Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Phân lập và nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng nấm gây bệnh trên chuối thu thập tại hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 69 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“PHÂN LẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM GÂY BỆNH TRÊN CHUỐI
THU THẬP TẠI HƯNG YÊN”

HÀ NỘI – 2021


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“PHÂN LẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM GÂY BỆNH TRÊN CHUỐI
THU THẬP TẠI HƯNG YÊN”
Sinh viên thực hiện

:NGUYỄN LAN ANH

Lớp

: CNSHB – K62

Mã SV



: 620566

Người hướng dẫn

: TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN
PGS. TS NGUYỄN XUÂN CẢNH

Bộ môn

: Công nghệ vi sinh

HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung
thực và chưa hề được sử dụng trong bất kỳ công bố nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã được cám
ơn và các thơng tin trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2021
Sinh viên
Nguyễn Lan Anh

i


LỜI CẢM ƠN


Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, Ban chủ nhiệm Khoa, cùng
các thầy cơ giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và rèn luyện ở Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy PGS. TS. Nguyễn Xuân Cảnh –
Trưởng khoa Công nghệ sinh học và TS. Nguyễn Trường Sơn đã định hướng đề tài
và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi rất nhiệt tình trong suốt gần một năm làm khóa
luận tốt nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cơ ThS. Trần Thị Đào, tồn bạn bè và
các em đang thực tập và nghiên cứu tại phịng thí nghiệm Bộ mơn Cơng nghệ Vi sinh
đã giúp đỡ tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình làm đề
tài tốt nghiệp.
Cuối cùng, với tất cả lịng thành kính và biết ơn vô hạn, tôi xin gửi lời cảm ơn
đến bố mẹ, người đã sinh thành, nuôi nấng, động viên và tạo động lực cho tơi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2021
Sinh viên

Nguyễn Lan Anh

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................................vii

DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... viii
TĨM TẮT KẾT QUẢ ......................................................................................................... ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu ...................................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu ....................................................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................. 3
2.1. Tổng quan về tình hình sản xuất chuối trên thế giới và Việt Nam................................ 3
2.2. Các bệnh thường gặp trên chuối do vi khuẩn gây ra ..................................................... 4
2.2.1. Bệnh héo rũ do vi khuẩn Xanthomonas ..................................................................... 4
2.2.2. Bệnh thối do vi khuẩn Dickeya zeae .......................................................................... 5
2.3. Các bệnh thường gặp trên chuối do virus gây ra ........................................................... 6
2.3.1. Bệnh chùn đọt ............................................................................................................. 6
2.3.2. Bệnh lùn sọc lá chuối ................................................................................................. 6
2.3.3. Bệnh khảm lá .............................................................................................................. 7
2.4. Các bệnh thường gặp trên chuối do nấm gây ra ............................................................ 8

iii


2.4.1. Bệnh héo rũ vàng lá Panama ...................................................................................... 8
2.4.2. Bệnh thán thư............................................................................................................ 11
2.4.3. Bệnh đốm lá Sigatoka ............................................................................................... 14
PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP............................................. 17
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 17
3.2. Vật liệu nghiên cứu...................................................................................................... 17
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................................... 17
3.4. Các hóa chất và môi trường được sử dụng .................................................................. 17
3.5. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 18

3.6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 18
3.6.1. Phương pháp thu thập mẫu ....................................................................................... 18
3.6.2. Phương pháp phân lập nấm gây bệnh từ các mẫu chuối bị bệnh ............................. 18
3.6.3. Phương pháp làm thuần ............................................................................................ 18
3.6.4. Phương pháp giữ giống ............................................................................................ 19
3.6.5. Phương pháp xác định đặc điểm hình thái nấm ....................................................... 19
3.6.6. Phương pháp tái lây nhiễm nhân tạo ........................................................................ 19
3.6.6.1. Tái lây nhiễm trên lá .............................................................................................. 19
3.6.6.2. Tái lây nhiễm trên cây chuối nuôi cấy mô bằng phương pháp tưới dung dịch bào
tử nấm bệnh vào đất............................................................................................................ 20
3.6.7. Khảo sát khả năng sinh hợp chất thơm của các chủng nấm Fusarium ..................... 20
3.6.8. Phương pháp xác định ảnh hưởng pH đến sự sinh trưởng của các chủng nấm chọn
lọc ....................................................................................................................................... 21
3.6.9. Phương pháp xác định ảnh hưởng nhiệt độ đến sự sinh trưởng của các chủng nấm
chọn lọc............................................................................................................................... 21

iv


3.6.10. Phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng của các chủng nấm trên các môi
trường khác nhau ................................................................................................................ 21
PHẦN 4. KÊT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 23
4.1. Kết quả thu thập mẫu ................................................................................................... 23
4.2. Kết quả phân lập mẫu .................................................................................................. 24
4.3. Kêt quả tái lây nhiễm ................................................................................................... 25
4.3.1. Kêt quả tái lây nhiễm trên lá..................................................................................... 25
4.3.2. Kết quả tái lây nhiễm bằng phương pháp tưới dịch bào tử nấm vào trong đất ........ 26
4.4. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của các chủng nấm ..................................................... 27
4.4.1. Đặc điểm hình thái của các chủng nấm tuyển chọn ................................................. 27
4.4.1.1. Đặc điểm hình thái của chủng Vg1t1 .................................................................... 28

