Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Bảo vệ nhà đầu tư những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật doanh nghiệp việt nam trong bối cảnh hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 140 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÌNH SỰ

KỶ YẾU HỘI THẢO

Tp. HCM, 2015


MỤC LỤC
1. Nạn nhân của tội phạm và vai trò của nạn nhân trong hệ thống tư pháp hình sự ............... 1
TS Lê Nguyên Thanh
2. Một số ý kiến về vấn đề nạn nhân của tội phạm là trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
............................................................................................................................................... 09
ThS. Mai Thị Thủy
3. Nạn nhân là trẻ em trong quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người
............................................................................................................................................... 24
ThS. Phan Thị Phương Hiền
4. Tình tiết tăng nặng “phạm tội đối với trẻ em” và việc xác định ý thức chủ quan của người
phạm tội đối với nạn nhân là trẻ em ...................................................................................... 34
CN. Nguyễn Thị Thùy Dung
5. Nạn nhân của tội phạm là phụ nữ trong luật hình sự Việt Nam ........................................ 43
ThS. Hoàng Thị Kim Anh
ThS. Phan Thị Phương Hiền
6. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là người có nhược điểm về tâm thần
hoặc thể chất .......................................................................................................................... 56
CN. Trần Quốc Minh
CN. Nguyễn Phương Thảo
7. Một số vấn đề về lấy lời khai của bị hại ............................................................................ 66
TS. Võ Thị Kim Oanh
NCS. Trịnh Duy Thuyên


8. Một số ý kiến về thủ tục tố tụng đối với người bị hại là người chưa thành niên theo quy
định của BLTTHS năm 2015 ................................................................................................ 78
CN. Nguyễn Thị Kiều Anh
CN. Vũ Thị Quyên


9. Hoà giải với người bị hại theo dự thảo bộ luật hình sự việt nam 2015 nhìn từ góc độ xử lý
chuyển hướng và tư pháp phục hồi: phải chăng la “Bình mới rượu cũ”? ............................. 87
TS. Hồng Thị Tuệ Phương
10. Nạn nhân của tội phạm trong nghiên cứu tình hình tội phạm ......................................... 97
NCS. Phạm Thái
CN. Lê Thị Anh Nga
11. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội nhìn từ khía cạnh nạn nhân của tội phạm ............ 108
ThS. Đinh Hà Minh
12. Phịng ngừa tội phạm nhìn từ khía cạnh nạn nhân ........................................................ 114
CN. Lê Thị Anh Nga
CN. Lê Văn Đại
13. Vấn đề bồi thường thiệt hại cho nạn nhân- quy định ở một số quốc gia và định hướng
cho Việt Nam ....................................................................................................................... 130
Th.S Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh


NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM VÀ VAI TRÒ CỦA NẠN NHÂN
TRONG HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ
Lê Nguyên Thanh*
1. Khái niệm nạn nhân của tội phạm trong hệ thống tư pháp hình sự
Ở góc độ ngơn ngữ phổ thơng tiếng Việt, nạn nhân được hiểu là: 1.“người bị nạn”, 2. Người,
tổ chức gánh chịu hậu quả từ bên ngoài đưa đến”.1 Nạn nhân có thể chịu thiệt hại bởi nhiều
loại nguyên nhân như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, tội phạm…
Đối với nạn nhân của tội phạm, “Tuyên bố những nguyên tắc cơ bản về tư pháp hình sự đối

với nạn nhân của tội phạm và nạn nhân của lạm dụng quyền lực” (1985) định nghĩa: “Nạn
nhân có nghĩa là người, có thể cá nhân hoặc tổ chức đã bị thiệt hại, bao gồm thiệt hại về thể
chất, tinh thần, tình cảm, kinh tế hoặc thiệt hại đáng kể các quyền cơ bản của họ do những
hành vi hoặc thiếu trách nhiệm là những vi phạm luật hình sự của quốc gia thành viên gây
ra…”(mục A (1)).2
Ở Việt Nam, trong Tội phạm học và các khoa học pháp lý khác thuộc lĩnh vực hình sự, nạn
nhân có thể được hiểu khác nhau nhưng đều là chủ thể bị thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp do
tội phạm gây ra. Trong Tội phạm học Việt Nam, “Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân,
tổ chức phải chịu những hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tinh thần, tình cảm, tài
sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác mà những hậu quả, thiệt hại này là do hành vi
phạm tội trực tiếp gây ra”.3 Trong Luật Hình sự, mặc dù khơng có khái niệm pháp lý về nạn
nhân nhưng có thể hiểu đó là những cá nhân (thể nhân), là chủ thể (có tính giả định) bị tội
phạm gây ra thiệt hại. Nạn nhân và những đặc điểm của nạn nhân hiện diện trong một số cấu
thành tội phạm và các tình tiết làm căn cứ quyết định biện pháp trách nhiệm hình sự. Trong
Luật Tố tụng hình sự Việt Nam cũng khơng có khái niệm pháp lý về nạn nhân. Với dấu hiệu
là chủ thể bị tội phạm gây ra thiệt hại thì nạn nhân hiện diện trong tố tụng hình sự với tư
* Trưởng Bộ mơn Tội phạm học – Khoa luật hình sự Trường ĐH Luật TP. HCM.
1
Đại từ điển tiếng Việt (1999), NXB Văn hóa – thơng tin, Hà Nội,, tr 1165.
2
Bản tiếng Anh truy cập theo địa chỉ: 09/12/2015].
Nguyên văn: "Victims" means persons who, individually or collectively, have suffered harm, including physical or
mental injury, emotional suffering, economic loss or substantial impairment of their fundamental rights, through acts or
omissions that are in violation of criminal laws operative within Member States, including those laws proscribing
criminal abuse of power”.
3
Trần Hữu Tráng, Nạn nhân của tội phạm, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2011, tr 19.

1



cách là người bị hại (bị hại) hoặc nguyên đơn dân sự. Điều 51 BLTTHS năm 2003 đưa ra
khái niệm pháp lý về người bị hại: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần,
tài sản do tội phạm gây ra”. Theo Điều 52 BLTTHS năm 2003:“Nguyên đơn dân sự là cá
nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt
hại”. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án mặc dù có lợi ích gắn với vụ án
nhưng khơng coi là chủ thể bị thiệt hại do tội phạm gây ra nên không phải là nạn nhân của
tội phạm. Nạn nhân trong Tố tụng hình sự là chủ thể thực hiện quyền buộc tội nhân danh cá
nhân và có quyền yêu cầu giải quyết vụ án hình sự. Ngồi ra, lời khai của nạn nhân (bị hại
và nguyên đơn dân sự) cịn là nguồn chứng cứ cung cấp chứng cứ khơng thể thiếu góp phần
vào hoạt động chứng minh vụ án hình sự. Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, nạn nhân của
tội phạm trong một số vụ án còn có quyền được bồi thường từ nguồn quỹ cơng nhằm bù đắp
thiệt hại của họ.
2. Vai trò của nạn nhân trong hệ thống tư pháp hình sự
2.1. Nạn nhân của tội phạm trong luật hình sự
Luật hình sự là cơng cụ để nhà nước thực hiện chính sách hình sự, trong đó xác định hành vi
nào là tội phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và biện pháp trách nhiệm hình sự
tương xứng nhằm đạt được mục đích răn đe phịng ngừa tội phạm. Chính sách nghiêm trị
hay khoan hồng đối với chủ thể của tội phạm ít nhiều có sự phụ thuộc vào hành vi và đặc
điểm nạn nhân trong từng trường hợp cụ thể của một số tội phạm xâm phạm quan hệ nhân
thân. Nạn nhân của tội phạm ảnh hưởng đến chính sách hình sự chủ yếu biểu hiện ở hành vi
của nạn nhân, đặc điểm nhân thân của nạn nhân, mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm
tội và mức độ thiệt hại của nạn nhân. Tất cả các yếu tố liên quan đến nạn nhân thuộc mặt
khách quan của tội phạm, có tác dụng định tội và quyết định hình phạt theo hướng tăng nặng
hoặc giảm nhẹ.
Những hành vi của nạn nhân có tác dụng làm giảm nhẹ tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
của người phạm tội, đó là hành vi có lỗi, hành vi trái pháp luật của nạn nhân. Ví dụ: hành vi
xâm phạm tính mạng, sức khỏe của nạn nhân trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân; xâm phạm tính mạng, sức khỏe nạn
2



