nước ta cũng đang gặp thách thức lớn với dịch gây thiệt hại kinh tế nặng nề đối
với các hộ nơng dân trồng chuối trọng điểm ở phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên,
Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Thực trạng này cần nhiều giải pháp cấp bách để sản xuất
chuối trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng được bền vững.
2.2 Các bệnh thường gặp trên chuối do vi khuẩn gây ra
2.2.1. Bệnh đốm tròn (Cordana leaf spot)
Bệnh do vi khuẩn Cordana Murae gây nên. Đốm bệnh lớn, hình bầu dục,

màu nâu nhạt hay màu vàng, xung quang đốm có quầng vàng tươi. Đốm bệnh bị
lây nhiễm qua tiếp xúc ở rìa lá và làm cho tồn bộ rìa lá khơ héo, khoảng giữa rìa
lá khơ với phần lành lặn của lá hình vệt dài màu vàng tươi. Bệnh này chỉ thường
xảy ra ở những lá già.
Bệnh được truyền từ cây mẹ sang cây con qua con đường cây giống, lây
truyền từ cây này sang cây khác thơng qua một lồi rệp có tên là Pentalonia
nigronervos sinh sống trên cây chuối làm môi giới truyền bệnh. Bệnh phát sinh
quanh năm nhưng thường phát triển mạnh vào những tháng có ẩm độ cao. Qua
quan sát thực tế vườn cây cho thấy, những vườn ít được chăm sóc, nhiều cỏ dại,
rậm rạp, thường xuyên phủ đất bằng rơm rác, cỏ cây...thường là những vườn bị
bệnh gây hại nhiều hơn những vườn khác.
Thuốc Mancozeb hoặc Maned đều rất hiệu nghiệm để phịng trừ bệnh này.
Nếu những vườn chuối có phun thuốc phong trừ bệnh đốm lá thường không mắc
bệnh này.
2.2.2 Bệnh sọc nhỏ (Leaf speckle)
Bệnh do vi khuẩn Acrodontium simlex (Maugenot). De Hoog gây nên. Thời
kỳ đầu phát bệnh xuất hiện nhiều đốm nâu đỏ bằng đầu kim gút ở mặt dưới lá,
nhiều đốm nhỏ thường tụ lại thành đốm lớn hoặc trải dài dọc theo rìa bên trái của
lá chuối, đến kỳ cuối bệnh đốm phát triển thành những sọc nhỏ, song song với gân

 

4


lá. Bệnh này thường xuất hiện ở những lá già từ phiến lá thứ 6 trở xuống, Những lá
già nhiễm bệnh sẽ nhanh chóng vàng héo.
Biện pháp phịng trừ bệnh: Mancozed 80% và Benlat 50% đều có thể phịng
trừ hiệu quả
2.2.3. Bệnh héo rũ thân chuối do Xanthomonas campestris pv. Musacearum gây ra

Gây héo Xanthomonas trên các cây thuộc họ Musaceae, chủ yếu là chuối
(Musa acuminata), chuối (M. acuminata × balbisiana). Xcm là một vi khuẩn Gram
âm, hiếu khí, hình que cú kớch thc 0,70,9 àm ì 1,82,0 àm, di động bởi một
trùng roi đơn cực (Bradbury, 1986 ) và thuộc giống Xanthomonas trong phân lớp
Gamma của Proteobacteria (Smith và cs, 2008 ). Sự phát triển tối ưu trên thạch
dinh dưỡng đạt được ở 25–28 ° C, tạo ra các khuẩn lạc màu vàng, nhầy, tròn và lồi
ở 3 ngày sau khi ủ (Ssekiwoko và cs, 2006). Các triệu chứng: lá vàng và héo, quả
chín sớm và thối khơ, dịch tiết vi khuẩn từ thân cây bị cắt. Xcm chỉ được tìm thấy ở
các nước châu Phi, cụ thể là Burundi, Ethiopia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya,
Rwanda, Tanzania và Uganda. Xcm được truyền qua côn trùng, dơi, chim và dụng
cụ chăm sóc. Sự phát tán của mầm bệnh trong khoảng cách xa là bằng cách vận
chuyển các cây nhiễm bệnh tiềm ẩn đến các khu vực mới (Nakato  cs, 2018). Tại
Tanzania, Xcm lan rộng từ huyện Muleba trong vùng Kagera đến 7 huyện khác
trong cùng khu vực và đến các vùng Kigoma và Mara lân cận. Điều này làm dấy
lên lo ngại về khả năng lây lan của Xcm vào các vùng sản xuất chuối chính là
Kilimanjaro và Mbeya (Carter  cs, 2010 ).
Các triệu chứng khác liên quan đến bệnh sọc lá chuối là còi cọc, hoại tử lá,
hoại tử mơ phân sinh, giảm kích thước bó, xuất hiện khơng hồn tồn các chùm nổi
lên trên mặt bên của mô phân sinh. Đôi khi, các triệu chứng vệt tối có thể nhìn thấy
trên mơ phân sinh (Lockhart  Jones, 1999).