4.4.1.2. Đặc điểm hình thái của chủng nấm Ms1t2 ............................................................ 30
4.4.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của các chủng nấm trên môi trường PDA .............. 32
4.4.3. Đánh giá khả năng sinh trưởng của các chủng nấm trên các môi trường, pH và nhiệt
độ khác nhau ....................................................................................................................... 33
4.4.3.1. Ảnh hưởng của pH môi trường lên các chủng nấm chọn lọc ................................ 33
4.4.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy lên các chủng nấm chọn lọc ............................ 36
4.4.3.3. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy lên các chủng nấm chọn lọc ....................... 38
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 40
5.1. Kết luận........................................................................................................................ 40
5.2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 41
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 50

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

C. musae

Colletotrichum musae

CLA

Môi trường thạch lá cẩm chướng


CMV

Cucumber Mosai virus

cs

Cộng sự

ĐC

Đối chứng

ĐVT

Đơn vị tính

Foc

Fusarium oxysporum f. sp cubense

Ha

Hecta

PDA

Potato Dextrose Agar

SDA


Sabouraud Dextrose Agar

STR4

Chủng cận nhiệt đới 4

TR4

Chủng nhiệt đới 4

WA

Water Agar

Xcm

Xanthomonas campestris pv. Musacearum

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Kêt quả phân lập nấm từ các mẫu bệnh thu được.................................... 24
Bảng 4.2. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng của các chủng nấm trên môi
trường PDA .............................................................................................................. 32

vii



DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Một số hình ảnh mẫu chuối bệnh thu thập ở Hưng Yên .......................... 23
Hình 4.2. Kết quả tái lây nhiễm trên lá sau 7 ngày .................................................. 26
Hình 4.3. Kết quả tái lây nhiễm 2 chủng nấm chọn lọc ........................................... 27
Hình 4.4. Hình thái chủng nấm Vg1t1. .................................................................... 29
Hình 4.5. Hình thái chủng nấm Ms1t2. .................................................................... 31
Hình 4.6. Biều đồ thể hiện ảnh hưởng của pH môi trường đến sự sinh trưởng của
chủng nấm Ms1t2 và Vg1t1 ..................................................................................... 33
Hình 4.7. Ảnh hưởng của pH mơi trường đến sự sinh trưởng của chủng nấm Ms1t2
sau 7 ngày nuôi cấy .................................................................................................. 34
Hình 4.8. Ảnh hưởng của pH mơi trường đến sự sinh trưởng của chủng nấm Vg1t1
sau 7 ngày ni cấy .................................................................................................. 35
Hình 4.9. Biều đồ thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của chủng
nấm Ms1t2 và Vg1t1 ................................................................................................ 36
Hình 4.10. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của chủng nấm Ms1t2 sau 7
ngày ni cấy............................................................................................................ 37
Hình 4.11. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của chủng nấm Vg1t1 sau 7
ngày ni cấy............................................................................................................ 37
Hình 4.12. Biều đồ thể hiện ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự sinh trưởng
của chủng nấm Ms1t2 và Vg1t1............................................................................... 38
Hình 4.13. Ảnh hưởng của mơi trường nuôi cấy đến sự sinh trưởng của chủng nấm
Ms1t2 sau 7 ngày ni cấy ....................................................................................... 39
Hình 4.14. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự sinh trưởng của chủng nấm
Vg1t1 sau 7 ngày nuôi cấy ....................................................................................... 39
viii


TĨM TẮT KẾT QUẢ


Đề tài được thưc hiện nhằm tìm ra các chủng nấm, nghiên cứu đặc điểm hình
thái, đặc điểm sinh học và kiểm tra khả năng gây bệnh trên chuối của một số chủng
nấm tuyển chọn gây bệnh tại Hưng Yên. Từ 50 mẫu chuối bệnh (thân giả, lá và thân
củ) được thu thập từ 5 huyện (Ân Thi, Phù Cừ, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Giang)
sau quá trình phân lập thu được 20 chủng nấm gồm có 13 chủng có hình thái
Fusarium sp, 7 chủng có hình thái Colletotrichum sp và 1 chủng có hình thái
Alternaria sp. Trong số 13 chủng có hình thái Fusarium có 1 chủng được phân lập
từ lá, 8 chủng phân lập từ thân giả và 4 chủng được phân lập từ củ. Trong đó có 6
chủng có màu tím đặc trưng và 7 chủng có màu trắng đặc trưng.
Từ 20 chủng nấm phân lập được qua quá trình tuyển chọn 2 chủng nấm Ms1t2,
Vg1t1 có khả năng gây bệnh mạnh được tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình thái và
đặc điểm sinh học. Chủng Ms1t2 hình thành cuống sinh bào tử sau 21 giờ ni cấy,
bào tử nhỏ có 0-1 vách ngăn, bào tử lớn hình dạng lưỡi liềm có 4 vách ngăn. Cuống
sinh bào tử của chủng Vg1t1 hình thành sau 28 giờ ni cấy, bào tử nhỏ có 0-1 vách
ngăn, bào tử lớn hình dạng lưỡi liềm có 4-6 vách ngăn.
Nghiên cứu được các đặc điểm sinh học của 02 chủng nấm Ms1t2 và Vg1t1.
Kết quả cho thấy cả hai chủng sinh trưởng tốt trên môi trường PDA ở nhiệt độ 30oC
và không thấy dấu hiệu sinh trưởng ở 50 oC. Xét đến ảnh hưởng của pH môi trường
cho thấy chủng nấm Ms1t2 và Vg1t1 có khả năng sinh trưởng tốt ở pH từ 5-7, pH tối
ưu cho sự sinh trưởng là pH=6. Cả hai chủng đều phát triển ở pH=4,8,9 nhưng tốc
độ phát triển chậm hơn so với pH=6.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Chuối (Musa spp.) là loại quả thuốc chi Musa, thuộc họ Musaceae và là một
trong những loại trái cây quan trọng và được trồng phổ biến trên 120 quốc gia trên