nhân do vựơt q giới hạn phịng vệ chính đáng, nạn nhân có lỗi trong tội vi phạm các quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ…
Nếu hành vi của nạn nhân là đang thi hành công vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân
được coi là căn cứ làm tăng nặng trách nhiệm hình sự của các tội phạm xâm phạm tính
mạng, sức khỏe.
Đặc điểm nhân thân của nạn nhân như giới tính (phụ nữ đang mang thai), lứa tuổi (trẻ em,
người già), tình trạng thể chất, tâm thần (bệnh tật, tàn tật, khơng có khả năng tự vệ), vị trí
(ơng bà, cha mẹ, người có cơng ni dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh), nghề nghiệp (thầy cô
giáo, người thi hành công vụ)… thường ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự theo hướng tăng
nặng hơn so với nạn nhân là người khơng có những đặc điểm đó. Đó là các trường hợp nạn
nhân là trẻ em trong tội hiếp dâm trẻ em (so với tội hiếp dâm); mua bán trẻ em (so với mua
bán người); nạn nhân là trẻ em trong các tội phạm khác xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe,
danh dự nhân phẩm, xâm quyền tự do, dân chủ của công dân (bắt, giữ người trái pháp
luật)…
Đặc điểm về mối quan hệ lệ thuộc, trong đó nạn nhân là người lệ thuộc trở thành tình tiết
định tội trong một số trường hợp bức tử, hành hạ người khác, cưỡng dâm.
Đặc điểm về tính chất, mức độ thiệt hại của nạn nhân là tình tiết định tội, định khung hình
phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân
phẩm con người, các tội xâm phạm sở hữu và một số tội ở các loại tội phạm khác. Đó là loại
thiệt hại (thiệt hại thể chất, tinh thần, tài sản; lây bệnh nguy hiểm cho nạn nhân; làm nạn
nhân có thai; nạn nhân tự sát…), mức độ thiệt hại (tỷ lệ thương tật, trị giá tài sản bị chiếm
đoạt, bị hư hỏng, bị hủy hoại)…
Tóm lại, đối với những tội phạm có nạn nhân, luật hình sự căn cứ vào nạn nhân và các đặc
điểm, yếu tố liên quan đến nạn nhân để xây dựng cấu thành tội phạm và định ra nguyên tắc
áp dụng biện pháp trách nhiệm hình sự. Đó cũng là một phần nội dung của chính sách hình
sự của nhà nước trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
2.2. Nạn nhân của tội phạm trong Tố tụng hình sự


3


Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, nạn nhân của tội phạm là bị hại và nguyên đơn dân sự. Đây
là hai chủ thể được luật tố tụng hình sự xác định là bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Lý do bị
thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại là cơ sở để thiết lập quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng
của họ.
Trước hết, nạn nhân trong tố tụng hình sự là chủ thể thực hiện quyền buộc tội nhân danh cá
nhân (quyền tư tố). Đây là quyền năng có lịch sử hình thành lâu đời, từng quyết định việc
khởi động và chấm dứt quá trình tố tụng cũng như phương thức giải quyết vụ án hình sự.
Trong nhà nước La Mã cổ đại, người bị thiệt hại cũng được biết đến với vai trò khởi động
q trình tố tụng. Một cơng thức cổ La Mã đã nói: “khơng có người tố cáo thì khơng có
quan tòa” (Nemo judex since actore).4 Suốt thời kỳ trung cổ, vai trò nổi bật của nạn nhân là
chủ thể buộc tội nhân danh cá nhân (chủ thể của quyền tư tố). Tư tố phổ biến hơn cơng tố, vì
thế có học giả phương Tây gọi thời Trung cổ là “Thời vàng son của nạn nhân” (The Goden
age of the Victim).5 Từ thế kỷ XIII (các nước theo hệ thống xét hỏi) và từ thế kỷ XIX (các
nước theo hệ thống tranh tụng), quyền buộc tư tố bị thu hẹp dần và nhường chỗ cho công tố.
Sự thay thế dần vai trị của tư tố bằng cơng tố trong Tố tụng hình sự là tất yếu khách quan.
Đó là kết quả của sự phát triển trong nhận thức về tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
và vai trò quan trọng của nhà nước trong đấu tranh chống tội phạm ở một xã hội phát triển
hơn. Trong tiến trình thay đổi đó, tư tố vẫn tồn tại song song với cơng tố nhưng vai trị và
phạm vi của nó bị hạn chế ở một số tội phạm và chuyển xuống hàng thứ hai sau công tố.6
Một điểm đáng lưu ý là những năm cuối thế kỷ hai mươi cộng đồng quốc tế và các quốc gia
đã ban hành những văn bản pháp luật tạo ra những chuẩn mực chung về bảo vệ nạn nhân
của tội phạm liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tư pháp hình sự. Một nền tư
pháp vừa hướng đến khả năng phục hồi những tổn thương cho cá nhân bị tội phạm gây ra
thiệt hại, tăng cường sự tương tác giữa các bên trong Tố tụng hình sự cùng với mục tiêu
trừng phạt, giáo dục người phạm tội đang được các quốc gia cân nhắc, lựa chọn.

4


A. Ia Vư – Sin- Xky (1967), Lý luận về chứng cứ tư pháp trong pháp luật Xơ Viết (bản tiếng Việt), Phịng tun
truyền- Tập san, Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội, tr 114.
5
Parsonage W.H. Perspectives on Victimology (Sage Research Progress series in Criminology, Volum 11), Sage
Publications, London, 1997, tr 7.
6
Nguyễn Đức Mai (2007), “Tổ chức và hoạt động của Viện công tố ở Việt Nam trong giai đoạn cải cách tư pháp”, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, (10), tr 38.

4


Trong Tố tụng hình sự Việt Nam, nạn nhân là người bị hại (hoặc đại diện hợp pháp của họ
trong một số trường hợp) có quyền yêu cầu (và rút yêu cầu) khởi tố vụ án đối với một số tội
phạm nhất định (Điều 105 BLTTHS 2003) đồng thời có quyền trình bày lời buộc tội tại
phiên tịa. Đối với những loại án cịn lại người bị hại vẫn có quyền buộc tội (mặc dù luật tố
tụng khơng giải thích rõ quyền này) và có quyền kháng cáo bản án, quyết định của tịa án về
phần hình phạt (nói đúng hơn là kháng cáo về tội phạm và trách nhiệm hình sự được áp
dụng đối với bị cáo, đây cũng là quyền buộc tội của người bị hại).
Ngày nay, quyền buộc tội cá nhân của người bị hại không phải nhằm mục đích trả thù cá
nhân như từng được biết trong lịch sử tư tố mà quan trọng hơn là góp phần làm rõ sự thật vụ
án, giải quyết đúng đắn vụ án. Đó chính là vai trị của nạn nhân trong quá trình giải quyết vụ
án hình sự.
Là nạn nhân của tội phạm, người bị hại và nguyên đơn dân sự có quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại bằng phương thức kiện dân sự trong vụ án hình sự. Thời kỳ La Mã cổ đại cho đến
thế kỷ XIII, tố tụng được xem là cuộc chiến giữa người bị cáo buộc và người cáo buộc. Thời
bấy giờ khơng có sự phân biệt tố tụng hình sự với tố tụng dân sự, do đó người bị hại khởi
kiện chống lại người có hành vi sai trái giống như kiện dân sự ngày nay với động cơ trả thù
cá nhân và nhằm đạt được sự bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra nếu việc kiện thành