 

5


2.3 Các bệnh thường gặp trên chuối do virus gây ra
2.3.1 Bệnh khảm lá (Cucumber Mosai Vius)
Bệnh khảm lá có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn phát triển nào của cây và chủ
yếu triệu chứng bệnh thể hiện rõ nhất ở trên lá và cũng là bộ phận dễ phát hiện

bệnh sớm nhất. Lá cây bị bệnh có sọc vàng từ ngồi bìa lá vào cuống lá, cây phát
triển kém, khi phát hiện cây bị bệnh cần phải đào bỏ và xử lý ngay để tránh lây
nhiễm. Các triệu chứng ban đầu là hiện tượng các vệt lá bị khảm liên tục xung
quanh hoặc gián đoạn song song với gân lá. Theo thời gian phiến lá không phát
triển hồn thiện hoặc các mép lá có hiện tượng cong xoăn uốn vào trong bất
thường và có thể xuất hiện những đốm hoại tử. Các lá non cũng có thể bị giảm kích
thước. Các vùng thối giữa có thể xuất hiện trên các bẹ lá và lan rộng ra các bộ phận
khác như: thân, rễ và củ… Các lá già thường có dấu hiệu hoại tử thành các đường
màu đen và sau cùng sẽ bị rụng. Cây bị bệnh không thể trưởng thành bình thường.
Qủa thường khơng có triệu chứng rõ rệt, quả của các cây bị nhiễm bệnh thường có
kích thước nhỏ hơn hoặc bị hỏng trên ngay trên cây.
Nguyên nhân gây bệnh là do virus gây ra. Sự lây nhiễm ban đầu thường xảy
ra thông qua giống chuối ban đầu bị nhiễm ví dụ như rễ cây bị bệnh được dùng đề
cấy ghép, lai tạo. Các loài rệp cùng đóng vai trị là vật trung gian truyền bệnh và
lây lan mầm bệnh từ cây này sang cây khác.
Sự lây nhiễm càng diễn ra nhanh chóng với các điều kiện thời tiết ẩm ướt, cụ
thể như mưa diễn ra thường xun, thời kì giữa và sau gió mùa. Bệnh thường gây
hại nghiêm trọng cho cây chuối và làm giảm năng suất cây trồng.
Biện pháp phòng trừ bệnh:
- Tuân thủ các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt tại vườn bệnh.
- Sử dụng giống cây trồng khỏe có nguồn gốc đáng tin cậy.
- Loại bỏ các cây bị nhiễm ra khỏi vườn bệnh và tiêu hủy bằng cách đào sâu
hoặc đốt.
 

6


- Thường xuyên làm sạch cỏ dại để tạo độ thoáng cho vườn.
- Thực hiện trồng xen canh để tránh mầm bệnh.