thế giới (Majid Amani  cs, 2014). Trong một quả chuối chín có chứa 22%
carbonhydrat và nhiều chất xơ, kali, mangan, vitamin B6 và vitamin C. Hằng năm,
chuối đem lại nguồn thu lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới như Malaysia đã mang
về 269.07 triệu RM (tương đương với 64.14 triệu USD) nhờ xuất khẩu chuối vào
năm 2011 (Hasan  cs, 2018). Trung Quốc có diện tích trồng chuối đạt sấp sỉ
413.853×103 ha với tổng doanh thu từ mặt hàng chuối hàng năm lên đến 230 triệu
USD (Li CY  cs, 2013). Đặc biệt, ở Việt Nam chuối cũng được trồng rộng rãi tại
nhiều tỉnh thành khác nhau với trên 200.000 ha và cho sản lượng hàng năm lên tới
1.4 triệu tấn.
Dù mang lại lợi nhuận kinh tế cao nhưng hiện tại chuối đang chịu ảnh hưởng
nghiêm trọng từ các bệnh khác nhau dẫn đến giảm năng suất và chất lượng. Theo
báo cáo có khoảng 39 bệnh liên quan đến nấm gây ảnh hưởng đến chuối (Stover
1972; Sing 2000; Jones 2000). Môt số bệnh trên chuối như bệnh héo rũ Panama
(Fusarium oxysporum f.sp cubense), đốm đen Sigatoka (Mycosphaerella fijiensis),
thán thư (Colletotrichum musae), … Có khoảng 20-25% trái cây sau thu hoạch bị hư
hỏng do mầm bệnh gây ra ngay ở cả các nước phát triển (Sani  Kasim, 2019). Theo
đó, để làm giảm ảnh hưởng từ mầm bệnh lên chuối có một số biện pháp như luân
canh, xen canh và các biện pháp hóa học nhưng chúng có ảnh hưởng xấu đến mơi
trường, giá thành cao, ít hiệu quả và gây kháng thuốc. Bên cạnh đó, hiện tại ở Việt
Nam chưa có nhiều nghiên cứu liên quan đến các bệnh trên chuối. Xuất phát từ cơ
sở đó, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân lập và nghiên cứu đặc điểm sinh học
1


của một số chủng nấm gây bệnh trên chuối thu thập tại Hưng Yên” nhằm nghiên cứu
các đặc điểm sinh học và khả năng gây bệnh của các chủng nấm phân lập trên chuối
để làm kết quả phục vụ cho các đề tài nghiên cứu về các chế phẩm sinh học phịng
chống các bệnh trên chuối. Từ đó, làm tăng năng suất, chất lượng chuối đảm bảo đời
sống cho người nơng dân.
1.2. Mục đích và u cầu

1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Thập mẫ
1.2.2. Yêu cầu
- Thu thập được 20-30 mẫu chuối bị bệnh được trồng ở Hưng Yên.
- Phân lập được 3-5 chủng nấm gây bệnh trên chuối.
- Xác định đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của 2-3 chủng nấm.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tổng quan về tình hình sản xuất chuối trên thế giới và Việt Nam
Chuối là cây lương thực quan trọng thứ tư trên thế giới chỉ sau lúa, ngơ và lúa
mì (WU Kai-li  cs, 2019). Chúng là loại cây ăn quả quan trọng nhất được sản xuất
ở Philippines, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và là loại trái cây tươi số một được bán
trong các siêu thị ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New
Zealand (Viljoen  cs, 2019). Sản lượng chuối toàn cầu hàng năm vào khoảng 145
triệu tấn và ước tính 44 tỷ USD được tạo ra từ chuối trên thị trường thế giới mỗi năm
đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều nước (Ploetz, 2015).
Chuối được trồng phổ biến trên khắp cả nước ta với nhiều trang trại trồng chuối
tiêu qui mô vài chục đến hàng trăm hecta được hình thành tại Hưng Yên, Lào Cai,
Đồng Nai…(Trần Ngọc Hùng, 2020). Trong đó, Hưng Yên là một trong số những
tỉnh có diện tích trồng chuối lớn trên cả nước với 2.664 ha, chủ yếu phân bố ở hai
huyện Phù Cừ và Văn Giang. Sản lượng chuối hàng năm tại Hưng Yên dao động vào
khoảng 70.850 tấn và thu nhập từ chuối đem lại cho bà con nông dân từ 250 triệu300 triệu / 1 ha. Tuy mang lại lợi nhuận kinh tế nhưng chất lượng chuối bị ảnh hưởng
rất nhiều do các bệnh có thể là nấm, virus và vi khuẩn gây lên.
Bệnh héo vàng lá Panama, thán thư và đốm lá Sigatoka là 3 loại bệnh do nấm
gây ra phổ biến trên chuối. Những bệnh này là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sản
xuất chuối ở Việt Nam vì chúng làm giảm khả năng quang hợp của thực vật qua các

