Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN THI TÂM LÝ HỌC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.82 KB, 14 trang )

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN THI
TÂM LÝ HỌC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
Hệ Cao cấp lý luận – 2 ĐVHT
Thời gian thi: 120 Phút
Được sử dụng tài liệu
Đề 1: Trong điều kiện và xu thế phát triển của nước ta hiện nay, theo
đồng chí – Hiện tượng tâm lý nào có ảnh hưởng thiết thực nhất đến công
tác lãnh đạo, quản lý? Bằng kiến thức tâm lý học lãnh đạo, quản lý –
hãy phân tích và chứng minh.
Đáp án:
- Khái quát điều kiện và xu thế phát triển của nước ta hiện nay có
những đặc điểm thuận lợi và khó khăn nào ảnh hưởng đến công tác lãnh
đạo, quản lý nói chung? (Gợi ý – Tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại
hoá từ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời
xây dụng nền kinh tế tri thức trước xu thế giao lưu, hội nhập se có
những thuận lợi khó khăn như thế nào? )
- Trong những điều kiện và xu thế phát triển ấy – hiện tượng tâm lý
nào có ảnh hưởng thiết thực và trực tiếp nhất, tại sao?
- Phân tích khái niệm hiện tượng tâm lý đó
- Phân tích biểu hiện và rút ra ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng tâm
lý trong công tác lãnh đạo, quản lý hiện nay?
- Liên hệ với bản thân và nơi công tác
Đề 2: Lãnh đạo, quản lý trong điều kiện và xu thế phát triển ở nước ta
hiện nay đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải vừa có Tầm, vừa có tâm
và có tài. Bằng kiến thức tâm lý học lãnh đạo, quản lý, đồng chí hãy
phân tích và chứng minh quan niệm trên.
Đáp án:
- Nêu đặc điểm và tình hình của nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay
có ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, quản lý nói chung và người lãnh
đạo, quản lý nói riêng như thế nào?
- Tại sao nói người lãnh đạo, quản lý hiện nay phải vừa có tầm, có tâm


và có tài? (1 điểm)
- Nội dung và ý nghĩa của Tầm, của Tâm và Tài:
+ Tầm – Biết nhìn xa, trông rộng (tư duy chiến lược), biết dùng
người.
+ Tâm – đạo đức (thái độ công tác: có nhiệt huyết; luôn trăn trở với
việc đổi mới phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả; có thái độ quan hệ
đúng mực với mọi người. Đạo đức cách mạng: Thể hiện phẩm chất chính
trị, tư tưởng bằng lập trường kiên định, lòng trung thành ; Có tinh
thần giác ngộ, giáo dục mọi người cung thực hiện các chuẩn mực đạo đức
và biết đặt lợi ích của mình trong lợi ích của tập thể và xã hội của
người lãnh đạo, quản lý)
+Tài – năng lực được biểu hiện thông qua hoạt động thực tiễn và bằng
kết quả hoạt động, phản ánh ở năng lực tổ chức; năng lực chuyên môn,
năng lực ra quyết định, năng lực dự báo, năng lực khái quát và năng
lực ứng xử
- Ý nghĩa và mối quan hệ của tầm, tâm và tài trong thực tiễn lãnh đạo,
quản lý hiện nay?
- Con đường gây dựng và phát triển tầm nhìn, rèn luyện đạo đức (Tâm)
và trau dồi năng lực (Tài) của người lãnh đạo, quản lý hiện nay: Giáo
dục; hoạt động thực tiễn; giao lưu và quan hệ nhóm tập thể
- Liên hệ thực tiễn bản thân và nơi công tác
Đề 3: Bằng kiến thức tâm lý học lãnh đạo, quản lý đồng chí hãy phân
tích những yếu tố tâm lý trong đánh giá, sắp xếp cán bộ của công tác
tổ chức cán bộ trong điều kiện và xu thế phát triển của nước ta hiện
nay.
Đáp án:
- Ảnh hưởng của công tác tổ chức cán bộ đối với sự nghiệp đổi mới ở
nước ta hiện nay được biểu hiện như thế nào (Phân tích mặt tích cực và
những tồn tại)?
- Công tác tổ chức cán bộ bao gồm: Đánh giá; lựa chọn, sắp xếp, quy