công. Tố tụng được xem là cuộc chiến giữa người bị cáo buộc và người cáo buộc. Biện pháp
pháp luật được nhấn mạnh ở việc khôi phục lại sự công bằng.7 Ngày nay, nếu như quan hệ
pháp luật hình sự là quan hệ giữa nhà nước với người phạm tội khi tội phạm được thực hiện
thì quan hệ pháp luật dân sự trong vụ án hình sự được thiết lập giữa các cá chủ thể có lợi ích
xung đột. Mặc dù giải quyết dân sự trong vụ án hình sự gặp phải một số trở ngại về thủ tục,
thời gian giải quyết và đánh giá chứng cứ, tuy nhiên đó là phương thức giải quyết triệt để vụ
án hình sự, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích của bên bị thiệt hại. Giải quyết dân sự trong vụ
án hình sự được chính thức ghi nhận thành nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự Việt Nam
năm 2003 (Điều 28 BLTTHS 2003). Ngồi ra, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, quyền
kháng cáo bản án, quyết định của tòa án về phần bồi thường cũng được Luật Tố tụng hình sự
7

Alan N. Young (2006), The Role of the Victim in the Criminal Process: A Literature Review - 1989 to 1999, Report prepared for the
Department of Justice, trang 13. Canada, truy cập theo địa chỉ: />index.html[truy cập ngày 09/12/2015].

5


quy định cho người bị hại và nguyên đơn dân sự đảm bảo thực hiện nguyên tắc giải quyết
dân sự trong vụ án hình sự.
Vào những năm cuối thế kỷ XX nhiều nước áp dụng chương trình bồi thường (cũng có thể
hiểu là đền bù) thiệt hại cho nạn nhân từ nguồn quỹ công (ngân sách nhà nước), bởi nhà
nước và cộng đồng cũng phải chia sẻ một phần trách nhiệm khi tội phạm gây ra thiệt hại cho
cá nhân. Ngày nay, nhiều nước như Mỹ, Đức, Anh, Úc, Thụy Điển, Nhật Bản… đã thành
lập các chương trình này. Ở Việt Nam chưa có chương trình này nhưng đây là kinh nghiệm
cần được học hỏi bởi những giá trị tiến bộ của nó.
Tiếp cận vai trị của nạn nhân ở góc độ là chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ở cả
hai phương thức kiện dân sự trong vụ án hình sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại từ nguồn
quỹ cơng (có thể theo thủ tục tố tụng khác) cho thấy vai trò của nạn nhân trong việc giải
quyết triệt để hậu quả của tội phạm. Nếu nạn nhân khơng tích cực hoặc thiếu phương pháp

u cầu bồi thường thì những thiệt hại, tổn thương cho cá nhân không được khôi phục, xã
hội vẫn tồn tại những bất cơng.
Ở góc độ tố tụng hình sự và điều tra hình sự, rõ ràng nạn nhân của tội phạm là một mắt xích
quan trọng của vụ án. Nạn nhân tiếp nhận được nhiều thông tin từ tội phạm và chủ thể thực
hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, trong tố tụng hình sự, người bị hại và nguyên đơn dân sự cịn
có vai trị như một người làm chứng có nghĩa vụ cung cấp lời khai trung thực. Luật Tố tụng
hình sự của các nước như Mỹ, Úc… coi nạn nhân của tội phạm có địa vị pháp lý gần như
người làm chứng và là đối tượng được bảo vệ đặc biệt trong cùng đạo luật (ví dụ, Luật bảo
vệ nạn nhân và nhân chứng của Mỹ năm 1982). Luật Tố tụng hình sự Việt Nam quy định
người bị hại và nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ khai báo đồng thời quy định rõ trình tự, thủ
tục lấy lời khai, điều kiện về lời khai để thu thập chứng cứ tin cậy góp phần chứng minh vụ
án. Như vậy, tiếp cận người bị hại và nguyên đơn dân sự ở góc độ chủ thể cung cấp chứng
cứ từ nguồn chứng cứ là lời khai thì nạn nhân của tội phạm trong Tố tụng hình sự cịn có vai
trị như một người làm chứng.
Ngồi ra, ở góc độ Tố tụng hình sự, nạn nhân của tội phạm cịn ảnh hưởng đến tổ chức bộ
máy cơ quan tiến hành tố tụng cũng như cách thức giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến công tác
6


đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu giải quyết vụ án hình sự mà lợi ích, nhu cầu của nạn nhân
cần được tôn trọng và cân nhắc trong các phán quyết.
2.3. Nạn nhân của tội phạm trong lĩnh vực phòng ngừa tội phạm
Lĩnh vực phòng ngừa tội phạm thuộc lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của Tội phạm học.
Nạn nhân của tội phạm được coi là đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học. Để đưa ra giải
pháp phòng ngừa tội phạm, Tội phạm học nghiên cứu nạn nhân nhằm đánh giá đầy đủ về
tình hình tội phạm, giải thích đúng về ngun nhân, điều kiện tình hình tội phạm và tội
phạm cụ thể, đồng thời đưa ra biện pháp phịng ngừa tội phạm.
Tình hình nạn nhân, trong đó có loại nạn nhân, các thơng số thiệt hại của nạn nhân về thể
chất, tinh thần, tài sản góp phần làm rõ bức tranh thực trạng tình hình tội phạm. Thơng số về
tình hình nạn nhân góp phần đánh giá tính chất nghiêm trọng của tình hình tội phạm, từ đó

giải thích ngun nhân tội phạm và phịng ngừa tội phạm.
Tình hình nạn nhân cùng với những ứng xử, lối sống, thói quen phổ biến vi phạm các quy
tắc an toàn của cuộc sống cũng là nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. Trong
từng tội phạm cụ thể có nạn nhân thì khía cạnh nạn nhân có vai trị như một loại tình huống
phạm tội, góp phần làm phát sinh tội phạm gây thiệt hại cho chính họ. Chính vì vậy mà các
nhà tội phạm học phương Tây khẳng định “nạn nhân đóng một vai trị quan trọng trong q
trình phạm tội, đó là hành động của họ có thể thực sự tác động trước và điều đó có nghĩa
nghiên cứu tội phạm sẽ khơng đầy đủ trừ khi xem xét vai trò của nạn nhân”.8 Nếu đánh giá
đầy đủ nguyên nhân của tội phạm, kể cả từ phía nạn nhân sẽ có biện pháp phịng ngừa tội
phạm toàn diện và đúng hướng.
Trên cơ sở đánh giá tình hình nạn nhân, nguyên nhân, điều kiện từ phía nạn nhân sẽ xây
dựng các phiện pháp phịng ngừa tội phạm. Liên quan đến nạn nhân của tội phạm, các biện
pháp phòng ngừa tội phạm được thiết kế theo hướng coi nạn nhân là đối tượng được bảo vệ,
tránh khỏi nguy cơ trở thành nạn nhân. Mặt khác, nạn nhân cũng là chủ thể của hoạt động
phòng ngừa tội phạm. Vì vậy, sẽ có những biện pháp phịng ngừa tội phạm do nạn nhân sử
dụng phù hợp với từng đặc điểm của nạn nhân và tội phạm.

8

Larry J. Siegel, Criminology, West Publishing Company (1992), tr 11-12.