vết bệnh hoại tử trên lá và làm giảm năng suất cây trồng và chất lượng quả. Sản lượng
mất đi của cây trồng do Sigatoka đen đã được báo cáo vào khoảng 20-50% (Stover,
1983; Gauhl, 1989; Mobambo and Naku, 1993). Bên cạnh đó, bệnh héo rũ
Panama do nấm Fusarium oxysporum f. sp. cubense (Foc) đã ảnh hưởng nghiêm
trọng đến ngành công nghiệp chuối kể từ khi được phát hiện vào năm 1890. Foc là
3


ngun nhân xóa sổ phần lớn lồi chuối Gros Michel trong những năm 1950
(Langhout, 2017). Hiện nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu liên quan đến nấm gây
bệnh trên chuối. Phát hiện Foc TR4 trên chuối Cavendish ở Ấn Độ (Raman  cs,
2019). Tương tác giữa Fusarium oxysporum f. sp. cubense và Radopholus similis có
thể dẫn đến những thay đổi trong khả năng kháng bệnh héo Fusarium ở chuối (Rocha
 cs, 2020). Riêng ở Việt Nam, Lê Thị Loan  cs (2021) cho thấy sự đa dạng di
truyền của bệnh héo Fusarium trên chuối ở miền Bắc Việt Nam.
2.2. Các bệnh thường gặp trên chuối do vi khuẩn gây ra
2.2.1. Bệnh héo rũ do vi khuẩn Xanthomonas
Bệnh héo rũ trên chuối do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Musacearum
(Xcm) gây ra. Xcm lần đầu tiên được mô tả bởi Ethiopoa vào những năm 1960, lây
nhiễm vào chuối. Xcm là một vi khuẩn Gram âm, hiếu khí, hình que có kích thc 0,7
0,9 àm ì 1,82,0 àm, di ng bi mt lông roi đơn cực và thuộc
giống Xanthomonas trong phân lớp Gamma của Proteobacteri. Bệnh lây truyền chủ yếu
do côn trùng, dụng cụ canh tác bị ô nhiễm, vật liệu trồng trọt bị nhiễm bệnh (Shimwela
 cs, 2016).
Bệnh héo rũ do vi khuẩn Xanthomonas có các triệu chứng bao gồm: lá vàng
dần, héo và đen; các vệt mạch màu vàng và nâu thấy ở trên khắp thân cây; các túi vi
khuẩn màu vàng rỉ ra trong khơng khí bên trong gốc lá; chín sớm, biến đổi màu bên
trong quả và sự teo top của các chồi hoa đực. Các chồi mới mọc và những chồi ban
đầu có vẻ khỏe mạnh nhưng bị nhiễm bệnh từ cây mẹ hiếm khi sống đến giai đoạn
ra hoa (Ndungo  cs, 2006).

Xcm được tìm thấy nhiều ở các nước châu Phi, cụ thể là Burundi, Ethiopia,
Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya, Rwanda, Tanzania và Uganda. Bệnh héo rũ dẫn
đến tổn thất năng suất nghiêm trọng lên tới 100% nếu việc kiểm soát chậm trễ, ảnh
4


hưởng đến an ninh lương thực và thu nhập của các hộ gia đình. Ở Uganda, bệnh héo
rũ có thể làm giảm 30-50% năng suất chuối và gây thiệt hại kinh tế lên đến 200-250
triệu đô la Mỹ mỗi năm do can thiệp chậm trễ; cịn tại Đơng Phi con số này cịn lên
đến hàng tỷ đơ la trong hơn một thập kỉ (Leena Tripathi  cs, 2017). Vào năm 2004,
đợt bùng dịch ở Masisi đã tàn phá và làm mất hoàn toàn sản lượng và tác động đáng
báo động đến an ninh lương thực (Ndungo  cs, 2006).
2.2.2. Bệnh thối do vi khuẩn Dickeya zeae
Vi khuẩn Dickeya zeae thuộc chi Dickeya. Chi Dickeya bao gồm 8 loài D.
dianthicola, D. dadantii, D. zeae, D. chrysanthemi, D. solani, D. aquatic, D.
dieffenbachia và D. paradisiaca. Trong đó, D. zeae được báo cáo đã lây nhiễm nhiều
loại thực vật trên khắp thế giới, bao gồm 4 loại kí chủ cây hai lá mầm như khoai tây,
thuốc lá, Chrysanthemum và Philodendron và 6 loại ký chủ cây một lá mầm như ngô,
lúa, chuối, rứa, Brachiaria và lục bình. (Ming  cs, 2018).
Bệnh thối do vi khuẩn Dickeya zeae được phát hiện ở Quảng Đông, Quảng
Tây, Vân Nam và Hải Nam- Trung Quốc và liên tục trở nên nghiêm trọng kể từ năm
2009. Tại một số đồn điền, tỷ lệ mắc bệnh lên đến 70-80% đã được quan sát thấy.
Khoảng 6-8 ngày sau khi có các triệu chứng đầu tiền quan sát thấy cây bị nhiễm bệnh
chết (Zhang  cs, 2014). Bệnh thối do vi khuẩn Dickeya zeae trở thành một vấn nạn
nghiêm trọng ở tỉnh Quảng Đông từ năm 2009 với hơn 6000 ha trồng chuối bị nhiễm.
Vi khuẩn Dickeya zeae gây bệnh lây nhiễm vào phần giữa và phần dưới cùng
của bẹ lá và cuống lá trên cây chuối. Màu đen và các đốm nâu xuất hiện ở lớp vỏ
ngoài ở giai đoạn đầu, từ từ mở rộng thành các đốm lớn và tiếp tục thối rữa từ trong
ra ngoài. Các bẹ lá rũ xuống và dần dần chuyển sang màu nâu và thối rữa toàn bộ bẹ
lá và xuất hiện các vết nứt dọc theo giả phân sinh của các vết bệnh thực vật thường