hoạch, đào tạo, luân chuyển cán bộ và vai trò của tâm lý học lãnh đạo,
quản lý biểu hiện trong công tác tổ chức cán bộ: Những yếu tố tâm lý
trong công tác đánh giá (nội dung, nguyên tắc, phương pháp đánh giá);
lựa chọn (Quan điểm; nguyên tắc, tiêu chuẩn và quy trình lựa chọn);
sắp xếp (dung hợp tâm lý và những điều kiện dung hợp tâm lý trong sắp
xếp cán bộ), quy hoạch, đào tạo và luân chuyển cán bộ
- Liên hệ với thực tiễn công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, ngành,
địa phương.
Đề 4: Bằng kiến thức tâm lý học lãnh đạo, quản lý, đồng chí hãy phân
tích những yếu tố tâm lý trong việc ra quyết định và tổ chức thực hiện
các quyết định lãnh đạo, quản lý trong đièu kiện và xu thế phát triển
ở nước ta hiện nay
Đáp án:
- Tính chất, đặc điểm của nền kinh tế thị trường trong điều kiện và xu
thế phát triển của nước ta hiện nay đặt việc ra quyết và tổ chức thực
hiện các quyết định lãnh đạo, quản lý vào vai trò và nhiệm vụ quan
trọng. Những quyết định và tổ chức thực hiện quyết định đúng hoặc
không đúng có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình phát triển kinh tế –
xã hội nước nhà? (2 điểm)
- Những yếu tố tâm lý trong việc ra quyết định và tổ chức thực hiện
quyết định:
+ Những nguyên tắc cơ bản trong việc ra quyết định và tổ chức thực
hiện quyết định: Khách quan; lịch sử - cụ thể toàn diện và phát triển
+ Những yếu tố tâm lý trong việc ra quyết định
+ Những yếu tố tâm lý trong tổ chức thực hiện quyết định
- Liên hệ với thực tiễn ra quyết định và tổ chức thực hiện của bản
thân, của ngành và nơi công tác
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN THI
TÂM LÝ HỌC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
Hệ Cao cấp lý luận – 2 ĐVHT

Thời gian thi: 120 Phút
Được sử dụng tài liệu
Đề 1: Trong điều kiện và xu thế phát triển của nước ta hiện nay, theo
đồng chí – Hiện tượng tâm lý nào có ảnh hưởng thiết thực nhất đến công
tác lãnh đạo, quản lý? Bằng kiến thức tâm lý học lãnh đạo, quản lý –
hãy phân tích và chứng minh.
Đáp án:
I. Khái quát điều kiện và xu thế phát triển của nước ta hiện nay có
những đặc điểm thuận lợi và khó khăn nào ảnh hưởng đến công tác lãnh
đạo, quản lý nói chung? Gợi ý – Tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại
hoá từ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời
xây dụng nền kinh tế tri thức trước xu thế giao lưu, hội nhập hợp tác
kinh tế quốc tế se có những thuận lợi khó khăn như thế nào?
+Thực chất của kinh tế thị trường là sản xuất hàng hoá và nền kinh tế
cạnh tranh…cộng với sự hướng tới kinh tế tri thức trước xu thế hội
nhập hợp tác kinh tế quốc tế…Trong bối cảnh đó, đặt Đảng, nhà nước ta
nói chung, người lãnh đạo, quản lý nói riêng trước những vận hội mới,
những thời cơ và thách thức, những khó khăn và thuận lợi mới…
+Thuận lợi: Sự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho kinh tế quốc nội
ngày càng chủ động hơn; đời sông kinh tế, chính trị – xã hội ngày càng
được cải thiện và tạo thế bình ổn hơn; Bộ mặt xã hội được mở mang…,
kết cấu hạ tầng ngày một phát triển theo hướng hiện đại; Trình độ dân
trí ngày càng cao, môi trường đầu tư thuận lợi hơn, cơ chế, chính sách
và phương thức hoạt động ngày một thông thoáng…Nhu cầu xã hội ngày
càng tăng
+ Khó khăn: Vẫn là một nước đang phát triển…còn lạc hậu, yếu kém và
nghèo so với các nước trong khu vực và trên thế giới…; kết cấu cơ sở
hạ tầng chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư…sự chưa cân đối về lao
động và quy mô thu nhập trong các khu vực lao động tác động không
thuận lợi đến đời sống không ít lực lượng lao động – xã hội; Tệ nạn xã