7


Kết luận:
Nạn nhân của tội phạm không chỉ là chủ thể bị thiệt hại do tội phạm gây ra mà cịn có vai trị
quan trọng trong hệ thống tư pháp hình sự. Nạn nhân là yếu tố khơng thể thiếu trong việc
xây dựng chính sách hình sự theo hướng nghiêm trị và khoan hồng. Nạn nhân là chủ thể của
quyền tư tố góp phần khởi động q trình tố tụng, tiến hành buộc tội nhằm làm rõ sự thật vụ
án, yêu cầu khắc phục thiệt hại, cung cấp chứng cứ để chứng minh vụ án. Thông qua nạn

nhân và các thơng số về tình hình nạn nhân sẽ làm rõ hơn thực trạng tình hình tội phạm, giải
thích đầy đủ hơn nguyên nhân và điều kiện phạm tội, từ đó xây dựng các biện pháp phịng
ngừa tội phạm nhìn từ góc độ nạn nhân./.

8


MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM LÀ TRẺ EM
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Mai Thị Thủy*
1. Đặt vấn đề
Theo từ điển tiếng Việt, nạn nhân được hiểu là “người bị tai nạn hoặc người, tổ chức gánh
chịu hậu quả từ bên ngoài đưa đến”.1 Nạn nhân được hiểu theo nhiều khía cạnh như nạn
nhân của thiên tai, nạn nhân của tai nạn, nạn nhân của chiến tranh và nạn nhân của tội
phạm. Trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến khía cạnh nạn nhân của tội phạm. Theo đó,
nạn nhân của tội phạm được hiểu là cá nhân hay tổ chức phải chịu những thiệt hại trực tiếp
về tính mạng, sức khỏe, tinh thần, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hành
vi phạm tội gây ra.2
Về khái niệm trẻ em, hiện nay đã được ghi nhận cụ thể trong pháp luật quốc tế cũng như
pháp luật quốc gia. Trong các văn bản pháp luật quốc tế, khái niệm trẻ em và người chưa
thành niên được sử dụng đồng nhất với nhau. Theo đó, trẻ em là người dưới 18 tuổi, người
từ đủ 18 trở lên thì được coi là người đã thành niên và đồng thời cũng khơng cịn là trẻ em.
Tuy nhiên, các Cơng ước đều có quy định mở để các quốc gia thành viên có quyền xác định
tuổi trẻ em sớm hơn trong pháp luật của quốc gia đó.3 Khác với các văn bản pháp luật quốc
tế, trong pháp luật Việt Nam, “trẻ em” được hiểu là người dưới 16 tuổi4 còn “người chưa
thành niên” là người dưới 18 tuổi.5 Như vậy, nếu trong các văn bản pháp luật quốc tế, khái
niệm trẻ em và người chưa thành niên là đồng nhất với nhau thì trong pháp luật Việt Nam,
hai khái niệm này là hai khái niệm riêng biệt. Theo đó, trẻ em là người dưới 16 tuổi cịn

* Giảng viên khoa luật hình sự - Trường ĐH Luật TP. HCM.

1
Đại từ điển tiếng việt, NXB Văn Hóa Thơng tin, 2007, tr 1165.
2
Trần Hữu Tráng, Bàn về khái niệm nạn nhân của tội phạm trong tội phạm học,
/>3
Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 quy định: “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp
pháp luật áp dụng đối với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Quy tắc 2.2 mục a - Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành
niên được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 29/11/1985 quy định: “Người chưa thành niên là trẻ em hay
người ít tuổi tùy theo từng hệ thống pháp luật có thể bị xét xử vì phạm pháp theo một phương thức khác với việc xét xử
người lớn”.
4
Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.
5
Bộ luật lao động, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Bộ Luật dân sự…

9


người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Do đó, khái niệm người chưa thành niên sẽ bao
hàm khái niệm trẻ em trong đó khi người chưa thành niên này là người dưới 16 tuổi.
Khác với quy định của BLHS hiện hành, hiện nay, trong Dự thảo BLHS sửa đổi trình Quốc
hội biểu quyết ngày 25/11/2015 (gọi tắt là Dự thảo BLHS sửa đổi) thì tất cả các quy định
liên quan đến đối tượng là “trẻ em” đều được sửa đổi theo hướng quy định rõ trong Dự thảo
BLHS sửa đổi là “người dưới 16 tuổi”, tất cả các quy định liên quan đến đối tượng là
“người chưa thành niên” đều được sửa đổi theo hướng quy định rõ là “người dưới 18 tuổi”
mà không sử dụng thuật ngữ “trẻ em” và “người chưa thành niên” như BLHS hiện hành.
Từ phân tích ở trên, có thể hiểu nạn nhân của tội phạm là trẻ em là người dưới 16 tuổi phải
chịu những thiệt hại trực tiếp về tính mạng, sức khỏe, tinh thần, tài sản hoặc các quyền và
lợi ích hợp pháp khác do hành vi phạm tội gây ra.

Theo ngun tắc bình đẳng và cơng bằng, quyền của trẻ em được bảo vệ như quyền của các
đối tượng khác. Ngồi ra, pháp luật nói chung và luật hình sự nói riêng cịn có một số quy
định đặc thù để bảo vệ quyền cho trẻ em. Việc bảo vệ các quyền dành riêng cho trẻ em
không chỉ xuất phát từ quan điểm bảo vệ trẻ em là bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước, bảo
vệ lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, mà còn xuất phát từ một
thực tế là trẻ em là người khơng có khả năng tự vệ hoặc khả năng tự vệ còn rất thấp, hành vi
phạm tội xâm hại đến trẻ em mang tính nguy hiểm cao hơn so với các trường hợp phạm tội
thông thường.
Trong Bộ Luật hình sự hiện hành cũng như Dự thảo BLHS sửa đổi, các hành vi phạm tội
xâm phạm đến đối tượng là trẻ em không được quy định trong một chương riêng biệt mà nó
được quy định trong các điều luật khác nhau ở cả Phần Chung và Phần Các tội phạm với
các dấu hiệu định tội, định khung hoặc là tình tiết tăng nặng TNHS.
2. Nạn nhân của tội phạm là trẻ em theo quy định của BLHS
Theo quy định của BLHS hiện hành cũng như Dự thảo BLHS sửa đổi thì nạn nhân của tội
phạm là trẻ em có thể được quy định là dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung hoặc là tình
tiết tăng nặng TNHS. Cụ thể:
10


- Trong BLHS, nạn nhân của tội phạm là trẻ em được quy định là dấu hiệu định tội trong hai
Chương tương ứng với hai nhóm tội phạm với 9 điều luật:
+ Chương thứ nhất là Chương Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người có 7 điều luật là Tội giết con mới đẻ (Điều 94 BLHS); Tội hiếp dâm trẻ em
(Điều 112); Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114); Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115); Tội dâm
ô đối với trẻ em (Điều 116); Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120); Tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (điểm đ khoản 1 Điều
104).
+ Chương thứ hai là Chương Các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trât tự cơng cộng có 2
điều luật là Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em (Điều 228); Tội dụ dỗ, ép buộc
hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp (Điều 252: Đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi

đến dưới 16 tuổi).
Bên cạnh đó, trong Dự thảo BLHS sửa đổi cịn có bổ sung thêm một tội phạm mới có đối
tượng tác động là trẻ em, là tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều
147) thuộc chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người. Đồng thời, Dự thảo BLHS sửa đổi tách tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ
em (Điều 120) trong BLHS hiện hành thành ba điều luật riêng biệt với đối tượng tác động
khác nhau, gồm: Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151); tội đánh tráo người dưới 01
tuổi (Điều 152) và tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153).
- Nạn nhân của tội phạm là trẻ em được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt trong bốn
Chương tương ứng với bốn nhóm tội phạm với 16 điều luật:
+ Chương thứ nhất là Chương Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người với 6 điều luật, gồm: Tội giết người (điểm c khoản 1 Điều 93); Tội đe dọa
giết người (điểm c khoản 2 Điều 103); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác (khoản 2 và khoản 3 Điều 104); Tội hành hạ người khác (điểm a khoản
2 Điều 110); Tội lây truyền HIV cho người khác (điểm b khoản 2 Điều 117); Tội cố ý truyền
HIV cho người khác (điểm c khoản 2 Điều 118).