- Hạn chế làm cho cây bị xây sát tại vết thương cơ giới cho virus xâm nhập
2.3.2 Bệnh chùn đọt (Bunchy top virus)
Bệnh chùn đọt chuối do siêu vi trùng Bunchy Top Virus (Banana Virus I
hay Musa Virus I) gây ra. Bệnh chùn đọt chuối được truyền từ cây mẹ sang cây
con qua con đường cây giống, bệnh lây truyền thơng qua một lồi rệp có
tên Pentalonia nigronervosa.
Bệnh chùn đọt chuối là một bệnh khá nguy hiểm, gây hại chủ yếu trên cây
chuối già. Nếu cây bị bệnh sớm từ khi còn nhỏ và bị gây hại nặng thì cây sẽ tàn
lụi dần và khơng cho buồng, nếu có cho buồng trái cũng sẽ rất nhỏ và khơng chín.
Nếu cây đã lớn mới bị tấn cơng thì sau này khi có buồng, sẽ dễ bị biến dạng, trái
nhỏ, ăn khơng ngon hoặc buồng có thể trổ ngang thân. Bệnh hại nặng, gây thất
thu cho nhà vườn.
Bệnh chùn đọt chuối phát sinh quanh năm, nhưng thường phát triển mạnh
vào những tháng có ẩm độ cao, những vườn ít được chăm sóc, nhiều cỏ dại, rậm
rạp, thường xuyên phủ đất bằng rơm rác, cỏ cây thường bị gây hại nhiều hơn.
Bệnh được truyền từ cây mẹ sang cây con qua con đường cây giống, lây
truyền từ cây này sang cây khác thơng qua một lồi rệp có tên là Pentalonia
nigronervos sinh sống trên cây chuối làm môi giới truyền bệnh. Bệnh phát sinh
quanh năm nhưng thường phát triển mạnh vào những tháng có ẩm độ cao. Qua
quan sát thực tế vườn cây cho thấy, những vườn ít được chăm sóc, nhiều cỏ dại,
rậm rạp, thường xuyên phủ đất bằng rơm rác, cỏ cây...thường là những vườn bị
bệnh gây hại nhiều hơn những vườn khác.
Biện pháp phòng trừ bệnh: Bệnh chùn đọt chuối do virus gây ra nên một
khi cây đã bị bệnh thì khơng thể chữa trị được, vì thế muốn hạn chế bệnh ta áp
dụng các biện pháp phòng ngừa là chính
 

7



-

Tuyệt đối không lấy chuối con giống ở những vườn đã nhiễm bệnh.

-

Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện cây bị bệnh, phải chặt bỏ

cây, bứng cả gốc và tiêu hủy để ngăn chặn lây lan.
-

Không lập vườn chuối cạnh những vườn đang bị bệnh gây hai,

thường xuyên vệ sinh vườn tược, dọn sạch cỏ dại, cắt tỉa lá già, tỉa bớt cây con
nếu vườn quá dầy để tạo sự thơng thống. Chăm sóc vườn chuối chu đáo để cây
chuối sinh trưởng phát triển tốt có sức chống đỡ với bệnh.
-

Không nên trồng chuối liên tục nhiều năm trên cùng một mảnh đất,

nên luân canh với cây trồng khác sau vài năm trồng chuối.
-

Khi phát hiện vườn có rệp nên dùng một số thuốc như: Supracide,

Suprathion, Mospilan, DC-Tron Plus 98,8 EC để phun xịt, tiêu diệt rệp là tiêu diệt
môi giới mang bệnh di truyền cho cây.
-

Khi ta đã áp dụng nhiều biện pháp mà bệnh vẫn không giảm thì nên


chọn thay giống chuối ít bị sâu bệnh hơn.
2.3.3 Bệnh sọc lá chuối (CSV)
Bệnh do virus gây hại. Các bệnh do virus gây hại đều có khả năng truyền từ
cây này sang cây khác, bệnh lây lan trực tiếp qua con giống và trung gian truyền
bệnh như rầy mềm sống ở các bẹ lá chuối, tuyến trùng trong đất truyền virus từ cây
này sang cây khác hoặc trong quá trình đánh tỉa con chuối, cắt lá chuối…
Thường xuyên loại bỏ những lá héo mắc bệnh và mang đi tiêu hủy ngay,
nhằm giảm bớt khả năng gây bệnh và nâng cao hiệu quả phòng trị.
Thời gian từ tháng 5-10, thời tiết nóng và ẩm thì khoảng 2 tuần phun thuốc 1
lần, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khoảng 3-4 tuần phun thuốc 1 lần. Dùng
thuốc Mancozeb 80% dạng bột hút ẩm hoặc polyram-M, thuốc Dithane M45 và
Dithane M22 phối hợp với X45 hay X114. Polygram – M phối hợp với Lutensol
A8, dầu khoáng loại dùng cho chuối.