hội…tệ tham nhũng, cửa quyền… vẫn đang là những vấn nạn báo động
trên
phạm vị rộng…tai nạn giao thông… ảnh hưởng đến an toàn xã hội; bão lụt
hạn hán ảnh hưởng bất lợi đến lao động sản xuất… Kinh nghiệm quản lý
kinh tế – xã hội chưa cao…
+ Trong điều kiện và xu thế phát triển đó tác động hai chiều (tích cực
và tiêu cực…) đến đội ngũ lãnh đạo, quản lý của nước ta: tích cực –
tạo điều kiện và môi trường để người lãnh đạo, quản lý phấn đấu, trau
rồi năng lực, rèn luyện phẩm chất, xây dựng phong cách đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý trong điều kiện mới (áp lực của kinh tế thị
trường buộc người lãnh đạo phải cố gắng và phấn đấu hết mình mới có đủ
khả năng đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay…)và ngược lại nền
kinh tế thị trường cũng là điều kiện “khốc liệt” khiến người lãnh đạo,
quản lý dễ dẫn đến sự suy thoái, biến chất không đủ khả năng thích ứng
với môi trường, hoàn cảnh mới…
-Trong những điều kiện và xu thế phát triển ấy, một trong những nội
dung quan trọng giúp công tác lãnh đạo, quản lý hiệu quả là nắm bắt,
nhận diện những hiện tượng tâm lý có ảnh hưởng thiết thực và trực tiếp
đến hoạt động lãnh đạo, quản lý. Có rất nhiều hiện tượng tâm lý ảnh
hưởng đến công tác lãnh đạo, quản lý: Nhu cầu, Dư luận xã hội, Định
hướng giá trị, bầu không khí tâm lý, truyền thống, xung đột…(Người học
có thể lựa chọn một hiện tượng theo nhận thức của mình là quan trong
nhất.
- Ví dụ: Nếu như chọn Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý ảnh hưởng thiết
thực nhất đến hoạt động lãnh đạo, quản lý thì cần chú ý phân tích
những nội dung cơ bản sau:
+ Xu thế dân chủ hoá xã hội…Trình độ dân trí ngày càng cao, các điều
kiện xã hội ngày càng mở rộng, phát triển vì thế nhu cầu cũng ngày
càng phong phú, đa dạng, sinh động và phức tạp hơn…Đồng thời, người
lãnh đạo, quản lý trong điều kiện và xu thế pát triển đó, chỉ có thể