11


+ Chương thứ hai là Chương Các tội xâm phạm sở hữu với một điều luật duy nhất là Tội bắt
cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 134);
+ Chương thứ ba là Chương Các tội phạm về ma túy với 4 điều luật, gồm: Tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (điểm e khoản 2 Điều 194); Tội tổ
chức sử dụng trái phép chất ma tuý (điểm c khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều 197); Tội chứa
chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (điểm c khoản 2 Điều 198); Tội cưỡng bức, lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma tuý (điểm d khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 200);
+ Chương thứ tư là Chương Các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự công cộng với 5
điều luật, gồm: Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp (điểm
c khoản 2 Điều 252); Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy (điểm c khoản 2 Điều 253); Tội

chứa mại dâm (điểm a khoản 3 Điều 254); Tội môi giới mại dâm (điểm a khoản 3 Điều
255); Tội mua dâm người chưa thành niên (điểm b khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 256).
Bên cạnh đó, trong Dự thảo BLHS sửa đổi cũng bổ sung thêm dấu hiệu định khung tăng
nặng “phạm tội đối với người dưới 16 tuổi” hoặc “phạm tội đối với người dưới 18 tuổi”
(trong đó có bao hàm cả nạn nhân là trẻ em) trong 7 Chương với 19 điều luật. Trong đó, Dự
thảo BLHS sửa đổi đã bổ sung thêm nạn nhân của tội phạm là trẻ em là dấu hiệu định khung
trong 3 Chương mới so với BLHS hiện hành là chương các tội xâm phạm quyền tự do, dân
chủ của công dân; chương các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình và chương các tội
xâm phạm hoạt động tư pháp. Cụ thể:
+ Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được
bổ sung thêm với 4 điều luật gồm: Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (điểm b
khoản 2 Điều 127); Tội bức tử (điểm b khoản 2 Điều 130); Tội gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ (điểm c khoản 2 Điều 137); Tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm c khoản 3 Điều 142: Phạm tội đối với người dưới 10
tuổi);
+ Chương các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân được bổ sung thêm 1 điều
luật là Tội bắt, giữ, giam người trái pháp luật (điểm e khoản 2 Điều 157);

12


+ Chương các tội xâm phạm sở hữu được bổ sung thêm 3 điều luật gồm: Tội cướp tài sản
(điểm e khoản 2 Điều 168); Tội cưỡng đoạt tài sản (điểm c khoản 2 Điều 170); Tội cướp giật
tài sản (điểm g khoản 2 Điều 171);
+ Chương các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình được bổ sung thêm 1 điều luật là
Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có cơng ni
dưỡng mình (điểm a khoản 2 Điều 185);
+ Chương các tội phạm về ma túy được bổ sung thêm 2 điều luật là Tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
(điểm g khoản 2 Điều 253); Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện,

dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (điểm g khoản 2 Điều
254);
+ Chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng được bổ sung thêm 2 điều
luật là Tội cưỡng bức lao động (điểm c khoản 2 Điều 297); Tội bắt cóc con tin (điểm c
khoản 2 Điều 301);
+ Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp được bổ sung thêm 6 điều luật, gồm: Tội
truy cứu trách nhiệm hình sự người khơng có tội (điểm c khoản 2 Điều 368); Tội ra bản án
trái pháp luật (điểm b khoản 2 Điều 370); Tội ra quyết định trái pháp luật (điểm c khoản 2
Điều 371); Tội dùng nhục hình (điểm d khoản 2 Điều 373); Tội bức cung (điểm c khoản 2
Điều 374); Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật (điểm đ khoản 2
Điều 377).
- Trong trường hợp nạn nhân của tội phạm là trẻ em không được quy định là dấu hiệu định
tội hoặc định khung hình phạt, thì “phạm tội đối với trẻ em” sẽ được áp dụng là tình tiết
tăng nặng TNHS tại điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS.6
3. Một số bất cập trong việc quy định, áp dụng quy định liên quan đến vấn đề nạn
nhân của tội phạm là trẻ em trong Luật hình sự và kiến nghị hồn thiện

6

Khoản 2 Điều 48 BLHS quy định: “Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì khơng được coi
là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”.

13


Thứ nhất, về tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội đối với trẻ em” quy định tại điểm h khoản
1 Điều 48 BLHS. Tại mục 2 của Nghị số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng tình tiết "phạm tội đối với trẻ em"
quy định tại điểm h khoản 1 Điều 48 của BLHS như sau:“Chỉ áp dụng tình tiết phạm tội đối
với trẻ em đối với những trường hợp phạm tội do lỗi cố ý, không phụ thuộc vào ý thức chủ

quan của bị cáo có nhận biết được hay không nhận biết được người bị xâm hại là trẻ em”.
Như vậy, theo hướng dẫn của Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP, để áp dụng tình tiết tăng
nặng “phạm tội đối với trẻ em” tại điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS chỉ cần xác định được đối
tượng bị hành vi phạm tội xâm hại là trẻ em và đối với trường hợp phạm tội với lỗi cố ý thì
sẽ được áp dụng tình tiết này chứ khơng phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người phạm tội
có nhận thức hay khơng nhận thức được đối tượng mà mình xâm phạm là trẻ em. Tuy nhiên,
vấn đề được đặt ra ở đây là tình tiết tăng nặng TNHS "phạm tội đối với trẻ em" có thể áp
dụng đối với tất cả các trường hợp phạm tội do lỗi cố ý mà người bị hại là trẻ em hay khơng
hay cịn phải phụ thuộc vào nhóm khách thể mà hành vi phạm tội xâm hại để xem xét có áp
dụng hay khơng áp dụng tình tiết này. Hiện nay, về vấn đề này vẫn còn tồn tại hai quan điểm
khác nhau:
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng, tất cả các trường hợp phạm tội do lỗi cố ý mà có người bị
hại là trẻ em thì đều bị áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS "phạm tội đối với trẻ em" (trừ
trường hợp tình tiết này đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt) mà khơng phụ
thuộc vào nhóm tội phạm cũng như khách thể bị xâm hại. Quan điểm này cho rằng với
hướng dẫn tại tiểu mục 2.1 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP thì tình tiết tăng nặng TNHS
"phạm tội đối với trẻ em" tại điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS chỉ không được áp dụng đối với
trường hợp phạm tội với lỗi vô ý mà không bị ràng buộc về nhóm tội phạm cũng như khách
thể bị xâm hại.
+ Quan điểm thứ hai cho rằng, không phải tất cả các trường hợp phạm tội do lỗi cố ý và nạn
nhân là trẻ em thì đều được áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội đối với trẻ em” tại
điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS (trừ trường hợp tình tiết này đã được quy định là dấu hiệu
định tội hoặc định khung hình phạt), mà phải tùy từng trường hợp phạm tội cụ thể, ngoài
việc phải xác định người thực hiện hành vi phạm tội có lỗi cố ý, nạn nhân là trẻ em cịn phải
14


xem xét đến khách thể bị hành vi phạm tội xâm hại. Quan điểm này cho rằng chỉ có thể áp
dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội đối với trẻ em” đối với các trường hợp phạm tội do lỗi cố
ý và có đối tượng tác động là trẻ em, thơng qua đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại

cho khách thể là tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tự do của nạn nhân là trẻ em.
Tức là quan điểm này cho rằng, để áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội đối với trẻ
em” tại điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS còn phải phụ thuộc vào khách thể bị xâm hại. Vì như
đối với một số tội xâm phạm sở hữu như tội trộm cắp, người thực hiện hành vi phạm tội chỉ
tác động đến đối tượng tác động là tài sản để gây thiệt hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách
thể là quyền sở hữu, mặc dù người bị gây thiệt hại về tài sản trong vụ án là trẻ em thì cũng
khơng áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội đối với trẻ em” quy định tại điểm h
khoản 1 Điều 48 BLHS.7
Do đó, để có sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng, tác giả kiến nghị cơ quan có thẩm
quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn rõ, tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” quy định tại
điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS có bị ràng buộc về nhóm khách thể bị hành vi phạm tội xâm
hại hay không. Tác giả cho rằng để áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS này khơng nên ràng
buộc về khách thể bị hành vi phạm tội xâm hại để có thể bảo vệ được tốt nhất quyền của nạn
nhân là trẻ em. Bởi trong một số trường hợp, hành vi phạm tội không trực tiếp tác động vào
đối tượng tác động là trẻ em nhưng xét ở góc độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra thì trẻ
em vẫn có thể là nạn nhân của tội phạm.
Thứ hai, trong trường hợp người thực hiện hành vi “phạm tội đối với trẻ em” cũng là
trẻ em ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì có áp dụng tình tiết phạm tội đối với
trẻ em là dấu hiệu định tội, định khung hay tình tiết tăng nặng TNHS đối với người
phạm tội hay khơng. Về vấn đề này, khơng có văn bản hướng dẫn nhưng theo quy định tại
khoản 2 Điều 12 BLHS có thể thấy, trong trường hợp trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị coi là
phạm tội. Do đó, với quy định nạn nhân của tội phạm là trẻ em tại các điều luật cũng như

7

Cần nhận thức đúng để áp dụng chính xác tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự" phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có
thai, người già", quy định tại Điểm H Khoản 1 Điều 48 BLHS, , [truy cập ngày 24/10/2014].

15



hướng dẫn của Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP về việc áp dụng tình tiết tăng tặng TNHS
“phạm tội đối với trẻ em” tại điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS thì để áp dụng tình tiết phạm
tội đối với trẻ em là dấu hiệu định tội, định khung hay tình tiết tăng nặng TNHS chỉ cần thỏa
mãn các yếu tố: Nạn nhân là trẻ em và tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Do đó, người
chưa thành niên phạm tội, kể cả trẻ em ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi khi phạm tội đối
với trẻ em theo từng điều luật tương ứng thì cần phải áp dụng phạm tội đối với trẻ em là tình
tiết định tội, định khung hình phạt hoặc là tình tiết tăng nặng TNHS bình thường như các
chủ thể khác (trừ các tội phạm có dấu hiệu chủ thể đặc biệt là người đã thành niên). Do đó,
tác giả kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn rõ trong
trường hợp người thực hiện hành vi “phạm tội đối với trẻ em” cũng là trẻ em thì vẫn
áp dụng tình tiết nạn nhân là trẻ em là dấu hiệu định tội, định khung hoặc tình tiết
tăng nặng TNHS bình thường như các trường hợp khác. Điều này là cần thiết để việc
áp dụng pháp luật trên thực tế được thống nhất giữa các Tòa án.
Thứ ba, về thái độ tâm lý (lỗi) của người thực hiện hành vi xâm hại đối với nạn nhân là
trẻ em: Hiện nay, theo quy định của BLHS, nạn nhân của tội phạm là trẻ em tùy từng
trường hợp có thể được quy định là dấu hiệu định tội, định khung cũng như tình tiết
tăng nặng TNHS đối với các tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Lỗi cố ý tức là người
phạm tội nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả
của hành vi đó tất yếu xảy ra hoặc có thể xảy ra và người phạm tội mong muốn cho hậu quả
xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.8 Do đó,
trong các tội phạm có quy định nạn nhân của tội phạm là trẻ em thì về mặt lý luận, để xác
định được lỗi cố ý của người phạm tội, người phạm tội phải nhận thức được đối tượng mà
mình đang hướng đến xâm hại là trẻ em thì mới cấu thành các tội phạm này. Tuy nhiên,
khơng phải lúc nào cũng có sự thống nhất giữa nhận thức chủ quan của người thực hiện
hành vi với đối tượng bị tác động trên thực tế là trẻ em. Thực tế có trường hợp đối tượng bị
xâm hại là trẻ em nhưng về mặt chủ quan người phạm tội khơng biết và cho rằng đối tượng
mình xâm hại khơng phải là trẻ em hoặc đối tượng bị xâm hại không phải là trẻ em nhưng
chủ quan của người phạm tội lại cho rằng đối tượng mình xâm hại là trẻ em và mong muốn

xâm hại đối tượng đó. Về vấn đề người phạm tội có nhận thức được nạn nhân có phải là trẻ
8

Điều 9 BLHS.

16


em hay khơng, hiện nay chỉ có hướng dẫn đối với tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội đối
với trẻ em” tại điểm h khoản 1 Điều 48 là không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người
phạm có nhận biết được hay không nhận biết được người bị xâm hại là trẻ em 9 còn nạn nhân
là trẻ em trong trường hợp được quy định là dấu hiệu định tội hoặc dấu hiệu định khung thì
khơng có hướng dẫn cụ thể về ý thức chủ quan của người phạm tội về tuổi của nạn nhân.
Đối với những trường hợp này, thực tiễn xét xử hiện nay xét xử theo hướng dựa vào tuổi của
nạn nhân trên thực tế, tức là nếu nạn nhân là trẻ em thì người phạm tội sẽ bị áp dụng tình tiết
phạm tội đối với trẻ em là dấu hiệu định tội, định khung tùy từng trường hợp cụ thể mà
không phụ thuộc vào ý thức của người phạm tội là có biết hay khơng biết nạn nhân đang
trong độ tuổi trẻ em. Có thể thấy, thực tiễn xét xử hiện nay theo hướng bảo vệ quyền của
nạn nhân là trẻ em cũng như tránh tình trạng bỏ lọt tội phạm. Hơn nữa, thực tế hiện nay cho
thấy, trong một số trường hợp, đặc biệt là đối với các tội xâm hại tình dục trẻ em, trong đó
nạn nhân đã cố ý lừa dối về độ tuổi để người khác giao cấu thuận tình với mình thì lúc này
việc xác định đối tượng tác động là trẻ em sẽ được xác định dựa vào thực tế độ tuổi của nạn
nhân hay dựa vào ý thức chủ quan của người phạm tội.
Về vấn đề này, tác giả kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn
việc xác định rõ nhận thức chủ quan của người thực hiện hành vi về tuổi của nạn nhân là trẻ
em theo hướng đối với các tội có quy định nạn nhân là trẻ em là dấu hiệu định tội hay định
khung hình phạt thì vẫn áp dụng dấu hiệu định tội, định khung này nếu nạn nhân trên thực tế
là trẻ em dù chủ thể thực hiện hành vi có nhận thức được nạn nhân là trẻ em hay không.
Thứ tư, về vấn đề xác định tuổi của nạn nhân là trẻ em. Cũng tương tự như đối với người
chưa thành niên phạm tội, việc xác định ngày tháng năm sinh của nạn nhân là trẻ em phải

dựa trên các giấy tờ có giá trị pháp lý như giấy khai sinh, giấy chứng sinh, giấy chứng minh
nhân dân, sổ đăng ký hộ khẩu…Tuy nhiên, trên thực tế, một vấn đề cũng rất phức tạp liên
quan đến nạn nhân là trẻ em đó là việc xác định tuổi và cách tính tuổi của nạn nhân khi nạn
nhân khơng có các căn cứ rõ ràng chính xác để xác định tuổi. Theo hướng dẫn tại Điều 12
Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT ngày 12/7/2011, trong trường hợp đã áp dụng các biện

9

Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006.