được quan sát thấy. Bên trong các mô mạch của cuống lá bị bệnh chuyển sang màu
5


nâu đỏ và sớm bị thối rữa. Do sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng của lá chuối
bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lá vàng úa, héo và chết (Liu  cs, 2016).
2.3. Các bệnh thường gặp trên chuối do virus gây ra
2.3.1. Bệnh chùn đọt
Bệnh do siêu vi trùng Bunchy Top Virus (Banana Virus I hay Musa Virus I)
gây ra thuộc Giới Shotokuvirae; Ngành Cressdnaviricota; Lớp Arfiviricetes; Bộ
Mulpavirales; Họ Nanoviridae; Chi Babuvirus.
Bệnh chùn đọt là một trong những bệnh có ảnh hưởng nghiêm trong nhất đến
nền kinh tế sản xuất chuối ở nhiều khu vực trên thế giới bao gồm cả Châu Á, Châu
Phi và Nam Thái Bình Dương (Hooks  cs, 2008). Bệnh được truyền từ cây mẹ sang
cây con qua con đường cây giống, lây truyền từ cây này sang cây khác thơng qua
một lịai rệp có tên là Pentalonia nigronervosa sinh sống trên cây chuối làm môi giới
truyền bệnh.
Khi bị bệnh lá cây bị bệnh thường trở lên còi cọc và dị dạng, lá vươn thẳng và
bó xít vào nhau, cuống lá ngắn lại và lá bị giòn, rất dễ bị rách, trên lá xuất hiện những
đường sọc màu vàng sậm, xen kẽ với những đường sọc màu xanh sậm. Nếu cây bị
bệnh sớm thì sẽ không kết trái, quả của những cây nhiễm bệnh sau này thì thường
cịi cọc và khơng thể bán được.
2.3.2. Bệnh lùn sọc lá chuối
Bệnh lùn sọc lá chuối do phức hợp nhiều chủng virus thuộc họ
Caulimoviridae, chi Badnavirus gây ra. Badnavirus có virion hình trực khuẩn kích
thước khoảng 30 × 150 nm, bộ gen dsDNA hình trịn có kích thước 7,4 kbp. Bệnh
lùn sọc lá lần đầu được phát hiện ở Côte d’Ivoire (Một quốc gia thuộc Tây Phi) vào
năm 1968. Bệnh lùn sọc lá chuối được phát hiện ở nhiều khu vực sản xuất chuối trên

6



thế giới như Nam Mỹ, Trung Mỹ, Châu Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, Đơng Nam Á và
Thái Bình Dương.
Các triệu chứng bệnh đặc trưng nhất của bệnh là trên lá chuối, các vết bị hoại
tử và có xu hướng biểu hiện khơng liên tục. Cây bị bệnh có thể cịi cọc và trái có thể
bị méo mó, vỏ mỏng hơn. Sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng
có thể phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm điều kiện môi trường, vật chủ và các
kiểu gen của virus.
Ở Nigeria, các triệu chứng bệnh phổ biến nhất vào mùa ẩm ướt, virus gây hại
lớn nhất và có các triệu chứng rõ rệt khi cây được trồng ở 22oC và điều ngược lại xảy
ra khi cây được giữ ở nhiệt độ 28oC-35oC. Năng suất chuối Cavendish được ước tính
thiệt hại từ 7-9% tùy vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng (Daniells  cs,
2001).
2.3.3. Bệnh khảm lá
Bệnh khảm lá do virus Cucumber Mosai (CMV) gây ra, thuộc ngành
Cucucmovirus và họ Bromoviridae (Khan  cs, 2011). Bệnh khảm lá lần đầu tiên
được miêu tả bởi M. J. P. Magee ở Úc vào năm 1930, nhưng kể từ đó đã ghi nhận ở
nhiều quốc gia trên tồn thế giới. CMV lây nhiễm trên 1200 loài thực vật và có thể
gây thiệt hại kinh tế đáng kể trên nhiều loại cây trồng, rau màu.
Bệnh khảm lá có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn phát triển nào của cây và chủ
yếu triệu chứng bệnh thể hiện rõ nhất ở trên lá và cũng là bộ phận dễ phát hiện bệnh
sớm nhất. Lá cây bị bệnh có sọc vàng từ ngồi bìa lá vào cuống lá. Theo thời gian
phiến lá khơng phát triển hồn thiện hoặc các mép lá có hiện tượng cong xoăn uốn
vào trong bất thường và có thể xuất hiện những đốm hoại tử. Các lá non cũng có thể
bị giảm kích thước. Các vùng thối giữa có thể xuất hiện trên các bẹ lá và lan rộng ra
các bộ phận khác như: thân, rễ và củ… Các lá già thường có dấu hiệu hoại tử thành
7