thực hiện tốt vai trò của mình khi nắm bắt và đáp ứng đúng nhu cầu các
thành viên trong đơn vị và tổ chức…
+ Khơi dạy nhu cầu (biết kích cầu) và giáo dục nhu cầu đến người lao
động trong điều kiện hiện nay, sẽ giúp các thành phần lao động làm
việc có hứng thú và say mê hơn và đạt năng xuất, hiệu quả cao hơn
II. Nhu cầu là gi?- Phân tích khái niệm nhu cầu, phân loại nhu cầu và
giáo dục nhu cầu…
- Phân tích biểu hiện và rút ra ý nghĩa thực tiễn của nhu cầu trong
công tác lãnh đạo, quản lý hiện nay?
+ Nhu cầu ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, quản lý theo hai chiều tích
cực và tiêu cực. Trong các nhu cầu xã hội hiện nay, đang nổi lên những
nhu cầu cơ bản như: Nhu cầu môi trường (cân bằng sinh thái); Nhu cầu
kinh doanh; Nhu cầu lập hội; Nhu cầu thể chất; Nhu cầu tâm linh; Nhu
cầu”sùng ngoại”; Nhu câu học tập; Nhu cầu ổn định chính trị và nhu cầu
tự do hoá cá nhân…(Phân tích biểu hiện tích cực và tiêu cực của các
nhu cầu trên ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo quản lý hiện nay…)
III. Liên hệ với bản thân và nơi công tác
Đề 2: Có quan niệm cho rằng: Trong lãnh đạo, quản lý thời kỳ đổi mới ở
nước ta hiện nay, người lãnh đạo, quản lý phải vừa có Tầm, vừa có tâm
và có tài. Bằng kiến thức tâm lý học lãnh đạo, quản lý, đòng chí hãy
phân tích và chứng minh quan niệm trên.
Đáp án:
I. Nêu đặc điểm và tình hình của nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện
nay có ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, quản lý nói chung và người
lãnh đạo, quản lý nói riêng như thế nào? - Khái quát điều kiện và xu
thế phát triển của nước ta hiện nay có những đặc điểm thuận lợi và khó
khăn nào ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, quản lý nói chung? Gợi ý –
Tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời xây dụng nền kinh tế tri thức trước
xu thế giao lưu, hội nhập hợp tác kinh tế quốc tế se có những thuận

lợi khó khăn như thế nào?
+Thực chất của kinh tế thị trường là sản xuất hàng hoá và nền kinh tế
cạnh tranh…cộng với sự hướng tới kinh tế tri thức trước xu thế hội
nhập hợp tác kinh tế quốc tế…Trong bối cảnh đó, đặt Đảng, nhà nước ta
nói chung, người lãnh đạo, quản lý nói riêng trước những vận hội mới,
những thời cơ và thách thức, những khó khăn và thuận lợi mới…
+Thuận lợi: Sự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho kinh tế quốc nội
ngày càng chủ động hơn; đời sông kinh tế, chính trị – xã hội ngày càng
được cải thiện và tạo thế bình ổn hơn; Bộ mặt xã hội được mở mang…,
kết cấu hạ tầng ngày một phát triển theo hướng hiện đại; Trình độ dân
trí ngày càng cao, môi trường đầu tư thuận lợi hơn, cơ chế, chính sách
và phương thức hoạt động ngày một thông thoáng…Nhu cầu xã hội ngày
càng tăng
+ Khó khăn: Vẫn là một nước đang phát triển…còn lạc hậu, yếu kém và
nghèo so với các nước trong khu vực và trên thế giới…; kết cấu cơ sở
hạ tầng chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư…sự chưa cân đối về lao
động và quy mô thu nhập trong các khu vực lao động tác động không
thuận lợi đến đời sống không ít lực lượng lao động – xã hội; Tệ nạn xã
hội…tệ tham nhũng, cửa quyền… vẫn đang là những vấn nạn báo động
trên
phạm vị rộng…tai nạn giao thông… ảnh hưởng đến an toàn xã hội; bão lụt
hạn hán ảnh hưởng bất lợi đến lao động sản xuất… Kinh nghiệm quản lý
kinh tế – xã hội chưa cao…tư duy đầu tư chiến lược của chúng ta đang
trong quá trình phát triển…
+ Trong điều kiện và xu thế phát triển đó tác động hai chiều (tích cực
và tiêu cực…) đến đội ngũ lãnh đạo, quản lý của nước ta: tích cực –
tạo điều kiện và môi trường để người lãnh đạo, quản lý phấn đấu, trau
rồi năng lực, rèn luyện phẩm chất, xây dựng phong cách đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý trong điều kiện mới (áp lực của kinh tế thị
trường buộc người lãnh đạo phải cố gắng và phấn đấu hết mình mới có đủ