17


pháp hợp pháp mà vẫn khơng xác định được chính xác ngày, tháng, năm sinh của người bị
hại là người chưa thành niên thì tuổi của họ được xác định như sau:
- Trường hợp xác định tháng sinh cụ thể, nhưng khơng xác định được ngày sinh trong tháng
đó thì lấy ngày mùng một của tháng đó làm ngày sinh;
- Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng khơng xác định được ngày tháng
nào trong q đó thì lấy ngày mùng một của tháng đầu của quý đó làm ngày sinh;
- Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định
được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày mùng một tháng
Giêng hoặc ngày mùng một tháng Bảy tương ứng của năm đó làm ngày sinh;
- Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh
thì lấy ngày mùng một tháng Giêng của năm đó làm ngày sinh.
- Trường hợp không xác định được năm sinh của người bị hại là người chưa thành niên thì
phải tiến hành giám định để xác định tuổi của họ.
Tuy đã có hướng dẫn cụ thể tại Thơng tư liên tịch số 01/2011/TTLT nhưng việc xác định
tuổi của người bị hại vẫn còn nhiều bất cập như trong trường hợp nạn nhân có giấy tờ chứng
minh độ tuổi nhưng giấy tờ này lại không đảm bảo độ tin cậy như giấy khai sinh quá hạn,
giấy khai sinh mà khi đi học mới xin cấp nhưng khi đăng ký khai sinh lại khai không đúng

ngày tháng năm sinh do sợ bị phạt hành chính vì khai sinh q hạn hoặc trong trường hợp
giấy khai sinh quá hạn, lời khai của nạn nhân, những người có liên quan và kết quả giám
định về tuổi của nạn nhân có sự lệch nhau thì tuổi của nạn nhân được xác định như thế nào.
Cụ thể như một số vụ án sau:
Vụ án thứ nhất: Khoảng tháng 3/2013, H đi dự sinh nhật của một người bạn và quen D. Từ
tháng 4/2013 đến tháng 6/2013, H đã thực hiện hành vi giao cấu với D 3 lần tại phịng trọ.
Hậu quả D có thai và sinh một bé trai vào ngày 27/3/2014. Kết quả giám định sinh học phân
tử ngày 8/4/2014 của Trung tâm pháp y thuộc Sở y tế kết luận H là người cha sinh học của
bé trai 01 ngày tuổi (con của D). Theo giấy khai sinh mà bị hại cung cấp cho Cơ quan điều
tra thì D sinh ngày 13/10/2000. Như vậy, tính đến thời điểm giao cấu, D mới được 12 tuổi 5
tháng 27 ngày.
18


Bản án hình sự sơ thẩm ngày 23/6/2014 của TAND quyết định áp dụng khoản 4 Điều 112,
điểm b, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 69; khoản 1 Điều 74
BLHS xử phạt H 12 năm tù về tội “Hiếp dâm trẻ em”. Tuy nhiên, theo biên bản tại phiên tòa
sơ thẩm, D khai D sinh năm 1999 nhưng sau đó giấy tờ bị cháy nên nhờ cậu làm lại giấy
khai sinh năm 2000, D cịn có người em ruột sinh năm 2000. Đại diện hợp pháp của bị hại là
mẹ bị hại (bà Đ) khai bị hại khai sinh năm 1999 là đúng vì trước đó nhà cháy nên cháy giấy
khai sinh của bị hại và có nhờ em trai làm lại dùm. Như vậy, bị hại, đại diện hợp pháp của bị
hại đều khai bị hại sinh năm 1999 (không khai ngày tháng sinh). Lời khai tại phiên tịa hồn
tồn mâu thuẫn với kết quả thu thập chứng cứ trong quá trình điều tra (theo giấy khai sinh bị
hại sinh năm 2000) nhưng không được Hội đồng xét xử sơ thẩm làm rõ. Sau khi xét xử sơ
thẩm, bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt; bị hại kháng cáo xin giảm án cho bị cáo. Tại
phiên tòa phúc thẩm ngày 18/9/2014, D và đại diện người bị hại là bà Đ xin hỗn phiên tịa
với lý do đề nghị giám định tuổi của bị hại. Ngày 18/11/2014 Tòa phúc thẩm TAND tối cao
tại TP.HCM yêu cầu giám định độ tuổi người bị hại là D. Kết luận giám định ngày
02/12/2014 của Phân viện khoa học hình sự tại thành phố Hồ Chí Minh kết luận: tại thời
điểm giám định (tháng 11/2014) D có độ tuổi từ 15 năm 3 tháng đến 16 năm 3 tháng. Như

vậy, kết luận giám định về độ tuổi của bị hại và lời khai của bị hại, đại diện hợp pháp của bị
hại với giấy khai sinh mà người bị hại đã cung cấp cho Cơ quan điều tra có sự chênh lệch
nhau về độ tuổi, trong khi đó tại phiên tịa phúc thẩm bà Đ khẳng định D sinh năm 1999 chứ
không phải sinh năm 2000.10 Nếu đúng như kết luận giám định và lời khai của bị hại, đại
diện hợp pháp của bị hại thì H chỉ phạm tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS) chứ
không phải phạm tội hiếp dâm trẻ em (khoản 4 Điều 112 BLHS) như bản án hình sự sơ thẩm
đã tuyên.
Vụ án thứ hai: Ngày 11/7/2012, Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với
Võ Tấn Mẫn (34 tuổi, ngụ xã Phú An, huyện Tân Phú, Đồng Nai) về tội hiếp dâm trẻ em.
Vụ án được xác định như sau: từ tháng 10/2011 đến tháng 6/2012, em L và Mẫn quan hệ
tình dục với nhau nhiều lần dẫn đến có thai nên gia đình em L. làm đơn tố cáo với cơ quan
chức năng (theo kết quả giám định của Phân viện Khoa học hình sự tại TP.HCM thì bé trai
mà em L. sinh vào ngày 27/9/2012 là con của Mẫn). Cơ sở mà Công an tỉnh Đồng Nai khởi
10

[truy cập ngày 15/9/2015]

19


tố Mẫn về tội hiếp dâm trẻ em là dựa vào giấy khai sinh do UBND xã Phú An cấp, thể hiện
em L sinh vào ngày 12/12/1999, tức khi thực hiện hành vi giao cấu, em L. chưa đủ 13 tuổi.
Tuy nhiên, quá trình điều tra, gia đình bị hại khai L sinh vào năm 1997, nhưng khi đi đăng
ký khai sinh trễ hạn do sợ bị phạt hành chính nên khai năm sinh là 1999. Trước tình tiết này,
Cơ quan chức năng đã trưng cầu giám định về độ tuổi. Kết quả, ngày 25/4/2013, Trung tâm
giám định pháp y tỉnh Đồng Nai kết luận độ tuổi của L tại thời điểm giám định (ngày
18/4/2013) là 17 tuổi (+/-3 tháng). Với kết luận này, Cơ quan CSĐT đã thay đổi quyết định
khởi tố vụ án, khởi tố bị can từ tội hiếp dâm trẻ em sang tội giao cấu với trẻ em; đồng thời
chuyển vụ án về cho Công an huyện Tân Phú thụ lý điều tra theo thẩm quyền. Tuy nhiên, vụ
án càng trở nên rắc rối, khi tại phiên tịa sơ thẩm ngày 19/9/2013, ơng Võ Tấn Minh, cha của