các đường màu đen và sau cùng sẽ bị rụng. Cây bị bệnh khơng thể trưởng thành bình
thường. Quả thường khơng có triệu chứng rõ rệt. Quả của các cây bị nhiễm bệnh
thường có kích thước nhỏ hơn hoặc bị hỏng trên ngay trên cây. Cây bị nhiễm bệnh
phát triển kém, khi phát hiện cây bị bệnh cần phải đào bỏ và xử lý ngay để tránh lây
nhiễm.
2.4. Các bệnh thường gặp trên chuối do nấm gây ra
2.4.1. Bệnh héo rũ vàng lá Panama
 Lịch sử phát hiện bệnh và nghiên cứu
Foc bắt nguồn từ Đông Nam Á và được báo cáo ở tất cả các vùng sản xuất
chuối trên thế giới, ngoại trừ phía nam của quần đảo Thái Bình Dương, Somalia và
các nước ven sơng của Lưu vực Địa Trung Hải. Căn bệnh này được Bancroft mô tả
lần đầu tiên vào năm 1876 ở tại Úc, sau đó bởi Ashby vào năm 1913 ở Costa Rica
và Panama, nơi có khoảng 80.000 ha giống Gros Michel đã bị tiêu diệt ở Mỹ Latinh
bởi Foc R1 giữa năm 1890 và năm 1960 (Olivares  cs, 2021).
Kể từ khi căn bệnh này được phát hiện vào năm 1876 tại Úc đã có rất nhiều
các nghiên cứu liên quan đến bệnh héo rũ vàng lá Panama trên chuối đã được thực
hiện. Một số nghiên cứu như: Nghiên cứu của Pegg  cs (1996) về bệnh héo rũ
Fusarium trên chuối tại Australia. Nghiên cứu tiềm năng của Fusarium oxysporum
không gây bệnh và các sinh vật kiểm soát sinh học khác để ngăn chặn bệnh héo rũ
Fusarium trên chuối của Nel  cs (2006). Kiểm soát bệnh héo Fusarium trên chuối
với tỏi tây Trung Quốc (Huang  cs, 2012). Dita  cs (2018) công bố nghiên cứu
bệnh héo Fusarium trên chuối: Kiến thức hiện tại về dịch tễ học và nhu cầu nghiên
cứu hướng tới quản lý dịch bệnh bền vững.
 Ảnh hưởng của bệnh đến kinh tế-xã hội trên thế giới và Việt Nam

8


Bệnh héo rũ Panama là mối đe dọa chính và là yếu tố hạn chế đối với các giống
chuối khác nhau có tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược trên toàn thế giới

(Olivares  cs, 2021). Vào những năm 1950, 40.000 ha đồn điền chuối Gros Michel
ở Mỹ Latinh đã bị tàn phá bởi bệnh héo Fusarium. Người ta dự đoán rằng tổng thiệt
hại cho chuối Gros Michel, chuối Cavendish và các loại chuối địa phương khác do
bệnh héo Fusarium đạt 100.000 ha, chủ yếu ở các đồn điền chuối lớn ở châu Á, bị
phá hủy chủ yếu bởi chủng TR4 (Hermanto  cs, 2011). Nurhadi  cs (1994) báo
cáo rằng thiệt hại do Foc gây ra tại Lampung (một tỉnh của Indonesia) đạt 2,8 tỷ
rupiah (tương đương khoảng 194.000 USD) trong giai đoạn thu hoạch 1993-1994.
Tại Malaysia năm 2008-2009 cho thấy gần 883 ha diện tích sản xuất chuối của nước
này bị ảnh hưởng bởi bệnh héo Fusarium. Sau khi xóa sổ các đồn điền ở một số vùng
của Indonesia, Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc và Úc, tác động của bệnh héo
Fusarium ở những nước này là đáng kể. Thiệt hại kinh tế của Indonesia được ước
tính là 121 triệu USD, Đài Loan là 253.3 triệu USD và Malaysia là 14.1 triệu USD
hằng năm. Tại Nam Phi, Kiepersol là khu vực sản xuất chuối lớn nhất với 3800 ha
vào năm 1991 nhưng đến năm 2000 diện tích giảm chỉ cịn 2500 ha. Sự suy giảm
diện tích sản xuất chuối ở Kieperol được cho là do sự tàn phá của bệnh héo Fusarium
(Viljoen, 2002).
Tại Việt Nam, tỉnh Lào Cai hiện có trên 4.000 ha chuối, chiếm 1/3 diện tích
cây ăn quả tồn tỉnh. Chuối được trồng chủ yếu tại các huyện Mường Khương, Bát
Xát, Bảo Thắng. Đáng chú ý, tất cả các địa bàn này đều đã ghi nhận xuất hiện bệnh
vàng lá Panama gây hại, với tổng diện tích khoảng 45 ha.
 Tổng quan về tác nhân gây bênh
Foc được phân thành 4 chủng (races) : Foc chủng 1 (Foc 1), Foc chủng 2 (Foc
2), Foc chủng 3 (Foc 3) và Foc chủng 4 (Foc 4). Trong đó, Foc 1 và Foc 2 gây hại
9


trên giống chuối Gros Michel (AA), Silk (AAB), Lady Finger (AAB), chuối tây
(ABB), và Bluggoe (ABB); Foc 3 gây hại ở các loài thuộc chi Helicolia; Foc 4 hại
trên giống chuối tiêu (AAA) và tất cả các giống mẫn cảm với Foc 1 và Foc 2 (Bentley
& cs, 1998). García-Bastidas & cs (2014) cho biết Foc 4 có sự khác biệt về sinh thái