khả năng đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay…)và ngược lại nền
kinh tế thị trường với xu thế hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế … cũng
là điều kiện “khốc liệt” khiến người lãnh đạo, quản lý dễ dẫn đến sự
suy thoái, biến chất không đủ khả năng thích ứng với môi trường, hoàn
cảnh mới…
- Do vậy để lãnh đạo, quản lý tốt trong điều kiện hiện nay người lãnh
đạo, quản lý phải vừa có tầm, có tâm và có tài
II. Nội dung và ý nghĩa của Tầm, của Tâm và Tài:
+ Tầm – Biết nhìn xa, trông rộng (tư duy chiến lược), biết dùng
người.
+ Tâm – đạo đức (thái độ công tác: có nhiệt huyết; luôn trăn trở với
việc đổi mới phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả; có thái độ quan hệ
đúng mực với mọi người. Đạo đức cách mạng: Thể hiện phẩm chất chính
trị, tư tưởng bằng lập trường kiên định, lòng trung thành ; Có tinh
thần giác ngộ, giáo dục mọi người cung thực hiện các chuẩn mực đạo đức
và biết đặt lợi ích của mình trong lợi ích của tập thể và xã hội của
người lãnh đạo, quản lý)
+Tài – năng lực được biểu hiện thông qua hoạt động thực tiễn và bằng
kết quả hoạt động, phản ánh ở năng lực tổ chức; năng lực chuyên môn,
năng lực ra quyết định, năng lực dự báo, năng lực khái quát và năng
lực ứng xử
- Cơ sở để hình thành: tầm, tâm, tài được phân tích trong vấn đề này
bao gồm: Thứ nhất - bốn thuộc tính tâm lý – Xu hướng, năng lực, tính
cách, tính khí (phân tích 4 thuộc tính tâm lý…)
Thứ hai - Con đường gây dựng và phát triển tầm nhìn, rèn luyện đạo đức
(Tâm) và trau dồi năng lực (Tài) của người lãnh đạo, quản lý hiện nay:
Giáo dục; hoạt động thực tiễn; giao lưu và quan hệ nhóm tập thể (1,5
điểm)
III. Liên hệ thực tiễn bản thân và nơi công tác (1,5 điểm)
Đề 3: Có quan niệm cho rằng: Tâm lý học lãnh đạo, quản lý có vai trò

tích cực đến công tác tổ chức cán bộ trong sự nghiệp đổi mới của nước
ta hiện nay. Bằng kiến thức tâm lý học lãnh đạo, quản lý, đồng chí hãy
phân tích và chứng minh quan niệm trên.
Đáp án:I. Ảnh hưởng của công tác tổ chức cán bộ đối với sự nghiệp đổi
mới ở nước ta hiện nay được biểu hiện như thế nào (Phân tích mặt tích
cực và những tồn tại)?
+ Công tác tổ chức, cán bộ là những nội dung quan trọng nhất trong cải
cách hành chính mà Đảng, Nhà nước ta đang triển khai trong chương
trình tổng thể. Một trong những vấn đề quyết định sự thành công trong
sự nghiệp xây dựng xã hội “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh” của nước ta hiện nay là công tác tổ chức cán bộ. “Cán
bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Muôn việc thành công hay thất bại
là do cán bộ tốt hay kém” – Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.
+ Đánh giá công tác tổ chức cán bộ trong thực tiễn của nước ta những
năm qua có ảnh hưởng đến sự nghiệp đổi mới rất rõ nét trên cả hai
phương diện: tích cực và tiêu cực…(Phân tích những tích cực và hạn chế
của công tác tổ chức cán bộ thể hiện trong các công tác cụ thể: sử
dụng cán bộ; đánh giá, sắp xếp cán bộ; lựa chọn và luân chuyển cán bộ
như thé nào…?)
+ Một trong những hạn chế của công tác tổ chức cán bộ hiện nay, dẫn
đến những hạn chế nhất định là chúng ta chưa khoa học hoá thực sự
công
tác tổ chức cán bộ (Chưa vận dụng hữu hiệu các tri thức khoa học, nhất
là tâm lý học vào công tác tổ chức cán bộ)
+ Là một khoa học chuyên ngành của tâm lý học – tâm lý học lãnh đạo,
quản lý có những nội dung nghiên cứu, vận dụng một cách thiết thực vào
công tác tổ chức cán bộ hiện nay… Đó là việc xác định ý nghĩa và chỉ
ra những yếu tố tâm lý trong công tác tổ chức cán bộ… Do đó để thực
hiện tốt công tác tổ chức cán bộ trong điều kiện hiện nay… rất cấn
thiết nghiên cứu, vận dụng tâm lý học lãnh đạo, quản lý