Mẫn cung cấp cho Hội đồng xét xử một giấy khai sinh của em L, thể hiện L sinh vào ngày
17/6/1995 (đăng ký ngày 27/11/1995 được ghi vào sổ bộ số 715/1997, quyển số 3/1997) do
UBND xã Phú Thanh (huyện Tân Phú) cấp. Theo ơng Minh thì giấy khai sinh này do phía
bên nội của L. (ngụ xã Phú Thanh) làm sau L. chào đời vài tháng. Với giấy khai sinh này, thì
tại thời điểm thực hiện hành vi giao cấu bị hại đã đủ 16 tuổi. Tình tiết mới này buộc Hội
đồng xét xử phải hỗn phiên tịa để trả hồ sơ điều tra bổ sung. Ngày 23/10/2013, Cơ quan
Công an huyện Tân Phú đã kết luận điều tra bổ sung, bác bỏ giấy khai sinh thể hiện L. sinh
vào ngày 17/6/1995 vì họ và tên cha mẹ của L. ở đây ghi là Nguyễn Văn Ninh và Trần Thị
Kim Loan, trong khi tên đúng là Nguyễn Văn Linh và Trần Thị Loan; đồng thời khẳng định
kết quả giám định của Trung tâm giám định pháp y Đồng Nai là cơ sở pháp lý cao nhất.
Cũng trong thời điểm này, bà Đoàn Thị Ngàn (62 tuổi, ngụ tại xã Phú An, huyện Tân Phú;
bà nội của bị hại L) lại có giấy làm chứng gửi TAND huyện Tân Phú khẳng định, con trai
của bà lấy vợ năm 1994, đến 1995 thì đích thân bà đưa con dâu đến nhờ bà B.T.H (ngụ xã
Phú Thạnh) để đỡ đẻ. Giấy khai sinh do UBND xã Phú An cấp là do bà trực tiếp đi làm,
nhưng sợ bị phạt nên khai năm sinh của L. là 1999. Ngày 28/11/2013, phiên tòa tiếp tục phải
tạm hỗn vì đại diện Viện KSND huyện Tân Phú đề nghị Hội đồng xét xử triệu tập giám
định viên ra tịa giải thích kết luận giám định (về độ tuổi); luật sư bào chữa cho bị cáo Mẫn
cũng đề nghị triệu tập bà Ngàn, đại diện UBND xã Phú Thanh và người đỡ đẻ ra tòa làm
nhân chứng để xác định năm sinh thực sự của bị hại 11. Như vậy, trong vụ việc này, nạn nhân
11

[truy cập ngày 29/12/2013].

20


có hai giấy khai sinh với hai ngày sinh khác nhau, nếu theo giấy khai sinh bị hại cung cấp thì
Mẫn phạm tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS), nếu theo giấy khai sinh mà bà nội của bị
hại cung cấp thì Mẫn khơng phạm tội và nếu theo kết luận giám định tuổi của cơ quan chức
năng thì Mẫn phạm tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS). Do đó, trong trường hợp này,

tuổi của nạn nhân là em L sẽ được xác định như thế nào.
Về vấn đề này, tác giả kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn rõ hơn về cách
tính tuổi của nạn nhân trong trường hợp việc xác định tuổi của nạn nhân có sự khơng thống
nhất để có thể vừa bảo vệ được nạn nhân của tội phạm là trẻ em vừa bảo vệ được quyền lợi
của người thực hiện hành vi xâm hại như trong trường hợp có giấy tờ chứng minh tuổi của
nạn nhân nhưng do khai sinh q hạn nên giấy tờ đó khơng khẳng định đúng tuổi của nạn
nhân hoặc trong trường hợp nạn nhân có hai giấy khai sinh với hai độ tuổi khác nhau hoặc
trong trường hợp có sự chênh lệch về tuổi giữa giấy khai sinh, kết luận giám định với lời
khai có căn cứ xác thực của những người làm chứng về tuổi của nạn nhân.
Thứ năm, nội dung tại mục 2 cho thấy, nạn nhân của tội phạm là trẻ em được quy định là
dấu hiệu định tội, định khung chủ yếu trong Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của con người mà đặc biệt phổ biến nhất là trong nhóm các tội xâm
phạm tình dục trẻ em. Đồng thời, thực tiễn hiện nay cho thấy trẻ em là đối tượng bị xâm hại
tình dục trên thực tế rất nhiều. Tuy nhiên, quy định cũng như thực trạng áp dụng quy định
của BLHS hiện hành vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, cần được hồn thiện để có thể bảo vệ tốt
hơn quyền bất khả xâm phạm và tự do về tình dục cũng như sự phát triển bình thường về thể
chất, tâm sinh lý của nạn nhân là trẻ em:
- Một là, về việc nhận thức lại khách thể, chủ thể và đối tượng tác động của một số tội xâm
phạm tình dục trẻ em: Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS) và tội cưỡng dâm trẻ em (Điều
114 BLHS) được quy định trong Chương XII - Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người. Như vậy, theo quy định của Chương XII BLHS thì các tội
xâm phạm tình dục nói trên sẽ thuộc nhóm các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con
người. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cũng như lý luận từ trước đến nay phần lớn thừa nhận,
khách thể trực tiếp của tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm trẻ em là quyền tự do và bất khả
xâm phạm về tình dục của bé gái chứ khơng phải là của con người nói chung. Mặt khác,
21


mặc dù trong cấu thành cơ bản của tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm trẻ em, nhà làm luật
chỉ quy định chủ thể của tội phạm là “người nào” (tức là chủ thể thường) nhưng thực tiễn

xét xử cũng như lý luận từ trước đến nay thừa nhận đây là tội phạm có dấu hiệu chủ thể đặc
biệt, người thực hành của tội phạm phải là nam giới. Đồng thời với việc nhận thức khách thể
và chủ thể của tội phạm như trên là sự nhận thức về đối tượng tác động của tội hiếp dâm trẻ
em, cưỡng dâm trẻ em chỉ có thể là bé gái. Với nhận thức về khách thể, chủ thể và đối tượng
tác động của một số tội xâm phạm tình dục trẻ em như trên đã dẫn đến những bất cập trong
thực tiễn khi có hành vi xâm hại tình dục đối với bé trai cũng như hành vi xâm hại tình dục
cùng giới. Do đó, để có thể bảo vệ tốt hơn quyền của nạn nhân là trẻ em cần phải có sự nhận
thức lại về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng về khách thể, chủ thể và đối tượng tác
động của tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm trẻ em. Theo đó, khách thể, chủ thể, đối tượng
tác động của các tội trên cần được hiểu theo đúng tinh thần được quy định trong các điều
luật tương ứng. Cụ thể, khách thể cần được nhận thức lại là quyền tự do và bất khả xâm
phạm về tình dục của con người nói chung; chủ thể của tội phạm cần được nhận thức theo
đúng quy định “người nào”, tức là chủ thể thường và đối tượng tác động của các tội phạm
này là bất kỳ ai, không phân biệt giới tính.
- Hai là, về dấu hiệu hành vi thuộc mặt khách quan của một số tội xâm phạm tình dục: Khác
với quy định của BLHS hiện hành, trong Dự thảo BLHS sửa đổi đã có sự thay đổi đáng kể
để có thể bảo vệ tốt hơn quyền bất khả xâm phạm về tình dục của nạn nhân là trẻ em. Theo
đó, trong Dự thảo BLHS sửa đổi, các tội xâm phạm tình dục trẻ em như tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi (Điều 142); Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144);
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới
16 tuổi (Điều 145), xét về mặt khách quan, bên cạnh việc quy định hành vi giao cấu, Dự
thảo BLHS sửa đổi đã có quy định bổ sung thêm “hành vi quan hệ tình dục khác”. Do đó,
để phù hợp với các quy định trong Dự thảo BLHS sửa đổi cũng như có thể bảo vệ được
quyền lợi của nạn nhân là trẻ em trong các tội chứa mại dâm (Điều 327), tội môi giới mại
dâm (Điều 328); tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329) thì Pháp lệnh Phịng chống,
mại dâm năm 2003 cần có sự sửa đổi trong quy định về khái niệm “mua dâm” và “bán
dâm”. Bởi trong các điều luật về tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm không định nghĩa
thế nào là “mại dâm”, cũng như trong tội mua dâm người dưới 18 tuổi không định nghĩa thế
22



×