 

8


2.4 Các bệnh thường gặp trên cây chuối do nấm gây ra
2.4.1 Bệnh héo rũ Panama
Bệnh héo Fusarium trên chuối thường được gọi là bệnh Panama, là một
trong những bệnh bó mạch gây hại trên đất.
Phát hiện đầu tiên về bệnh héo Fusarium của chuối trên thế giới là ở
Úc. Năm 1874, Tiến sĩ Joseph Bancroft đã tìm thấy cây chuối ('Sugar,' AAB, phân
nhóm tơ tằm) bị bệnh nấm héo tại Eagle Farm (27 ° S 431 ° E) gần Brisbane. Ông
đã nhận ra sự lây lan mầm bệnh một cách dễ dàng bằng cách nhân giống sinh
dưỡng và ủng hộ việc lựa chọn cẩn thận vật liệu trồng sạch bệnh. Năm 1992, bệnh
héo Fusarium được phát hiện ở 10 trên 153 đồn điền Cavendish tại Carnarvon ở

Tây Úc. Phát hiện sự có mặt của chủng 1 và các điều kiện mơi trường bất lợi (lũ lụt
và hạn hán) có liên quan đến sự bùng phát dịch bệnh. Năm 1997, một đợt bùng
phát bệnh héo Fusarium đã xảy ra trên Cavendish ở Lãnh thổ phía Bắc. Đây là phát
hiện đầu tiên về chủng tộc nhiệt đới 4 (TR4) ở Úc. Nó đã gây ra thiệt hại lớn và sụt
giảm đáng kể trong sản xuất chuối thương mại ở Lãnh thổ phía Bắc. Vào tháng 3
năm 2015, TR4 đã được phát hiện tại khu vực sản xuất chuối lớn của Úc gần Tully
ở Bắc Queensland (Kenneth  cs, 2019).
Nguyên nhân gây ra bệnh Héo vàng Panama do nấm Fusarium oxysporum f.
sp. cubense, thuộc họ Nectriaceae. Bệnh làm củ bị thối, đen mạch dẫn của cây dẫn
đến cắt nguồn dinh dưỡng nuôi cây.
Quy luật phát sinh phát triển:
Nấm Fusarium oxysporum f. sp. cubense gây bệnh héo vàng Panama tại Việt
Nam có nguồn gốc từ phía nam Trung Quốc, theo đường nước chảy tự nhiên và
các con sông lan truyền vào việt nam.
Nấm thuộc nhóm lưu tồn trong đất, sống hoại sinh trên củ chuối và tàn dư
cây bệnh trong thời gian dài (có thể lưu tồn lên đến 3 năm), lan truyền chủ yếu qua

 

9


chuối con và đất trồng có chứa nguồn nấm hoặc tàn dư gây bệnh hoặc thông qua
nước mưa. Xâm nhập qua vết thương vật lý tại rễ (do canh tác, do cơn trùng cắn
phá ) sau đó phát triển trong bó mạch và lan dần lên những bộ phận khác của cây.
Bệnh thường gây hại nặng trong giai đoạn cây chuẩn bị trổ bơng. Cây nhiễm
bệnh muộn vẫn có thể ra bông, tuy nhiên chất lượng trái kém và mẫu mà khơng
được đẹp.
Biện pháp phịng trừ bệnh: Hiện tại ở Việt Nam và trên thế giới vẫn chưa có
biện pháp đặc trị nấm này. Các nước đều đưa ra các giải pháp phịng ngừa tại nước

sở tại, tuy nhiên khơng có tác dụng phịng trừ triệt để và chi phí vẫn còn cao. Muốn
phòng trừ hiệu quả bệnh này cần phải thực hiện theo phương pháp tổng hợp như
sau:
-