- Công tác tổ chức cán bộ bao gồm: Đánh giá; lựa chọn, sắp xếp, quy
hoạch, đào tạo, luân chuyển cán bộ… trong đó công tác đánh giá, sắp
xếp cán bộ và vai trò quan trong nhất.
II. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu trong nội dung bài viết này là những
yếu tố tâm lý trong công tác đánh giá, sắp xếp cán bộ…
+ Những yếu tố tâm lý trong công tác đánh giá cán bộ:
Thứ nhất - Nội dung đánh giá = kết quả hoạt động(sản phẩm); các thuộc
tính và phẩm chất tâm lý( xu hướng, năng lực, tính cách, tính khí,
Đức, tài) và quá trình phấn đấu, rèn luyện của người cán bộ…
Thứ hai - Nguyên tắc đánh giá: Khách quan, lịch sử – cụ thể, toàn diện
và phát triển khắc phục chủ quan, cảm tính, định kiến, dựa vào khuôn
mẫu có sẵn, lẫn lộn giữa hiện tượng với bản chất…
Thứ ba - Phương pháp đánh giá:Phương pháp khái quát các nhận xét độc
lập, Phương pháp đo lường: Phân tích tiểu sử, quan sát, phân tích cứ
liệu bên ngoài, trắc nghiệm, phương pháp “sắm vai”, phương pháp chuyên
gia…
+ Những yếu tố tâm lý trong công tác lựa chọn, sắp xếp cán bộ (lựa
chọn, Sắp xếp cán bộ được hiểu trên hai khía cạnh:
Thứ nhất - Lựa chọn đúng cán bộ để sắp xếp bổ nhiệm, đề bạt vào đúng
vị trí, chức vụ công tác của người cán bộ
Thứ hai - Sắp xếp cán bộ thành một tổ chức, một tập hợp, một Ekip làm
việc…)
- Dung hợp tâm lý và những điều kiện dung hợp tâm lý là yếu tố tâm lý
cơ bản nhất trong sắp xếp cán bộ. (Phân tích dung hợp tâm lý là gì -
sự tương đương và bù trừ tâm lý như thế nào…? và những điều kiện dung
hợp tâm lý là gì và cần phải tính đến liên nhân cách trong quá trình
sắp xếp… )
- Mục đích dung hợp tâm lý nhằm sắp xếp cán bộ thành một Ekip làm việc
đồng thuận, có hiệu quả và phát huy trí tuệ tập thể
III. Liên hệ với thực tiễn công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, ngành,