và được chia thành Foc 4 nhiệt đới (Foc TR4) và Foc 4 cận nhiệt đới (Foc STR4).
Fusarium sinh sản vơ tính có 3 kiểu bào tử:
- Bào tử nhỏ (Microconidia) đơn nhân, đơi khi có 2 vách ngăn, hình oval,
một số kéo dài, kích thước 5 - 7 x 2 - 3µm.
- Bào tử lớn ( Macroconidia) nhiều nhân, có dạng hình liềm, có 2 – 6 vách
ngăn, kích thước 22– 36 x 4 - 5µm.
- Bào tử hậu (Chlamydospores) có vách dày được tạo ra trong cây vào giai
đoạn muộn của chu kỳ bệnh. Chúng có thể phát triển đơn hoặc thành chuỗi,
các bào tử hậu hình oval có kích thước 7 - 9µm hoặc hình cầu đường kính
khoảng 7 –7,5µm
Foc lây nhiễm cho cây thông qua hệ thống rễ tới các mạch gỗ nơi nó phát triển
và nhân lên, làm tắc nghẽn chúng và hạn chế sự hấp thụ chất dinh dưỡng và nước bởi
thực vật. Mầm bệnh cũng có thể phát triển hoại sinh trong các mô xung quanh như
cây bị bệnh chết, bào tử của chúng cịn sót lại trong đất. Các bào tử hậu được kích
thích bởi chất tiết ra từ rễ cây, sau đó chúng nảy mầm và lây sang rễ của những cây
khỏe mạnh gần đó.
Cây chuối bị nhiễm bệnh héo rũ Panama thường có hiện tượng vàng từ lá già
lan dần lên các lá non, từ bìa lá lan vào gân lá. Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và
lá treo trên thân giả, đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá. Trên cây, các
lá già bị héo khơ quanh thân giả, chỉ cịn một số lá đọt còn xanh và mọc thẳng, các
lá đọt này có màu xanh nhạt hay hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo, cuối cùng bị
10


héo úa. Cây bệnh chết nhưng thân không đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc. Cắt ngang thân
giả sẽ thấy các bó mạch dẫn có màu nâu vàng. Cắt ngang củ chuối có các đốm màu
vàng hoặc đỏ nâu và bốc mùi hôi. Các triệu chứng lá của bệnh héo Fusarium có thể
bị nhầm lẫn với bệnh héo Xanthomonas. Ở những cây bị ảnh hưởng bởi Fusarium,
màu vàng và héo của lá thường tiến triển từ lá già đến lá non.
 Một số biện pháp phòng bệnh:

- Chọn giống chuối kháng với nấm bệnh là biện pháp hiệu quả nhất để phịng
bệnh.
- Đất trồng chuối: Nên chọn đất có độ pH trung hồ và hơi kiềm.
- Khơng dùng chuối con ở các vườn bị bệnh làm giống.
- Xử lý đất và cây giống trước khi trồng: Bón vơi, phân chuồng mục ủ cùng với
nấm đối kháng Trichoderma vào các hố trồng. Cắt sạch rễ và đất ở gốc chuối con rồi
nhúng gốc vào dung dịch Bordeaux hoặc các thuốc gốc đồng như Vidoc 80 BTN,
Champion 37,5 FL, Bocdocop super, Funguran… 10 - 15 phút để diệt trừ mầm bệnh.
- Thoát nước tốt cho vườn chuối, nhất là vào mùa mưa, không nên để ẩm độ đất
quá cao.
- Luân canh cây trồng, sử dụng cây che phủ, áp dụng các chất bổ sung hữu cơ
và các chất kiểm soát sinh học, cũng như sử dụng phân bón vơ cơ thích hợp (Dita 
cs, 2018).
2.4.2. Bệnh thán thư
 Lịch sử phát hiện bệnh và nghiên cứu
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum musae gây ra được mô tả bởi Berkeley
vào năm 1874 như Myxosporium musae. Đến năm 1957, von Arx đổi thành
Colletotrichum. Từ đó Colletotrichum musae xuất hiện trong nhiều nghiên cứu của
11


các tác giả đã được công bố. Peres  cs (2008) đã công bố định danh và đặc điểm
của Colletotrichum spp. ảnh hưởng đến trái cây sau thu hoạch ở Brazil cho thấy bệnh
trên ổi, bơ, đu đủ, xoài và chanh dây do C. gloeosporioides và C. musae ở chuối; ở
các cây cận nhiệt đới và ôn đới như táo, nho, đào và kiwi do C. acutatum. Nghiên
cứu phòng trừ bệnh thán thư do Colletotrichum musae gây ra trên chuối hữu cơ sau
thu hoạch bằng dầu cỏ xạ hương của Vilaplana  cs (2018) cho thấy rằng dầu cỏ xạ
hương là loại tinh dầu tốt nhất để kiểm soát sự phát triển của sợi nấm Colletotrichum
musae. Kết quả cho thấy dầu cỏ xạ hương giúp giảm trọng lượng, giữ lại màu sắc và
độ săn chắc, đồng thời làm giảm sự thay đổi của các thơng số hóa học trong chuối

hữu cơ trong quá trình bảo quản.
 Ảnh hưởng của bệnh đến kinh tế-xã hội trên thế giới và Việt Nam
Bào tử C. musae nhanh chóng nảy mầm hình thành sợi nấm xâm nhiễm vào
vỏ và sau đó là cùi của quả. Khi trái cây hư hỏng vết bệnh sẽ phát triển lớn hơn. Đây
là dạng bệnh làm hư hỏng trong quá trình vận chuyển và bảo quản chuối và làm giảm
nghiêm trọng chất lượng của sản phẩm (Chillet  cs, 2000). Theo báo cáo của Bazie
 cs (2014) cho thấy rằng bệnh thán thư là bệnh sau thu hoạch ảnh hưởng nghiêm
trọng đến chuối có thể dẫn đến 30%-40% thiệt hại của trái cây bán trên thị trường.
Tại Châu Phi có khoảng 100 triệu người dựa vào chuối và chuối là lương thực chính
trong chế độ ăn của họ (Sharrock  Frison, 1999). Do vậy, bệnh thán thư có thể là
mối đe dọa đến an ninh lương thực tại nhiều quốc gia trên thế giới, làm giảm thu
nhập và ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân.
 Tổng quan về tác nhân gây bệnh
Bệnh thán thư là một trong những bệnh hại chuối chín rất nặng. Các tác nhân
gây bệnh thán thư không chỉ lây nhiễm vào trái cây mà còn lây nhiễm sang các cơ
quan khác của thực vật, bao gồm lá, hoa, cành. Bào tử của chúng được hình thành
12