Chọn giống có nguồn gốc tốt, giống khơng nhiễm bệnh hoặc có mức

độ nhiễm bệnh thấp (Chuối tây ít bị nhiễm hơn so với chuối ta)
-

Cày bừa phơi ải đất từ 1 đến 2 tháng, sử lý cỏ dại tàn dư cây trồng vụ

trước kết hợp bón vơi để cân bằng pH. Không trồng cuối trên những vùng đât đã
từng bị bệnh héo vàng Panama trước kia.
-

Chọn giống chuối kháng với nấm bệnh là biện pháp hiệu quả nhất để

phòng bệnh.
-

Đất trồng chuối: Nên chọn đất có độ pH trung hồ và hơi kiềm.

-

Không dùng chuối con ở các vườn bị bệnh làm giống. Nên sử dụng

giống chuối nuôi cấy mô sạch bệnh để trồng.
-


Xử lý đất và cây giống trước khi trồng: Bón vơi, phân chuồng mục ủ

cùng với nấm đối kháng Trichoderma vào các hố trồng. Cắt sạch rễ và đất ở gốc
chuối con, sau đó nhúng gốc vào dung dịch Bordeaux hoặc các thuốc gốc đồng như
Vidoc 80 BTN, Champion 37,5 FL, Bocdocop super, Funguran… 10 - 15 phút để
diệt trừ mầm bệnh.

 

10


-

Thoát nước tốt cho vườn chuối, nhất là vào mùa mưa, không nên để

độ ẩm đất quá cao.
2.4.2 Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp. gây ra.
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum musae (Berk. & M.A. Curtis) Arx gây
ra được phát hiện vào năm 1957. Ngay sau đó đã có rất nhiều cơng trình nghiên
cứu về nấm Colletotrichum musae được công bố. Các tổn thương bệnh thán thư do
Colletotrichum musae thường xuất hiện trên vỏ quả sau khi chín. Mầm bệnh
Colletotrichum musae có thể lây nhiễm trên quả chuối trên đồng ruộng hoặc trong
quá trình vận chuyển (Jinyoung Lim và cs, 2002). Các kiểu hình thái của
Colletotrichum musae cũng đã được nghiên cứu. Mordue (1971) cho rằng bào tử
của loài này có hình elip hoặc hình trụ, màu nâu và kích thước 11-17 × 3-6 mm và
các apperessoria có thùy khơng đều với màu nâu sẫm và kích thước 6-12 × 5-10
mm. Jinyoung Lim  cs (2002) đã nghiên cứu các đặc điểm về mơi trường và hình
thái của Colletotrichum musae. Họ quan sát thấy những khuẩn lạc mọc riêng lẻ với
sợi nấm màu trắng, sau này đã trở thành màu cam. Một vài khuẩn lạc màu đen,

giống như acervulus được phát triển trên đĩa nuôi cấy sau khi ủ 10 ngày ở 25 ° C
với những giọt bào tử màu cam sẫm. Bào tử có màu trong suốt, khơng có vách
ngăn, chủ yếu là hình elip, từ 10-18 µm và 5-9 µm (trung bình 14,5-6,9 µm).
Triệu chứng bệnh: Nấm gây ra các đốm màu nâu sẫm đến màu đen, trũng
trên vỏ trái cây bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng ban đầu có thể nhìn thấy trên vỏ
quả màu xanh lá cây và được đặc trưng bởi các vết thương màu nâu sẫm đến đen,
vết trũng có viền nhạt trên vỏ. Trên những quả màu vàng, những tổn thương này có
kích thước thay đổi và có thể kết hợp lại thành những mảng trũng đen có kích
thước khá lớn. Sự phát triển của nấm từ màu cam chuyển sang dần màu hồng
giống cá hồi xuất hiện ở trung tâm. Các triệu chứng cũng có thể bắt đầu xuất hiện
trên đầu quả và do nhiễm trùng hoa trước đó. Quả chuối bị ảnh hưởng có thể chín
sớm, thịt quả dần dần bị ảnh hưởng bởi thối. Các triệu chứng đầu tiên cũng có thể
 