địa phương.
Đề 4: Tại sao nói: Việc ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết
định lãnh đạo, quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta hiện nay có vai trò đặc biệt quan trọng và với
những yếu tố tâm lý nào để ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết
định có hiệu quả? Bằng kiến thức tâm lý học lãnh đạo, quản lý, đồng
chí hãy phân tích và chứng minh
Đáp án:
I. Tính chất, đặc điểm của nền kinh tế thị trường trong điều kiện và
xu thế phát triển của nước ta hiện nay- Nêu đặc điểm và tình hình của
nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay có ảnh hưởng đến công tác lãnh
đạo, quản lý nói chung và người lãnh đạo, quản lý nói riêng như thế
nào? - Khái quát điều kiện và xu thế phát triển của nước ta hiện nay
có những đặc điểm thuận lợi và khó khăn nào ảnh hưởng đến công tác
lãnh đạo, quản lý nói chung? Gợi ý – Tiến hành công nghiệp hoá, hiện
đại hoá từ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng
thời xây dựng nền kinh tế tri thức trước xu thế giao lưu, hội nhập hợp
tác kinh tế quốc tế se có những thuận lợi khó khăn như thế nào?
+Thực chất của kinh tế thị trường là sản xuất hàng hoá và nền kinh tế
cạnh tranh…cộng với sự hướng tới kinh tế tri thức trước xu thế hội
nhập hợp tác kinh tế quốc tế…Trong bối cảnh đó, đặt Đảng, nhà nước ta
nói chung, người lãnh đạo, quản lý nói riêng trước những vận hội mới,
những thời cơ và thách thức, những khó khăn và thuận lợi mới…
+Thuận lợi: Sự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho kinh tế quốc nội
ngày càng chủ động hơn; đời sông kinh tế, chính trị – xã hội ngày càng
được cải thiện và tạo thế bình ổn hơn; Bộ mặt xã hội được mở mang…,
kết cấu hạ tầng ngày một phát triển theo hướng hiện đại; Trình độ dân
trí ngày càng cao, môi trường đầu tư thuận lợi hơn, cơ chế, chính sách
và phương thức hoạt động ngày một thông thoáng…Nhu cầu xã hội ngày
càng tăng

+ Khó khăn: Vẫn là một nước đang phát triển…còn lạc hậu, yếu kém và
nghèo so với các nước trong khu vực và trên thế giới…; kết cấu cơ sở
hạ tầng chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư…sự chưa cân đối về lao
động và quy mô thu nhập trong các khu vực lao động tác động không
thuận lợi đến đời sống không ít lực lượng lao động – xã hội; Tệ nạn xã
hội…tệ tham nhũng, cửa quyền… vẫn đang là những vấn nạn báo động
trên
phạm vị rộng…tai nạn giao thông… ảnh hưởng đến an toàn xã hội; bão lụt
hạn hán ảnh hưởng bất lợi đến lao động sản xuất… Kinh nghiệm quản lý
kinh tế – xã hội chưa cao…tư duy đầu tư chiến lược của chúng ta đang
trong quá trình phát triển…
- Một trong những nguyên nhân của thành tựu và những tồn tại khái
quát trên là vấn đề ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định
trong lãnh đạo, quản lý các cấp, ngành ở nước ta. Những quyết định và
tổ chức thực hiện quyết định đúng hoặc không đúng có ảnh hưởng trực
tiếp đến tiến trình phát triển kinh tế – xã hội nước nhà
- Trong những nguyên nhân tồn tại của ra quyết định chưa sát và tổ
chức thực hiện quyết định hiệu quả chưa cao là chưa vận dụng tích cực
các tri thức khoa học trong đó có tâm lý học lãnh đạo, quản lý
- Để đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới rất cần thiết vận dụng những yêu tố
tâm lý vào việc ra quyết và tổ chức thực hiện các quyết định lãnh đạo,
quản lý.
II. Những yếu tố tâm lý trong việc ra quyết định và tổ chức thực hiện
quyết định:
+ Những nguyên tắc cơ bản trong việc ra quyết định và tổ chức thực
hiện quyết định: Khách quan; lịch sử - cụ thể toàn diện và phát triển
+ Những yếu tố tâm lý trong việc ra quyết định ( Phân tích 5 yếu tố
trong bài giảng và giáo trình)
+ Những yếu tố tâm lý trong tổ chức thực hiện quyết định (Phân tích 5
yếu tố trong bài giảng và giáo trình )

III. Liên hệ với thực tiễn ra quyết định và tổ chức thực hiện của bản
thân, của ngành và nơi công tác

×