trong các mơ và sau đó được giải phóng và phân tán trong những ngày mưa thông
qua các tia nước hoặc trong thời kỳ độ ẩm cao, do đó thành chất lây nhiễm chính cho
trái cây ở giai đoạn trước khi thu hoạch (Latiffah Zakaria, 2021). Chúng tồn tại trong
lá khô hoặc lá đang hoai mục và cả trên quả. Các bào tử nấm này có thể được phân
tán bởi gió, nước, cơn trùng cũng như chim và chuột ăn chuối. Chúng xâm nhập vào
quả thông qua các vết thương nhỏ ở vỏ rồi phát triển và bắt đầu biểu hiện các triệu
chứng. Điều kiện môi trường dễ gây nhiễm bệnh là nhiệt độ cao, độ ẩm cao và mưa
thường xuyên. Các triệu chứng có thể phát triển trên quả đang chín trên buồng hoặc
sau thu hoạch trong q trình lưu trữ. Bệnh thán thư ảnh hưởng nghiêm trọng đến
chất lượng quả chuối trong quá trình vận chuyển và bảo quản
Nấm gây ra các đốm màu nâu sẫm đến màu đen, trũng trên vỏ trái cây bị nhiễm

bệnh. Các triệu chứng ban đầu có thể nhìn thấy trên vỏ quả màu xanh lá cây và được
đặc trưng bởi các vết thương màu nâu sẫm đến đen, vết trũng có viền nhạt trên vỏ.
Trên những quả màu vàng, những tổn thương này có kích thước thay đổi và có thể
kết hợp lại thành những mảng trũng đen có kích thước khá lớn. Sự phát triển của nấm
từ màu cam chuyển sang dần màu hồng giống cá hồi xuất hiện ở trung tâm. Các triệu
chứng cũng có thể bắt đầu xuất hiện trên đầu quả do nấm xâm nhiễm từ giai đoạn ra
hoa trước đó. Những tổn thương này bề ngồi có vẻ không hấp dẫn đối với người
tiêu dùng và làm giảm đáng kể giá trị thị trường của các loại trái cây nhiễm bệnh.
 Một số biện pháp phòng bệnh:
- Chuối sau khi thu hoạch cần xử lý và bảo quản cẩn thận, tránh bị vết thương
để mầm bệnh thán thư xâm nhập và tấn công
- Phun và xử lý thuốc hóa học ở giai đoạn trái xanh trước khi thu hoạch để hạn
chế bệnh khi trái bước vào giai đoạn chín

13


- Các dụng cụ cắt buồng chuối và nải chuối phải được khử trùng bằng dung dịch
thuốc hóa học trước khi cắt
- Bao quanh buồng chuối trên cây bằng nhựa polyethylene
- Vệ sinh sạch sẽ các kho đóng gói trái chuối
- Sử dụng loại chuối sạch bệnh: chuối nuôi cấy mô
2.4.3. Bệnh đốm lá Sigatoka
 Lịch sử phát hiện và nghiên cứu
Đốm lá Sigatoka gây ra bởi Mycosphaerella spp. Một số loài Mycosphaeerella
gây bệnh trên chuối gồm bệnh đốm vàng lá Sigatoka (Mycosphaerella musicola),
đốm lá eumusae (Mycosphaerella eumusae) và đốm đen Sigatoka (Mycosphaerella
fijiensis) (Arzanlou  cs, 2007). Bệnh đốm vàng lá Sigatoka lần đầu tiền được mô tả
trên chuối bởi Java vào năm 1902 và trở thành đại dịch toàn cầu nghiêm trọng trong
suốt 40 năm sau. Đến năm 1964, bệnh đốm đen Sigatoka trên chuối lần đầu tiền được

ghi nhận là một bệnh chuối ở quần đảo Fiji của miền Nam Thái Bình Dương bởi
Rhodes. Sau đó nó lan rộng ra tất cả các lục địa ngoại trừ Úc (Fullerton  Olsen,
1995). Vào những năm 1990, bệnh đốm lá eumusae được công nhận là một thành
phần của phức hợp bệnh đốm lá Sigatoka trên chuối.
Một số nghiên cứu liên quan đến bệnh đốm lá Sigatoka đã được công bố trước
đây. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến bệnh đốm đen Sigatoka trên chuối cho thấy
rằng nguy cơ lây nhiễm bệnh đốm đen Sigatoka tăng đáng kể trên các vùng trồng
chuối của Châu Mỹ Latinh và Caribe, tăng trung bình 44,2% trên mỗi pixel từ những
năm 1960 đến những năm 2010 do biến đổi khí hậu đã cải thiện điều kiện nhiệt độ
cho sự nảy mầm và phát triển của bào tử bệnh (Bebber, 2019).
 Ảnh hưởng bệnh đến kinh tế-xã hội trên thế giới và Việt Nam

14


×