11


xuất hiện lâu sau khi thu hoạch, trong quá trình vận chuyển hoặc lưu trữ.
Sự ảnh hưởng của nhiệt độ, pH và ánh sáng tới sự sinh trưởng của
Colletotrichum musae cũng đã được đề cập tới. Nhiệt độ tối ưu cho sự tăng trưởng
sợi nấm của C. musae ST-01 là 25-30oC. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của sợi nấm
không bị ức chế nhiều ngay cả ở 35oC. Sợi nấm tăng trưởng rất chậm dưới 10oC.
Độ pH tối ưu cho sự tăng trưởng sợi nấm của Colletotrichum musae là pH 5,5-7,0
(Jinyoung Lim và cs, 2002), sự tăng trưởng trung bình của sợi nấm Colletotrichum
musae cao nhất là 89,41 mm ở 30oC, tiếp theo là 25oC (87,69 mm) và 20oC (70,81
mm). Sự tăng trưởng trung bình của sợi nấm được tìm thấy là thấp nhất ở 5oC
(23,52mm). Ngoài ra, ở pH 7,0 sự tăng trưởng trung bình sợi nấm Colletotrichum
musae là 87,52 mm, sau đó là 85.97mm ở pH 6,5 và 79.85 mm ở pH 6,00. Tăng
trưởng sợi nấm trung bình thấp nhất được ghi nhận là 34.54 mm ở pH 4.0. Độ pH
dưới 6 và trên 7 là bất lợi cho sự phát triển của mầm bệnh. Các dòng phân lập của

Colletotrichum musae đều phát triển tốt khi chúng tiếp xúc với chu kỳ bóng tối 12
giờ xen kẽ ánh sáng 12 giờ với mức tăng trưởng trung bình là 87,32 mm, sau khi
tiếp xúc với ánh sáng 24 giờ mức tăng trưởng là 56,20mm và mức tăng trưởng thấp
nhất khi tiếp xúc với bóng tối 24 giờ (37,58 mm).
Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên chuối:
- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch lá già, lá bệnh, tạo thơng thống cho vườn.
- Thiết kế ruộng/vườn thoát nước tốt.
- Phun các thuốc đặc trị sâu hại và cơn trùng chích hút, sự hoạt động mạnh
của cơn trùng chích hút dẫn đến quá trình lây lan mạnh mẽ nấm bệnh thán thư (sử
dụng Shellac suger đặc trị chuyên tính kết hợp Cypermethrin).
- Sử dụng nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua phòng trị bệnh thán thư.
2.4.3 Bệnh đốm lá hay bệnh cháy lá
Bệnh đốm lá Sigatoka là tổ hợp ba bệnh nấm hại chuối gồm bệnh đốm vàng
lá Sigatoka (Pseudocercospora musae), đốm lá eumusae (Pseudocercospora
 

12


eumusae) và đốm đen Sigatoka (Pseudocercospora fijiensis). Ba bệnh trên lá
Sigatoka đã được mô tả trên chuối (Musa spp.).
Black Sigatoka còn được gọi là bệnh lùn sọc đen, làm giảm đáng kể diện
tích lá, giảm năng suất từ 50% trở lên và chín sớm. Nó gây hại và khó kiểm sốt
hơn so với bệnh Sigatoka vàng liên quan, và có phạm vi ký chủ rộng hơn bao gồm
các loại cây trồng và món tráng miệng và chuối nấu ABB thường không bị ảnh
hưởng bởi Sigatoka vàng. Black Sigatoka lần đầu tiên được công nhận ở Thung lũng
Sigatoka của Fiji vào năm 1963, nhưng có lẽ đã phổ biến ở Đơng Nam Á và Nam Thái
Bình Dương vào thời điểm đó. Ở Tây bán cầu, nó xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1972
ở Honduras và bây giờ xuất hiện trên đất liền từ trung tâm Mexico phía nam đến
Bolivia và tây bắc Brazil, và ở lưu vực Caribe ở Cuba, Jamaica, Cộng hòa Dominica và

nam Florida. Ở châu Phi, căn bệnh này được ghi nhận lần đầu tiên ở Zambia vào năm
1973 và kể từ đó đã lan rộng khắp các phần cận Sahara của lục địa đó. Ở hầu hết các
vùng, Sigatoka đen hiện đã thay thế Sigatoka vàng để trở thành bệnh đốm lá chủ yếu
trên chuối (Ploetz, 2001).
Black Sigatoka do nấm Ascomycete Pseudocercospora fijiensis (trước đây
là Mycosphaerella fijiensis) gây ra. P. fijiensis lây lan qua bào tử trên khơng, lây
nhiễm qua lá chuối qua khí khổng và gây ra các vết bệnh sọc đặc trưng và chết tế
bào khi độc tố của nấm tiếp xúc với ánh sáng (Busogoro JP  cs, 2004).
Triệu chứng: Trong thời kỳ đầu, triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở hai
mặt của phiến lá thứ 2,3 và thứ 4 tính từ ngọn xuống (Sigatoka vàng xuất hiện mặt
trên và Sigatoka đen ở mặt dưới) hình thành 1 đốm sọc nhỏ màu nâu đỏ song song
với gân lá, rộng khoảng 5-10mm đến 0.1-1mm, thường tập trung ở phía bên trái và
ở chóp lá chuối. Về sau đốm mọc loang ra, trở màu đen, đồng thời xuất hiện ở mặt
trên của lá chuối. Đến thời kỳ giữa, đốm sọc loang rộng thành hình bầu dục màu
nâu, xunh quanh có màu vàng. Đến thời kì cuối nó trở thành màu đen, sau cùng
ngay giữa đốm biến thành màu xám, nhiều đốm liên kết làm phiến lá bị khô thành
 

13


những mảng lớn và lá chuối sớm bị héo chết.
Sinh thái phát bệnh: Nhiệt độ thích hợp cho sự cảm nhiễm của bệnh là 2229oC, ở nhiệt độ dưới 25oC và trên 29oC thì tỷ lệ bị cây nhiễm bệnh thấp. Về độ ẩm
tương đối: Trong vòng 1 tuần lễ, độ ẩm ở mức 9% liên tục trong 50 giờ dễ bị
nhiễm bệnh. Về lượng mưa: Lượng mưa trong thời gian 3 tuần lễ đạt mức 75mm
hoặc cao hơn là điều kiện thích hợp cho nấm gây bệnh.
Biện pháp phịng trừ:
- Sử dụng giống sạch bệnh.
- Vệ sinh vườn và tạo độ thơng thống cho vườn chuối, phát hiện lá nhiễm
bệnh và đem tiêu hủy hạn chế sự lây lan.

- Chọn đất trồng có pH trung tính hoặc hơi kiềm. Tuyệt đối khơng trồng trên
đất chua.
- Thốt nước tốt.
- Bón lót phân hữu cơ (hoặc phân chuồng được xử lý nấm hại kĩ) kết hợp với
chế phẩm Trichoderma và các xạ khuẩn như Lactobacillus, Streptomyces.
- Bón cân đối N, P, K (nên dùng phân phức hợp chứa đạm nitrat).
- Khi chớm bệnh, cần sử dụng liên tục (đổi) 3 hoạt chất sau:
+ Propiconazole (Tilt Super, Hotisco...)
+ Chlorothalonil (Cythala 75 WP, Daconil...)
+ Mancozeb (Dithane, Dizeb, Manthane, Ankzeb...)
Nhóm thuốc này cần phối với Dầu Khoáng Sinh Học nồng độ 0,3% để thuốc
lưu dẫn triệt để vào trong cây, diệt trừ nấm hại tốt hơn.

 

14


×